Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cuộc chiến lạ đang nổ ra?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 3/6/2012 06:30

Nhưng hẳn rằng, hầu hết độc giả đều hi vọng cuộc chiến này không trở thành một cuộc thư hùng, đọ "gậy gộc giáo mác".

1. Có vẻ khá bất thường, khi không còn bao xa sẽ đến kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, một cuộc chiến đang nổ ra và hiện chưa hề hạ nhiệt trong nội bộ làng báo. Với tư duy chào mừng thông thường - liệt kê thành tích và tiện thể nhắc đến một vài hạn chế yếu kém còn tồn tại - thì đây được xem như một cách chào mừng xưa nay chưa từng xảy ra.

Để tóm lược một cách đơn giản cuộc chiến, có thể tạm gọi hai bên "lực lượng" là: phe Cải và phe Phê (phán) Cải (lưu ý: tên gọi không mang tính định nghĩa).

Nhìn sơ qua, cũng có thể thấy cuộc chiến này đã được phe Phê Cải chuẩn bị công phu, bài bản với series bài viết cùng "đồng khởi" trên một số "cứ điểm". Điều này thể hiện ở số lượng "cải" hùng hậu và sống động được phe  Phê Cải đưa ra nhằm chứng minh "sự xuống cấp của đạo đức truyền thông, những biến tướng dị dạng của báo chí" mà phe Cải gây ra.

Tuy ở vị trí "phản đòn", phe Cải không hề bị động, mà xung trận hùng dũng nhằm chứng minh phe Phê Cải mới đích thực là cải chính hiệu. "Tử huyệt" mà phe Cải chọn để nhắm vào phe Phê cải là chuyện hoạt động trên "nguồn đóng góp qua thuế của người dân" nhưng lại chật vật trong bán báo và thu hút người đọc.

Một lực lượng ngôn từ - tức vũ khí - rầm rộ được huy động trong cuộc bút chiến. Nào là: xúc phạm, trơ trẽn, thô tục, bôi bẩn, thô thiển, đánh hội đồng, thiếu văn hóa, bịa đặt, rẻ tiền, câu khách, đơm đặt, dựng chuyện, tầm phào, nghiệp dư, tẻ nhạt, vô vị, dốt nát... Bên cạnh đó, không thiếu những hình ảnh ví von vô cùng sinh động, kiểu như: chuông rè, trống thủng, bôi tro, "ươm mầm cỏ dại", "tự ngửa mặt lên trời mà nhổ nước bọt", v.v...

Giới showbiz, vốn thường xuyên phải đối mặt với scandal và khẩu chiến, nhưng lại mang tiếng đầu không kịp dài bằng chân, hẳn phải mang sách vở mà ghi lại toàn bộ "lời vàng ý ngọc" này để còn tung ra lúc cần kíp. Còn về phía độc giả, những người đóng thuế, lắm khi nhai phải sạn của báo chí mà chẳng biết than thở trên phương tiện nào, vì vốn dĩ người "nắm đằng chuôi" chính là các cơ quan ngôn luận, thì đây có thể coi là một dịp "được lời như cởi tấm lòng".

Nhưng hẳn rằng, hầu hết độc giả đều hi vọng cuộc chiến này không trở thành một cuộc thư hùng, đọ "gậy gộc giáo mác". Hi vọng đó là một cuộc đấu tranh xuất phát và hướng tới một cuộc phê và tự phê thực chất, mang tính xây dựng, để ngày kỷ niệm 21/6 là một dịp tốt cho báo chí tự "soi gương", dù hình ảnh trong gương hiện ra có gây choáng váng.

Rất mong, trong lần tự soi gương này, sẽ không chỉ tràn ngập tinh thần nhìn thẳng vào... báo bạn. Cũng rất mong, kết quả nhìn thẳng vào báo mình sẽ không cho ra những kết quả tự phê kiểu như: Chúng tôi có khuyết điểm là quá nhiệt tình đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, hay thiếu sót lớn nhất của chúng tôi là quyết liệt quá mức trong việc theo đuổi sự thật đến cùng...

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/01/17/20120601164207_11.jpg
Ảnh minh họa



2. Trong khi sôi sục với cuộc "lên tiếng" bất thường của chính mình, thì hơn tuần nay giới báo chí cũng sôi sục không kém với sự im lặng "lạ" của một số bộ ngành. Sau những kêu gọi "thông tin", "giải trình", "minh bạch"..., một số tuyên bố chính thức từ các lãnh đạo chịu trách nhiệm cũng đã được truyền đi.

Công luận và báo chí đã thỏa mãn với các tuyên bố đó hay chưa vẫn còn là "hồi sau sẽ rõ". Nhưng chắc chắn, nhiều công dân đóng thuế khó có thể hài lòng khi việc phá vỡ sự im lặng chỉ đến sau rất nhiều sức ép, chứ không phải chủ động kịp thời từ ngay khi sự việc xảy ra.

Xếp đầu bảng trong sự im lặng gây nóng nhất gần đây không thể nằm ngoài chuyện mọi trình tự đều đúng mà bổ nhiệm vẫn chưa đúng người của bộ quản chuyện đường sá, đi đứng của người dân.

Một sự im lặng khác, tuy không gây dậy sóng bằng, nhưng lại liên quan đến sinh tử của con người - chỉ trong hơn 1 tháng, hàng loạt vụ tai biến sản khoa gây ra cái chết của hơn chục sản phụ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo phản ánh, sau mỗi tai biến được báo chí đưa tin, lãnh đạo Bộ Y tế cũng vào cuộc nhưng cũng chỉ ở mức "yêu cầu báo cáo". Rồi sau gần 2 tháng "im lặng", cuối cùng bộ này cũng lên tiếng  khẳng định sẽ xử lý nghiêm minh và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng y tế để trấn an dư luận.

"Chết là hết", câu nói ấy hẳn không thể áp dụng trong các trường hợp ra đi bất thường của các sản phụ và đứa trẻ mà họ hoài thai 9 tháng 10 ngày. Những nỗi tức tưởi, bức xúc, bất an sẽ còn ám ảnh người thân, gia đình họ chừng nào mọi chuyện còn chưa được làm minh bạch, sáng tỏ, và những người chịu trách nhiệm vẫn ung dung. Và nói như một lãnh đạo trong ngành y tế, nếu không mở ra được "bí mật" của cái chết để tìm rõ căn nguyên, thì "tình trạng tai biến sản khoa sẽ cứ thế tái diễn".

Cái chết "tái diễn" kiểu đó đang hoành hành ở những vùng bệnh lạ!

Cũng liên quan đến chuyện chết chưa phải là hết, tuần qua nhiều người lại phải rùng mình trước một "thế giới ngầm" nơi bệnh viện bị phanh phui - chung chi cho nhân viên và cò nhà xác để được đưa thi thể người thân về. Theo đó, người xấu số sẽ rất chật vật trong hành trình về nơi an nghỉ cuối cùng nếu người nhà của họ không chịu chi "đẹp".

3. Chuyện chết là vậy, và chuyện sống càng chẳng dễ dàng. Vì sống trong đời là còn phải đối mặt với nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ. Cứ chẳng hạn như cái việc im lặng và lên tiếng, phê và tự phê. Tất cả đều phải đối mặt, và những người lãnh đạo, cũng như báo chí càng khó có thể đứng ngoài.

Hải Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Còn nhiều "Hồng Hà" bán thân cho đại gia?

Bài đăng trên VnMedia 11h26" , ngày 26/05/2012

(VnMedia) - Mấy ngày qua, vụ việc người mẫu bán dâm bị bắt quả tang “tại trận” khi đang mây mưa cùng với đại gia khiến dư luật xôn xao. Đi tới đâu, từ quán nước cho đến hành lang hội nghị, người ta cũng nghe bàn tán về chuyện này.

Điều khiến dư luận khá “giật mình” là bởi, từ trước đến nay, các vụ mua bán dâm bị bắt thì nhiều vô kể, nhưng hiếm khi người ta công khai để lộ mặt bán dâm. Cùng lắm, nếu có đưa thì cũng chỉ lờ mờ, và tên thì thường viết tắt.

Ai cũng hiểu, làm thế là vì muốn cho họ còn có một đường quay về làm người lương thiện.

Thế nhưng, lần này lại khác. Tên người mẫu bán dâm được đưa ra công khai, kèm theo hình ảnh người đẹp đáng thương đang ngồi tại cơ quan công an rất rõ nét. Ngay lập tức, lý lịch, hình ảnh của người mẫu này tràn ngập trên mặt báo. Chỉ có điều, người ta không hề thấy bên cạnh cô bóng dáng của vị đại gia đã bỏ ra “ngàn đô” để mua vui. Tên tuổi của những vị đại gia khác bị bắt quả tang trong đợt này cũng đang trong vòng bí mật.

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2012/small_455671.jpg
Cô người mẫu đang thương chường mặt ra trên mặt báo,
còn vị đại gia là ai thì vẫn trong vòng bí mật



Người mẫu - đại gia: Ai có tội nhiều hơn?

Nếu đọc kỹ lại những thông tin liên quan đến vụ việc, người ta có thể thấy việc “săn gái đẹp” chính là để phục vụ cho nhu cầu của những người lắm tiền nhiều của. Khi có “đơn đặt hàng”, lúc này các má mì mới xúc tiến lựa chọn “hàng”. Việc những kẻ dắt mối tìm cách lân la đến những câu lạc bộ, những quán bar, vũ trường… để tiếp cận, rủ rê, mồi chài, thậm chí lừa những em gái vào con đường tội lỗi, đều bắt nguồn từ thú vui bệnh hoạn của những kẻ được gọi là “đại gia”.

Không kể những cô gái hư hỏng, đua đòi, sẵn sàng chủ động “mồi khách” để bán thân kiếm tiền, có lẽ, phần lớn những em gái quê chân chất, trong trắng và ngây thơ sẽ không bỗng dưng biến thành “gái”, nếu không có những kẻ sẵn sàng bỏ tiền, hay rất nhiều tiền, để dụ dỗ.

Người ta vẫn nói: Có cầu ắt có cung. Khi tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm bùng phát, từng có đại biểu Quốc hội lên tiếng rằng, cần phạt cả những người dân ăn bẩn, những người sẵn sàng ăn ở vỉa hè, bên cạnh cống thối hay bãi rác. Tất nhiên, đề nghị này sau đó bị dư luận phản bác, bởi người ta cố tình ăn bẩn, người ta đổ bệnh thì đó là lỗi của họ.

Nhưng với những vụ việc đại gia mua dâm thì lại khác. Việc “ăn bẩn” của các đại gia này đã khiến bao cô gái trong trẻo, sạch sẽ, ngoan ngoãn trở thành những món hàng sống. Nó góp phần làm băng hoại đạo đức, làm lệch lạc quan niệm sống của nhiều người trẻ.

Trong dân gian hiện đang truyền tai nhau đủ mọi “ngón” chơi ngông, mọi “chiêu” quái gở để làm hỏng những thiếu nữ của các đại gia. Có chuyện kể rằng, sau một cuộc thi hoa hậu, một vị đại gia đã mời cả một nhóm những cô trong top đầu đến dự tiệc. Ăn xong, ông ta không “làm gì” các cô, thế mà sẵn sàng boa cho mỗi em 50 triệu!

Chẳng phải làm gì, chỉ việc ngồi ăn tiệc để cho đại gia ngắm, thế mà đã được lót tay 50 triệu. Với số tiền lớn như thế, thử hỏi có bao nhiêu cô gái có can đảm để từ chối, khi mà lần đầu bước chân đi thi, có cô còn đi dưới chân đôi dép lê?

Với những lần đầu như thế, con đường dẫn các cô gái trẻ đẹp đi làm gái sẽ rất gần. Người ngoài có thể mắng chửi các cô là những kẻ sa đoạ hám tiền, nhưng có bị đặt vào hoàn cảnh như thế mới biết, để giữ mình trong sạch trong giới các người đẹp ấy khó đến thế nào.

Trở lại những vụ việc trước đây, khi chân dài Yến Vi bị bắt quả tang nằm trong đường dây mua bán dâm, cô đã phải trả giá bằng cả sự nghiệp và danh dự, bị bắt đi trại phục hồi nhân phẩm. Thế nhưng, những kẻ dùng thân xác Yên Vi để mua vui thì phủi tay. Có tiền, họ sẽ có những Yến Vi khác, những Hồng Hà khác. Mà nếu không có sẵn, họ cũng sẽ dùng tiền để tạo ra những Vi Yến, những Hà Hồng…

Theo Điều 22 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm thì: "Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự". Mức phạt hành chính cao nhất cho hành vi này cũng chỉ lên đến 5 triệu đồng.

Như vậy, khi bị phát hiện, khách mua dâm nếu không rơi vào những trường hợp mua dâm người chưa thành niên, hay biết mình bị HIV mà vẫn cố tình lây nhiễm cho người khác… thì chỉ bị xử phạt hành chính (phạt tiền), thông báo về địa phương nơi người đó cư trú, hoặc cơ quan nơi làm việc.

Trong khi đó, tại Điều 23 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định xử lý đối với người bán dâm như sau: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh (trung tâm giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm)...

Tiền mua vui hàng nghìn đô mỗi đêm còn trả được, thì vài triệu tiền nộp phạt có xá gì? Nếu không “chường mặt” các đại gia lên cho công luận chiêm ngưỡng, có lẽ, sẽ chỉ có những cô gái không may mắn bị dư luận ném đá. Còn các vị đại gia kia, họ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tiếp tục dùng tiền để làm băng hoại đạo đức xã hội.

Vậy thì, giữa chân dài và đại gia, ai tội nhiều hơn ai?

Mỹ Hạnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vodanhthi đã viết:
GS.TS Đào Tiến Khoa- Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân:

Sao chép đến tận dấu chấm cho... yên tâm



TT - Là thư ký khoa học hội đồng ngành vật lý của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted, từng tham gia xét duyệt đề tài đăng ký sự tài trợ của quỹ từ Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương, GS.TS Đào Tiến Khoa cho biết:

Lê Đức Thông nói gì?



TT - Ông Lê Đức Thông đồng ý gặp Tuổi Trẻ chiều 1-6 nói rõ thêm về việc các bài báo khoa học bị tạp chí nước ngoài rút vì đạo văn. Ông Thông đề nghị không chụp ảnh và chỉ trao đổi xung quanh các bài báo bị rút.

Ông Thông cho biết:


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=568336
Bài báo trên Tuổi Trẻ ngày 29-5-2012



- Trong thời gian làm việc tại Viện Vật lý TP.HCM, tôi được thầy Nguyễn Mộng Giao hướng dẫn. Năm 2009, bài báo đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí nước ngoài (Europhysics Letter - PV). Đúng là những bài báo này tôi có sử dụng câu văn của những tài liệu khác. Sau khi tạp chí nước ngoài phát hiện, họ đã rút xuống. Sau sự cố này, tôi nghỉ việc tại Viện Vật lý TP.HCM.

* Ông nghĩ thế nào khi các tác giả cho rằng ông tự ý thêm tên của họ vào bài báo của mình?

- Đối với thầy Giao, vì là người hướng dẫn tôi nên tôi phải đưa vào. Đối với vợ tôi, anh Trần Văn Hùng và thầy Hà Huy Bằng đó là những người đã cùng tôi viết chương trình lập trình, mô phỏng bằng máy tính để chạy chương trình phân tích, xử lý số liệu, hiệu chỉnh bài báo nên tôi chỉ nghĩ có công đóng góp của họ nên đưa tên họ vào bài báo.

Quả thật khi đưa tên của họ vào, tôi không xin phép hay thông báo cho họ việc này vì những người này thật sự có đóng góp quan trọng cho bài báo. Và việc đưa tên họ vào bài báo là việc làm đương nhiên. Còn việc thầy Giao nói tôi sử dụng email của thầy để liên lạc là hoàn toàn bịa đặt.

* Trong quá trình gửi các bài báo đăng năm 2010, ông có tham khảo ý kiến hay nhận được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn?

- Thầy Giao không hề có đóng góp gì trong bài báo được đăng năm 2010. Vì áp lực, vì thầy nên tôi phải đưa tên thầy vào bài. Khi được đăng, thầy còn trách tôi sao không đưa tên thầy lên trước. Sau khi báo đăng, thầy Giao còn đề nghị Viện Vật lý TP.HCM làm công văn gửi xin tài trợ cho chương trình nghiên cứu này.

* Qua sự việc này, ông ân hận điều gì nhất?

- Tôi rất ân hận vì mình quá vội vàng và có sơ suất. Tôi rất ân hận việc mình đưa tên những người khác vào bài báo của mình và những bài đó bị rút. Đây là điều đáng tiếc. Đối với thầy Giao, nói là người hướng dẫn nhưng thật ra không hướng dẫn gì cả. Nếu được làm việc trong môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và có người thầy hướng dẫn tận tình, tôi đã không vướng vào chuyện như hôm nay. Khi xảy ra sự cố, vì sự việc liên quan đến nhiều người nên tôi rất khó xử.

* Để làm rõ sự thật, ông có dám đối chất với những người liên quan?

- Vấn đề đối chất không quan trọng, quan trọng là cách hành xử của từng cá nhân, là đồng tác giả với tôi trong những bài báo trên. Việc sai sót của tôi, tôi đã hoàn toàn chịu trách nhiệm và sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi cũng đã và đang chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề trước dư luận, cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Đây cũng là bài học rất lớn và sâu sắc không riêng cho cá nhân tôi mà còn cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam.

ĐÔNG HÀ thực hiện


Hết thuốc chữa!

Lê Đức Thông chỉ là một trong hàng ngàn “đạo văn gia” ở nước ta. Đã có không ít giảng viên, thậm chí giáo sư ở một số trường đại học cũng bị phát hiện đạo văn. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn này đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường.

Suy cho cùng Lê Đức Thông có thể là “nạn nhân” trong một xã hội đang có quá nhiều giả dối và thiếu tự trọng. Chính nền giáo dục đã và sẽ còn tiếp tục sản sinh những “vua“ đạo văn trong tương lai.

Ngay từ tiểu học, giáo viên đã buộc học sinh phải học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài kiểm tra theo đúng khuôn mẫu đó mới được điểm cao. Cách giáo dục này đã bóp chết mọi sáng tạo của học trò và vô tình truyền đạt cho các em học cách lấy cái của người làm cái của mình.

Cách thức giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng như đại học thường theo cách “đọc-chép”. Đến khi thi sinh viên đều phải chọn giải pháp an toàn là viết đúng theo ý thầy để bảo đảm đậu. Ngay cả trong kỳ thi tuyển sinh đại học các môn năng khiếu như vẽ, thí sinh cũng thường tìm giảng viên của chính trường dự định thi luyện vẽ... đúng “gu” để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Không ít lần báo chí phản ánh những “phố luận văn” với hàng chục tiệm photocopy, đánh máy gần trường đại học, cao đẳng luôn tấp nập khách hàng là sinh viên. Tại nơi đây là “kho tàng” luận văn mẫu luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cho những ai cần “tham khảo”. Cũng chính từ đây những cái gọi là bài tập lớn, đồ án, luận văn tốt nghiệp... liên tục được nhân bản bằng cách “xào nấu” thay vì nghiên cứu, sáng tạo.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay hầu hết sinh viên VN, thậm chí cả giảng viên đại học cũng còn mơ hồ về chuyện đạo văn. Nguyên nhân của việc này được nhìn nhận ở tất cả các bậc học hầu như không ai dạy để người học hiểu rõ thế nào là đạo văn, cách trích dẫn thông tin của người khác và cả chuyện tác quyền.

Ngoài ra, có thể nói lòng tự trọng trong giới làm khoa học VN hiện còn quá khiêm tốn. Thực tế ở rất nhiều trường đại học, có những người không hề nghiên cứu nhưng vẫn đứng tên đồng tác giả. Thậm chí có không ít giáo sư thường nhận làm chủ nhiệm đề tài được giao kinh phí nghiên cứu nhưng lại không trực tiếp làm mà giao hết cho học trò mình.

Một thực tế đáng sợ hơn là ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “Vua” đạo văn, ngay lập tức một trang báo mạng về giáo dục liền có bài viết về đề tài này trong đó dẫn nhiều nguồn tin... từ báo Tuổi Trẻ. Bài viết có ký tên tác giả đàng hoàng nhưng không hề có một dòng nêu nguồn tin người viết có được từ đâu. Đọc bài báo đó, TS Cao Huy Thiện - phó viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM - lắc đầu ngao ngán: “Chúng tôi chỉ trả lời với PV Tuổi Trẻ, nhưng tác giả bài báo kia lại viết cứ như đã phỏng vấn chúng tôi. Đọc vào, tôi biết tác giả đã chép ý kiến của chúng tôi trên Tuổi Trẻ, nhưng thể hiện cứ như phỏng vấn trực tiếp. Trang báo mạng của giáo dục mà như thế thì đúng là nạn đạo văn hết thuốc chữa!”.

TRẦN HUỲNH



Nên coi đạo văn là tệ nạn xã hội

C.G. Fewston (giáo viên, người Mỹ)

Sống ở VN hơn ba năm và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở TP.HCM, tôi đã chứng kiến nhiều bài báo cáo được hoàn thành bằng cách copy - paste (sao chép).

Trong những lớp tôi dạy, có một số sinh viên tuy đăng ký học nhưng không bao giờ xuất hiện. Một lần vào cuối khóa, có một chàng trai đến nộp bài báo cáo cho một cô sinh viên mà tôi chỉ thấy trong danh sách chứ chưa bao giờ gặp mặt. Tôi nhanh chóng phát hiện bài viết của cô có nhiều đoạn sao chép từ Internet. Điều này chứng tỏ sự không tôn trọng đối với giáo viên đứng lớp và tác giả của bài viết gốc.

Tôi quyết định gặp trực tiếp sinh viên đó. Bất ngờ và hổ thẹn, cô bẽn lẽn đưa mắt nhìn những đoạn văn được sao chép được tôi chủ ý tô đậm trong bài báo cáo của cô và văn bản gốc trên mạng. Tuy nhiên, cô không thừa nhận mình đã cắt dán mà nói rằng chồng cô đã... viết giúp báo cáo đó. Đây là trường hợp đạo văn hèn hạ nhất mà tôi từng chứng kiến!

Tôi bảo cô sinh viên đừng trở lại lớp cho đến khi cô có thể tự hoàn thành bài một mình, nên học cách nghiên cứu và viết một cách chuyên nghiệp. Cô đã không bao giờ trở lại.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và dễ tiếp cận của Internet, người ta càng dễ dàng tìm kiếm tài liệu để lắp ghép vào bài viết của mình. Nhiều người không phân biệt phải trái và cũng chẳng quan tâm đến đạo đức nghiên cứu.

Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên đổ lỗi hết cho sinh viên trong nạn đạo văn. Những người thầy, người cô trực tiếp đứng lớp cần có trách nhiệm không chỉ kiểm tra việc copy-paste của sinh viên mà cũng nên giáo dục về đạo đức, sự liêm chính khi bắt tay viết một bài luận. Đây là điều tôi thấy các trường đại học VN còn chưa nhấn mạnh và làm sát sao.

Tôi đọc báo thấy có trường hợp sinh viên trong lớp nộp bài báo cáo thực tập cuối khóa giống nhau như đúc và cùng sai một lỗi nhưng giáo viên chấm bài lại làm ngơ. Họ được trả lương để đọc và đánh giá báo cáo của sinh viên, sao lại dễ dàng bỏ qua những bài viết được sao chép giống nhau đến từng dấu chấm, phẩy? Liệu họ có làm đúng vai trò và trách nhiệm của một giáo viên?

Nếu cứ dung túng cho nạn đạo văn ngay từ trong trường học thì sau này sẽ để lại những hậu quả nặng nề trong xã hội. Trong những sinh viên khi tốt nghiệp, có vài người học cao lên thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia những công trình nghiên cứu khoa học. Một số làm việc cho các công ty đòi hỏi báo cáo, phân tích hằng tháng. Sau khi sống sót bằng những bài đạo văn thời cử nhân, liệu họ có lặp lại thói quen cũ?

Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã quan tâm và kiên quyết dẹp bỏ nạn đạo văn trong môi trường học đường và chuyên nghiệp. Tôi nghĩ ở VN nạn đạo văn nên được liệt kê là một dạng tệ nạn xã hội. Hành vi thiếu đạo đức này phá hoại những công trình nghiên cứu chân chính được đầu tư bằng thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều học giả. Nó trải thảm cho sự chây lười hơn là động viên tính chuyên nghiệp và trung thực trong xã hội.


PHƯƠNG THÙY ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/gsggg.jpg

Nguồn 1:
http://haiduongcity.jaovat.com/chuyen-thi-sy-iid-82745524

http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/shdrhyer111.jpg


Nguồn 2:
http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=yf-cMZO-zc-Pf21kck9Q1A&Page=7
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tư duy: Phao

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (05/06/2012)

Hơn tuần trước, đứa cháu tôi tổng kết chương trình năm học. Mặc dù được học sinh giỏi, lên lớp nhưng cu cậu tỏ ra ấm ức lắm. Nguyên nhân chỉ vì cậu xếp thứ gần cuối trong số các học sinh giỏi, không được ở danh sách khen tiêu biểu.

Hỏi kỹ ra, được biết, trong năm, cu cậu thường đem cô bạn ngồi cạnh ra chê với bố mẹ. Rằng "bạn ấy học dốt lắm”. Vậy mà... khi tổng kết lại được khen tiêu biểu. Và khi bố mẹ "vặn”, rằng sao bảo bạn ấy "học dốt” mà lại đứng gần nhất lớp, toàn điểm cao thế? Cu cậu mới tức khí "bật” ra: vì bạn ấy luôn mở vở ra chép, có khi còn chép ở tờ giấy con con... Cô giáo có lần ngồi cạnh mà bạn ấy vẫn chép như thường.

Ôi! Cái kiểu quay cóp, "làm phao” này ai dè đã có ngay ở cấp tiểu học. Hỏi ở lớp có nhiều bạn mở sách, làm "phao” không, cậu học sinh mới chưa đầy 10 tuổi này nói thẳng: Có mà đầy. Sự thật làm ai có chút trách nhiệm không khỏi không suy nghĩ.

Trách nào, mỗi kỳ thi, như kỳ thi THPT này, sau mỗi tiết thi, nhiều nơi, nhiều chỗ, phòng thi trắng xóa những…phao. Chuyện quay cóp đã thành chuyện… thường ngày ở huyện. Thậm chí có năm, có nơi, học sinh, phụ huynh chung chi bồi dưỡng cho giám thị để tạo điều kiện cho "quay”…Chả kể những kỳ thi phổ thông, nghe đâu, nhiều những kỳ thi của cán bộ cao cấp cũng vẫn lắm "phao”. Phao càng nhiều khi với những đề thi...mà chỉ có viết mỏi tay, hết giờ mới hết nội dung bài.

Hậu quả cuối cùng, xã hội đã tạo nên một lớp người không thực chất. Cái thật và người trung thực luôn bị đứng sau cái giả, hay kẻ cơ hội, dối trá. Tiêu cực, tham nhũng, hại dân, hại nước bắt nguồn từ đây.

Thóc Mách
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đến luận án tiến sĩ còn sao chép,thì nói gì các bậc học ở dưới. Trẻ em không học người lớn thì biết học ai ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Cách đây mấy chục năm, thằng em tôi còn bé lắm mới học lớp môt, lớp hai, theo mẹ tôi đi học chính trị của Đảng. Hôm ấy làm bài kiểm tra. Nó về cứ thắc mắc mãi sao mấy chú đảng viên mà cũng quay cóp. Mấy ngày sau nó vẫn còn ngạc nhiên và buồn cười.    Vì cứ tưởng chỉ có lũ trẻ con như tụi nó mới làm thế. Hi hi...
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/phao1111.jpg
http://i1075.photobucket.com/albums/w422/haiyp/phaothi.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Thói dối trá đã vào đề thi:
http://vnexpress.net/File...b/bd/7a/4d/De_thi_Van.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

//" alt="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/7a/4d/De_thi_Van.jpg//" loading="lazy" />
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] ... ›Trang sau »Trang cuối