Trang trong tổng số 31 trang (310 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hsg

Ở hai đầu nổi nhớ...

Sài Gòn.

Sài gòn thương nhớ lắm người ơi,
Kỷ niệm hôm xưa vẫn gọi mời.
Đêm vui hơi rượu cuồng nhan sắc,
Ngày buồn son thắm nhạt màu môi
Thương vương mấy độ mùi hương phấn
Nhớ mãi bao lần sắc tả tơi
Cầm tay anh hỏi sao buồn thế?
Xứ lạ mai về, có lệ rơi ?

K-L

K-L bừng sáng một kinh thành,
Vẫn nhớ mang theo một mối tình.
Người xưa, câu hát,thương chưa trọn
Lối cũ, dấu hài, bặt cả tin.
Mầu biếc run nhìn..tia mắt ngọc
Môi hồng lặng nhớ... nụ cười xinh
Tháp Đôi hiu hắt, cao nguyên lạnh
Trở gót quay về vắng lặng thinh
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Say ở LNC

Tặng các Diops...

Rượu chảy, đàn lên , khói thuốc say...
Tiếng ca nức nở giữa trời mây.
Cầm nương tỷ muội vui nơi đó,
Huynh đệ sầu lên ở chốn này..

Mắt liếc vai kề, gối tựa bên,
Lòng nghiêng đắm đuối đến thâu đêm.
Câu thơ Mộng dưới hoa nơi ấy,
Còn vọng trong ta nổi muộn phiền

Nửa đời chăn gối...sao còn lạnh?
Cuộc thế tàn theo một giấc mơ!
Băn khoăn câu hỏi chưa lời đáp
Hay chết mơ hồ ở giữa thơ ?

Môi năm gặp lại một lần say,
Vui đi, quên hết cả ngày mai .
Than ơi! Tỉnh dậy, còn chi nữa ?
Chiêm bao mộng mị, hẹn trùng lai

Những Dương, cùng Đỗ, Văn, Lê, Lý,
Thu, Phương, Hương, nữa của ta nay..
Các em, sao nỡ, quên đành đoạn….
Nỗi nhớ , ta cuồng, ở chốn đây.
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Ban Mê

Tặng cho những người yêu nhau ở BM

Ban Mê đi đễ khó về
Ca dao ai hát nghe tê điếng lòng
Mưa giăng mái tóc bềnh bồng,
Thác Dray- Sáp ngóng  hàng thông vút trời,

Buôn Đôn rao một tiếng mời
Sao không ở lai ...vội rời nơi đây..
Mắt nhìn đăm đắm như ngây
Tay cầm tay lại thở dài cùng nhau..

Ừ đau.. cùng một nổi đau..
Hạnh phúc có thật làm sao giữ hoài?
Sương mù giăng mắt hơi cay,
Rượu cần chưa uống mà say tột cùng.

Chợt nghe một tiếng lên đường,
Rụng rời tay ngọc dặm trường lẻ loi
Cánh chim về biển tối rồi,
Người thương ở lại chịu lời thở than

Ngày mai có nắng...sương tan,
Thì tình yêu ấy...âm vang núi rừng.
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Hút ống vố

Tàn đêm dăm cối Sé(vơn) ty Nine*,
Buâng khuâng chợt nghĩ đến ngày mai,
Bạc hãnh * chôn sâu ba thước đât..
Đào hoa vùi lấp chiếc quan tài,
Bạn tác bốn phương chưa hạnh ngộ
Tình nhân một cõi mới thiên thai
Yêu đương dù muộn nhưng không trễ
Còn bốn mươi năm hãy cứ say....

* Thuốc lá Mỹ dùng để hút ống vố, mùi thơm cực kỳ...
* Mượn chữ trong Khiển hoài- thơ Đường của Đỗ Mục*

Khiển hoài:

Lạc phách giang hồ tái tửu hành,
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng,
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh

Dịch nghĩa:

Giang hồ lạc phách uống say,
Lưng ong gái Sở *,lòng tay nhẹ nhàng.
Mười năm tỉnh mộng châu Dương...
Hời thêm được tiếng phủ phàng lầu xanh

Bản dịch của hoansansg:

Giang hồ phách lạc uống chưa thôi
Gái Sở eo thon múa gọi mời.
Mười năm tỉnh mộng Dương Châu ấy..
Mua được lầu xanh một tiếng chơi.

bạc hãnh :bạc tình và kiêu hãnh - nghĩa bóng: được tiếng gọi là dân chơi.

*Nàng Triệu Phi Yến, người nước Sở , tục truyền người rất mảnh dẻ, có tài mua hát rất hay ..Vua thường bắt nàng đứng trên một bàn tay lực sĩ múa hát để thưởng thức.

* Đổ Mục:

Đỗ Mục (803-853) tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên, người Vạn Niên quận Kinh Triệu (nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây). Ông nội Đỗ Hựu vừa là một tể tướng giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh là Đỗ Sùng, phò mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng túng, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).

Đỗ Mục có lý tưởng khôi phục thịnh thế của nhà Đường nên chú ý nghiên cứu các vấn đề kinh tế, quân sự, viết những bài chính luận bàn về trị loạn, thủ chiến, chú giải cả bộ binh thư Tôn Vũ. Trong sinh hoạt ông phóng tong tự do, không câu nệ tiểu tiết, coi thường lễ giáo. Về văn học, ông có những kiến giải tiến bộ, "lấy ý làm chủ, lấy khí làm phụ, lấy từ ngữ chương cú làm binh vệ" (Đáp Trang Sung thư), làm văn vì sự việc chứ chẳng phải "không ốm mà rên" (vô bệnh thân ngâm). Ông cố gắng đem chủ trương ấy vào trong sáng tác nên có ý nghĩa hiện thực khá mạnh, khả dĩ nối tiếp dư phong Bạch Cư Dị.

Đỗ Mục có nhiều bài thơ ưu thời mẫn thế, nặng lòng lo cho dân cho nước (Cảm hoài, Quận trai độc chước, Hà hoàng, Tảo nhạn,...) hoặc bi phẫn khiển trách bon hôn quân bạo chúa (Quá Ly Sơn tác, Quá Hoa Thanh cung,...), cũng có bài cảm tác về đời người vì bản thân lận đận, bất đắc chí (Cửu nhật Tề sơn đăng cao, Lạc Dương trường cú,...). Một số vần thơ ngắn trữ tình của ông là những bài xuất sắc nhất. Mỗi bài vừa là một bức tranh màu sắc tươi tắn, vừa là một tâm tình nhàn nhã, có khi phảng phất buồn, lãng mạn mà không suy đồi (Sơn hành, Bạc Tần Hoài, Thán hoa, Giang Nam xuân,...). Thơ thất tuyệt của ông rất được ưu thích, ngay vịnh sử cũng không khô khan (Xích Bích hoài cổ, Kim Cốc viên, Đề Ô giang đình,...). Ông có thể dựng nên những cảnh đẹp trong một khuôn khổ ngắn gọn; ý tình hàm súc được diễn đạt qua những lời lẽ điêu luyện. Ông không trội ở ngôn từ hoa mỹ bóng bẩy, cũng không trội ở chỗ cầu kỳ, quái đản mà bằng ngòi bút nhẹ nhàng vẽ nên những cảnh sắc đẹp đẽ, rung động lòng người một cách rất tự nhiên...

Các bản dịch khác bài Khiển hoài

Giải nỗi nhớ (Người dịch: Lê Nguyễn Lưu)

Chếnh choáng sông hồ chén rượu ngon
Trong tay múa nhẹ gái lưng thon
Dương Châu chợt tỉnh mười năm mộng
Phụ bạc lầu xanh dậy tiếng đồn

Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâu (Người dịch: Điệp Luyến Hoa)
Cùng người nhỏ bé ở bên nhau
Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng
Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu

Giang hồ lạc phách rượu say, (Người dịch:Trần Trọng Kim)
Lưng eo bụng lép, trong tay không tiền,
Dương Châu giấc mộng mười niên,
Nổi danh bạc hạnh ở miền lầu xanh.

Nghiêng ngả rượu bầu dạo núi sông,(Người dịch:Phụng Hà)
Trong tay lắm gái nhẹ lưng ong.
Mộng Dương Châu mười năm chợt tỉnh,
Lầu xanh bạc hãnh, tiếng vẫn còn.
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Xướng họa với Diệp Hồng Phương

Vô đề

1.hoansansg

Chiếc lá tươi hồng sáng một phương,
Hồn quê thao thức mỗi đêm trường.
Vứt bút, giã từ trang báo chí,
Buông gươm, vĩnh biệt cõi văn chương.
Vui gầy cuộc rượu, năm ba bạn,
Buồn rúc thanh phòng tám chín nương. (*)
Rong chơi sáu tỉnh, lòng chưa thỏa
Biết đến khi nào qui cố hương ?

* Chú thích : thanh phòng ở đây không có nghĩa là phòng vắng mà là phòng có âm thanh - tức là phòng karaoke

DHP.

Lá hồng vốn dĩ sáng mười phương
Mang kiếp tằm tơ khúc đoạn trường
Vứt bút, giả vờ quên thế sự,
Quăng gươm, toan tính biệt văn chương.
Cười khà, nâng chén mơ bằng hữu..
Bật khóc, nghiêng minh mộng mấy nương
Kìa! nghiệp chướng còn, đeo quá đá..(*)
Chưa lúc nào mơ qui cố hương

*Mạn phép DHP dùng chử "đá" thay cho chử "nặng"để ý thơ có âm hưởng BG hơn - hoansansg


2.hoansansg.

Chiếc lá bay về ẩn một phương,
Đêm trường túy ngọa nhớ biên cương ?
Dăm thằng tứ chiếng, nay tan tác
Một ả nhân tình, lại vấn vương
Văn chương, lòng chữ, thêm đau đớn
Son phấn, tình gương, luống đoạn trường,
Hỡi ơi, toan tính chưa nên chuyện,
Huyền hồ mấy độ, áo phong sương.

DHP

Nào dễ quay về ẩn một phương
Cuộc đời rong ruổi kiếp tha hương
Qua sông chếnh choáng, cuồng men rượu
Lên núi hồn nhiên, giã đoạn trường
Văn chương, nghiệp dĩ, lòng đau xót
Son phấn, thạo nghề, dạ vấn vương
Thôi đành, nâng chén quỳnh lên, uống
Bật gót giày theo bước gió sương

3.hoangsansg.

Cầm bằng ba chữ Diệp Hồng Phương…
Bẻ gẫy … quăng vào cõi van vuong .
Bạn hữu, văn tài kia, thất lạc
Tình nương, nhan sắc đó, tang thương.
Bài hành năm cũ ,còn ngâm nữa?
Khúc nhạc ngày xưa, có hát cương?
Buâng khuâng nhớ lại thời say tỉnh,
Bội bạc ta, người hết một chương.

DHP.

Song thân sinh ngã, Diệp Hồng Phương
Xót phận hài nhi xa cố hương
Bạn hữu, mấy tên cùng đối ẩm
Tình nương, đôi ả đón phong sương.
Bài hành năm cũ, Don Juan (*)đọc
Khúc nhạc bây giờ,ta hát cương
Buâng khuâng tiếc nhớ thời hoan lạc
Sự đời trang trải được vài chương?

*Trường Can hành là tên một bài thơ của DHP.
*Huyền thoại Don Juan (tiếng Việt: Đông Gioăng) bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: một thanh niên Tây Ban Nha quyễn rũ một cô gái trong tu viện sau đó ruồng bỏ cô ta. Và theo truyền thuyết đó thì nên viết Dom Juan thay vì Don Juan.Trong tiếng Việt Don Juan được dùng như Sở Khanh, nhưng với ý nghĩa ít tiêu cực hơn. Nhiều khi Don Juan chỉ để nói đến người đàn ông hấp dẫn phụ nữ.Cũng có thể dùng từ Cassanova (nhà thơ Ý - thân thế như DJ) để thay cho Don Juan
Đây là "hỗn danh nhà văn Mai Thảo đặt cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng" - Hoàng Don Juan - về sau DHP,VNG thấy tiện, gán nó cho hoansansg.
* Nếu thay bằng 2 câu này , không biết có hay hơn không?
Bài hành năm cũ, huynh ngâm nốt...
Khúc nhạc bây giờ, đệ hát cương..


Uống với bạn nghèo

Tặng Diệp Hồng Phương

Ta ở xa về nhắn gọi Phương,
Bạn đèo ta đến quán văn chương (1)
Hai bìa đậu phụ, dư "công lực" (2)
Nữa két Sài Gòn, đủ "sát thương".
Thi hữu bàn bên sang chúc rượu,
Nữ nhân góc xế liếc soi gương.
Chiến hữu 'tiềm năng" chưa thấy lại (3)
Bồn chồn, hai đứa, uống sương sương....

Chú thích:
(1) : Canteen Hôi Liên hiêp VHNT TP HCM, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc...ở số 81 Trần Quốc Thảo, Q3. Nơi tập hợp đông đảo nhà văn , nhà thơ, nhạc sĩ nhiều thế hệ, bán bia, đồ nhắm...bình dân
(2) : Món đậu phụ, cắt con cờ, chiên dòn, ăn kèm rau kinh giới, chấm mắm tôm, vắt thêm chanh ớt, tuyệt ngon, giá rẻ nhất trong menu.Bia Sai Gòn, xanh hoặc đỏ, uống cũng say cở Tiger, Heineken, Carlsberg...giá rẻ nhất trong các loại bia...
(3) : "tiềm năng" : chữ của nhà văn Sơn Nam, chỉ những người tham gia bàn nhậu có tiền kha khá ( để có thể kêu bia và mồi thêm...)
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Trả nợ tình


Lòng này đã héo không tươi
Thương người, hai mắt khóc người... một con *
Lòng kia như chiếc lá môn,
Một con trông vẫn muốn mòn mắt răm
Lòng này trăng mãi ngàn năm
Đêm ngày vẫn ngóng đóa rằm mãn khai

Lòng người đủng đỉnh lá khoai **
Mưa bao nhiêu giọt ra ngoài bấy nhiêu
Nhưng vẫn không lấy làm điều
Tình xin dâng trọn trăm chiều khát khao

Tuy rằng vẫn biết là đau
Thôi thì món nợ tình, trao trả người
Trả cho một vốn bốn lời..
Trả rồi than thản một đời là xong

Chú thích :
* người có hai mắt khóc người có một con
** Thơ Nguyễn Bính :
Lòng em như chiếc lá khoai,
Đổ bao nhiêu nước, ra ngòai bấy nhiêu..
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

hoansansg đã viết:
Chao Eros,

Cám ơn bạn đã chỉ ra chổ sai ở địa danh hồ Eatam..Thực ra thì  hồ đã bị lấp rôi..và người ta đã xây nhà kín ở đó từ những năm 90.

Sông kia rày đã nên đồng,
Chổ thì trồng lúa chổ trồng ngô khoai
.....
Eatam số phận không may...
Mười năm vùi lấp ai hay nỗi lòng ?

Tôi yêu địa danh đó vi nhà bạn tôi ở đó.Hồ tuy đã bị lấp nhưng may thay, sông và cầu Eatam vẫn còn. Những ai học ở Đại học Tây nguyên, mà nhà ở trung tâm thành phố nhất định là phải đi qua cầu này.

Còn một chổ sai nữa của bài thơ là Biệt Điện Bảo Đại.Năm 1999, tôi đã có dịp ở đó khi người ta dùng  nó làm khách sạn..Khi tôi lên BMT vào tháng 9 năm 2008 vừa rồi thì nó đã bi xoá sổ để xây khách sạn bê tông mới rôi.Cho nên nói "..buồn nghiêng Biệt Điện..." là không còn đúng nữa..Hiên nay chỉ còn Biệt Điện ở hồ Lak thôi.

Nhưng bạn ơi, khi người ta yêu thi "..Yêu người yêu cả đường đi..". Tôi yêu tất cả những gì thuộc về Người.

Còn chuyện buồn cười nữa là tham vọng dùng dây rừng để buộc chân người thương ở lai cao nguyên.Xưa nay bạn chỉ nghe nói người ta dùng  dây rừng để săn bắt và thuần hoá voi rừng ở Buôn Đôn và Yok Đôn, phải không? Chứ ai lại buộc chân người thương? Vây mà người ta vẫn ra đi mất, dù đã buộc bằng nhiều sơi tơ lòng, thế có buồn và đau không bạn?

Vì góp ý của bạn nên tôi sẽ chữa lại một chử trong câu thơ.Cầu Eatam thay vì hồ Eatam, bạn có đồng ý không?

Có vài lời chia sẻ với bạn,
Thân quý,
Mến chào anh !
Ban mê từ lâu đã đi vào lịch sử . các thắng cảnh ở đây hẳn in lại 1 dấu rất roc nét trong tim anh . vâng buôn đôn thật nguyên sinh... nhưng giờ thật đáng buồn khi buôn đôn không còn như xưa nữa , các di tích bản địa dần mất đi . khu du lịch thì không được trùng tu . nhưng dù sao ta vẫn tự hào về 1 buôn đôn chỉ nơi ta có . trước đây thì N không biết nhưng cây cầu etam mà anh gọi kia nay đã được thay tên bằng cầu trắng , còn hồ eakao thì vẫn giữ nguyên tên từ hồi nào...
* vẫn mong có dịp đón chào anh lại trở về nơi đã 1 lần làm anh thổn thức nhói đau . ban mê tuy không đẹp nhung lại thắm tình !
chúc anh hạnh phúc !!!

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

eros_destiny đã viết:
hoansansg đã viết:
Chao Eros,

Cám ơn bạn đã chỉ ra chổ sai ở địa danh hồ Eatam..Thực ra thì  hồ đã bị lấp rôi..và người ta đã xây nhà kín ở đó từ những năm 90.

Sông kia rày đã nên đồng,
Chổ thì trồng lúa chổ trồng ngô khoai
.....
Eatam số phận không may...
Mười năm vùi lấp ai hay nỗi lòng ?

Tôi yêu địa danh đó vi nhà bạn tôi ở đó.Hồ tuy đã bị lấp nhưng may thay, sông và cầu Eatam vẫn còn. Những ai học ở Đại học Tây nguyên, mà nhà ở trung tâm thành phố nhất định là phải đi qua cầu này.

Còn một chổ sai nữa của bài thơ là Biệt Điện Bảo Đại.Năm 1999, tôi đã có dịp ở đó khi người ta dùng  nó làm khách sạn..Khi tôi lên BMT vào tháng 9 năm 2008 vừa rồi thì nó đã bi xoá sổ để xây khách sạn bê tông mới rôi.Cho nên nói "..buồn nghiêng Biệt Điện..." là không còn đúng nữa..Hiên nay chỉ còn Biệt Điện ở hồ Lak thôi.

Nhưng bạn ơi, khi người ta yêu thi "..Yêu người yêu cả đường đi..". Tôi yêu tất cả những gì thuộc về Người.

Còn chuyện buồn cười nữa là tham vọng dùng dây rừng để buộc chân người thương ở lai cao nguyên.Xưa nay bạn chỉ nghe nói người ta dùng  dây rừng để săn bắt và thuần hoá voi rừng ở Buôn Đôn và Yok Đôn, phải không? Chứ ai lại buộc chân người thương? Vây mà người ta vẫn ra đi mất, dù đã buộc bằng nhiều sơi tơ lòng, thế có buồn và đau không bạn?

Vì góp ý của bạn nên tôi sẽ chữa lại một chử trong câu thơ.Cầu Eatam thay vì hồ Eatam, bạn có đồng ý không?

Có vài lời chia sẻ với bạn,
Thân quý,
Mến chào anh !
Ban mê từ lâu đã đi vào lịch sử . các thắng cảnh ở đây hẳn in lại 1 dấu rất roc nét trong tim anh . vâng buôn đôn thật nguyên sinh... nhưng giờ thật đáng buồn khi buôn đôn không còn như xưa nữa , các di tích bản địa dần mất đi . khu du lịch thì không được trùng tu . nhưng dù sao ta vẫn tự hào về 1 buôn đôn chỉ nơi ta có . trước đây thì N không biết nhưng cây cầu etam mà anh gọi kia nay đã được thay tên bằng cầu trắng , còn hồ eakao thì vẫn giữ nguyên tên từ hồi nào...
* vẫn mong có dịp đón chào anh lại trở về nơi đã 1 lần làm anh thổn thức nhói đau . ban mê tuy không đẹp nhung lại thắm tình !
chúc anh hạnh phúc !!!
Cầu Trắng (*)

Anh đón em đi học về
Đợi em đi ngang Cầu Trắng

Ban Mê đẹp da dài tóc
Dáng đi dáng đứng điệu đàng
Con gái mà …cao thước bảy!
Nhủ lòng cần một chiếc thang...

Chiều chôn chân nơi Cầu Trắng
Đón bầy chim nhỏ tan trường
Áo tím áo hồng trong nắng
Mùi len thơm ngọt mùi hương

Sáng lên có em trong đó
Vô tư trò chuyện bạn bè
Đâu biết có người đứng ngó
Vô tình cuộn những vòng xe

Ai bảo Ban Mê không đẹp?
Không thế sao lòng vấn vương?
Vàng tay châm từng  điếu thuốc
Đêm về rèn giũa văn chương

Con gái Ban Mê ngang ngạnh
Làm ta đau khổ  bao lần
Nhưng vẫn cam tâm chịu đựng
Mong ngày tìm được vinh quang

Ban Mê rất hay giận dỗi
Làm thơ xin lỗi trăm bài
Nhung vẫn ỏng a ỏng ẹo
Đành về mượn rượu mà say

Ai bảo em tôi không đẹp?
Không đẹp sao lòng nhớ thương?
Cả khi ngàn trùng không gặp
Lòng này vẫn một tơ vương!

Ai bảo Ban Mê không đẹp?
Cầu Trắng mãi mãi còn kia...

(*) Tên thường gọi cầu Eatam
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny



Cầu Trắng

Anh đón em đi học về
Đợi em đi ngang Cầu Trắng

Ban Mê đẹp da dài tóc
Dáng đi dáng đứng điệu đàng
Con gái mà …cao thước bảy!
Nhủ lòng cần một chiếc thang...

Chiều chôn chân nơi Cầu Trắng
Đón bầy chim nhỏ tan trường
Áo tím áo hồng trong nắng
Mùi len thơm ngọt mùi hương

Sáng lên có em trong đó
Vô tư trò chuyện bạn bè
Đâu biết có người đứng ngó
Vô tình cuộn những vòng xe

Ai bảo Ban Mê không đẹp?
Không thế sao lòng vấn vương?
Vàng tay châm từng  điếu thuốc
Đêm về rèn giũa văn chương

Con gái Ban Mê ngang ngạnh
Làm ta đau khổ  bao lần
Nhưng vẫn cam tâm chịu đựng
Mong ngày tìm được vinh quang

Ban Mê rất hay giận dỗi
Làm thơ xin lỗi trăm bài
Nhung vẫn ỏng a ỏng ẹo
Đành về mượn rượu mà say

Ai bảo em tôi không đẹp?
Không đẹp sao lòng nhớ thương?
Cả khi ngàn trùng không gặp
Lòng này vẫn một tơ vương!

Ai bảo Ban Mê không đẹp?
Cầu Trắng mãi mãi còn kia...
Ban mê xanh mướt 1 triền quê
Ai đến vui say chẳng muốn về
Tình xưa ấy áp nhưng tình mộng
Kỷ niệm qua rồi hỡi Ban Mê ./.

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hsg

Tha hương ở phố Tầu

Lạc mất mùa xuân ở xứ người
Qua hàng bánh mứt phố đông vui
Hồng nhung, cúc thắm, chen màu áo,
"Cung xi pa chai.." lẫn tiếng cười

Thơm ngát hương trầm, phong vị Tết..
Tha hương, lẻ bạn, làm sao vui?
Giật mình, tưởng đã mười năm lẻ
Lạc mất mùa xuân, lạc mất người!

hoaithuong
Aum mani padme' hum!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 31 trang (310 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối