Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Không nhỏ... Không ít...

Bài đăng trên Lao Động Thứ Sáu, 16.3.2012 | 17:11 (GMT + 7)

Xin đố bảy món nghệ thuật (art) - được bảy bà tiên hay nữ thần (Muse) quản trị của cổ đại Tây Âu là những môn nào?

Văn pháp và Tu từ rồi đến Logíc, Âm nhạc, Nghệ thuật, Kỷ hà và Thiên văn gọi là bảy loại nghệ thuật tự do - artesliberales. Sao hôm nay lại cao đạo, tầm chương trích cú vậy? Mới đọc được cuốn sách hay “nổ” với bà chị tí chơi. Các lĩnh vực nghề tinh thần này hình thành trong mọi nền văn minh thượng cổ mà đến nay vẫn phát triển không ngừng. Khác là ở chỗ phương Tây sớm xác lập, nhấn mạnh chất tự do của chúng mà thôi. Chỉ vẫn thắc mắc tại sao hai môn đầu tiên Văn pháp và Tu từ đều là nghệ thuật ngôn ngữ?

Ngôn ngữ là nhất vì nó là cái mà người ta dùng để tư duy (thứ muôn loài không có) cũng là phương tiện duy nhất để người ta thông hiểu, chia sẻ với nhau, kết nối với nhau thành một cộng đồng, một xã hội.

Tôn giáo giảng: Khởi thủy là lời. Lời thiêng nhất của thượng đế “khải thị” với một vị tiên tri nào đó. Rồi vị này dùng lời và nghệ thuật tu từ của mình mà giáo hóa chúng sinh. Có chữ viết ghi được lời nói thì dùng nghệ thuật văn pháp lập ra kinh sách. Vậy nên “sách thánh hiền”, kinh cầu các loại và “chữ” nói chung trở nên thiêng liêng bắt buộc chúng sinh phải tự nguyện mà tuân theo. Người nghèo mù chữ ngày xưa rất kính sợ các bản có chữ, thấy chữ rơi xuống đất cấm dám giẫm lên, phải cung kính nhặt đặt vào nơi tôn nghiêm. Cái sắc phong ở đình làng chả ai đọc cũng phải thờ! “Bài vị” dùng thay hình ảnh thần, thánh. Trông thấy là phải sụp vái mấy chữ ấy!

Văn pháp với tu từ rất gắn với thuật vận động và cai trị. Tự nhiên là như vậy. Lời khải thị của các tiên tri và các áng văn giáo pháp, giáo lý được các tín đồ tụng to thành lời hoặc niệm nhập tâm. Các nhà chính trị chuyên nghiệp từ các nhà hùng biện Hy-La, phái “du thuyết” Trung Hoa cổ tới ứng viên tổng thống bên Nga, bên Mỹ tuần qua, các nhà cách mạng Á, Phi… đều cần hai món nghệ thuật này.

Chúng tất nhiên quan trọng nhất trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tiến hóa xã hội thể hiện trong văn pháp của các văn bản như chiếu-chỉ-dụ của các hoàng đế, tuyên ngôn của các đoàn thể đảng phái cách mạng, hiến pháp của các quốc gia v.v và v.v... Xa là “Tuyên ngôn nhân quyền” Pháp, Hiến pháp Hoa Kỳ,Tuyên ngôn Đảng Cộng sản… gần là “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh… đều là những áng thiên cổ hùng văn mà nội dung đã thúc đẩy tiến hóa, khích lệ nhân quần, phát triển xã hội, đồng thời là mẫu mực về vẻ đẹp văn pháp và tu từ.

Độ này không ít các cán bộ nước ta đã công khai mạnh dạn xưng danh là nhà chính trị chuyên nghiệp. Cũng không ít các đại biểu quốc hội chuyên trách nhận mình là nhà lập pháp chuyên nghiệp. Và không ít người trong số họ tìm cách chứng tỏ mình, thu hút, thuyết phục dân chúng bằng nghệ thuật văn pháp và tu từ bởi Đảng, Chính quyền đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ phải gần dân, phải đối thoại và công khai minh bạch, Quốc hội yêu cầu soạn thảo vô vàn luật lệ và cải cách hành chính cần vô vàn văn bản thì cô bảo không giỏi tu từ, văn pháp, đố mà làm nổi!

Nghị trường, chính trường, thị trường sôi nổi, phát biểu sinh động có cá tính khiến dân chủ được mở rộng… Không ít từ ngữ, cách nói của không ít các vị lãnh đạo chính trị, Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh… đương nhiệm nhanh chóng thành từ cửa miệng của người dân. Đáng mừng lắm, và không nên coi đó chỉ là chuyện hình thức nha.

Cô lạm phát cụm từ “không ít”  hả?

Từ khóa thời thượng/sự nhất mà lị: “Không ít địa phương lơ là phòng dịch/cháy…”, “Quản lý đất đai còn không ít sai sót”, “không ít quán ăn còn chặt chém”… Không ít tức là “bộ phận không nhỏ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên biến chất, xa rời quần chúng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ ngành y cần nâng cao y đức. Một bộ phận không nhỏ học sinh vùng sâu/xa còn thiếu sách vở…

Không ít khác không nhiều. Không nhiều có thể ít hơn không ít: mắc không nhiều khuyết điềm sai lầm tức là ít khuyết/sai, không ít lần nhận phong bì tức là đã nhiều lần nhận! Nhưng “bộ phận không nhỏ” có nhẽ nhỏ hơn “bộ phận không lớn”. Em cứ băn khoăn là khoảng bao nhiêu nếu chia nhau cái bánh mà nó lấy phần không lớn mình nhận phần không nhỏ?

Xin nhất trí: văn pháp, tu từ đúng là những nghệ thuật hàng đầu.

Nguyễn Bỉnh Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam qua vài sử liệu và con số

(Tiếp theo)

13.1- Năm 2010 Việt Nam được 2,94 điểm, xếp hạng 140/167 quốc gia về dân chủ. Hơn đứt anh Miến Điện có 1,77 điểm, xếp thứ 163.
13.2- Năm 2011 VN được tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) chấm 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 nước. Những nước dưới 5 điểm là nước có nhiều tham nhũng. Xem ra còn khối anh mù mờ hơn ta.
13.3- Viện kinh tế và Hòa bình xếp chỉ số Hòa bình toàn cầu cuả VN: 30/153 quốc gia.
13.4- The Wall Street Journal xếp chỉ số tự do kinh tế VN: 139/179 nước.
13.5- Năm 2005 The Economist xếp chỉ số chất lượng cuộc sống của Việt nam: 61/111
13.6- Năm 2010 Việt Nam được tổ chức Ký giả không biên giới xếp thứ 165/178 nước (Về tự do ngôn luận, báo chí). Miến Điện xếp thứ 174.
13.7- Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc xếp chỉ số Phát triển con người của VN: 128/187.
13.8- Năm 2011 Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp khả năng cạnh tranh toàn cầu của VN: 65/142 nước.
13.9- ETH Zürich xếp chỉ số Toàn cầu hóa của VN: 125/208 nước.
13.10- Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp chỉ số bất bình đẳng nam nữ của VN: 72/134 nước.
13.11- IFPRI xếp chỉ số đói nghèo toàn cầu của VN: 25/81 nước.
13.12- Đại học Yale & Đại học Columbia xếp chỉ số hiệu suất môi trường của VN: 79/132 nước.
13.13- Năm 2011 Ngân hàng Thế giới xếp môi trường kinh doanh của Việt Nam : 98/183 nền kinh tế. Riêng lĩnh vực nộp thuế xếp thứ 151/183.
13.14- Năm 2010 tốc độ phát triển của Việt Nam dưới mức trung bình của châu Á.
14. Việt Nam hiện có 706 cơ quan báo chí in, 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử. Nội dung tin bài có sự thống nhất cao, cùng chung tiếng nói. Nhất hô bá ứng. Thật tuyệt vời !
15. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần thượng võ. Ngày nay môn VôViNam đã có hơn 40 quốc gia tổ chức luyện tập và thi đấu. Những cung phu tuyệt chiêu có rất ít ở một số kỳ nhân người nước ngoài thì Việt Nam đều có như móc vào yết hầu nâng một cô gái nặng 50 kg. Dùng mí mắt đẩy xe ô tô nặng hàng tấn chuyển động...


(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thư gửi... tội ác!

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 20/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?...

Thưa các loại... tội ác!

Lá thư này là kết quả của việc sau khi được nghe rất nhiều tiếng thở dài, than vãn, căm hận; sau khi đọc và thấy những điều xót xa, chướng tai gai mắt và, không ít lần ngồi lặng trước bàn phím mà chẳng biết bắt đầu từ đâu, nên viết như thế nào.

Tội ác đóng thùng "nguyên đai, nguyên kiện"

Thế nhưng, có những điều không thể đặng đừng vì e rằng, nếu ai cũng tặc lưỡi theo cách "sống chết mặc bay", tội ác sẽ "mỉm cười" chế nhạo hơn... Và càng thêm chất chồng, những nạn nhân sẽ ngày một thảm thê hơn; sự thấp thỏm sống (hay là đang tồn tại) có nguy cơ bào mòn tất cả các giá trị...

Trước hết, hãy bàn về chuyện cháy xe. Xin nói thẳng và nói trắng ra rằng các vị không thể biện minh cho hành động tội lỗi khi các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra làm chết người, làm nhiều người bị thương tật suốt đời - trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

"Pha thêm 'một chút' aceton, methanol hay ethanol thì có sao? Trung Quốc mỗi ngày sản xuất 87.000 thùng methanol (1 thùng - barel = 49 lít), mỗi năm họ pha đến 4 triệu tấn methanol vào xăng (SVPOLY.net, 5.1.2012) chứng tỏ..." - đó là cách nói lấy được của những ai bất chấp đạo lý, lương tri để chai lỳ tâm độc quyết làm giàu, kiếm nhiều tiền bằng mọi giá.

Những cảnh cháy xe, không những đã xảy ra mà còn xảy ra liên tục gây nên nỗi đau không thể bù đắp nổi cho nhiều gia đình. Đó là gì nếu không chỉ đích danh những kẻ pha chế xăng dởm chính là kẻ thủ ác!

Các vị có thể ngụy biện rằng do các cơ quan có trách nhiệm xử phạt không nghiêm nên "nếu ta không làm thì người khác cũng làm". Bằng chứng nhãn tiền là từ năm 2005 người ta đã pha dầu hỏa (được trợ giá) vào xăng nhưng chẳng ai hề hấn gì.

Từ những năm 2007-2008, người ta đã phù phép để biến xăng A83 thành A92 - chỉ riêng công đoạn này đã kiếm lợi từ mỗi lít xăng ít nhất 500 đồng, trong khi mỗi cây xăng mỗi ngày bán 3.000-4.000 lít, tính ra, "tự nhiên" mỗi ngày kiếm thêm được vài chục triệu đồng... Những dẫn chứng ấy chỉ có thể làm bớt đi vài hạt bụi của tội ác chứ tội ác vẫn luôn được "đóng thùng" nguyên đai, nguyên kiện.

Các vị cũng có thể nói lấy được rằng methanol hay aceton tự nó là không có lỗi vì chính chúng là những "trợ thủ" đắc lực trong việc chống cháy nổ (vì đã "đưa" hàm lượng oxy vào trong xăng) nên có pha thêm cũng chẳng hề hấn gì(?) Các vị quên mất rằng ngay từ xa xưa, cha ông đã dạy là cái gì quá cũng không tốt. Đằng này, các nhà khoa học (Mỹ) đã khẳng định rằng tỷ lệ 2,75% là mức cao nhất có thể chấp nhận cho aceton hay methanol có trong xăng.

Quá tỷ lệ ấy đồng nghĩa với nguy hiểm, gây hại cho xã hội, môi trường. Các vị đã bất chấp cảnh báo ấy, đã pha vào xăng đến 15,3% methanol (cửa hàng xăng dầu Mai Dịch, Hà Nội, theo SSPOLY.net, 5.1.2012) - có nghĩa là gấp hơn 5 lần chỉ số quy định của kỹ thuật!

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/19/17/20120319170756_20120113134355images649389chayxe_1332144220.jpg
Các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra



Anh em sinh đôi: Dối trá và Tham lam

Xin đặc biệt nhấn mạnh rằng chỉ với 10ml methanol, con người có thể bị mù mắt và nếu cơ thể bị nhiễm từ 1-2ml/kg thân trọng thì có thể dẫn đến tử vong. Mọi lời giải thích, thanh minh thanh nga là bằng...0, vì ai chẳng biết giá của methanol là 10.000 đồng/lít còn giá xăng là 20.000 đồng...

Sơ qua chuyện cháy nổ xe để thấy rằng đầu mối của tội ác chính là "anh em sinh đôi" trong tâm địa xấu xa của con người: Dối trá và Tham lam. Có thể dối trá chưa tạo ra tội ác nhưng trong mọi tội ác, bao giờ cũng có bóng dáng của sự dối trá.

Dối trá với lương tâm của chính mình, dối trá trong việc tìm mọi cách để che dấu sự thật mà thói thường là phép ngụy đạo đức. Dối trá trong việc ngụy tạo chứng cớ để vu khống hay áp đặt một nhận thức sai. Dối trá trong việc giả mạo giấy tờ để luồn lách luật pháp, biến của công thành của tư, biến bằng cấp giả thành cơ hội và điều kiện tạo ra quyền lực thật... Có thể lấy rất nhiều dẫn chứng mới xảy ra trong thời gian gần đây để thấy rõ hơn con đường đi của cặp song trùng tội ác - dối trá.

Trong chuyện này, bộc lộ thứ tội ác "đặc thù" của sự dối trá lộng hành, đó là sự vô cảm. Vô cảm cũng là dạng tội ác đặc biệt của tính ích kỷ thái quá, của sự bất động lương tri, của cái thời lạnh tanh kim tiền bỡn cợt.

Phải chăng đồng tiền không có "mùi"?

Thưa tất cả những kẻ coi tội ác là "phương tiện" sống!

Đành rằng nguyên lý sinh vật học đã chỉ ra rằng cạnh tranh sinh tồn cùng loài là dạng cạnh tranh quyết liệt và tàn bạo nhất. Nhưng, nền văn minh của nhân loại từ hàng ngàn năm nay cũng khẳng định ngược lại rằng, sở dĩ con người con người có quyền tự hào khi phản đề nguyên tắc sinh vật học thú tính là bởi vì con người biết rõ giới hạn của tội ác.

Nếu vượt quá giới hạn ấy, con người đang động vật hoá hành vi sống của chính mình.

Cần phải nhấn mạnh rằng hàng trăm hay hàng ngàn năm trước, truyền thống văn hóa Việt luôn là chuẩn thước của sự hiền hoà, thân thiện, bao dung. Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?...

Những người tiêu dùng cả nước khẩn thiết đề nghị cái góc lũy cuối cùng của lòng tham trong hình hài của các vị hãy tỉnh thức dù đã muộn lắm rồi.

Những bài học về luật nhân quả hay ác giả ác báo chẳng hề muộn bao giờ. Nếu cứ cố tình cái cách thức kiếm tiền quái đản bất kể tính mạng của người khác thì hệ lụy và hậu quả sẽ nhiều lắm.

Tại sao các vị không một lần tự hỏi biết đâu người thân của quý vị trong một lúc nào đó sẽ sử dụng chính cái thứ xăng mà các vị đã làm dởm rồi bất ngờ phải gánh lấy hậu quả đáng thương? Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt là điều mà bất kể ai cũng phải ngẫm suy để hiểu lấy đôi lần.

Người viết bài không nghĩ rằng có những cái ác và sự vô cảm không thể thay đổi. Mà rất muốn hy vọng rằng nhiều triệu người khác trên trái đất này vẫn có thể có tiền mà chẳng cần đến những hành vi bất chính bị người đời lên án, nguyền rủa.

"Hồi đầu thị ngạn" là lời dạy bất tử của Đức Phật: Người cho rằng bất kể cái ác nào cũng có thể được ngộ - tỉnh (prajnã).

Quay đầu là bờ!

Mong mỏi lắm thay!

Hà Thịnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phí, hạ tầng và lòng dân



SGTT.VN - Thời gian gần đây, người dân đang chịu những áp lực tâm lý – xã hội dồn dập. Lạm phát tăng cao, đồng tiền trượt giá, những mặt hàng cơ bản nhất liên tục tăng mà chưa có hồi kết. Kéo theo đó là phản ứng dây chuyền khi nhiều loại phí đều tăng như viện phí, học phí, lộ phí... Những sự tích hợp này làm cho đời sống người dân căng thẳng.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168685
Trạm thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương trên quốc lộ 1 (Bình Chánh – Trung Lương). Ảnh: Thanh Hả



Trong tình hình như thế, việc các cơ quan chức năng quyết tâm tăng các loại phí liên quan đến giao thông và rất nhiều các loại phí dân sinh khác mà phí nào cũng không hề thấp… xem ra rất không ổn. Ngân sách thu được từ các loại phí ấy thoạt mới xem ra có vẻ lớn, nhưng thực sự nó không nhiều so với những nỗ lực khác nếu các cơ quan chức năng làm được. Nếu quản lý tốt việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than đá, gỗ, titan, quặng, nước, đất đai, bờ biển, không phận… không để cho những nhóm lợi ích thao túng, thì số tiền thu được có thể lớn gấp bội phần những thứ phí phát sinh thêm thu được từ dân.

Hãy nhớ, bất cứ một người dân nào cũng được quyền hưởng lợi trong một giọt dầu, một ký than, một centimét vuông đất của quốc gia. Nếu cơ quan nhà nước quản lý tốt các dự án, nhất là dự án hạ tầng kỹ thuật, dự án xây dựng không để hao hụt vào túi nhóm lợi ích đến 20 – 30% (có ý kiến còn cao hơn nữa), cũng như quản lý và khai thác có hiệu quả ngân sách quốc gia, vốn vay các loại thì chắc hẳn không phải “trăm dâu đổ đầu tằm” kiểu tận thu như hiện nay.

Những người làm chính sách biện minh rằng, các loại thuế phí không phải chỉ là để gia tăng ngân sách mà làm cho người dân thay đổi thói quen xấu, gia tăng ý thức công dân. Chẳng hạn làm cho người dân ngán ngại không đi xe máy, không sử dụng xe hơi như một phương tiện kiếm ăn (taxi, xe tải, xe khách...) nữa. Như thế là có lợi cho cả hai phía Nhà nước và nhân dân. Tất nhiên người ra chính sách nói anh không phải đóng thuế, đóng phí nếu anh không đi trên quốc lộ, anh bỏ xe máy, anh đừng vào trung tâm, anh đừng chữa bệnh… Đó là quyền tự do lựa chọn của anh tôi không bắt. Nhưng, điều này chẳng khác gì ông lái đò tăng tiền lộ phí trong khi chỉ có một con đường duy nhất để qua sông ra khỏi làng, anh được tự do lựa chọn trong tình thế không có cái thứ hai!

Khi ban hành các loại thuế, phí, người ra chính sách đều nói là có thêm tiền để làm cho chất lượng phục vụ tốt hơn, chất lượng sống tốt hơn, mọi chuyện tốt hơn. Nhưng khi hỏi lại: Viện phí tăng chất lượng chữa trị tăng? Học phí tăng chất lượng đào tạo tăng? Phí giao thông tăng tai nạn giao thông giảm?... Câu trả lời là chẳng ai dám chắc điều gì cả mà rốt cục đó chỉ là mong muốn. Số tiền thu được từ các loại thuế, phí dẫu có lớn, nhưng làm cho người dân mệt mỏi hơn, căng thẳng hơn, xáo trộn nhiều hơn và niềm tin bị mất đi thêm một chút... Vậy có cần thiết phải đánh đổi như thế không?

Năm 1969, trong khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, thậm chí vào thời điểm đó cách mạng đang gặp khó khăn, vậy mà trong lúc viết di chúc, Bác Hồ đã nghĩ ngay đến chuyện không thu thuế của nông dân trong ba năm sau khi thống nhất đất nước. Lẽ nào những người ban chính sách hôm nay không thấu hiểu “khoan thư sức dân” như một kế sâu bền gốc của các đấng minh quân như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh?

TS Nguyễn Minh Hoà
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Thư gửi... tội ác!

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 20/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?...

Thưa các loại... tội ác!

Lá thư này là kết quả của việc sau khi được nghe rất nhiều tiếng thở dài, than vãn, căm hận; sau khi đọc và thấy những điều xót xa, chướng tai gai mắt và, không ít lần ngồi lặng trước bàn phím mà chẳng biết bắt đầu từ đâu, nên viết như thế nào.

Tội ác đóng thùng "nguyên đai, nguyên kiện"

Thế nhưng, có những điều không thể đặng đừng vì e rằng, nếu ai cũng tặc lưỡi theo cách "sống chết mặc bay", tội ác sẽ "mỉm cười" chế nhạo hơn... Và càng thêm chất chồng, những nạn nhân sẽ ngày một thảm thê hơn; sự thấp thỏm sống (hay là đang tồn tại) có nguy cơ bào mòn tất cả các giá trị...

Trước hết, hãy bàn về chuyện cháy xe. Xin nói thẳng và nói trắng ra rằng các vị không thể biện minh cho hành động tội lỗi khi các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra làm chết người, làm nhiều người bị thương tật suốt đời - trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

"Pha thêm 'một chút' aceton, methanol hay ethanol thì có sao? Trung Quốc mỗi ngày sản xuất 87.000 thùng methanol (1 thùng - barel = 49 lít), mỗi năm họ pha đến 4 triệu tấn methanol vào xăng (SVPOLY.net, 5.1.2012) chứng tỏ..." - đó là cách nói lấy được của những ai bất chấp đạo lý, lương tri để chai lỳ tâm độc quyết làm giàu, kiếm nhiều tiền bằng mọi giá.

Những cảnh cháy xe, không những đã xảy ra mà còn xảy ra liên tục gây nên nỗi đau không thể bù đắp nổi cho nhiều gia đình. Đó là gì nếu không chỉ đích danh những kẻ pha chế xăng dởm chính là kẻ thủ ác!

Các vị có thể ngụy biện rằng do các cơ quan có trách nhiệm xử phạt không nghiêm nên "nếu ta không làm thì người khác cũng làm". Bằng chứng nhãn tiền là từ năm 2005 người ta đã pha dầu hỏa (được trợ giá) vào xăng nhưng chẳng ai hề hấn gì.

Từ những năm 2007-2008, người ta đã phù phép để biến xăng A83 thành A92 - chỉ riêng công đoạn này đã kiếm lợi từ mỗi lít xăng ít nhất 500 đồng, trong khi mỗi cây xăng mỗi ngày bán 3.000-4.000 lít, tính ra, "tự nhiên" mỗi ngày kiếm thêm được vài chục triệu đồng... Những dẫn chứng ấy chỉ có thể làm bớt đi vài hạt bụi của tội ác chứ tội ác vẫn luôn được "đóng thùng" nguyên đai, nguyên kiện.

Các vị cũng có thể nói lấy được rằng methanol hay aceton tự nó là không có lỗi vì chính chúng là những "trợ thủ" đắc lực trong việc chống cháy nổ (vì đã "đưa" hàm lượng oxy vào trong xăng) nên có pha thêm cũng chẳng hề hấn gì(?) Các vị quên mất rằng ngay từ xa xưa, cha ông đã dạy là cái gì quá cũng không tốt. Đằng này, các nhà khoa học (Mỹ) đã khẳng định rằng tỷ lệ 2,75% là mức cao nhất có thể chấp nhận cho aceton hay methanol có trong xăng.

Quá tỷ lệ ấy đồng nghĩa với nguy hiểm, gây hại cho xã hội, môi trường. Các vị đã bất chấp cảnh báo ấy, đã pha vào xăng đến 15,3% methanol (cửa hàng xăng dầu Mai Dịch, Hà Nội, theo SSPOLY.net, 5.1.2012) - có nghĩa là gấp hơn 5 lần chỉ số quy định của kỹ thuật!

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/19/17/20120319170756_20120113134355images649389chayxe_1332144220.jpg
Các vụ cháy nổ xe liên tục xảy ra



Anh em sinh đôi: Dối trá và Tham lam

Xin đặc biệt nhấn mạnh rằng chỉ với 10ml methanol, con người có thể bị mù mắt và nếu cơ thể bị nhiễm từ 1-2ml/kg thân trọng thì có thể dẫn đến tử vong. Mọi lời giải thích, thanh minh thanh nga là bằng...0, vì ai chẳng biết giá của methanol là 10.000 đồng/lít còn giá xăng là 20.000 đồng...

Sơ qua chuyện cháy nổ xe để thấy rằng đầu mối của tội ác chính là "anh em sinh đôi" trong tâm địa xấu xa của con người: Dối trá và Tham lam. Có thể dối trá chưa tạo ra tội ác nhưng trong mọi tội ác, bao giờ cũng có bóng dáng của sự dối trá.

Dối trá với lương tâm của chính mình, dối trá trong việc tìm mọi cách để che dấu sự thật mà thói thường là phép ngụy đạo đức. Dối trá trong việc ngụy tạo chứng cớ để vu khống hay áp đặt một nhận thức sai. Dối trá trong việc giả mạo giấy tờ để luồn lách luật pháp, biến của công thành của tư, biến bằng cấp giả thành cơ hội và điều kiện tạo ra quyền lực thật... Có thể lấy rất nhiều dẫn chứng mới xảy ra trong thời gian gần đây để thấy rõ hơn con đường đi của cặp song trùng tội ác - dối trá.

Trong chuyện này, bộc lộ thứ tội ác "đặc thù" của sự dối trá lộng hành, đó là sự vô cảm. Vô cảm cũng là dạng tội ác đặc biệt của tính ích kỷ thái quá, của sự bất động lương tri, của cái thời lạnh tanh kim tiền bỡn cợt.

Phải chăng đồng tiền không có "mùi"?

Thưa tất cả những kẻ coi tội ác là "phương tiện" sống!

Đành rằng nguyên lý sinh vật học đã chỉ ra rằng cạnh tranh sinh tồn cùng loài là dạng cạnh tranh quyết liệt và tàn bạo nhất. Nhưng, nền văn minh của nhân loại từ hàng ngàn năm nay cũng khẳng định ngược lại rằng, sở dĩ con người con người có quyền tự hào khi phản đề nguyên tắc sinh vật học thú tính là bởi vì con người biết rõ giới hạn của tội ác.

Nếu vượt quá giới hạn ấy, con người đang động vật hoá hành vi sống của chính mình.

Cần phải nhấn mạnh rằng hàng trăm hay hàng ngàn năm trước, truyền thống văn hóa Việt luôn là chuẩn thước của sự hiền hoà, thân thiện, bao dung. Phải chăng vì quá khát khao với giấc mơ làm giàu, nên những kẻ thủ ác, thích làm ác thời nay luôn tin rằng đồng tiền không có mùi và cách định giá chẳng bao giờ căn cứ vào sự ố bẩn của nó?...

Những người tiêu dùng cả nước khẩn thiết đề nghị cái góc lũy cuối cùng của lòng tham trong hình hài của các vị hãy tỉnh thức dù đã muộn lắm rồi.

Những bài học về luật nhân quả hay ác giả ác báo chẳng hề muộn bao giờ. Nếu cứ cố tình cái cách thức kiếm tiền quái đản bất kể tính mạng của người khác thì hệ lụy và hậu quả sẽ nhiều lắm.

Tại sao các vị không một lần tự hỏi biết đâu người thân của quý vị trong một lúc nào đó sẽ sử dụng chính cái thứ xăng mà các vị đã làm dởm rồi bất ngờ phải gánh lấy hậu quả đáng thương? Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt là điều mà bất kể ai cũng phải ngẫm suy để hiểu lấy đôi lần.

Người viết bài không nghĩ rằng có những cái ác và sự vô cảm không thể thay đổi. Mà rất muốn hy vọng rằng nhiều triệu người khác trên trái đất này vẫn có thể có tiền mà chẳng cần đến những hành vi bất chính bị người đời lên án, nguyền rủa.

"Hồi đầu thị ngạn" là lời dạy bất tử của Đức Phật: Người cho rằng bất kể cái ác nào cũng có thể được ngộ - tỉnh (prajnã).

Quay đầu là bờ!

Mong mỏi lắm thay!

Hà Thịnh
Sự dối trá, tính tham lam vô hạn độ và cái ác luôn được bao che dung túng...tất yếu nó ngày càng phát triển. Phật thì quá xa. Ma lại quá gần. Buồn lắm thay !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

"Nếu quản lý tốt việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than đá, gỗ, titan, quặng, nước, đất đai, bờ biển, không phận… không để cho những nhóm lợi ích thao túng, thì số tiền thu được có thể lớn gấp bội phần những thứ phí phát sinh thêm thu được từ dân..."

TS Nguyễn Minh Hoà

Bác Hoà nói cực đúng. Dưng mà ...không thực tế tẹo nào. Làm những điều như bác nói thì khó ngang đi bộ lên ...giời. Tội gì không tìm mọi cách tăng giá, tăng thu. Rụp một cái ra nhiều ngàn ngàn tỷ. Thu là để bù ngân sách nó ...hụt. Tất nhiên cái lý đưa ra thu là để nâng cái nọ cái kia. Chả nhẽ lại nói để bù ngân sách hao hụt quá. Còn cụ Trần, cụ Nguyễn, cụ Hồ thì vô cùng tuyệt vời rồi. Nhưng đó chuyện ngày xưa...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sự thật lạ lùng...

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 21/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Tâm lý đám đông cho thấy ai cũng chờ người khác làm Danko thay mình. Tâm lý đám đông cũng cho thấy sự dao động trước trước cái ác, cái xấu là sự sợ hãi và phục tùng- khi không có Danko nào xuất hiện- dù tiềm ẩn trong mỗi người đều có một Danko…

Triết gia người Thụy Sĩ, Henri Frederic Amie từng nói: "Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng." Trong cuộc sống, liệu có ai từng nghĩ đến điều này. Hẹp hơn, trong cuộc sống hiện nay, sự thật liệu có đang bị xâm hại và xúc phạm?

Ván cờ... "đời"

Dư luận vẫn còn đang bàn tán về ván cờ bạc tỉ của một ông phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng. Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục xác minh nhưng nếu vị phó giám đốc dám chơi ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó không phải là một ván cờ danh dự như những kỳ thủ có tinh thần thể thao chân chính thường chơi.

Nó là sự xúc phạm với người nghèo!

Bởi tính trung bình, trị giá ván cờ ấy xây được 200 căn nhà tình thương, mua được hơn 300 tấn gạo cứu đói, tạo điều kiện cho vô số trẻ em nghèo đến trường...

Sóc Trăng là một tỉnh nghèo! Theo điều tra hộ nghèo năm 2010, toàn tỉnh còn 75.639 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,31%; hộ cận nghèo 43.789, chiếm tỷ lệ 14,07%. Một tỉnh nhiều dân nghèo như vậy mà có một công bộc của dân giàu đến mức chơi được những ván cờ bạc tỉ, vậy tiền đâu để chơi bạo "hơn cả công tử Bạc Liêu" như thế?

Câu chuyện ván cờ bạc tỉ sẽ khiến người ta không khỏi nghi ngờ... Rằng ở các địa phương khác, giàu có hơn, sẽ có những ván cờ bạc tỉ khác hoặc là những hình thức khác để quan chức chứng tỏ sự giàu có với mức cao hơn?

Và chỉ khi nào bị lộ, những kẻ hôm qua còn dương dương tự đắc, nay mới ...sám hối.

Nếu những nghi ngờ trên được phơi bày toàn bộ thì nói như nhà thơ người Anh Lord Byron, đó là một "sự thật luôn lạ lùng, còn lạ lùng hơn là hư cấu". Sự thật cá cược đến mức 5 tỷ đồng/ ván cờ, quả là sự thật lạ lùng hơn cả hư cấu.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/20/18/20120320180022_552059_1332228942.jpg
Ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó là sự xúc phạm với người nghèo. Ảnh minh họa



Ai "giết" Danko?

Dối trá, nó không tự sinh ra nó mà chỉ có khi con người nói và làm ngược lại với những điều cơ bản họ nghĩ. Quá trình cơ bản hướng đến chân- thiện- mỹ mà loài người vẫn hằng đeo đuổi là nếu được coi là ánh sáng thì cái ác, cái xấu có thể coi là bóng đêm. Trong bóng đêm, dối trá lên ngôi và dưới ánh sáng, sự thật rực rỡ.

Nhà văn vĩ đại Maksim Gorki đã xây dựng một hình tượng Danko can trường xé toang lồng ngực để lấy trái tim mình soi đường cho đám đông mê muội. Một ẩn dụ giàu hình ảnh... Trước khi sự can trường ấy được thừa nhận Danko có gì từ đám đông? Anh đã nhận được sự nghi ngờ và sau đó là sự phẫn nộ của đám đông mê muội. Đến nỗi anh phải thét lên đau đớn trước khi xé ngực móc tim mình:

"Các người đã làm gì để tự giúp mình ? Các người chỉ cắm cổ đi và không biết giữ sức để đi được lâu dài hơn! Các người chỉ mải miết đi như đàn cừu!"

Tâm lý đám đông cho thấy ai cũng chờ người khác làm Danko thay mình. Tâm lý đám đông cũng cho thấy sự dao động trước trước cái ác, cái xấu là sự sợ hãi và phục tùng- khi không có Danko nào xuất hiện- dù tiềm ẩn trong mỗi người đều có một Danko...

Nhiều khi tôi tự trào rằng anh chàng Danko trong tôi ơi, anh cứ nhỏ dần theo thời gian vì những "giấc mơ con" của cơm áo gạo tiền trong thời buổi thóc cao gạo kém như hiện nay. Anh chàng Danko cũng nhạt nhòa trong sự vô cảm của những "keomutchoiboi", coi mạng người như trò vui, của những kẻ thấy công an thì xưng "cháu bác Nhanh", thấy giang hồ bảo "em anh Luyện"...

Chàng Danko có lẽ cũng muốn chết hẳn khi biết giữa năm 2011 có 240.000 hộ dân thiếu đói (ở Thanh Hóa) trong một đất nước xuất khẩu lúa gạo... hàng đầu thế giới. Và còn rất nhiều câu chuyện nữa để Danko phải chết...

Có ai hỏi mình sự can trường Danko của bản thân bây giờ đi đâu, về đâu không? Hay là ai/cái gì đã "giết" Danko?

May mà...

Đôi khi người viết nghe nhiều người "tâm sự" rằng bây giờ làm báo dễ quá, dễ đến phát sợ. Cứ thấy nhan nhản những thông tin hoa hậu lộ hàng, người mẫu thả rông ngực, hot girl khoe chân thon...

Hoặc khá khẩm hơn là khỏa thân vì môi trường, nude vị nghệ thuật, tươi tắn nhờ váy xẻ cao... Những thông tin ấy có khi được quan tâm hơn nhiều trẻ em vùng sông nước lại chết đuối vì không được nhà trường dạy bơi, tốc độ tăng dân số nước ta đáng lo ngại, nền kinh tế cần được tái cấu trúc,...

Tôi không ngại nói thẳng với họ rằng những phóng viên chăm chăm máy ảnh lia từ trên xuống, hất phía dưới lên để tìm cảnh lộ hàng khác xa với những phóng viên không có cả mì tôm mà gặm khi tác nghiệp vùng lũ.

Cũng nói luôn rằng những người làm báo mỗi tháng sống chủ yếu bằng "lương" từ doanh nghiệp (chứ không phải tòa soạn nơi họ làm) khác hẳn với những người căng mắt đọc hồ sơ chống tham nhũng, băng vào vùng ô nhiễm lấy tin, tác nghiệp giữa chiến trường hay trong vùng cháy...

Vì kiến thức hạn hẹp của mình nên người viết chỉ xin cảm nhận về làng báo cũng giống như một xã hội thu nhỏ để nhận thức về xã hội hôm nay. Trong làng báo, cũng có những khái niệm đối lập như kẻ tốt- người xấu, tử tế- đê tiện, tự thân- ký sinh, chân tiểu nhân- ngụy quân tử...

Nguyên tắc báo chí là phải viết đúng, viết đủ, viết cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc với nguyên tắc cơ bản là tôn trọng sự thật. Nhưng nhiều trường hợp đã có những nhà báo không tôn trọng nguyên tắc cơ bản ấy hoặc chọn cách nhẹ nhàng hơn là lặng im, tự nguyện hoặc chẳng đặng đừng.

Những ứng xử ấy không khác gì so với ứng xử số đông xã hội hiện nay!

Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..."

Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."?

Nhất Ngôn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Showbiz/SilenceoftheLambsTV.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thừa tự hào nhưng quá thiếu tự trọng



SGTT.VN - Tuần qua, sự kiện chủ tịch hội Nhà văn TP Cần Thơ Trương Thanh Liêm bị phát hiện sao chép bài của người khác để đăng báo như một vết nhơ làm tổn thương cả cộng đồng. Có lẽ chưa bao giờ, lòng tự trọng lại trở thành một giá trị quá… xa xỉ với trí thức như bây giờ. Vì sao vậy?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=168498



“Đạo” là chuyện cơm bữa!
Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, ăn cắp trong mọi lĩnh vực đều đáng lên án, trong văn học càng đáng lên án hơn, vì văn học dạy người ta cách làm người. Ông nói: “Nếu lòng tự trọng cá nhân không có thì làm sao có thể dạy người khác. Với chức vụ chủ tịch hội nhà văn, lẽ ra anh ấy phải là người phê phán, ngăn chặn, phát hiện chuyện đạo văn, nhưng chính anh ta lại ngang nhiên coi thường mọi người, xúc phạm đến hội viên của mình. Thật không còn lý do nào biện minh được. Chúng ta đang xây dựng một xã hội hiện đại, xã hội công dân, đề cao lao động sáng tạo của con người, phải có ý thức tôn trọng con người, tôn trọng phẩm giá và những thành quả của mỗi người. Người có lòng tự trọng, có văn hoá, dù chỉ là trích một câu, một chữ, cũng phải chú thích rõ ràng để người đọc hiểu đó là của ai”.

Đề cập đến nạn đạo văn trong nghiên cứu khoa học, TS Trần Nam Dũng (đại học Khoa học tư nhiên TP.HCM) cho rằng: “Chuyện đạo văn trong các luận án thạc sĩ diễn ra như cơm bữa, khiến tôi mỗi lần phản biện luôn phải nhắc đi nhắc lại chuyện đó. Mới đây, một vị phụ huynh đã gửi thư cho tôi than phiền vì có bài báo đăng trên một tạp chí khoa học giống y như bài trong tập tài liệu của tôi. Hỏi ra mới biết bài giảng ấy tôi để lại ở một ngôi trường mình đã dạy. Ở Việt Nam, vấn nạn này không được để ý lắm trong các hoạt động học thuật, trong khi ở nước ngoài, ngay từ cấp tiểu học, trung học, người ta đã giáo dục rất kỹ từ cách viết, cách tham khảo, dẫn nguồn… trong các bài luận. Chuyện đạo văn cũng như văn hoá giao thông, nếu số đông chưa được giáo dục về lòng tự trọng, chưa hiểu biết về tác hại của nó, chưa có biện pháp chế tài nghiêm khắc, sẽ ngày càng tràn lan như một dịch bệnh”.

Dưới góc nhìn một nhà văn, Nguyễn Quang Thiều không chỉ phẫn nộ, ông xem đây là thực trạng đau lòng của xã hội: “Sáng tạo là một giá trị thiêng liêng của người nghệ sĩ. Tôi không tưởng tượng nổi một nghệ sĩ lại có thể ăn cắp ý tưởng của người khác, biến thành tác phẩm của mình. Lỗi này không phải vì tiền, vì nhuận bút cũng rất ít ỏi, đó là sự sa sút lớn về đạo đức, nhân cách. Cách đây 20 năm, tôi rất bất ngờ khi phát hiện ra một vụ đạo văn nào đó, đến giờ, tỷ lệ ấy ngày càng tăng, đến nỗi nó trở thành… bình thường. Đó mới là điều đáng sợ nhất. Tôi từng chứng kiến một cán bộ tham nhũng bị tuyên án vẫn mỉm cười thản nhiên trước ống kính. Người ta không còn xấu hổ nữa. Ngày xưa, có người chỉ vì ăn cắp một quả trứng mà xấu hổ đến mức phải bỏ làng ra đi. Giờ thì có cán bộ tham nhũng hàng tỉ đồng, có những vị giáo sư đạo văn một cách trắng trợn vẫn nhơn nhơn giảng đạo đức cho người khác… Có một sự băng hoại rất lớn trong đạo đức xã hội đang làm tổn thương mọi giá trị của con người!”

Lỗi tại giáo dục?
Nhà văn Nhật Chiêu, người nhiều lần từng là nạn nhân của chuyện đạo văn, chỉ ra lỗ hổng lớn nhất trong giáo dục, lâu dần đã trở thành một “thuộc tính” dân tộc: “Người vô danh tiểu tốt đạo của người danh tiếng còn hiểu được, nhưng thật khó hiểu khi người có danh, có quyền lại đạo của người vô danh. Chuyện đạo chích, đạo tặc, đạo văn đáng lẽ phải ngày càng ít đi, nhất là khi đã có luật, nhưng không hiểu tại sao càng ngày càng tràn ngập trong mọi lĩnh vực, từ chốn thâm nghiêm như môi trường đại học cho đến những nơi bình thường nhất. Khi lòng tự trọng, liêm sỉ, lương tri không còn nữa, cái gì người ta cũng dám làm. Luật pháp lúc đó cũng chịu thua thôi. Tôi nghĩ lỗi lớn nhất nằm ở giáo dục. Chúng ta rất giỏi giáo dục lòng tự hào, nhưng lại rất dở giáo dục lòng tự trọng. Nước mình anh hùng nhất? Chiến đấu giỏi nhất? Chúng ta đang theo đuổi những cái phù phiếm mà quên đi giá trị căn bản, tự mình vỗ ngực khoe khoang hơn người. Lòng tự trọng cá nhân và tự trọng cộng đồng phải được coi là một giá trị phổ quát, trọng tâm, để mỗi con người biết xin lỗi, biết nhận trách nhiệm, biết tự khinh mình trước khi người khác khinh mình, biết mình bất tài vô dụng để luôn học hỏi thêm. Tự trọng để không cần phải tự hào phô trương, không chạy theo thành tích. Tự trọng, để biết tôi không hơn thiên hạ, nhưng không làm bẩn tôi, không làm lệch tôi. Xây chùa lớn nhất để làm gì, xây trường đại học cả trăm tầng, lớn nhất Đông Nam Á để làm gì khi chúng ta chỉ sản xuất ra quá nhiều con người tự hào, mà quá ít những con người tự trọng. Tự trọng, để biết mình là mình, để mỗi người phải làm việc cho tốt, mới có thể đưa đất nước tiến lên”.

Kim Yến


Ngày 14.3, ban chấp hành hội Nhà văn TP Cần Thơ đã thống nhất cho ông Trương Thanh Liêm thôi chức chủ tịch hội. Nguyên nhân là ông Liêm thừa nhận tự ý sao chép bài Cô gái Cần Thơ múa lân trên cột và mai hoa thung của phóng viên báo Cần Thơ để gửi đăng trên tập san Áo Trắng với tựa Cô gái múa lân trên cột cao 7m. Tại cuộc họp ngày 12.3, ông Liêm xin thôi chức chủ tịch hội Nhà văn TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

'Thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là tận thu'

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, phí hạn chế phương tiện cá nhân thực tế không phát huy được mục tiêu giảm phương tiện mà chủ yếu tăng nguồn thu cho nhà nước.


Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành cho rằng, nhìn từ phương diện nhà nước, do phương tiện giao thông công cộng rất thiếu nên phương tiện giao thông cá nhân gia tăng, gây nên ách tắc.

Vì thế, mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông cá nhân là đúng. Tuy nhiên, việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân nếu thực thi trong hoàn cảnh hiện nay sẽ đặt người dân vào một tình thế lưỡng nan. Do phương tiện công cộng không đáp ứng được, người dân sẽ bị đặt vào tình thế buộc phải đóng phí để có thể sử dụng xe của mình.


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành: "Chỉ nên thực hiện tốt việc thu phí sử dụng ôtô vào giờ cao điểm ở Hà Nội và TP HCM". Ảnh: Nhật Minh.
"Điều này sẽ tạo bức xúc và người dân sẽ phản ứng. Đây là phản ứng chính đáng vì người dân không có sự lựa chọn", tiến sĩ Thành nói.

Ông Thành nêu hai tình huống đối với chủ xe hai và bốn bánh khi loại phí này được thông qua. Với 35 triệu xe môtô, xe gắn máy, trừ người già và trẻ em, trung bình mỗi người dân VN, kể cả những người nghèo cũng có ít nhất một xe hai bánh. Nhà nước thu phí thì họ phải đóng. Với phương tiện này khi đã sở hữu và buộc phải nộp phí, đương nhiên chủ phương tiện sẽ sử dụng.

"Chẳng ai đóng phí để rồi chuyển qua đi xe buýt hay bán xe. Vậy thì mục tiêu của chính sách này với xe hai bánh là tận thu chứ không phải hạn chế. Tất nhiên, nó sẽ tạo ra nguồn thu đáng kể cho nhà nước", ông Thành phân tích.

Đối với xe 4 bánh, ông Thành cho rằng, đây chính là loại hình phương tiện gây ách tắc nhiều nhất, chiếm diện tích mặt đường nhiều nhất. "Vấn đề ở VN hiện nay là người dân đang chuyển từ xe máy sang xe hơi. Các hộ gia đình có mức sống cao ở Hà Nội và TP HCM đang chuyển sang sử dụng xe hơi và đây là nguyên nhân lớn gây ùn tắc. Vì thế, chính sách đúng để giảm ùn tắc là làm chậm quá trình đó trong khi giao thông công cộng chưa phát triển", chuyên gia này nhận định.

Với mức phí 20-50 triệu mỗi xe, lũy tiến 5% mỗi năm, theo ông Thành đúng là có làm hạn chế phương tiện cá nhân song tác động ngăn chặn không nhiều. Người có đủ tiền vẫn mua xe hơi và vẫn đi.

Theo chuyên gia này, phương án để đảm bảo mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ hiện nay là chỉ nên thực hiện tốt việc thu phí sử dụng ôtô vào giờ cao điểm ở Hà Nội và TP HCM, một trong hai loại phí trong đề xuất của Bộ GTVT. "Người đi đúng vào giờ cao điểm thì phí rất cao, đây là kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để hạn chế ùn tắc", tiến sĩ Thành nói.

Cũng theo ông, loại phí này chỉ áp dụng đối với ôtô bởi lắp đặt thiết bị quản lý trị giá khoảng vài chục USD đối với xe hơi là chấp nhận được còn với môtô không khả thi.

Trong khi đó, trên góc độ luật pháp, luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty Luật Bảo An), cho rằng đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải sai ngay từ mục tiêu. "Nói phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm hạn chế gia tăng số lượng phương tiện thì còn chấp nhận được chứ bảo để giảm thiểu tai nạn giao thông là nhầm lẫn, ngụy biện", ông Vinh nói và dẫn chứng rằng, nếu đánh đồng việc nhiều ôtô với nhiều tai nạn thì các cường quốc như Mỹ, Nhật số vụ tai nạn và người chết chắc phải gấp hàng chục lần Việt Nam.

Phân tích về tên của loại phí, luật sư này cho rằng, Bộ Giao thông đang dùng khái niệm sai cho khoản thu này. Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí, thì phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. "Với tên gọi "Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ chẳng nhẽ người dân bỏ tiền ra để bó hẹp quyền của mình, kìm hãm mình? Điều này rất phi lý", ông Vinh phân tích.


Luật sư Vũ Tiến Vinh: "Chẳng ai bỏ tiền ra để bó hẹp quyền của mình, kìm hãm mình". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Còn với cách lý giải của Bộ Giao thông, "phí hạn chế phương tiện cá nhân (và Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm) không mang tính hoàn trả trực tiếp như quy định tại Pháp lệnh Phí và lệ phí mà có tính hoàn trả gián tiếp. Người nộp phí được hưởng dịch vụ tốt hơn thông qua việc lưu thông trên đường thông thoáng hơn, tiết kiệm thời gian, giảm nhiên liệu tiêu hao...", luật sư Vinh cho rằng giải thích như thế là không thuyết phục.

"Câu chuyện này tương tự như nhà nước có chương trình trồng rừng và thu phí môi trường trong lành, không ăn nhập gì với nhau mà cốt đạt mục đích thu phí thôi", luật sư Vinh ví von và khẳng định, cơ sở khoa học trong đề xuất thu phí của Bộ Giao thông "không ổn".

Đối với ý kiến về việc nhiều loại phí chồng lên một phương tiện, vị luật sư này cho rằng không nên nghĩ như thế mà quan trọng là phí đặt ra có hợp pháp hay không, hợp với đời sống xã hội cũng như sự đồng thuận của người dân hay không. "Nếu người dân không đồng thuận thì không thể thực thi được bất cứ chính sách pháp luật nào", ông Vinh nói.

Bình luận thêm về cách làm của Bộ Giao thông Vận tải, luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng Bộ đang tiến hành "quy trình ngược". "Để người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang công cộng thì trước hết nhà nước hãy làm tốt việc phát triển giao thông công cộng đi đã. Người dân đủ khôn ngoan để tự giác biết chuyển từ xe cá nhân sang công cộng chứ với chất lượng xe buýt như hiện nay thì không ai muốn đi cả. Vì thế, dù ôtô có thu phí cao nữa thì họ vẫn đi ôtô", ông Vinh phân tích.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối