Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Các con cười trên nước mắt của mẹ?
Nếu có cười
Cũng nên cười khe khẽ
Để đến khi mẹ đi rồi...
Nụ cười mới rụng đến di hài.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đại gia TQ học cụ cố ’tắt đèn’ bú sữa trực tiếp

(Đời sống) - Trước tình trạng các loại sữa giả, sữa có chứa độc tố tràn lan trên thị trường, một số đại gia ở Thâm Quyến, Trung Quốc chấp nhận trả một số tiền lớn để được bú sữa người trực tiếp.


Tờ Tiền Phong dẫn nguồn Southern Metropolis Daily cho biết, ông Lin Jun, một quản lý của Công ty Dịch vụ Gia đình Xinxinyu ở tỉnh Quảng Đông cho biết công ty của ông đang thúc đẩy và mở rộng ngành kinh doanh cung cấp sữa mẹ cho trẻ em sang cho người lớn.

“Khách hàng có thể chọn lựa dùng sữa mẹ bằng cách bú trực tiếp… nhưng họ có thể uống từ một máy vắt sữa nếu như họ cảm thấy không thoải mái”, tờ báo dẫn lời ông Jun cho biết.

Ông Jun tuyên bố rằng sữa mẹ hiện nay khá phổ biến đối với những người lớn có thu nhập cao chịu áp lực công việc lớn và những người có sức khỏe yếu.

“Một số khách hàng của chúng tôi còn thuê cả vú nuôi để đảm bảo có sữa tươi uống hàng ngày… những phụ nữ này hiếm khi lên tiếng phản đối, miễn là được trả giá cao”, ông Jun nói thêm.

Một công ty ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đang thúc đẩy và mở rộng ngành kinh doanh cung cấp sữa mẹ cho trẻ em sang cho người lớn

Quảng cáo của Công ty Dịch vụ Gia đình Xinxinyu có thể được nhìn thấy rất nhiều trên các trang web marketing, quảng bá dịch vụ chất lượng cao, cung cấp vú nuôi, bảo mẫu, người giúp việc, y tá riêng và gia sư. Theo các quảng cáo, vú nuôi có thể cung cấp cho người lớn có sức khỏe kém.

Thậm chí, công ty này còn đăng tải thông tin tuyển dụng vú nuôi với mức lương từ 12.000- 20.000 NDT/ tháng (tương đương 40- 70 triệu VND) trên một website.

Dịch vụ bú sữa người trực tiếp này chợt khiến người viết liên tưởng đến câu chuyện của chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố. Hoàn cảnh túng quẫn đã khiến chị phải đi làm vú nuôi cho cụ cố 80 tuổi. Chị cũng làm công việc là ngày ngày vắt sữa của mình cho cụ cố tẩm bổ trong khi con ở nhà khóc ngằn ngặt vì khát sữa.

Không ngờ rằng, câu chuyện cũ của nhà văn Việt Nam lại được công ty Trung Quốc biến thành hiện thức và khiến nó trở thành một lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền.

Theo tờ Southern Metropolis Daily, một phụ nữ bán sữa cho người lớn có thể có thu nhập trung bình hàng tháng là 16.000 NDT (tương đương với hơn 55 triệu VND). Những phụ nữ khỏe mạnh, hấp dẫn thậm chí còn kiếm được nhiều hơn.

Một khách hàng giấu tên cũng cho biết trên tờ Southern Metropolis Daily rằng: “Việc dùng sữa người khá phổ biến ở chỗ tôi… chi từ 10.000 NDT đến 20.000 NDT để thuê một vú nuôi không phải là chuyện lạ. Nhiều người lớn thậm chí thuê để được bú sữa trực tiếp như em bé”.

Khách hàng này cho biết thêm, ông cũng thuê một vú nuôi với giá 15.000 NDT/tháng và cô đang sống tại nhà của ông này đã được một tháng.
H.T (Tổng hợp theo TPO)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                 BÀI NÓI CHUYỆN NỘI BỘ CỦA TẬP CẬN BÌNH BỊ LỘ: "TÔI CÒN BIẾT LÀM THẾ NÀO?"

Đôi lời: Tài liệu dưới đây do một độc giả thân thiết gửi tới. Do không xác thực được nguồn của bản gốc tiếng Trung và về người dịch, nên chúng tôi đã phải nhờ cậy cộng tác viên Quốc Thanh, người từng dịch các bài báo tiếng Trung, đăng trên trang Ba Sàm này. Theo CTV Quốc Thanh, một số trang mạng bất đồng chính kiến của Trung Quốc có đăng lại bài này, như trang holihua.com, boxun.com.


Ngoài ra, CTV Quốc Thanh còn nhận xét về bản dịch: ”có nhiều đoạn, cấu trúc của bài không trung thành với nguyên bản, tựa đề và các tiểu mục do người dịch tự đặt (?). Nhìn chung đã chuyển tải được đúng ý. Nhưng nếu đề là dịch thì chưa thỏa đáng, nên để là phỏng dịch”, đồng thời sửa lại tựa và câu cuối của bài cho đúng với nguyên bản tiếng Trung trên mạng.

Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng Công số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của Tập Cận Bình với nhan đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này.

Chúng tôi xin dịch nguyên văn làm tài liệu tham khảo.

Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ dàng.

Hôm nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời đại thông tin nhanh nhạy hiện nay thì nhiều văn bản tài liệu nội bộ vẫn bị báo giới bên ngoài tiết lộ. Chẳng hạn trên mạng tin vừa qua đã đăng toàn văn cuộc trao đổi riêng của tôi với anh Đức Bình (Hồ Đức Bình, con trai Hồ Diệu Bang – ND).

Tôi xin nói luôn không vòng vo rào trước đón sau. Chức Tổng Bí Thư (TBT) này không phải tôi cố ý giành giật lấy mà toàn đảng giáo phó cho tôi trách nhiệm này. Một lần, Đồng chí Hồ Cẩm Đào trước khi lên đường thăm Nhật Bản cũng từng nói: “Không phải tôi cố ý giành lấy chức Chủ Tịch Nước mà do toàn thể nhân dân cả nước bầu tôi”. Thực ra chức TBT cũng không phải tôi tự mình muốn làm mà cán bộ toàn đảng và quần chúng nhân dân bầu tôi làm, muốn để tôi làm. Nhận gánh trách nhiệm thực sự nặng nề, không dễ dàng. Thời thanh niên khi tôi về nông thôn sản xuất nông nghiệp ở Thiểm Tây đã thể nghiệm sâu sắc điều này. Gánh bằng đòn gánh trên vai thực sự không dễ dàng. Một bên nhẹ, một bên nặng đi không cân, nếu không giữ được thăng bằng thì bị ngã xuống mương nước. Chính vì vậy mà các đồng chí thông cảm với tôi, nên hiểu tôi.

Vì sao tôi một mặt phải nói làm việc theo pháp luật, pháp luật là trên hết, phải giữ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nhưng mặt khác tôi vẫn phải nhấn mạnh tinh thần cách mạng của Đ/C Mao Trạch Đông. Lẽ nào tôi lại không hiểu cái đạo lý, sự mâu thuẫn giữa lý luận chuyên chính với trị nước bằng pháp luật. Hiểu đấy, biết đấy, nhưng vẫn phải làm như vậy. Bởi vì tôi phải giữ sự cân bằng trong nội bộ Đảng, sự cân bằng giữa các tầng lớp cũng như các luồng tư tưởng khác nhau trong nước. Hiện nay tôi phải quan tâm và chiếu cố tất cả các nơi, nếu không sẽ đắc tội với họ. Các đồng chí đừng cho rằng chức TBT của tôi nói gì cũng được, trên thực tế phải lấy lòng các bên. Họ thích gì tôi nói thế, vào miếu nào phải cúng thần miếu đó. Hịện nay có một số mâu thuẫn, một số điều gây cấn tạm thời chưa giải quyết nổi là điều dễ hiểu. Tôi phải làm vừa lòng các thế hệ lão thành, tầng lớp trung niên và thanh niên. Tôi phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn trái nhìn phải để làm việc. Bởi vì, nó liên quan tới đại cục ổn định của toàn Đảng và đại cục ổn định ở trong nước.

Xử lý mối quan hệ giữa các Nhóm lợi ích rất khó khăn.

Mọi người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một số không tốt. Một số cán bộ lãnh đạo hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quân chúng nhân dân. Là người lãnh đạo của Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không thể ăn nơi này, rào nơi khác mà phải đồng đều. Nhưng nếu xâm phạm quá mức tới lợi ích của quần chúng nhân dân, rõ ràng tác động không tốt tới lợi ích lâu dài của Đảng. Bởi vậy, tôi cũng phải như vậy để vừa chiếu cố cái riêng vừa chiếu cố cái chung.

Nói về “đánh con hổ tham nhũng” thì các đồng chí trong đảng yên tâm, đại bộ phận các đồng chí trong đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng vỗ tay hưởng ứng, đánh giá tốt là được. Điều này có thể một số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm.

Hiện nay dư luận ngoài Đảng cho rằng Tập Cận Bình là Gorbachov của Trung Quốc. Điều này tôi có thể khẳng định với mọi người rằng, toàn Đảng bầu tôi vào chức vụ này đã giải thích và hiểu tôi, nên có thể yên tâm. Tôi không bao giờ là Gorbachov của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khác lại hoài nghi tôi về con đường cũ theo đường lối cực tả trước đây. Đây cũng là sự hiểu lầm. Đồng chí Đức Bình là ông anh của tôi. Cha tôi và cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang là bạn thân thiết với nhau. Cựu TBT Hồ Diệu Bang trước đây chẳng đã từng tham gia cuộc vạn lý trường chinh đó sao? Tôi nghĩ, mình cần phải ôn lại lịch sử và tinh thần chiến đấu của Đảng ta trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành chính quyền. Chẳng lẽ cho đây là sự hoài cố hay sao? Một số người soi mói, cho rằng làm như vậy chúng ta đang có ý đồ quay về con đường cũ. Nhưng chúng ta không cần để ý tới những lời nói đó.

Đảng chúng ta đã hơn 80 tuổi rồi, người già hay hoài cổ, nhớ lại những năm tháng trai trẻ hào hùng trước đây. Như bản thân tôi, nhiều khi vẫn nghĩ tới thời kỳ mình lao động ở vùng nông thôn Thiềm Tây trước đây. Suốt đời cha tôi không bao giờ dùng “phong trào cực tả” để chính cán bộ và tôi cũng sẽ như vậy. Hiện nay trong Đảng ta vẫn còn nhiều đồng chí sủng bái Chủ tịch Mao Trạch Đông, vì vậy tôi phải tôn trọng và thông cảm với các đồng chí đó.

Người dịch: Kiều Tỉnh

(Còn nữa)

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                 
(tiếp)

BÀI NÓI CHUYỆN NỘI BỘ CỦA TẬP CẬN BÌNH BỊ LỘ: "TÔI CÒN BIẾT LÀM THẾ NÀO?"

Về công tác đối ngoại.


Hiện nay tình hình trong và ngoài nước mà chúng ta đang gặp phải không mấy lạc quan. Những người bạn tốt, đồng chí tốt của chúng ta trên thế giới ngày càng ít dần. Những người như Khadaphi, Chaver càng ngày càng ít. Tình hình bán dảo Triều Tiên hiện cũng thành vấn đề. Bắc Triều Tiên đang chơi con bài thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng lại “liếc mắt đưa tình” có ý đồ bắt tay chơi với Mỹ. Trong thời đại Chủ Tịch Mao Trạch Đông trước đây, chúng ta từng có quan hệ tốt với ông anh cả Liên Xô, nhưng rồi hai bên lật mặt nhau. Trong khi đó chúng ta tiến hành ngoại giao bóng bàn với Mỹ. Kết quả chẳng bao lâu Liên Xô sụp đổ.

Đối với Triều Tiên hiện nay, chúng ta vẫn viện trợ như trước đây, nhưng điều chúng ta lo ngại là họ bắt cá hai tay, ăn cả hai đầu. Hơn mười năm qua, chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối ngoại, nhưng kết quả không mấy khả quan, dự luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng nhiều hơn. Về tuyên truyền đối nội,chúng ta có một đội ngũ tuyên truyền để hướng dẫn dư luận trên các trang mạng, nhưng rốt cuộc hiện nay cũng đưa lại không ít kết quả tiêu cực.

Đối với quần đảo Điếu Ngư, như mọi người đều biết những biện pháp chúng ta áp dụng hiện nay trong tình hình không có biện pháp nào nữa. Tôi cũng muốn dựa vào tư thế sức mạnh để xác lập uy tín cho mình ở trong nước. Nhưng quân đội của chúng ta hiện có thực sự đáp ứng được không, chiến tranh nổ ra liệu có thích ứng với được với kỹ thuật và cường độ cao của chiến tranh hiện đại? Điều này không chắc chắn, nhất là cuộc chiến tranh quy mô lớn trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến. Chúng ta làm thế nào để đối phó với sức ép và nguy cơ ở trong và ngoài nước? Điều này xin các đồng chí toàn đảng toàn quân cần nghiên cứu nghiêm túc và tính toán kỹ.

Cải cách thể chế chính trị không đơn giản.

Đối với công cuộc cải cách, nhất là cải cách thể chế chính trị rất phức tạp. Trên thực tế khái niệm này tương đối trừu tượng, không ở trong vị trí này thì khó có thể tính toán hết được. Ở mỗi vị trí khác nhau, việc xem xét vấn đề cũng khác nhau. Tôi cho rằng mọi người chúng ta cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đánh mất chính quyền của ĐCS Liên Xô.

Sau khi Khơrupsốp lên nắm quyền, trên các diễn đàn ông ta ra sức phê phán Stalin chuyên chế và tàn bạo. Một lần khi diễn thuyết trên diễn đàn, có người ở dưới chất vấn: “Đồng chí khi ấy đã làm gì?”. Khơrupsốp liền nghiêm nét mặt nói: “Ai vừa hỏi tôi đấy, xin mời lên trên này”. Người vừa hỏi im bặt. Lúc sau, Khơrupsốp điềm tĩnh nói: “Khi đó tôi cũng như đồng chí vừa chất vấn”.

Người lãnh đạo cấp cao phải quan tâm toàn diện mọi mặt, vì vậy các đồng chí cần thông cảm với tôi. Ở trên vị trí lãnh đạo này tôi phải quan tâm toàn diện các mặt. Lệch sang trái một chút, lệch sang phải một chút là lập tức thành vấn đề. Sự kiện Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là một ví dụ. Có một số người công kích, phê phán thủ tướng Ôn Gia Bảo. Thực ra ở cương vị này của Đ/c Ôn Gia Bảo có nhiều điều khó xử. Ở cương vị của Đ/c trong thể chế của chúng ta hiện nay, thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng chỉ làm được như vậy thôi. Có phải chúng ta định biến Đ/c thành một “Triệu Tử Dương thứ hai” không? Vì làm như vậy thì trước tiên sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tổ chức và ý thức hệ trong Đảng. Là một đảng viên lão thành, là người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đ/c Ôn Gia Bảo chỉ có thể làm được như vậy. Tôi cho rằng làm được như Đ/c Ôn Gia Bảo là quá tốt rồi.

Nếu như tôi từ bỏ Chủ Nghĩa Mác, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ dẫn tới Đảng ta mất đi quyền phát ngôn lãnh đạo các mặt. Nếu như tôi hiện nay không công khai nói Đảng phải dựa vào luật pháp trị nước, phải tôn trọng tính quyền uy của luật pháp, thì trong con mắt nhiều người tôi đã có vấn đề. Điều này cũng không tốt đối với địa vị lãnh đạo của Đảng ta. Vậy các đồng chí nói tôi phải làm thế nào? Ở địa vị này, tôi chỉ có thể làm như vậy.

Trước tiên chúng ta cần phải duy trì được cục diện hiện nay. Tương lai diễn biến như thế nào, hiện chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chúng ta cũng chưa nhìn thấy cục diện thay đổi rõ rệt nào. Các đồng chí không nên cho rằng ở cương vị TBT như tôi là nói gì mọi người nghe răm rắp, có thể nắm chắc càn khôn trong tay. Kỳ thực, tôi chỉ là người duy trì sự cân bằng, quyền lực của nhóm lợi ích. Tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, người chủ quầy hàng. Nếu tôi đi ngược lợi ích của Đảng, thì tôi sẽ bị hạ bệ. Hôm nay giao cho quyền lực, ngày mai có thể tước bỏ. Đảng ta từng có các đồng chí lãnh đạo tiền bối rất lý tưởng như Trần Độc Tú, Trương Văn Thiện, nhưng rồi kết cục họ trong Đảng đều không tốt, còn Đ/c Triệu Tử Dương không cần phải nói. Đ/c như một Đông Ki-Sốt dám thách thức thể chế hiện hành. Tôi sẽ không làm như vậy, toàn Đảng cũng không để tôi làm như vậy. Tôi phải làm thế nào đây?

Bởi vậy, cải cách thể chế chính trị là vấn đề lớn, như rút giây động rừng, đụng vào tác động tới tất cả các lĩnh vực. Vì sao tôi lại nói như vậy? Chúng ta muốn uốn nắn, chấn chỉnh tác phong không tốt của Đảng thì phải điều chỉnh lại thế giới quan và quan niệm giá trị của chúng ta. Trong khi đó thuyết duy vật đã làm cho con người mất đi niềm tin chân chính, chạy theo chủ nghĩa vật chất hưởng thụ và vụ lợi. Như vậy nó sẽ tác động tới ý thức hệ và tư tưởng của Đoàn viên. Mọi người đều biết Tập Cận Bình tôi thường hay trích dẫn lời nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trước đây tôi đọc thuộc làu ba bài luận văn của Mao chủ tịch, trong đó có bài về “Ngu công rời núi” mà Chủ tịch Mao rất sùng bái tinh thần của ông già Ngu Công. Đảng ta đã dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” thực ra không có gì cần nghiên cứu sâu. Đảng ta là chính đảng theo chủ nghĩa duy vật. Lý luận của chúng ta từ các nước phương tây dựa về, học hỏi từ người Nga, còn câu chuyện “Ngu Công rời núi” là sản phẩm văn hóa tinh thần truyền thống của Trung Quốc, nhưng nó mang tính chất duy tâm và thần thoại. Câu chuyện về “Ngu Công rời núi” thực ra không phải bản thân Ngu Công có thể rời được núi. Theo nguyên bản của câu chuyện thì tinh thần dám làm của Ngu Công đã làm động lòng Ngọc Hoàng, vì vậy Ngọc Hoàng đã sai những thần lực sĩ xuống giúp và chỉ một đêm di rời xong quả núi. Rõ ràng là duy tâm, là thần thoại. Mao Trạch Đông khi đó như một đấng cứu nhân độ thế như Ngọc Hoàng. Bây giờ chúng ta không có đấng cứu thế như vậy.

Điều này cho thấy, bản thân lý luận của chúng ta có mâu thuẫn. Một mặt chúng ta hát quốc tế ca, chủ trương không có đấng cứu thế trên thế gian này, nhưng mặt khác chúng ta lại sùng bái Chủ tịch Mao là đấng cứu thế. Chúng ta một mặt dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” để nổi dậy làm cách mạng cướp chính quyền, nhưng mặt khác chúng ta lại phủ định văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, rõ ràng bản thân chúng ta đã mâu thuẫn hoặc là có những vấn đề mà chúng ta không hiểu biết. Chúng ta phải làm thế nào để kiên trì không mệt mỏi sự nghiệp của Đảng ta, củng cố được chính quyền mà Đảng chúng ta phải chịu bao gian khổ hy sinh mới giành được. Trong khi đó, chúng ta lại đang mất đi niềm tin vào chính lý luận và chính thể chế đang tồn tại hiện nay do chúng ta lập ra. Nhưng chúng ta hiện nay vẫn chưa tìm ra được lý luận và thể chế tốt hơn trong khi chúng ta không thể manh động thay đổi thế chế hiện nay.

Bài học kinh nghiệm về Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó. Gorbachov đầu tiên tiến hành cải cách ý thức hệ và lý luận của Đảng, kết quả đã đụng chạm tới toàn cục và nó bung ra không thể kiểm soát nổi. Vừa rồi Đ/c Vương Kỳ Sơn có giới thiệu mọi người cuốn sách Đại cách mạng nước Pháp về những bài học lịch sử. Về cả cách thể chế chính trị, nếu chúng ta để sơ sểnh ra một chút thì sẽ sai một ly đi một dặm, rất khó kiểm soát được. Tới khi đó, chức TBT của tôi cũng như địa vị lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa. Bởi vậy, không phải là tôi không muốn cải cách thể chế chính trị hiện nay, mà thực sự tôi không thể cải cách và cũng không dám nhẹ dạ cải cách. Hiện nay ai dám đứng ra đảm lãnh trách nhiệm này? Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, Đ/c cũng đã có ý đồ cải cách thể chế chính trị, rốt cuộc đã để xảy ra vấn đề lớn. Phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 cho tới nay vẫn là cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước công kích đảng ta. Đ/c Triệu Tử Dương cũng do đó mà bị hạ bệ và đưa lại hậu quả nghiêm trọng.

Tình hình hiện nay của đất nước ta không bằng Thời Kỳ Đặng Tiểu Bình, chúng ta không nói tới nhân tố dư luận và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân trong nước mà chúng ta nói tới đảng phong trong nôi bộ Đảng hiện nay không bằng trước đây. Ngay trong thời đại của mình, hai vị tổng bí thư là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã phải gác lại vấn đề này. Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”, mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới.

Người dịch: Kiều Tỉnh

(còn tiếp)

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                 
(tiếp)

BÀI NÓI CHUYỆN NỘI BỘ CỦA TẬP CẬN BÌNH BỊ LỘ: "TÔI CÒN BIẾT LÀM THẾ NÀO?"

Về lý luận và ý thức hệ của Đảng


Lý luận và ý thức hệ của Đảng liên quan tới đường lối và chế độ của chúng ta. Chúng ta phải quản lý thông tin đại chúng, chủ trương này hiện nay không được giao động lung lay. Vừa qua dư luận cho rằng “Sự kiện thay đổi nhân sự” của tập đoàn báo chí Nam Phương là do Đ/c Lưu Vân Sơn và sở báo chí tuyên truyền tỉnh Quảng Đông tiến hành, thực ra có sự chỉ đạo của bản thân tôi về cái tổ nhân sự này. Nếu chúng ta dao động, không tin tưởng vào ba vấn đề quan trọng là Ý thức hệ, Đường lối và Chế độ thì bị rối loạn và không còn làm được việc gì. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Lý luận ý thức hệ. Chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu không, một khi vỡ lở thì sẽ bị động toàn cục và rối loạn.

Bản thân tôi không muốn để xảy ra tình trạng này, toàn Đảng cũng không cho phép tôi để xảy ra như vậy. Vừa qua, chúng ta tuyên truyền, làm phim về một đại biểu nữa lão thành ở tỉnh Sơn Tây ca ngợi tinh thần hy sinh cống hiến đối với sự nghiệp, bất chấp một số dư luận nước ngoài và một số người ngoài Đảng chỉ trích, phê phán. Đảng Cộng sản chúng ta làm gì đều xuất phát từ lợi ích căn bản và logic của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tuyên truyền và học tập Lôi Phong để tăng cường chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa tự do. Đ/c Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận “Mèo trắng, Mèo Đen”. Trên thực tế, từ trước tới nay chúng ta không phải nhất nhất làm theo sách vở mà dựa vào thực tiễn và chủ nghĩa hiện thực. Đương nhiên, không vì thế mà chúng ta đánh mất tầm nhìn lịch sử lâu dài, mất đi địa vị và giá trị đích thực của chúng ta.

Chống tham nhũng chưa thể trị tận gốc

Hiện nay rất nhiều người phê phán những căn bệnh trong mô thức phát triển của chúng ta, nhất là chống tham nhũng. Trên thực tế đấu tranh chống “con Hổ tham nhũng” hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Điều này có liên quan tới thể chế, ý thức hệ, lý luận và quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta không thể nơi lỏng, không thỏa hiệp. Do các vấn đề lý luận, Đường lối, Chế độ không thay đổi, thì thế giới quan, quan niệm giá trị của cán bộ Đảng viên cũng không hề thay đổi. Vì vậy, tôi và Đ/c Trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn đều cho rằng dù đánh “con Hổ tham nhũng nào” cũng chỉ là xì bớt hơi khi quả bóng quá căng, hay cũng giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Đồng chí Vương Kỳ Sơn cũng nói hiện nay chỉ là trị ngọn chứ không trị tận gốc.

Khi nào chúng ta mới trị được tận gốc nạn tham nhũng? Có lẽ phải đợi tới khi mà lý luận, Đường lối, chế độ bắt đầu đứng trước sự điều chỉnh thực sự. Có người hỏi tới khi đó liệu có quá muộn không? Tôi cho rằng có lẽ chúng ta phải tìm câu trả lời trong cuốn sách “Chế độ cũ và Đại cách mạng” mà Đ/c Vương Kỳ Sơn giới thiệu với chúng ta. Đảng Cộng sản chúng ta kiên trì theo duy vật lịch sử, nhưng bản thân thuyết mang tính duy tâm, mang tính định mệnh. Chính vì vậy, nên ai dám chắc rằng nếu cứ tiếp tục đi theo thì liệu có phải là một quá trình thực hiện theo số mệnh không? Liệu chúng ta có vô tình lặp lại vết xe đổ diệt vong của ĐCS Liên Xô và Nhà Mãn Thanh hay không?

Bởi vậy, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu. Vì vậy, quan điểm và lập trường của tôi là nhất quán. Tôi hy vọng, các đồng chí trong và ngoài đảng, các đoàn thể xã hội không nên hiểu lầm, hiểu sai, nếu không thì nguyên nhân chính là ở các đồng chí, chứ không phải do Tập Cận Bình tôi cố ý cản trở, bày đặt ra mê hồn trận.

Liệu sau này có thay đổi không? Liệu có thách thức mới nảy sinh không? Để phòng ngừa, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo kể cả đổi mới và sáng tạo về lý luận như Đ/c cựu TBT Hồ Cẩm Đào nói phải sáng tạo phương pháp quản lý xã hội. Tuy nhiên, một số dư luận lại cho rằng đây chỉ là chủ nghĩa kỹ trị để tăng cường tính chuyên chế, độc đoán của một Đảng. Có người nói cải cách kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu cải cách thời Mãn Thanh. Nhưng nếu họ ở vào vị trí của chúng ta thì liệu họ có dám phê phán như vậy không? Một lần tới thăm Trường Đảng, tôi có nói, Các đồng chí không nên đưa ra các mục tiêu đốt cháy giai đoạn mà nên đưa ra mục tiêu sát thực.

Bởi lẽ, chúng ta hiện đang đứng trước rất nhiều vấn đề thực tế mới mẻ. Tôi sẽ không giống như các học giả, các nhà lý luận xem xét vấn đề sự việc một cách lý luận thuần túy. Vì vậy gần đây lớp học tập tập thể của Bộ Chính trị có đổi mới. Chúng tôi không chỉ mời các học giả, các nhà lý luận thuần túy mà chủ yếu mời các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các ban ngành, những người đã từng trải nghiệm qua nhiều công tác thức tế, có kinh nghiệm phong phú tới giới thiệu và giảng bài cho các đồng chí trong Bộ Chính trị.

Cho nên, đây chính là thái độ, cách nhìn nhận của tôi. Tôi mong mọi người hiểu cho tôi, nếu không thì tôi còn biết làm thế nào?

Người dịch: Kiều Tỉnh
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:
Bà mẹ VN Anh hùng: Các con đùa phải không?
- 'Mong rằng, khi những việc ồn ào này đến tai các mẹ, các mẹ không ngạc nhiên choáng váng như dư luận, chỉ hỏi: các con đùa phải không? '.


Chỉ trong 2 ngày, Facebook và mạng xã hội tràn ngập những dấu hỏi và những dấu cảm thán xoay quanh hai chủ trương mới: Bà mẹ Anh hùng đi thi đại học được cộng điểm của Bộ Giáo dục – Đào tạo,
=============================

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/0_zpsc39c0afc.jpg
...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Bỏ quy định bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học
(Dân trí) - Ngày 16/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra Thông tư Bãi bỏ đối tượng ưu tiên Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học bởi quy định này không phù hợp với thực tế.


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 7 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 5 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
Trước đó, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013, về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

Theo quy định, người dự thi ĐH thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi ĐH, CĐ.
Giải thích về quy định trên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.
Tuy nhiên, sau khi Bộ GD-ĐT bổ sung thêm quy định đối tượng 03, nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp với thực tế.

PGS.TS Văn Như Cương cho biết: "Nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đến nay thì tính ra còn mấy người, và độ tuổi của các Bà mẹ có đi thi đại học được nữa không?. Tôi thấy khó hiểu và không thực tế. Các cơ quan nhà nước cần xem lại có phải lỗi đánh máy không hay là quy định như vậy?".

Trong khi đó, nhiều độc giả của báo điện tử Dân trí cũng bày tỏ không đồng tình với quy định cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng vì cho rằng quy định này rất thiếu thực tế.
Hồng Hạnh
Theo báo dantri.com.vn 17/7/2013

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vậy là Bộ GD&ĐT hết uống nước nhớ nguồn

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Khi tâm thần làm quan, chuyện gì cũng có thể xẩy ra.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tầm nhìn rơi…lõm tõm

Lê Tự


1.Theo nghin cứu của các nhà buôn dưa lê học, đăng tải trên bản tin 1-4 thì Việt Nam ta là nước đầu tiên có người lên vũ trụ, đó là Chú Cuội. Chú Cuội đã bay lên vũ trụ từ mấy triệu năm nay (hiện không còn tài liệu nào nói rõ ngày tháng Chú bay lên mặt trăng). Tuy nhiên người trên vũ trụ bất diệt nên bà con nhân dân vẫn nhìn thấy Chú ngồi dưới gốc đa trên mặt trăng, bên cạnh con trâu to đùng (con trâu này mà về Đồ Sơn tham gia trọi thì sẽ đạt giải nhất là cái chắc vì nó rất khoẻ). Theo nghin cứu thì một năm trên vũ trụ bằng 1.000 năm ở hạ giới. Nếu ai muốn bất tử thì lên mặt trăng mà sống với Chú Cuội thì vui.


Người thứ hai bay lên vũ trụ ở ta là Thánh Gióng. Khi đẻ ra Thánh Góng bị bệnh tự kỷ, 3 năm ròng không nói năng gì, không bú mớm gì, khi nghe có giặc xâm lăng thì người vươn vai đứng bật dậy chói loà, ăn một phát hết 3 xuất cơm hộp, sau đó nhổ bụi tre quật giặc chết tươi. Đất nước thành bình, Thánh Góng không màng gì công lao, chức tước, bay một mạch lên trời sống những ngày tháng thong dong.

Người thứ 3 bay lên vũ trụ là Phạm Tuân. Sau khi Phạm Tuân trở về từ trên cao, quê hương có tổ chức một bữa liên hoan mừng chiến thắng. Một cụ đứng lên đọc câu thơ thành tích: “Hoan hô thằng cháu Phạm Tuân/ Bay lên vũ trụ một tuần về ngay”. Tuy nhiên, một cụ khác lại quát ngược  cũng bằng thơ: “Đất nước thiếu gạo thiếu mỳ/ Mày lên vũ trụ làm gì hở Tuân?”. Tình thế này thì buộc Phạm Tuân phải lên tiếng kẻo hỏng bữa liên hoan: “Đất nước còn đói còn nghèo/ Cháu lên vũ trụ ươm bèo hoa dâu”. Tiếng vỗ tay rần rần, Phạm Tuân mặt nở mày cười cầm chém rượu đi khắp các bàn cụng vui.

Theo tìm hiểu của văn phòng buôn dưa lê thì hiện đề tài khoa học về “ươm bèo hoa dâu trên vũ trụ” do của Phạm Tuân làm chủ đề tài đã bị xếp xó rồi! Phạm Tuân được giao trọng trách ấy vì khi đó cả nước phát động phong trào thả bèo hoa dâu xuống ruộng lúa, khi bèo chết biến thành phân bón. Theo các tiễn sĩ học tại chức thì xác bèo hoa dâu chứa rất nhiều chất đạp nên lúa tốt bời bời, đạt trên 5 tấn/1 ha. Nếu bèo hoa dâu mà phát triển trên vũ trụ thì chất đạm sẽ rất cao, lúa tốt gấp nhiều lần, tha hồ nuôi quân đắnh giặc. Phải công nhận là tầm nhìn ươm bèo hoa dâu trên vũ trụ là tầm nhìn chiến lược ngắn ngày đấy chứ. Lần này nghe nói lại có người tiếp theo bay lên vũ trụ, không biết vị này có tiếp tục nghin cứu đề tài bèo hoa dâu nữa hay không?

2. Đến năm 2020 đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Kinh quá! Quanh ta đây, như Thái Lan, Sinh ga pua…mà còn chả dám phấn đấu trở thành đất nước có nền công nghiệp hiện đại nữa là…Sao họ hèn thế nhỉ, cứ hô hào đại đi thì mất cái gì. Tại sao họ chỉ giám quyết tâm phấn đấu trở thành một nước làm dịch vụ, du lịch thôi, chỉ làm những gì thuộc về thế mạnh thôi.

Với tư duy một đất nước công nghiệp hiện đại hoá thì phải có thật nhiều khu công nghiệp, trong đó có thật nhiều nhà máy, xí nghiệp nên khắp nơi đua nhau thu hồi đất làm khu công nghiệp, khu chế xuất. Than ôi, không biết có bao nhiêu khu công nghiệp đang sống dở chết dở, thậm chí thu đất bờ xôi ruộng mật rồi bỏ hoang, người dân thì không có đất sản xuất. Đến mấy cái đinh vít cũng phải nhập của Tầu mà lại mơ xây dựng đất nước công nghiệp hiện đại thì thật là một tầm nhìn xa quá ngọn cỏ. Tính ra thì chỉ còn có 6 năm nữa là tới năm 2020 rồi, liệu với cơ sự này đất nước có trở thành một cường quốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá được không? Một người dân bình thường thôi cũng đã thấy đó là một câu chuyện viễn tưởng rồi, nói chí tới tầm nhìn của mấy người có học. Một thời dân ta đã chẳng nói: “Cơ giới hoá toàn cuốc” đấy thôi. Bao nhiêu năm nay xây dựng CNXH mà con trâu vẫn cứ đi trước, cái cày 51 đi sau, người thì đi sau cùng ngắm đuôi trâu thì bao giờ mới tiến lên hiện đại được nhỉ?

Điều này thì có thật một trăm phần trăm: Đất nước ta đã và sẽ trở thành một cường quốc họp trên toàn thế giới. Đi đâu cũng thấy họp, ngày nào cũng thấy họp. Đây là trọng bệnh, mà đã là trọng bệnh mà không chữa đi thì không thể làm gì được đâu. Nhà thơ Nga V.Maiakovsky đã viết bài thơ “Những người loạn họp” trong thời kỳ xây dựng XHCN ở Liên Xô cũ, trong đó có câu: “Ôi ước sao được họp thêm một cuộc/ Để tìm phương thức thanh toán các cuộc họp trên đời”. Đã họp là phải báo cáo thành tích, thành tích không có thì phịa ra, thế thôi.

3. Hãy làm những gì mà dân ta có thế mạnh. Đây là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công rồi. Để trở thành một nước công nghiệp hiện đại hiện nay là rất khó bởi cần rất nhiều vốn liếng, nhiều chuyên gia giỏi đầu ngành và phải có một đội ngũ những người sáng chế. Nhưng chúng ta vẫn nói, Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia nghèo trên thế giới, chưa có trường đại học nào được công nhận chuẩn quốc tế…thì làm sao trong vòng vài năm có thể trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chứ. Hãy tỉnh ngộ lại đi còn chưa muộn. Cùng lắm cũng chỉ nên bắt chước một số nước trong khu vực, tập trung vào sức mạnh thực tế mà phát triển như cấy nhiều gạo cao cấp xuất khẩu, chế biến thực phẩm, làm du lịch, phát triển chăn nuôi, dịch vụ…Thế thôi…
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] ›Trang sau »Trang cuối