Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23]

Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp )


Xuân về nhà mấy ngày thăm bố mẹ và nghỉ ngơi sau một đợt thi cử . Sáng nay có cả người cháu ông Bằng đang trong quân ngũ nghỉ phép cũng ghé qua chơi . Câu chuyện quanh ấm trà vòng vèo lướt qua mọi đề tài . Cuối cùng xoay quanh hướng đi của Xuân sau khi học xong . Lúc đầu còn là câu chuyện sau chuyển dần sang một cuộc tranh luận . Bố con ông Bằng thường có những cuộc trao đổi theo kiểu này nên đã quen rồi , không coi là nghiêm trọng hoặc căng thẳng . Người ngoài nghe những lời qua tiếng lại với giọng hơi cao của cả hai phía ít ai không cảm thấy lạ lùng . Trước khi ra về , cháu ông Bằng chỉ dám ghé tai ông nói nhỏ :
- Nhà Bác “ dân chủ ” thật đấy !
- Bác không nghĩ như cháu . Việc bày tỏ ý mình một cách thẳng thắn và đầy đủ , bác cho rằng trong mọi trường hợp là cần thiết !
- Vâng , có lẽ cháu chưa hiểu hết bác !
         Ông Bằng là người thuộc thế hệ trước . Đã đành . Nhưng ông có mang đậm dấu ấn của thế hệ mình hay không , điều đó chưa thể vội vã áp đặt . Có những việc ông hoàn toàn làm được , thậm chí làm tốt mà không được làm . Dĩ nhiên có những việc ông không làm được . Nhưng điều đó chưa thể nói ông không biết . Ông không đẻ ra trứng nhưng biết ăn trứng và biết thế nào là trứng ngon . Không biết người ngoài nhìn ông và xếp ông vào cung bậc nào trên cái đồ thị tiến hóa từ “ cổ hủ ” lên “ hiện đại ” . Còn ông , ông biết chấm tọa độ chính xác cho mình .
         Khi được biết người khác nhận xét về “ dân chủ ” trong câu chuyện giữa hai bố con , Xuân nối lời :
- Nhà mình thừa dân chủ nhưng thiếu tự do !
- Để bố nghĩ kỹ lại xem sao !
         Ông Bằng nghiêm túc suy nghĩ ý kiến này . Trước hết về mặt ngôn ngữ và ý nghĩa của nó ông cũng không lý giải nổi . Hai khái niệm dân chủ và tự do không thuộc hai phạm trù mâu thuẫn . Có thứ dân chủ nào mà không là tiền đề cho tự do . Và có thứ tự do nào lại không từ dân chủ bước ra ? Lại nữa , trong thực tế cuộc sống gia đình , ông Bằng chưa lần ngăn cản xu thế tư duy cũng như hành vi hướng lên của con cái . Nếu coi một cái phát vào đít khi con nghịch bẩn hay chơi dại lúc còn nhỏ là động thái ngăn cản tự do thì đúng , đã có lúc ông vi phạm tự do thật sự !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp )


        Ông Bằng cũng định hành động một cách cổ điển , đi thu xếp công việc cho Xuân khi ra trường . Ông đã lên tiếng nhờ bạn bè xếp đặt một công việc ở Hà Nội trong một cơ quan có tiếng , có miếng . Xuân tự chọn con đường khác và từng bước khảng định mình trên con đường ấy . Ông bà Bằng cùng cả họ hàng đã vui và có phần tự hào về việc học hành của Xuân trước đây . Bây giờ được lặp lại cảm xúc đó Khi Xuân đi làm .
         Người ta nói làm cha mẹ chẳng bao giờ hết lo cho con cái . Khi nào cũng nghĩ con mình còn nhỏ , còn cần sự đùm bọc chở che quả không sai . Thu đã có gia đình riêng , có con làm nguồn vui, có chồng chia sẻ lo toan và công việc nên ông Bằng yên tâm hơn nhiều  . Vả lại Thu ở gần , có việc cần hay nhớ nhung nhau chỉ cần ới một tiếng là ông bà , cha mẹ , con cháu có thể gặp nhau dễ dàng . Còn Xuân . Tuy ông Bằng rất tin ở con nhưng dẫu sao cũng là cánh chim đang chập chững bay chuyền , thế mà lại bay cao, bay xa bảo không âu lo sao được . Khỏe mạnh chẳng sao , lúc yếu đau sẽ rất chống chếnh . Lại còn biết bao cạm bẫy tinh vi ngoài đời liệu đã đủ nghị lực và kinh nghiệm mà tránh .
         Ông Bằng chuẩn bị đầy đủ cho một cái tết sau nhiều niềm vui trong suốt năm trời . Đã thành thông lệ , ngày Ông Táo chầu Trời ông quét dọn bàn thờ , lau rửa đồ thờ và bắt đầu bày biện . Bát hương cũng được cắm nén nhang đầu từ bấy giờ cho đến tận ngày này năm sau mới thay . Nhang được thắp liên tục đến hết ba ngày tết . Sau đó chỉ tuần rằm , giỗ chạp chân nhang mới được bổ sung thêm . Ngoại lệ , có lúc muốn một mùi thơm ấm cúng ông Bằng cũng thắp một nén . Khi các con còn nhỏ , vào ngày Ông Táo cũng có cá chép để chị em mang ra ao thả cho giống người ta . Bây giờ ông bỏ lệ ấy .
         Bánh chưng đã luộc xong bày lên bàn thờ bên mâm ngũ quả đẹp mắt . Chỉ còn cành đào ông chưa ngắt khỏi cây trước sân để đưa vào lọ độc bình . Năm nay đào khai đúng độ , ông lựa cành có dáng đẹp nhất để trang trí trong nhà còn lại giữ nguyên trên cây cho bền hoa và kết trái ăn vào mùa hè . Bà Bằng chuẩn bị cả mấy nắm mùi già có quả chắc nấu nước rửa mặt vào sáng mồng một tết .
         Xuân nhắn tin sẽ về ăn tết nhưng không định rõ ngày . Công việc đã mới lại bận rộn khi năm hết . Đường xá xa xôi lại nhiều chặng , khó lòng chủ động được thời gian . Kể từ ngày chuẩn bị hòm hòm cho tết , ông Bằng ngóng con từng giờ . Ông mường tượng những ngày vui đoàn tụ đón xuân sắp đến , lòng sống lại cái thời còn thơ ấu , tận hưởng cái hạnh phúc của người đợi chờ .
         Mấy ngày đằng đẵng trông mong , ba mươi tết Xuân mới về tới nhà . Tuy chẳng trò chuyện gì nhiều , cũng chẳng hỏi han thật tỷ mỷ do thói quen riêng trong nhà . Chỉ cần thấy con khỏe mạnh vui vẻ ông bà Bằng đã mãn nguyện . Qua câu chuyện , được biết trên khoảng cách hàng ngàn cây số mà thời gian ít hơn rất nhiều so với chặng đường chỉ vài chục cây . Ông Bằng manh nha một ý tưởng tạo thuận lợi cho con cái đi lại thăm nom cha mẹ .
        Ông định hướng làm một cuộc di chuyển mà ông cho là cuối cùng .

                                                            *

         Ông Bằng không giữ kín được suy nghĩ riêng của mình trong đầu . Có lần ông đã hé lộ ý tứ “ hơi bị dở ” của mình về một sự “ bù trừ ” rất “ cơ học ” rằng đời ông lập gia đình muộn nên ông muốn Xuân lấy vợ sớm hơn để ông được hưởng cái phúc Tam đại đồng đường . May mà đó không phải là cớ để thúc đẩy chuyện riêng tư của con ông . Mọi sự việc sau này đều tự nó xuất hiện theo đúng quy luật , cái phải đến sẽ đến .
         Thế rồi những chuyến đi về , những cuộc thăm hỏi lần lượt được diễn ra nối tiếp nhau . Những lời bàn bạc , những suy tính , lo toan được trao đi gửi lại . Cuối cùng ông Bằng nhận được từ con một lịch trình về việc tiến hành hôn lễ . Ông bà Bằng bàn bạc với vợ chồng Thu cùng những người thân hai bên nội ngoại bắt tay vào từng khâu công việc  .
         Lần này đám cưới tổ chức theo một không gian rộng và thời gian kéo dài nhưng theo phương thức khoán đặt nên phần công việc nhẹ đi rất nhiều . Nặng nề nhất vẫn là khâu mời khách . Mời ai , ai mời vẫn là phép tính khó và công việc vất vả .
         Việc di dời chỗ ở trước đây chỉ là manh nha trong ý thức nay đã lớn thành hiện thực rồi . Ông Bằng thu xếp mua nhà ở Hà Nội không chỉ để vợ chồng Xuân ở mà tính nước tạo dựng mái ấm cho cả ba thế hệ nương tựa nhau . Ông đã nghỉ hưu nhưng vẫn khi đi khi về vì bà Bằng còn làm việc .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp )


         Mấy hôm nay ông Bằng cứ loay hoay tính toán xem thứ gì mang đi , thứ gì cho , cho ai . Nhiều lúc ông ra vườn nhìn chừng chừng vào từng cây như người thôi miên chúng . Cây này ông xin hạt ở đâu , cây kia ông mua của ai , cây nọ ai tặng ... .Lại có lúc ông như người bị thôi miên , đi lại bâng quơ quanh sân , ra bờ ao rồi lại vòng về bể nước mưa múc mấy xô dội chân cho mát . Con Jốp thấy chủ tha thẩn dường như cũng muốn phân ưu quanh quẩn bên ông . Còn Khoang lại chia sẻ nỗi lòng cùng ông bằng cách nằm im trên cửa sổ nhìn theo ông từng bước .
         Ông Bằng lẩm nhẩm hai câu thơ mà ông thuộc lòng từ khi còn đi học :
         -   “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở ! Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn ! ”
Ông gặt gù tâm đắc :
- Đúng ! Đúng lắm !
Ông đã từng phải day dứt để trả lời câu hỏi đi ,ở bao năm nay . Bây giờ đã bước một chân qua ngưỡng cửa của sự ở đi , bài toán đã có đáp số lại nhập nhòa ẩn hiện . Giá như đây là quê hương ông . Giá như ông còn cha mẹ , anh chị em ruột thịt . Giá như các con ông tiếp nối sinh sống ở đây. Chí ít giá như ông có cháu chắt quần tụ quanh đây... . Đường này...                    
         Ông Bằng mời bè bạn và lân bang gặp gỡ chia tay vào một đêm trăng sáng . Ngẫu nhiên thôi nhưng dường như trời cũng chiều ông vì dưới ánh trăng dìu dịu lòng con người cũng êm trong hơn , vui và nhớ nhiều hơn .Con Jốp trước đó đã được trao cho ông Thiềng theo đúng lời hứa vì nó cũng quý ông ta . Còn con Khoang , chẳng hiểu có giác quan đặc biệt nào đánh hơi được cuộc chia xa mà nó không thể được theo cùng , bỏ ăn liền mấy ngày rồi chết . Ông Bằng chôn nó dưới gốc vải cùng với vài giọt nước Mắt  .
         Tuy biết rằng còn nhiều lần quay lại thăm thú nhưng ông Bằng bấm khóa mà tay cứ run run . Ông nhìn lướt quanh vườn một lần . Trong lòng ông rõ ràng có lời chào gửi cho tất cả cây cối , nhà cửa , sân vườn mà chỉ ông nghe được . Ông lên xe . Đầu tiên là cái cổng , sau đến mái nhà bị hút bóng trong tầm nhìn . Rồi cả một con phố , cả một vùng quê lùi dần vào nỗi nhớ . Bây giờ ông đã thành người của một xứ khác , nơi mà nhiều người tìm đến mưu sinh . Còn ông , ông làm một cuộc hành hương ngược .

                                                         *

         Khi Thằng Cu Con ra đời , ông Bằng vui bởi nhiều nhẽ . Thế là ông đã có đến ba đứa cháu . Thế là ông toại cái tâm nguyện mà bố ông không được hưởng : Tam Đại Đồng Đường ! Hơn cả những điều ấy , mỗi khi nghe người ta nói Cu Con giống ông như đúc là cánh mũi ông cứ phập phồng phập phồng chẳng biết nó có to hơn bình thường không . Cũng chẳng biết điều đó có hay ho gì không nhưng ông vui . Thế thôi .
        Cu Con lớn lên trong tầm mắt của ông Bằng . Ông sống lại cái cảm giác mà ông có ngót ba chục năm trước khi cha nó được sinh ra . Bây giờ ông không làm được gì nhiều , không phải làm gì nhiều nhưng cái cục thương trong lòng thì vẹn nguyên còn đó . Cu Con nâng cánh cho những vần thơ của ông mặc dù ông ít viết thơ về cháu . Ông Bằng sung sướng mỗi khi chỉ ông mới ru được Cu Con ngủ . Ông muốn “ độc quyền ” về giấc ngủ , bữa ăn của cháu ông . Ông muốn nó quấn quýt với ông hơn cả cha mẹ . Biết vậy là “ ích kỷ ” song cái bản năng vốn dĩ cứ xui ông nghĩ như vậy .
         Khi Cu Con lẫm chẫm , ông Bằng thích dẫn cháu lang thang quanh nhà . Hai ông cháu bứt lá bày trò , chỉ chỏ những thứ trông thấy giả ngọng
         theo cháu rồi cùng cười tít . Khi ấy ông Bằng nhập vai trẻ con một cách thực sự tự nhiên , không phải tập tành hay lên gân như các nghệ sĩ . Thoáng nghe mấy chị bán hàng cười nói với nhau về hai ông cháu : “ Nhìn kìa ! tập ba có giống tập một như hai giọt nước không kìa ! ” ông Bằng chỉ cười theo mà không hề giận .
         Khi Cu Con bước đi vững vàng hơn , Ông Bằng hay dẫn cháu vào công viên để thưởng ngoạn một không gian rộng rãi và vui mắt hơn . Ở đấy hai ông cháu tìm bắt những con ốc nhỏ xíu bám trên thân cây , đuổi bươm bướm chuồn chuồn hay nhìn theo những con chim chuyền từ cành cây nọ sang cành cây kia . Cũng có lúc ông làm cho Cu Con một cần câu nhỏ thả xuống hồ nhử câu những con cá loi choi , tung tăng ngay sát bờ . Trên đường về , cu cậu hay vờ vĩnh mỏi chân bắt ông cõng trên lưng . Thế là ông lại được làm ngựa để Cu Con cưỡi . Thế là miệng ông lại cất tiếng hát bài “ Nhong nhong ngựa ông đã về , cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn ...” nhưng đã sáng tác lại thay tên Cu Con vào chỗ khi xưa là tên bố cháu .
         
                                                            *

         Vậy là ông Bằng trở thành “ Người Hà Nội ” dễ đã ngót chục năm . Trong một bài thơ , ông cao hứng tung ra mấy dòng đại ngôn :
                                   ... Sáu mươi chín mùa xuân  
                                       Rũ áo phong trần
                                       Treo cung
                                       Gác kiếm
                                       Thảnh thơi ! ...
Thực ra ông có cung kiếm gì đâu . Nếu có cũng chỉ là thứ đồ chơi dọa trẻ con thôi . Nhưng điều này là đúng : ông nghỉ ngơi hoàn toàn ! Cũng có lúc có lời xì xào muốn ông cộng tác mấy việc lặt vặt trong Phường , trong tổ dân phố nhưng xem ra ông thực lòng không ham hố nên đành thôi .
         Ông Bằng nhận được giấy mời của Hội Đồng Hương huyện gặp mặt đầu xuân . Lần đầu tham dự ông chưa hình dung hết những gương mặt sẽ được tiếp xúc , chỉ đoán mơ hồ về số bạn bè từng biết đang sống tại Hà Nội . Cuộc gặp mặt để lại cho ông nhiều ấn tượng tốt về những người con quê hương đang sống gửi nơi Đô Thành .
         Sau lời chào hỏi là một chương trình biểu diễn khá phong phú của các ca sĩ , nhạc công gốc gác xứ quê . Nhiều nghệ sĩ tầm cỡ quốc gia đến hôm nay ông Bằng mới biết họ là người trước đây đã ở ngay sát nhà mình ,  làng mình . Cuộc trình diễn được dàn dựng như một buổi diễn thực sự .  
         Qua lời giới thiệu , ông Bằng cũng ngạc nhiên về số quan chức xuất thân từ quê mình . Từ ủy viên bộ chính trị đến bộ trưởng . Từ đại sứ đến tổng nọ tổng kia mà bấy nay ông không hay biết . Hỏi ra ông còn hiểu thêm mối quan hệ xâu chuỗi của một số nhân vật trong đội ngũ quan chức này .
         Ông Bằng gặp lại nhiều bạn bè đã lâu năm xa cách . Đối với ông ,cuộc gặp mặt này đồng nghĩa với cuộc họp đồng môn . Mọi học sinh của trường huyện năm xưa đang sống tại Hà Nội đều có mặt . Nhiều người nếu không được giới thiệu ông chẳng thể nhận ra . Thời gian đã cho họ những bờ râu mái tóc và cả dáng điệu mà thời xa xưa chưa có . Trường hợp ông Thế coi là ngoại lệ vì tuy lâu không gặp nhưng vẫn “ chạm trán ” trên màn hình nhỏ nên dẫu có đổi thay vẫn là quen mắt .
         Cũng từ cuộc gặp gỡ này ông Bằng tiếp cận với nhóm thơ đồng hương
và đọc thơ của họ trong tập Đôi Bờ Cửu An .Tập thơ dung dị cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng được đón nhận như lời thủ thỉ của những người tha hương nói với nhau .
         Trong một tiệc đứng khá chu đáo và vui vẻ , những đồng hương , đồng môn cùng một lớp , cùng học chui lủi trong vùng địch hậu thời chống Pháp xem chừng gắn bó hơn . Họ rủ ông Bằng tham gia các hoạt động nhưng ông chỉ nhận lời với Công sẽ sinh hoạt thơ thôi . vì đó là sở thích của ông từ khi còn đi học nhưng đã không được nuôi dưỡng đúng mức trong thời gian dài . Ông thấy nay đã có điều kiện , cần làm sống lại cả kỹ năng và tâm hồn, nâng thơ lên ngang tầm mặt bằng nơi ông đang sống cùng với bè bạn .
         Sau buổi gặp lại bạn cũ , ông Bằng càng nhận ra những bước đi lạc điệu của mình trước đây . Giá như ông có được một chút chữ Nhẫn thì đã không bỏ qua cơ hội nằm trong tay khi ông được giao một công việc mà ông coi là nhạt nhẽo nhất ở cơ quan Bộ . Ông không biết rằng nhiều bạn ông đã bắt đầu đi lên từ cái “ đuôi trâu ” ấy . Họ cũng nằm dưới căn số bậc cao có khi còn hơn ông , thế nhưng vùng vẫy mãi nơi biển khơi rồi cũng biết vượt sóng gió . Còn ông cứ quẩn quanh trong vũng nước nông choẹt , chật chội để mà chen chúc cọ sát , để làm ngôi sao trong sương mù .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp )


         Lần đầu đi cùng Công đến làm khách của câu lạc bộ văn học Ngọc Sơn ông Bằng cũng hơi bỡ ngỡ . Không phải ông choáng ngợp về điều gì lớn lao hơn tầm nghĩ của mình . Chỉ là một sự lạ lẫm , vì ngoài Công ra ông chưa quen biết một người nào . Ông đọc giao lưu một bài chuẩn bị từ mấy hôm trước có tiêu đề “ Trò chuyện với Con Gái ” . Chẳng là Công cho biết chủ đề sinh hoạt tháng này xoay quanh ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam . Ý tưởng ông đưa ra hơi lạ . Đó là tâm trạng của một người cha mong sinh con gái , sau đó dồn mọi tâm lực cho con và rồi vui mừng khôn xiết khi con gái mình trưởng thành và cho mình đứa cháu gái giống mẹ và bà nó . Bài thơ ra mắt được đón nhận bằng tràng pháo tay rộn rã khiến ông Bằng lấy được tự tin ngay từ buổi đầu .
         Ông Bằng thích thơ và tập làm thơ từ lâu rồi . Thưở còn cắp sách đến trường , ngoài những bài thày giáo bắt thuộc , ông còn tự học thuộc thêm rất nhiều . Cái năm Liên Xô hạ cánh con tầu xuống Mặt Trăng lấy đất đá về nghiên cứu , ông đang học cấp ba đã viết bài thơ hào sảng có câu kết như thế này : “ ... Lần sau Mình theo nhé / Lên Cung Trăng ! ” .
         Sau buổi sinh hoạt đó , ông Bằng lấy lại hứng khởi với thơ . Nhiều cuộc giao lưu nho nhỏ như một “ chiếu thơ ” diễn ra nối nhau liên tục . Khi Công đứng ra khởi xướng . Lúc ông mời bạn đến nhà . Cũng có lần rủ nhau đi mãi xa kết hợp với ngao du sơn thủy . Bạn thơ ngày càng đông , phần lớn đã nghỉ làm việc . Có những người thực sự đáng nể trọng bởi tuổi tác , học vấn và cống hiến .
         Sau thời gian nhập cuộc với làng thơ Thủ Đô , Ông Bằng lấy lại được giọng thơ vốn có . Các cuộc giao lưu là động lực thôi thúc ông viết nhanh và nhiều hơn khác thường . Ông tính chuyện ra tập thơ . Trước đó cũng đã hai lần ông in thơ nhưng chỉ là mình tự chịu trách nhiệm , tự biên tập dể in vi tính . Bây giờ để có “ tem ” bảo đảm cho chất lượng và giá trị , thơ ông phải được nhà xuất bản cấp phép . Tập thơ in lần đầu ông chỉ dám mon men tới cửa Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông Tin . Trong tập này có đến phân nửa lấy ra từ hai tập tự in trước .
         Tập thơ “ Trăng ” ra mắt trong sự đón nhận với ý kiến nhiều chiều . Lời khen cũng có nhưng chưa nhiều . Chê không rõ ràng nhưng im lặng là xu hướng chính . Bản thân ông Bằng cũng chưa hài lòng về một số bài  , đặc biệt là lỗi in . Dẫu sao tập thơ cũng là lá phiếu thăm dò để ông điều chỉnh bút pháp và luyện thêm bút lực cho bước đi trên con đương sáng tác tiếp theo .

                                                               *

         Nghe có chuông điện gọi cửa , ông Bằng nhìn qua “ Mắt thần ” của cánh cửa không nhận ra người phía ngoài nhưng qua dáng vẻ biết là người tử tế nên mời vào . Người đàn ông đứng tuổi chào thày và hơi cúi mình . Ông Bằng nhìn từ đầu đến chân một lượt rồi dang rộng hai tay hồ hởi :
- Ôi Cang ! có phải Cang không ?
- Vâng em đây !
- Nếu gặp ngoài đường chắc thày không nhận ra , khác trước nhiều  quá ! Bây giờ làm gì ? Ở đâu ?
- Em đã nghỉ hưu ! Sống ở Hà Nội thày ạ !
Những câu hỏi và trả lời nối nhau không dừng lại quanh ấm trà . Thày
Trò nhìn nhau lạ lạ quen quen . Sau hơn bốn chục năm gặp lại mỗi người đều mang nhiều nét khác xưa , duy chỉ những kỷ niệm là còn nguyên mới .
Cang thay mặt cho một khóa học sinh được các bạn cử đến mời thày giáo dự cuộc gặp mặt được tổ chức hàng năm . Những năm trước ông Bằng ở xa nên không tham dự . Cang gửi lại giấy mời , xin phép ra về và hẹn sẽ đến đón .
         Từ khi về sống ở Hà Nội , ông Bằng gặp lại nhiều học sinh cũ . Có khi là cuộc gặp ngẫu nhiên nhưng cũng nhiều người tìm đến thăm thày . Qua tiếp xúc riêng rẽ , ông Bằng cũng đã biết mạng lưới trò cũ các khóa sống và làm việc ở Thủ Đô và hình dung họ theo những gương mặt trước đây . Ông cũng muốn một lần gặp trực tiếp để biết những đổi thay và hiện trạng cuộc sống của từng người . Mỗi cuộc gặp mặt chung của từng lớp , từng khóa giúp ông thực hiện được ý định ấy .
         Học trò ông nằm trong phạm vi gần bốn mươi khóa , lứa tuổi và quê quán rất khác nhau . Người lớn nhất chỉ kém ông vài tuổi vì đó là học sinh khóa đầu lại là người dân tộc mãi tít miền biên ải . Ở đấy các em bắt dầu đi học muộn . Họ làm việc trong mọi lĩnh vực . Nhiều người thành đạt và nhiều người giầu có . Có người trước khi nghỉ hưu đã mời các thày giáo cũ về quê tận miền sơn cước như một chuyến du lịch . Lần ấy ông Bằng trở lại với mảnh đất từng gắn bó tuổi thanh xuân , từng lưu dấu biết bao kỷ niệm cả dữ dội lẫn êm đềm của mình . Chứng kiến những đổi thay còn khiêm tốn nhưng đáng tự hào của một dải biên cương vấn vương nhung nhớ .
         Cuộc gặp mặt với học sinh hôm nay diễn ra trang trọng và đậm tình thày trò , bè bạn . Trưởng trò là một thứ trưởng đương chức của một bộ quan trọng . Người tài trợ chính lại là tổng giám đốc của một tổng công ty nhà nước ăn nên làm gia . Thành viên sáng giá gồm mấy tướng tá , dăm giám đốc doanh nghiệp vài nhà báo , nhà thơ . Tuy ở những cương vị cao sang nhưng trước thày giáo cũ họ vẫn giữ nguyên cử chỉ và thái độ lễ phép của những ngày xa xưa . Ông Bằng có mang theo ít tập thơ nhưng không đủ tặng đành phải trao cho ban liên lạc phân chia và hứa gửi tiếp đầy đủ cho mọi người . Ai cũng muốn cụng ly chúc sức khỏe . Những người lần đầu gặp lại thày đều tranh thủ hỏi han đôi câu . Họ “ quần ” cho ông Bằng đến chóng mặt , lạc giọng . Có sự chuẩn bị trước , Cang đưa ra cây ghi ta đề nghị thày hát lại bài hát ngày xưa thày sáng tác và dậy cho cả trường để đồng ca trước mỗi tiết học . Giọng hát đâu còn được như xưa , lại thêm thanh quản phải làm việc suốt buổi nhưng ông Bằng phấn khích vẫn ôm đàn dạo nốt , cất giọng . Được nghe âm thanh quen thuộc đã gần nửa thế kỷ quên lãng , cả phòng họp lớn lặng đi để rồi khi câu hát cuối cùng kết thúc với một hợp âm rải đều ra là rừng âm thanh nổ từ những bàn tay nối theo sau kéo dài .
                                                     
                                                              *

         Hội cựu chiến binh phường tổ chức đi du lịch Điện Biên “ thăm chiến trường xưa ”. Ông Bằng không phải thành viên của tổ chức ấy nhưng được mời tham gia . Ông rủ Phan , người bạn học phổ thông cùng đi cho vui . Lần đầu tiên trong đời ông mặc quân phục đồng bộ do yêu cầu của đoàn . Phan cũng vậy , hai người nhìn nhau cứ như nhìn người lạ , phải đến vài ngày mới quen mắt dần .
         Đã từng sống ở miền núi nhiều năm nay trở lại với núi rừng ông Bằng vẫn nhìn cảnh sơn lâm với con mắt thích thú của một du khách . Xưa kia đã có lúc ông nhàm chán với những cảnh “ Trăng treo đầu núi ” hay “ Sương dăng bản vắng ” do bị giữ chân quá lâu ở nơi ấy . Bây giờ ông chỉ là người lướt qua thưởng ngoạn thôi mà , cho nên nhìn cái gì cũng nên thơ , cũng có vẻ mời kéo . Vả lại cái phương trời Tây bắc này ông cũng chưa lần đến , mới chỉ gửi hồn qua những vần thơ “ Tây Tiến”, những âm thanh nhịp nhàng cùng xanh trắng xòe hoa trong đêm lửa , những khúc hùng ca chiến thắng .
         Qua Yên Châu nhớ những cô gái bắn máy bay năm nào . Nghỉ lại Sơn La đi tìm dấu chân Tô Hiệu cùng cây đào mùa xuân ấy . Dừng chân đỉnh dốc Pha Đin lắng trong ánh mắt cười của em thiếu nữ Dao Tiền hình của những đoàn dân công thồ gánh , bóng của lớp lớp chiến sĩ kéo pháo nhích qua đèo .
         Điện biên bây giờ không còn vẹn nguyên dấu tích chiến trường xưa nhưng những gì còn lại đủ minh chứng cho một chiến thắng hào hùng sáng ngời trong trang sử dân tộc . Tuy chẳng tồn tại dấu tích Noọng Nhai , Hồng Cúm thì vẫn còn đây Đồi A1 với tượng đài chiến thắng và nghĩa trang liệt sỹ thơm nức hương hoa . Vẫn còn đây hầm chỉ huy của tướng giặc đứng canh cho cánh đồng Mường Thanh bát ngát lúa non đang thì con gái .
         Phan kè kè chiếc máy ảnh cơ bên mình như một phóng viên chuyên nghiệp . Anh chụp luôn tay như muốn thu hết đất trời Tây Bắc vào cái máy nhỏ xíu của mình . Có điều lạ là anh chụp hết mọi cảnh đẹp , cảnh có ý nghĩa không cần lưu hình mình trong đó . Điều này không giống ông Bằng , ông chỉ chụp những cảnh đặc trưng của từng nơi . Những bức ảnh khi nhìn vào không lẫn được với địa danh khác và ít khi không có hình ông trong ảnh đó  .
         Ông bằng và ông Phan đến với Điện Biên bởi nhiều lời mời gọi . Đây là nơi lưu giữ một chiến công hiển hách đã đành . Đây còn là cái nôi của nền văn hóa , văn minh khu vực với những làn điệu dân ca mượt mà, những điệu  xòe duyên dáng của các tộc người Thái Trắng , Thái Đen quần cư với  nhau quanh một Lòng Chảo rộng . Ở đây nổi tiếng xa gần với những phẩm vật như nếp thơm Mường Thanh , cá hương Khuổi Nậm ít nơi sánh kịp .
         Đường về qua Lai Châu trắng xóa thác đổ dưới nắng chiều . Ruộng bậc thang dàn dạt nước tràn qua từng nấc thấp dần , thấp dần như níu kéo khách du săn ảnh dừng chân . Hai chiếc máy của ông Bằng và ông Phan tỳ vào cửa kính xe lách tách bấm liên hồi . Chẳng biết hình chụp được rồi có ra gì không nhưng họ thấy không thể bỏ lỡ dịp này .
         Đêm ấy Sa Pa đúng vào phiên Chợ Tình . Đôi bạn đã bước qua cái tuổi hẹn hò tình tự nhủ nhau thức thâu đêm để xem trai gái vùng cao giao duyên . Từ lúc màn đêm còn buông lửng lơ phía chân núi xa đã nghe vọng từ phía lũng mờ sương lời khèn sáo . Xung quanh ngôi nhà thờ Thiên Chúa cổ đã từng đôi trai gái dập dìu lờ lượn lại qua . Đêm xuống càng sâu , sương buông càng sẫm đậm , chẳng biết từ những lùm cây kín đáo nào từng đôi hoặc từng tốp cụm lại quanh khoảng trống trước nhà thờ . Con gái núp trong bóng ô xênh xang váy áo sặc sỡ đủ màu . Con trai lắc lư khèn sáo dáng vẻ nghênh ngang . Khi tiếng khèn cất lên í ộ , chàng trai tay ôm , miệng thổi thứ nhạc cụ do chính mình làm ra ; chân co chân duỗi bước lò cò như dáng điệu một chú gà trống nghiêng nghiêng đôi cánh lượn sát tới bên cô gái . Cô nhón gót lánh ra lấy ô che hờ nụ cười duyên dáng . Ở một chỗ nọ hai tốp nam nữ lựa lời đưa đẩy theo những làn điệu khi vút lên đỉnh núi , lúc lọt xưống khe sâu quấn lấy tiếng sáo trúc lảnh lót . Nơi kia họ lại dùng đàn môi đưa đẩy thay lời , tiếng nói yêu đương gửi trong tiếng lá ngân trên môi bạn tình . Giai điệu của đủ loại âm thanh đều là những sợi dây tơ duyên nối buộc . Khi hai người đã tìm được hai đầu của một sợi dây , họ dùng nó kéo nhau lại gần , quấn lấy nhau để rồi có thể thít lại hay buông ra một cách vô tư .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp theo )


Ông Bằng ngày ngày đưa đón Cu Con đi học , coi đó là niềm vui lớn , là nhu cầu của ông . Ông bà , con cháu quây quần ấm cúng theo đúng mô hình mong ước . Bây giờ ông đã có bốn cháu nội ngoại , đủ cả nếp tẻ . Trong câu chuyện vui lúc trà dư tửu hậu ai cũng bảo ông “ Nhất ” . Ông không đối lời chỉ cười mà rằng “ nhì thôi ! ” . Quả thật muốn xếp hạng nhất nhì phải có tiêu chí và trọng tài , vả lại chẳng ai dỗi hơi làm việc đó . Con người cần biết trời chẳng bao giờ cho ai tất cả , cũng không lấy đi của ai tất cả nên hãy tự   bằng lòng với những thứ trời ban phát để vui sống . Công bằng mà nói , hiện tại ông không có gì oán thán trời đất bởi ông cũng là người “ biết đủ ” . Chỉ có điều cái “ cục nghĩ ” trời đóng dấu vào như vết chìm của chiếc vòng Kim Cô thì chưa gột đi được .
         Nghe phong thanh từ bên ngoài cho biết Xuân chuẩn bị tạo dựng cơ ngơi khác trong Sài Gòn , ông Bằng chỉ lặng im suy ngẫm . Ông đã biết từ trước điều đó thế nào cũng xẩy ra . Thực lòng ông không muốn có chuyện này nhưng sẵn sàng chấp nhận . Ông không thể lấy khuôn mẫu cổ điển áp dụng trong cuộc sống hiện đại , xét cho cùng trên đời chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi .Trong ông xuất hiện cặp phạm trù mâu thuẫn mới :Vui vì sự trưởng thành của con cái và buồn vì nỗi chia xa .
         Lũ trẻ quá nhỏ không thể hiểu ông chúng nghĩ suy gì . Cu Con chỉ biết làm nũng còn Cu tý mới mấy tháng tuổi , người ta cũng bảo nó giống ông như đúc . Nhìn chúng ông thấy cháy lòng không hiểu rồi đây xa chúng ông sẽ sống thế nào . Dĩ nhiên ông còn những cháu khác chạy đi chạy lại nhưng chúng đâu có luẩn quẩn bên ông hằng ngày như Cu Con , Cu Tý .

                                                               *

        Ông Bằng ví thơ như cái gậy. Ông vịn vào nó để đứng , để bước tới các sân chơi cùng bè bạn . Chưa bao giờ ông nghĩ mình sẽ để lại một dấu ấn dù là mờ mờ thôi trong làng thơ bởi ông biết mình là ai . Nhưng cũng chưa bao giờ ông gắn bó với thơ như hiện nay vì nó giúp ông khỏa lấp khoảng trống thời gian vô vị mà những người trong hoàn cảnh giống ông thường bỏ hoang hóa .
         Ông tham gia nhiều thi xã , tập viết nhiều thể loại . Từ chiếu thơ của phường đến xa lông thơ thành phố rồi cả câu lạc bộ văn hóa Việt Nhật ông đều góp mặt . Ở đâu ông cũng ngồi trong tốp giữa , không xuất sắc nổi trội nhưng cũng không bị coi là thơ tơ lơ mơ . Có lẽ vì ông có chút năng khiếu diễn đạt nên sau một thời gian sinh hoạt , nhiều nơi có ý đưa ông vào bộ phận đại diện ông đều khước từ với lý do năng lực .
         Vì sống cùng thơ nên tâm hồn ông Bằng trẻ ra nhiều . Có người bẻm giọng thủ thỉ : “ đọc thơ ông cứ ngỡ người viết còn tráng niên ! ” . Ừ  ! Có thế thật . Nhiều khi muốn truyền tải một ý tưởng ông phải mượn hồn , mượn lời của người khác . Những người trẻ trung , những người đang yêu đương .  Cũng nhiều khi ông phải lội ngược dòng về với quá vãng của chính mình để tìm nhặt những mảnh tâm hồn , những khúc ngôn từ đã mốc mọt rửa ráy đi cho sạch sẽ mà dùng lại . Chỉ nghe tiếng lá hát cùng gió của một rừng cây đồng chủng , ai mà biết âm thanh đó từ vòm cây cổ thụ hay cây đang non tơ ? Qua thời gian dài chiêm nghiệm , ông Bằng ngộ ra rằng thơ cần mang tâm trạng mới có sức hấp dẫn . Hoặc u uất đau đời , hoặc buồn thương man mác , hoặc đằm thắm yêu thương ... . Ông Bằng nghiêng về trạng thái sau , mượn cái ô của tuổi trẻ che đầu mà ngồi viết . Lại còn điều này nữa . Ông Bằng có một thời trai trẻ tạm cho là cháy lửa và lãng mạn , nó bị thời gian xóa mờ đi theo dòng năm tháng . Ai bảo không có lúc trong đống tro tàn ấy , vài tia sáng hiếm hoi vẫn lóe lên , có gì lạ đâu ?
         Cũng bởi sống cùng thơ nên ông Bằng còn lớn lên nhiều so với tầm vóc đích thực của ông . Nhiều khi ông đứng chẳng cao hơn sự vật nhưng vẫn sang sảng lời hướng đạo . Thơ mà ! Một bài thơ không hướng thiện , không mở lối , không dự báo mà chỉ tường thuật tầm phào chắc không ai nhìn đến . Ông Bằng phải tự sắm vai đứng ngang thơ để mong đạt điều đó . Nhưng mượn thơ , đóng giả thơ mãi rồi cũng vớt được từ trong đó ít nhiều tinh túy , cô chắt lại thành chút thực chất cho mình . Từ ngày khoác tay thơ song hành , Ông Bằng thấy mình nhìn đời , nhìn người nhân văn hơn vài phân .
         Ngủ với thơ , ăn cùng thơ , chân bước theo thơ , đôi lúc ông Bằng phải tự nhủ đừng tự kỷ ám thị coi mình là thi sĩ , thi hào . Ông đủ tỉnh táo để biết dừng lại trong giới hạn hợp lý , vừa sức . Cũng có đận theo thơ lên miền sơn cước, lại có lần cùng thơ xuống xứ biển xa nhưng bước chân ông không lang thang vô hướng . Ông góp mặt với một số sân chơi nhưng không phải đâu cũng xà vào . Ông cũng cho ra đời mấy tập thơ nhưng không có ý định lấy số nhiều nâng cao sàn đứng . Ông ngại nhất là ở đâu đó gán cho cái hư danh nhà thơ và ngượng ngùng khi có ai đó khen thơ ông hay .

                                                                *
         Chỉ sau mấy giờ bay ngược lên phương trời Bắc , ba ông bạn thân đã cùng đoàn du khách có mặt tại Bắc Kinh . Trời chưa kịp tối hẳn , chiếc xe đưa đoàn từ sân bay về khách sạn hun hút chui qua đường bạch dương . Chỉ thấy những thân cây một màu trắng loang loáng lùi lại phía sau và mờ mờ ẩn hiện Hoàng Thành phía trước mặt .
         Đến thủ đô Trung Hoa vừa đúng tiết Trung Thu . Trời cũng cao xanh , trăng cũng vành vạnh tròn tỏa ánh sáng ngọc ngà khắp nẻo . Cũng rồng lân nhộn nhịp , trống phách om sòm . Đêm nay chắc Hà Nội không trăng vì trước khi lên máy bay , Nội Bài đã lắc rắc dong bão . Ông Bằng nói vui với các bạn : “ Bọn mình đã mang trăng thu của Hà Nội sang Bắc Kinh treo nên ở đấy vắng trăng có gì lạ ! ” . Mới chân ướt chân ráo đến nước Người nhưng do hiếu kỳ , ông Bằng rủ hai bạn Công , Phạm dạo bộ ngắm phố , thưởng thức không khí đón trung thu mãi tận khuya mới quay về khách sạn tìm Giấc Nam Kha .
         Đã mấy lần vô chốn Thần Kinh đất Việt làm du khách, bây giờ đi giữa mênh mông cung điện , lầu các của Tử Cấm Thành , Di Hòa Viên ông Bằng mới lý giải được vì sao phong kiến Trung Hoa lại lấn lướt các triều đại Việt Nam bao nhiêu thế kỷ trước đây . Ông cũng cảm thấy hởi lòng khi được biết ý tưởng của hệ thống kiến trúc đồ sộ và hoàn mỹ này có đóng góp của một người Việt . Dài rộng , uy nghi , tráng lệ là những từ gọn nhất ông tìm được để nói về trung tâm quyền lực của đất nước đông dân nhất thế giới này cả khi xưa và hôm nay .
         Đến Thập Tam lăng mới hiểu cặn kẽ hơn tính cách khúc triết và nhất quán trong tư duy tâm linh của Người Tầu . Chẳng những họ vận dụng cả thuật phong thủy cho thế giới người quá cố mà còn dựng nên một hệ thống quy tắc ngôi thứ trong cách bày xếp, trong phương thức hành sử cho thế giới hiện sinh khi hiện diện trên lãnh địa này . Có phải cùng trong mạch tư duy ấy mà mộ phần của Tần Thủy Hoàng , của Tào Tháo ... cũng có cách bài bố như ta đã thường nghe .
         Bước lên Vạn Lý Trường Thành , người giầu tưởng tượng hình dung ngay ra nhiều cảnh tượng xa xưa không cần lời thuyết minh của hướng dẫn viên . Thành leo lên trên đỉnh núi đá chon von . Thành lao xuống lòng sâu vực thẳm . Thành cao dài , bề thế nối các binh trạm tạo thành trận điạ liên hoàn trên toàn tuyến . Thành có lũy dầy che chắn hai bên , có mặt rộng đủ cho kỵ binh bộ tốt lưu động thông suốt cả chiều dài vạn dặm . Thành phô sức mạnh bất khả chiến bại của lực lượng phòng thủ ... .Bây giờ dấu tích của một thời binh đao đã trở thành kỳ quan thế giới . Ai cũng cố đến một lần vãn ngoạn , nếu không chẳng thể coi là “ Hảo Hán ” . Dấu tích này còn là biểu tượng của sự trường tồn . Nam thanh nữ tú yêu đương mang khóa đồng  lưu chốt lại để thể hiện tình cảm không bao giờ đổi thay , suốt đời thủy chung .
         Chuyến tầu hỏa cao tốc đưa chân lữ khách về với Tô Châu . Lần đầu tiên ông Bằng trở thành “ Vip ” trong nhà ga chỉ với giá mười Tệ . Bằng giá tiền chừng này cho mỗi người thôi mà đoàn ông không phải xếp hàng dài chờ vào cửa . Nhân viên hỏa xa đưa cả đoàn theo lối khác vào bên trong có ghế ngồi đàng hoàng sát ngay chỗ lên tầu . Vừa đủ thời gian cho một giấc ngủ đêm bập bềnh , con tầu đã vượt trên ngàn cây số vào ga Cô Tô . Thưở trước nếu ngồi thyền xuôi dòng Kinh Hàng Đại Vận Hà chắc không thể nhanh hơn một tháng . Bước bộ qua Phong Kiều hay Giang Kiều đêù sang được Hàn Sơn Tự . Ông Bằng đã nán lại ngôi chùa cổ nổi danh này khá lâu lắng hồn thơ Trương Kế , nghe chuông vọng từ Chung Đài mà mường tượng ra bóng trăng rơi , cánh quạ đêm tung lên trong sương buông .
         Về Hàng châu bằng  đường bộ trên chiếc xe to lao mỗi giờ trên trăm cấy số . Ngô Đồng xanh mướt hai bên đường như những bàn tay mời gọi người đến với xứ sở Đồng Hương . Phố xá Hàng Châu xanh như rừng , đẹp như tranh vẽ . Hàng Châu lưu giữ huyền thọai , cổ tích như phú ông ôm báu vật . Du khách về Hàng Châu còn được chiêm ngưỡng nguyên vẹn ánh mắt Tô Đông Pha , gót hài Tây Thi và lệ ngọc của đôi trai tài gái sắc Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài . Ông Bằng chỉ ghi nhận vẻ đẹp thiên nhiên và lịch sử qua mắt nhìn , còn hai bạn Công và Phạm nhăm nhăm giấy bút  ghi chép lia lịa . Người Trung Hoa giỏi làm du lịch . Ngay từ thời mới lập nên nước cộng hòa , người đứng đầu chính phủ đã không cho tầu thuyền dùng dầu chạy trên Tây Hồ . Kể từ bấy , Tây Hồ ngày thêm lộng lẫy quyến rũ người về chẳng khác nào bông hoa đẹp nhủ những cánh bướm vậy . Những người Việt Nam say sưa Truyện Kiều muốn tường tận ngọn thác Tiền Đường cũng chẳng tốn công sức bao lăm đi từ Tây Hồ . Đến Tây Hồ , “ Trông người lại ngẫm đến ta ”, ông Bằng không khỏi chạnh lòng nghĩ về Hồ Tây xứ mình , thật đúng là  “ Một dầy một mỏng ”
         Bước vào Kinh Đô Tài Chính của Đại lục mới thấy người ta nói quả không sai : “ Chưa đến Bắc Kinh chưa biết nhà mình hẹp , chưa đến Thượng Hải chưa biết nhà mình thấp ” . Cái cao của Thượng Hải không mang yếu tố chật chội như ở Hồng Công . Thượng Hải Cao chất ngất nhưng vẫn bề thế đàng hoàng nhất là khu Phố Đông . Đêm ngồi nâng ly trong du thuyền chầm chậm trôi trên dòng Hoàng Phố , ông Bằng sực nhớ ngày sinh của hai bà cháu . Chẳng thể gửi hoa gửi lời về nơi xa tít Phương Nam ấy , ông đành mượn gió gửi lòng chúc phúc cho cả hai .
         Sau chuyến Bắc Du , ông Bằng gạn cảm xúc viết bài thơ dài có mấy dòng kết như câu trả lời cho những ai hỏi về đất nước Trung Hoa :
                               “ ... Nước Trung Hoa mênh mang bốn cõi
                                      Một lần đi sao gọi là đi
                                      Đôi điều tản mạn đề ghi
                                      Xem Voi chẳng biết nói gì về Voi .”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhân Quả ( Tiếp theo và hết )


         Ông Bằng đã ghé qua thành phố từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông này đôi lần nhưng chưa bao giờ lưu lại lâu ngày . Lần này theo chân con cháu vào định cư ông nán lại khá lâu . Bước chân đi lên thần tốc của thành phố còn để lại phía sau nhiều bề bộn , xô bồ . Được cái trong cuộc mưu sinh chưa mấy phẳng phiu ấy vẫn lấp lánh sáng những tâm hồn dung dị , vẫn ấm áp vòng tay của những người tha hương đùm dúm lấy nhau . Một lần ông Bằng được thả mình tắm táp trong không khí sống gấp gáp mới mẻ này để dò thử sức đề kháng , khả năng thích nghi của mình .
         Ông Bằng gặp lại nhiều bạn cũ và qua đó bắc cầu với tay sang một số bạn mới . Ông nhận được từ họ những lời tâm sự  khác nhau tùy chỗ đứng từng người . Lần bước theo thơ , ông ngó nhìn mấy sân chơi Phương Nam thập thò ra vào dò thăm ý tứ . Mỗi khi có dịp lại qua ông cố nhập tâm các địa danh , phương hướng để trong sinh hoạt thường nhật bớt ngơ ngác với các câu chuyện đổi trao . Biết con đường ngắn nhất và loại phương tiện phù hợp để tới nơi cần đến . Những địa danh mang tính lịch sử hay có trong thơ ca mà trước đây ông chỉ nghe đến , nói đến như Hóc Môn , Củ Chi , Những Xóm Vườn Trầu hay Thị Nghè , Phú Lâm , Bến Thành , Rừng Sác ... nay đã mục sở thị , khi nhắm mắt lại có thể hình dung ra vị trí đó trong đồ bản trí nhớ . Những tên nôm na như Bà Quẹo , Bà Điểm , Bẩy Hiền , Bốn Xã ... đặc sệt ngữ âm Phương Nam cũng chẳng còn lạ tai . Nghe giọng nói ông có thể biết người Miền Tây hay Miền Trung , thậm chí ở tỉnh nào .
         Hằng ngày ông Bằng lại xí phần đưa đón Cu Con đi học , đến lớp về nhà như một con thoi . Ông trêu đùa , bày trò cùng Cu Tý . Tối đến ông lại túm tụm với cả hai đứa cười đau cả ruột mà vui . Ông muốn gói trọn mọi hoạt động của Cu Con đặt trong bàn tay mình nhưng cảm thấy nó cứ trôi ra từng phần , từng phần một .
         Ở nơi chỉ có hai mùa mưa cạn này , nếu quen đi rồi cũng tìm thấy những điều hay . Ông Bằng không phải là người cực đoan để không nhận ra . Nhưng đó không phải là cớ để ông lựa chọn nơi sống cho mình những tháng năm còn lại . Cái cảm giác nằng nặng của bước chân đi về lại là sợi dây mà Cu Con , Cu Tý quấn vào cho ông . Cổ nhân bên Tầu đã nhận chân mà nói : “ Thê thằng , Tử phọc ” ; Ông Bằng thắp nhang tạ lỗi mà sửa lời người xưa xứ ấy bằng : “ Tử thằng , Tôn phọc ” chẳng hay có hợp với ông chăng ?

                                                          *

         Hôm nay ông Bằng không đến Chiếu Thơ Quán Gió nào mà ngồi nhà trực điện thoại . Mỗi lần nghe tiếng chuông đổ là ông biết có một người đang nghĩ tới ông . Ông cảm thấy vui khi nghe giọng nói quen thuộc từ mãi nơi nảo nơi nào vọng bên tai . Thì ra cả trong những lúc cuộc sống dường như đơn điệu thế này ông vẫn không cô đơn .  
         Ông Bằng mở máy tính , nối mạng lướt qua trang thư . Trên màn hình xuất hiện ba thư mới trong đó có một bài hát tiền chiến , một bài thơ và một thông báo sinh hoạt câu lạc bộ Văn Hóa Việt Nhật . Ông mở xem thông báo , đọc thơ rồi dành thời gian nghe ca khúc “ Thu quyến rũ ” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh với giọng ca Thu Hà  . Người gửi thật hiểu ông , vào những lúc như thế này , màu xanh lơ của trời đất , màu xanh thanh xuân của tà áo cùng cánh bướm bay ra từ lời ca mịn màng đã tực sự dìu ông vào giấc mơ trong kỷ niệm xưa . Ông nghe lại bài hát đến lần thứ ba rồi mới chuyển sang đọc và trả lời những bình luận trên blog . Ông nắn nót từng ý , lựa từng lời tế nhị ,dí dỏm có khi phải sáng tác nhanh mấy câu thơ ngắn phù hợp để trả lời .
Vì vậy blog của ông là nơi giới thiệu sáng tác và bình luận văn chương đích thực cùng những lời giao lưu , chúc tụng mang tính văn hóa . Không bao giờ có mặt lời quảng cáo hay tán tỉnh tầm phào nhí nha nhí nhố .
         Vừa dời tay khỏi máy , ông Bằng đã nghe chuông điện thoại reo vang .
- A lô ! Tôi nghe !
- ...
- Ồ ! xin chào ! Vâng !
- ...
- Lúc nào cũng rảnh mà lúc nào cũng bận nhưng lúc nào cũng có thời gian tiếp đón các bạn ! Vâng !
Ông Bằng đun chưa sôi ấm nước bạn bè đã bấm chuông gọi cửa . Chủ khách ngồi quây quần quanh bàn tròn . Ông Công móc từ túi xách một gói trà sen đặt lên bàn  . Thế là trà thơm pha nước chín rót ra chén sứ Bát Tràng sóng sánh tỏa hương . Ai cất chén cũng hít thật sâu thưởng thức rồi mới bậm môi nhâm nhi từng chút , nhả một tiếng “ khà ”. Lại chuyện , lại thơ , lại cười nói râm ran sau những cái vỗ đùi , vỗ vai khoái chí . Lời nối lời , cuộc hội ngộ dài theo những vần thơ tưởng như không muốn dừng .
         Mọi người ra về để lại khoảng trống trong căn phòng và trong cả chủ nhân của nó . Ông Bằng trầm tư độc ẩm gửi mắt nhìn qua song cửa về phía trời xa nhớ các cháu đến nao lòng . Ông muốn chạy ngay đến với bọn trẻ ở gần  hoặc trò chuyện qua điện thoại cùng những cháu ở xa để được nghe , được nhìn thấy chúng .
         Bên tai ông Bằng lại văng vẳng câu nói chẳng biết của ai và tự bao giờ  “ Trời không cho ai tất cả ” . Ông ngồi suy ngẫm về những cặp từ Tu - Phúc , Nhân - Quả để tự lấy lại sự thăng bằng và thanh thản .
                                                                        
                                    Hà Nội ngày 25 tháng 12 năm 2010
                                             

Cảm ơn các bạn đã đọc toàn bộ 4 truyện dài liên tiếp của tôi . Chúc các bạn sống hạnh phúc !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn luận : Băn khoăn ý cũ .

         Có một bài ca dao trong kho tàng văn chương truyền miệng mà mỗi
khi đọc ai cũng phải nao lòng :

“ Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra ”

         Xin không bàn về cái hay trong ý tứ , cái đẹp trong ngôn từ và cấu trúc . Chỉ nhàn đàm về một ý mà đôi lần đã thấy được bàn . Ý ấy nằm trong câu “ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc ” !
         Tầm xuân rất giống với hồng nhưng lá và hoa đều nhỏ hơn , thân cành cũng nhiều gai , có khi leo dài thành phên giậu . Hoa tầm xuân có mầu hồng nhạt , hương thơm nhẹ . Đi bên bờ tầm xuân ngửi mùi hương ấy , mắt nhìn bướm bay dập dờn , tai nghe tiếng Khuyên hót vọng ra từ trong bụi ngân theo gió sớm dễ nghĩ mình đi trong mơ .
         Cái ý có vẻ như nghịch lý , nghịch nhĩ muốn bàn thêm kia là tại sao nụ
tầm xuân lại nở ra xanh biếc ? Phải là nở ra hồng nhạt hay phớt hồng chứ !
Vâng , nếu nụ tầm xuân nở ra hoa , ắt hoa phải có màu ấy . Ở đây nụ tầm xuân được nở ra thì mầu sắc xanh biếc của nụ có gì sai ! Vậy vấn đề cơ yếu cần bàn “ Nở ra ” là nội động từ hay ngoại động từ mà thôi . Có lẽ nên hiểu :
               “ Nụ tầm xuân ( được ) nở ra ( từ cành ) ( có màu ) xanh biếc ”
chứ không thể hiểu :
               “ Nụ tầm xuân nở ra ( hoa ) ( có màu )xanh biếc ”
         Trong văn cảnh của bài ca dao , người con trai “ Trèo lên ” , “ Bước xuống ” miệt mài để tìm hoa , tìm nụ thì hoa nụ vẫn hiển hiện đây . Chỉ có thứ “ hoa , nụ ” đích thực mà lòng anh muốn tìm lại không còn ( em đã có chồng ) để anh tiếc nuối . Vậy có thể hiểu trước mắt chàng trai , đây là hoa bưởi , là nụ tầm xuân thật chứ không phải nói đến thứ mà hoa bưởi sinh ra ( quả ) hay nụ tầm xuân nở ra ( hoa )
         Bàn luận đôi điều , chẳng hiểu đã thấu nhẽ chưa , mong được hồi âm . Xin cảm ơn và đón nhận !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn luận .

         Sau khi đăng bài viết “ Có phải ... Gà mọc đuôi tôm ? ” trên vnweblogs, tôi nhận được nhiều ý kiến bình luận . Trong đó có lời bàn của bạn Thanh Tuấn , tôi thấy cần có sự trao đổi lại một cách nghiêm túc và đầy đủ . Xin đăng lại cả ba bài viết trên để các bạn tham khảo !


Có phải “ ...Gà mọc đuôi tôm ” ? ( Lý Viễn Giao )
        Thành ngữ “ Chủ vắng nhà , gà mọc đuôi tôm ” thoạt nghe chừng như vô lý . Sao gà lại mọc đuôi tôm mà lại mọc lúc chủ vắng nhà ? Vì vậy có người cho rằng câu này phải là : “ Chủ vắng nhà , gà vọc niêu tôm ” mới đúng . Có lẽ đuôi tôm ở đây nên hiểu là hình dáng giống đuôi con tôm ( Như áo đuôi tôm ) . Trong quá trình lớn lên , giai đoạn gà con chuyển từ bộ áo lông tơ sang lông ống , ở phần đuôi gà trông như có cái  “ đuôi tôm” dán vào . Đây là thời kỳ gà con chưa biết sợ là gì , rất hiếu động , bới móc lung tung . Phải chăng khi chủ vắng nhà là mọi con gà lập tức “ mọc đuôi tôm ” ? Thành ngữ này hàm ý khi không có sự trông coi của người lớn ( chủ ) thì trẻ con ( các thành viên ) sẽ lộn xộn , vô kỷ luật như lũ gà đang mang đuôi tôm kia . Nếu cho rằng “ gà vọc niêu tôm” e sẽ làm hẹp đi ý nghĩa của thành ngữ tế nhị này.


Lời bình ( Thanh Tuấn )
         Thân gửi bạn Lý Viễn Giao !
Theo e-cadao.com; câu số 19143 : Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm
Bạn giải thích nghĩa theo ý hiểu của bạn chứ không nên khẳng định là hẹp đi nghĩa của câu ca dao.
         Thứ nhất : Giai đoạn "gà mọc đuôi tôm" trong khoa học tự nhiên từ ngày mẫu giáo đến giờ, trong tất cả các văn bản mà mình được biết không thấy có. Giai đoạn này có theo lý giải của bạn chứ không có cơ sở khoa học
        Thứ hai : Gà ở giai đoạn "mọc đuôi tôm" thì ngổ ngáo, hiếu động, phá phách, không biết sợ là không đúng. Bản năng của tất cả các loài đều biết sợ. Không chỉ riêng gà, mà tất cả các vật nuôi đều không dám vào "bếp" khi có chủ nhà. Thế nên khi không có chủ nhà, thì có thức ăn chỗ nào nó đều mò vào để giải quyết nhu cầu.. ăn
         Thứ ba : Theo giải thích của bạn, ý nghĩa của câu ca dao bị hẹp hẳn đi : Chỉ những người ở giai đoạn "mọc đuôi tôm" là phá phách, nghịch ngợm, vô kỷ luật khi không có chủ nhà ( bố mẹ, chủ gia đình, chủ cửa hàng.. ). Trong khi câu ca dao của các cụ bao gồm tất cả các độ tuổi, khi vắng ông bà chủ, thì vào ăn vụng hoặc làm những việc mà khi có chủ nhà họ không dám làm. Đối tượng được câu ca dao nói đến ở đây là đầy tớ, là con cái, là nhân viên.. chứ không phải chỉ gói gọn ở độ tuổi"mọc đuôi tôm, hiếu động "như bạn nói.
                                                                                                                                                                                 Thân


Thư ngỏ ( Lý Viễn Giao )                                                     
         Chào bạn Thanh Tuấn ! Trước hết cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của tôi . Hơn thế , bạn còn tham gia cùng bàn luận . Khi mở mục “ Bàn luận ” , mục đích của tôi không gì hơn là cùng nhau trao đổi để làm sáng tỏ những điều có vẻ như chưa thống nhất ngõ hầu mang lại cách nhìn chung .  
        Trong lời bình luận của bạn về bài viết “ Có phải ... Gà mọc đuôi tôm ” của tôi đăng ngày 15/02/2010 trên http://nguyenbinh39.vnweblogs.com/, bạn có nêu vài nội dung mà tôi thấy cần trao đổi cùng bạn .
         Đầu tiên là có hay không câu thành ngữ “ Chủ vắng nhà , gà mọc đuôi tôm ” ? Đã gọi là văn chương truyền miệng không sao tránh khỏi “ Tam sao thất bản ” . Mặt khác mỗi vùng , mỗi thời những câu ấy được thay đổi do người sử dụng hoặc vô tình , hoặc hữu ý làm nó khác đi theo nhận thức của riêng mình . Trong khi những người tập hợp như Vũ Ngọc Phan hay như bạn viện dẫn e-cadao.com cũng chỉ có không gian và thời gian hữu hạn của mình sao mà ghi chép cho hết được . Tôi không hề phủ nhận không có câu “ Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm ” và vì vậy bạn cũng đừng nên cho rằng câu tôi đưa ra là không có mặc dù bạn chưa thấy ở đâu , kể cả sách giáo khoa mà bạn đã học từ thời để chỏm !
         Phải rồi , Chỉ có con người – một động vật đặc biệt –Thượng đế mới ban cho đủ thất tình : ái , ố , hỉ , nộ , ai , cụ , dục . Những động vật khác chỉ có một số bản năng . Ở cấp phát triển càng thấp thì lượng bản năng càng ít và giản đơn . Nói riêng với gà thì sợ – tức cụ – có phần do bản năng , có phần do tập nhiễm . Gà ở độ “ Mọc đuôi tôm ” chưa trải qua nhiều tình huống phải sợ lại vừa mới – hoặc còn – được mẹ che chở nên độ sợ sệt chỉ rất thấp . Trong khi đó cơ thể ở giai đoạn phát triển , cái gì cũng muốn tò mò , khám phá – chứ không phải ngổ ngáo – chẳng những vọc niêu tôm mà bao giờ , ở đâu cũng muốn nhẩy vào mọi chỗ có thể để kiếm ăn nhưng cũng có khi chẳng để làm gì cả .
         Sau cùng , bạn đã bị đảo ngược tư duy về rộng , hẹp rồi đó ! Nếu “ Gà vọc niêu tôm” mới hẹp chứ ! Vì nó chỉ đề cập đến một sự việc “ vọc niêu tôm ” rất cụ thể , rất đơn chiếc . Ừ thì cố suy diễn để hiểu rằng đã vọc niêu tôm nó có thể vọc nhiều nồi niêu khác kể cả thúng gạo , lọ vừng , chậu cám ... .Suy diễn thêm để mở rộng e nhiều khiên cưỡng . Còn “ Gà mọc đuôi
tôm ” chỉ ra một trạng thái , một giai đoạn của con gà với đầy đủ các yếu tố tâm sinh lý ẩn chứa , ta có thể mường tượng ra nhiều hành vi tự do , bất chấp của nó . Hình ảnh này dùng để dẫn tới một chân lý giản đơn “ Thiếu giám sát tất yếu sẽ không còn kỷ cương ” sẽ nhẹ nhàng , tự nhiên hơn nhiều . Lại xin lạm bàn thêm chút xíu : Cái hình ảnh “ Gà mọc đuôi tôm ” có vẻ như “ Trêu tức ” tư duy , nó đưa ra nhiều tầng suy nghĩ và mang tính văn chương hơn thì phải ! Nói vậy để bạn và tôi cùng tự trả lời về nội hàm của hai trường hợp một câu thành ngữ chỉ khác nhau có hai chữ “ Vọc niêu ”và “Mọc đuôi”
         Đúng với mục đích bàn luận , Xin một lần nữa cảm ơn bạn đã góp lời . Đặc biệt hơn , vấn đề đã nêu lên từ khá lâu mà bạn vẫn quan tâm đến . Vì vậy bên cạnh lời cảm ơn tôi còn muốn thổ lộ một trạng thái tâm lý nữa của mình là cảm động . Mong sau này chúng ta sẽ gặp nhau nhiều hơn . Chúc bạn an lạc !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Giới thiệu truyện vui nước ngoài :

Cha xứ đi qua Hải-quan.
Một người đàn bà đi máy bay, nhưng có 1 viên kim-cương, nên chưa biết cách nào qua khỏi kiểm-sóat của Hải-Quan. May thay, chợt có 1 Cha cố đi ngang qua, bà bèn nhờ Cha cố đem qua Hải-Quan dùm.                                                 Đến chỗ khai báo, nhân-viên HQ hỏi                                                                  - Cha có cái gì khai báo ?                                                                                                    Cha cố định nói " Không", nhưng chợt nhớ viên kim-cương   trong túi quần, và nhớ không nên cãi lời Chúa răn là là... không được nói láo, nên Cha cố nói :                                                                                                                                                            - Từ thắt lưng Cha trở lên, không có gì qúi giá. Còn từ thắt lưng Cha trở xuống thì có một vật mà mọi quý bà đều thích.                                                        Nhân-viên HQ cười nói :                                                                                                            - Cha vui tính quá, mời Cha qua !!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23]