Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Nguyễn Hùng Việt

Sau đây là một số thông tin về cụ bà lẫy lừng Võ Tắc Thiên (625 - 705) mà mình gom góp được.

Gia đình cụ có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ, thuộc quận Tinh Châu, hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây (nghe cứ như ở Việt Nam ấy nhỉ). Cha cụ là Võ Sĩ Hoạch, một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Mẹ cụ là Dương Thị, một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Thế nhưng Võ Tắc Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ mà hình như ở Lợi Châu, hiện là thành phố Quảng Nguyên, phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, vì cha cụ bị thuyên chuyển công tác liên tục từ vùng này qua vùng khác trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên vẫn có nhiều nguồn tin hóng hớt là cụ được sinh ra ở Trường An, rồi nhiều nơi khác nữa, biết đâu có khi ở Hà Nội bây giờ ý nhỉ.

Thực ra tên khai sinh của cụ là gì gì đó, nhưng khi được tuyển vào làm Tài Nhân (tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm) trong hậu cung vua Đường Thái Tông, đích thân vua đổi tên cụ thành Võ Mị Nương vì cho rằng tên kia không hay, Mị có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp". Cụ vào cung năm 636 hay 638 gì đó thì đến năm 649, Đường Thái Tông chết, và có nghĩa là tài nhân Võ Mị Nương, vì là thiếp của vua, phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo để quả đầu tóc gió thôi bay.

Không lâu sau, cụ lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, lôi tuột trở lại hoàng cung bởi vì ông này đã sốc trước sắc đẹp của cụ khi đi cúng tế cho cha ở ngôi chùa đó. Vợ vua Cao Tông, Vương hoàng hậu đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Võ Mị Nương hòa nhập lại vào cung đình. Số rằng thì mà là nhà vua lúc ấy đang rất sủng ái một phi tần họ Tiêu, và hoàng hậu thì hy vọng rằng khi có một “hot girl” mới, nhà vua sẽ thôi chú ý tới người phi kia. Xoay quanh câu chuyện này, các nhà sử học hiện nay đang tranh cãi rất hăng, người thì cho rằng Võ Tắc Thiên trên thực tế chưa hề rời khỏi hoàng cung, và có thể cụ đã có tình ái với vị thế tử (người sau này là vua Cao Tông) từ trước, khi vua Thái Tông còn đang sống. Cái này ai mà xem phim bộ Võ Tắc Thiên do Phan Nghinh Tử thủ vai chính sẽ thấy quen quen. Nhưng dù kiểu gì thì Võ Tắc Thiên cũng thành thiếp của Cao Tông từ khoảng sau năm 650 và cụ được gọi là Chiêu Nghi, mức cao nhất trong chín cấp bậc của những phi tần thuộc hàng thứ hai. Việc vị hoàng đế lấy một trong những người thiếp của cha mình, và lại từng là một sư nữ như các nhà sử học truyền thống tin tưởng là một cú sốc đối với những nhà đạo đức Khổng giáo.

Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Nhanh chóng cụ leo lên chức Thần Phi, thứ bậc cao hơn bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Rồi cụ lập kế hoạch xử lý Tiêu phi trước và tiếp theo là Vương hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bất ngờ bị chết. Vương Hoàng hậu bị nghi ngờ (nhiều người cho là bị đổ tội) là đã giết nó vì ghen tuông. Tháng 11 năm 655, Vương hoàng hậu bị giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu. Thế là cụ lập tức giết Vương hậu cùng Tiêu phi một cách tàn bạo, sai người đập nát chân tay họ và sau đó tống vào những thùng rượu to để họ còn sống khổ cực thêm ít ngày nữa trước khi chết. Nếu thực thế thì cụ này quả là dã man.

Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ, từ tháng 11 năm 660, cụ bắt đầu ở hậu trường cai trị Trung Quốc, rồi tiến đến nắm quyền tuyệt đối khi hành quyết Thượng Quan Nghi và Lý Trung vào tháng 1 năm 665. Vị hoàng đế lúc ấy đã câm lặng để coi chầu còn cụ chắc núp phía sau ngai và đưa ra các quyết định. Cụ cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo (hai con trai của cụ là Hoàng đế Trung Tông và Hoàng đế Duệ Tông).

Cụ chỉ thực sự chiếm hẳn quyền lực vào tháng 10 năm 690, khi tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theo tên thái ấp của cha cụ và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó thời cổ Trung Quốc mà cụ coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Tháng 12 năm 689, mười tháng trước khi chính thức lên ngôi, cụ đổi tên thành Võ Chiếu. Ý nghĩa của chữ “Chiếu” ám chỉ rằng cụ giống như tia tử ngoại chiếu xuống từ bầu trời.  Khi lên ngôi, cụ tuyên bố mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "hoàng đế" vốn đã được cấp bản quyền phát minh cho Tần Thuỷ Hoàng từ 900 năm trước. Thêm nữa, bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 năm của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho những nhà nho đạo Khổng.

Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võ đế quyết định di nát hội chống đối và đưa các fan trung thành vào triều. Thời cai trị của cụ để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, cụ lập ra Đội đặc nhiệm để đối phó với bất kỳ sự chống đối nào có thể nổi lên. Cụ lấy lòng dân bằng cách ủng hộ, đề cao Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, nick của cụ được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, nick này giữ nguyên cho tới tận cuối thời cai trị của cụ.

Khi Lý Hiển chính thức trở thành thái tử, bà bắt đầu lo sợ con cháu Võ thị sau này sẽ bị tiêu diệt khi mình qua đời nên đã gọi Lý Hiển, Vương Đán và Thái Bình Công Chúa đến và buộc ký vào giao ước có luật sư làm chứng đàng hoàng rằng không được làm hại Võ thị sau khi cụ mất mặc dù cụ biết sau này Lý Hiển lên ngôi thì việc làm này cũng vô nghĩa.

Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ đế không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính. Quyền lực của cụ cũng kết thúc ngày hôm đó, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705.

Võ đế chết chín tháng sau đó, có lẽ cụ cũng được an ủi rằng cháu trai của mình Võ Tam Tư, con người em họ, cũng tham vọng và hấp dẫn như bà, đã gắng sức nhằm trở thành người chủ thực sự của triều đình, kiểm soát vị hoàng đế Đường Trung Tông vừa được tái lập thông qua hoàng hậu họ Vi của ông ta, người mà Tam Tư đã có tình ý từ trước.

Sử sách ghi lại thường ám chỉ cụ là một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường. Còn một chi tiết rất nổi tiếng mà chưa được nhắc đến là giang hồ đồn thổi cụ này là đệ nhất dâm nữ. Giai cứ gọi là xếp hàng để phục vụ. Mà xong đứa nào là xử luôn đứa đấy. Hình như cũng có trường hợp đặc biệt được Võ đế sủng ái tái sử dụng nhiều lần. Rồi giang hồ cũng đồn cụ có cái thú quái gở là xem cảnh nam nữ abc trực tiếp, đến khi giai “coming” là cụ sai người chặt phăng luôn cái đầu đi (Nghiêm túc là chi tiết này đã được in trong 1 cuốn sách của Việt Nam, rất xịn và đắt tiền chuyên đề về phụ nữ hồi đầu những năm 90 của thế kỷ XX).

Túm lại là hồi xưa, các sử gia Trung Quốc chửi cụ dữ lắm, nhưng giờ thì khác rồi, đã có người ca ngợi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

em nhớ là trước lúc lâm chung có 1 ngày, Võ Tắc Thiên đã xuống chiếu chỉ giữ danh hiệu Tắc Thiên Đại Thánh hoàng hậu thay vì tắc thiên đại thánh hoàng đế mà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]