Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

63
CÔ LIÊU


Chiều hoang vắng hạt mềm rơi cuối ngả
Dấu chân nào lặng lẽ khuất trời xa
Ngày hoang liêu hờn kỷ niệm đi qua
Ta đứng lại nghe lòng mình rệu rã

Ừ... có lẽ linh hồn đang hoá đá
Cõi thế buồn nhìn dĩ vãng trôi xa
Khắc khoải ư? Còn chăng tiếng mặn mà
Lòng hoang hoải.. Ôi mảnh đời chắp vá

Đếm từng giọt mưa hờn trên phiến lá
Cô liêu về ngần ngại đón châu sa
Dường quanh ta còn vang tiếng ngọc ngà
Người bỏ lại.. chi.. hồn ta hoá đá

Hoàng Lan
*
Trong tận củng sâu thẳm của hồn người, có lẽ cái giá băng sầu thảm của sự lẻ loi lạc loài cô độc là đáng sợ hơn cả. Nó gậm nhấm âm thầm nhưng vô cùng mãnh liệt làm thui chột đi cả những mảng trời hạnh phúc ngọt ngào nhất mà nhân loại từng có. Chúng ta hãy lắng lòng nghe sóng dội tình sầu trong một buổi chiều hoang vắng qua điệu ru buồn của CÔ LIÊU cùng với Nữ sỹ HOÀNG LAN.

Chiều hoang vắng hạt mềm rơi cuối ngả
Dấu chân nào lặng lẽ khuất trời xa

Tình tự dấu yêu nào giờ nhoà nhạt phía ngàn xa, trời quạnh quẽ đưa những nhát cắt hư vô mại mềm ngọt sắc xén từng lát, từng lát… nhưng nhức toàn thân thể hoải hoang. Những sợi tơ chùng của ráng chiều quá vãng vàng son luyến ái cứ quấn xiết bó ràng làm nghẹn thắt từng hơi thở tình đau, làm mệt nhoài tím thẫm cả khung trời kỳ niệm.

Ngày hoang liêu hờn kỷ niệm đi qua
Ta đứng lại nghe lòng mình rệu rã

Như cú điện giật hàng ngàn ký-lô-vôn, ta sửng sốt đến bất động trước điên đảo đầy ma mị của lòng người khi đổi trắng thay đen. Nào còn đâu sáng đón chiều đưa, nào còn chi hương trầm lửa ngải, môi thơm ơi xa tít tắp rồi thuở phấn hương tan chảy giữa vũ khúc nghê thường lơi lả tinh si huyễn ảo của mê nồng.

Ừ... có lẽ linh hồn đang hoá đá
Cõi thế buồn nhìn dĩ vãng trôi xa

Thất vọng ngút ngàn. Hoang hoải tứ phía. Quạnh quẽ và đơn côi. Thì thôi vậy, ta về làm bạn với ta, tìm yên ủi trong nỗi niềm độc thoại, cố đối diện với đêm đen để ước ao vượt qua được khoảng trống đau thương rũ liệt của tâm hồn.

Khắc khoải ư? Còn chăng tiếng mặn mà
Lòng hoang hoải.. Ôi mảnh đời chắp vá

Nhưng “lực bất tòng tâm”! Sau sự toang vỡ cùa một cuộc tình ta không còn bất cứ chỗ nào tạm gọi là an toàn để mà trú ẩn cả. Nội tâm thì hoải hoang khắc khoải… bên ngoài thì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”!. Mưa trong lòng hoà quyện với mưa ngoài trời tạo thành khúc bi ca thảm não.

Đếm từng giọt mưa hờn trên phiến lá
Cô liêu về ngần ngại đón châu sa

Len lén âm vang mơ cũ tìm về như một níu kéo vô vọng của kẻ sắp chết đuối giữa sự quẫy đạp của dòng sông định mệnh cũng chỉ làm cho linh hồn và trái tìm ta thêm hoang tàn nhão nhoẹt mà thôi.

Dường quanh ta còn vang tiếng ngọc ngà
Người bỏ lại.. chi.. hồn ta hoá đá

*****
Lướt thoáng qua hồn thơ của Hoàng Lan, ta bắt gặp những âm hưởng của giai khúc buồn vời vợi cứ miết phả chập chùng trong lòng người đọc bao sắc âm mênh mang cố hữu của tình yêu – niu và thả. Những nuối tiếc lộng lồng, những đớn đau dìu dặt, mịn màng và tê tái. Và cả những cam chịu bao la âm thầm trong một buổi chợ chiều hoang liêu, nhoè nhoẹt của đoạn cuối dốc Tình…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

64a
THƠ HAY - THƠ DỞ
CÁI HAY CỦA THƠ DỞ - CÁI DỞ CỦA THƠ HAY
Phần 3

Để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở - hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử.

Trước hết, xin nêu lên vài định nghĩa ngắn gọn:
1.
Trong quan hệ với hệ mỹ học của thơ, những bài thơ lớn, theo tôi, là những bài thơ góp phần định hình nên cái mỹ học ấy hoặc nếu không, cũng được xem là tiêu biểu cho cái mỹ học ấy.
2.
Những bài thơ hay là những bài nằm trong phạm trù mỹ học ấy nhưng có một số sáng tạo so với mặt bằng chung trước hoặc cùng thời với nó.
3.
Những bài thơ dở là những bài chưa đạt đến tiêu chuẩn tối thiểu của cái mỹ học ấy.
4.
Những bài thơ hay nhưng bị cộng đồng văn học xem là dở mà chúng ta đang bàn trong bài này chính là những bài nằm trên ranh giới giao thoa giữa hai hệ mỹ học: Chúng được sáng tác theo một hệ mỹ học khác, mới manh nha, còn xa lạ, thậm chí, còn bị thù nghịch trong hệ mỹ học cũ, do đó, từ hệ mỹ học cũ ấy, chúng bị xem là dở, tuy nhiên, khi hệ mỹ học mới chiến thắng, nghĩa là, ít nhất, được công nhận, chúng lại trở thành hay.
5.
Và, bên cạnh các loại thơ kể trên, còn có một loại khác nữa: những bài thơ lớn nhưng không thực sự hay. Lớn vì chúng đóng vai trò động lực thúc đẩy quá trình chuyển tiếp giữa hai hệ mỹ học, từ đó, góp phần tạo nên sự thay đổi, có khi là cách mạng trong lịch sử nhưng không hay vì chúng chưa thoát hẳn khỏi hệ mỹ học cũ trong khi chưa thực nhuần nhuyễn trong hệ mỹ học mới.


Tôi xin phân tích về các loại thơ nêu trên. Trừ loại thơ dở. Có hai lý do: một, cái dở không gắn liền với lý thuyết nên không có gì để nói; và hai, việc nói về cái dở rất dễ gây nên những xúc động và những liên tưởng không cần thiết. Tốt nhất là nên tránh.

Thứ nhất, về những bài thơ được xem là lớn. Lớn ở đây có nghĩa là vượt quá cái tiêu chuẩn thông thường và bình thường của một hệ mỹ học. Quá ở một trong hai, hoặc hoạ hoằn hơn, ở cả hai phương diện: ở trục tung, nó đạt đến một độ cao hơn hẳn vô số các bài thơ khác để trở thành một ngọn đỉnh cao chất ngất trên cái đồng bằng thơ bao la chung quanh; ở trục hoành, nó làm rạn nứt khuôn khổ của hệ mỹ cũ, để, ở mức độ tối ưu, tạo hẳn ra một nền mỹ học mới, và từ đó, một truyền thống mới cho thơ. Số lượng những bài thơ lớn hiểu theo nghĩa đầu, tức những bài thơ được xem là tiêu biểu cho một hệ mỹ học, chắc chắn nhiều hơn hẳn những bài thơ lớn hiểu theo nghĩa sau, những bài thơ chấm dứt một thời đại và mở ra một thời đại khác. Bài Chinh phụ ngâm lớn ở cả hai phương diện: nó là đỉnh cao, hoặc ít nhất, một trong hai đỉnh cao – đỉnh kia là Cung oán ngâm khúc – của thể song thất lục bát, một trong hai thể thơ thuần tuý của Việt Nam; hơn nữa, nó còn mở ra một hướng mỹ học mới tập trung vào những cảm xúc ít nhiều mang tính cá nhân chủ nghĩa vốn còn rất xa lạ với văn học Trung đại, đặc biệt, ở thế kỷ 18. Truyện Kiều cũng lớn ở cả hai phương diện: nó là đỉnh cao nhất ở cả hai lãnh vực, thể lục bát và truyện thơ; hơn nữa, nó còn đi xa hơn Chinh phụ ngâm trong việc khắc hoạ những cảm xúc cá nhân cũng như thân phận của con người, đặc biệt của phụ nữ, trước sự tương tranh giữa ba thế lực khủng khiếp: tình, tiền và quyền. Thơ Hồ Xuân Hương, nếu đó thực là thơ của một người mang tên là Hồ Xuân Hương, cũng lớn ở cả hai phương diện: chúng là một trong những đỉnh cao nhất của thể thơ Đường luật ở Việt Nam (bên cạnh thơ bà Huyện Thanh Quan); hơn nữa, chúng còn phá vỡ một số khuôn khổ của thơ Đường: ở phạm vi ngôn ngữ, nó Nôm-hoá thơ Đường; ở phạm vi đề tài, nó đề cập đến một số điều bị xem là cấm kỵ: tình dục và cái tục; ở phạm vi tư tưởng, nó đề cao phụ nữ cũng như những giá trị trần tục ngược hẳn với đạo đức học Nho giáo.

Cũng có thể xem một số bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử hay Thanh Tâm Tuyền sau này là những bài thơ lớn ở cả hai phương diện ấy. Xuân Diệu đạt đến đỉnh cao nhất ở hai lãnh vực: thể bảy chữ và thơ tình; hơn nữa, ông cũng đi xa hơn ai hết trong cái giọng nồng nhiệt và tinh thần cá nhân chủ nghĩa ở Việt Nam thời bấy giờ. Huy Cận đạt đến đỉnh cao nhất trong hai thể thơ tám chữ và lục bát; và ở thể lục bát, ông làm thay đổi khí hậu thẩm mỹ của thể thơ này: trước, nó vốn dùng, trước hết, trong phong cách tự sự (trong truyện thơ), sau, với Huy Cận, nó thiên hẳn về trữ tình, hơn nữa, còn có sự cô đọng vốn là đặc trưng của Đường thi. Có thể nói Huy Cận đã có công Đường thi hoá thể lục bát; và ở phương diện này, ông trở thành một đỉnh cao của thể lục bát, từ đó, trở thành một thách thức lớn đối với các thế hệ kế tiếp. Hàn Mặc Tử ít có những bài thơ thực sự hoàn chỉnh trừ những bài thơ bảy chữ vốn thuộc truyền thống Thơ Mới (như bài “Mùa xuân chín”, “Đây thôn Vĩ Dạ” hay “Bẽn lẽn”), nhưng ở một số bài thơ dở dang trong hai tập Xuân như ý và Thượng thanh khí, ông mang lại hai điều mới mẻ: một là cảm hứng tôn giáo, đặc biệt Thiên Chúa giáo và hai là yếu tố vô thức. Với yếu tố vô thức, thơ ông bắt đầu chuyển từ lãng mạn sang siêu thực. Chưa hẳn là siêu thực. Nhưng đã mấp mé siêu thực.

Còn thơ Thanh Tâm Tuyền thì đã rõ: tuy ông không phải là người đầu tiên làm thơ tự do nhưng thơ tự do của ông chắc chắn là tiêu biểu nhất và hay nhất trong tất cả những bài thơ tự do đã được sáng tác ở Việt Nam, trong cả hai miền Nam Bắc, ít nhất cho đến năm 1975. Hơn nữa, ông cũng là nhà thơ thành thị đầu tiên và điển hình nhất của Việt Nam. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đã manh nha từ đầu thế kỷ 20 như là hệ quả của quá trình thực dân hoá của Pháp, tuy nhiên, thơ Việt Nam, cho đến năm 1954, chủ yếu là thơ của không gian làng xã. Yếu tố thành thị, nếu có, chỉ mới thấp thoáng ở vài chỗ ăn chơi: quán rượu và sàn nhảy. Đến Thanh Tâm Tuyền thị thành thị tràn vào thơ. Không những chỉ ở những hình ảnh xưởng máy, bến cảng, cột đèn, phi trường, ô tô buýt, công viên, phòng triển lãm, v.v. Mà còn ở tầm nhìn, tầm nghĩ và tầm cảm mang tính toàn cầu của một thứ không gian mở (cosmopolitian) nối liền với thế giới bên ngoài. Với “Các anh Cộng hoà đã chiến đấu cho Tây Ban Nha / xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca” (Ôi anh em Cộng Hoà). Với “Một người da đen một khúc hát đen” (Đen). Với “những cuộc tình duyên Budapest” (Hãy cho anh khóc bằng mắt em), Với những “người cùng khổ / ở đây Đông Âu hay Bắc Phi” (Phiên khúc 20).

Thứ hai, về những bài thơ được xem là hay. Tất cả những bài thơ hay đều, một mặt, thoả mãn các yêu cầu chính của cái hệ mỹ học ở đó nó được ra đời; mặt khác, nó phải có chút sáng tạo ở một khía cạnh nào đó và với một mức độ nào đó, chẳng hạn, về hình tượng, về giọng điệu, về cú pháp hoặc về tư tưởng. Ví dụ, trong phong trào Thơ Mới, những bài thơ như “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm, “Gửi Trương Tửu” của Nguyễn Vỹ, “Phương xa” của Vũ Hoàng Chương hay “Xuân” của Chế Lan Viên là những bài thơ. Hay ở sự trau chuốt của ngôn ngữ. Hay ở sự tươi mát của hình tượng. Hay ở nhịp điệu: có bài mềm mại du dương; có bài nhanh, mạnh và gắt. Hay ở sự tinh tế trong cảm xúc, có khi không phải cảm xúc của một cá nhân mà còn là cảm xúc của một thời đại: với “Ông đồ”, “Chùa Hương” và “Nắng mới” là cảm xúc hoài niệm; với “Gửi Trương Tửu” và “Phương xa” là cảm xúc lạc lõng của giới văn nghệ sĩ trước xu hướng thương mại hoá và đô thị hoá; với “Xuân” là cảm xúc hoang mang trước thời gian; và với “Tống biệt hành”, nói theo Hoài Thanh, cảm xúc “bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa lãng mạn vốn là một trào lưu mỹ học đang thống trị cả thời đại bấy giờ. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao cá nhân, đề cao thiên nhiên, nhấn mạnh vào những cảm xúc nồng nhiệt và sự cô đơn của con người trước xã hội và trước làn sóng của văn minh. Thì tất cả những bài thơ vừa kể đều thế. Bởi vậy, tất cả đều hay, rất hay. Nhưng chưa phải là lớn lắm.

Còn hai loại thơ còn lại, tôi xin nói về những bài thơ không hay không dở nhưng có ý nghĩa lịch sử lớn trước.

Trong bài “Một thời đại trong thi ca” in ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có bàn về nguồn gốc của phong trào Thơ Mới. Theo ông, có ba nguồn gốc chính. Một, về phương diện xã hội, đó là phong trào Âu hoá; hai, về phương diện tâm lý, đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân, trong đó, quan trọng nhất là “cái khát vọng được thành thực” và ba, về phương diện văn học, là một số thử nghiệm đổi mới thơ vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, ở đó, ông nếu đích danh hai bài. Một là bài thơ “Con ve và con kiến” của La Fontaine do Nguyễn Văn Vĩnh dịch:

Ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thật bối rối
Một miếng cơm chẳng còn
Ruồi bọ không một con
Vác miệng chịu khúm núm
Sang chị Kiến hàng xóm
Xin cùng chị cho vay
Dăm ba hạt qua ngày
"Từ nay sang tháng hạ
Em lại xin đem trả
Trước thu, thề Đất Giời!
Xin đủ cả vốn lời"
Tính Kiến ghét vay cậy
Thói ấy chẳng hề chi
- Nắng ráo chú làm gì?
Kiến hỏi Ve như vậy
Ve rằng: Luôn đêm ngày
Tôi hát, thiệt gì bác
Kiến rằng: Xưa chú hát
Nay thử múa đây coi!

=====================
64b
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

64b
Hai là bài “Tình già” của Phan Khôi:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thuỷ chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.

Dù dễ tính đến mấy cũng khó nói được bài “Con ve và con kiến” và “Tình già” là thật hay. Ừ, thì chúng cũng hay. Nhưng không phải là thật hay. Chúng cũng không thật mới. Chúng chỉ có một số mầm mống của cái mới. Ở chỗ, nói theo Hoài Thanh, “không niêm, không luật, không hạn chữ, hạn câu”. Tuy nhiên, với chút mới mẻ ấy, cả hai, nhất là bài “Tình già” của Phan Khôi, đủ để khơi mào cho một cuộc cách mạng thơ rầm rộ và rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó gợi hứng cho thế hệ trẻ thời bấy giờ khiến họ tự tin hơn để lao vào các thử nghiệm mới, từ đó, làm xuất hiện nhiều tài năng lớn như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, v.v. Sự táo bạo và sự sáng tạo của thế hệ trẻ này làm cho bài “Tình già” nhanh chóng trở thành cũ kỹ. Bởi vậy, tuy Phan Khôi được xem là người mở màn cho phong trào Thơ Mới nhưng ông lại không thuộc về Thơ Mới. Bài “Tình già” chỉ đóng vai trò một sự chuyển tiếp. Với vai trò đó, nó có ý nghĩa lịch sử lớn. Cực lớn. Nhưng nó vẫn không hay.

Hiện tượng những bài thơ hay nhưng bị xem là dở nhiều hơn. Ngoài toàn bộ những bài thơ Nôm bị xem là “nôm na mách qué” ngày xưa, rất nhiều bài thơ hiện đại, chủ yếu là từ đầu thập niên 1940 đến nay, bị xem không phải thơ, hoặc nếu thơ là thơ, chỉ là thứ thơ bí hiểm, hũ nút và tắc tị trước khi được công nhận, dù không phải tất cả, là thơ hay. Có thể nói, hầu hết những bài thơ có ý nghĩa cách tân lớn đều chịu đựng số phận như vậy. Chúng thử nghiệm những phương pháp sáng tác mới, với những hệ mỹ học mới, nên nhìn từ những quan điểm thẩm mỹ cũ, chúng bị xem là dở, thậm chí, không phải thơ. Xin lưu ý là không phải chỉ những độc giả bình thường mới không nhận thấy cái hay của những bài thơ mới ấy. Ngay cả những nhà thơ lớn cũng không thấy. Trước năm 1930, ở Việt Nam, không có nhà thơ nào lớn và mới hơn Tản Đà, nhưng sau năm 1932, Tản Đà cũng không cảm được Thơ Mới. Trong nửa đầu của phong trào Thơ Mới, không ai lớn và mới hơn Xuân Diệu nhưng bước sau nửa sau của phong trào, chính Xuân Diệu cũng không cảm được những cái mới trong thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử và Nguyễn Xuân Sanh; bước sang thời kháng chiến chống Pháp, ông càng không cảm được những nỗ lực tự do hoá thơ của Nguyễn Đình Thi. Đến lượt Nguyễn Đình Thi, sau năm 1954, cũng không cảm được những cách tân về thi pháp của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Hiện nay, tôi biết khá nhiều nhà thơ lớn tuổi từng nổi tiếng là tài hoa ở miền Nam trước đây hay những thập niên đầu ở hải ngoại sau này không thể hiểu và cảm thơ của thế hệ trẻ hơn, thuộc lứa tuổi ba mươi hay bốn mươi, những người đang lao vào các thử nghiệm khác hẳn các thế hệ đàn anh của họ. Không phải do những người vừa kể thiếu nhạy bén. Lý do chính là do họ bị trói chặt trong cái hệ mỹ học cũ mà họ đã thành công và thành danh. Từ hệ mỹ học cũ ấy, người ta thấy mọi cuộc phiêu lưu của người khác đều nhảm nhí và lố bịch.

Cũng xin lưu ý là sự thay đổi trong các hệ thống mỹ học trong thơ càng ngày càng nhanh chóng và càng triệt để. Nhanh chóng và triệt để như những sự đột biến. Sự đột biến ấy có khi diễn ra trong từng nhà thơ cụ thể nào đó. Ví dụ thơ Trần Dần và Lê Đạt trong và sau thời Nhân Văn Giai Phẩm khác hẳn nhau. Những người yêu quý họ thời Nhân Văn Giai Phẩm đọc các bài thơ sau này của họ không khỏi ngỡ ngàng. Sự đột biến từ thế hệ này sang thế hệ khác lại càng lớn hơn nữa. So với thế hệ trước, thế hệ sau dường như sinh ra, lớn lên và sáng tác trong một thế giới hoàn toàn khác. Và một nền văn hoá cũng hoàn toàn khác. Mà khác thật. Chỉ trong vòng khoảng một trăm năm, chúng ta trải qua hai cuộc cách mạng văn hoá tuy âm thầm nhưng cực kỳ sâu sắc. Sâu sắc đến độ chúng làm thay đổi hẳn diện mạo của thơ. Nhưng âm thầm đến độ không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Cuộc cách mạng thứ nhất là sự chuyển biến từ văn hoá truyền khẩu sang văn hoá in; và cuộc cách mạng thứ hai là sự chuyển đổi từ văn hoá in trên giấy sang văn hoá mạng, văn hoá của internet.

Cuộc cách mạng thứ hai đang diễn ra, trong thì hiện tại, chưa có kết quả gì cụ thể, cho nên chúng ta tạm gác lại. Ở đây chỉ xin bàn về cuộc cách mạng đầu.

Cuộc cách mạng ấy manh nha ở Tây phương từ thế kỷ 16 với việc phát triển của kỹ nghệ in, từ đó, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất bản và báo chí. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu lan sang Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19 nhưng chỉ thực sự bùng phát từ đầu thập niên 1930 khi, thứ nhất, kỹ nghệ xuất bản thực sự lớn mạnh; thứ hai, một tầng lớp trí thức tân học xuất hiện; và thứ ba, một tầng lớp thị dân vừa biết chữ vừa có tiền ra đời đủ để làm những tri âm và những kẻ tiêu thụ của các sản phẩm văn học mới. Văn xuôi của nhóm Tự Lực văn đoàn cũng như phong trào Thơ Mới chính là kết quả của nền văn hoá in ấy. Trên nguyên tắc, văn hoá in là văn hoá đọc thầm, ở đó, ưu thế thuộc về đôi mắt. Tuy nhiên, trên thực tế, do tính chất giao thoa của nó, thơ trong giai đoạn này vẫn còn chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hoá truyền khẩu ở đó lỗ tai chiếm vị trí trung tâm.

Chính vì vậy, trong Thơ Mới có sự xen kẽ giữa hai văn hoá.

Nó là văn hoá in ở cấu trúc câu và ở cấu trúc bài. Về câu, trước, trong thơ Đường luật, mỗi câu là một dòng (Bước tới đèo Ngang bóng xế tà / Cỏ cây chen đá, lá chen hoa); trong thơ lục bát, mỗi câu thường bao gồm hai dòng (Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau); trong Thơ Mới, ranh giới giữa câu và dòng bị phá vỡ: một câu có thể ngắn hơn hoặc dài hơn một dòng, có khi bao gồm cả bốn dòng (Thơ Hàn Mặc Tử: Từ đầu canh một đến canh tư / tôi thấy trăng mơ biến hoá như / sương khói ở đâu ngoài xứ mộng / cứ là mỗi phút mỗi nên thơ). Về bài, trước, thơ Đường luật được cấu trúc trên một số câu cố định, hoặc là bốn (tứ tuyệt) hoặc là tám (bát cú); còn thơ lục bát thì chỉ có cấu trúc câu chứ không có cấu trúc bài; mỗi bài có thể có ít hoặc nhiều câu, hoàn toàn tự do, Thơ Mới được cấu trúc trên một hình thức mới: khổ, mỗi khổ thường có bốn câu và có khuôn vần riêng. Hệ quả của hai sự thay đổi này là câu thơ trong Thơ Mới thường có diện tích rộng và linh hoạt hơn hẳn thơ xưa, do đó, có thể chứa nhiều hư từ cũng như những từ chỉ có chức năng tạo nhạc.

Thơ Mới chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền khẩu ở hai điểm chính: thứ nhất là vai trò của vần điệu và thứ hai là tính chất tự sự. Không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa hầu như ở đâu thơ cũng có vần. Vần có ba chức năng chính: một là tạo nên sự kết dính giữa các câu thơ; hai là tạo nên sự êm tai; và ba là làm cho dễ nhớ. Cả ba đều gắn liền với văn hoá truyền khẩu. Thơ Mới, ngay cả những bài được xem là tự do, vẫn có vần. Vẫn luyến láy. Vẫn ngân nga. Vẫn nằm trong truyền thống thưởng thức bằng lỗ tai đã có từ ngàn đời với ca dao và vè. Cần giải thích kỹ hơn là ở tính chất tự sự hay tính tích truyện. Mỗi bài Thơ Mới là một câu chuyện. “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một câu chuyện. “Chùa Hương” và “Sơn Tinh và Thuỷ Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp là những câu chuyện. “Giây phút chạnh lòng” hay “Nhớ rừng” cũng là những câu chuyện. “Đi giữa đường thơm” là một câu chuyện. “Mùa xuân chín” là một câu chuyện. Ngay cả những bài thơ nặng tính chất trữ tình vẫn thấp thoáng chút gì như truyện kể, ví dụ các bài “Tương tư, chiều” hay “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, v.v. Tất cả đều có nhân vật. Đều có sự vận động. Đều có diễn biến theo trình tự thời gian. Chính vì tính chất tự sự này, hầu hết các bài Thơ Mới, nhất là ở giai đoạn đầu, khá mạch lạc và dễ hiểu.

Ảnh hưởng của văn hoá in làm cho Thơ Mới bị xem là mới mẻ, do đó, bị phản đối kịch liệt. Nhưng chính những ảnh hưởng của văn hoá truyền khẩu đã làm cho chúng gần gũi với truyền thống, do đó, sự phản đối nhanh chóng được thay thế bằng sự đồng cảm và đồng thuận.

Về sau, văn hoá in càng ngày càng mạnh và càng lấn át văn hoá truyền khẩu; theo đó, con mắt càng ngày càng chiếm ưu thế so với lỗ tai, những gì được nhìn trên trang giấy trở thành trung tâm thay thế cho những gì được nghe. Vai trò của vần điệu và tính chất tự sự càng lúc càng giảm. Câu thơ trở thành cứng cáp và khấp khểnh, gần với văn xuôi hơn; nhưng về phương diện cú pháp, nó càng ngày càng xa văn xuôi: số lượng các từ nối giảm xuống, quan hệ giữa các hình tượng cũng như ý tưởng, ngay cả trong một câu, cũng dần dần xa cách. Hậu quả là câu thơ càng ngày càng khó hiểu và khó nhớ. Ví dụ hai câu trong bài “Buồn xưa” của Nguyễn Xuân Sanh:

Lẵng xuân
Bờ giũ trái xuân sa
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà

Hay mấy câu đầu trong bài “Của em” in trong tập Tôi không còn cô độc của Thanh Tâm Tuyền:

Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỉ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình

Đó là những câu thơ bắt người ta phải đọc thầm. Và đọc chậm. Phải tự tìm những quan hệ giữa hình ảnh này với hình ảnh khác, giữa cụm từ này với cụm từ khác ngay trong một câu. Nghĩa là phải tham gia, một cách tích cực, vào quá trình tạo nghĩa cho bài thơ. Nghĩa là, nói cách khác nữa, trở thành đồng-tác giả. Để trở thành một kẻ đồng-sản xuất thay vì một người tiêu thụ thuần tuý, cái giá mà người ta phải trả là sự khó hiểu và khó nhớ.

Càng về sau, ảnh hưởng của văn hoá in càng sâu đậm. Với người làm thơ, chỉ còn trang giấy. Không có gì ngoài trang giấy. Trên trang giấy, không phải chỉ có chữ mà còn có cả những khoảng trống chung quanh các con chữ. Từ đó, thơ có thêm một yếu tố mới: yếu tố phi từ vựng. Các loại thơ như thơ cụ thể, thơ tạo hình và thơ ý niệm ra đời trên cơ sở loại yếu tố phi từ vựng ấy. Ở đó, ý nghĩa không được hình thành từ chữ. Mà, chủ yếu, từ cách trình bày chữ. Thậm chí, có khi không có cả chữ nữa. Thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Chữ, cuối cùng, chỉ là một loại ký hiệu. Mà ký hiệu nào cũng có một mục đích giống nhau: giao tiếp. Ngay cả khi người ta loại trừ chữ, chỉ sử dụng ký hiệu, mục đích ấy vẫn có thể được duy trì. Nghĩa là vẫn có thể có thơ được.

Trong quá trình chuyển tiếp từ văn hoá truyền khẩu sang văn hoá in, đặc biệt, quá trình chiến thắng của văn hoá in, không ít bài thơ được sáng tạo trên căn bản thị giác và quan niệm khả tác (writerly) nói theo chữ của Roland Barthes, rất dễ bị xem là khó hiểu hoặc kém cỏi, thậm chí, không phải thơ. Ngay cả khi đó là những bài thơ rất giàu tính sáng tạo và tính cách tân.

Nguyễn Hưng Quốc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

65
EM ĐÃ VỀ!

*gửi Quỳnh

em đã về!
đánh thức ngày cuối đông
phố núi đẹp hoa mùa xuân thơm nắng
không còn nữa
những bước chân thầm lặng
lang thang chiều cho xác lá vàng đau

em đã về!
gió nhớ sẽ qua mau
hồ lung linh
cuối năm mùa trải mộng
trăng lúng liếng nụ cười trên chóp sóng
lay phay tóc gió
liễu vẫn trang đài

em đã về!
cùng hoa đồng nội thoảng hương
phố núi và anh
đón mùa xưa yêu mến
rộn rã niềm vui với anh và phố huyện
Vàm Cỏ yêu thương ru điệp khúc quê hương!

em đã về!
ngọt dịu giọt mưa xuân
trời nheo mắt
đất cười thơm hoa cỏ
phố núi nồng nàn hương môi thắm
niềm vui ắp đầy
mai nữa cứ là xuân.

VŨ MIÊN THẢO
*
EM ĐÃ VỀ – những điệp thức trong thơ của Lãng tử VŨ MIÊN THẢO cứ bồng bềnh huyễn ảo một trời yêu thương tình tự, quấn quyện trong ta những siết ấm thơm nồng của mùa hạnh ngộ phảng phất hương Quỳnh ngày nao đắm đuối cả một góc bể tình si.

em đã về!
đánh thức ngày cuối đông
phố núi đẹp hoa mùa xuân thơm nắng

Như ánh sáng rỡ ràng của hạo nhiên ngàn kiếp tụ về, một cái cười mĩm của người đã khơi dậy nguồn mạch sống âm vang bấy lâu lỡ dại chìm nghĩm trong giá băng lạnh lẽo. Kìa mắt biếc môi nồng điểm phấn thoa son cho vạn ngàn hương hoa chuyển mình tìm về vùng đất hứa. Xa mãi rồi tháng ngày u uẩn buồn thương.

không còn nữa
những bước chân thầm lặng
lang thang chiều cho xác lá vàng đau

Và đúng thế, vẫn chỉ cần có một em thôi, về là hong lại ngút ngàn gió nhớ, là đồng vọng thiết tha tin yêu vẫy gọi, dậy trầm hương cho siết lả men tình

em đã về!
gió nhớ sẽ qua mau
hồ lung linh
cuối năm mùa trải mộng

Cho mắt cười lúng liếng giọt mừng vui, cho chóp sóng trỗi khúc hoan ca bừng rỡ, cho ”lay phay” nghiêng ngã cả đất trời…

trăng lúng liếng nụ cười trên chóp sóng
lay phay tóc gió
liễu vẫn trang đài

Em Đã Về đem hết hạt giống mùa Xuân, rải khắp cả từ thảo nguyên chờm kinh rạch, bềnh bồng đoá hoa tương tư tình tự phả hồn người trong vang vọng tình yêu, để trái tim xanh hoà lẫn giữa mơ hồng, mênh mang trong vũ khúc nghê thường hoan lạc…

em đã về!
cùng hoa đồng nội thoảng hương
phố núi và anh
đón mùa xưa yêu mến
rộn rã niềm vui với anh và phố huyện
Vàm Cỏ yêu thương ru điệp khúc quê hương!

Diệu kỳ thay với chỉ một em thôi mà đất trời cũng tưng bừng niềm vui hạnh ngộ, nói chi ta chỉ là một kẻ si tình nhỏ nhoi yếu đuối giữa bạt ngàn của hương rừng gió nội giữa thảo nguyên ái tình thanh khiết bao la…

em đã về!
ngọt dịu giọt mưa xuân
trời nheo mắt
đất cười thơm hoa cỏ
phố núi nồng nàn hương môi thắm
niềm vui ắp đầy
mai nữa cứ là xuân.

Em hãy về dẫu chỉ về trong tâm tưởng của hồn ta. Bởi có hương Quỳnh của một thuở dấu yêu phảng phất trong đời này thì mùa Xuân cứ mãi hoài vĩnh cữu…
………
Thơ Vũ Miên Thảo đã lạ - không những lạ về tâm ý diễn đạt ảo diệu mà còn lạ cả về phía dụng ngôn rất tinh xảo, tài tình… của một bút pháp tài hoa, điệu nghệ. Ngữ nghĩa trong thơ vì thế cứ chênh chao giữa hai bờ Thực – Mộng khiến hồn ta mãi lượn lờ trong huyễn cảnh bồng lai…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

66
THÀ NHƯ....!  


Tự tình với tiếng mưa rơi
Giọt va phiến đá tan rồi còn đâu
Ta buồn khảy tiếng cung sầu
Đời vui chưa toả bể dâu tuyết quàng

Níu xuân, xuân lại lỡ làng
Vịn hoa, hoa lại rủ tàn tả tơi
Nhìn mưa rỉ giọng ru hời
Thà như ngả đổ qua đời giọt mưa....

Vần Thơ Bỏ lại
*
Mưa… Mưa… Mưa lại rơi!
Mưa rơi ngoài trời và mưa rền rĩ trong hồn những âm ba thiết thảm, nức nở, nghẹn ngào, vỡ vụn… Mưa dội vào lòng thi nhân VẦN THƠ BỎ LẠI bật ra những thanh âm rã rượi, tàn hoang – để cuối cùng lửng lơ trôi dạt trong niềm phiêu lưu vô định của một tâm hồn đầy chán chường, gãy rụm giữa xa xót muộn phiền của những tiếng THÀ NHƯ…!!! đầy não nùng, thê lương và nuối tiếc…

Tự tình với tiếng mưa rơi
Giọt va phiến đá tan rồi còn đâu

Thật là mỏng manh cho cuộc sống giữa cõi ta bà đầy nhọc nhằn và khổ luỵ này. Thấy rõ ràng đó mà chỉ trong chớp mắt đã tan biến vào cõi hư không, mất hút…

”Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, huống chi người đang não nề tâm sự mà cảnh mưa rơi xưa nay đâu thể nào vui! Và thế là cộng hưởng của hai cái buồn: TÌNH và CẢNH, đã đẩy não trạng tâm hồn lên chót vót của sơn đỉnh phù du.

Ta buồn khảy tiếng cung sầu
Đời vui chưa toả bể dâu tuyết quàng

Ngậm ngùi thương cho thân phận bọt bèo lỡ sinh nhầm thế kỷ, khiến mối u hoài cứ vương vấn, ray rứt mãi. Mà xưa nay đạo Phật đã tổng kết rồi: “Đời là bể khổ”. Và tiền bối thi ca cũng đã than vãn lâu rồi: “Vừa sinh ra thì đà khóc choé? Trần có vui sao chẳng cười khì” (Nguyễn Công Trứ).

Níu xuân, xuân lại lỡ làng
Vịn hoa, hoa lại rủ tàn tả tơi

Như một kẻ sinh bất phùng thời, như một vì sao băng luôn đem đến tai hoạ khi vừa chạm đến bất cứ thứ gì, cũng đã thử cố sức gượng vui cùng Xuân nhưng Xuân nào chịu đoái hoài mở cánh tình mơ, chạm đền hoa thì hoa tàn, nhuỵ rửa… Thật bẽ bàng khi mọi thứ đều lỡ làng khi lòng hướng đến. Rồi bơ vơ giữa dòng đời tối tăm, đen kịt, lạc cả hướng lòng, như một kẻ nhỡ tàu, một mình lặng đứng trên sân ga chiều cô đơn và hoang hoải, tự gặm nhấm nỗi xót xa, tê tái và bất hạnh khi tất cả đều vuột khỏi tầm tay một cách lạnh lùng, tàn nhẫn…

Nhìn mưa rỉ giọng ru hời
Thà như ngả đổ qua đời giọt mưa....

Dẫu vậy người ơi, xin hãy gắng nhóm lên một ánh lửa hy vọng về phía tương lại, để sống hoà hoãn nốt quãng đời còn lại vì đằng nào ta cũng trót được sinh ra giữa cõi đời này rồi, như Nguyễn Tất Nhiên trong Thà Như Giọt Mưa đã gởi gắm: “Có còn hơn không...”.

Vâng, hãy đốt lên – dù chỉ là một que diêm hy vọng – còn hơn cứ ngồi nguyền rủa mãi trong bóng tối khổ luỵ và nhọc nhắn!

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

67
THƠ HAY - THƠ DỞ
CÁI HAY CỦA THƠ DỞ - CÁI DỞ CỦA THƠ HAY
Phần 4

Nhưng tác động đến việc thay đổi của thơ cũng như liên quan đến cách đánh giá thơ hay và thơ dở không phải chỉ có các yếu tố văn hoá mà còn có những yếu tố khác liền với bản chất của thơ.

Bản chất đầu tiên là sự vận động. Thơ, cũng như văn học nói chung, giống mọi hiện tượng khác trong xã hội, bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng. Có điều, khác với các hiện tượng khác, sự vận động trong văn học, đặc biệt trong thơ, không hẳn đã là một sự phát triển. Nói đến sự phát triển là nói đến ba yếu tố: sự kế thừa, sự liên tục và sự thăng tiến: cái sau sẽ hơn hẳn cái trước. Sự vận động của thơ chủ yếu dựa trên sự sáng tạo, do đó, phần lớn có tính đột biến. Nói đến đột biến cũng có nghĩa là nói đến sự đứt đoạn. Bởi vậy, trong các hoạt động của con người, thơ là lãnh vực hầu như không có lịch sử. Một hai thập niên trở lại đây, trên thế giới, một số lý thuyết gia đưa ra khái niệm cái chết hoặc điểm tận cùng của lịch sử (the death/end of history) với ý nghĩa: chế độ dân chủ mà chúng ta đang có hiện nay đã là điểm tận cùng; sau nó, sẽ chẳng còn có gì khác hơn được nữa. Với thơ, lịch sử không chết. Lý do là nó chưa bao giờ có. Tất cả những cuốn lịch sử thơ mà chúng ta thấy đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng các thứ tiếng khác, chỉ là một thứ lịch sử giả, ở đó, không có hoặc có rất ít thứ quan hệ nhân quả vốn là nền tảng của lịch sử. Trong cái gọi là lịch sử thơ, các nhà thơ lớn hiếm khi kế tục nhau. Họ chỉ phủ định nhau. Ngay cả khi họ kế tục, họ cũng kế tục như một sự phủ định. Đó là ý nghĩa của cái Harold Bloom gọi là “đọc sai” (misreading) trong sự ảnh hưởng giữa nhà thơ này đối với nhà thơ khác.

Có nhiều lý thuyết khác nhau nhằm giải thích quy luật vận động của thơ, trong đó, tôi tâm đắc nhất với ý kiến của các nhà Hình thức luận của Nga vào đầu thế kỷ 20: Theo họ, ngôn ngữ, tự bản chất, có khuynh hướng tự động hoá, do đó, càng ngày càng mòn đi, sáo đi; thơ, ngược lại, lúc nào cũng là một nỗ lực lạ hoá (defamiliarization) nhằm chống lại nguy cơ mòn và sáo ấy để cách diễn tả trở thành tươi mới hơn và cái hiện thực được nó phản ánh trở thành độc đáo và ấn tượng hơn. Làm lạ, do đó, cũng có nghĩa là làm cho khó. Bắt người đọc phải tập trung sự chú ý nhiều hơn. Bởi vậy, cũng có thể nói, khó là thuộc tính tự nhiên của thơ trong quá trình tự đổi mới chính nó. Đương đầu với những cái khó ấy, rất nhiều người đọc bỏ cuộc: Thơ hay rất dễ bị xem là thơ dở.

Nếu quá trình lạ hoá làm một số bài thơ hay bị xem là dở thì quá trình tự động hoá, ngược lại, sẽ làm cho vô số những bài thơ dễ tưởng là hay, thật ra, lại là dở. Đó là những bài thơ được sáng tác hoàn toàn theo những mẫu công thức có sẵn trong một hệ mỹ học đã cũ. Ở đây, cần nhấn mạnh là những bài thơ hay thì bao giờ cũng hay, đặc biệt những bài thơ lớn thì bao giờ cũng lớn: Chúng hay và lớn trong cái hệ mỹ học của nó. Giá trị của chúng trở thành giá trị lịch sử. Chúng được xem là điển phạm (canon). Điển phạm nào cũng là một điển hình, một đỉnh cao, một tiêu chí để đo lường, một khuôn mẫu để học tập và bắt chước nhưng đồng thời cũng là một nguy cơ: nó chứa đựng trong nó vô số những vi khuẩn có tính huỷ diệt, hay nói như Thanh Tâm Tuyền, trong “Định nghĩa một bài thơ hay”: “Bài thơ hay là cái chết cuối cùng”. Học tập nó, người ta trưởng thành; nhưng bắt chước nó, người ta sẽ chết. Chính vì vậy, những bài thơ ăn theo các điển phạm – những bài thơ được sáng tác như kết quả của quá trình tự động hoá - thì thường là dở: Chúng không phải là sáng tạo. Dễ thấy nhất là nhìn từ góc độ thể loại. Thể thơ song thất lục bát vốn đạt đến đỉnh cao với những tác phẩm lớn như Chinh phụ nhâm, Cung oán ngâm khúc, Tự tình khúc hay bản dịch Tỳ bà hành ở thế kỷ 18 và 19, sau này hầu như không còn sản xuất được bất cứ một tác phẩm xuất sắc nào nữa. Nguyên nhân, theo tôi, không phải là các nhà thơ sau này thiếu tài. Nguyên nhân chính là cái khuôn nhịp quanh quẩn theo điệu ngâm ấy đã thành khuôn sáo. Nghe, chưa cần biết nội dung thế nào, người ta đã ngán. Cảm giác ngán ngẩm ấy cũng có thể tìm thấy trong thể thơ tám chữ, một trong những thành tựu lớn của phong trào Thơ Mới, với những ngòi bút tài năng như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương. Tuy nhiên, đến sau năm 1954 thì cái khuôn nhịp tám chữ ấy lại trở thành sáo. Phải tài hoa lắm mới thoát được cái sáo ấy. Nhưng phần lớn đều thất bại.

Cũng chính vì xu hướng tự động hoá ấy có vô số nhà thơ lúc trẻ thì tài hoa nhưng càng lớn tuổi càng nhạt nhẽo. Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư hay vô số các nhà Thơ Mới khác sau năm 1954 dở hơn hẳn không phải chỉ vì lý do chính trị mà còn là vì, nếu không muốn nói chủ yếu là vì họ không thoát được cái lối mòn do chính họ tạo nên. Thơ là lãnh vực trong đó cái gọi là kinh nghiệm cũng đồng nghĩa với sự bất trắc. Ở miền Bắc, trong số các nhà thơ nổi danh thời 1930-45 có lẽ chỉ có một mình Chế Lan Viên là thoát khỏi sự bất trắc ấy. Chủ yếu nhờ ông chuyển sang một hướng khác, với những trò chơi khác, ở đó, ông thoát được nguy cơ tự động hoá và ít nhiều lạ hoá.

Ở trên, tôi có nói bản chất đầu tiên của thơ là vận động. Đến đây có thể thêm một đặc điểm nữa trong bản chất của thơ: tính chất tự tra vấn và tự huỷ. Làm thơ, như một hành động sáng tạo thực sự, là một sự hoài nghi đối với thơ, hoặc ít nhất, đối với những cái được gọi là thơ. Khi bài thơ ấy được viết ra, một định nghĩa khác về thơ đã được hoàn tất, hơn nữa, bị kết thúc. Khi làm một bài thơ khác, người ta phải đi tìm một định nghĩa khác. Nghĩa là bắt đầu đi lại từ đầu. Khi, từ điểm khởi đầu ấy, người ta không biết đi đâu về đâu, người ta làm thơ phản thơ. Thơ phản thơ cũng có thể là thơ hay nhưng nó chỉ là thơ của một thời điểm: thời điểm khủng hoảng. Nó ra đời chủ yếu để giết cái cũ và cũng đồng thời tự giết chết chính mình với hy vọng cả hai cái chết ấy sẽ mở ra một hướng đi khác cho thơ. Trong trường hợp may mắn cái hướng đi mới ấy được mở ra, xác chết của các bài thơ phản thơ sẽ trở thành lịch sử. Còn ngược lại thì sao?

Thì chúng chỉ là những xác chết.

NGUYỄN HƯNG QUỐC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

68
NHỎ DẤU YÊU ƠI


Từ thuở hồng hoang lập địa khai thiên
Nếu tạo hoá đã định rằng theo lẽ tự nhiên
Mỗi cá thể con người chỉ là một nửa
Nửa của ta, xin được gọi em là Nhỏ!

Nhỏ dấu yêu ơi! Em lạc ở nơi nào?
Nhỏ có chạnh lòng khi những trưa hè đưa mắt nhìn từng lọn nắng vàng nhảy múa xôn xao
Nhỏ có ngẩn ngơ ngắm chiếc lá thu rơi trong gió chiều vẽ một đường lả lướt
Nhỏ có trở giấc giữa đêm đông ghì chiếc gối ôm rồi thở dài sườn sượt
Nhỏ có tủi thân bên những cặp đôi đan tay lũ lượt đón xuân về?

Ta còn lặng buồn trong kiếp sống lê thê
Ta vẫn mỏi mê gót mòn tìm cho được Nhỏ
Và ta nghĩ ở phương trời nào đó...
Nhỏ cũng đau đáu, lần mò... mong tìm gặp được ta!
Dù thế gian nầy là quá đỗi bao la
Hãy cứ tin rồi chúng ta vẫn còn cơ hội
Mải miết tìm nhau... để không bao giờ tiếc hối
Dẫu muộn màng... cũng chẳng vội được đâu

Nhỏ dấu yêu ơi!
Hứa với nhau đi... chúng ta không bỏ cuộc
Vô lý hết cuộc đời nầy... mình chẳng được gặp nhau!

Maylangthang Tdx
****************
*
Có đôi khi, chỉ một mình đối diện với hư không, nghe niềm nhớ tung tăng tìm về hoa cỏ dại, của một sớm bình minh kỷ niệm mà mãi hoài lắng đọng trong góc nhỏ vành tim… Để mãi hoài tự tình suốt thâu đêm trong âm hưởng bài ca thệ ước NHỎ DẤU YÊU ƠI của tác giả MAYLANGTHANG TDX:

Từ thuở hồng hoang lập địa khai thiên
Nếu tạo hoá đã định rằng theo lẽ tự nhiên
Mỗi cá thể con người chỉ là một nửa
Nửa của ta, xin được gọi em là Nhỏ!

Kể từ dạo chiếc xương sườn thứ Chín của người nam được bọc trong hình hài của người con gái, ta cứ mãi bâng khuâng khi vắng thiếu khúc nối ân tình. Để suốt đời đi kiếm nửa kia, nửa đã chọn xương cốt của ta làm nên sự sống. Nhưng dòng đời đâu dễ nào êm ả, thế nên khúc khuỷu của thác ghềnh khiến lạc hướng tìm nhau, để đồng vọng trong ta nỗi niềm ẩn ức.

Nhỏ dấu yêu ơi! Em lạc ở nơi nào?

Và chùng lòng biết mấy khi không biết nửa kia của cuộc đời mình có còn giữ mảnh xương sườn số Chín với nhiều kỷ niệm vàng son của một thời quá vãng đam mê và vụng dại nhưng chất chứa ân tình?

Nhỏ có chạnh lòng khi những trưa hè đưa mắt nhìn từng lọn nắng vàng nhảy múa xôn xao
Nhỏ có ngẩn ngơ ngắm chiếc lá thu rơi trong gió chiều vẽ một đường lả lướt

Và cũng lo cho cuộc đời của một phần thân thể mình khi chiếc xương sườn số Chín tan lạc trong cõi mù mê có thể quên cả lối về ngày xưa hoa bướm nọ.

Nhỏ có trở giấc giữa đêm đông ghì chiếc gối ôm rồi thở dài sườn sượt
Nhỏ có tủi thân bên những cặp đôi đan tay lũ lượt đón xuân về?

Dẫu có là thế nào đi nữa thì định mệnh cũng đã buộc em vào ta trong khúc hát mê tình, nên dù có rã rời mệt mỏi đến đâu trong cõi hành trình tìm lại nửa kia của đời mình ta vẫn mãi hoài lê gót cho đến lúc sức cùng lực kiệt, bởi một khi đã đượcThượng đế kết hợp ta với người từ thuở hồng hoang tiền sử thì không một thế lực nào – dẫu là siêu nhiên đến mấy – có thể phân ly!

Ta còn lặng buồn trong kiếp sống lê thê
Ta vẫn mỏi mê gót mòn tìm cho được Nhỏ

Và vẫn vững niềm tin như vậy khi nghĩ về nửa cuộc đời kia đang tìm cách ráp nối lại chiếc xương sườn.

Và ta nghĩ ở phương trời nào đó...
Nhỏ cũng đau đáu, lần mò... mong tìm gặp được ta!

Vẫn động viên nhau giữ chặt chiếc hộp Pandora[1] khi xác quyết cuối cùng thuyền tình sẽ cập bến bờ hạnh phúc, dẫu muộn màng nhưng có vẫn hơn không.

Dù thế gian nầy là quá đỗi bao la
Hãy cứ tin rồi chúng ta vẫn còn cơ hội
Mải miết tìm nhau... để không bao giờ tiếc hối
Dẫu muộn màng... cũng chẳng vội được đâu

Với một lời hứa chắc chắn của tình yêu và một niềm tin sắt đá về cái ngày tương phùng hạnh ngộ…

Nhỏ dấu yêu ơi!
Hứa với nhau đi... chúng ta không bỏ cuộc
Vô lý hết cuộc đời nầy... mình chẳng được gặp nhau!

Với nhiều ẩn ngữ da diết thiết tha, tác giả Maylangthang Tdx đã vẻ ra một khung trời tình yêu huyễn ảo chập chùng nửa tỉnh nửa mê trong phiên khúc NHỎ DẤU YÊU ƠI đầy yêu thương và ma mị!

HANSY
[1] Chiếc hộp đựng niềm Hy vọng (Theo thần thoại Hy Lạp)
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

69
EM


Nếu có thể, xin em đừng trở lại!
Hoa trong bình đã héo tự chiều qua
Hãy giúp anh quên đi, mãi mãi
Những bông tàn trong ký ức hai ta.

Đã bao lần, âm thầm, anh cầu chúc
Em đẹp xinh, hạnh phúc, đủ đầy
Anh lấy đau riêng làm nhung lụa
Phủ lên ngày tươi đẹp thơ ngây.

Giờ em lại. Bây giờ em mới lại!
Hồn thanh xuân em phung phí cả rồi
Anh cũng khác. Vâng! Anh giờ cũng khác
Đã có người anh đón để lên ngôi.

Em nước mắt…
…hai đứa cùng cay đắng
Hai đứa cùng đã có một thời xa
Nhưng chẳng lẽ người thứ ba phải khóc
Vì những bông tàn trong ký ức hai ta?

ĐỖ TRUNG LAI
[Đêm sông Cầu - NXB QĐND-2003]
*
Yêu và được yêu là niềm hạnh phúc nhất của trần gian. Bởi thế, khi giữa con tim của hai kẻ yêu nhau bắt đầu xuất hiện những vết rạn của của lòng ích kỷ, sự mưu toan và thủ đoạn lọc lừa thì hết thảy đều làm mọi cách để cố níu kéo cái hạnh phúc có nguy cơ tản lạc đó – dẫu chỉ với một chút hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất…

Thế nhưng, khi đã cố hết sức rồi mà tình yêu vẫn cứ thản nhiên chắp cánh bay xa, không màng đến tấm chân tình muốn giữ lại, thì lỡ có một ngày đẹp trời nào đó, dẫu nó có cố tình quay trở lại tìm mình, thì e là cũng nên xử sự như Đỗ Trung Lai vậy.

Nếu có thể xin em đừng trở lại
Hoa trong bình đã héo tự chiều qua

Hoa héo rồi! Mà đã héo tự chiều qua lận. Bởi vì, sau khi đã dốc hết sức để tưới mà hương vẫn cứ nhạt dần, sắc cứ rũ xuống… khiến ta rã rời tâm hồn, đánh mất sự kiên nhẫn tuyệt vời đã có và đành bỏ cuộc. Sách tình đã sang trang, ngôi tình đã có người thế chỗ, thì ai ơi, đừng khơi lại đống tro tàn ngày cũ làm gì, để thêm phải thoáng chạnh lòng nhau.

Hãy giúp anh quên đi, mãi mãi
Những bông tàn trong kí ức hai ta

Đây không phải là một sự xua đuổi kỷ niệm, mà chỉ đơn thuần là một lời cầu xin rất thực lòng. Bởi ta nào ghét dơ gì tình yêu, càng không bao giờ tỏ lòng thù hận với người xưa – dẫu ngày đó người có đối xử với ta thật phũ phàng, tàn nhẫn…

Đã bao lần, âm thầm, anh cầu chúc
Em đẹp xinh, hạnh phúc, đủ đầy
Anh lấy đau riêng làm nhung lụa
Phủ lên ngày tươi đẹp thơ ngây.

Mà chỉ xin người hãy để quá vãng yêu thương ngày nao chìm sâu vào mộ địa, để những kỷ niệm ái ân nồng mặn mãi vàng son trong tâm tưởng của cả hai người. Bởi bây giờ thực tại đã khác, rất khác lắm rồi. Cho dẫu có muốn cũng không thể quay lại nẻo cũ đường xưa. Hoa tình đã héo rũ lâu rồi, chỉ còn mơ hồ trong kỷ niệm. Ly ái đã đổ nhào xuống đất, biết lấy gì mà hốt lại đầy ly?

Giờ em lại. Bây giờ em mới lại!
Hồn thanh xuân em phung phí cả rồi
Anh cũng khác. Vâng! Anh giờ cũng khác
Đã có người anh đón để lên ngôi

Và còn một sự thực hiển nhiên không thể giả ngơ như không nhìn thấy. Ngai báu nữ vương trong tim đã có người thế chỗ mất rồi! Trong tình trường, ta không phụ ai bao giờ, mà chính người đã tự bước ra khỏi cung vàng điện ngọc của tình ta mà tìm đến một phương trời mê huyễn nào đó...

Thế thì trở lại làm gì hở người, để cho dòng nước mắt đã khô kiệt ngày nao lại thêm một lần nữa ứa ra làm cay xé con tim của chúng mình một cách đớn đau, đắng cay và… vô ích?

Em nước mắt…
... Hai đứa cùng cay đắng

Và sẽ không chỉ có nước mắt của hai người yêu cũ…

Hai đứa cùng đã có một thời xa
Nhưng chẳng lẽ người thứ ba phải khóc
Vì những bông tàn trong ký ức hai ta?

Âm vang não nề của những vần thơ đứt đoạn cứ xoáy mãi trong lòng người đọc mênh mang chao chựng giữa níu kéo ảo ảnh vàng son và thực tại không thể phớt lờ khiến tâm hồn khách thể cũng rã rời theo những giằng xéo đa đoan của bao nuộc ân tình chồng chéo hành hạ lẫn nhau trong bộn bề của những mảnh tình si…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

70
NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN THƠ HAY


Chứng chỉ cho danh hiệu nhà thơ là những bài thơ hay. Nhưng thế nào là thơ hay? Trả lời câu hỏi này không đơn giản và khó có được sự nhất trí. Trước hết là do sự phân hoá về thị hiếu, quan điểm thẩm mĩ. Có bao nhiêu nhà thơ chân chính thì cũng có bấy nhiêu cách cảm nhận thế giới, cảm nhận con người và cách thể hiện nghệ thuật khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú muôn mặt cho thơ.

Lưu Hiệp (485-520) – nhà thi học cổ Trung Hoa đã nói về điều này trong tác phẩm nổi tiếng "Văn tâm điêu long": “Người khảng khái gặp được âm điệu kích ngang thì vỗ nhịp. Người hàm súc gặp bài văn chặt chẽ cứ theo đi. Người hời hợt thấy văn chương màu mè đã rung động. Người ưa tân kỳ được câu thơ lạ cứ thích nghe. Hợp mình thì ngợi khen, khác mình thì bỏ mặc”.
Quan niệm thơ và thơ hay có tính lịch sử. Mỗi thời quan niệm thơ mỗi khác. Hàng ngàn năm Trung đại, chịu ảnh hưởng của mỹ học Trung Hoa cổ ông cha ta làm thơ bằng chữ Hán, rồi sau đó bằng chữ Nôm với hình thức thơ Đường khuôn mẫu, niêm luật chặt chẽ, đăng đối. Tiếp xúc với văn hoá phương Tây, Phong trào Thơ mới 1932-1945 đã làm một cuộc cách mạng thi ca, đưa thơ Việt Nam vào thời kỳ hiện đại. Tính sáng tạo được đặt lên hàng đầu: "Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết/ Chân tự do đạp phăng cả hàng rào" (Xuân Diệu).

Thời chúng ta đang sống sự phân hoá về thị hiếu, quan điểm thẩm mĩ càng trở nên vô cùng phức tạp. Cánh cửa nhìn ra thế giới rộng mở, các quan điểm, trường phái thơ cũng theo đó mà ảnh hưởng vào Việt Nam. Những tranh luận quyết liệt xung quanh các xu hướng “thơ hiện đại”, “hậu hiện đại”, “tân hình thức”...trong những năm qua cho thấy điều đó. Tuy vậy, thơ dù có hàng ngàn vạn nhánh phát triển thì vẫn có chung bản chất là nghệ thuật ngôn từ. Có thể kể ra mấy tiêu chí của thơ hay. Đó là: Thơ phải có nhạc tính, phải giàu tính nghệ thuật, sử dụng ngôn từ theo nguyên tắc “lạ hoá”… Trên cơ sở chung ấy có khoảng tự do mênh mông cho sáng tạo.

Có thơ hay một cách giản dị, trong sáng. Lại có thơ hay trong sự phức tạp, không dễ hiểu. Thật là thiên hình, vạn trạng. Tôi cho rằng thơ hay là thơ giàu tính nhân bản, minh triết trong nội dung trữ tình và có sáng tạo về thi pháp. Thơ hay không chỉ là thơ đậm đà chất trữ tình, làm nao lòng người đọc mà còn là thơ trí tuệ chiếu những tia rơnghen nhận thức vào cuộc sống phức tạp, vô minh, thức tỉnh con người:

Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
(Mara)

Bài thơ hay là một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn, có một vẻ riêng, độc đáo, "đọc thì xúc động, nghĩ thì sâu xa" với những dư âm, dư vị không cùng.

Có thể nói đến những yếu tố chính làm nên thơ hay như sau.
1.
Thơ hay là khi có nội dung trữ tình giàu tính nhân bản và mới lạ

Những gì xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim. Các thời đại đi qua nhưng trái tim con người có những hằng số, trong đó có sự xúc động trước tình người, trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
Cuộc sống là tươi đẹp. Con người thật đáng tự hào. Niềm hạnh phúc, tình yêu của con người với con người, với thiên nhiên tất yếu là nội dung trữ tình của thơ ca. Nhưng đó mới là một nửa sự thật đời sống. Nhìn một phía khác thì chiến tranh, áp bức, nghèo khổ, bệnh tật, tai ương, tử biệt sinh ly …luôn rình rập, vây bủa kiếp người trên thế gian. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đời là bể khổ. Con người xứng đáng là đối tượng ngợi ca đồng thời cũng là đối tượng để cảm thông, thương xót, nâng đỡ. Thi hào Pháp Alfred De Musset đã viết:

Không gì làm ta lớn lên bằng nỗi đau
Vần thơ buồn thương là vần thơ đẹp nhất.

"Truyện Kiều", "Văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du là những tiếng kêu đứt ruột, thương xót cho những kiếp người "trong trường dạ tối tăm trời đất". Một nhà thơ của thời chúng ta là Dương Tường đã viết một câu thơ rất được đồng cảm: Tôi đứng về phe nước mắt.
Có những bài thơ nhất thời được tán tụng nhưng rồi đã mai một theo thời gian.Không thể có một tác phẩm thơ được gọi là lớn, là hay mà lại xa rời tính nhân bản.
Thơ hay được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, nhưng đó là cái đẹp mới.

Bàn về Thơ mới, Chế Lan Viên đã viết: “Phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ mới, cũ chẳng có ý nghĩa gì”. Nhà thơ Nga Voznesensky(1933-2010) cũng cho rằng:

“Không có mới và cũ, chỉ có tài và bất tài mà thôi. Ai có tài thì người đó mới”. Theo chúng tôi, vấn đề không đơn giản như vậy. Cùng một cô gái đẹp nhưng vận áo tứ thân, nón thúng, quai thao và diện mode 2018 cho ta hai vẻ đẹp khác nhau: Một cái đẹp đã thuộc về quá khứ và một cái đẹp cho hôm nay. Thơ cũng vậy. Có nội dung thời đại thì cũng có hình thức thời đại.

Nhà thơ là người không chịu nhìn cuộc sống theo “lẽ phải thông thường” đã trở nên quen thuộc, sáo mòn. Đối tượng công phá thường trực của thơ là sự rập khuôn, máy móc của tư duy, của cách cảm, cách nghĩ, cách viết mà người ta sa vào một cách tự động, nhiều khi không tự biết. Thơ phải gây được hiệu ứng tâm lý ngạc nhiên, thú vị và khâm phục ở người tiếp nhận: Ngạc nhiên ở khả năng nhìn ra cái mới nơi thế giới quen thuộc, ngạc nhiên ở khả năng nới rộng tính nhân bản của con người, ngạc nhiên trước tài năng nghệ thuật và sử dụng ngôn từ.

Bài thơ "Tôi yêu em" của A. Pushkine là một ví dụ. Vượt lên sự thường tình Thi hào Nga mãi mãi được ghi nhớ với câu thơ: "Cầu cho em được người tình như anh đã yêu em". Ấn tượng mới lạ cũng thật đậm nét với bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh: "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ". Mùa Xuân là mùa mở đầu một năm nhưng với Xuân Diệu thì "Xuân không mùa"…

Thơ không thể không có một thông điệp gì đến người nghe, người đọc. Thông điệp ấy có thể là một cảm xúc, một tâm trạng, một suy nghĩ có tính minh triết, một kinh nghiệm thẩm mỹ về cuộc sống, con người và về bản thân ngôn ngữ. Vấn đề là những thông điệp ấy phải thực sự mới mẻ. Bài thơ dân gian "Con cóc" là biếm hoạ điển hình về loại thơ dở, không có thông điệp gì đáng nói.
2.
Thơ hay là khi có cấu trúc tứ thơ độc đáo

Về tầm quan trọng của tứ thơ, Xuân Diệu đã viết: “Ngôn từ, lời chữ, vần rất quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai. Mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ”
Cấu trúc tứ thơ là kết quả của tư duy sáng tạo, là mô hình nghệ thuật tổng quát làm cho mọi thành phần, yếu tố đều tập trung cho ý đồ nghệ thuật, cho chủ đề của bài thơ. Nhà thơ Anh S.Koleridgơ (1772-1834) đã viết: “Một bài thơ hay là những ngôn từ sáng giá trong một cấu trúc hoàn hảo”. Tứ thơ cho thấy rõ tài năng sáng tạo của nhà thơ. Tôi nhớ mãi một bài thơ chống chiến tranh phát xít của nhà thơ Đức Bertolt Brecht chỉ gồm 2 câu:

Hôm nay những lứa đôi yêu nhau
Ngày mai những đứa trẻ mồ côi ra đời.

Cái găm vào trí nhớ ta là cấu trúc tứ thơ độc đáo.
Tứ thơ phong phú, đa dạng do sáng tạo là thuộc tính của thơ. Yêu cầu lý tưởng là mỗi bài thơ phải có một cấu trúc tứ thơ độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên trong thực tiễn sáng tạo thơ ta thường gặp một số kiểu cấu trúc tứ thơ hay như:

-Cấu trúc tứ thơ qui nạp

Ở những bài thơ có mục đích thuyết phục người đọc một ý tưởng nào đó, cấu trúc tứ thơ thường có dạng vận động từ cụ thể đến khái quát. Bài thơ "Tiếng bom ở Siêng Phan" (Phạm Tiến Duật) là một thí dụ. Kết thúc bài thơ là câu thơ cô đúc như triết lý của những con người yêu nước, dám đánh lại kẻ thù hung bạo và dạn dày chiến trận: "Thế đấy! Giữa chiến trường/ Nghe tiếng bom rất nhỏ".

-Cấu trúc tứ thơ diễn dịch

Nhà thơ đưa ra một nhận định khái quát có tính minh triết về cuộc sống, con người rồi diễn dịch bằng nhiều ý thơ như những luận điểm. Tiêu biểu là bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" rất nổi tiếng của Chế Lan Viên, hay bài thơ"Xuân không mùa " của Xuân Diệu .

-Cấu trúc tứ thơ đối lập

Cấu trúc tứ thơ đối lập rất có hiệu quả trong việc làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ. Ví dụ bài "Hai câu hỏi" (Chế Lan Viên) :

Ta là ai ? Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
Ta vì ai? Sẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.

-Cấu trúc tứ thơ tương đồng

So sánh là một thao tác tư duy thường xuyên của con người nhằm làm nổi bật đối tượng nhận thức. Cấu trúc tứ thơ tương đồng làm nổi bật chủ đề trữ tình. Bài thơ "Không đề" (Khuyết danh-Triều Tiên) là một ví dụ:

Khi trên khung cửi chỉ đứt
Cần mẫn em ngồi
Dùng răng dùng môi
Hai đầu nối lại.
Khi đứt chỉ tình yêu, ơi cô gái
Em cũng nên làm như thế đừng quên.

-Cấu trúc tứ thơ ý tại ngôn ngoại

Đây là loại cấu trúc tứ thơ đặc biệt tinh tế khiến ta đọc ra cái vắng mặt trong bài thơ. Các nhà thơ Việt Nam và Trung Quốc xưa thường sử dụng loại tứ thơ này làm nên nét đặc trưng thơ Á Đông. Trong thơ trung đại Việt Nam, bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương có cấu trúc tứ thơ dạng này.

- Cấu trúc tứ thơ song song

Ở cấu trúc tứ thơ song song, các khổ thơ trong bài đều có một thành phần điệp cú hoặc điệp ngữ. Tính lặp lại như vậy làm nên cấu trúc độc đáo của bài thơ. Bài "Tự nhủ"" của Bế Kiến Quốc cấu trúc tứ thơ theo dạng này:

Bàn chân ơi, ta đưa ngươi đi
Mọi nẻo đường dù có khi ngươi vấp
Có khi dẫm vào gai và biết đâu có khi…
Ta phải đi vì ta yêu mục đích.
Vành tai ơi, ta đưa ngươi đi
Đến miệng đời dù nghe lời đắng chát
Lời thô bỉ và biết đâu có khi…
Ta phải nghe vì ta yêu tiếng hát.
...
Còn rất nhiều kiểu tứ thơ độc đáo, giàu tính sáng tạo khác cần phải được tiếp tục tìm hiểu. Chẳng hạn như trong Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) đã xuất hiện những bài cấu trúc theo âm nhạc. Các bài thơ tượng trưng, siêu thực nhìn chung là rất khó nhận diện tứ thơ. Cảm nhận của người đọc là bài thơ được kết cấu như một nhạc bản.
3.
Thơ hay là khi có nhạc tính độc đáo

Quan niệm thơ đã thay đổi rất nhiều theo thời gian, trường phái, cá tính sáng tạo của nhà thơ… nhưng có một nguyên lý đã trở thành cốt lõi: Thơ phải có tính nhạc. Tính nhạc không chỉ phân biệt thơ với các loại hình nghệ thuật ngôn từ khác mà còn làm cho mỗi bài thơ là một sinh thể nghệ thuật. Có thể thấy mỗi bài thơ hay có một cấu trúc nhạc tính riêng.

Bàn về thơ, Mallarmé cho rằng: “Nhạc phải đi trước mọi sự”. Có thể dẫn ra những bài thơ hay có nhạc tính độc đáo như: "Say" (Vũ Hoàng Chương),"Nguyệt cầm" (Xuân Diệu)... Đặc biệt các bài thơ bình thanh của Bích Khê như: "Hoàng hoa", "Tỳ bà", "Nghê thường"… có một chất nhạc rất lạ và hấp dẫn:

Ôi trời hôm nay sao mà xanh
Ngọc trăng xây vàng qua muôn cành
Nhung mây tê ngời sao kim cương
Dạ lan tê ngời say men hương.
(Nghê thường)

Bài thơ "Cánh đồng, con ngựa và chuyến tàu" của Tô Thuỳ Yên cũng có một chất nhạc rất thú vị:

Trên cánh đồng hoang thuần một màu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy nhanh mà qua rất lâu
Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu…

Trong thơ cổ tính nhạc khuôn mẫu và đã được đúc kết với các thể thơ. Lao động sáng tác của nhà thơ gợi người ta nghĩ đến công việc soạn lời cho các làn điệu dân ca. Trong thơ hiện đại mỗi bài thơ phải có tính nhạc riêng độc đáo. Ở mỗi bài thơ hay ta thấy lời thơ được linh cảm về nhạc của thi sĩ dẫn dắt, nhịp điệu vừa tự do, vừa liên hệ với kết cấu nhạc tính toàn bài, cuốn hút người đọc. Thậm chí nhạc có thể đi trước ngữ nghĩa, ta chưa kịp hiểu đã cảm thấy hay như trong thơ tượng trưng. Ví dụ tiêu biểu là tính nhạc của bài thơ "Màu thời gian" (Đoàn Phú Tứ). Dù không hiểu, hoặc hiểu rất ít, nhưng do nhạc tính độc đáo, bài thơ dễ được bạn đọc đồng tình xem là một trong những tác phẩm hay nhất của Phong trào Thơ mới (1932 – 1945).
4.
Thơ hay là khi có ngôn ngữ thơ mới lạ

Thơ là nghệ thuật ngôn từ. Nhà thơ là nghệ sĩ ngôn từ. Thơ không chấp nhận thứ ngôn ngữ quen thuộc đến sờn mòn. Chắc chắn là tuổi trẻ hôm nay không ai tỏ tình bằng ca dao: “Đến đây mận mới hỏi đào/ Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?. Để diễn tả cảm xúc yêu đương thơ hôm nay sẽ có cách nói khác, phù hợp với tâm lý cảm nhận của người đọc hiện đại.

Nhiều câu thơ như găm vào trí nhớ ta do sự mới lạ:

-Trăng rất trăng là trăng của tình duyên
(Ca tụng - Xuân Diệu)
-Ô hay! buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.
(Tỳ bà - Bích Khê)
-Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời.
(Thi mi ni - Trần Dần)
-Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh
Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc
(Ở giữa cây và nền trời - Thi Hoàng)
-Hoa phượng đỏ tiếng kèn đồng mùa hạ
(Thanh Thảo)

Ngôn ngữ thơ đối lập với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ hàng ngày và ít khi là lời nói thẳng. Có vô vàn thủ pháp nghệ thuật để lạ hoá ngôn ngữ: Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, cường điệu, nói giảm, nói vòng, động từ hoá tính từ, tính từ hoá danh từ...

Lạ hoá trong thơ hiện đại được đẩy lên một nấc mới khi tuyệt đối tự do trong việc kết hợp từ. Nhiều trường hợp dẫn đến phi giao tiếp nhưng cũng không ít khi có những sáng tạo tân kỳ như: "Biển pha lê", "đêm thuỷ tinh", "lệ ngân"...(Xuân Diệu). "Nắng thuỷ tinh" trong thơ Thanh Tâm Tuyền, trong ca từ Trịnh Công Sơn ánh lên một vẻ đẹp mới lạ.
5.
Thơ hay là khi có sáng tạo về thi pháp

Bài thơ là một giá trị tổng hợp, nhưng trước hết là nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy các thủ pháp nghệ thuật có một vai trò rất quan trọng. Chất thơ thể hiện không chỉ ở nội dung trữ tình nói điều gì? mà còn ở chỗ nhà nghệ sĩ ngôn từ đã sáng tạo bằng các thủ pháp nào.

Trên hành trình phát triển của mình thơ vừa tích luỹ các thủ pháp nghệ thuật truyền thống, vừa không ngừng sáng tạo các thủ pháp mới. Nhận diện những bài thơ hay trong thơ hiện đại là không đơn giản do sự sáng tạo đã nới rộng đường biên lãnh địa thơ. Sáng tạo của nhà thơ thường vượt lên trước tầm đón nhận của công chúng bạn đọc. Nghĩ về Bích Khê, Chế Lan Viên đã viết: “Có những người làm thơ. Lại có những người vừa làm thơ vừa đẩy thơ về phía trước. Khê thuộc loại thứ hai”. Với phong trào Thơ mới (1932-1945) bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật như: Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ… thơ Việt Nam đã giàu có thêm các thủ pháp mới như: Miêu tả khách thể một cách cụ thể, cảm tính, đặt cạnh nhau những từ xa nhau về ngữ nghĩa, kết cấu bài thơ bằng nhạc tính…Đặc biệt là với thơ tượng trưng đã xuất hiện những câu thơ miêu tả cảm giác và tương hợp mới lạ chưa từng có trong thơ Việt:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tuỷ
Âm điệu thấn tiên thấm tận hồn.
(Huyền diệu - Xuân Diệu)

Tất cả kinh nghiệm sáng tạo cổ, kim, đông, tây… đều góp phần làm giàu kho tàng thơ ca nhân loại. Thật đáng ghi nhận là những nhà thơ đã sáng tạo nên những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, mang dấu ấn phong cách riêng. Tư duy thơ tương hợp gắn với Nhà thơ Pháp Ch. Baudelaire (1821-1867). Hình thức thơ bậc thang gắn với Nhà thơ Nga V. Mayacovsky (1893-1930)…

Như vậy, có thể nói mỗi tác phẩm thơ hay là một phát hiện mới về nội dung đồng thời là một sáng tạo mới về hình thức.

PHẠM QUỐC CA
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

71
CHỈ LÀ…


Chỉ là một chút bâng quơ
Đem hong sợi nhớ lặng tờ bấy lâu
Lửa tình heo hút bến sầu
Làm chăn gối tủi, úa nhàu thịt da…

Chỉ là một chút xót xa
Ngày nao ong bướm lượn lờ phả vây
Mà nay quạnh quẽ trời mây
Hoa xuân rã nhuỵ, niềm tây dỗi hờn…

Chỉ là một chút trái ngang
Bến mơ lạc lối, thuyền nan chao chòng
Muôn vàn kỷ niệm hoá không
Tơ mành chùng sợi, tình đong hững hờ…

Chỉ là một chút thẫn thờ…

Kim Thoa
*
Khi cánh cửa vườn tình mở ra, vui biết mấy cùng nắng vàng lung linh rỡ ràng khoe sắc. Ngập trời hoa bướm xôn xao tíu tít, rộn rã vô vàn diễm khúc tình ca với hình ảnh muôn đời của đôi tình nhân tay trong tay tung tăng tiến về phía trước rầm rập những bước chân hồ hởi, mỡ màng… mắt sáng long lanh, môi tươi thắm nụ, khuôn mặt rạng rỡ vươn cao trên bầu trời trong xanh lồng lộng gió của thảo nguyên ái tình…

Nhưng rồi như một quy luật muôn đời của tạo hoá, khoảng lặng tái tê của những tia nắng le lói vọt vàng nơi cuối trời tà dương dần dà xuất hiện, báo hiệu màn đêm cáo chung cho một đoạn đường tình trong CHỈ LÀ được tác giả HOCCACHQUEN MOTNGUOI dường như rút ruột ra để gởi gắm lòng mình…

Ở đó, đau thương trộn lẫn nghẹn uất, yêu hận quyện hoà, níu và buông dằn xé tâm can… tất cả đan xen hùa vào bóp nghẹt con tim rướm máu đang mù loà tội nghiệp. Càng bi thảm hơn nếu đó lại là một con tim mỏng manh yếu đuối “chỉ biết yêu thôi chả biết gì” giờ đang lơ láo vô hồn đến ngác ngơ khi trước mắt đang hiện ra những thước phim định mệnh tàn nhẫn cuối cùng của tình yêu…

Chỉ là một chút bâng quơ
Đem hong sợi nhớ lặng tờ bấy lâu

Rồi chợt hoảng loạn trước màn đêm đen dày đặc đang dần buông phủ trái tim mình bèn hối hả nhặt nhạnh những mảnh vỡ yêu thương ngày nao còn sót lại để tự dối lòng vẫn còn đâu đó chút tàn hương…

Nhưng mà nào có được gì đâu công dã tràng xe cát. Những đợt sóng vô tình, lạnh lùng và vô cảm cứ xoá trắng đi chút mơ mộng hão huyền sương khói. Trước mắt vẫn chỉ là một màu đen kịt của vô vọng và nát tan, đành bất lực nhìn những những gì quý giá nhất mà lòng hằng ấp ủ dần xa, nhạt nhoà và mất hút về phương trời vô định…

Lửa tình heo hút bến sầu
Làm chăn gối tủi, úa nhàu thịt da

Thôi thì xin được nhớ về ngày xưa Hoàng thị, hoài niệm một lần sau cuối để dẫu mai này giông bão của lọc lừa và gian trá có là đổi thay số phận và con đường thì những khúc tình phụ này xin được giấu kín dưới vành tim kỷ niệm…


Chỉ là một chút xót xa
Ngày nao ong bướm lượn lờ phả vây
Mà nay quạnh quẽ trời mây
Hoa xuân rã nhuỵ, niềm tây dỗi hờn…

Mà người ơi, sao nỡ đành đoạn thế này khi trái tim ta nguyện một đời vẫn mãi neo tình trên bến vắng? Sao đành lòng làm cánh chuồn chao chựng, khi vui đậu lại khi buồn lãng xa? Để cho khúc tình ca hôm nào lạc phím chùng tơ nghiêng nốt? Sao cả đời người cứ bôn ba đi tìm những ảo ảnh nơi cuối trời mê hoặc mà không chịu dừng lại một phút – chỉ cần một phút thôi định tâm lại - ngó xuống dưới chân mình đang sẵn sàng có một trái tim nồng nàn cháy bỏng yêu thương đích thực của tình yêu???

Dẫu mai này thời gian sẽ là liều thuốc nhiệm mầu hàn gắn lại vết thương trong ta, đưa tình sử chìm dần trong lớp bụi lãng quên, thì người ơi, liệu vết sẹo của những nhát chém hư vô này có lại làm ta sưng tấy khi gió trở mùa đưa trái tim thánh thiện trở về thăm lối mòn trên thảo nguyên xưa cũ?

Chỉ là một chút trái ngang
Bến mơ lạc lối, thuyền nan chao chòng
Muôn vàn kỷ niệm hoá không
Tơ mành chùng sợi, tình đong hững hờ…

*****
Trên nền tím thẫm của màn đêm tuyệt vọng, một cái bóng nhỏ thó guộc gầy co ro, đơn độc và mệt nhoài đang hoá đá như hòn vọng phu mỏi mòn trông ngóng một cái gì đó không thật nơi phía cuối trời huyễn ảo. Mắt thao láo nhưng có nhìn thấy được gì đâu…

Và rồi, bất giác từ trong hai hốc mắt đen sì, thăm thẳm ứa ra hai giọt lệ hồng. Những giọt nước mắt khóc thầm hàng đêm nuốt vội vào lòng giờ không còn chỗ chứa từ từ lăn dài, lăn dài… trên hai gò má xương xẫu xanh xao và nín chịu. Trong ánh sao băng chớp nhanh ngang qua chân trời vô định, người ta thấy hai hàng huyết lệ hoang tàn, khô khốc và đông cứng lại như tiếng tiễn biệt cuối cùng của một kẻ tình si…

Chỉ là một chút thẫn thờ…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối