Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục


1. Làm sao tránh được lời nguyền tài nguyên? (Phạm Duy Hiển)   . . . .            trang 1

2. Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?    (Phạm Duy Hiển)

3. Củng Lợi: “Chúng ta ngày càng có ít đất trồng trọt”

4. Bài 1: Quảng Nam: các dòng sông đã chết

5. Bài 2: Tận thu, tận diệt ở rốn vàng Phước Sơn

6. Bài 3 : Bộ, tỉnh, huyện, xã… mạnh ai nấy cấp phép đào vàng

7. Bài 4: Tan hoang núi đá trắng ở Quỳ Hợp, Nghệ An

8. Bài 5: Tàn phá tài nguyên du lịch tự nhiên

9. Bài 6: Núp bóng nạo vét cửa biển để bán cát      . . . .            trang 2

10. Bài 7: Vàng đen và những cơn bão cát

11. Bài 8: Phân chia tài nguyên theo lợi ích nhóm

12. Chúng cháu cũng muốn có tương lai!

13. Tranh biếm do Shrek gửi

14. Chuyện lạ ở rừng Phan Dũng

15. Bảo tàng Anh và đạo đức của nhà tài trợ

16. Ai bao che Hyundai – Vinashin?

17. Cổ phiếu công ty Zijin gây ô nhiễm bị tẩy chay

18. Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân sát Việt Nam   . . . .   trang 3

19. Thành lập trung tâm xuất sắc đầu tiên tại Việt Nam

20. Các đập nước đe dọa cá sông Mekong

21. Đã có xăng sạch

22. "Chúng ta thiếu tôn trọng cuộc sống"

23. Án lệ Vedan

24. Nhà nước và thông điệp Vedan

25. WWF ủng hộ hoãn phê chuẩn các dự án xây đập ở sông Mekong

26. Vedan chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân         . . . .  trang 4

27. Vĩnh Long: phải tái xuất hết hàng chục tấn rùa tai đỏ

28. Kỳ 1: Hùa nhau tàn sát rừng  (Mai Quốc Ấn)

29. Kỳ 2: Tan hoang rừng đệm

30. Thắng – thua Vedan   (Mỹ Lệ)

31. Tôm hùm Mỹ nhập trái phép vào Sóc Trăng  (tác giả: Mỹ An)

32. Đà Lạt biến dạng trước cơn lốc đô thị  (Quang Sáng)

33. Vào rừng đụng dự án biết thự  (Tùng Quang)

34. Suối Đạ Quyn bị đầu độc vì hóa chất chế biến vàng  (Võ Trang)     . . . . . trang 5

35. Kết quả kiểm tra 10 nhà hàng kinh doanh động vật hoang dã

36. Loạt ảnh của Shrek về việc xâm hại, tàn phá môi trường, và đe dọa an ninh quốc gia.

37. Trung Quốc: Những thiên tai nhân tạo       . . . . . . . . trang 6

38. Ngôi trường đẹp như mơ

39. Trung Quốc: công bố vụ che giấu dầu ăn "bẩn"

40. Khánh Hoà: cho nước ngoài thuê hơn 1.000ha mặt biển   (Thái Bình)

41. Ngày hội hành động toàn cầu chống biến đổi khí hậu

42. Vedan đã đặt bút ký bồi thường cho nông dân Đồng Nai

43. Còn thế này mới...ghê chứ!  (Shrek)

44. Phát động chiến dịch “Tiêu dùng xanh” . . . . . . . . .  trang 7

45. 31 người thiệt mạng vì bọ cắn ở Trung Quốc

46. Truyện tranh môi trường

47. Ấn Độ: Bác dự án khai thác bauxite để bảo vệ rừng

48. Triệt phá đường dây buôn bán xương cao hổ

49. Vạch trần “công nghệ” nấu cao dỏm

50. Sao không là cảnh sát bảo vệ rừng?   (Mai Quốc Ấn)

51. Làng Tre Việt Nam nhận giải của UNDP

52. Truy sát voọc ngũ sắc   (Huỳnh Văn Mỹ)

53. Thả 50.000 con cá hô về sông Mekong


Mời xem tiếp tại trang 8
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Làm sao tránh được lời nguyền tài nguyên?

* PHẠM DUY HIỂN



Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.


Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới


Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.

Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.

Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.

Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”

Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên

Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.

Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP. Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?

* PHẠM DUY HIỂN



Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.

Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.

Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 – 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 – 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?

Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.

Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá – hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái “bẫy thu nhập trung bình”. Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu “khoa học – công nghệ là then chốt” xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá – hiện đại hoá!

Có người phản biện: “Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?” Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học – công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Củng Lợi: “Chúng ta ngày càng có ít đất trồng trọt”



Là đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc, Củng Lợi đang đại diện các nỗ lực chống đói nghèo của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO). Chiến dịch 1billionhungry (1 tỉ người đói, http://www.1billionhungry.org) của FAO nhằm nâng cao sự nhận thức của thế giới về thực tế: cứ sáu người trên thế giới thì có một người không đủ ăn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/293/426293.jpg

Trả lời BBC mới đây, cô nói điều cần mọi người hiểu rõ là đất đai dành cho nông nghiệp đang bị giảm để phục vụ công cuộc hiện đại hóa. Các tòa nhà chọc trời, văn phòng và nhà máy được xây dựng trên vùng đất từng để trồng trọt. “Vấn đề quan trọng nhất là hiện tại chúng ta ngày càng có ít đất để trồng trọt hơn. Làm thế nào chúng ta sẽ có đủ lương thực trong tương lai?”, cô nói.

Về vai diễn mình thích nhất, Củng Lợi cho biết đó là vai nàng Thu Cúc trong Thu Cúc đi kiện từ 20 năm trước. “Đó là vì nhân vật tôi đóng muốn có công bằng và phẩm giá cho mình. Đây là điều rất đơn giản, nhưng là yêu cầu cơ bản mà tất cả mọi người đều cần”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chảy máu tài nguyên: tường trình từ điểm nóng

Theo số liệu của bộ Tài nguyên và môi trường, đã có gần 4.000 giấy phép khai thác khoáng sản trên cả nước. Đó là chưa kể các hoạt động khai thác lậu đến mức ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Vàng, than, thiếc, titan, sắt, đồng, chì, kẽm cùng hàng trăm loại khoáng sản khác đang từng ngày “chảy máu”. Rừng đầu nguồn, ruộng đồng, sông suối bị tàn phá dữ dội, tài nguyên quốc gia rơi vào tay tư nhân, nước ngoài, cuộc sống người dân đảo lộn… Phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị tường trình từ các điểm nóng.

Bài 1: Quảng Nam: các dòng sông đã chết



Dọc con sông Thu Bồn lên tận chân núi Ngọc Linh; khắp các huyện miền núi Quảng Nam dưới chân dãy Trường Sơn ở đâu cũng có vàng, mà tập trung nhiều nhất là vùng Phước Sơn. Ở “thị trấn vàng” Khâm Đức (huyện lỵ Phước Sơn) bây giờ, giá sinh hoạt mọi thứ còn đắt đỏ hơn cả Sài Gòn, Hà Nội. Câu chuyện vàng luôn là câu chuyện thời sự ở đây đã hàng chục năm qua.

Chúng tôi đi bằng ghe máy từ xã Quế Lâm huyện Nông Sơn vượt Hòn Kẽm Đá Dừng lên xã Hiệp Hoà huyện Hiệp Đức. Buổi chiều không mưa nhưng nước sông Thu Bồn đỏ quạch, bọt bèo trôi lềnh bềnh.

Tàn phá giai đoạn cuối

Làng Trà Linh thuộc xã Hiệp Hoà, nằm bên thượng nguồn. Ba cha con ông Tuấn Đen người ở làng này đi chung chuyến đò đang lo lắng không có người trợ giúp để đưa xe máy vào làng. Những núi cát khổng lồ che lấp đường ra bến sông, khuất mất luỹ tre làng. Từ con đò nhỏ, nhìn vào chỉ thấy núi cát và hố sâu. Ba chiếc tàu cuốc chuyên dùng để khai thác vàng cao bằng toà nhà ba tầng, đang khoan hút quặng với sự hỗ trợ của xe xúc, xe ủi.

Toàn cảnh bãi vàng sa khoáng tại làng Trà Linh hoang tàn hơn cả một công trình thuỷ điện bạt núi lấp sông. Nước thải đỏ ngầu từ những hố khoan của tàu cuốc được khơi dòng chảy ầm ầm ra sông. Thượng nguồn Thu Bồn ở đoạn này bị lấp hẳn chỉ nhỏ như một con suối. Khi chúng tôi bước lên bãi, bằng một cú ra hiệu của người lái xe xúc, những chiếc tàu cuốc, xe xúc bỗng nhiên tắt hẳn máy. Một thanh niên đi tới chặn chúng tôi lại hỏi: “Các anh vào đây làm chi?”. Chúng tôi trả lời đi lượm đá cảnh. Ngay sau đó, từ trong những chiếc tàu cuốc các thợ đãi vàng khác bước ra, dùng điện thoại gọi í ới những người khác ở trên lán trại ở trên cao đi xuống. Người lái đò cho chúng tôi biết: “Chúng đang cảnh giới. Bọn này đang tàn phá giai đoạn cuối, chẳng sợ ai. Mấy năm trước chúng phá từ bãi đầu làng, nay đã tới đây. Nói miết, kêu miết cũng chính quyền không nghe, bọn nó cũng điếc luôn. Các anh tin không, tôi làm nghề lái đò dọc trên sông nhưng nhiều khi lỡ đường, không có nhà dân phải chịu khát khô cổ!”. Ven sông Tranh (thượng nguồn Thu Bồn) thuộc địa bàn huyện Hiệp Đức còn có hai công ty khác cũng được cấp giấy phép khai thác vàng sa khoáng kiểu tương tự.

Bãi vàng sa khoáng ở làng Trà Linh của công ty TNHH Nhất Phương có trụ sở tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Nam. Giữa năm 2008, công ty này được UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép khai thác cát sạn. Tuy nhiên sau khi hoạt động mấy tháng, người dân địa phương phát hiện công ty này không khai thác cát mà chỉ đào quặng khai thác vàng sa khoáng. Bị dư luận phản ứng, UBND tỉnh Quảng Nam sửa sai bằng cách cấp giấy phép bổ sung cho công ty Nhất Phương được tận thu vàng sa khoáng trong quá trình khai thác cát sỏi từ ngày 24.11.2008. Có được giấy phép, công ty này làm tới, huy động lúc cao điểm lên tới sáu chiếc tàu cuốc, đào hút quặng vào tận rìa làng, gây sạt lở đất trồng hoa màu. Năm 2009, người dân địa phương đã kéo ra đập phá tàu cuốc nhưng chính quyền địa phương kịp thời ngăn chặn. Tính đến thời điểm này, bãi vàng sa khoáng Trà Linh coi như đã bị làm thịt xong. Điểm khai thác còn lại mà ba chiếc tàu cuốc đang hoạt động chúng tôi chứng kiến đang làm ở cuối bãi. Suốt chiều dài 3km đứng nhìn từ trên là những dãy núi cát sạn ngổn ngang, những hố sâu hun hút.

Đầu độc dần dần

Sau sự cố bị người dân địa phương gây áp lực, đòi đập phá phương tiện, công ty Nhất Phương được sự hỗ trợ của chính quyền tổ chức họp dân. Tại cuộc họp này đại diện công ty hứa với nhân dân làng Trà Linh sẽ xây dựng cho làng một nhà họp dân, làm một đoạn đường bêtông và hỗ trợ mỗi gia đình 1 triệu đồng. Sau cuộc họp, đại điện nhân dân đã ký một biên bản cho phép công ty này được khai thác vàng kèm theo điều kiện nói trên. Như vậy, ngoài giấy phép mà UBND tỉnh Quảng Nam đã cấp, công ty Nhất Phương còn có thêm một lá bùa khác nữa và tự do tàn phá bất chấp người dân sống ven sông Thu Bồn ở phía dưới làng này thuộc huyện Nông Sơn, Duy Xuyên phải gánh chịu hậu quả.

Võ Thân, một người dân sống ở bến đò Tí thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn nói: “Gần ba năm nay, ở vùng này không ai dám xuống sông tắm chứ đừng nói tới lấy nước uống. Tắm một lần thì ngứa ngáy nhưng tắm lần thứ hai thì da phồng rộp hết lên cả tháng mới lành nên thất kinh!”. Tình trạng tương tự ở đoạn sông dưới nữa thuộc xã Quế Trung, Trần Văn A lái đò cho biết không một ai liều mình xuống sông tắm. Vậy mà, ngay cạnh bến đò đầu Trung Phước của xã này, nhà máy nước vẫn vô tư hút nước sông lên để cấp cho dân uống vì phía bên này khoan nước giếng khó và không có nguồn nước tự chảy từ trên núi xuống. Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, nhân dân hai bên bờ sông Thu Bồn thuộc huyện Nông Sơn bức xúc tình trạng họ bị “uống thuốc độc” dần dần hàng ngày.

Ý kiến đó cũng đã từng được nêu lên trong các kỳ họp HĐND tỉnh nhưng tình trạng vẫn không thay đổi. Chính quyền địa phương ở các huyện đầu nguồn đổ lỗi cho việc sông ô nhiễm là do thuỷ điện.

Trong các hồ sơ xin giấy phép khai thác vàng của các công ty thường đi kèm với lới hứa bảo đảm môi trường. Tuy nhiên, sau khi có giấy phép này rồi, việc giám sát kiểm tra về môi trường đó như thế nào thì không ai biết. Vàng trong tự nhiên có hai loại là vàng đất và vàng sa khoáng. Đối với vàng sa khoáng, trọng lượng nhẹ, mỏng, chỉ có thể tách ra bằng cách dùng chất độc cyanua để phân kim. Các điểm khai thác vàng sa khoáng ở Quảng Nam tập trung ven hai bên bờ đầu nguồn các con sông, lượng cyanua chưa phân huỷ hết tha hồ thải ra sông đổ xuống hạ lưu.

Sông Thu Bồn và sông Vu Gia, hai con sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam đã thực sự thành những con sông chết. Đi xuồng máy dọc hai bên bờ sông Thu Bồn, vẻ đẹp thanh bình của những làng mạc bãi bồi ngày xưa đã thực sự biến mất. Hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu tắm sông, những cô gái chiều chiều ra sông gánh nước, những chiếc thuyền chài buổi hoàng hôn trên sông Thu Bồn đã trở thành dĩ vãng. Những làng chài như Tí, Sé, Khánh Bình, Bến Đồn… nổi tiếng đánh cá sông xơ xác. Ngư dân sông nước đã bỏ thuyền lên bờ kiếm sống vì tôm cá không còn. Cái còn lại duy nhất là những bài ca sầu oán của những con người muôn đời gắn bó và sống lầm lũi hai bên bờ sông.

Nhóm phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện

Loạn khai thác có phép và trái phép

Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 113 giấy phép thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản do bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Công thương và UBND tỉnh Quảng Nam cấp đang còn hiệu lực. Trong số giấy phép chế biến khoáng sản chiếm phần lớn là khai thác cát sỏi với 48 giấy phép và vàng với 41 giấy phép. Năm 2009, khối lượng khoáng sản khai thác, chế biến, xuất khẩu vàng tại Quảng Nam đạt 795,49kg, bạc có đi kèm vàng 298,70kg.

Ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam năm 2009 thu được 77,7 tỉ đồng từ ngành chế biến khai thác xuất khẩu khoáng sản. Trong đó thuế tài nguyên chiếm gần 23 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, cá nhân còn tổ chức khai thác trái phép, nhất là khai thác vàng. Theo số liệu thống kê của tỉnh Quảng Nam, từ năm 2009 đến nay, các ban ngành đã tổ chức 100 đợt kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác khoảng sản trái phép, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chảy máu tài nguyên: tường trình từ điểm nóng

Bài 2: Tận thu, tận diệt ở rốn vàng Phước Sơn



Ngay ngã ba của con đường từ quốc lộ 14E đi vào bãi vàng xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) là một ổ voi sình lầy, dù giờ đang mùa nắng. Anh xe ôm ngồi trên chiếc Minsk độ ra giá với đoàn khách có ý định vào bãi “400.000 đồng/người”. Trong tích tắc, những chiếc xe đặc dụng này gầm rú, lao vào rừng xanh.

Dù đoạn đường chưa đầy 20km nhưng phải mất gần hai giờ đồng hồ, đi dưới trời mưa và trên vách đá, đoàn khách mới tập kết đến ngã ba thôn 8 – điểm trung chuyển và cũng là “phố thị” của trung tâm vàng Việt Nam.

Cửa ngõ vàng

Cái ngã ba “phố thị” này chỉ khoảng hơn chục nóc nhà tạm bợ và hàng quán nằm rải rác dưới thung lũng. Muốn nhìn lên các bãi vàng, trên những dãy núi cao, phải ngửa cổ. Từ thung lũng, suốt ngày, tiếng ầm ì của máy nổ phát điện và thỉnh thoảng tiếng mìn vọng xuống. Vùng này vốn là đất của người Cơ Tu nhưng hiện có nhiều người Mơ Nông đến đây ngụ cư, nấu rượu bán cho bãi vàng. Người Kinh đến buôn bán và chạy xe thồ, kiêm luôn thông tín viên cho các ông chủ bãi. Ban ngày, “phố thị” vắng vẻ, chỉ có đội xe thồ lượn ra vào, nhưng buổi tối mới thấy hết cảnh náo nhiệt. Bà Hồ Thị Phi (người Mơ Nông) kể, phu mỏ xuống đây uống rượu nườm nượp, chật hết các quán. Chồng chết, bà sống với đứa con gái chờ gả chồng, mỗi ngày nấu 10 ký gạo, được hơn chục lít rượu nhưng bán và uống không đủ. Ngày trước, lúc còn là những bãi vàng thổ phỉ (đào đãi trộm), mỗi tối, nơi đây tập trung hàng trăm phu mỏ ăn nhậu, tất nhiên, ma tuý, mại dâm ùn ùn kéo vào lập trại. Nay, cái thung lũng “phố thị” này trở thành đất mỏ của công ty Ngọc Lĩnh (UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép khai thác vàng), nên bớt lộn xộn hơn vì mọi người thành kẻ ở đậu. Nếu khác ý chủ sẽ bị đuổi ra khỏi thung lũng.

Ngồi trong quán rượu chưa đầy năm phút, một nhân vật chừng ngoài 40 tuổi, mình đầy xăm trổ bước vào. Lạnh lùng nhìn khách, vị này buông câu không đầu đuôi: đi đâu? Vị trung niên này xưng tên Để, người ở đây. Khách và chủ cùng nhìn bằng ánh mắt tò mò, như muốn đọc vị nhau. Ông Để, theo nhiều người ở bãi vàng, là cổ đông của công ty Ngọc Lĩnh kiêm giữ trật tự khu vực này. Trong suốt dọc hành trình leo vào các bãi vàng của chúng tôi, ông Để là người đồng hành từng bước chân.

Công ty thay thổ phỉ

Khu vực bãi vàng này nằm tại thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, hiện có năm công ty khai thác, gồm: Hà Thắng, Ngọc Lĩnh, Nam Mai, Hữu Minh và S.S.G. Kẻ nhiều như công ty cổ phần khai khoáng S.S.G được gần 30ha, ít như công ty Ngọc Lĩnh, gần 5ha, tất cả chiếm cứ trên 50ha rừng nguyên sinh. Cả năm công ty trên đều có giấy phép do chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cấp trong thời gian từ 2007 – 2009. Nội dung giấy phép cấp cho các công ty khai thác vàng đều na ná nhau “thuê đất khai thác, chế biến vàng” và có thời hạn. Cả một dải rừng đại ngàn đổi màu, nơi nơi đào bới, dựng lều, đất đá lộn ngược. So với hai năm trước, nơi đây đã có một sự thay đổi: từ vàng thổ phỉ thành vàng công ty (hợp pháp), chỉ có điều công ty đào bới khoẻ hơn vì có nhiều máy và thuốc nổ.

Muốn lên bãi vàng của công ty Ngọc Lĩnh gần đó, nằm trên núi cao, phải qua một con sông tên Trà Loa (theo cách gọi của người dân nơi đây). Tuy nằm giữa đại ngàn và đang mùa nắng nhưng nước luôn màu xám xịt, ngập bùn lầy. Nước thải sặc mùi hoá chất từ các điểm nghiền quặng của công ty khai thác ồ ạt chảy xuống dọc hai bờ thượng nguồn của Thu Bồn. Trong khi ông Để chắc còn đang bận nghĩ, khách đã leo vào cửa hầm. Một tốp công nhân dừng ngay việc và im lặng, người được gọi là quản lý bãi, tên Võ, chạy đến. Khách được chia làm hai tốp, bị “áp tải” theo hai hướng. Đi dọc địa giới của Ngọc Lĩnh, nơi có cả trăm phu mỏ vàng, tất cả toát lên vẻ lạnh lùng, lầm lũi cạnh những cỗ máy nổ xình xịch.

Ở gần chân núi, công ty Ngọc Lĩnh khoét hai cửa hầm, một cửa đi ngang để phá đá và thoát nước, cửa đứng (giống như giếng) ở trên đỉnh núi để khai thác quặng. Hai phu mỏ tên Thuần và Dự (người Mường) cần mẫn ra vô hầm. Cả hai là bạn bè, chưa đầy 20 tuổi, từ Ngọc Lặc, Thanh Hoá vào đây làm phu mỏ chừng ngoài năm. Ngồi cạnh đống thuốc nổ, kíp…, Dự mài con dao nhọn dài chừng bốn tấc vào bánh đà của máy bơm hơi (dùng để cắt thuốc nổ), Dự nói nhát gừng: “Mỗi tháng lương được gần hai triệu. Chủ lo ăn, ở, thuốc lá được phát hai cây mỗi tháng”. Thuần ngồi cạnh, cầm cái điếu cày rít thuốc lào, lẩm bẩm “ở đây hút thuốc lá không đủ và không sướng”. Như tất cả phu mỏ tại đây, Thuần và Dự làm theo ca, việc chính là đánh thuốc nổ phá đá ở cửa hầm ngang. Đánh xong thuốc nổ từ độ sâu 170m, cả hai sẽ luân phiên đẩy đá ra ngoài cửa lò. Bắn thêm điếu thuốc lào, Thuần xé bông gòn đệm vào khẩu trang, bước vào cửa lò, Dự xoay sang gói thuốc nổ, không nói thêm câu nào.

Giá của miếng ngon

Trong các quyết định của chủ tịch UBND tỉnh khi cấp phép cho công ty khai thác vàng đều nêu rõ sản lượng vàng. Thí dụ, với công ty Hà Thắng, bãi vàng rộng 8,3ha, dự kiến trữ lượng khoáng sản tại khu vực này 107kg vàng, công suất khai thác của Hà Thắng khoảng 8kg vàng/năm. Thời hạn khai thác, chế biến và thuê đất đến hết tháng 4.2012. Với công ty cổ phần khoáng sản S.S.G được khai thác, chế biến vàng với trữ lượng khoáng sản dự kiến là 126.346 tấn quặng, tương đương gần 215kg vàng, thời gian khai thác từ tháng 9.2008 đến hết tháng 8.2013. Một điểm khác, khi cấp phép cho các công ty khai thác vàng, tỉnh đều ghi là rừng sản xuất nhưng, liệu đây là rừng sản xuất hay rừng phòng hộ khi xung quanh bạt ngàn, dày đặc rừng cây cổ thụ. Điều cảm nhận được, với tốc độ đào bới này, chỉ ít năm nữa, những cánh rừng phòng hộ cuối cùng của Quảng Nam, nằm ở Đông Trường Sơn sẽ biến mất.

Theo lý giải của một cán bộ tỉnh Quảng Nam, các công ty trên chủ yếu khai thác vàng tận thu. Việc cấp phép khai thác vàng cho các doanh nghiệp này nhằm mục đích hạn chế tình trạng khai thác vàng trái phép. Tuy nhiên, khi nhìn bằng mắt thường, vùng rốn vàng của Quảng Nam có vẻ bình yên hơn trước đây, nhưng tốc độ huỷ hoại rừng và ô nhiễm nước tăng thêm bởi máy móc, thuốc nổ và cyanua.

Vừa qua, tại bãi vàng thôn 8 này, phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra hai công ty khai thác vàng gồm Nam Mai và Hà Thắng. Sau khi lấy sáu mẫu nước thải tại khu vực chế biến quặng và hệ thống xử lý nước thải chuyển kiểm định đã cho kết quả: cả sáu mẫu nước thải đều có hàm lượng hoá chất vượt mức quy định nhiều lần. Hiện vụ việc đang được chuyển công an huyện Phước Sơn điều tra theo thẩm quyền. Nhưng nếu chỉ có Nam Mai và Hà Thắng huỷ hoại môi trường tại Phước Hiệp, liệu có đến mức cả con sông Trà Loa chảy về Thu Bồn quanh năm xám xịt, đầy bùn và hoá chất?

Do Nhóm phóng viên chuyên đề báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

gái có chồng

Vodanhthi đã viết:

Làm sao tránh được lời nguyền tài nguyên?

* PHẠM DUY HIỂN



Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.


Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới


Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.

Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.

Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.

Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”

Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên

Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.

Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP. Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.
Trước hết, thật tâm gửi lời cảm ơn đến người mở topic này...Tôi nghĩ rất hữu ích, ít nhất với lớp trẻ như chúng tôi ngoài những mơ màng, lơ lửng trên cành cây còn biết đến sự quan tâm của xã hội, thế giới về những ưu đãi ngọt ngào mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta...Một thời gian dài chúng ta vô tư sử dụng, không cần biết đến điểm dừng và cứ nghĩ là vô tận...Không bao nhiêu năm giờ đâu những con sông hiền hoà những tưởng không bao giờ cạn kiệt ...đã trơ đáy...Những con suối róc rách đi vào thơ ca làm xao lòng những chàng thơ và nàng thơ nay đã hoàn toàn biến mất...Những cánh rừng bị xoá sổ, càng ngày danh sách những động vật được đưa vào sách đỏ hoặc thông báo không còn sự hiện diện trên trái đất này...ngày càng dài...Đến lúc cả thế giới gào to Oh, My God...một cách tuyệt vọng trong cái hiệu ứng của nhà kính, trong sự tan chảy của băng, trong nóng lên của toàn cầu và lổ hổng của tầng Ô-Zôn ngày càng lớn...Một trong vô số những câu hỏi lớn được đặt ra: phải làm gì...làm thế nào được xướng lên một cách tuyệt vọng và chìm nghĩm trong những màu xanh đỏ thế giới tiền tệ...Khi không kiểm soát hoặc mất khả năng kiểm soát con người thường đặt ra những cấm đoán và quy định được làm và không được làm...Khi không còn có thể hạn chế hoặc triệt tiêu được người ta sẽ đặt mình trong một trạng thái mất an toàn nhất: Phải cách học cách sống chung với những điều bất an đấy, sống chung với lời nguyền ấy...Mà không hoặc cố tình không hiểu...chẳng có một năng lực siêu nhiên và huyền bí nào cả để đặt ra lời nguyền mà do chính chúng ta đã mượn vay trước một cách phung phí và bây giờ đã đến lúc chúng ta phải trả...Thiên nhiên hiền hoà nhưng rất giữ lời hứa và thiên nhiên như một tờ giấy trắng : Ta viết lên đấy chữ gì thì chúng ta sẽ được đọc chữ đấy...Một cách thật giản đơn trong cụm từ cổ tích của lời nguyền...
Phải làm gì...câu hỏi này quả thật rất lớn và có sự liên kết, gắn kết của cả một cộng đồng xã hội...mà bắt nguồn từ tri thức...Không cao siêu và uyên bác gì cả...chỉ là sự suy nghĩ giản đơn sự nhận thức tốt xấu của con người mà thôi...giá mà ai cũng yêu quý, ưu đãi cộng đồng, người thân và thiên nhiên như chính bản thân mình, biết tiết kiệm để phòng khi tối lửa tắt đèn, biết thu vén để phòng khi cơ nhỡ và biết suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định những vấn đề mang tính sống còn của chính bản thân mình thì sẽ không bao giờ có chỗ cho lời nguyền tồn tại...
Dân gian thường hay nói câu: Con người tạo ra của cải chứ của cải không tạo ra con người hoặc còn người thì còn của...v...v nhưng có một điều mà tôi cứ băn khoăn mãi chưa tìm ra được sự giả thích hợp lý cho chính mình: Của thì còn đấy...nhưng người thì dần mất đi...và từ sự mất đi ấy mà cuộc sống luôn tồn tại vô số những lời nguyền...
...
Không có thất bại, chỉ là chưa thành công...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chảy máu tài nguyên: tường trình từ điểm nóng

Bài 3 : Bộ, tỉnh, huyện, xã… mạnh ai nấy cấp phép đào vàng



Rừng đầu nguồn bị tàn phá, các con sông bị đầu độc cyanua, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề, tài nguyên khoáng sản thất thoát… Tại sao tình trạng cấp phép khai thác khoáng sản, nhất là vàng vẫn diễn ra tràn lan ở Quảng Nam?

Theo số liệu tính đến ngày 1.5.2010, tỉnh Quảng Nam có 113 giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản do bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Công thương và UBND tỉnh Quảng Nam cấp còn hiệu lực. Trong đó, vàng chiếm số lượng lớn với 43 giấy phép tập trung ở các huyện đầu nguồn sông Thu Bồn và Vu Gia như Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phú Ninh, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và đặc biệt là Phước Sơn.

http://sgtt.com.vn/Uploads/Images/8/fe7/8fe701e01279c625dfc29d627fd1a5e1.jpg
Một công nhân đang ngồi trên quặng đã sơ chế tại công ty khai thác vàng Bồng Miêu. Ảnh: Trần Việt Đức

Mạnh ai nấy cấp

Thực chất trong số giấy phép đó có bao nhiêu đơn vị còn đứng ra khai thác chế biến thì không ai nắm rõ. Đó chính là vấn đề mà bà Vũ Thị Phương Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đề cập trên diễn đàn Quốc hội vừa qua. Nhiều đơn vị đã chuyển nhượng giấy phép sau khi được cấp phép. Loạn giấy phép khai thác vàng tại tỉnh Quảng Nam dẫn đến tình trạng các cơ quan sau khi cấp phép chỉ giám sát hoạt động khai thác qua loa hoặc chỉ thanh tra kiểm tra khi có “vấn đề”.

Đó là trường hợp của công ty TNHH vàng Phước Sơn, đơn vị được bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép thăm dò vàng gốc (vàng đất) trên diện tích 4.200ha thuộc xã Phước Đức và Phước Xuân huyện Phước Sơn. Tháng 4.2010 vừa qua, sau khi kiểm tra, UBND huyện Phước Sơn kết luận trong khu vực thăm dò của đơn vị này xảy ra tình trạng đào đãi vàng, khai thác lâm sản trái phép, môi trường sinh thái bị tàn phá… Và ông Phạm Thế Quyền, chủ tịch UBND huyện Phước Sơn đã ký văn bản đề nghị tỉnh Quảng Nam kiến nghị thu hồi giấy phép của đơn vị này. Tuy nhiên, đến tháng 5.2010, công ty TNHH vàng Phước Sơn đã công bố trữ lượng mỏ vàng này có trữ lượng 10 tấn và đầu tư 20 triệu USD khai thác, chế biến tại nhà máy Dăksa. Đây là trường hợp điển hình của việc địa phương “làm khó” giấy phép của bộ. Chỉ riêng tại huyện Phước Sơn, hàng chục đơn vị được tỉnh cấp phép khai thác vàng mức độ tàn phá môi trường, xả chất độc hại ra sông nghiêm trọng gấp nhiều lần như những bãi vàng ở Trà Loa (xã Phước Hiệp) hoặc xã Phước Thành… nhưng không thấy các đợt “kiểm tra” đề nghị thu hồi giấy phép như đã nêu trên.

Bộ cấp phép, tỉnh cấp phép tràn lan, huyện ngó lên thấy như vậy nên cũng nhảy vào cấp phép lụi rồi đến xã, thôn và cả người dân mạnh ai nấy tha hồ “cấp phép” như trường hợp người dân thôn 3 Hiệp Hoà “đồng ý” cho công ty Nhất Phương khai thác vàng hay tám hộ dân ở xã Phước Kim bán đất cho công ty Hoa Phong… Một lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam nói với chúng tôi rằng vàng ở Quảng Nam đã chảy máu gần hết rồi còn gì để nói nữa. Sau khi cấp giấy phép, Quảng Nam coi như bỏ ngỏ vấn đề giám sát cho đơn vị khai thác bởi địa bàn khai thác xa xôi việc quản lý trữ lượng để thu thuế đối với vàng khó như đi bắt chim trời cá nước. Chưa kể đến những giấy phép lách luật để doanh nghiệp tận thu vàng nhưng nộp thuế khai thác cát sỏi.

Chất độc cyanua đổ ra sông

Vấn đề nghiêm trọng nhất tại Quảng Nam hiện nay là môi trường bị ảnh hưởng bởi việc khai thác vàng. Đại biểu Vũ Thị Phương Anh bức xúc trước diễn đàn Quốc hội: “Khi đi giám sát các thuỷ điện của khu vực miền Trung chúng ta thấy có những vùng cá chết hàng loạt, theo như người dân trước đây khi chưa khai thác vàng thì không có nhưng từ khi người ta sử dụng cyanua thì bắt đầu mới có hiện tượng này xảy ra”. Quảng Nam trở thành nơi tập kết cyanua lớn nhất cả nước bởi việc khai thác vàng có giấy phép và cả không giấy phép. Tất cả các đơn vị khai thác vàng đều có sử dụng loại chất cực độc này để phân kim.

Cách vài tuần, lực lượng công an lại bắt được một vụ vận chuyển trái phép chất độc cyanua. Có những vụ chấn động như ngày 22.5 vừa qua, xe khách 53N-9092 chạy từ Hà Nội vào TP.HCM bị lực lượng công an Đà Nẵng kiểm tra và phát hiện chở đến một tấn cyanua để cung cấp cho các bãi vàng tại Quảng Nam. Số lượng chất độc kinh hoàng như vậy đã khiến ông Bùi Cách Tuyến, tổng cục trưởng Môi trường phải giật mình không dám tin đây là sự thật. Bởi, chỉ với 0,15g chất độc này đã đủ giết chết một người. Trong những giấy phép khai thác vàng, chỉ ràng buộc những chủ đầu tư bảo đảm về môi trường chung chung, không có giấy phép nào nói cụ thể nói đến chất cực độc và cần thiết nhất cho việc phân kim vàng là cyanua.

Phần lớn các khu vực khai thác vàng đều nằm ở đầu nguồn nước, việc cấp phép tràn lan cho các đơn vị khai thác vàng và nạn đào đãi vàng trái phép thực sự đã giết chết môi trường. Các con suối đầu nguồn Phước Sơn, thượng nguồn Thu Bồn, Vu Gia… nơi ở những bãi vàng chúng tôi đã đi qua có thể nhìn thấy bằng mắt thường thực sự chúng đã “chết” từ lâu. Tại công ty TNHH khai thác vàng Bông Miêu ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, đơn vị được xem là bảo đảm quy trình khép kín về việc xử lý chất thải, chúng tôi tận mắt chứng kiến quy trình xả nước và xử lý qua ba hồ thải được xây dựng quy mô. Tuy nhiên, năm 2008, qua kiểm tra, hàm lượng cyanua ở những hồ thải này cũng vượt mức cho phép nhiều lần và bị buộc phải khắc phục vào năm ngoái.

Kỹ sư môi trường Bùi Thị Luân cho biết, tách vàng có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là dùng phương pháp tách bằng trọng lực đối với vàng lớn và phân kim bằng hoá chất đối với những hạt mỏng, nhẹ. Cyanua nếu dùng quy trình xử lý khép kín nó sẽ tự phân huỷ trong môi trường nước tự nhiên. Tuy nhiên, nếu xả trực tiếp ra các sông, suối đầu nguồn như chúng tôi chứng kiến tại các bãi vàng ở Phước Hiệp hoặc Hiệp Đức vừa qua thì cực kỳ nguy hiểm.

Theo đánh giá của viện Địa chất khoáng sản Việt Nam vào năm 1980, trữ lượng vàng tại Quảng Nam có 30 tấn, thực tế con số đó gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chưa có báo cáo cụ thể nào của chính quyền địa phương này cho biết với trữ lượng cụ thể của từng đơn vị được cấp phép và ngân sách thu vào bao nhiêu để đánh đổi việc giết chết môi trường này.

Do nhóm phóng viên chuyên đề báo SGTT thực hiện.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chảy máu tài nguyên: tường trình từ điểm nóng

Bài 4: Tan hoang núi đá trắng ở Quỳ Hợp, Nghệ An



Trở lại Quỳ Hợp, Nghệ An vào những ngày nắng nóng, không khí khoét núi, san đồi ở đây còn nóng hơn cả thời tiết. Hàng trăm công nhân hì hục kẻ khoan, người đục. Những chiếc máy xúc gầm rú, từng đoàn xe ben nặng hàng chục tấn nối đuôi nhau chở đá về những nẻo đường miền xuôi…

“Đi coi người ta phá núi thì vô Liên Hợp!”, Lò Văn L., người dân tộc Thái, khẳng định rồi dẫn đường chúng tôi.

http://sgtt.com.vn/Uploads/Images/6/980/69802f104c3b6fc6d20d4a628ac5aa72.jpg
Những đỉnh núi tại huyện Quỳ Hợp bị xới tung để lấy đá.

Đua nhau phá núi

Con đường huyết mạch vào vựa đá vòng vèo, cứ cách một đoạn lại bị những cơn lốc bụi, hay bị bầm giập vì đống đá dăm do xe tải đổ lại giữa đường. Người chạy xe ôm này cho hay, xã Liên Hợp độ mười năm trước đã làm quen với cảnh tượng người ta mang máy ủi, máy xúc vào đây lấy đá. Rồi tiếng nổ mìn, tiếng máy ngày đêm gầm rú vang cả núi rừng. Từng đoàn xe tải, xe công trình nối đuôi nhau chở đá từ mỏ ra, cày nát con đường nhựa.

Đi khoảng 30km đường núi, chúng tôi có mặt tại mỏ đá của T. “đen”. Tiếng máy xúc, tiếng khoan máy gầm rú đinh tai nhức óc. Tuấn, một phu đá quê Quỳnh Lưu, cho biết 1m3 đá trắng có giá từ 20 triệu đồng trở lên, mỗi xe đá dăm hơn 20 triệu đồng. Xe “ăn” đá xong thì chạy về Cửa Lò, Thanh Hoá, Đà Nẵng…

Cách mỏ T. “đen” không xa, những chiếc xe tải mang biển số 37, 77 nối đuôi nhau chờ tới lượt vào mỏ. Một công nhân người Diễn Châu bảo: “Muốn biết nhiều, anh đi vô trong nớ mà hỏi, trong nớ nhiều mỏ hơn”. Chúng tôi đi theo hướng người công nhân chỉ, ở đây, các mỏ nằm san sát nhau. Có khi, trên một ngọn đồi, nhưng có hai chủ mỏ khác nhau. Trần Văn Hiền, công nhân quê Quỳ Hợp, cho biết mỗi ngày có cả chục xe tải vào chở đá. Các chủ mỏ, hoặc quản lý mỏ đá ở đây đều khẳng định họ có giấy phép khai thác đá. Nhưng, khi chúng tôi đề nghị chụp ảnh thì họ từ chối vì “sợ đưa lên báo, bên môi trường biết xuống kiểm tra”.

Rời Liên Hợp, chúng tôi tới các xã Châu Cường, Châu Tiến, Châu Lộc. Ở những nơi này, tuy ít mỏ hơn, nhưng cảnh khai thác đá cũng rầm rộ không kém. Theo giấy phép khai thác do bộ Tài nguyên và môi trường cấp ở tỉnh Nghệ An, riêng Quỳ Hợp có 12 mỏ đang khai thác đá vôi trắng, đá hoa trắng. Trong đó, những mỏ khai thác đá hoa trắng có thời hạn đến 30 năm, trữ lượng hơn 4 triệu m3, 15 triệu tấn bột carbonat như ở Châu Quang, Châu Tiến, Liên Hợp...

"Khó trả lời"

Theo sở Tài nguyên và môi trường, đá trắng ở Nghệ An có trữ lượng gần 200 triệu tấn. Đá trắng được xếp vào dạng tài nguyên quý hiếm của Việt Nam. Bột siêu mịn đá trắng dùng làm phụ gia công nghiệp. Đá trắng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.

Vì lợi nhuận lớn nên nhiều doanh nghiệp lấy danh nghĩa khai thác đá xây dựng làm bình phong để khai thác đá trắng. Theo phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh, tình trạng vi phạm trong việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là đá trắng chiếm tới hơn 70%. Còn theo kết luận ngày 20.1.2010 của Thanh tra Chính phủ, từ tháng 1.2003 đến tháng 5.2009, UBND tỉnh Nghệ An cấp phép 54 điểm mỏ khai thác đá xây dựng thông thường ở huyện Quỳ Hợp, nhưng thực tế sản phẩm khai thác là đá vôi trắng.

Ông Hồ Phan Long, phó phòng tài nguyên khoáng sản, sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An cho biết, mỗi năm, có vài đoàn về kiểm tra chấn chỉnh tình trạng khai thác đá trắng, tuy nhiên chưa tổ chức được đoàn kiểm tra liên ngành nào. Ông Trần Nhật Minh, phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp khẳng định, nguồn thu ngoài quốc doanh, đặc biệt từ khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao cho ngân sách.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, do mới làm phó chủ tịch huyện nên chưa nắm rõ tình hình việc quản lý, khai thác đá trắng. Trả lời việc người dân tại các mỏ đá hoạt động đang phải chịu cảnh sống chung với tình trạng ô nhiễm, thiếu nước, đi lại khó khăn, ông Minh nói: “Câu này khó trả lời”.

bài và ảnh: Trung Dũng


Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Quảng Trị: Thiệt hại ngân sách hàng trăm tỉ đồng

Ngày 14.5 vừa qua tại hội nghị Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam, viện Tư vấn phát triển cho biết việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, các nguồn năng lượng của chúng ta còn rất lãng phí và kém hiệu quả.

Hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đang bộc lộ nhiều bất cập từ khâu cấp phép đến quản lý, khai thác, sử dụng. Trước hết là dễ dãi, tràn lan trong việc cấp phép. Từ 427 doanh nghiệp năm 2000 đã lên tới 1.500 doanh nghiệp hiện nay, tăng gấp 3,5 lần. Đó là chưa kể hàng ngàn băng nhóm khai thác tự do, không giấy phép mà các cơ quan quản lý dường như bất lực, bó tay.

Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như vàng, đá quý, titan, đồng, thiếc, than, sa khoáng v.v... thất thoát, lãng phí, cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, kéo theo những hệ luỵ về mặt xã hội như tội phạm và tệ nạn xã hội hoành hành, băng hoại về đạo đức, mất an ninh, an toàn xã hội.

Trước đây chúng ta từng nghe về hải tặc, lâm tặc, nay xuất hiện thêm nhiều tặc mới, đó là vàng tặc, thiếc tặc, quặng tặc, than tặc, đá tặc, cát tặc, titan tặc v.v... Chúng ta không khỏi giật mình khi cơ quan điều tra tổn thất, lãng phí về khai thác tài nguyên công bố: tổn thất, lãng phí trong khai thác than hầm lò là 40 – 60%, apatit là 26 – 43%, quặng kim loại từ 15 – 30%, dầu khí lên đến gần 50% v.v... các thất thoát lãng phí này làm mất đi hàng trăm tỉ đồng ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Dương Kim Anh, Trà Vinh: Cấp phép nhiều, kiểm soát không được

Tại các kỳ họp Quốc hội trước, đại biểu cũng đã nhiều lần đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, chấn chỉnh việc khai thác khoáng sản, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, nhưng tình trạng nhiều địa phương cấp giấy phép khai thác khoáng sản tràn lan vẫn diễn ra ngày càng nhiều không quản lý được, không kiểm soát được gây lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam đã báo động từ năm 2013 trở đi Việt Nam sẽ phải nhập than đá, nhưng năm 2009 chính tập đoàn này lại xuất khẩu 29 triệu tấn than đá và tiếp tục đề nghị cho xuất tiếp 18 triệu tấn than trong năm 2010.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chảy máu tài nguyên: tường trình từ điểm nóng

Bài 5: Tàn phá tài nguyên du lịch tự nhiên

* Phóng sự của Võ Trang – Đức Tài – Tùng Quang



SGTT - Việc khai thác khoáng sản cũng tràn lan vào những vùng đã được quy hoạch cho mục đích khác. Những vấn nạn như khai thác thiếc lậu ở Lâm Đồng, titan ở ven biển Bình Thuận đã đe dọa đến những thắng cảnh, làm bờ biển xói mòn, các dự án du lịch đình trệ…

Việc khai thác khoáng sản cũng tràn lan vào những vùng đã được quy hoạch cho mục đích khác. Những vấn nạn như khai thác thiếc lậu ở Lâm Đồng, titan ở ven biển Bình Thuận đã đe dọa đến những thắng cảnh, làm bờ biển xói mòn, các dự án du lịch đình trệ…

Chính quyền Lâm Đồng chỉ cấp phép và quản lý khai thác các dạng khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Nạn khai thác thiếc trái phép ở Đà Lạt và các huyện gần kề vẫn nằm ngoài khả năng kiểm soát.

Bức tử thung lũng Tình Yêu

Kéo dài từ cuối hồ Xuân Hương, sang hồ Chiến Thắng, qua thung lũng Tình Yêu, mở rộng khắp vùng rau phường 8 và 9 và vùng trồng hoa Thái Phiên phường 12, những thắng cảnh và vùng chuyên canh đặc sản tạo nên Đà Lạt nằm trên những mỏ thiếc lớn nhất. Từ năm 1995, khu du lịch thung lũng Tình Yêu – hồ Đa Thiện ở phường 8 đã bị những người khai thác thiếc trái phép đào bới. Hàng ngàn cây thông đã bị đốn để làm cừ chống hầm thiếc. Hoạt động đào thiếc ở đây bùng phát công khai và dữ dội vào tháng 3.2007. Chỉ trong một tháng, khoảng 400 cây thông lại bị chặt gốc để chống đỡ cho những hầm sâu đến 3m, ăn thông nhau như địa đạo.

Việc mất rừng ở thung lũng Tình Yêu vì nạn khai thác thiếc đã góp phần tàn phá cảnh quan của Đà Lạt. Nhưng bùn thải từ bể đãi thiếc xả trực tiếp xuống hồ Chiến Thắng ở phường 9 lại đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Hồ này được đào từ năm 1977 và hàng ngày cung cấp khoảng 10.000m3 nước thô cho nhà máy xử lý nước. 30% nước sinh hoạt của người dân Đà Lạt phát xuất từ hồ Chiến Thắng.

Nằm trong địa bàn mà học viện Lục quân bảo vệ, do nhu cầu mở rộng lòng hồ Chiến Thắng, học viện Lục quân đã ký hợp đồng với công ty TNHH Trương Mỹ Quang (TP.HCM) thi công. Từ ba tháng nay, công ty Trương Mỹ Quang lại khoán việc này cho một công ty khác để “đổi công, lấy bùn” trong quá trình nạo vét mở rộng lòng hồ. Từ đó, những máy bơm công suất lớn bơm nước và đất bùn từ lòng hồ vào các bể lắng quặng thiếc và sau đó nước bùn quánh đặc từ đây lại xả thẳng xuống hồ Chiến Thắng làm tăng độ đục của nguồn nước lên gấp mười lần mức bình thường chỉ trong vòng một tháng – theo số liệu quan trắc của công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Chính quyền địa phương không thể chặn được nạn khai thác thiếc mà chỉ giải quyết hậu quả. Sau khi báo chí lên tiếng về vấn nạn thiếc ở thung lũng Tình Yêu năm 2007, UBND thành phố Đà Lạt không thể làm gì hơn là san lấp các hầm hố và khiển trách, kiểm điểm những ban ngành có liên quan. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trái phép này chỉ tạm lắng rồi lại tái diễn bí mật vào ban đêm ở quy mô nhỏ hơn hoặc bùng phát ở nơi khác. Với trường hợp hồ Chiến Thắng, sau khi có báo cáo của công ty cấp thoát nước gửi đến chính quyền các cấp ngày 6.4, một ngày sau ban quản lý Kỹ thuật công trình thuỷ lợi tỉnh này lập đoàn đi kiểm tra hiện trường. Đoàn kiểm tra đã đề nghị dừng ngay việc thi công và hoàn nguyên môi trường.

Và chỉ có nước mới chặn được đào thiếc trái phép tự phát ở lòng hồ Xuân Hương Đà Lạt đang nạo vét. Trong tháng 3 năm nay, khi những chiếc xe xúc đã bóc được vài mét bùn quánh ở cuối hồ Xuân Hương thì những người đào thiếc lại nhộn nhịp dưới lòng hồ. Với giá xái thiếc từ 150.000 – 180.000 đồng/kg, một gia đình ba người tham gia đào đãi một ngày có thể thu được 7 – 8kg. Thu nhập khá hơn làm nhiều công việc lao động khác! Chính quyền Đà Lạt cũng ra tay ngăn chặn nhưng hoạt động khai thác trái phép này vẫn tái diễn lén lút. Chỉ có những cơn mưa lớn từ cuối tháng 4 mới cấm đoán được nạn đãi thiếc tận thu và tình trạng này chỉ chấm dứt hoàn toàn khi nào hồ Xuân Hương đã được trả lại mặt nước trong xanh.

Phá bờ biển, dự án du lịch nằm chờ

http://sgtt.com.vn/Uploads/Images/e/f14/ef14f1d35496c1d86d3d0e45be09b639.jpg
Bờ biển bị tàn phá nham nhở ở Bình Thuận bởi việc khai thác titan. (Ảnh: Tùng Quang)

Trước đây, trong cơ cấu phát triển kinh tế, tỉnh Bình Thuận luôn xác định ngành dịch vụ – du lịch là ngành mũi nhọn của tỉnh. Khi những nhát cuốc đầu tiên chạm vào mỏ titan (dân gian vẫn gọi là cát đen) khổng lồ nằm sâu dưới lớp cát vàng phẳng lì trải dọc suốt 120km bờ biển Bình Thuận thì cũng từ đó tỉnh này có sự xáo trộn mạnh mẽ. Các công trường khai thác titan thi nhau mọc lên, bỏ mặc tiếng kêu khẩn khiết của các dự án du lịch. Hàng loạt dự án titan được cấp phép ra đời trong một thời gian ngắn.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có khoảng 50 dự án khai thác cát đen được quy hoạch nằm trùng và sát bên các dự án du lịch. Hiện nay có khoảng mười doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát đen với 11 địa điểm khai thác. Trong đó UBND tỉnh cấp giấy phép cho tám doanh nghiệp, bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép cho hai doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp đang khai thác ở Hoà Thắng và Hồng Phong (huyện Bắc Bình) còn có các điểm khai thác lớn hơn ở Tân Thành, Tân Thuận, Suối Nhum (huyện Hàm Thuận Nam); Tân Bình, Tân Hải (thị xã La Gi), Sơn Mỹ (Hàm Tân) với quy mô rất lớn.

Một điều đáng quan tâm là, khi các dự án khai thác titan được mở ra thì cũng đồng nghĩa với nhiều dự án du lịch phải nằm im bất động. Theo số liệu của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, trong hơn 410 dự án du lịch được sự chấp thuận của Bình Thuận, suốt từ biển Hàm Tân – La Gi đến Hoà Thắng – Bắc Bình, thì có hơn phân nửa phải nằm im chờ khai thác khoáng sản. Khu vực Hoà Thắng, Hồng Phong, huyện Bắc Bình có đến 34 dự án du lịch, phần nhiều được cấp phép từ những năm 2000 – 2004, nhưng đến nay mới có hai dự án đầu tư dở dang.

Tại huyện Hàm Thuận Nam, khi dự án khai thác titan của công ty Hợp Long xuất hiện thì hàng chục doanh nghiệp ở đây cũng đồng loạt gõ cửa với cơ quan chức năng để kêu cứu.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Ông Nguyễn Thành Bích, chủ tịch hội đồng quản trị công ty TNHH Biển Xanh, chủ dự án xây dựng khu du lịch Life Resort ở khu vực Suối Nhum, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết kêu trời: ngày lễ động thổ dự án titan cũng là ngày các đối tác nước ngoài rút khỏi dự án. Nguyên nhân là do đối tác nước ngoài lo ngại một dự án khai thác titan mới được cấp phép ở sát bên dự án Life Resort sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Bà Trần Thị Mai Anh, thành viên dự án du lịch Tiến Phú, bức xúc: hơn 20 tỉ đồng Tiến Phú đổ vào xây dựng hai khối khách sạn, hơn 21 biệt thự và nhiều hạng mục khác, chỉ còn hoàn thiện để đón khách. Giờ công trình titan mọc ra sát nách, các đối tác tuyên bố rút vốn.

Tuy đã khiếu nại nhiều năm, nhưng đến nay các dự án du lịch này cũng chỉ biết: ngồi chờ dự án titan khai thác trả lại đất, môi trường cho mình, nhưng chờ đến khi nào thì không doanh nghiệp nào biết!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối