Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhà văn Lê Lựu... (Tiếp theo và hết)

Ba tháng trời Sài Gòn ở nhà tôi với Lê Lựu đêm nào cũng  quá ngắn, chưa đọc hết sách đã sáng banh cả mắt, rì rầm như hai con khỉ đi ăn trộm ấy. Đọc đến đoạn nào thích chí, Lê Lựu tàn nhẫn bấm tôi dậy để rì rầm đọc ri rỉ như dế cho nghe, đến độ làm bác Nguyễn Khải thức theo bảo : chúng mày tí tửng như gái ngồi phải cọc, mấy cuốn đó tao đọc rồi, hồi trước năm 1945, mà đọc bản Pháp văn. Tội nghiệp các em, có học mà như mù chữ. Thì cũng tại thế hệ chống Pháp các bố dạy chúng tôi chứ ai. Cứ để Tây đấy, đánh nó làm chó gì, để nó dạy chúng tôi như nó đã dạy các bố, thì hôm nay sao chúng tôi lại thành những kẻ có học mù chữ được ? Cứ cái màn nghĩ trộm, nói trộm, đọc trộm thế này có khi nguy…May mà gần ba tháng, hai bác nhà văn về Hà Nội, chứ cứ đêm nào cũng rầm rầm rì rì như dế trốn chui trốn nhủi thế này có khi ốm chết quách rồi, còn đâu nữa mà ngồi kể chuyện cũ. Sau này, chết rồi Nguyễn Khải mới dám tung tiểu luận “ Nghĩ Muộn” ra, coi như một lời sám hối muộn màng; còn hơn các anh ngậm miệng ăn giải thưởng đang cười nói sờ sờ ra mà quả thực, tâm hồn, nhân cách đã chết từ thời tám hoánh.
Lê Lựu không hề quê mùa chút nào.Ông rất tỉnh thành là đằng khác. Minh chứng là một mình ông đã xây dựng nên một công ty làm ăn rất phát đạt : “ Trung tâm văn hóa doanh nhân” từ năm 2002 đến nay. Bây giờ, chân Lê Lựu đi đứng đã không còn vững, có khi phải nhờ người dìu dắt, vậy mà trung tâm này của ông vẫn làm ăn tốt, hỏi một người quê mùa, thậm chí ngô nghê như nhiều bài báo đã viết, liệu có đủ tầm vóc, trí thức, uy tín, trình độ làm giám đốc công ty “văn hóa doanh nhân” này hay không ?
Trời cho Lê Lựu một trí thông minh hiếm có. Ông có thể đọc thuộc một chương tiểu thuyết của mình ngay trước mặt anh. Này, chú mày cầm cuốn “Thời xa vắng” lên, lật bất cứ trang nào, bảo tớ đọc thuộc lòng cho mà dò, không sai một dấu chấm phảy. Ông nhớ vanh vách các danh tác quốc tế và trong nước đã đọc, kể cả những cuốn dày như tủ lạnh của L. Tolstoy và F. Dostoyevski…
Lê Lựu hình như có máu trạng trong khoa ăn nói. Ông huyên thuyên chuyện con cà con kê, tán dóc lênh láng cả những hội trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người dự thính mà thiên hạ vẫn há hốc mồm ra nghe như nghe cha cố giảng đạo. Hồi hưởng vinh quang sau tiểu thuyết lớn “Thời xa vắng”, Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên được  trung tâm William Joiner của ông Kevin Bowen mời sang thăm nước Mỹ. Sau ( hình như sáu tháng) chu du bên Mỹ, về nước Lê Lựu được hàng trăm cơ quan mời nói chuyện xem nước Mỹ nó đầu ngô mình sở ra sao, nó kinh khủng mức nào, nó giàu sang hợm hĩnh ra sao, nó giãy chết rung chuyển thế giới thế nào ? Người ta đi nghe lũ lượt, khen nước Mỹ thì ít mà khen Lê Lựu nói hay thì nhiều. Khiếp, làm như nước Mỹ nó không nằm trên bản đồ thế giới mà nó nằm trong bụng Lê Lựu vậy. Khiếp, làm như không phải Kha Luân bố đã phát hiện ra châu Mỹ, nước Mỹ mà chính là anh nhà văn quê ở huyện ta, huyện Khoái Châu ta ( oai oái như phủ Khoái xin cơm) đã phát hiện ra châu Mỹ và nước Mỹ vậy. Lê Lựu nói chuyện về Mỹ hay tới mức mà người ta đã kinh doanh ông, thu âm bài nói dài hàng hai ba tiếng đồng hồ của ông về nước Mỹ để bán đắt như tôm tươi. Người viết bài này đã nghe băng thu âm buổi nói chuyện về Mỹ của Lê Lựu và rất tiếc cho các vị làm công tác tổ chức đã bỏ lỡ một cơ hội bằng kim cương là không mời nhà thuyết khách Lê Lựu làm bộ trưởng bộ ngoại giao.
Lê Lựu ca ngợi Mỹ tới mây xanh mà vẫn rất chính trị, mà vẫn không mất lòng đảng ta. Ông cũng nói xấu Mỹ tới tận cùng địa ngục mà Mỹ vẫn qúy hóa ông như giời, thế mới lạ. Ông chửi Mỹ rằng nước nó thế nào cũng loạn vì không có ban tổ chức trung ương, vì nó đa đảng nên bất cứ thằng dân nào cũng có thể lên báo chửi tổng thống, không còn quân tị quân nhậm gì, cá mè một lứa, dân cũng như quan, quan cũng như dân, ấm a ấm ớ, chẳng còn tôn ti trật tự gì cả. Ông chê nước Mỹ nó sạch như lau đến ruồi muỗi cũng nghỉ chơi mà bỏ đi. Sạch quá mức là mất vệ sinh nhất; vì trẻ em bị vô trùng từ lúc sinh ra nên nó dễ bị vi trùng tấn công. Nước với chả non, đi bất cứ chỗ nào cũng có rét -rum ( restroom), phí đất vô lối, sao không để đất mà xây trường học bệnh viện như ta, lại coi trọng nơi xin lỗi đi ỉa đến nhường ấy, đúng là Mỹ mới có ( vỗ tay)….Nước Liên Xô thiên đàng xã hội chủ nghĩa anh em ta, sang đó tôi tưởng là Mỹ mà sang Mỹ tôi tưởng đấy là Liên Xô. Ở Liên Xô người ta dùng đất để xây trường đảng, để xây trường học, để xây quảng trường cho quần chúng đến sung sướng vỗ tay, chứ có nhiều chỗ đi toilet phí phạm như bên Mỹ đâu. Lại vỗ tay… Người viết bài này đã mấy lần tí chết khi đi giữa đường phố Matxcova, mắc…quá tưởng đứt thở mà đi mãi không tìm ra nơi trút bầu tâm sự…Người viết bài này cũng từng đến một số thành phố Mỹ. Đúng như Lê Lựu nói, đi mấy bước lại thấy restroom, không mắc… cũng vào ngó qua xem nó sạch cỡ nào…mất hết cả thì giờ vàng ngọc.
Khoa nói của Lê Lựu còn phát huy tới tận mũi Cà Mau, tận địa đầu Móng Cái khi ông kết hợp với ông trạng thần đồng thần sắt Trần Đăng Khoa đăng đàn khắp nơi. Hai ông này đã biến nghề nói chuyện văn chương thành khả năng hốt bạc vô tiền khoáng hậu.
Một người quá thông minh, quá sắc sảo, đầy tài năng văn chương, nói năng như có bùa ngải như Lê Lựu tưởng giời đã cho hết mọi thứ. Hình như xưa nay, các nhà văn có tác phẩm để đời, mấy ai có số phận trơn tru, có gia cảnh ngon lành viên mãn trừ Goethe và Tagore ?
Gần đây, giới truyền thông trong nước đua nhau phỏng vấn Lê Lựu, cốt khai thác bi kịch cá nhân của đời tư nhà văn để câu khách mà ít chú ý đến khía cạnh quan trọng nhất của ông là văn học, lại quảng cáo rùm beng cho “ Trung tâm văn hóa doanh nhân” của ông quá mức. Lê Lựu dù làm kinh tế doanh nhân, đã rất thị thành, dẻo miệng ( “ Khi lưỡi ta không còn đắng chất thị thành”- Chế Lan Viên) nhưng tính vốn thật thà, báo nào hỏi ông chuyện bi kịch đời tư là ông kể tuốt tuồn tuột. Làm như cứ kể hết xót xa trong người sẽ hết xót xa, kể hết nỗi cô đơn kiếp người của mình ra sẽ hết cô đơn vậy ?
Năm 1986, nhờ cú “cởi trói cho văn nghệ sĩ trí thức” của ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Lựu mới in được tiểu thuyết để đời của ông là “ Thời xa vắng”. Ông đã viết tác phẩm lớn này trước “mùa cởi trói” hai năm nhưng không in được. Tôi đã đọc một mạch suốt đêm tác phẩm lừng danh này của Lê Lựu trong sự hào sảng hiếm có. Tôi gọi điện thoại động viên ông, ông bảo : “ đánh đổi cả cuộc đời để lấy một cục gạch bằng giấy đó ông ơi”.
Giang Minh Sài nhân vật chính của “Thời xa vắng” vừa là hình ảnh của tác giả vừa là nhân vật hư cấu. Nó có tầm cỡ biễu đạt đa chiều, nhiều tầng nhiều vỉa, thực đấy mà hư đấy, bi đấy mà hài đấy, thông minh một cách ngớ ngẩn đấy và đạo đức tào lao chi khươn đấy. Giang Minh Sài “một nhân vật thời đại”, có một chút  phẩm tiết của Chú AQ Lỗ Tấn một tí, Chí Phèo Nam Cao một tí, Xuân Tóc Đỏ Vũ Trọng Phụng một tí, Don Quixote Servantes một tí…nhưng lại rất Lê Lựu. Giang Minh Sài bị sống chứ không phải được sống, bị yêu chứ không phải được yêu, bị sướng chứ không phải được sướng, bị khổ bị cô đơn chứ không phải được khổ được cô đơn. Giang Minh Sài như không phải là một cá nhân mà là một tập thể thu nhỏ thành một cá nhân trá hình. Anh ta bị tập thể hóa cả giấc mơ, bị chi đoàn, chi bộ, đơn vị, công đoàn, cơ quan… chi phối cả mọi bản năng sống; làm như sự tiêu hóa của dạ dày Giang Minh Sài cũng là do tập thể tiêu hóa, bộ phận bài tiết của anh cũng là của tập thể bài tiết, trái tim co bóp của anh cũng là trái tim tập thể co bóp, “con chim” của anh dùng để lấy vợ sinh con cũng là “con chim” của tập thể. Với “con chim” tập thể này anh đã hai lần lấy vợ nhưng đều thất bại thảm hại.
Người vợ đầu của Giang Minh Sài là cô Tuyết nhà quê với cuộc tảo hôn khốn khổ : lấy vợ vì gia đình dòng họ, cũng là lấy vợ cho tập thể chứ có được lấy vợ cho riêng mình đâu ? Người vợ thứ hai của anh Sài là cô Châu thị thành điệu nghệ…lấy cốt để khoe mẽ với thiên hạ rằng gái thị thành cỡ nào Sài ta cũng tán được, cốt để xóa mặc cảm nhà quê vốn dĩ. Nhưng sống với nhau rồi, Châu mới phát hiện ra anh chàng Sài không phải là một cá nhân thuần túy. Linh hồn chồng mình đã bị tập thể hóa, trái tim anh là một khu tập thể thu nhỏ. Anh không phải là một căn phòng riêng tư, mà là một hội trường hội họp, một ví dụ về con người hơn là con người, một ví dụ về “con chim” hơn là một “con chim” biết cách chiều chuộng đàn bà. Thế là để trả thù cái tập thể giả dạng cá nhân có tên là Giang Minh Sài, Châu tìm mọi cách hành hạ Sài cho bõ ghét.
Trong một xã hội bị tập thể hóa đến cả ruồi muỗi cũng phải vào hợp tác xã, ai cho Giang Minh Sài làm một “con người chung chung”, làm một cá nhân thuần túy ? Khát vọng được làm con người lương thiện của anh Chí Phèo xưa hầu như vẫn còn là khát vọng của anh nhà quê lên tỉnh Giang Minh Sài trong thời đại thiên đường xã hội chủ nghĩa ?
Khát vọng tự do, khát vọng được làm một con người đúng nghĩa của nó, được làm chính mình chứ không phải kẻ khác trá hình mang tên mình là thông điệp Lê Lựu gửi chúng ta thông qua nhân vật Giang Minh Sài. Chừng như Lê Lựu đã bán linh hồn cho Giang Minh Sài để đổi lấy nỗi buồn mênh mông trần thế ? “Thời xa vắng” làm Giang Minh Sài bất tử đã cướp hết hồn vía tác giả, khiến Lê Lựu thành bơ vơ chăng ?
Sau khi “ Thời xa vắng” xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, kẻ viết bài này đã hỏi chuyện hai đàn anh là nhà văn Nguyễn Khải và nhà văn Nguyễn Minh Châu. Cả hai ông anh này đều là người thực tài nên có sự liên tài, nghĩa là không bao giờ đố kị tài năng của người khác, nhất là những tài năng của thế hệ sau mình. Hai ông đều khen ngợi “ Thời xa vắng” của Lê Lựu hết lời, khẳng định tác phẩm này chính là cột mốc cho cuộc đổi mới văn chương Việt Nam. Anh Khải bảo tôi : “ Hảo này, cái thằng Lựu nó cứ tẩm ngẩm tầm ngầm mà kinh. Nó giấu anh, không hề khoe cuốn này, đến khi in xong mới đem tặng. Các tiểu thuyết của anh là tiểu thuyết thời vụ, qua thời này là vất vào sọt rác. “Thời xa vắng” của Lựu là tác phẩm để đời. Lựu đã vượt lên thứ văn chương minh họa của Khải và Châu, cả Ngọc nữa…Nó là nhà văn số một của thế hệ các ông em tức lứa chống Mỹ của Hảo đấy…”
Lê Lựu đã bán linh hồn cho các tiểu thuyết lớn của đời ông : “ Thời xa vắng”, “Chuyện làng cuội”, “ Sóng ở đáy sông”…để chúng sống mãi với nền văn học dân tộc như các tiểu thuyết gia hàng đầu tiền bối : Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng…hằng sống. Lê Lựu bán linh hồn cho Giang Minh Sài không phải để lấy tiền, mà để lấy nỗi cô đơn kiếp người đeo đẳng ông như số phận. Ông từng bị ma nhập một đời để lên đồng với chữ nghĩa, hạnh phúc với bút mực, ăn nằm với giấy trắng. Lúc tuổi xế chiều ông vẫn phải sống một mình một bóng để tu trọn kiếp trong ngôi chùa có tên là văn chương.,.

Sài Gòn ngày 18-04-2012
Trần Mạnh Hảo
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Nguyên lãnh đạo Bộ GTVT lên tiếng về phát ngôn của Bộ trưởng Thăng

Mới đây, khi trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có một phát ngôn gây tranh cãi khi cho rằng đóng phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng là sự thể hiện của lòng yêu nước. Ý kiến này ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Không thể nói nộp phí là yêu nước



TT - Sau hai cuộc họp báo tập trung vào đề xuất thu phí của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một số đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng tuy rất nhiệt tình nhưng đang có sự nhầm lẫn.

PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội):

Rõ ràng phí chồng lên phí
Đúng là Quốc hội đã ra nghị quyết đồng ý với các nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, trong đó có tính đến việc thu phí lưu hành đường bộ. Tôi thấy rằng vừa qua thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết và tới đây sẽ thu phí sử dụng đường bộ để lập quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định của Luật đường bộ. Đây là loại phí thu trên đầu phương tiện, bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã giải thích mục đích của phí này là để duy tu, bảo trì, nâng cấp hệ thống đường bộ, cho xe cộ lưu hành tốt hơn.

Trả lời báo chí về mục đích của phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói là nhằm nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để xe đi lại được thuận tiện hơn. Như vậy, xét về mục đích và tính chất thì cả hai loại phí trên đều là phí lưu hành phương tiện, nếu thu cùng lúc hai loại phí này tức là “phí chồng lên phí” chứ còn gì nữa. Cách giải thích rằng không có chuyện phí chồng phí là nhầm lẫn.

Ôtô hay xe máy cũng đều là phương tiện để người dân lưu hành, để làm việc, mưu sinh. Như vậy, anh đề xuất thu phí với mức cao như thế mà cứ nói rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận là không đúng. Ngay cái tên phí cũng cho thấy chỉ là giải pháp tình thế, đã là tình thế thì không giải quyết được căn bản. Giải pháp căn bản là quy hoạch tổng thể, hạ tầng và phương tiện công cộng phát triển đồng bộ. Nhưng trong điều kiện thế này, phương tiện công cộng khả dĩ nhất là xe buýt lại quá tải, còn tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có, vậy người dân đi bằng phương tiện gì nếu không sử dụng xe cá nhân?


Nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai):

Nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”
Trước hết, tôi ủng hộ tinh thần xông pha của ông Đinh La Thăng vì ông ấy phải gánh một nhiệm vụ nặng nề mà nhiều đại biểu Quốc hội nói là đã đến tình trạng khẩn cấp. Nhưng tôi muốn nói rằng một khi đã đi vào những giải pháp cụ thể mang tính pháp lý thì cần phải có sự chính xác và tính thuyết phục cao.

Từ đề xuất thu của Bộ GTVT, tôi thấy rằng họ đang có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm “thuế”, “phí” và “phạt”. Khái niệm phí đã được nêu trong pháp lệnh phí và lệ phí rất rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác... Nghĩa là tôi sử dụng dịch vụ nào, tôi trả tiền cho dịch vụ ấy và nó có định lượng, nghĩa là tôi đi xe nhiều thì trả nhiều, đi ít thì trả ít.

Chẳng hạn, tôi có mấy chiếc xe hơi và đây là quyền tài sản của tôi, nhưng mỗi ngày ra đường tôi chỉ đi một xe, anh không thể thu phí cả mấy chiếc xe đó được. Càng không thể gọi nộp phí là yêu nước. Phí là một thứ tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ, có gì mà gọi là yêu nước. Gọi nộp thuế là yêu nước mới đúng.

Tôi mua một chiếc xe, sau khi nộp các loại thuế đã gấp hơn hai lần một chiếc xe tương tự ở Mỹ, như vậy tôi đã đóng góp các khoản thuế để xây dựng đất nước rồi. Nếu mục tiêu là để hạn chế phương tiện cá nhân, việc đánh thuế cao là thực hiện mục tiêu này rồi. Bây giờ không thể gọi cái khoản thu hạn chế phương tiện như vậy là phí được.

Một điều nữa, anh đưa ra mức phí ngất ngưởng như vậy, trong khi mặt bằng thu nhập xã hội thế nào? Anh gọi tên phí là hạn chế phương tiện cá nhân thế sao anh không đề xuất thu đối tượng xe công? Nếu anh khẳng định cần phải hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, đồng thời anh dám khẳng định phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu, anh vẫn phải đánh thuế vào xe công để khuyến khích các quan chức nhà nước phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ?

Tôi cho rằng tình hình cấp bách nhưng phải thận trọng khi đưa ra giải pháp, đừng nghĩ cái khoản thu của 600.000 người có xe mà anh gọi là giàu hơn người nghèo là ít tác động đến xã hội, đó là chưa nói đến việc anh thu cả người có xe máy.

(Báo Tuổi Trẻ TPHCM lược ghi)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghề... ăn cắp sách



Có mấy dạng ăn cắp: Loại “túng làm liều”, loại chuyên nghiệp. Dạng “túng” do thiếu tiền hoặc nghiện ngập hoặc thấy quyển sách mình thích mà sinh lòng tham... thì cứ “mắt trước mắt sau” nhét sách vào áo, vào quần...

Bạn đọc có thể đã từng chứng kiến kẻ ăn cắp bị bắt khi lấy một chiếc xe đạp, một chiếc điện thoại hay một chiếc ví, con chó, con gà..., mọi người chen vào mạt sát, cho vài cái bạt tai, đôi khi đánh “hội đồng” cho ngắc ngoải rồi đưa lên công an, nhẹ thì cảnh cáo viết cam đoan, nặng thì cho đi cải tạo.

Nhưng khi kẻ khác cũng ăn cắp và ăn cắp những cuốn sách có giá trị kinh tế bằng hoặc lớn gấp nhiều lần thì người ta lại đối xử có phần nhân từ, bao dung... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủ đoạn này, rồi tới một vài địa điểm, nơi mà những kẻ ăn cắp sách đã đến và có thể... sẽ phải đến.

Những hiệu sách nhiều kiểu… chọn(?!)
H và S - những “cựu binh” ăn cắp sách lừng danh một thời, đến mức nhiều nhà sách, đồn công an quen mặt - líu ríu kể với chúng tôi: “Ăn cắp sách, bọn em gọi là “bộ đội” sách, thì phải chọn những hiệu sách lớn, càng to càng tốt, cho dễ “lọt”. Chứ hiệu sách nhỏ, ít lựa chọn, khó xoay xở, mà nhân viên họ “lườm” rát lắm. Rủi có bị “túm” thì cũng chẳng ngại, cứ “diễn” vai sinh viên, học sinh nghèo “đói” sách, “thèm” sách, túng làm liều, lấy mang về đọc, nghiên cứu, nhất quyết không khai “yếu tố thương mại”, thì anh bảo ai đang tâm mà đánh đập, trừng trị. “Đen đủi” cũng chỉ vác mặt ra công an phường. Không bị giữ qua đêm, chuyển lên công an quận đâu mà sợ!”(?!).

Vòng qua các hiệu sách lớn ở Hà Nội, có thể dễ dàng nhận ra hầu hết các hiệu sách đều bày bán như siêu thị, khách hàng tự lựa chọn hàng, nhưng đều không được trang bị camera chống trộm. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng mất trộm các hiệu sách đều có nơi gửi đồ cho khách hàng và tất nhiên có cả các nhân viên an ninh, bảo vệ nữa.

Lực lượng này chủ yếu chống ăn cắp xe và đồ, còn với sách thì là kiểu “phòng người ngay...” nảy sinh lòng tham(?!). Các chị bán sách thì mặc áo dài, ngồi hoặc đứng cạnh bên những chiếc ghế cao ngất ngưởng để “trìu mến” theo dõi khách hàng(!). Theo ghi nhận của chúng tôi, tại hiệu sách Tràng Tiền lượng khách hàng tới đây khá lớn, vì vậy tình trạng mất trộm tại đây là điều không thể tránh khỏi. Sách là... hàng hoá mà!

Chị Kim Oanh - nhân viên bán hàng ở đây - cho hay: “Trường hợp những khách hàng ăn cắp sách cũng hay xảy ra. Có mấy dạng ăn cắp: Loại “túng làm liều”, loại chuyên nghiệp. Dạng “túng” do thiếu tiền hoặc nghiện ngập hoặc thấy quyển sách mình thích mà sinh lòng tham... thì cứ “mắt trước mắt sau” nhét sách vào áo, vào quần. Loại này dễ phát hiện. Dạng chuyên nghiệp thì ranh ma hơn nhiều. Họ thường đi hai người. Một người có nhiệm vụ “hỏi han” nhằm làm nhân viên mất tập trung, hoặc đứng để che khuất tầm nhìn của nhân viên bán hàng và có nhiệm vụ “cản” khi nhóm bị phát hiện, người kia thường đeo kính, mặc áo hơi rộng và có nhiệm vụ lấy sách. Những cuốn họ lấy thường không quá dày và có giá trị hàng trăm nghìn đồng, thậm chí hàng triệu đồng”.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc liệu có vị khách nước ngoài nào cố tình “cầm nhầm” sách không, chị cho biết: “Khách nước ngoài họ không lấy mà họ thường đề nghị đổi sách cũ, những cuốn mà họ đã đọc rồi lấy những cuốn mới thôi. Chúng tôi chưa bắt được vụ nào họ ăn cắp sách”.

Chợt nghĩ, nếu hiệu sách mà không đồng ý thì sao nhỉ? Anh Lê Văn Ân - nhân viên an ninh - chia sẻ: “Tôi làm việc ở đây hơn 2 năm nên cũng đã gặp nhiều vụ ăn cắp. Thôi thì đủ loại người, từ già đến trẻ đều đã gặp, nam - nữ đều có cả. Nếu người lớn thì mình nhắc nhở, cảnh cáo và yêu cầu thanh toán gấp 2-3 lần giá bìa của mỗi cuốn. Trẻ con thì răn đe rồi báo cho gia đình đến làm cam kết. Tôi nhớ có một anh nghiện hôm trước đến lấy sách găm quanh bụng phải đến 5-6 quyển, mấy hôm sau lại đến lấy, cứ liên tục như vậy tới mức chúng tôi phải xin: “Thôi, mày đi chỗ khác kiếm ăn cho bọn anh nhờ”.

Chúng tôi có thắc mắc, sao mình không đi báo công an phường nhờ pháp luật xử lý, anh trả lời: “Trước đây thì có báo đấy, nhưng gần đây giám đốc bảo thôi, ra đấy thì lại phải cử người, cử nhân viên ngồi khai, mất thời gian cả buổi viết đơn trình báo rườm rà tốn thủ tục, mất thời gian lắm”.

Tại hiệu sách Nguyễn Văn Cừ, nơi có bán cả những mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt nên lượng khách tới đây mua sắm cũng khá đông. Một nhân viên bán hàng ở đây cho hay: “Đôi khi bọn em cũng gặp những người ăn cắp sách. Thường thì họ lấy những cuốn đang nổi tiếng, dễ bán và nhỏ gọn. Mùa đông họ mặc nhiều áo nên cũng dễ lấy và lấy được nhiều hơn mùa hè”. Chúng tôi hỏi thêm, vậy lượng sách mất chính xác có nắm được không, nhân viên này tiết lộ: “Việc thiếu sách mỗi khi kiểm kê cũng do nhiều nguyên nhân nên cũng không thể nói thiếu sách chỉ vì lý do ăn cắp được, anh ạ”.

Anh Nguyễn Đăng Hưng - nhân viên bảo vệ tại đây - thì cho biết: “Các loại sách chúng tôi thu giữ được do ăn cắp bị bắt thường có giá từ 100.000 - 500.000 đồng, đôi khi hàng triệu đồng. Nếu lớn hơn 500.000 đồng thì chúng tôi sẽ đưa ra phường để giải quyết. Những trường hợp lấy cắp sách chúng tôi sẽ yêu cầu mua những quyển đã lấy để răn đe thôi chứ cũng không làm mạnh tay hơn”.

Vậy là có thể nhận thấy với một cuốn sách có giá trị khoảng vài ba trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng, những kẻ ăn cắp hoàn toàn không sợ bị sứt đầu mẻ trán; lại được “làm việc” ở những nơi hầu hết có máy lạnh, nhân viên phục vụ tận tình. Hẳn đây là một cái “nghề” an toàn và nhàn hạ(!?).

Những cuốn sách ăn cắp, “giờ này “em” ở đâu”?
Có thể mang sách ăn cắp để lại hay bán cho người quen biết, người có nhu cầu. Những cuốn sách ăn cắp đa phần - nhất là với “dân” ăn cắp sách chuyên nghiệp - được tiêu thụ tại các nhà sách tư nhân, hiệu sách cũ một cách rất dễ dàng, theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”(!). Ăn cắp ở khu vực quanh Bờ Hồ, đi vài bước là có thể “đẩy” ngay “hàng” cho các nhà sách dọc phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí. Vài bước chân nữa, có mặt tại đầu phố Bà Triệu, xung quanh khu vực hiệu sách Habook, chúng tôi nhận thấy lượng sách giao dịch tại đây rất lớn.

Trong vai người đi bán sách, chúng tôi được cô Thuỷ - chủ một hiệu sách ở đây - cho biết: “Có bao nhiêu cô cũng mua, miễn là sách còn đọc được, mới thì tốt quá, giá cả thoả thuận”. Sau một hồi mặc cả, cô đồng ý lấy với giá bằng 60% giá bìa. Còn sách quý, hiếm thì sẽ do thoả thuận và số tiền trả cho mỗi cuốn sẽ là hàng triệu đồng, như cuốn “Lịch sử 30 năm chiến tranh VN” của tác giả nước ngoài, cuốn sách ảnh Hà Nội, giá bìa: 700.000 đồng; cuốn “Chị em nhà Bronte”, tiếng Anh, giá bìa: 250.000 đồng; cuốn “Sculpture today” của nhà Phaidon, giá bìa: 75 bảng Anh, 79,5 đôla Canada, 2,250 triệu đồng; cuốn “Dictionnary of contemporary English” của nhà Longman, giá bìa: 630.000 đồng... Đặc biệt có “Atlas điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận”, giá tới 5 triệu đồng.

Tại một hiệu sách cũ khác, qua trao đổi, chủ hiệu sách cho biết họ sẵn sàng tiêu thụ sách với số lượng không giới hạn. Chị chủ cho biết thêm: “Cần nhiều, dễ bán nhất bây giờ vẫn là loại sách giáo khoa. Nếu có trọn bộ sách thì càng tốt. Sách nước ngoài dạy tiếng Anh, các kỹ năng kinh doanh, kỹ năng sống... đều “chơi” được”(!). Và giá cả mà chủ hiệu sách đưa ra là 70% giá bìa. Chị còn lưu ý thêm: “Nhưng nếu có sách hay thì cứ mang đến, hiệu sách sẵn sàng mua, bản chất là... giao dịch thương mại mà”(?!).

Với số lượng hàng trăm nhà sách ở Hà Nội, chỉ cần chịu khó đi... “tua” “năng nhặt chặt bị”, “hay lam hay làm”, những kẻ với nghề... ăn cắp sách sẽ có mức thu nhập không hề nhỏ, mà lại không bị đánh đập, đối xử tàn tệ(!).

Trao đổi với chúng tôi về nạn ăn cắp tại các hiệu sách,  trung tá Nguyễn Lê Thanh - Phó trưởng Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP.Hà Nội - cho biết: “Những trường hợp ăn cắp sách như vậy cũng thường xuyên bị chúng tôi xử lý. Nếu giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng thì chủ yếu là phạt hành chính rồi cho về. Còn nếu tài sản lớn hơn 2 triệu đồng thì theo luật bổ sung, người có hành vi ăn cắp mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Vậy vào ngày nào đó, bạn thấy một thằng ăn cắp bị dẫn vào đồn công an mà mặc trên người trang phục bảnh bao, thường đeo kính cận, dáng vẻ tự tin, thì có thể là một thằng ăn cắp sách(?). Bởi chỉ có những thằng ăn cắp sách mới không có một vết xước trên người và có lẽ do đã nghiên cứu và biết được rằng trị giá số sách ăn cắp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên chúng mới thể hiện thái độ tự tin đến thế(!).

Quốc Hưng - Nguyễn Vương
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Ngày xưa bò cũng không chịu học nên ăn cắp sách nuốt vào bụng để mong trở thành thông thái. Kết cục là bụng bò đầy lá sách mà người đời vẫn chửi : dốt như bò

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Cứ nghĩ người ăn cắp sách là người "thấy quyển sách mình thích mà sinh lòng tham..." chứ chưa bao giờ mình nghĩ lại có loại ăn cắp sách theo nghĩa "thương mại" hoá ra vẫn có loại ăn cắp ấy...
Mình cũng làm mất khá nhiều sách vì hay cho mượn sách và trở thành...ngu hơn, nếu xét theo câu nói của ai đó đại loại: "chỉ có người ngu mới làm mất sách, và người cho mượn sách còn ngu hơn"...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...%E1%BA%A7n-012900576.html

Đề xuất cấm ôtô 5 ngày trong tuần để giảm ùn tắc
Trước đề xuất cấm ôtô cá nhân mỗi ngày 5 giờ, 5 ngày trong tuần ở khu vực nội đô của cựu phi công quân sự Mai Trọng Tuấn, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu.

>> Bỏ phí thiết bị chữa cháy đặc biệt
>> Biến Cần Giờ thành trung tâm điện gió
Ngày 11/4, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu chuyển thư đề ngày 13/3/2012 của ông Mai Trọng Tuấn về việc chống ùn tắc giao thông tại 2 thành phố Hà Nội và TP HCM. Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/5.
Trong văn bản đề xuất, ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công, người từng gây xôn xao dư luận vào năm 2009 với ý tưởng “đường bay vàng”) cho biết, ngày 2/2 ông gửi đề xuất nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông lên Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo Hà Nội, TP HCM với nội dung chính “để không có xe cá nhân (xe hơi và xe máy) lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố”. Tuy nhiên ông Tuấn cho rằng phương án đó nếu muốn làm được phải có thời gian chuẩn bị vài năm, phải có sự đồng thuận xã hội.
Do đó, để có bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hóa phương án trên ông Tuấn đưa ra giải pháp 5x5. Cụ thể, thực hiện 5 giờ trong một ngày (sáng, chiều) và 5 ngày một tuần (thứ hai đến thứ sáu) không có xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.
Lý giải cho việc chọn cấm ôtô thay vì xe máy, ông Tuấn cho rằng, thời điểm cấm xe máy là đánh thẳng vào đời sống trên 95% người lao động đang sống và làm việc ở trung tâm thành phố. Phần lớn họ là người hàng ngày vẫn lưu thông bằng xe máy, kể cả đi xe ôm. Việc cấm xe máy sẽ khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, gia đình thêm khó khăn… nên thời điểm hiện tại biện pháp này không thỏa đáng.


Đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn đã được UBND Hà Nội tiếp nhận. Ảnh: Hoàng Hà.
Để bảo vệ quan điểm chọn ôtô cá nhân là diện bị cấm lưu thông, ông Tuấn đưa ra nhiều lý do như ôtô chiếm dụng đường, bãi đỗ lớn hơn xe máy; số lượng người có ôtô không nhiều; người có ôtô cũng thường có xe máy và trước khi có ôtô họ vẫn dùng xe máy…
Dẫn chứng cho việc ôtô chiếm dụng đường lớn hơn xe máy, ông Tuấn đưa ra số liệu thống kê tại TP HCM. Theo đó, đến 31/1/2012 xe hơi các loại là gần 500.000 chiếc (trong đó 11.000 taxi) và xe máy trên 5 triệu chiếc. Mặc dù số ôtô chỉ bằng khoảng 10% xe máy nhưng lại chiếm diện tích mặt đường khi lưu thông là 55%, chiếm chỗ đỗ 65%. Cũng theo ông Tuấn, việc ùn tắc, rối loạn giao thông thường do 4-5 ôtô đối đầu nhau nằm giữa giao điểm dẫn tới tất cả hướng đều kẹt cứng và rối loạn.
Theo số liệu ông Tuấn thu thập, số lượng những người có ôtô chỉ chiếm 2-3% dân lao động. Khác với các nước phát triển, ôtô là phương tiện đi lại chủ yếu thì ở Việt Nam việc sở hữu ôtô mới chủ yếu bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây. “Những người vốn trước đây vẫn đi xe máy, gần đây mới đổi đời, lên đời nếu có phải hy sinh một chút thói quen (chưa ăn sâu, bám rễ) để nhường cho xe máy, chắc chắn số ít này sẽ vui lòng”, ông Tuấn nhận định.
Ngoài ra, theo ông Mai Trọng Tuấn, nên vận động các xe hơi biển xanh (xe nhà nước) cùng thực hiện giải pháp 5x5 (trừ các xe công vụ đặc biệt, xe đưa đón đoàn…). Người có tiêu chuẩn dùng ôtô công nếu tự nguyện thực hiện giải pháp 5x5 thì cơ quan nhà nước nên trả tiền cho để họ đi taxi, tiết kiệm được cả về chi phí lẫn lao động đồng thời thể hiện được sự gương mẫu hòa đồng với quần chúng.
Vị cựu phi công này cho rằng nếu lãnh đạo hai thành phố lớn chấp thuận phương án thì có thể triển khai được ngay sau khi quy định và ấn định thời gian cụ thể yêu cầu người dân thực hiện. “Thực tiễn chứng minh chân lý. Hà Nội đã đổi giờ học, giờ làm, cấm đỗ xe… mà vẫn chưa rút ra được kết luận chính xác nào. Thực hiện giải pháp 5x5 chắc chắn chỉ trong một tuần lễ là đã có thể kết luận được”, tác giả khẳng định.
Nguyễn Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà "dạy khôn" ở Đại học khoa học Huế

Hà Văn Thịnh



Trường tôi, vừa làm lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập – tức là tính từ khi ông Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận đã lập nên cái trường này (1957-2012). Tất nhiên, về dự hội trường chỉ toàn những người sinh sau muộn mằn, đến với Huế sau năm 1975.

Trước khi làm Lễ chính thức Kỷ niệm (19.4.2012), cả trường náo nức rằng thì là khoa Văn là oai nhất; rằng thì là thành đạt như khoa văn, Đại học Tổng hợp Huế (nay là ĐHKH) chỉ có một mà thôi. Nguyên do, rất chi là giản dị: Một cựu giảng viên của khoa là ông Lương Ngọc Bính, đương kim bí thư tỉnh ủy Quảng Bình; một là Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, đương kim bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa!

Từ cổ chí kim, sánh về mức độ “thành đạt”, khoa Văn Đại học Tổng hợp Huế chỉ thua có Harvard. Chính vì thế nên sự náo nức của thăng hoa thì gần như thành lố, sự mê say của cái yêu chưa đúng chỗ, cái đúng gần lắm với sai, cứ việc băng hoa, băng nụ đến tẽn tò. Ai chẳng thích con em mình, học trò mình, cán bộ cũ của mình đem tới nhiều tình yêu và cơ hội để ngẩng cao hơn cái…lầm lũi và cái dở với đời?

Hôm làm lễ tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lương Ngọc Bính, bí thư QB, đến nhắc với ông Phó Hiệu trưởng trường ĐHKH rằng khi giới thiệu, phải nhớ bí thư tỉnh ủy là Ủy viên Trung ương Đảng đấy. Chẳng lẽ, nếu thiếu, quên giới thiệu cái chức Ủy viên Trung ương Đảng, địa vị của ông bí thư QB có kém đi chăng?

Tiếp đó, ông Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa nói chắc nịch rằng ông ta giỏi, thành đạt như hôm nay  là nhờ giảng viên thỉnh giảng từ Hà Nội(?) Nguyên văn: “Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết”. Nói như thế chẳng khác gì cho các thầy cô giáo cũ của ông một cái tát âm vang rạo rực giữa gian bảy của mặt trời. Các vị không có công lao gì đâu nhé. Đào tạo tôi “nên người” toàn là Hà Nội và chỉ Hà Nội mà thôi. Ông Quang bí thư hình như thích lẳng lơ với sự thật nên ông nói tiếp rằng, khoa văn ngày nay tuyển nhiều quá, nên tuyển ít thôi. Thì ra, ông quay lại kỷ niệm để dạy bảo các thầy cô. Các thầy cô có biết gì cái chuyện tuyển sinh viên nhiều hay ít. Đó là trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cơ mà? Nói như thế vẫn chưa đã, vì ông Lê Thanh Quang đế thiên đế thích cái căn bệnh răn dạy cuộc đời, nên cứ nghênh ngang nói tiếp: “Tôi xin kể một câu chuyện. Có một sinh viên (mới) hỏi tôi rằng, vì sao ngày xưa anh giỏi thế, học chi biết nấy, chẳng cần dối gian, đằng đãi bao giờ”? Tôi trả lời rằng vì ngày xưa được học nhiều thầy giỏi nên khác với ngày nay(!)? Câu trả lời này xét về điểm số tặng cho nhân cách của cán bộ khoa văn là không thể nào so sánh nổi. Xét về mặt nhân học, XHH, là nỗi đớn đau còn mãi đến… muôn đời; bởi dù có ngu chi đi nữa, ai cũng phải nhất định – buộc phải biết rằng, ông Lê Thanh Quang hàm ý “tri ân” các thầy giáo cũ là, nếu tôi đây có thành đạt, thành bí thư tỉnh ủy như bây giờ, không phải do công lao các thầy cô của Đại học Khoa học Huế mà là, nhờ công ơn của những người thầy giỏi giang ngoài Hà Nội; và, Đại học Khoa học Huế, trình độ chỉ có thế thôi cà, nếu không muốn nói là kém....

Buồn và đau đớn, tôi hỏi Nguyễn Thế Thịnh (NTT) – Trưởng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung, một câu, đại ý: “Anh nghĩ sao về cái văn hóa bí thư”? NTT nói rằng, một, thầy cứ viết nguyên xi cuộc trao đổi này, bởi nỗi đau không ai chịu nổi phải được “giải mã’, được hiểu rõ ràng. Hai, em đau nhất là câu anh Lê Thanh Quang nói, hồi trước “các thầy Hà Nội dạy HẾT”. Chẳng có ai lại tàn nhẫn với thầy cô giáo cũ của mình như thế. Ba, anh Lê Thanh Quang quen dạy đời rồi hay sao ấy nên anh ấy quên, nhầm chỗ đến thậm nguy. Anh ấy đến Huế không phải với tư cách là người RĂN DẠY các thầy cô mà phải là người học trò về báo hiếu, báo lễ với thầy. Thành đạt rồi đến, rồi vênh vang, rồi chỉ đạo, rồi dạy bảo – đó không thể là văn hóa học trò…
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà "dạy khôn" ở Đại học khoa học Huế


“Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết”.
Tôi không phải trò Hà Nội, càng không phải thầy Hà Nội, chỉ là mới ở Hà Nội thôi nhưng thấy mấy ông ca tụng các thầy Hà Nội thì lấy làm ngượng lắm. Nếu là các thầy Hà Nội thật mà phải nghe trò của mình nói thế thì càng ngượng hơn lắm lắm.

Vậy nên có thơ than rằng:


Lẳng lặng mà nghe chúng dạy đời
Ca um tí tỏi, tụng tơi bời.
Ai trong số các thầy Hà Nội
Đọc cũng gai gai, ngượng chín người.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Bao lớp học trò vẫn trọng Thầy
Nẩy lòi ông Quan thật thối thây
Không biết ơn Thầy còn khoác lác
Quen  nghe nịnh hót lợn tai dày .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560527
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối