Cardan Gerolamo sinh năm 1501, bố ông làm Cố vấn Pháp luật.Cardan Gerolamo theo học trường Đại học Pavie và Đại học Padone và nhận bằng tốt nghiệm Y khoa ở đó (năm 1526). Do cuộc sống khó khăn nên ông đi dạy thêm về Toán học vì ngoài nghề Y ông cũng say mê nghiên cứu Toán học từ lâu. Năm 1539 ông công tác ở trường Y. Ông nhanh chóng khẳng định được mình và được đề bạt làm Giám đốc trường Y, vào năm 1543 ông được phong Giáo sư Khoa Y trường Đại học Pavie. Danh tiềng ông vượt ra khỏi nước Ý. Nhưng những ngày tháng cuối đời ông là chuỗi ngày buồn bã. Từ năm1562 đến 1570 ông dạy ở Đại học Bologne và bị tù vì bị tình nghi là "tà giáo". Sau mấy thàng bị giam, ông được thả nhưng bị cấm không được dạy học và những công trình nghiên cứu của ông không được công bố, Ông buồn chán về định cư ở Roma hường phụ cấp ân huệ của Giáo Hoàng cho đến khi ông chết. Sự nghiệp đã như vậy mà chuyện nhà lại đáng buồn hơn : người con trai mà ông hết mực yêu dấu bị cô vợ xấu xa của mình đầu độc chết!
Cardan Gerolamo không chỉ là thầy thuốc, nhà Toán học, nhà Truyết học mà còn là nhà Chiêm tinh học nữa. Năm 1552, Vua nước Anh là EDOUARD VI ban đầu bị bệnh sởi, sau lại bênh đầu mùa (một bệnh được xem là nguy hiểm nhất thời đó). Lúc ấy Cardan Gerolamo đi du lịch từ Ecosse về ghé lại Luân Đôn và được mời xem số tử vi cho nhà vua. Nhưng Cardan Gerolamo đã đoán sai ngày vua mất. Về sau ông lại bị kết tội vì đã "dám" lấy số tử vi của Chúa Giesu!!! Nhà sử học người Pháp JACQUES DE THOU viết rằng Cardan Gerolamo say sưa với tử vi như say sưa vơi Toán học. Cardan Gerolamo nói theo tử vi ông sẽ chết trước ngày sinh nhật lần thứ 75 của mình 3 ngày, và do sợ lời tuyên đoán của mình không linh nghiệm mà ông tuyệt thực để chết cho đúng ngày tiên đoán của tử vi!!

Cardan Gerolamo viết khá nhiều về Toán học và một số ngành khác. 97 năm sau khi ông mất, Nhà xuất bản Lyon đã in các công trình nghiên cứu của ông thành 10 tập, trong đó về Toán có Practica arithmetica (1539) và Ari manga (1545), về khoa học có De subtilitale. Trong quyển này ông viết về Vật lí của ARISTOTE và ca ngợi 12 nhà khoa học tiền bối trong đó có ARCHIMÈDE, PTOLEMÉE, ARISTOTE, EUCLIDE, CALCULATOR, APOLLONIUS, AL HUWARIZMI,....Trong Practica ông có đề cập đến khai cân bậc ba. Năm 1545 khi Cardan Gerolamo công bố công trình Ars mâng sive de regulis algebraicis thì nhiều người cho rằng ông là nhà Đại số học xuất sắc nhất Châu Âu. Mặc dù lúc đó quyển sách cảu ông dài dòng và thiếu tổng quát, nhưng ý tưởng và kết quả ông đạt được khi giải phương trình bật ba trình bày trong đó thì thật đáng khâm phục và kính trọng.
Cardan Gerolamo còn viết trong ARS MANGA rằng lời giải phương trình bật ba của ông đã giúp cho học trò của ông là Ludovico Ferrari đău ra cách giải phương trình bật bốn. Cardan Gerolamo còn là người báo trước rằng làng Toán học thế giới sắp đón một thành viên mới là Phép tính xác suất trong một công trình của ông. Thế là ông đi trước Fermat và Pascan ( những người được xem như có công đặt nền móng cho Phép tình xac suất ) gần một trăm năm. Còn một điều thú vị và kì lạ nữa là ông chế ra một máy làm cho tàu thuỷ đi biển bị lắc lư vẫn không ảnh hưởng đến sự chính xác của la bàn định hướng của con tàu và máy ấy được gọi là cardan. Việc giải được phương trình bậc ba bậc bốn (tuy chưa thật trọn vẹn) quả là một bước tiếng dài sau hàng nghìn năm phát triển môn Đại số kể từ thơig Babylone và nó cũng đưa các nhà toán học đến với vấn đề mới như số âm, số vô tỉ, số ảo......vì đó là điều khó tránh khi giải các phương trình bậc ba bậc bốn.
Nhưng lịch sử việc đi tìm lời giải của phương trình bậc ba không đơn giản dừng ở công lao của Cardan Gerolamo mà sử sách chép lại sự việc còn rắc rối hơn nhiều vì có một nhà toán học người Ý Tartaglia cũng tự cho rằng mình là người tìm ra lời giải phương trình bậc ba đầu tiên!!!
( cuộc đời và sự nghiệp của các nhà toán học )
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...