Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
Truy nã quốc tế Dương Chí Dũng

Bài đăng trên Tiền Phong 08:29 | 22/06/2012

TP - Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol vừa ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải, trên toàn thế giới.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=198210&Width=400
Dương Chí Dũng



Như tin đã đưa, Cục CSĐTTP tham nhũng Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng ông Dũng đã bỏ trốn.

Hành vi của ông Dũng liên quan đến việc mua ụ nổi No83 thuộc dự án nhà máy đóng tàu phía Nam.

L.D
Không còn Dương Chí Dũng nữa đâu. Khoảng thời gian dài vừa qua là quá đủ để ông ta phẫu thuật thẩm mỹ thành hình hài kẻ khác, làm lại toàn bộ giấy tờ tuỳ thân và một tiểu sử của một kẻ hoàn toàn khác.
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Điều này từ lý thuyết đến thực tế đều có lý.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chữ "Tín" ở miệng

Đại đức Thích Thanh Thắng



Xã hội Việt Nam đang diễn ra một nghịch lý trong đời sống ứng xử đó là họ vừa kỳ vọng vào chữ “tín” và họ vừa chối bỏ chữ “tín”. Chữ tín là chữ đứng thứ năm trong quan hệ ứng xử của đạo Nho (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Một số người xem chữ “tín” gần với giới “vọng ngữ”(nói dối) của đạo Phật, bởi người không nói dối cũng là người có chữ “tín”.

Những năm gần đây, giới doanh nhân nổi lên trở thành một “giai tầng” mới của xã hội, và chữ tín được quan tâm trở lại tới mức gần như lạm dụng. Đến bất kỳ đâu, gặp bất kỳ doanh nghiệp nào, hầu hết mọi người đều được nghe chữ “tín” thốt ra từ miệng của họ. Nhưng vì sao nhiều người nói về chữ tín như vậy, nhưng xã hội lại ngày càng ít người tin? Cụ thể vừa qua một tác giả bài báo đã phải than rằng, người dân Việt Nam buồn bã đón nhận thông tin nước mình “hạnh phúc thứ hai thế giới”, và ngay lập tức họ chối bỏ cái “hạnh phúc” ấy, vì tự họ biết rõ là nước họ đang có hạnh phúc hay không.

Chữ “tín” mà các doanh nghiệp Việt Nam bày ra phải trả lời ra sao trước thực tế tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến kiệt quệ, rừng bị tàn phá, sông suối ao hồ bị ô nhiễm, giá trị chất lượng sản phẩm thấp, lương công nhân rẻ mạt không đủ sống, đạo lý xã hội xuống cấp… Tới mức có cử tri than với Chủ tịch nước rằng: “Ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn”. Chữ tín phải đối mặt thế nào với việc tiến tới mô hình chủ nghĩa xã hội tốt đẹp trong khi tham nhũng lại được xem là “quốc nạn”? Cứ bảo người dân là “tin tôi đi” thì họ sẽ tin ngay được hay sao?

Ngài Chủ tịch nước chẳng phải đã từng thốt lên: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này” hay sao?

Vì sao cái đất nước này “chết”, ngài Chủ tịch nước có biết không? Vì người ta chỉ có cái chữ “tín” ở miệng, còn cách hành xử thì luôn đi ngược lại với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Khi chữ “tín” chưa thực sự trở thành hộ pháp để nâng đỡ cho sự trong sạch của đất nước này, thì một sự bất tín muôn đời vẫn là vạn sự chẳng tin. Những người quản trị quốc gia mà không sống trọn vẹn với chữ này, thì làm sao thuyết phục nhân dân sống chết với nó.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Bất lực nhìn phòng khám Trung Quốc hoành hành?

 – Dư luận đang rất bức xúc với kiểu hành nghề của các phòng khám Trung Quốc. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên các phòng khám này mắc sai phạm. Trước đó, nhiều phòng khám đã bị xử phạt nhưng xử phạt xong thì đâu lại vào đó. Phải chăng cơ quan chức năng đang bó tay với các phòng khám này?

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền về những vấn đề trên.

Khâu cấp phép “có điểm bất cập”

- Xin ông cho biết tính đến thời điểm này, có bao nhiêu thầy thuốc đông y người nước ngoài được cấp phép hành nghề y học cổ truyền tại Việt Nam? Trước khi được cấp phép hành nghề, cơ quan chức năng của ta có kiểm tra trình độ chuyên môn của họ hay không?

Tính đến thời điểm hết năm 2011 có 67 thầy thuốc đông y được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, trong đó có 1 người quốc tịch Canada, 2 người Hàn Quốc, 1 người Pháp, số còn lại (63 người) là quốc tịch Trung Quốc.

67 thầy thuốc này hoạt động tại 17 tỉnh, thành, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội (trên 20 người) và TP HCM (trên 15 người). Số thầy thuốc này đang hoạt động tại 17 tỉnh, thành, trong đó Hà Nội có trên 20 người, TPHCM có trên 15 người.

Trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, những văn bằng, tài liệu nước ngoài do họ cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch và công chứng. Các loại bằng cấp này phải phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.
Các thầy thuốc đông y này đều có bằng cử nhân y học cổ truyền do các trường ĐH hoặc học viện trung y của Trung Quốc cấp, sau đó thi chứng chỉ và được công nhận là bác sĩ.

- Thẩm quyền cấp phép, quản lý đối với các thầy thuốc và các cơ sở y học cổ truyền hiện nay được thực hiện ra sao? Khi xảy ra nhiều sai phạm như vậy, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào?

Trước khi triển khai luật Khám chữa bệnh (trước thời điểm 1/1/2011) thì việc cấp phép hành nghề cho người nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở y tế thuộc về các Sở Y tế.

Từ 14/112011 trở đi, việc cấp phép hành nghề cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Còn việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở y tế vẫn thuộc về các Sở Y tế.

Trong quá trình hoạt động thì dù chứng chỉ do Bộ hay do Sở cấp thì việc quản lý trên địa bàn vẫn thuộc UBND các tỉnh, thành và các Sở Y tế phải tham mưu cho công tác quản lý. Tất nhiên là Bộ Y tế cũng phải cùng tham gia vào công tác này.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài đang có điểm bất cập.
Theo quy định, chứng chỉ được cấp một lần. Đối với thầy thuốc nước ngoài, nếu họ được cấp và hành nghề liên tục tại Việt Nam thì không sao nhưng nếu họ nghỉ, về nước một thời gian rồi lại sang và lại hành nghề trở lại thì việc kiểm soát xem thực sự họ có hành nghề không là rất khó khăn.

Quảng cáo: Duyệt một đằng, đăng một nẻo

- Hiện nay Sở Y tế TP HCM đã có báo cáo cụ thể nào về các sai phạm xảy ra tại các phòng khám đông y Trung Quốc chưa, thưa ông?

Về phía Thanh tra Bộ thì tôi không nắm rõ nhưng Vụ Y học cổ truyền thì chưa nhận được báo cáo nào.

- Nhiều ý kiến cho rằng việc các phòng khám “nhờn thuốc”, không sợ bị phạt là bởi có sự bao che, “báo trước” mỗi khi thanh tra. Hiện nay, công tác thanh tra chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Ông đánh giá gì về những nhận định này?

Không biết có chủ quan hay không nhưng tôi đánh giá là không có bao che hay báo trước. Nếu thực hiện kiểm tra đột xuất thì cũng phải có lý do. Việc kiểm tra cũng rất khó vì không thể thực hiện liên tục được. “Cánh tay” của họ không thể nối dài, vươn tới mọi ngóc ngách được.

Hiện nay, cán bộ thanh tra phải đóng giả làm bệnh nhân mới phát hiện được sai phạm. Thanh tra mà đi thành đoàn thì không phát hiện được.

Ngoài ra, mức xử phạt hiện nay có thể chưa đủ mức răn đe nên các phòng khám cứ tái phạm.

- Một trong những lý do quan trọng khiến các phòng khám này dù sai phạm vẫn có khách kéo đến là vì các chiêu quảng cáo rất tinh vi. Khi kiểm tra hồ sơ quảng cáo, thanh tra vẫn thấy họ đã được cấp phép nhưng thông điệp đến với bệnh nhân lại hoàn toàn khác. Theo ông, cần xử lý tình trạng này thế nào?

Giữa nội dung quảng cáo được Sở hay Bộ Y tế phê duyệt với nội dung quảng cáo do họ đưa ra hoặc đăng tải trên các phương tiện truyền thông có sự sai lệch về thông điệp khiến người bệnh tin tưởng, kéo đến.

Theo tôi, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thông tin đại chúng với Bộ Y tế trước khi đăng tải các quảng cáo này.

- Xin cảm ơn ông!

Cẩm Quyên (Thực hiện)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bất lực ư? Chẳng hề đâu! Các nhà chức trách biết cả đấy, nhưng vì tiền và các mối quan hệ nên giả ngộ. Ví dụ như ở Đà nẵng nó quảng cáo trên TV khắp các tỉnh dai nhách, ngày nào cũng có. Láo toét là chữa đủ thứ bệnh , cả ung thư...chẳng có bệnh nào mà nó không kê ra cả. Thuốc nó cho thì 100 ngàn là giá bèo mà có đỡ tý nào đâu. Nhiều người bị lừa mà có làm gì được nó. Nó không bỏ tiền ra thì làm sao bịt mắt, bịt tai nhà quản lý được. He he...

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Báo Mỹ bình luận về giáo dục Việt Nam

Bài đăng trên vnexpress ngày 28/6/2012

Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một.


Trường tiểu học Thực nghiệm là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.

"Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".

Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, chỉ gây ra một vài xô xát nhỏ và không ai bị bắt, nhưng lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo hiện nay rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không thể thay đổi được tình hình.


Phụ huynh học sinh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để vào mua đơn xin học ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.

Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.

Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam vẫn ở mức 6%, dù là một trong những nước châu Á có tỷ lệ lạm phát cao nhất và nền kinh tế đang còng lưng gánh những công ty nhà nước trì trệ. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng khủng hoảng giáo dục sẽ khiến lực lượng lao động trong nước “cằn cỗi” và cản trở sự phát triển của quốc gia.

Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết.

Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.

Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.

“Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng hầu hết người dân đều bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong đó có cả lực lượng chính trị và kinh tế cũng như những người dân lao động bình thường”, Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.

Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh hối lộ cho giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.

Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.

Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.

“Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.

Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.

“Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói.

Anh Ngọc
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:
Bất lực ư? Chẳng hề đâu! Các nhà chức trách biết cả đấy, nhưng vì tiền và các mối quan hệ nên giả ngộ. Ví dụ như ở Đà nẵng nó quảng cáo trên TV khắp các tỉnh dai nhách, ngày nào cũng có. Láo toét là chữa đủ thứ bệnh , cả ung thư...chẳng có bệnh nào mà nó không kê ra cả. Thuốc nó cho thì 100 ngàn là giá bèo mà có đỡ tý nào đâu. Nhiều người bị lừa mà có làm gì được nó. Nó không bỏ tiền ra thì làm sao bịt mắt, bịt tai nhà quản lý được. He he...

Letam nói đúng rồi. Họ chỉ giả vờ nói bất lực thôi. Ăn tiền rồi còn ai quản gì nữa. Chỉ tội người dân nhẹ dạ cả tin, hoặc bệnh tật bí quá phải "vái" bừa...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Brazil: đọc sách để… giảm án tù



TTO - Những phạm nhân trong hệ thống bốn nhà tù liên bang, nơi giam giữ những tội phạm khét tiếng nhất của Brazil, sẽ được rút ngắn thời gian thụ án tối đa là 48 ngày mỗi năm nếu họ đọc hết 12 cuốn sách.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=573883
Đọc sách để giảm án tù - Ảnh: Blogspot



Đây là thông cáo đăng trên công báo Chính phủ Brazil đưa ra ngày 25-6.

Theo chính sách trên, các phạm nhân có thể đọc 12 cuốn sách thuộc nhiều thể loại như văn học, khoa học, triết học hay những tác phẩm kinh điển…

Đối với mỗi cuốn sách, phạm nhân sẽ có bốn tuần để đọc và sau đó viết một bài luận về nội dung cuốn sách đó để giám thị kiểm tra. Bài luận phải đáp ứng được các tiêu chí: biết cách chia đoạn, không sai lỗi chính tả và viết đúng phong cách học thuật.

Tuy nhiên, không phải phạm nhân nào cũng được tham gia chương trình mang tên Redemption through Reading (Đọc sách để chuộc lỗi) này. Sẽ có một hội đồng thẩm định đặc biệt xem xét các phạm nhân có đủ điều kiện hay không rồi mới đưa ra quyết định.

Luật sư Andre Kehdi, người đứng đầu của một dự án quyên góp sách cho nhà tù, đã nói: “Theo cách này, những phạm nhân khi mãn hạn tù sẽ được khai sáng và có tầm nhìn rộng hơn về thế giới. Và không có gì nghi ngờ khi họ sẽ trở thành người tốt hơn”.

MỘC MIÊN (Theo Reuters)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tiếng Việt của ông nội



PNTD - Ông lật đi lật lại chiếc bưu thiếp trong tay, trên đó, bé Bầu viết: “Ckau ckuc mug og noj nhan djp sjh nhat! Og bik k, og la ngoj ckau iu wj nhat, chjen j ckau kug mun ckja se woj og”.

Sau bữa cơm tối ồn ào chúc mừng sinh nhật lần thứ 75 của ông nội, cả nhà dần dần giải tán, ai về việc nấy. Bầu- tên gọi ở nhà của Thủy Anh- cô cháu gái lớn đã về phòng riêng để học, năm nay là năm đầu tiên Bầu vào cấp ba.

Ông nội ngồi lại một mình trên ghế mây ở phòng khách, ông mở gói quà của bé Bầu tặng, một chiếc khăn quàng cổ bằng lụa màu xám. Nhưng niềm vui từ món quà cháu gái tặng không khiến gương mặt ông thoải mái.

Ông lật đi lật lại chiếc bưu thiếp trong tay, trên đó, bé Bầu viết: “Ckau ckuc mug og noj nhan djp sjh nhat! Og bik k, og la nguj ckau iu wij nhat, chjen j ckau kug mun ckja se woj og”.

Nghĩ ngợi hồi lâu, ông quyết định lên tiếng gọi: “Mẹ Bầu với Bầu đến đây ông hỏi một chút nhé!”. Có tiếng dạ trong phòng, rồi cô cháu gái chạy ra, người con dâu đi sau, nét mặt chị hơi lo lắng vì đoán biết có điều gì đó không ổn.

Ông nội bảo Bầu: “Ông cảm ơn Bầu vì con đã tặng cho ông một món quà mà ông rất thích. Nhưng còn cái bưu thiếp này, con viết gì đây hả Bầu?”.

Cô cháu gái hồn nhiên đỡ lấy tấm thiếp trang nhã màu xanh nhạt trên tay ông: “À, con quên mất, con quen tay viết thiếp chúc mừng sinh nhật bạn nên viết cho ông cũng thế. Ông không hiểu được à, để con dịch cho nhé: “Cháu chúc mừng ông nội nhân dịp sinh nhật, ông biết không, ông là người cháu yêu quý nhất, chuyện gì cháu cũng muốn chia sẻ với ông”.

http://phunutoday.vn/dataimages/201206/original/images718810_tieng_viet1.jpg
Nét chữ nết người...



Ông quay sang hỏi người con dâu: “Con có hiểu con bé nó viết gì không, nếu mà nó không dịch ra?”. Chị ngượng ngùng lắc đầu: “Dạ thưa bố không ạ. Trẻ con bây giờ đứa nào cũng thế, chúng nó nhắn tin, viết facebook như đánh đố người lớn, con chịu không hiểu được”.

Ông ôn tồn nói với cháu gái: “Ông không hiểu con nghĩ gì, nhưng viết thế này là không tôn trọng tiếng Việt, là xúc phạm người khác đấy con ạ. Con nhìn xem, tiếng Việt của mình chữ nào cũng có những nguyên âm tròn đầy, mềm mại, vậy mà trong đoạn văn con viết, nó chẳng khác nào một mớ cành củi khô, ông không muốn nói nặng lời hơn là như một đống rác. Những thanh huyền, hỏi, ngã, nặng, sắc để làm cho con chữ thêm duyên dáng đâu hết rồi? Con nói cho ông biết lý do vì sao con thích viết kiểu chữ này?”

Khuôn mặt xinh xắn của cô cháu gái bắt đầu chảy xị ra, cô nói giọng hờn dỗi: “Bạn bè con đứa nào cũng viết như thế, chúng con đọc hiểu hết mà, có sao đâu ông. Đứa nào không biết viết kiểu ấy thì bị chê là nhà quê”. Người mẹ thấy con gái bị ông mắng bèn đỡ lời: “Bố ơi, cả xã hội bây giờ trẻ con nó đều viết thế, chẳng lẽ con bé lại làm khác đi hay sao”.

Ông nội nghiêm nét mặt: “Bầu ơi, con không hiểu rồi, mỗi dân tộc có một tiếng nói, một chữ viết, nếu chúng ta không tôn trọng nó, là chúng ta đang quay lưng lại với dân tộc mình. Con chữ ông bà để lại có tội tình gì mà các con lại làm cho nó méo mó đến như vậy.

Con quên rồi ư, hồi bé con đã từng được ông bắt tay luyện cho từng con chữ, chữ o tròn xoe, chữ ô đội nón, chữ ư có móc câu. Ông từng dạy con “nét chữ nết người”.

Năm con học lớp 5, chép được một đoạn  thơ lấy từ bài “Đất nước đàn bầu” của nhà thơ Lưu Quang Vũ mà ông hay đọc cho con nghe: “Sao bà hát những lời da diết/Cháu nghe mãi vẫn lạ lùng tiếng Việt/Chữ “thương” liền với chữ “yêu”/Chữ “thương” đi cùng chữ “nhớ”/Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ/Phải thương nhau mới sống được trên đời”. Con quên là con đã vui vẻ nói con yêu những câu thơ về tiếng Việt ấy biết bao hay sao?

Thôi con về phòng học đi, từ giờ đừng bao giờ viết bằng thứ tiếng Việt kỳ quái đó nữa nhé, nếu bạn con có hỏi, con cứ đường hoàng bảo rằng: “Tớ viết bằng thứ tiếng Việt của ông nội tớ”.

Bầu xem chừng đã hiểu ra, cô bé lí nhí trả lời: “Con nhớ rồi ông ạ”.

Chờ cho cô bé đi khuất vào phòng, ông mới quay sang người con dâu: “Hôm nay bố không đồng ý với con đâu. Con là mẹ của Bầu, nhưng con lại để cho con gái tự do học theo những trào lưu kỳ quặc của bạn bè nó mà không hề cấm cản, trái lại, con còn bảo “xã hội bây giờ nó thế”.

Sống ở trên đời mà không cứng cáp, cứ ngả nghiêng theo thiên hạ, rồi phụ họa theo cả những thói hư tật xấu của thiên hạ thì làm sao dạy dỗ được con cái nên người hả con? Bố chỉ nói thế thôi, bố mong là con sẽ hiểu được lòng bố”.

Người con dâu cúi đầu, bị trách mắng nhưng chị không buồn mà rưng rưng xúc động vì nhận được một bài học quý từ cha chồng. Chị thầm hứa, từ giờ sẽ theo sát con gái hơn, để nhắc nhở con lúc nào cũng viết lách chỉn chu bằng thứ “tiếng Việt của ông nội”.

Mi An
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Hịch Khoa học công nghệ

http://nguyenthuyquynh.vn...ogs.com/print/1580/288169

Khoa học Đại Vương Trần Công Nghệ


Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp [Xì cốt len] dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.

Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.


Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?


Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.

Cho nên
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ

Thật là:
Dân gần trăm triệu "ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!


Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.

Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.


Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.

Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo Hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối