Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

81
MÀI NHỚ


Anh mài nỗi nhớ gửi về em
Hái cả vầng trăng đẹp diễm kèm
Biển sóng ngoài khơi thầm thĩ vọng
Trời mây trước ngõ mộng mơ thèm
Thuyền trôi lặng lẽ bên bờ cảm
Nước chảy êm đềm cạnh luỹ xem
Có phải tình ta còn nặng nghĩa
Hay là phận kiếp mãi hồng len

Hay là phận kiếp mãi hồng len
Để nguyệt âm thầm diễm ý xem
Vũ điệu đan thùa ươm cảm xúc
Vần thơ quấn quyện ủ ham thèm
Còn đây nỗi nhớ ngày sum họp
Vẫn đó niềm thương buổi hẹn kèm
Hãy viết đôi lời cho thoả nguyện
Vun từ nhả chữ nhé tình em...

Hưng Nguyên
*
Những lời thì thầm sâu lắng tận tâm khảm được nhà thơ Hưng Nguyên gửi gắm vào lời thơ “Anh mài nỗi nhớ gửi về em”. Lần đầu đọc bài thơ, tôi thật bất ngờ vì khái niệm “mài nhớ”, sau càng đọc càng thấy thấm thía, phải chăng nỗi nhớ ấy quá bao la, tích tụ ngày càng nhiều để mỗi ngày ta lại gặm nhấm từng chút, từng chút một. Cảm động làm sao trước tình yêu quá lớn anh dành cho em, nên anh muốn làm tất cả thậm chí cả những điều không tưởng “hái cả vầng trăng” để gửi cho người thương.

Người ta bảo nhà thơ thường mơ mộng để “tâm hồn treo ngược ở cành cây” thì ở đây nhà thơ Hưng Nguyên “hái cả vầng trăng đẹp diễm” để tặng cho người yêu. Trong mắt anh, nàng đẹp lắm chỉ có thể mang đến vầng trăng để tặng mới xứng... Ngọt ngào quá! Nỗi nhớ bờ thương cứ thủ thỉ suốt trong 2 thức của bài thơ Đường Luật “Mài Nhớ” với trăng, sao, thuyền, nước, mây trời.... khiến ta như thấy bồng bềnh trên sóng nước cùng đôi tình nhân trẻ. Bởi còn duyên nợ nên cứ vấn vít quyện vào nhau dẫu muôn vàn khoảng cách, người nào luôn ở trong tim ta thì mãi mãi là thật cho dù không có được nhau.

Thơ Đường Luật vốn dĩ hay sử dụng *ý tại ngôn ngoại*, tức ta cảm nhận nhiều hơn là phân tích rạch ròi từng câu chữ để thấy được cái tình ý của tác giả. Với bài thơ Mài Nhớ của tác giả Hưng Nguyên, ta đi lạc vào vườn tình đầy lãng mạn thơ mộng, không có một từ “yêu” nào nhưng lại thấy được tình yêu sâu lắng ngọt ngào mà anh dành cho người con gái của mình mà hình như nàng cũng rất yêu thương anh:

Còn đây nỗi nhớ ngày sum họp
Vẫn đó niềm thương buổi hẹn kèm

Một bài thơ tình mượt mà, da diết diễn tả về nỗi nhớ, một tình yêu hạnh phúc, tất nhiên có tình yêu nào không phải trải qua những thử thách của cuộc đời, đó là những khoảng cách về không gian, thời gian... để người trong cuộc cứ hoài mong ước.

Có lẽ trôi theo dòng cảm xúc nên nhà thơ Hưng Nguyen vẫn để một số lỗi nhỏ khiến khi đọc có chút gợn như dùng lại hơi nhiều từ của thức 1 ở thức 2 của bài thơ, hay câu “Nước chảy êm đềm cạnh luỹ xem” tuy mắc lỗi đại vận nhưng dường như lại là một nét duyên ngầm của bài thơ. Xét toàn cục, bài thơ đường luật Mài Nhớ của nhà thơ Hưng Nguyên cho ta thấy một lối viết điêu luyện, các cặp đối không thể chê vào đâu được, chuẩn xác và tuyệt hay...
Câu cuối kết thúc bằng một lời lơ lửng như hỏi lại như không, để người đọc hoài tưởng tượng, có thể tác giả gửi cho một Nàng Thơ nào đó trong tâm tư của mình, cái này chỉ có tác giả mới biết được chính xác... “Vun từ nhả chữ nhé tình em...”

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

82
Ý NGHĨA BÀI THƠ NẰM Ở ĐÂU?


Đọc một bài thơ (ví dụ bài thơ “Con cóc”), nhiều người hay nói đến chuyện ý nghĩa. Nhưng vấn đề là: Ý nghĩa của bài thơ nằm ở đâu?

Thông thường, kéo dài rất lâu, có một quan niệm: đó là ý đồ của tác giả khi sáng tác. Theo đó, người ta sẽ nói: ý nghĩa của bài thơ “Con cóc” là sự phê phán những kẻ dốt nát mà hay ngập ngọng làm thơ mà người sáng tác cũng như những người kể chuyện muốn bày tỏ. Cũng vậy, ý nghĩa của Truyện Kiều là những gì Nguyễn Du muốn gửi gắm qua cuộc đời đoạn trường, lênh đênh của Thuý Kiều; ý nghĩa củaMùa Biển Động là những hậu ý của Nguyễn Mộng Giác khi mô tả những cuộc phiêu lưu chính trị để cuối cùng thất bại một cách cay đắng của thế hệ thanh niên trưởng thành sau năm 1963.

Quan niệm này, ở phương Tây, chủ yếu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cùng với chủ nghĩa lãng mạn. Khác với các trào lưu văn học xưa cũ, đặc biệt chủ nghĩa cổ điển, coi tác giả như một người thợ thủ công chỉ biết sử dụng thành thạo các phương pháp căn bản trong thi học và tu từ học, được sự trợ giúp của một nguồn cảm hứng ngẫu nhiên và huyền bí nào đó, chủ nghĩa lãng mạn coi tác giả như một cái tôi cá thể, ngọn nguồn của mọi cảm hứng dạt dào và của mọi cách diễn tả độc đáo. Khái niệm thiên tài, từ đó, xuất hiện. Đọc thơ là đi vào thế giới nội tâm đầy những cảm xúc phong phú, mãnh liệt và mới lạ của các thiên tài. Cái riêng, cái mới trở thành những giá trị lớn đồng thời là những tiêu chuẩn để đánh giá văn học. Kết quả là quyền hạn tuyệt đối của tác giả được xác lập. Tác giả là một con chim đến từ núi lạ, một đoá hoa trong hẽm núi, một kẻ độc thoại, chỉ trò chuyện với Vô Biên. Họ không cần người đọc. Họ không nhận ai là tri âm, tri kỷ. Chính họ, các tác giả, là người quyết định ý nghĩa và tạo ra giá trị cho tác phẩm (1).

Ở Việt Nam, quan niệm lãng mạn chủ nghĩa về tác giả và từ đó về ý nghĩa chủ định (intended meaning) tuy xuất hiện muộn màng nhưng có lẽ do hợp “thuỷ thổ” nên phát triển rất nhanh, tồn tại rất lâu, cho đến nay, hầu như vẫn còn độc tôn.

Trong cái gọi là “thuỷ thổ” ấy, yếu tố quan trọng nhất có lẽ là truyền thống truyền khẩu kéo dài của văn học Việt Nam. Do kỹ thuật in ấn lạc hậu, do văn tự được sử dụng là thứ văn tự ngoại lai (chữ Hán) hoặc quá hiểm hóc (chữ Nôm), chỉ có một thiểu số cực kỳ ít ỏi trí thức hiểu được, người Việt Nam thường thưởng thức văn học bằng tai hơn bằng mắt. Họ không đọc; họ chỉ nghe (2). Dần dần, một mặt, hình thành tâm lý thích những câu văn kêu, du dương, đăng đối; thích những áng văn vần vè, ngăn ngắn, ý nghĩa giản dị; mặt khác, quan trọng hơn, hình thành một thứ quan điểm mà Derrida gọi là “âm tâm luận” (phonocentrism), thiên về văn nói hơn văn viết, thiên về ý hơn lời, về nội dung hơn hình thức. Gắn liền với âm tâm luận là định kiến cho lời nói trực tiếp diễn tả một ý nghĩa và một dự định mà người nói có trong đầu. Đây là một tiền đề thuận lợi cho quan niệm về ý nghĩa chủ định được phát sinh và nảy nở.

Gần đây, nhiều nhà lý luận văn học Tây phương, theo chân E.D. Hirsch, cố phục hồi loại ý nghĩa chủ định trong hy vọng, với nó, người ta có thể hạn chế ít nhiều tính chất đa nguyên và từ đó, tính chất tương đối trong việc diễn dịch một tác phẩm văn học. Bên cạnh khái niệm ý nghĩa (meaning), Hirsch đưa ra một khái niệm khác: liên nghĩa (significance). Theo Hirsch, ý nghĩa được tác giả quy định và được biểu đạt bằng các ký hiệu ngôn ngữ; liên nghĩa là những gì được nảy sinh từ mối quan hệ giữa ý nghĩa và một người, một quan niệm, một hoàn cảnh, hoặc bất cứ một cái gì có thể tưởng tượng ra được. Ý nghĩa nằm trong văn bản; liên nghĩa nằm ngoài văn bản. Ý nghĩa chỉ có một, liên nghĩa có thể vô cùng. Ý nghĩa cố định, liên nghĩa không ngừng vận động. Nói cách khác, ý nghĩa chính là ý định của tác giả; liên nghĩa là những hồi âm, những phản ứng của người đọc khi tiếp xúc với ý nghĩa được thể hiện qua tác phẩm (3).

Quan điểm của Hirsch mặc dù được nhiều học giả Tây phương ủng hộ, vẫn vấp phải khá nhiều hạn chế. Một là, ông không chứng minh được ý định của tác giả cũng chính là ý nghĩa của tác phẩm. Ông chỉ coi đó là một tiền đề cần được chấp nhận. Nhưng đã là tiền đề, người ta lại cũng có quyền không chấp nhận. Như thế, cả hệ thống lý thuyết của Hirsch được xây dựng trên một nền tảng rất bấp bênh. Hai là, cũng giống lý thuyết của Husserl, lý thuyết về ý nghĩa của Hirsch có tính chất tiền-ngôn-ngữ: ông coi ý nghĩa là việc của ý thức, nó có trước ngôn ngữ và chỉ dùng ngôn ngữ như một phương tiện để chuyên chở. Quan niệm này đã bị nhiều người bác bỏ: thực sự con người chỉ có thể ý thức được một điều gì đó bằng ngôn ngữ, với ngôn ngữ mà thôi. Ba là, lập luận của Hirsch mâu thuẫn: ông tin là ý nghĩa có thể vững bền và tất định trong khi chính ngôn ngữ, cái biểu đạt ý nghĩa đó, thì lại không ngừng thay đổi. Bốn là, sự phân biệt giữa ý nghĩa và liên nghĩa tuy thú vị song lại khá mơ hồ. Rất nhiều trường hợp không thể phân định được cái gì là ý nghĩa, cái gì là liên nghĩa, cái gì là “ý nghĩa của tác phẩm” và cái gì là “ý nghĩa của tác phẩm đối với chúng ta”.

Về truyện “Chí Phèo” của Nam Cao, chẳng hạn, có nhiều cách diễn dịch khác nhau: (i) đó là bi kịch của sự bần cùng; (ii) là quá trình lưu manh hoá và sau đó thức tỉnh của một người lương thiện nhưng nghèo khó trong một xã hội đầy những bất công, áp bức; (iii) là thảm trạng con người bị từ chối làm người; (iv) là lời ngợi ca tình yêu: nó làm cho con người từ đời sống bản năng như những con thú trở thành những con người có cảm xúc và nhận thức, biết buồn biết vui, biết hy vọng và thất vọng, biết phân biệt cái đúng cái sai, biết nghĩ đến tương lai, cho dù là thứ tương lai hẩm hiu trong một cái lò gạch cũ bỏ không, xa và khuất. Trong bốn cách diễn dịch trên, cách diễn dịch nào là ý nghĩa? cách diễn dịch nào là liên nghĩa?

Dựa trên những nguyên tắc chung chung do Hirsch đưa ra, người ta không thể không bối rối. Có lẽ ý thức rõ giới hạn của lý thuyết mình, Hirsch thừa nhận, trong việc diễn dịch tác phẩm văn học, sự chắc chắn là điều không thể nắm bắt được. Có thể nói thêm: ý định nương cậy vào tác giả để giảm thiểu tính chất đa nguyên trong việc diễn dịch, cuối cùng, cũng chẳng dẫn đến đâu cả.
Nói một cách tóm tắt: Tuy chúng ta chưa biết ý nghĩa của bài thơ nằm ở đâu, nhưng nhất định là nó không nằm trong ý đồ của tác giả lúc sáng tác.

Nguyễn Hưng Quốc
****************
Chú thích:
1.       Xem Williamson, D. (1989), Authorship and Criticism, Local Consumption Publications, Sydney, tr. 3-42.
2.       Nhà văn Võ Phiến, trong bài “Cái chết của một văn loại” đăng trên tạp chí Tân Văn số 20 tháng 12.1969 (in lại trong Tạp Bút, Văn Nghệ xb, 1989, tr. 263-273) và trong phần 2 quyển Chúng ta qua cách viết, xb tại Saigon 1972 (in lại trong Tiểu Luận, Văn Nghệ xb 1988, tr. 244-274) đã bàn rất kỹ hiện tượng này. Gần đây, nhà văn Phạm Thị Hoài, trong bài “Văn học và Xã hội Việt Nam” (Hợp Lưu số 6, tháng 8&9.1992, tr. 134-137; in lại trong tập Từ Man Nương đến AK và những tiểu luận, Hợp Lưu xb, 1993, tr.184-190) cũng có nhắc đến.
3.       Hirsch, E.D. (1967), Validity of Interpretation, Yale University Press, New Haven.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

83
CÓ LẼ NÀO…


Có lẽ nào, ta lại phải xa nhau
Anh một mình giữa mưa chiều lạnh giá
Sau hôm nay phải quên đi tất cả
Mọi con đường đều không rẽ về nhau…

Có lẽ nào, chỉ một lời chia tay
Em lặng lẽ quay lưng về phía nắng
Và phía trước, những khung trời màu trắng
Hạnh phúc nào, sẽ đón đợi chúng ta?

Có lẽ nào, mọi thứ sẽ trôi qua
Như con sông không trôi về bến đợi
Đêm mùa đông mong chờ một ngày mới
Sớm mai nào, anh lại đứng chờ em?

Có lẽ nào, tình giống như giọt sương
Đợi bình minh rồi vụt tan lặng lẽ.
Có con gió thổi qua rất khẽ
Mang em về nơi biển cả mù xa…

Có lẽ nào, tất cả là giấc mơ…
Phút nồng say mới đây rồi biến mất
Anh nhận ra một tình yêu rất thật
Nửa trái tim, nửa hạnh phúc viễn vông.

Có lẽ nào, không có một ngày sau
Phố mùa đông im lìm trong lạnh giá
Và đâu đây những nỗi buồn rất lạ
Khi ta yêu, nhưng đâu thuộc về nhau…

truongkings
------------------
*
Nếu một buổi mưa chiều nào đó vương mang nhiều sắc màu ảm đạm, lại văng vẳng bên tai ca từ dường như ở một nơi nào đó thật xa xăm vọng lại: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…” hẳn chúng ta sẽ cảm thấy tê tái cả tâm hồn khi bất chợt đối diện với “Đường ra” của tình yêu trong thi phẩm CÓ LẼ NÀO của tác giả TRUONGKINGS.

Có lẽ nào, ta lại phải xa nhau
Anh một mình giữa mưa chiều lạnh giá
Sau hôm nay phải quên đi tất cả
Mọi con đường đều không rẽ về nhau…

Một sự thật đầy bất ngờ của chuyển động tình yêu khiến ta hoảng hốt đến bàng hoàng vì không tin vào đôi mắt và trí não của mình. Chả lẽ với những ngồn ngộn yêu thương là thế, mặn nồng là thế, với bao góp gom xây dựng chắt chiu từng phút từng giây lại dễ dàng tan biến vào hư không nhanh lẹ đến vậy sao?

Có lẽ nào, chỉ một lời chia tay
Em lặng lẽ quay lưng về phía nắng
Và phía trước, những khung trời màu trắng
Hạnh phúc nào, sẽ đón đợi chúng ta?


Thật không tin nổi! Thế những lời hẹn ước trăng sao, những nồng nàn của tháng ngày quyện quấn, những rừng mơ hai đứa từng xây đắp, những bồng lai, tiên cảnh của ngày mai… lại dễ dàng ngã gục, vụn tan chỉ dưới một dòng chia tay ngắn ngủi vô cảm đó thôi à? Tất cả những gì ta trao nhau ngày còn thương nhớ có lẽ chỉ là hư ảo, dối lừa, là ma mị chực chờ cho lúc sự thật trụi trần lên tiếng. Thật thương cho một tâm hồn khờ khạo, “trái tim lạc chỗ để trên đầu”.

Đời chẳng như là mộng nhé em
Từng câu chim hót rất êm đềm
Từng con suối ngọt đong đầy mật
Chỉ để dối lừa những trái tim.
[Nhược Thu]

Sự thật bất ngờ xé nát cõi lòng của kẻ tình si. Bởi làm sao ta hiểu nổi sự ngoắt quay nhanh chóng trong trái tim của một linh hồn bội bạc đầy toan tính thấp hèn. Dù có muốn níu kéo tình xưa đứng lại, sức lực nào đủ giữ kẻ đã quyết lòng lừa dối cả một quá vãng ắp đầy kỷ niệm của tình yêu. Nhưng buộc phải đối diện với sự thật ngỡ ngàng này sao khó quá! Ta cứ muốn đứng ỳ trong tuyệt vọng để giữ lại mong manh hình ảnh của ngày tháng đắm mượt xưa nào. Của bến đợi tương lai trầu cau hiệp cẩn, của những đêm dài ủ ấm lòng nhau, của những buổi đợi chờ bên dòng sông hò hẹn…

Có lẽ nào, mọi thứ sẽ trôi qua
Như con sông không trôi về bến đợi
Đêm mùa đông mong chờ một ngày mới
Sớm mai nào, anh lại đứng chờ em?

Sao tình chúng mình mỏng mảnh đến vậy hở em? Sao chỉ trong loáng chốc chợt trở thành huyễn mộng? Có phải vì ta đã nuôi quá nhiều ảo tưởng, thi vị ái tình thành ngọt mật pha lê? Để bây giờ mộng ái biến thành khê, tình vàng vọt ẩm thiu trong quạnh quẽ… Hay bởi em mộng vàng vỗ cánh, chối tình xưa tìm đến chốn vợi vợi phù sa?

Có lẽ nào, tình giống như giọt sương
Đợi bình minh rồi vụt tan lặng lẽ.
Có con gió thổi qua rất khẽ
Mang em về nơi biển cả mù xa…


Cuối cùng cũng thấy rằng không thể thay đổi sự thật đau lòng này dẫu mãi cứ ngờ ngợ đó như là một cơn ác mộng không hề mong đợi. Tình yêu là một bản hợp đồng của hai trái tim tự nguyện hoà chung một nhịp. Khi lỗi hẹn rồi thời mọi ước thề xưa cũ chỉ là những quỷ mị viễn vông….

Có lẽ nào, tất cả là giấc mơ…
Phút nồng say mới đây rồi biến mất
Anh nhận ra một tình yêu rất thật
Nửa trái tim, nửa hạnh phúc viễn vông.

Rồi thời gian có làm lành vết thương lòng đang rỉ máu không em? Hay tội nghiệp cho một kẻ khờ si cứ mãi chờ sự trở về của tình xưa trong triền miên tuyệt vọng? Mùa xuân đến mà cứ như băng giá, nắng hạ giờ vàng võ cả triền thơ. Cứ từng đêm nghe kỷ niệm réo về, ôi quá vãng sao mãi hạ hành trái tim khốn khổ!

Có lẽ nào, không có một ngày sau
Phố mùa đông im lìm trong lạnh giá
Và đâu đây những nỗi buồn rất lạ
Khi ta yêu, nhưng đâu thuộc về nhau…

Thôi đành vậy, thà người phụ ta chứ ta không hề muốn phụ người! Vẫn giữ lại vành tim những âm vang của mùa thương kỷ niệm, dẫu biết rằng việc làm đó chỉ như là một thằng ngốc xem sắc màu của bong bóng xà phòng giống hệt những kim cương!

Đành gọi thầm em bằng nỗi nhớ
Chỉ nghe hoang vắng phía bên này
Bên ấy vô tình em tỉnh giấc
Có nghe sương lạnh một vòng tay?
[Giang Tuấn Đạt]

Bài thơ CÓ LẼ NÀO của TRUONGKINGS với những giai điệu khoan cắt tâm hồn làm cho cõi lòng của người thưởng thức dường như nát tan theo cùng nỗi đau của tác giả.

Một chút dư lệ của cuộc tình chênh vênh sao cứ chát đắng mãi hoài thấm đẫm cả ngút ngàn biền biệt trùng khơi…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

84
PHIÊU LÃNG


Ta trèo lên đỉnh ngọn non cao
Đưa mắt nhìn theo gió thét gào
Một dải trăng vàng hờ hững rọi
Đôi tầng mây xám nhẹ nhành trao
Xa xa bóng nước khơi làn sóng
Lấp lánh con thuyền hứng ánh sao
Tiếng suối ngàn reo khe khẽ vọng
Lời thơ theo bút tự nhiên trào...

Nghe như tiếng hát của hôm nào
Gió thổi sương lồng đỉnh núi cao
Cạn chén men nồng say với nguyệt
Đong dòng cảm xúc thoả cùng sao
Trời mây non nước mơ rồi mộng
Chữ ái câu tình ước lại ao
Nửa kiếp tang bồng chưa mỏi bước
Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao...

Jang Julo
*
Thơ Đường Luật thường bị cho là thể loại thơ gò bó, khó thể hiện được cảm xúc và sự bay bổng thăng hoa của thơ, nhưng với bài thơ PHIÊU LÃNG của tác giả Jang Julo chúng ta không còn thấy sự ép từ ngữ theo khuôn phép của thể thơ này nữa, ngược lại tác giả đã biết lợi dụng phép đối trong thơ Đường Luật để nhấn mạnh tôn nét đẹp của ý thơ. Đọc bài thơ Phiêu Lãng, tự nhiên thấy tâm hồn khoáng đạt, có lẽ vì chất “Phiêu” của bài thơ đã cho chúng ta bay bổng lên cùng những khát khao tác giả muốn gửi vào bài thơ.

Có nhiều người hỏi Minh Hien, thơ Đường Luật khó hiểu, có khi phải cần đến thông ngôn mới cảm nhận được. Xin thưa, thơ Đường Luật nói riêng và thơ nói chung không nhất thiết phải có một nội dung nào đó, mà chỉ cần bài thơ đó có truyền được cảm xúc sang cho độc giả hay không, và sự cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Như khi chúng ta nghe một bản nhạc tiếng nước ngoài hay bản nhạc không lời, dù không hiểu nội dung nhưng những giai điệu đủ cho ta biết bản nhạc đó vui hay buồn thậm chí biết được cả đang nói đến điều gì. Hay như đứng trước 1 bức tranh trìu tượng, dù không rõ ràng hoạ sỹ vẽ gì nhưng càng nhìn càng thấy thích, đó là ta đã bắt được cái thần của bức tranh đó.

Đúng như tựa đề tác giả đặt cho bài thơ, ở đây chúng ta bắt gặp chất “Phiêu Lãng” của tâm hồn đang vi vu lên tận đỉnh núi cao, nhịp điệu bài thơ tựa như nhịp bước chân dạo bước lên cõi thiên thai. Cuộc sống bận rộn, những khó khăn, những cố gắng để vươn tới một đích nào đó đôi khi làm chúng ta quên đi những phút giây thật đẹp của đời người, đó là những phút giây thư giãn, thả mình “phiêu” cùng cảnh sắc thiên nhiên. Những nhà thơ, nhạc sỹ, hoạ sỹ... là người có tâm hồn nhạy cảm, họ thường rất dễ hoà mình vào cảnh vật. Chỉ là một ánh trăng, một cơn gió hay một chiếc lá rơi... cũng đủ làm tâm hồn xao động. Và chúng ta, những độc giả yêu thơ, khi đọc bài thơ đó lên cũng cùng nhịp đập trái tim người nghệ sỹ, để hoà chung cảm xúc cho ta yêu đời hơn, thấy được giá trị của cuộc sống. Các bạn hãy cùng Minh Hien “phiêu” với những tứ thơ của bài PHIÊU LÃNG mà tác giả Jang Julo đã mang đến Những Áng Bình Thơ:

Thức 1 của bài thơ dẫn chúng ta bay lên “đỉnh ngọn non cao”, ở trên tầng không như tách biệt với cuộc sống ồn ào chỉ nghe tiếng “gió thét gào” “dải trăng vàng” “tầng mây xám”, “ánh sao”, “tiếng suối ngàn”... Nếu bạn chưa một lần từng đi núi, leo lên đỉnh mây bay xung quanh mình, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khoáng đạt, thanh thoát trong từng lời thơ mà tác giả Jang Julo truyền đến cho chúng ta. Còn nếu bạn đã từng trải nghiệm những phút giây đứng giữa trời đất bao la trên đỉnh núi, khi đọc những vần thơ này hẳn sẽ thấy thích thú vô cùng như được sống lại cùng phong cảnh thiên nhiên đó. Hoà trong cảnh thiên nhiên hữu tình, cặp thực tả một hình ảnh đẹp và lãng mạn khi nhìn từ trên cao xuống:

Xa xa bóng nước khơi làn sóng
Lấp lánh con thuyền hứng ánh sao

Toàn bộ thức 1 tác giả tả lại phong cảnh thiên nhiên trong cảm xúc dâng trào khi đứng giữa trời đất bao la. Câu cuối thức 1 kết thúc chính là lý do sáng tác bài thơ này “Lời thơ theo bút tự nhiên trào” Những áng thơ tự nhiên cứ tuôn chảy thành dòng mềm mại uyển chuyển... Đâu có thấy một chút nào sự gò ép niêm, luật, đối nữa, vậy nhưng tất cả đều rất chuẩn.

Sang thức 2 của bài PHIÊU LÃNG, ngoài cảnh bồng bềnh, lơ lửng trên tầng không, bắt đầu lồng thêm tâm trạng của tác giả

Tác giả như đang say với cảnh trời đất, thoát ra khỏi cuộc sống đời thường:

Cạn chén men nồng say với nguyệt
Đong dòng cảm xúc thoả cùng sao

Và không thể thiếu được trong chất men say đó là những mơ mộng, ước ao của tuổi trẻ, đó là “chữ ái, câu tình”. Cái đẹp nhất, cao quý nhất mà thượng đế chỉ rành riêng cho con người, đó chính là “Tình ái”, vì vậy trong cảnh trời mây lồng lộng một niềm mong mỏi chính đáng dâng lên trong lòng tác giả:

Trời mây non nước mơ rồi mộng
Chữ ái câu tình ước lại ao

Cùng đứng trước một phong cảnh tuỳ theo tâm trạng mỗi người, mỗi lúc sẽ hiện lên khác nhau, giá như lúc này có một tâm hồn đồng điệu cùng thưởng thức thì cuộc đời sẽ ngọt ngào biết bao. Cuộc sống là một chuỗi mơ ước, khát khao, những hoài vọng cho ta sức mạnh và tình yêu cuộc sống.

Bài thơ rất hay, nhưng ấn tượng nhất, để lại nhiều dư vị nhất cho Minh Hien là câu kết của bài thơ “Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao”. Đọc xong câu này, Minh Hien bỗng liên tưởng đến Truyện Kiều, trong đoạn kết Nguyễn Du có viết như sau:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Tuy nội dung hoàn toàn khác nhau, nhưng làm Minh Hien cứ trăn trở mãi về hai từ “thanh tao”. Kiều cũng bảy nổi ba chìm, chịu đủ mọi nỗi nhục nhã nhưng người đời vẫn quý trọng, xót xa, cảm thông với nàng. Vì sao vậy? Phải chẳng bởi “Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao”?!

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

85
ĐỌC VÀ HIỂU THƠ


Đọc và hiểu thơ quả không đơn giản chút nào. Không phải chỉ đối với những bài thơ viết bằng chữ Hán mà ngay cả với thơ tiếng Việt, việc hiểu thơ cũng không dễ.
***
Thơ là khách thể; tôi là chủ thể. Đọc thơ là mới bước vào ngưỡng cửa của lâu đài thơ. Vào và xem gì - có thấy được gì không thì còn là vấn đề. Có khi vào rồi nhưng mắt người xem chẳng thấy chi - hoặc có thấy nhưng lại qua lăng kính riêng của mình thành ra cái vốn có của thơ bị biến dạng đi. Cũng nhiều khi kiến văn của người xem thơ hẹp cộng với cái chủ quan khiến cái hiểu cũng lệch lạc.

Ta đã từng được nghe nhiều người bình thơ hùng hồn nhưng nội dung sai lạc. Có người bàn về hình tượng “bướm” trong thơ Nguyễn Bính đã cho rằng ý nghĩa hình tượng này là “thiếu khí cốt, là nhảm”, có người cho rằng Nguyễn Khuyến khi viết “một tiếng trên không, ngỗng nước nào” là để tả trời… Có người giảng thơ Hồ Chí Minh cứ khen mãi cái hay của chữ “rát mặt” trong câu “Rát mặt đêm thu trận gió hàn” của bài thơ Giải đi sớm, mà không biết từ này là của người dịch thơ đã dịch ép chữ “nghênh diện” trong nguyên tác Tảo giải của Ngục trung nhật kí.
Có người hiểu biết nhiều nhưng khi bình, nặng chủ quan nên cũng đôi khi nhầm lẫn. Nhà thơ rất nổi tiếng là Xuân Diệu bình bài thơ Đề miếu Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương, đến câu “Ghé mắt trông lên thấy bảng treo” thì cứ khăng khăng phải là “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo” thì mới đúng, mới thể hiện được khí phách… mà quên mất rằng chữ “lên” đã rành rành trong bản thơ Nôm lưu trữ (1).

Nếu chỉ diễn tả cái xúc cảm chủ quan của mình thôi thì chẳng có gì đáng gọi là bình. Người bình thơ cần khai thác văn bản được chu đáo và một việc tưởng như rất đơn giản là “đọc hiểu văn bản” lại là rất cần thiết bởi vì có khi người ta chưa đọc, chưa hiểu hết văn bản mà vẫn bình. Chính vì lí do này, thời gian gần đây người ta bắt đầu từ bỏ dần việc bình thơ bằng khuynh hướng “duy cảm” để thay bằng việc chuyên chú bám sát văn bản, vận dụng được vốn kiến thức cần có để hiểu thơ rồi sau đó mới trình bày cảm xúc riêng.

Việc đọc và hiểu thơ quả không đơn giản chút nào. Không phải chỉ đối với những bài thơ viết bằng chữ Hán mà ngay cả với thơ tiếng Việt, việc hiểu thơ cũng không dễ. Không chỉ thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… viết bằng chữ Nôm khó đọc, khó hiểu mà cả thơ viết bằng quốc ngữ: muốn đọc và hiểu được đầy đủ cũng lắm công phu.

Một nhà thơ quốc ngữ nổi tiếng xuất hiện đầu thế kỉ XX là Hàn Mạc Tử (2). Lúc này, chữ quốc ngữ đã thịnh; thơ của Tử dễ đọc, rành mạch lắm…Thơ Tử có lúc phẳng lặng trong trẻo như ánh xuân tươi có khi lại lạc thần, đau đớn đến điên cuồng và kinh dị. Chính sự bất thường ấy khiến người đọc nhiều khi phải băn khoăn suy nghĩ.

*****
Hiểu thơ Hàn Mạc Tử, hiểu câu thơ “lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Đây thôn Vĩ Dạ (3), bài thơ được in trong tập Thơ điên nhưng ta chẳng bắt gặp chút nào dấu vết của điên cả mà chỉ thấy cảnh và người trong thơ thật hồn nhiên, cái hồn nhiên ấy là những tưởng tượng, mơ ước của một thanh niên đau khổ đang yêu :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

Bài thơ được Tử viết năm 1939 - một năm trước khi mất (4) - lúc này người mà Tử yêu tha thiết là Hoàng Cúc đang ở Vĩ Dạ. Hoàng Cúc vừa nhận được tin Tử phát bệnh phung (5) bèn gửi tặng Tử tấm bưu ảnh có mây nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có khóm trúc, có cả ánh trăng… cùng mấy lời thăm hỏi. Thư không kí tên nhưng Tử cũng cảm động lắm; Tử sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để tạ lòng người mình yêu. Bài thơ mở đầu bằng lời của cô gái Huế mời về thăm thôn Vĩ để nhân đó mà ca ngợi vẻ đẹp của Vĩ Dạ, nhân đó mà ca ngợi vẻ đẹp của người thôn Vĩ…

Cả bài thơ mà bình luận thì lắm ý lắm lời nên chỉ chú ý một chỗ khúc mắc nhất là câu thơ đã từng gây nên nhiều tranh cãi:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Lá trúc thì không có gì khó hiểu. Ở Vĩ Dạ cũng có lắm nơi trồng trúc, nhưng sao lại “lá trúc che ngang mặt chữ điền” ? Đọc câu thơ, có người đã băn khoăn so sánh chữ và nghĩa của “che ngang” với “che nghiêng” nhưng có lẽ cái đáng băn khoăn nhất ở đây là 3 chữ “mặt chữ điền”. Sao lại mặt chữ điền? “chữ điền” là để tả mặt cô thiếu nữ thôn Vĩ chăng?

Ở đoạn thơ đầu, sau lời chào mời là 2 câu thơ tả cảnh thiên nhiên. Cảnh buồn và nên thơ: có nắng thắp sáng hàng cau nổi bật trên nền lá vườn xanh mướt; đến câu thứ tư : “Lá trúc che ngang mặt chữ điền…” thì hẳn là để tả người? Có lẽ là vậy ! bởi vì để hiểu ý thơ, ta thường liên kết với ý toàn cục của bài thơ. Toàn cục bài thơ là muốn bộc lộ tình buồn của nhà thơ với cô gái thôn Vĩ. Đọc câu thơ : “lá trúc che ngang mặt chữ điền” ta hình dung ra cảnh cô thiếu nữ thôn Vĩ đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua kẽ lá. Cách hình dung này là hợp lí… Nhiều nhà nghiên cứu thơ đã nghĩ như vậy và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 hiện hành cũng đã nêu ý nghĩ này trong phần chú thích:

“Mặt chữ điền: Theo nhân tướng học, mặt vuông chữ điền được xem là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần: một khuôn mặt đẹp ẩn hiện sau cành lá trúc đầy thi vị, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, gương mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu). Tất cả thật hài hoà với khung cảnh vốn đơn sơ mà thanh tú bao trùm cả vườn thôn Vĩ trong nắng mai”.(6)

Hiểu như vậy là xuôi lắm nhưng rồi lại vướng một chỗ khó lí giải là xưa nay chưa ai tả mặt thiếu nữ mà lại là… “mặt chữ điền”. Vẫn biết như sách giáo khoa đã viết: “mặt vuông chữ điền là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu…” nhưng ai lại dùng khuôn mặt này để tả người thiếu nữ đẹp!
Để hợp lí hoá, có người viện 4 câu ca dao:

Mặt em vuông tựa chữ điền,
Mình em thì trắng áo đen vận ngoài.
Lòng em có đất có trời,
Có câu nhân nghĩa có lời thuỷ chung

Vin vào câu “mặt em vuông tựa chữ điền”, người ta cho rằng rõ ràng ca dao xưa đã từng tả thiếu nữ có “mặt chữ điền”…vậy thì cô gái thôn Vĩ mà Hàn Mạc tử tả có khuôn mặt chữ điền đâu có chi là lạ. Nhưng họ đã nhầm! bởi vì 4 câu ca dao trên nguyên là câu đố; câu đố về cái bánh chưng! Câu đố về đồ vật trong văn thơ dân gian vẫn thường dùng cách nhân hoá, gọi vật mình muốn nói đến bằng em; có lẽ là do người ra câu đố muốn làm cho nó trở nên khó đoán hơn và cũng là để làm tăng thêm tính hoa mĩ, chứ “em” đây chẳng phải để nói về người con gái nào cả. Ý kiến trên đã không lí giải được gì cho việc Hàn Mặc Tử đã tả mặt chữ điền của người thiếu nữ thôn Vĩ trong thơ.

Ngược với những lí giải truyền thống cũ ở trên, gần đây có ý kiến cho rằng “mặt chữ điền” chẳng phải để tả người mà chỉ là tiếp nối các câu tả cảnh ở đầu bài thơ: sau khi tả nắng hàng cau, tả vườn cây xanh lá… câu thứ tư tả thêm một nét kiến trúc đẹp: lá trúc che ngang …tấm chữ điền (chấn môn) trước cửa nhà. Quả thật theo phong thuỷ, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ thập ở giữa khiến nó giống hệt chữ điền (田) và một số người bình dân vùng nông thôn Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, vào cho đến các tỉnh nam Trung phần xưa vẫn gọi tấm chắn trước cửa ấy là “mặt chữ điền”. Hai bên chấn môn lại thường có trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…

Thời niên thiếu, thân phụ là chủ sự thương chánh, phải đổi đi nhiều nơi; Hàn Mạc Tử đã theo gia đình và học ở nhiều trường khác nhau ở Quảng Ngãi, Bình Định và Huế: năm 1920 học ở trường Tiểu học Sa Kỳ, Quảng Ngãi; năm 1921- 1923 lại vào Quy Nhơn rồi ra Bồng Sơn; năm 1924 lại trở lại Sa Kỳ. Năm 1926 sau khi thân phụ mất ở Huế (có lẽ lúc này Tử học tại trường Pellerin), gia đình mới chuyển về ở hẳn tại Quy Nhơn. Lớn lên ở vùng trung Trung phần, có thể hình ảnh mấy cành trúc lưa thưa lá che ngang trước chấn môn là hình ảnh rất quen thuộc với Hàn Mạc Tử và rồi hình ảnh ấy đã vào thơ…

Điều nêu trên không biết có độ chính xác đến đâu nhưng nếu hiểu vậy thì 4 câu thơ đầu của bài thơ chỉ toàn tả cảnh vật, vườn tược nhà cửa mà chưa có người. Đoạn thơ thiếu hẳn hình ảnh đáng yêu của cô gái Huế e ấp sau hàng cây lá xanh tươi và bài thơ đã mất bớt bao nhiêu là thi vị. Sự thật có thể đúng nhưng phũ phàng; bài thơ mất hay!

Thật vậy, có một điều trái khoáy là cái hay đôi khi đến với bài thơ nhiều năm sau khi tác giả sáng tác nó. Đôi khi có cái hay do người đọc hiểu lệch đi mà làm cho nó hay hơn ! thậm chí có khi do người ta biên tập sai, chép sai… tạo cho nó thêm một ý lạ và nó lại trở nên hay hơn ban đầu. Có giai thoại kể rằng nhà thơ Huy Cận sau khi viết xong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá; trong bài thơ có câu:

… Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá đuôi én quẫy trăng vàng choé…

Bài thơ được Ban biên tập duyệt đăng và in thử. Dò bản in, Huy Cận phát hiện thợ sắp chữ sắp sai mất hai chữ. Câu thơ thành ra là:

… Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé…

Chữ “Cá đuôi én” in nhầm thành “Cái đuôi em” khiến Huy Cận ban đầu rất bực nhưng rồi đọc lại thấy… hay quá, vội lên xe đạp chạy đến toà soạn đưa bản mo-rát đã kí duyệt và cảm ơn người thợ sắp chữ kia của nhà in.

Từ giai thoại trên ta có thể nghĩ ngợi rằng: thôi cứ cho “mặt chữ điền” là khuôn mặt của thiếu nữ thôn Vĩ đi… thì e là hay hơn! Câu thơ trở nên sống động, có thần mà lại rất lãng mạn, nên thơ… dù có thể là lúc đặt bút viết thơ Tử đã không nghĩ như thế; còn nếu ta cứ nhất quyết cho rằng sự thực là chính Tử đã cố ý tả cô thiếu nữ thôn Vĩ có khuôn mặt chữ điền thì có lẽ nên đề xuất cách lý giải sau: Ngoại trừ những bài thơ Đường được làm ở thời kì đầu, thơ Hàn Mạc Tử chẳng bao giờ theo khuôn sáo thông thường, kể cả ý thơ, hình tượng thơ. Thơ Tử đầy cả những ý kì dị như:

“…Gió rít tầng cao, trăng ngã ngửa/ Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/ Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra…” hoặc đầy cả cảnh kì dị như “Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ/ Đầy mình lốm đốm những hào quang…” và ở đây, bài Đây thôn Vĩ dạ cũng vậy: “mặt chữ điền” nằm trong nét riêng của phong cách thơ kì dị của Hàn Mạc tử - cũng như hình ảnh “hoa bắp lay” ở đoạn thơ sau cũng là một hình ảnh kì dị, khác người.

Từ cổ chí kim, tả hoa thì người ta chọn hoa lê, hoa đào, mai vàng, mẫu đơn … rực rỡ, Tử lại chọn “hoa bắp”. Vậy mà hay quá! Có chi buồn hơn buổi chiều tà buồn bên rẫy bắp, nhìn hoa bắp trổ cờ phất phơ trong gió mà buồn đến ngơ ngẩn người … Tử đã không theo khuôn sáo tầm thường mực thước trói người lãng tử. Cô gái của Tử miêu tả trong Đây thôn Vĩ Dạ phải lạ đời với khuôn mặt chữ điền… và khuôn mặt lạ ấy đã đem đến cho người đọc bao nhiêu là cảm nhận thú vị; vì thế cho mãi đến hôm nay người ta vẫn còn băn khoăn, xôn xao mãi và bàn tán nhiều như vậy. Phải chăng điều này là đúng với những gì Chế Lan Viên đã từng tiên đoán: “Mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở cái thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”. (7)

NGUYỄN CẨM XUYÊN
*****************
CHÚ THÍCH:
(1) “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương - Từ góc nhìn văn bản học”; GS-TS. Kiều Thu Hoạch; Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9/2007.
(2) Hoài Thanh-Hoài Chân trong “Thi nhân Việt Nam” cho rằng bút danh của Nguyễn Trọng Trí là HÀN MẶC TỬ chứ không phải là HÀN MẠC TỬ bởi vì Hàn mặc có nghĩa là bút-mực còn Hàn Mạc thì vô nghĩa. Thực ra Hoài Thanh đã nhầm vì theo Quách Tấn, người bạn thân nhất của Tử : Nguyễn Trọng Trí đã cố ý chọn bút danh HÀN MẠC TỬ với nghĩa là chàng «rèm lạnh» (mạc 幕 : tấm rèm, tấm màn). Khi mới làm thơ, ông chọn nhiều bút danh khác nhau, rồi lúc trở lại Quy Nhơn, dọn về ở gần nhà Hoàng Cúc; lúc này, yêu Hoàng Cúc quá mà lại rụt rè, không dám thổ lộ; nhiều hôm anh ngồi thừ trên chiếc ghế mây, nhìn qua bức rèm tre trước cửa, đợi Hoàng Cúc đi ngang qua. Bút danh « Rèm lạnh » có lẽ xuất phát từ tình huống này (?). Nhân một lần trò chuyện với Quách Tấn, anh khoe bút danh mới là Hàn Mạc tử. Quách Tấn cho rằng rèm lạnh thì phải có trăng soi mới thơ mộng, rồi vẽ lên trên chữ Mạc một vầng trăng khuyết. Có vầng trăng khuyết trên đầu chữ MẠC thành ra chữ MẶC... (Quách Tấn ; tạp chí Văn số 73-74 ngày 7/1/1967).
Từ đó anh thỉnh thoảng có dùng bút danh Hàn Mặc nhưng hầu hết ở bản thảo các bài thơ và đầu những tập thơ được in, đều ghi là Hàn Mạc Tử.
(3) PHAN XI PĂNG trong loạt bài biên khảo rất công phu trên tạp chí THẾ GIỚI MỚI về Hàn Mạc Tử đã đề cập đến đầu đề bài thơ này : “Điều nhầm lẫn phổ biến đầu tiên nằm ở… tiêu đề bài thơ ! Nguyên tác, Hàn viết Ở đây thôn Vỹ Giạ chứ không phải Đây thôn Vỹ Dạ như sách báo – kể cả giáo khoa và giáo trình vẫn in - Địa danh có thể chỉnh sửa cho thống nhất về chính tả : Vỹ Dạ thay vì Vỹ Giạ. Còn chữ Ở hà cớ gì bị lược bỏ? Nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét: Chữ Ở được Hàn dùng có chủ đích. Đọc kỹ bài thơ mới thấy chữ đó nhấn mạnh đến thôn Vỹ: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh…Tuỳ tiện “biên tập” cả “titre” mà không được tác giả ưng thuận là chuyện tối kỵ.… (THẾ GIỚI MỚI số 424, ngày 19/2/2001).
Để phục vụ kiến thức phổ thông, bài viết này xin vẫn ghi tên bài thơ là “Đây thôn Vĩ Dạ” , theo sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học phổ thông hiện hành. Thật sự tên chính xác của bài thơ là “Ở đây thôn Vỹ Giạ”.
(4) Theo lời kể của Hoàng Cúc trong thư gửi Quách Tấn đề ngày 15/10/1971 : “vào khoảng hè 1939, Hoàng Tùng Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử mắc bệnh nan y, và khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, để an ủi một tâm hồn đã vô cùng đau khổ. Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte-visite. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khoẻ Tử mà không ký tên, rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận được bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ...”. nhưng theo Đào Quốc Toàn (Tuổi Trẻ Chủ Nhật; 7/1/1990) thì “Bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ chỉ có thể được viết trong khoảng 1936-1937 chứ không thể viết vào năm 1939 được, bởi vì bài thơ này được Hàn Mặc Tử tập hợp lại ở tập Đau thương trong thời gian cuối 1937 đầu 1938. Tập thơ này gồm khoảng 50 bài thơ, lúc đầu lấy tên là Thơ điên”...
(5) Ở đây xin không dùng chữ “phong” như nhiều tài liệu (kể cả sách giáo khoa) bởi vì: “Phong” 瘋 chữ Hán có nghĩa là bệnh điên; “lại” mới là bệnh phung (cùi). Theo Đông y xưa: “Phong, lao, cổ, lại: tứ chứng nan y” nghĩa là có 4 chứng nan y là điên, lao, cổ trướng, và phung (cùi).
(6) Ngữ văn (nâng cao) lớp 11, tập hai, Tr. 46; NXB Giáo dục; 2007.
(7) CHẾ LAN VIÊN; tạp chí Người Mới ; 23/11/1940.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

86
VỜI VỢI TÌNH XA


Buồn chi mà thả vần thơ
Gieo câu lục bát thẫn thờ vì ai
Để con mắt biếc u hoài
Bến xuân tấu khúc thiên thai chờ người

Đêm nghe cả tiếng trăng rơi
Sầu trong tĩnh mịch nhẹ lời thở than
Sương giăng kín nẻo bên ngàn
Ngõ hồn xa thẳm níu quàng sợi tương

Loan_ngayxua
*******************
*
Khi yêu thương rồi mấy ai mà chịu được cảnh xa rời người yêu, dẫu chỉ là gang tấc, dẫu chỉ là một thoáng, một chiều? Ông trời cũng rất đa đoan, bị mất tình đau khổ đã đành, mà ngay khi tình còn đang nồng cháy, thăng hoa ngút ngàn cũng không phải lúc nào ta cũng được mê man đắm chìm trong biển trời hạnh phúc. Đó cũng là khi VỜI VỢI TÌNH XA mà tác giả Loan_ngayxua  đã buông phím tơ lòng gảy lên điệu buồn man mác gởi về người tinh đang thăm thẳm mù khơi…

Buồn chi mà thả vần thơ
Gieo câu lục bát thẫn thờ vì ai

Âm điệu dặt dìu luyến láy của những dòng lục  bát trữ tình  khiến hồn ai càng chùng thấp xuống trong một không gian xa vắng, cô đơn và tẻ lạnh, với ánh mắt vô hồn, trắng đục dõi nhìn mà chẳng thấy được gì…

Để con mắt biếc u hoài
Bến xuân tấu khúc thiên thai chờ người

Dẫu tê tái cõi lòng trong mỏi mòn chờ đợi, dẫu vành mi nặng trĩu u hoài của canh trường gối lẻ chăn đơn, nhưng lòng xuân của kỷ niệm hẹn hò, hương lửa ngày nao vẫn chập chờn trong ký ức tình yêu, bật ra những tình khúc mượt mà, sôi bỏng của vũ khúc nghê thường trong trường đoạn thiên thai…

Nhưng rồi thực tại não nùng quá lớn đã kéo về khiến lòng tỉnh thức giữa bẽ bàng của chia biệt:

Đêm nghe cả tiếng trăng rơi

Niềm đau lặng lẽ, trong ngần, xuyên  suốt  giữa tĩnh mịch của đêm trường hoang hoải khiến hồn vang vang như nghe được cả sự đánh nhịp của tiếng  trăng rơi! Sự chết lặng của tâm hồn khi đối diện với nát tan kỳ vọng trùng phùng giữa bao la mịt mùng đen tối thật là khoắc khoải, bi thương và đáng sợ biết bao!

Nhưng dẫu là thế cũng không hề oán trách người đã ra đi quên bờ bến hẹn, chỉ bó gối than thầm trong đêm trường cô tịch, tủi phận của riêng mình không được vuông tròn trong ước nguyện trầu cau.

Sầu trong tĩnh mịch nhẹ lời thở than

Và dù sương đời có che kín nẻo về khiến người đi lạc lối tào khang, vẫn gởi đến người khúc tương tư thắm đẫm môi tình mà hôm nào đã hạnh ngộ trong vườn thượng uyển của tình yêu, với ước mơ nối liền hai bờ THUỶ–CHUNG đầy keo sơn, gắn bó…

Sương giăng kín nẻo bên ngàn
Ngõ hồn xa thẳm níu quàng sợi tương

HANSY
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

83
CÓ LẼ NÀO…


Có lẽ nào, ta lại phải xa nhau
Anh một mình giữa mưa chiều lạnh giá
Sau hôm nay phải quên đi tất cả
Mọi con đường đều không rẽ về nhau…

Có lẽ nào, chỉ một lời chia tay
Em lặng lẽ quay lưng về phía nắng
Và phía trước, những khung trời màu trắng
Hạnh phúc nào, sẽ đón đợi chúng ta?

Có lẽ nào, mọi thứ sẽ trôi qua
Như con sông không trôi về bến đợi
Đêm mùa đông mong chờ một ngày mới
Sớm mai nào, anh lại đứng chờ em?

Có lẽ nào, tình giống như giọt sương
Đợi bình minh rồi vụt tan lặng lẽ.
Có con gió thổi qua rất khẽ
Mang em về nơi biển cả mù xa…

Có lẽ nào, tất cả là giấc mơ…
Phút nồng say mới đây rồi biến mất
Anh nhận ra một tình yêu rất thật
Nửa trái tim, nửa hạnh phúc viễn vông.

Có lẽ nào, không có một ngày sau
Phố mùa đông im lìm trong lạnh giá
Và đâu đây những nỗi buồn rất lạ
Khi ta yêu, nhưng đâu thuộc về nhau…

truongkings
------------------
*
Nếu một buổi mưa chiều nào đó vương mang nhiều sắc màu ảm đạm, lại văng vẳng bên tai ca từ dường như ở một nơi nào đó thật xa xăm vọng lại: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…” hẳn chúng ta sẽ cảm thấy tê tái cả tâm hồn khi bất chợt đối diện với “Đường ra” của tình yêu trong thi phẩm CÓ LẼ NÀO của tác giả TRUONGKINGS.

Có lẽ nào, ta lại phải xa nhau
Anh một mình giữa mưa chiều lạnh giá
Sau hôm nay phải quên đi tất cả
Mọi con đường đều không rẽ về nhau…

Một sự thật đầy bất ngờ của chuyển động tình yêu khiến ta hoảng hốt đến bàng hoàng vì không tin vào đôi mắt và trí não của mình. Chả lẽ với những ngồn ngộn yêu thương là thế, mặn nồng là thế, với bao góp gom xây dựng chắt chiu từng phút từng giây lại dễ dàng tan biến vào hư không nhanh lẹ đến vậy sao?

Có lẽ nào, chỉ một lời chia tay
Em lặng lẽ quay lưng về phía nắng
Và phía trước, những khung trời màu trắng
Hạnh phúc nào, sẽ đón đợi chúng ta?


Thật không tin nổi! Thế những lời hẹn ước trăng sao, những nồng nàn của tháng ngày quyện quấn, những rừng mơ hai đứa từng xây đắp, những bồng lai, tiên cảnh của ngày mai… lại dễ dàng ngã gục, vụn tan chỉ dưới một dòng chia tay ngắn ngủi vô cảm đó thôi à? Tất cả những gì ta trao nhau ngày còn thương nhớ có lẽ chỉ là hư ảo, dối lừa, là ma mị chực chờ cho lúc sự thật trụi trần lên tiếng. Thật thương cho một tâm hồn khờ khạo, “trái tim lạc chỗ để trên đầu”.

Đời chẳng như là mộng nhé em
Từng câu chim hót rất êm đềm
Từng con suối ngọt đong đầy mật
Chỉ để dối lừa những trái tim.
[Nhược Thu]

Sự thật bất ngờ xé nát cõi lòng của kẻ tình si. Bởi làm sao ta hiểu nổi sự ngoắt quay nhanh chóng trong trái tim của một linh hồn bội bạc đầy toan tính thấp hèn. Dù có muốn níu kéo tình xưa đứng lại, sức lực nào đủ giữ kẻ đã quyết lòng lừa dối cả một quá vãng ắp đầy kỷ niệm của tình yêu. Nhưng buộc phải đối diện với sự thật ngỡ ngàng này sao khó quá! Ta cứ muốn đứng ỳ trong tuyệt vọng để giữ lại mong manh hình ảnh của ngày tháng đắm mượt xưa nào. Của bến đợi tương lai trầu cau hiệp cẩn, của những đêm dài ủ ấm lòng nhau, của những buổi đợi chờ bên dòng sông hò hẹn…

Có lẽ nào, mọi thứ sẽ trôi qua
Như con sông không trôi về bến đợi
Đêm mùa đông mong chờ một ngày mới
Sớm mai nào, anh lại đứng chờ em?

Sao tình chúng mình mỏng mảnh đến vậy hở em? Sao chỉ trong loáng chốc chợt trở thành huyễn mộng? Có phải vì ta đã nuôi quá nhiều ảo tưởng, thi vị ái tình thành ngọt mật pha lê? Để bây giờ mộng ái biến thành khê, tình vàng vọt ẩm thiu trong quạnh quẽ… Hay bởi em mộng vàng vỗ cánh, chối tình xưa tìm đến chốn vợi vợi phù sa?

Có lẽ nào, tình giống như giọt sương
Đợi bình minh rồi vụt tan lặng lẽ.
Có con gió thổi qua rất khẽ
Mang em về nơi biển cả mù xa…


Cuối cùng cũng thấy rằng không thể thay đổi sự thật đau lòng này dẫu mãi cứ ngờ ngợ đó như là một cơn ác mộng không hề mong đợi. Tình yêu là một bản hợp đồng của hai trái tim tự nguyện hoà chung một nhịp. Khi lỗi hẹn rồi thời mọi ước thề xưa cũ chỉ là những quỷ mị viễn vông….

Có lẽ nào, tất cả là giấc mơ…
Phút nồng say mới đây rồi biến mất
Anh nhận ra một tình yêu rất thật
Nửa trái tim, nửa hạnh phúc viễn vông.

Rồi thời gian có làm lành vết thương lòng đang rỉ máu không em? Hay tội nghiệp cho một kẻ khờ si cứ mãi chờ sự trở về của tình xưa trong triền miên tuyệt vọng? Mùa xuân đến mà cứ như băng giá, nắng hạ giờ vàng võ cả triền thơ. Cứ từng đêm nghe kỷ niệm réo về, ôi quá vãng sao mãi hạ hành trái tim khốn khổ!

Có lẽ nào, không có một ngày sau
Phố mùa đông im lìm trong lạnh giá
Và đâu đây những nỗi buồn rất lạ
Khi ta yêu, nhưng đâu thuộc về nhau…

Thôi đành vậy, thà người phụ ta chứ ta không hề muốn phụ người! Vẫn giữ lại vành tim những âm vang của mùa thương kỷ niệm, dẫu biết rằng việc làm đó chỉ như là một thằng ngốc xem sắc màu của bong bóng xà phòng giống hệt những kim cương!

Đành gọi thầm em bằng nỗi nhớ
Chỉ nghe hoang vắng phía bên này
Bên ấy vô tình em tỉnh giấc
Có nghe sương lạnh một vòng tay?
[Giang Tuấn Đạt]

Bài thơ CÓ LẼ NÀO của TRUONGKINGS với những giai điệu khoan cắt tâm hồn làm cho cõi lòng của người thưởng thức dường như nát tan theo cùng nỗi đau của tác giả.

Một chút dư lệ của cuộc tình chênh vênh sao cứ chát đắng mãi hoài thấm đẫm cả ngút ngàn biền biệt trùng khơi…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

84
PHIÊU LÃNG


Ta trèo lên đỉnh ngọn non cao
Đưa mắt nhìn theo gió thét gào
Một dải trăng vàng hờ hững rọi
Đôi tầng mây xám nhẹ nhành trao
Xa xa bóng nước khơi làn sóng
Lấp lánh con thuyền hứng ánh sao
Tiếng suối ngàn reo khe khẽ vọng
Lời thơ theo bút tự nhiên trào...

Nghe như tiếng hát của hôm nào
Gió thổi sương lồng đỉnh núi cao
Cạn chén men nồng say với nguyệt
Đong dòng cảm xúc thoả cùng sao
Trời mây non nước mơ rồi mộng
Chữ ái câu tình ước lại ao
Nửa kiếp tang bồng chưa mỏi bước
Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao...

Jang Julo
*
Thơ Đường Luật thường bị cho là thể loại thơ gò bó, khó thể hiện được cảm xúc và sự bay bổng thăng hoa của thơ, nhưng với bài thơ PHIÊU LÃNG của tác giả Jang Julo chúng ta không còn thấy sự ép từ ngữ theo khuôn phép của thể thơ này nữa, ngược lại tác giả đã biết lợi dụng phép đối trong thơ Đường Luật để nhấn mạnh tôn nét đẹp của ý thơ. Đọc bài thơ Phiêu Lãng, tự nhiên thấy tâm hồn khoáng đạt, có lẽ vì chất “Phiêu” của bài thơ đã cho chúng ta bay bổng lên cùng những khát khao tác giả muốn gửi vào bài thơ.

Có nhiều người hỏi Minh Hien, thơ Đường Luật khó hiểu, có khi phải cần đến thông ngôn mới cảm nhận được. Xin thưa, thơ Đường Luật nói riêng và thơ nói chung không nhất thiết phải có một nội dung nào đó, mà chỉ cần bài thơ đó có truyền được cảm xúc sang cho độc giả hay không, và sự cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Như khi chúng ta nghe một bản nhạc tiếng nước ngoài hay bản nhạc không lời, dù không hiểu nội dung nhưng những giai điệu đủ cho ta biết bản nhạc đó vui hay buồn thậm chí biết được cả đang nói đến điều gì. Hay như đứng trước 1 bức tranh trìu tượng, dù không rõ ràng hoạ sỹ vẽ gì nhưng càng nhìn càng thấy thích, đó là ta đã bắt được cái thần của bức tranh đó.

Đúng như tựa đề tác giả đặt cho bài thơ, ở đây chúng ta bắt gặp chất “Phiêu Lãng” của tâm hồn đang vi vu lên tận đỉnh núi cao, nhịp điệu bài thơ tựa như nhịp bước chân dạo bước lên cõi thiên thai. Cuộc sống bận rộn, những khó khăn, những cố gắng để vươn tới một đích nào đó đôi khi làm chúng ta quên đi những phút giây thật đẹp của đời người, đó là những phút giây thư giãn, thả mình “phiêu” cùng cảnh sắc thiên nhiên. Những nhà thơ, nhạc sỹ, hoạ sỹ... là người có tâm hồn nhạy cảm, họ thường rất dễ hoà mình vào cảnh vật. Chỉ là một ánh trăng, một cơn gió hay một chiếc lá rơi... cũng đủ làm tâm hồn xao động. Và chúng ta, những độc giả yêu thơ, khi đọc bài thơ đó lên cũng cùng nhịp đập trái tim người nghệ sỹ, để hoà chung cảm xúc cho ta yêu đời hơn, thấy được giá trị của cuộc sống. Các bạn hãy cùng Minh Hien “phiêu” với những tứ thơ của bài PHIÊU LÃNG mà tác giả Jang Julo đã mang đến Những Áng Bình Thơ:

Thức 1 của bài thơ dẫn chúng ta bay lên “đỉnh ngọn non cao”, ở trên tầng không như tách biệt với cuộc sống ồn ào chỉ nghe tiếng “gió thét gào” “dải trăng vàng” “tầng mây xám”, “ánh sao”, “tiếng suối ngàn”... Nếu bạn chưa một lần từng đi núi, leo lên đỉnh mây bay xung quanh mình, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khoáng đạt, thanh thoát trong từng lời thơ mà tác giả Jang Julo truyền đến cho chúng ta. Còn nếu bạn đã từng trải nghiệm những phút giây đứng giữa trời đất bao la trên đỉnh núi, khi đọc những vần thơ này hẳn sẽ thấy thích thú vô cùng như được sống lại cùng phong cảnh thiên nhiên đó. Hoà trong cảnh thiên nhiên hữu tình, cặp thực tả một hình ảnh đẹp và lãng mạn khi nhìn từ trên cao xuống:

Xa xa bóng nước khơi làn sóng
Lấp lánh con thuyền hứng ánh sao

Toàn bộ thức 1 tác giả tả lại phong cảnh thiên nhiên trong cảm xúc dâng trào khi đứng giữa trời đất bao la. Câu cuối thức 1 kết thúc chính là lý do sáng tác bài thơ này “Lời thơ theo bút tự nhiên trào” Những áng thơ tự nhiên cứ tuôn chảy thành dòng mềm mại uyển chuyển... Đâu có thấy một chút nào sự gò ép niêm, luật, đối nữa, vậy nhưng tất cả đều rất chuẩn.

Sang thức 2 của bài PHIÊU LÃNG, ngoài cảnh bồng bềnh, lơ lửng trên tầng không, bắt đầu lồng thêm tâm trạng của tác giả

Tác giả như đang say với cảnh trời đất, thoát ra khỏi cuộc sống đời thường:

Cạn chén men nồng say với nguyệt
Đong dòng cảm xúc thoả cùng sao

Và không thể thiếu được trong chất men say đó là những mơ mộng, ước ao của tuổi trẻ, đó là “chữ ái, câu tình”. Cái đẹp nhất, cao quý nhất mà thượng đế chỉ rành riêng cho con người, đó chính là “Tình ái”, vì vậy trong cảnh trời mây lồng lộng một niềm mong mỏi chính đáng dâng lên trong lòng tác giả:

Trời mây non nước mơ rồi mộng
Chữ ái câu tình ước lại ao

Cùng đứng trước một phong cảnh tuỳ theo tâm trạng mỗi người, mỗi lúc sẽ hiện lên khác nhau, giá như lúc này có một tâm hồn đồng điệu cùng thưởng thức thì cuộc đời sẽ ngọt ngào biết bao. Cuộc sống là một chuỗi mơ ước, khát khao, những hoài vọng cho ta sức mạnh và tình yêu cuộc sống.

Bài thơ rất hay, nhưng ấn tượng nhất, để lại nhiều dư vị nhất cho Minh Hien là câu kết của bài thơ “Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao”. Đọc xong câu này, Minh Hien bỗng liên tưởng đến Truyện Kiều, trong đoạn kết Nguyễn Du có viết như sau:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Tuy nội dung hoàn toàn khác nhau, nhưng làm Minh Hien cứ trăn trở mãi về hai từ “thanh tao”. Kiều cũng bảy nổi ba chìm, chịu đủ mọi nỗi nhục nhã nhưng người đời vẫn quý trọng, xót xa, cảm thông với nàng. Vì sao vậy? Phải chẳng bởi “Kẻ thanh tao ắt tự thanh tao”?!

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

85
ĐỌC VÀ HIỂU THƠ

Đọc và hiểu thơ quả không đơn giản chút nào. Không phải chỉ đối với những bài thơ viết bằng chữ Hán mà ngay cả với thơ tiếng Việt, việc hiểu thơ cũng không dễ.
***
Thơ là khách thể; tôi là chủ thể. Đọc thơ là mới bước vào ngưỡng cửa của lâu đài thơ. Vào và xem gì - có thấy được gì không thì còn là vấn đề. Có khi vào rồi nhưng mắt người xem chẳng thấy chi - hoặc có thấy nhưng lại qua lăng kính riêng của mình thành ra cái vốn có của thơ bị biến dạng đi. Cũng nhiều khi kiến văn của người xem thơ hẹp cộng với cái chủ quan khiến cái hiểu cũng lệch lạc.

Ta đã từng được nghe nhiều người bình thơ hùng hồn nhưng nội dung sai lạc. Có người bàn về hình tượng “bướm” trong thơ Nguyễn Bính đã cho rằng ý nghĩa hình tượng này là “thiếu khí cốt, là nhảm”, có người cho rằng Nguyễn Khuyến khi viết “một tiếng trên không, ngỗng nước nào” là để tả trời… Có người giảng thơ Hồ Chí Minh cứ khen mãi cái hay của chữ “rát mặt” trong câu “Rát mặt đêm thu trận gió hàn” của bài thơ Giải đi sớm, mà không biết từ này là của người dịch thơ đã dịch ép chữ “nghênh diện” trong nguyên tác Tảo giải của Ngục trung nhật kí.
Có người hiểu biết nhiều nhưng khi bình, nặng chủ quan nên cũng đôi khi nhầm lẫn. Nhà thơ rất nổi tiếng là Xuân Diệu bình bài thơ Đề miếu Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương, đến câu “Ghé mắt trông lên thấy bảng treo” thì cứ khăng khăng phải là “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo” thì mới đúng, mới thể hiện được khí phách… mà quên mất rằng chữ “lên” đã rành rành trong bản thơ Nôm lưu trữ (1).

Nếu chỉ diễn tả cái xúc cảm chủ quan của mình thôi thì chẳng có gì đáng gọi là bình. Người bình thơ cần khai thác văn bản được chu đáo và một việc tưởng như rất đơn giản là “đọc hiểu văn bản” lại là rất cần thiết bởi vì có khi người ta chưa đọc, chưa hiểu hết văn bản mà vẫn bình. Chính vì lí do này, thời gian gần đây người ta bắt đầu từ bỏ dần việc bình thơ bằng khuynh hướng “duy cảm” để thay bằng việc chuyên chú bám sát văn bản, vận dụng được vốn kiến thức cần có để hiểu thơ rồi sau đó mới trình bày cảm xúc riêng.

Việc đọc và hiểu thơ quả không đơn giản chút nào. Không phải chỉ đối với những bài thơ viết bằng chữ Hán mà ngay cả với thơ tiếng Việt, việc hiểu thơ cũng không dễ. Không chỉ thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… viết bằng chữ Nôm khó đọc, khó hiểu mà cả thơ viết bằng quốc ngữ: muốn đọc và hiểu được đầy đủ cũng lắm công phu.

Một nhà thơ quốc ngữ nổi tiếng xuất hiện đầu thế kỉ XX là Hàn Mạc Tử (2). Lúc này, chữ quốc ngữ đã thịnh; thơ của Tử dễ đọc, rành mạch lắm…Thơ Tử có lúc phẳng lặng trong trẻo như ánh xuân tươi có khi lại lạc thần, đau đớn đến điên cuồng và kinh dị. Chính sự bất thường ấy khiến người đọc nhiều khi phải băn khoăn suy nghĩ.

*****
Hiểu thơ Hàn Mạc Tử, hiểu câu thơ “lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Đây thôn Vĩ Dạ (3), bài thơ được in trong tập Thơ điên nhưng ta chẳng bắt gặp chút nào dấu vết của điên cả mà chỉ thấy cảnh và người trong thơ thật hồn nhiên, cái hồn nhiên ấy là những tưởng tượng, mơ ước của một thanh niên đau khổ đang yêu :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

Bài thơ được Tử viết năm 1939 - một năm trước khi mất (4) - lúc này người mà Tử yêu tha thiết là Hoàng Cúc đang ở Vĩ Dạ. Hoàng Cúc vừa nhận được tin Tử phát bệnh phung (5) bèn gửi tặng Tử tấm bưu ảnh có mây nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có khóm trúc, có cả ánh trăng… cùng mấy lời thăm hỏi. Thư không kí tên nhưng Tử cũng cảm động lắm; Tử sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để tạ lòng người mình yêu. Bài thơ mở đầu bằng lời của cô gái Huế mời về thăm thôn Vĩ để nhân đó mà ca ngợi vẻ đẹp của Vĩ Dạ, nhân đó mà ca ngợi vẻ đẹp của người thôn Vĩ…

Cả bài thơ mà bình luận thì lắm ý lắm lời nên chỉ chú ý một chỗ khúc mắc nhất là câu thơ đã từng gây nên nhiều tranh cãi:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Lá trúc thì không có gì khó hiểu. Ở Vĩ Dạ cũng có lắm nơi trồng trúc, nhưng sao lại “lá trúc che ngang mặt chữ điền” ? Đọc câu thơ, có người đã băn khoăn so sánh chữ và nghĩa của “che ngang” với “che nghiêng” nhưng có lẽ cái đáng băn khoăn nhất ở đây là 3 chữ “mặt chữ điền”. Sao lại mặt chữ điền? “chữ điền” là để tả mặt cô thiếu nữ thôn Vĩ chăng?

Ở đoạn thơ đầu, sau lời chào mời là 2 câu thơ tả cảnh thiên nhiên. Cảnh buồn và nên thơ: có nắng thắp sáng hàng cau nổi bật trên nền lá vườn xanh mướt; đến câu thứ tư : “Lá trúc che ngang mặt chữ điền…” thì hẳn là để tả người? Có lẽ là vậy ! bởi vì để hiểu ý thơ, ta thường liên kết với ý toàn cục của bài thơ. Toàn cục bài thơ là muốn bộc lộ tình buồn của nhà thơ với cô gái thôn Vĩ. Đọc câu thơ : “lá trúc che ngang mặt chữ điền” ta hình dung ra cảnh cô thiếu nữ thôn Vĩ đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua kẽ lá. Cách hình dung này là hợp lí… Nhiều nhà nghiên cứu thơ đã nghĩ như vậy và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 hiện hành cũng đã nêu ý nghĩ này trong phần chú thích:

“Mặt chữ điền: Theo nhân tướng học, mặt vuông chữ điền được xem là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần: một khuôn mặt đẹp ẩn hiện sau cành lá trúc đầy thi vị, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, gương mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu). Tất cả thật hài hoà với khung cảnh vốn đơn sơ mà thanh tú bao trùm cả vườn thôn Vĩ trong nắng mai”.(6)

Hiểu như vậy là xuôi lắm nhưng rồi lại vướng một chỗ khó lí giải là xưa nay chưa ai tả mặt thiếu nữ mà lại là… “mặt chữ điền”. Vẫn biết như sách giáo khoa đã viết: “mặt vuông chữ điền là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu…” nhưng ai lại dùng khuôn mặt này để tả người thiếu nữ đẹp!
Để hợp lí hoá, có người viện 4 câu ca dao:

Mặt em vuông tựa chữ điền,
Mình em thì trắng áo đen vận ngoài.
Lòng em có đất có trời,
Có câu nhân nghĩa có lời thuỷ chung

Vin vào câu “mặt em vuông tựa chữ điền”, người ta cho rằng rõ ràng ca dao xưa đã từng tả thiếu nữ có “mặt chữ điền”…vậy thì cô gái thôn Vĩ mà Hàn Mạc tử tả có khuôn mặt chữ điền đâu có chi là lạ. Nhưng họ đã nhầm! bởi vì 4 câu ca dao trên nguyên là câu đố; câu đố về cái bánh chưng! Câu đố về đồ vật trong văn thơ dân gian vẫn thường dùng cách nhân hoá, gọi vật mình muốn nói đến bằng em; có lẽ là do người ra câu đố muốn làm cho nó trở nên khó đoán hơn và cũng là để làm tăng thêm tính hoa mĩ, chứ “em” đây chẳng phải để nói về người con gái nào cả. Ý kiến trên đã không lí giải được gì cho việc Hàn Mặc Tử đã tả mặt chữ điền của người thiếu nữ thôn Vĩ trong thơ.

Ngược với những lí giải truyền thống cũ ở trên, gần đây có ý kiến cho rằng “mặt chữ điền” chẳng phải để tả người mà chỉ là tiếp nối các câu tả cảnh ở đầu bài thơ: sau khi tả nắng hàng cau, tả vườn cây xanh lá… câu thứ tư tả thêm một nét kiến trúc đẹp: lá trúc che ngang …tấm chữ điền (chấn môn) trước cửa nhà. Quả thật theo phong thuỷ, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ thập ở giữa khiến nó giống hệt chữ điền (田) và một số người bình dân vùng nông thôn Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, vào cho đến các tỉnh nam Trung phần xưa vẫn gọi tấm chắn trước cửa ấy là “mặt chữ điền”. Hai bên chấn môn lại thường có trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…

Thời niên thiếu, thân phụ là chủ sự thương chánh, phải đổi đi nhiều nơi; Hàn Mạc Tử đã theo gia đình và học ở nhiều trường khác nhau ở Quảng Ngãi, Bình Định và Huế: năm 1920 học ở trường Tiểu học Sa Kỳ, Quảng Ngãi; năm 1921- 1923 lại vào Quy Nhơn rồi ra Bồng Sơn; năm 1924 lại trở lại Sa Kỳ. Năm 1926 sau khi thân phụ mất ở Huế (có lẽ lúc này Tử học tại trường Pellerin), gia đình mới chuyển về ở hẳn tại Quy Nhơn. Lớn lên ở vùng trung Trung phần, có thể hình ảnh mấy cành trúc lưa thưa lá che ngang trước chấn môn là hình ảnh rất quen thuộc với Hàn Mạc Tử và rồi hình ảnh ấy đã vào thơ…

Điều nêu trên không biết có độ chính xác đến đâu nhưng nếu hiểu vậy thì 4 câu thơ đầu của bài thơ chỉ toàn tả cảnh vật, vườn tược nhà cửa mà chưa có người. Đoạn thơ thiếu hẳn hình ảnh đáng yêu của cô gái Huế e ấp sau hàng cây lá xanh tươi và bài thơ đã mất bớt bao nhiêu là thi vị. Sự thật có thể đúng nhưng phũ phàng; bài thơ mất hay!

Thật vậy, có một điều trái khoáy là cái hay đôi khi đến với bài thơ nhiều năm sau khi tác giả sáng tác nó. Đôi khi có cái hay do người đọc hiểu lệch đi mà làm cho nó hay hơn ! thậm chí có khi do người ta biên tập sai, chép sai… tạo cho nó thêm một ý lạ và nó lại trở nên hay hơn ban đầu. Có giai thoại kể rằng nhà thơ Huy Cận sau khi viết xong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá; trong bài thơ có câu:

… Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá đuôi én quẫy trăng vàng choé…

Bài thơ được Ban biên tập duyệt đăng và in thử. Dò bản in, Huy Cận phát hiện thợ sắp chữ sắp sai mất hai chữ. Câu thơ thành ra là:

… Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé…

Chữ “Cá đuôi én” in nhầm thành “Cái đuôi em” khiến Huy Cận ban đầu rất bực nhưng rồi đọc lại thấy… hay quá, vội lên xe đạp chạy đến toà soạn đưa bản mo-rát đã kí duyệt và cảm ơn người thợ sắp chữ kia của nhà in.

Từ giai thoại trên ta có thể nghĩ ngợi rằng: thôi cứ cho “mặt chữ điền” là khuôn mặt của thiếu nữ thôn Vĩ đi… thì e là hay hơn! Câu thơ trở nên sống động, có thần mà lại rất lãng mạn, nên thơ… dù có thể là lúc đặt bút viết thơ Tử đã không nghĩ như thế; còn nếu ta cứ nhất quyết cho rằng sự thực là chính Tử đã cố ý tả cô thiếu nữ thôn Vĩ có khuôn mặt chữ điền thì có lẽ nên đề xuất cách lý giải sau: Ngoại trừ những bài thơ Đường được làm ở thời kì đầu, thơ Hàn Mạc Tử chẳng bao giờ theo khuôn sáo thông thường, kể cả ý thơ, hình tượng thơ. Thơ Tử đầy cả những ý kì dị như:

“…Gió rít tầng cao, trăng ngã ngửa/ Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/ Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra…” hoặc đầy cả cảnh kì dị như “Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ/ Đầy mình lốm đốm những hào quang…” và ở đây, bài Đây thôn Vĩ dạ cũng vậy: “mặt chữ điền” nằm trong nét riêng của phong cách thơ kì dị của Hàn Mạc tử - cũng như hình ảnh “hoa bắp lay” ở đoạn thơ sau cũng là một hình ảnh kì dị, khác người.

Từ cổ chí kim, tả hoa thì người ta chọn hoa lê, hoa đào, mai vàng, mẫu đơn … rực rỡ, Tử lại chọn “hoa bắp”. Vậy mà hay quá! Có chi buồn hơn buổi chiều tà buồn bên rẫy bắp, nhìn hoa bắp trổ cờ phất phơ trong gió mà buồn đến ngơ ngẩn người … Tử đã không theo khuôn sáo tầm thường mực thước trói người lãng tử. Cô gái của Tử miêu tả trong Đây thôn Vĩ Dạ phải lạ đời với khuôn mặt chữ điền… và khuôn mặt lạ ấy đã đem đến cho người đọc bao nhiêu là cảm nhận thú vị; vì thế cho mãi đến hôm nay người ta vẫn còn băn khoăn, xôn xao mãi và bàn tán nhiều như vậy. Phải chăng điều này là đúng với những gì Chế Lan Viên đã từng tiên đoán: “Mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại ở cái thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”. (7)

NGUYỄN CẨM XUYÊN
*****************
CHÚ THÍCH:
(1) “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương - Từ góc nhìn văn bản học”; GS-TS. Kiều Thu Hoạch; Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9/2007.
(2) Hoài Thanh-Hoài Chân trong “Thi nhân Việt Nam” cho rằng bút danh của Nguyễn Trọng Trí là HÀN MẶC TỬ chứ không phải là HÀN MẠC TỬ bởi vì Hàn mặc có nghĩa là bút-mực còn Hàn Mạc thì vô nghĩa. Thực ra Hoài Thanh đã nhầm vì theo Quách Tấn, người bạn thân nhất của Tử : Nguyễn Trọng Trí đã cố ý chọn bút danh HÀN MẠC TỬ với nghĩa là chàng «rèm lạnh» (mạc 幕 : tấm rèm, tấm màn). Khi mới làm thơ, ông chọn nhiều bút danh khác nhau, rồi lúc trở lại Quy Nhơn, dọn về ở gần nhà Hoàng Cúc; lúc này, yêu Hoàng Cúc quá mà lại rụt rè, không dám thổ lộ; nhiều hôm anh ngồi thừ trên chiếc ghế mây, nhìn qua bức rèm tre trước cửa, đợi Hoàng Cúc đi ngang qua. Bút danh « Rèm lạnh » có lẽ xuất phát từ tình huống này (?). Nhân một lần trò chuyện với Quách Tấn, anh khoe bút danh mới là Hàn Mạc tử. Quách Tấn cho rằng rèm lạnh thì phải có trăng soi mới thơ mộng, rồi vẽ lên trên chữ Mạc một vầng trăng khuyết. Có vầng trăng khuyết trên đầu chữ MẠC thành ra chữ MẶC... (Quách Tấn ; tạp chí Văn số 73-74 ngày 7/1/1967).
Từ đó anh thỉnh thoảng có dùng bút danh Hàn Mặc nhưng hầu hết ở bản thảo các bài thơ và đầu những tập thơ được in, đều ghi là Hàn Mạc Tử.
(3) PHAN XI PĂNG trong loạt bài biên khảo rất công phu trên tạp chí THẾ GIỚI MỚI về Hàn Mạc Tử đã đề cập đến đầu đề bài thơ này : “Điều nhầm lẫn phổ biến đầu tiên nằm ở… tiêu đề bài thơ ! Nguyên tác, Hàn viết Ở đây thôn Vỹ Giạ chứ không phải Đây thôn Vỹ Dạ như sách báo – kể cả giáo khoa và giáo trình vẫn in - Địa danh có thể chỉnh sửa cho thống nhất về chính tả : Vỹ Dạ thay vì Vỹ Giạ. Còn chữ Ở hà cớ gì bị lược bỏ? Nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét: Chữ Ở được Hàn dùng có chủ đích. Đọc kỹ bài thơ mới thấy chữ đó nhấn mạnh đến thôn Vỹ: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh…Tuỳ tiện “biên tập” cả “titre” mà không được tác giả ưng thuận là chuyện tối kỵ.… (THẾ GIỚI MỚI số 424, ngày 19/2/2001).
Để phục vụ kiến thức phổ thông, bài viết này xin vẫn ghi tên bài thơ là “Đây thôn Vĩ Dạ” , theo sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học phổ thông hiện hành. Thật sự tên chính xác của bài thơ là “Ở đây thôn Vỹ Giạ”.
(4) Theo lời kể của Hoàng Cúc trong thư gửi Quách Tấn đề ngày 15/10/1971 : “vào khoảng hè 1939, Hoàng Tùng Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử mắc bệnh nan y, và khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, để an ủi một tâm hồn đã vô cùng đau khổ. Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte-visite. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khoẻ Tử mà không ký tên, rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận được bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ...”. nhưng theo Đào Quốc Toàn (Tuổi Trẻ Chủ Nhật; 7/1/1990) thì “Bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ chỉ có thể được viết trong khoảng 1936-1937 chứ không thể viết vào năm 1939 được, bởi vì bài thơ này được Hàn Mặc Tử tập hợp lại ở tập Đau thương trong thời gian cuối 1937 đầu 1938. Tập thơ này gồm khoảng 50 bài thơ, lúc đầu lấy tên là Thơ điên”...
(5) Ở đây xin không dùng chữ “phong” như nhiều tài liệu (kể cả sách giáo khoa) bởi vì: “Phong” 瘋 chữ Hán có nghĩa là bệnh điên; “lại” mới là bệnh phung (cùi). Theo Đông y xưa: “Phong, lao, cổ, lại: tứ chứng nan y” nghĩa là có 4 chứng nan y là điên, lao, cổ trướng, và phung (cùi).
(6) Ngữ văn (nâng cao) lớp 11, tập hai, Tr. 46; NXB Giáo dục; 2007.
(7) CHẾ LAN VIÊN; tạp chí Người Mới ; 23/11/1940.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

86
VỜI VỢI TÌNH XA


Buồn chi mà thả vần thơ
Gieo câu lục bát thẫn thờ vì ai
Để con mắt biếc u hoài
Bến xuân tấu khúc thiên thai chờ người

Đêm nghe cả tiếng trăng rơi
Sầu trong tĩnh mịch nhẹ lời thở than
Sương giăng kín nẻo bên ngàn
Ngõ hồn xa thẳm níu quàng sợi tương

Loan_ngayxua
*******************
*
Khi yêu thương rồi mấy ai mà chịu được cảnh xa rời người yêu, dẫu chỉ là gang tấc, dẫu chỉ là một thoáng, một chiều? Ông trời cũng rất đa đoan, bị mất tình đau khổ đã đành, mà ngay khi tình còn đang nồng cháy, thăng hoa ngút ngàn cũng không phải lúc nào ta cũng được mê man đắm chìm trong biển trời hạnh phúc. Đó cũng là khi VỜI VỢI TÌNH XA mà tác giả Loan_ngayxua  đã buông phím tơ lòng gảy lên điệu buồn man mác gởi về người tinh đang thăm thẳm mù khơi…

Buồn chi mà thả vần thơ
Gieo câu lục bát thẫn thờ vì ai

Âm điệu dặt dìu luyến láy của những dòng lục  bát trữ tình  khiến hồn ai càng chùng thấp xuống trong một không gian xa vắng, cô đơn và tẻ lạnh, với ánh mắt vô hồn, trắng đục dõi nhìn mà chẳng thấy được gì…

Để con mắt biếc u hoài
Bến xuân tấu khúc thiên thai chờ người

Dẫu tê tái cõi lòng trong mỏi mòn chờ đợi, dẫu vành mi nặng trĩu u hoài của canh trường gối lẻ chăn đơn, nhưng lòng xuân của kỷ niệm hẹn hò, hương lửa ngày nao vẫn chập chờn trong ký ức tình yêu, bật ra những tình khúc mượt mà, sôi bỏng của vũ khúc nghê thường trong trường đoạn thiên thai…

Nhưng rồi thực tại não nùng quá lớn đã kéo về khiến lòng tỉnh thức giữa bẽ bàng của chia biệt:

Đêm nghe cả tiếng trăng rơi

Niềm đau lặng lẽ, trong ngần, xuyên  suốt  giữa tĩnh mịch của đêm trường hoang hoải khiến hồn vang vang như nghe được cả sự đánh nhịp của tiếng  trăng rơi! Sự chết lặng của tâm hồn khi đối diện với nát tan kỳ vọng trùng phùng giữa bao la mịt mùng đen tối thật là khoắc khoải, bi thương và đáng sợ biết bao!

Nhưng dẫu là thế cũng không hề oán trách người đã ra đi quên bờ bến hẹn, chỉ bó gối than thầm trong đêm trường cô tịch, tủi phận của riêng mình không được vuông tròn trong ước nguyện trầu cau.

Sầu trong tĩnh mịch nhẹ lời thở than

Và dù sương đời có che kín nẻo về khiến người đi lạc lối tào khang, vẫn gởi đến người khúc tương tư thắm đẫm môi tình mà hôm nào đã hạnh ngộ trong vườn thượng uyển của tình yêu, với ước mơ nối liền hai bờ THUỶ–CHUNG đầy keo sơn, gắn bó…

Sương giăng kín nẻo bên ngàn
Ngõ hồn xa thẳm níu quàng sợi tương

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối