Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

53
MÀU HOANG TÍM VỠ


Mắt thu buồn đăm đắm khúc sông tương
Chiều bến đợi giọt sương mềm thấm má
Hững hờ theo bóng mây về xa lạ
Ngỡ linh hồn như tượng đá vô tri

Mùa thu nào kẻ ở tiễn người đi
Thôi tan hết tình si đành lỗi hẹn
Thuyền ra khơi có bao giờ trọn vẹn
Mãi xa xôi cánh én biệt tung trời

Chiều nhạt dần hoen màu nắng chơi vơi
Buông đêm tối nửa vời soi vô tận
Để thiên thu ngàn năm, ngàn năm vẫn
Đuối chờ mong lận đận mắt thương sầu

Đêm ngọt ngào vầng trăng cũ về đâu
Tình ngăn cách đẫm màu hoang tím vỡ
Đứng im nghe dỗi hờn trong hơi thở
Mà người thương mãi đợi đến bao giờ....

Mỹ Phương
*
Nếu mùa thu khiến con nai vàng tơ non của Lưu Trọng Lưu ngây thơ ngơ ngác trước cổng vườn tình với bao ngỡ ngàng đầu đời của khúc ca tình tự thì lòng thu trong MÀU HOANG TÍM VỠ của nàng thơ MỸ PHƯƠNG đã chín muồi với những âm ba khắc khoải của một trường ca tiễn biệt chao chùng…

Mắt thu buồn đăm đắm khúc sông tương
Chiều bến đợi giọt sương mềm thấm má
Hững hờ theo bóng mây về xa lạ
Ngỡ linh hồn như tượng đá vô tri

Chờ đợi là nỗi đau day dứt khôn nguôi của lòng người, càng thê thiết hơn khi phải đợi chờ tình yêu mà mình không hề biết đến bao giờ mới quay đầu trở lại, để mãi hoài đồng vọng tiếng u buồn thê thiết, trăn trở từng đêm trong hoang mang vì câu trả lời rơi nghĩm vào thinh lặng

Mùa xuân hẹn mùa thu em trở lại
Bên đời đi còn giữ mãi hay không
(Bùi Giáng)

Liệu có thể sẽ xảy ra cảnh “xa mặt cách lòng” hay không khi đường đời thì chứa nhiều bất trắc và cám dỗ, lòng người thì mong manh như giấy chỉ một tia lửa ma mị bén vào là biến thành tro bụi và tác tan đi giữa gió bão của mặt trái tình đời? Sao lời hẹn hò chắc nịch của buổi chia tay giờ bỗng trở thành chênh vênh đến thế, người ơi!

Mùa thu nào kẻ ở tiễn người đi
Thôi tan hết tình si đành lỗi hẹn
Thuyền ra khơi có bao giờ trọn vẹn
Mãi xa xôi cánh én biệt tung trời

Chả lẽ người đi là đi mãi hay sao mà như thấy mất hút vào cuối chân trời huyễn hoặc, để kẻ ở mỏi mòn trong nhớ nhung chờ đợi, gõ canh sầu thắp lửa giữa hư vô, kỷ niệm nào rơi rớt lọt bàn tay, ngày nhung lụa than ôi giờ cháy rụi…

Thời gian tựa cánh chim bay
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
(Cung Tiến)

Ngày qua ngày, đêm níu đêm, mùa tiếp tháng… mà mãi hoài tin người vẫn lặng lờ trong vực thẳm nhói lòng của nỗi chờ mong vô vọng. Quá vãng vàng son, kỷ niệm hương trầm… nhưng tóc gió đã thôi bay trong những chiều nhạt nắng, hiu hắt cảnh đời quạnh quẽ bởi cái nghiệt ngã của thời gian như bào mòn, giũa cạn những yêu thương dẫu lòng cứ đinh ninh chung thuỷ muối gừng của buổi trăng thề

Chiều nhạt dần hoen màu nắng chơi vơi
Buông đêm tối nửa vời soi vô tận
Để thiên thu ngàn năm, ngàn năm vẫn
Đuối chờ mong lận đận mắt thương sầu

Lơ láo mắt buồn chọc thủng màn đêm trong những canh trường mất ngủ, dội đập vào tim câu hỏi chẳng được trả lời

Về thao thức canh chầy tìm trở lại
Bốn chân trời người đứng ở nơi nao
(Bùi Giáng)

Rồi hoá đá trong tê lạnh não nùng. Mùa hạnh ngộ, chao ôi, sao nghe mà thăm thẳm!

Đêm ngọt ngào vầng trăng cũ về đâu
Tình ngăn cách đẫm màu hoang tím vỡ
Đứng im nghe dỗi hờn trong hơi thở
Mà người thương mãi đợi đến bao giờ....

***
Với những ngôn từ đầy mượt mà mại mềm dìu dặt trong giai điệu tình yêu, Mỹ Phương đã đưa người đọc về những bến tình hoang sơ mà mỗi người trong chúng ta ít nhiều một hai lần gì đó đã từng đối diện khi cùng một nửa của mình đồng hành khám phá cái ẩn mật thiêng liêng của con đường tình sử đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng cũng không hiếm hố hầm đèo dốc của những mảng tối cuộc tình… Để mà bâng khuâng cho cái mong manh của một sân khấu đời đầy huyền thâm và mộng mị!

HANSY
25.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

54
TRỞ VỀ


Em về phố chợ ngày xưa
Hai đầu quang gánh nắng mưa dãi dầu
Dáng tà in đáy sông sâu
Hát câu quan họ: Qua cầu gió bay.

Em về nhuộm tóc màu mây
Gió tung áo mới gói đầy nhớ nhung
Làn môi sót nếp thẹn thùng
Day màu chỉ, ngắm sương chùng bến xa.

Em về xem mướp vàng hoa
Cầu ao vãng cá, mây xa soi gần
Hàng hiên xanh ngát tầm xuân
Nhớ lời thơ cũ lòng buâng khuâng buồn.

Em về đổ lá mưa tuôn
Khói mây nhuộm bóng hoàng hôn tím chiều
Trăng hoài hát khúc cô liêu
Gửi vào sương khói lời yêu tím bầm.

Chia tay tưởng đã mấy lần
May rằng trước ngõ mùa xuân hãy còn!

CHI LAN
*
Những điệp từ VỀ chênh chao giữa hai bờ nhớ thương của khung trời hồi tưởng như đưa võng giữa lòng người đang man mác trên quãng đường hồi cố dĩ vãng vàng son của tháng ngày mật ngọt ân tình khiến cuộc TRỞ VỀcủa tác giả CHI LAN càng làm cho khung cảnh thêm đậm đà hương vị của một huyễn tình xa vắng…

Em về phố chợ ngày xưa
Hai đầu quang gánh nắng mưa dãi dầu

Dãi dầu giữa dòng đời xuôi ngược là thế nhưng dễ nào quên được “chợ tình” ngày nao vẫn mãi hoài bồng bềnh trong tiềm thức yêu thương vẫy gọi tìm về khung trời hoa mộng cũ, ở đó đẫm ngát dáng hình của một thuở nguyên sơ, luyến láy, chập chùng…

Dáng tà in đáy sông sâu
Hát câu quan họ: Qua cầu gió bay

Rồi lần giở lại những trang tình sử mà lâu nay bởi bộn bề “quang gánh” mà không kịp ngó ngàng. Cứ ngỡ rằng thời gian sẽ là liều thuốc nhiệm mầu xoá nhoà dĩ vãng, chữa lành vết thương lòng… Nhưng không, những gì tiêu biểu còn sót lại sau một cuộc tình luôn ghi đậm dấu ấn trong hồn, chỉ cần thổi nhẹ lớp bụi thời gian là ngọn lửa yêu thương ngày nao sẽ bùng lên rực rỡ trong đám tro tàn dĩ vãng…

Em về nhuộm tóc màu mây
Gió tung áo mới gói đầy nhớ nhung
Làn môi sót nếp thẹn thùng
Day màu chỉ, ngắm sương chùng bến xa.

Có những thứ thật gần gũi, thân quen, giản đơn, hầu như không chút ý nghĩa nào… thậm chí ngày xưa bày ra rò rọ trong các cuộc hẹn hò mà ta chả bao giờ thèm đoái hoài ngó tới nhưng lạ lùng thay khi cuốn phim quá vãng chầm chậm quay về thì lại hiện lên mồn một ngay trước mắt ta… Chẳng biết để làm gì?!

Em về xem mướp vàng hoa
Cầu ao vãng cá, mây xa soi gần
Hàng hiên xanh ngát tầm xuân
Nhớ lời thơ cũ lòng buâng khuâng buồn.

Ồ! Té ra là xuất cảnh để gợi tình! Bởi vì ngày xưa khi đang choáng ngợp giữa giao hoan của môi tình trong những lần tim hồng hoà nhịp bồng lai cả hai không còn nhìn thấy hay nhận biết những gì của cảnh vật xung quanh nhưng trong vô thức những chi tiết phụ này sẽ không thể thiếu để hoàn thành một bức tranh diễn đạt tình yêu đôi lứa trong giây phút thần tiên hò hẹn.

Từ cái nền vô thức này vọng vang trong tâm hồn những giai điệu tình yêu quá vãng, để rồi cuối đoạn đường hồi tưởng, chợt nhận ra rằng tất cả những gi vừa lướt qua tâm thức – dẫu ngọt ngào chống chếnh say sưa – vẫn chỉ là những gì không thực, bởi đó chỉ như là những ảnh ảo của một gương phẳng, giống thật đó nhưng giờ đây nào còn nắm bắt được? Bởi chân lý hiển nhiên của cuộc đời này là làm sao ta có thể “tắm được hai lần trên chỉ một dòng sông”?

Em về đổ lá mưa tuôn
Khói mây nhuộm bóng hoàng hôn tím chiều
Trăng hoài hát khúc cô liêu
Gửi vào sương khói lời yêu tím bầm.

Dẫu những hoài vọng tình yêu có làm tha thắt trái tim lòng, có làm cho những vết thương tình đã cũ xưa tấy sưng nhức nhói trong cuối chiều thẫm tím, vẫn cứ ước ao – dù chỉ một lần nhỏ nhoi ít ỏi – được trở về tắm gội trong dòng sông tình tự yêu thương quá vãng xa mùa…

Chia tay tưởng đã mấy lần
May rằng trước ngõ mùa xuân hãy còn!

Mà xưa nay mấy ai đành lòng quên những kỷ niệm đẹp của đời mình, cho dẫu những kỷ niệm đó có thể làm cho ta xót xa mỗi khi nhớ lại…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

55
THƠ LÀ GÌ

1.
Thơ xuất hiện trước Văn

   Ở Trung Hoa, những bài thơ đầu tiên trong Kinh Thi có mặt vào khoảng thế kỷ 12 Trước Tây Lịch (TTL).  Bộ văn xuôi đầu tiên là bộ Thượng Thư có mặt vào khoảng thế kỷ thứ tám hoặc bẩy TTL.  Có hai khuynh hướng trong thi văn là “tải đạo” tức nghệ thuật vị nhân sinh, và “duy mỹ” tức nghệ thuật vị nghệ thuật. Chủ trương duy mỹ xuất hiện trong thể “phú”, một thể (ca) ở giữa văn xuôi và thơ, xuất phát từ nước Sở. Đó là thể văn ngắn với những từ ngữ hoa mỹ đầy âm điệu du dương, thường dùng tả tâm sự, cảnh vật, và ca tụng công đức. Sở trường về thể phú là Tống Ngọc (Chiến Quốc) và Tư Mã Tương Như (Hán).

  Hiện nay, có nhiều khái niệm về Thơ. Thơ thường được quan niệm là một bài văn có vần và điệu cấu trúc theo quy luật hay tự do. Ngôn ngữ của Thơ là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng, nên tác động của Thơ rất mãnh liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tư con người. Nói chung, Thơ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của tâm linh con người muốn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ, hoặc Đạo [Xem Thơ của Hàn Sơn (Đường); Vương Duy (Đường); Tô Thức (Tống)] và vì thế Thơ còn được coi như là tiếng nói của tâm linh.

  Thơ xuất hiện ở khắp các nẻo đường của cuộc sống, phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người: vui, buồn, đau, khổ, yêu, thương, giận, ghét, ước mơ, và khát vọng, v.v. Thơ thường được coi như là cái gì đẹp -“đẹp như Thơ”.  Nhưng muốn đúng là đẹp, từ và ý của Thơ phải không tầm thường, nghĩa là phải được chọn lọc. Vì vậy, có thể nói: Thơ là bức hoạ bằng những màu sắc chọn lọc; Thơ là bản nhạc dệt bằng những âm thanh tinh tế. Thơ giúp trí tưởng tượng người yêu Thơ bay bổng tuyệt vời tới những miền xa, đất lạ đầy kỳ hương, dị thảo, tạo bởi những lời, ý, vần, và điệu thơ được đan kết tài tình, và mang tính chất sáng tạo.

  Thi Sĩ Hoa Kỳ James Russell Lowel (1819-1891) định nghĩa Thơ như là “ Một điều gì đó làm cho chúng ta tốt hơn và khôn ngoan hơn bằng cách liên tục biểu lộ những cái đẹp và sự thật mà Thương Đế đặt để trong linh hồn mọi con người.” (Something to make us better and wiser by continually revealing those types of beauty and truth which God has set in all men’s souls).

  Maththew Arnold (1822-1888) viết trong Essays: “ Thơ giản dị là cách đẹp nhất, tạo ấn tượng nhất, và tác dụng rộng rãi nhất để nói mọi điều, và vì thế mà có tầm quan trọng của Thơ ”. (Poetry is simply the most beautiful, impressive and widely effective mode of saying things, and hence its importance).

  T. S. Elinot (1888-1965) viết trong Tradition and the Individual Talent: “Thơ không phải là sự buông thả của cảm xúc, mà là một sự trốn thoát khỏi cảm xúc; thơ không phải là sự biểu lộ của nhân cách, mà là sự trốn thoát khỏi nhân cách. Nhưng, dĩ nhiên, chỉ những ai có nhân cách và cảm xúc mới biết ý nghĩa của trốn thoát những cảm xúc và nhân cách là cái gì.” (Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotion know what it means to escape from these things).

  Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) cho biết: “Thơ đối với tôi là một phần thưởng hết sức to lớn; thơ đã xoa dịu những nỗi sầu não; thơ đã làm tăng gấp bội và thanh lọc những niềm vui của tôi; thơ đã nâng niu nỗi cô đơn của tôi; và thơ đã cho tôi thói quen ao ước khám phá ra Thiện và Mỹ trong mọi điều hội ngộ và ở xung quanh tôi.“ (Poetry has been to me an exceeding great reward; it has soothed my affliction; it has multiplied and refined my enjoyments; it has endeared my solitude; and it has given me the habit of wishing to discover the Good and the Beautiful in all that meets and surrounds me).

 Robert Frost (1875-1963, Address) nhận định: “ Viết câu thơ tự do thì giống như là chơi quần vợt trên sân không có lưới.” (Writing free verse is like playing tennis with the net down).

  Jonathan Swift (1667-1745, Advice to a Young Poet) viết: “Câu thơ không có vần là một cơ thể không có hồn.” (Verse without rhyme is a body without a soul).

  Như vậy, thơ không phải là dễ làm nếu không có hồn thơ, không biết cách gieo vần và sử dụng các loại từ. Thời xưa, Thơ đã từng được coi như là một trong bốn thú tiêu khiển “cầm, kỳ, thi, hoạ” dành riêng cho những lớp người phong lưu, quý phái.

  Tuy nhiên, gần đây tại Hoa Kỳ, đã nổi lên khuynh hướng đại chúng hoá thi ca nhằm mục đích gieo những hạt giống thơ và nâng cấp thơ trong tâm hồn đại chúng vì thơ là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để nâng cấp tâm hồn nhân loại cho một cuộc sống vị tha hơn. Hội Quốc Tế của các Thi Sĩ hàng năm có tổ chức đại hội vào khoảng đầu tháng Chín tại Washington, D.C. Năm 1998, có khoảng một ngàn hội viên từ khắp các nước trên thế giới đổ về họp mặt. Có đủ mọi lứa tuổi và từng lớp xã hội đã đăng đàn trình đọc và trao đổi những cảm nghĩ về thơ trong một bầu không khí thân mât, cởi mơ, bổ ích và đầy hứng thú. Điều này cho thấy Thơ là một cách giao cảm hữu hiêu nhất giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, và giữa con người với thế giới tâm linh nhằm tạo môt hài hoà hoàn hảo nhất trong cuộc sống. .Chính trong những chiều hướng ấy, tôi muôn chia xẻ cùng quý bạn đọc vấn đề bản chất tinh thần sáng tạo trong thơ và cũng là quan điểm của tôi về Thơ.
2.
Bản Chất Của Thơ

Bản chất của Thơ là vần và thể điệu để thơ có hình thức khác với văn xuôi và có thể ngâm nga được. Không ngâm nga được, sao gọi được là thơ?  Cũng như, không ca hát được, sao gọi được là nhạc? Ngâm nga vốn là một thú vui tao nhã của người Việt. Đặc biệt tiếng Việt có năm dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, giúp âm điệu (tone) tiếng Việt có nhiều âm sắc (timbre), phô diễn trọn vẹn những sắc thái đa dạng của tình cảm với những tần số rung động khác nhau. Nhờ đó, Thơ Việt đã có sức truyền cảm thật mãnh liệt. Rất nhiều người dân ở thôn quê đã thuộc lòng và thường ngâm nga thơ Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên, v.v.

  Văn xuôi (prose) không đòi hỏi vần và điệu. Tuy nhiên, cũng có những bài văn viết rất khéo, khiến cho người đọc cảm thấy như có chất thơ trong đó như:

Than ôi! Một kiếp phong trần; mấy phen chìm nổi! Trời tình mù mịt; bể hận mênh mông; sợi tơ lòng theo gió bay đi; cánh hoa rụng, chọn gì đất sạch! Ta vốn nòi tình, thương người đồng điệu.
(Chu Mạnh Trinh viết về Kiều)

Cũng chính vì thiếu bản chất của Thơ, nên một số thơ như loại thơ tự do trước đây trong thập niên 1950 và 1960 ít được ưa chuộng.

  Mặt khác, bản chất của Thơ còn thể hiện qua cái gọi là hồn thơ và khí thơ. Hồn thơ là sinh khí (vitality) của Thơ. Đó là một tinh tố (spiritual element) chứa đựng một chương trình (program) để con người có khả năng cảm nhận và làm Thơ. Khí thơ với mức tinh luyện của hồn thơ tạo ra một sức truyền cảm mãnh liệt phô diễn qua lời thơ, ý thơ, vần điệu thơ, và được toát ra qua giọng và điệu ngâm. Môi nhà thơ có một hồn thơ khác nhau, do đó có khí thơ khác nhau. Thật không lạ gì khi đọc những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Dương Khue, Nguyễn Công Trứ,  Cao Bá Quát, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm,  Nguyễn Du,  Nguyễn Đình Chiểu, v.v và tuy chung một đề tài nhưng khí thơ rất khác nhau.

  Trong các loại thơ cổ như lục bát, song thất lục bát, thãt ngôn bát cú, tứ tuyệt, và ngũ ngôn v.và, khí thơ thường bị gò bó, khó phô diễn vì niêm luật và số chữ giới hạn. Trong khi đó, khi hồn thơ bừng tỉnh thì nhà thơ cần phải chụp bắt ngay những hình ảnh hoặc ý tưởng trước khi chúng tan biến đi, do đó cần phải những khung cảnh mới cho tình ý thơ được phô diễn trọn vẹn và chính xác. Chính trong chiều hướng này mà Thơ Mới đã ra đời để giải quyết nhu cầu đổi mới tư duy trong địa hạt thơ với những Nhà Thơ Mới tiên phong như Lưu Trọng Lư (1911-1991), Huy Thông (1926-1988), Nguyễn Bính (1918-1966), Hàn Mạc Tử (1912-1940), Xuân Diệu (1916-1985), Thế Lữ (1907- 1989), Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), Hữu Loan (1916- ), Tế Hanh (1921- ), Chế Lan Viên (1920-1989), Huy Cận (1919 -) và Vũ Đình Liên ( - ) v.v.  Sau cùng là Thơ Tự Do: không bị quy luật cổ điển nào gò bó về vần, điệu, và số chữ .

  Thế hệ hôm nay đang rất cần có những thay đổi về hình thức lẫn nội dung của Thơ, Văn, và Nhạc sao cho phù hợp với những tần số rung động cao độ trong những cảm quan của họ.Trải qua thời gian, cấu trúc các thể thơ và cách gieo vần đã có nhiều thay đổi để thích ứng với các chính lưu văn hoá của thời đại, trong đó, mỗi nhà thơ đã có những sáng tạo cho những cấu trúc thơ, cách gieo vần, và đặc biệt là tìm những nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh mới đang diễn ra trong cuộc sống. Không lạ gì tại sao lớp trẻ hôm nay không mấy thích thú khi phải nghe những bài thơ, những khúc “nhạc vàng” của ngày hôm qua. Xã hội luôn luôn đổi mới. Mỗi thời đại có những “ước mơ” riêng của thời đại đó. Thơ cũng như văn và nhạc, thiếu tinh thân sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu tinh thần của thời đại, sẽ trở thành những món ăn nhàm chán, buồn tẻ, và người đọc sẽ đành phải xa Thơ, dù rất yêu Thơ.
3.
Tinh Thần Sáng Tạo Trong Thơ

   Sự sống là một chuỗi không ngừng của sáng tạo. Như vậy, con người nghệ sĩ thực sự đã chêt khi không còn sáng tạo. Cho nên, với tinh thần sáng tạo trong thơ, tôi muốn nói tới những nỗ lực làm cho Thơ sống bằng cách luôn luôn tìm tòi những cái mới, lạ, phù hợp với trào lưu văn hoá tiến bộ của thời đại. Tinh thần sáng tạo thể hiện ở những nỗ lực:

(1) Đi tìm và khai thác những nguồn đề tài mới để thích nghi với môi trường sống mới. Thường mỗi một thời, một không gian, đều có những sự kiện, những hình ảnh, hoặc những khao khát để làm đề tài. Việt Nam trước đây đã có những khung cảnh đẹp của một cuộc sống thanh bình “gạo trắng, trăng thanh”; những hình ảnh cao quý của những bà mẹ hiền “sớm hôm tần tảo nuôi con”; những hình ảnh hồn nhiên, trong trắng của “Ao Lụa Hà Đông”; những mảnh tình thơ ngây của “Tuổi Ngọc”; những nhớ nhung tha thiết của “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”, vân vân và vân vân. Những đề tài đó đã có những chỗ đứng. Muốn tiếp tục có chỗ đứng, các đề tài như vậy cần phải đổi mới. Chẳng hạn, hình ảnh của những người mẹ “một nắng, hai sương” có thể thay bằng hình ảnh của những người mẹ cố gắng lái xe nhiều buổi vất vả “làm hai việc hoặc làm quá giờ” để nuôi con tiếp tục đại học. Đó là môt trong những hình ảnh mới cho Thơ. Nguồn đề tài phong phú nhất vẫn là Tình Yêu. Nhưng, những thể hiện của tình yêu ngày nay hẳn phải là khác với ngày trước. Nhà thơ, do đo cần phải cố gắng lục lạo trong tâm trí để tìm ra những nét đặc thù để mô tả tình yêu của lối sống hôm nay.

  Hiện nay, con người đang có những nỗ lực phải thực hiện để nâng cao mức tiên bộ chung của nhân loại. Mục tiêu này đòi hỏi một sự cộng lực toàn thế giới phát xuất từ sự nâng cao trí tuệ và tâm linh của con người. Những nỗ lực đó là: bảo vệ môi sinh; bảo vệ loại người; bảo vệ nhân quyền; tự do và dân chủ; bảo vệ tính đa nguyên; bảo đảm an sinh xã hội; giải quyêt các tệ nạn xã hội, giải trừ vũ khí; chinh phục không gian, và tìm hiểu môi trường tâm linh. Tóm lại, đó là những bức xúc của thời kỳ văn hoá cao kỹ này cần được khai thác.

(2) Sáng tạo những cấu trúc mới cho phù hợp với mức nhậy cảm nhanh lẹ của thời đại mới. Người đọc hôm nay, nhất là giới trẻ, nếu không mấy thích thú gì đối với loại “nhạc vàng” ngày trước, thì với thơ, họ cũng không thấy hấp dẫn gì đối với loại “thơ xưa”. Họ đang trông chờ có những thay đổi mới trong địa hạt thơ, văn, và nhạc sao cho thích hợp tâm hồn của họ đang chịu ảnh hưởng sâu xa của cuộc sống văn minh điện toán. Văn học và nghệ thuật tây phương đã chuẩn bị cho sự thay đổi này từ lâu qua ca nhạc, phim ảnh, thi văn, và hoạ phẩm, và có những đường nét đăc biệt mới lạ.
(3) Sáng tạo trong kỹ thuật gieo vần và sử dụng từ để có những âm điệu mới lạ cho phù hợp với những cảm quan mới của người đọc. Sáng tạo những âm điệu mới tương tự như biến chế những món ăn mới của một nhà đầu bếp khéo tay để tạo cho mình môt tiếng tăm riêng biệt. Điều này nói lên biệt tài hoặc nỗ lực cao trong sự vận dụng tư duy hay là “động não” của nhà thơ, và kết quả là người đọc thưởng thức được đúng “thi vị” của Thơ.

   Tóm lại, sáng tạo bài văn vần tuyệt vời trong cấu trúc có giới hạn của một thể thơ là một trong những công việc khó khăn của một nhà thơ. Viết bài văn xuôi hay thật đã là khó; làm chủ bài văn vần lại đặc biệt khó hơn. Vung bút thảo ra những chữ trong một hình thức có trật tự, điệu, và vần, thật sự đòi hỏi nhà thơ phải có một trình độ nghệ thuật được tôi luyện lâu dài.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

56
TIẾNG VỌNG THỜI GIAN


Chiếc bình cổ em nâng niu gìn giữ
Dù thời gian bụi phủ dáng u hoài
Nó cũ quá, không chịu được lâu dài
Hoa héo úa nhuỵ đài đang gục xuống

Cất chiếc bình quý, nghìn năm đã luống
Để ngắm nhìn viễn tưởng bóng hình qua
Tháng năm nào nét mực đã phôi pha
Dòng chữ viết cũng nhoà trong ký ức

Mùa xuân đến muôn hoa đang rạo rực
Người bán mua đông đúc chợ hoa xuân
Ngắm hoa xinh, lòng dạ cứ tần ngần
Bình đã cất, nên chần chừ quay gót

Thay bình mới, mà nghe lòng xa xót
Cánh hoa rơi vẫn đọng giọt sương mềm
Ngày cuối đông, giá lạnh đã nhiều thêm
Mưa đổ ướt bên thềm... ai có biết?

Minh Hien
*
Thời gian là một khái niệm tưởng chừng rất vô hình giữa cuộc sống trần gian, nào mấy ai thấy được hình thù của nó như nào. Nó đến rồi đi, chẳng biết đến từ đâu và đi về chốn nào. Thời gian cứ thế, lẵng lặng và vô tình lướt qua đời người, lướt qua muôn ngàn sự vật, không chào hỏi khi đến và cũng chẳng tạm biệt khi đi. Thế còn TIẾNG VỌNG THỜI GIAN qua những âm vang con chữ của Nàng thơ MINH HIEN thì như nào?

Chiếc bình cổ em nâng niu gìn giữ
Dù thời gian bụi phủ dáng u hoài

Thời gian có thể vô hình, nhưng dấu tích thời gian đi qua được lưu lại rất rõ ràng trên mọi sự vật. Một lớp bụi nhuốm màu hoang phế dẫu chỉ phủ rất mỏng trên chiếc bình cắm hoa cũng có thể giúp ta nhận diện được tiếng thời gian đã đi qua trên sự vật này. Nhưng nào chỉ có thế, lớp bụi thời gian còn hoà quyện vào cả cái nền cổ của chiếc bình xưa khiến dường như ta đang được đánh thức bởi những âm vọng xa xôi của một thời quá vãng, để mù sương kỷ niệm chợt dần dà sáng tỏ hiện về.

Nó cũ quá, không chịu được lâu dài
Hoa héo úa nhuỵ đài đang gục xuống

Sức nặng của thời gian quả thật khủng khiếp! Nó làm hao mòn đi tất cả những gì ngày nao lộng lẫy, ngọt ngào… Ngay một chiếc bình được xem là rất cổ cũng phải đoạn đành còng lưng xuống dưới lớp bụi thời gian. Mà nào chỉ có nó, những cánh hoa được cắm trong bình cũng lâu rồi không được thay mới nên cũng ủ rũ gục đầu buồn cho số phận. Như một kỷ vật quý giá và thiết thân còn sót lại sau một vòng đời cay nghiệt giữa cát bụi trần ai, cánh hoa đài các hôm nào từng theo nó như hình với bóng cũng cùng chung số phận đủi đen, buồn thảm…

Cất chiếc bình quý, nghìn năm đã luống
Để ngắm nhìn viễn tưởng bóng hình qua
Tháng năm nào nét mực đã phôi pha
Dòng chữ viết cũng nhoà trong ký ức

Cái quá vãng một thời bừng hoan như lửa trại bỗng điêu tàn theo nắng gió thời gian. Thì thôi, hãy cất đi kỷ niệm hôm nào vào vòng tim ký ức, để khâm liệm một ân tình tưởng chừng vĩnh cữu, có dè đâu nắng quái chiều hôm điên đảo làm nhưng nhức suốt cả một quãng thơ buồn. Lòng dặn lòng, tất cả chỉ là mơ, bừng tỉnh dậy thấy đời đầy gai góc. Thì xin tình hãy lui về dĩ vãng, nép tận đáy lòng và chìm nghỉm giữa hư vô…

Mùa xuân đến muôn hoa đang rạo rực
Người bán mua đông đúc chợ hoa xuân
Ngắm hoa xinh, lòng dạ cứ tần ngần
Bình đã cất, nên chần chừ quay gót

Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu mà Thượng đế đã trao cho loài người giúp tẩy xoá đi những vết thương lòng mà độ nào râm ran rỉ máu. Rồi cuộc sống vẫn lững lờ tuôn chảy, rồi thời gian vẫn lặng lẽ thay chiều, phố phường vẫn hối hả nhịp bước nhân sinh, trái đất vẫn quay và muôn ngàn tinh tú vẫn thế…

Ta vẫn phải tiếp tục cuộc sống dù muốn hay không. Vẫn phải cùng thời gian sóng đôi dù lắm khi không cảm nhân có nó hiện diện trong cuộc đời mình. Trước mắt là ánh hồng của bình minh, là rạng ngời của hoa xuân nở thắm. Ta làm gì đây? Đứng lại để thiếp cả linh hồn vào vườn hoang đã rụi tàn kỷ niệm hay bước tiếp về hướng ánh mặt trời của khoảng nắng tương lai?  

Thay bình mới, mà nghe lòng xa xót

Cuối cùng, thực tế cuộc sống không cho phép ta chôn mình mãi trong vũng lầy quá vãng. Giã từ nhé những tháng ngày mơ mộng của tình yêu, những đêm say sưa trong mật ngọt ân nguyền như lạc vào bồng lai tiên cảnh, những vần thơ chải chuốt nóng bỏng ái ân, những vũ khúc nghê thường tưởng chừng đang đắm chìm trong cung vàng điện ngọc của trời thương dấu ái.

Cánh hoa rơi vẫn đọng giọt sương mềm

Thì vẫn cố ngoái lại một lần sau chót, bởi:

Áo nào phai mà chẳng xót chút màu xưa
[Quang Dũng]

Thơ Minh Hien thường nhẹ nhàng, bàng bạc nhưng ẩn chứa bên trong những lớp con chữ với nhiều tầng nghĩa khiến càng đọc nhiều lần càng cảm thấy thấm thía cho cái tình ẩn náu sâu kín như lớp sóng ngầm dưới đáy hồ tình cảm, khiến cho ta có cảm giác dường đang thưởng thức âm ba man mác của Tiếng vọng thời gian làm xao xuyến cả tâm hồn và bất chợt nao lòng khi dõi mắt về cuối phương trời xa thẳm…

HANSY
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

57
CỨ MÃI LÀ TÌNH NHÂN


Giá chúng mình cứ mãi là tình nhân đi em!
Ta dắt nhau qua trọn cuộc tình thưở ấy
Em cứ mộng mơ, vô tư đến vậy
Để anh dại khờ, xốc nổi mộng liêu trai.

Chẳng sợ đêm về mang nỗi nhớ chia hai
Anh mượn câu thơ bắc cầu ô thước
Chẳng sợ trăng chia nửa vầng mộng ước
Mảnh kia ngủ rồi, đau đáu vẫn tìm nhau !

Giá mãi hồn nhiên cái thưở ban đầu
Như buổi hẹn anh vụng về, lóng ngóng
Biển ở xa, mà anh lòng dâng sóng
Em nũng nịu, dịu dàng như cát đợi bờ yêu …

***
Có lẽ thời gian làm chúng ta thay đổi nhiều
Ít dành cho nhau hơn những câu tình tứ
Có thể trong mắt em, anh-ông chồng vô tích sự
Lười việc nhà, biếng cả sự quan tâm.

Anh-ông chồng thích la cà, ham vui, vô tâm
Thường bỏ bữa mỗi chiều, quên nhắn lại
Chắng nhớ một người chưa ăn, nhẫn nại
Bên mâm cơm ngồi đợi bước chân về.

Anh-ông chồng kiệm lời khen hơn chê
Dễ chỉ trích, nhưng khó lời chia sẻ
Em nhiều lời hơn, dễ cau có, bắt bẻ
Cho nặng nề thêm những lúc giận hờn.

Có lẽ cuộc sống làm ta bớt mơ mộng hơn
Bớt dành cho nhau lời ngọt ngào như trước
Biết toan tính hơn bằng những điều rất thực
Câu yêu thương xưa, giờ lại hoá khô khan.

***
Giá như chúng mình cứ mãi là tình nhân
Để vẫn đẹp trong nhau, như thưở ấy…
Để Anh –
Sẽ không biết đời gập ghềnh đến vậy
Và Em –
Chẳng giấu vào đêm những tiếng thở dài.

Trần Trung
*
Ở đâu đó có câu nói đại ý rằng, Hạnh phúc là khi ta biết bằng lòng với những gì mình đang có, đang hưởng… Than ôi, mấy ai thực hiện được lời dạy đầy tính minh triết của thánh nhân: “Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc”! (dịch gọn là: Biết đủ tức là đủ!) Bởi bản chất của con người dính liền với một chữ THAM, mà lại thường là lòng tham vô đáy, nên triền miên khổ não hành hạ tâm lòng.

Chúng ta cùng lắng nghe tâm sự của một anh chồng qua CỨ MÃI LÀ TÌNH NHÂN của tác giả TRẦN TRUNG, rồi ngẫm xem thử đây có phải cũng là một dạng “tham” nào đó của lòng người hay không?

Dẫu “ván đã đóng thuyền”, thậm chí có thể đã có vài nhóc tì, nhưng anh chồng này trong một ngày xấu trời nào đó đã miên man thả hồn để mộng mơ về quãng đường tình xưa cũ khi khế ước hôn nhân chưa được tượng hình.

Giá chúng mình cứ mãi là tình nhân đi em!
Ta dắt nhau qua trọn cuộc tình thưở ấy
Em cứ mộng mơ, vô tư đến vậy
Để anh dại khờ, xốc nổi mộng liêu trai

Khi ta mộng hay mơ – dù nhìn về phía trước hay ngoái lại đàng sau – thì việc đó hiển lộ một điều rất thực rằng, ta không bằng lòng với cái hiện tại mình đang có, đang hưởng và đang mong muốn được thay đổi cuộc sống bằng một thực tại khác hơn – mà theo phép so sánh giản đơn đang diễn ra trong đầu là chắc chắn sẽ “ngon lành” hơn!

Chẳng sợ đêm về mang nỗi nhớ chia hai
Anh mượn câu thơ bắc cầu ô thước
Chẳng sợ trăng chia nửa vầng mộng ước
Mảnh kia ngủ rồi, đau đáu vẫn tìm nhau!

Những hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ của những ngày yêu nhau chưa xa lắm cứ lượn lờ quyến luyến trong tâm tưởng chất chứa đầy những điệp từ “giá như…” đầy khát khao và nuối tiếc. Mà lạ chưa, những thứ ấy cả hai đã từng nếm qua, thử nghiệm ở những tháng ngày trao gởi yêu thương trong quá vãng vàng son tình tự buổi nào, tưởng chừng như chỉ mới hôm qua, chứ nào có phải là “đặc sản” xa lạ gì đâu!

Giá mãi hồn nhiên cái thưở ban đầu
Như buổi hẹn anh vụng về, lóng ngóng
Biển ở xa, mà anh lòng dâng sóng
Em nũng nịu, dịu dàng như cát đợi bờ yêu …

*****
Mà hiện tại cuộc sống vợ chồng như thế nào đến nổi khiến chàng ủ ê thở than não ruột đến thế?

Thật ra, không phải đám cưới xong là tự nhiên làm hai người đang yêu nhau thay đổi tâm tính như lời kể lể đầy than vãn của anh chồng. Tất cả bắt nguồn từ việc không được chuẩn bị kỹ tâm lý để cả hai chuyển từ giai đoạn Tình yêu qua cuộc sống Hôn nhân được trơn tru thuận lợi mà thôi. Bởi sự thật đơn giản rằng, cuộc Hôn nhân chưa bao giờ là một Tình yêu nối dài cả – dẫu Tình yêu đó đã từng là nền móng vững chắc để dẫn đến kết cuộc Hôn nhân này.
Vì sao lạ vậy?

Có lẽ thời gian làm chúng ta thay đổi nhiều
Ít dành cho nhau hơn những câu tình tứ
Có thể trong mắt em, anh-ông chồng vô tích sự
Lười việc nhà, biếng cả sự quan tâm

Khi đang yêu nhau, thường hai người sống tách rời nhau kiểu “nhà ai nấy ở”, một tuần hẹn hò gặp gỡ một vài lần gì đó và thời gian bên nhau cũng không nhiều. Cuộc gặp được chuẩn bị khá chu đáo, cả hai đối tác đều “biểu dương” tất cả những gì thế mạnh, ưu điểm và cái đẹp nhất của mình… cộng với thời gian hạn hẹp của buổi hẹn hò mà thời điểm đó lửa tình đang dâng cao ngất nên trái tim bỗng mù loà đi, không nhìn thấy nhiều thứ đang ẩn tàng phía sau của mỗi người.

Anh-ông chồng thích la cà, ham vui, vô tâm
Thường bỏ bữa mỗi chiều, quên nhắn lại
Chắng nhớ một người chưa ăn, nhẫn nại
Bên mâm cơm ngồi đợi bước chân về

Xấu che tốt khoe. Sau vài tuần trăng mật mặn nồng, dần dà những tật xấu của mỗi người hiện ra trước mắt nhau. Thật ra, không phải họ không muốn che, nhưng khổ nổi che không kín được nữa như thời còn yêu nhau vì rất nhiều nguyên do:

-Không một nghệ sỹ nào - dẫu là ưu tú - có thể đóng kịch mãi được trong cuộc sống đời thường của họ. Cứ sống bên nhau hàng ngày như thế, mọi thứ đều hiện ra mồn một trước mắt nhau – Tốt cũng như Xấu.

-Cao trào tình yêu dần qua khiến “thuỷ tinh thể của tim bớt dần sự mù loà”. Hệ quả là sự lãng mạn của tình yêu phai dần, thực tế cuộc sống hôn nhân rõ nét hơn. Mà thực tế thường là không đẹp bằng tưởng tượng!

Anh-ông chồng kiệm lời khen hơn chê
Dễ chỉ trích, nhưng khó lời chia sẻ
Em nhiều lời hơn, dễ cau có, bắt bẻ
Cho nặng nề thêm những lúc giận hờn

Nhưng cái nguy hiểm nhất khiến nhanh bào mòn tình yêu của vợ chồng chính là sự thiếu “tương kính” nhau. Sau khi kết hôn, ai cũng nghĩ người kia mặc nhiên là sở hữu vĩnh viễn của mình rồi nên không còn tâm lý dụng tâm, dụng công để giữ nhau cho khỏi mất nhau như ngày còn chưa cưới nữa.

Đàn ông độc thân thường có nhiều tật xấu trong thói quen và sinh hoạt thường nhật mà chỉ khi về sống chung người vợ mới thấy tường tận. Người phụ nữ thì nghĩ mình giờ đã là vợ rồi, trang điểm ăn mặc đâu cần trau chuốt như thuở còn yêu. Cả hai vô tình “phô diễn” ra nhiều tật xấu trước mắt nhau. Đó là chưa kể ai cũng nghĩ mình có “quyền” với người kia nên việc tranh cãi, chỉ trích, áp chế… nhau ngày càng mở rộng quy mô và tốc độ, trở nên nguy hiểm cho sự bền vững của Hạnh phúc gia đình.

Có lẽ cuộc sống làm ta bớt mơ mộng hơn
Bớt dành cho nhau lời ngọt ngào như trước
Biết toan tính hơn bằng những điều rất thực
Câu yêu thương xưa, giờ lại hoá khô khan.

Rồi gánh nặng áo cơm, trách nhiệm với con cái, ứng xử với họ hàng đôi bên, với xã hội… tạo nên nhiều áp lực cho cả hai. Đừng để xảy ra cảnh một trong hai người (hoặc có thể cả hai) “lạc đường” vào trong những giấc mơ nguy hiểm như vầy

Giá như chúng mình cứ mãi là tình nhân
Để vẫn đẹp trong nhau, như thưở ấy…
Để Anh –
Sẽ không biết đời gập ghềnh đến vậy
Và Em –
Chẳng giấu vào đêm những tiếng thở dài.

Bởi đó chính là mầm mống của việc ngoại tình – dẫu chỉ là ngoại tình trong tư
tưởng!

*****
Binh pháp Tôn Tử có nói đại ý rằng, Chiếm được thành rất dễ, giữ được thành mới cực kỳ khó. Chân lý này đúng trong việc dụng binh thì cũng chẳng sai trong việc duy trì tình yêu sau hôn nhân.

Có thể nuôi dưỡng tình yêu bằng nhiều cách, nhưng tiên quyết vẫn là sự cảm thông chân tình bằng việc đặt mình vào vị trí của người kia.

Hãy lưu ý trong cuộc sống vợ chồng, ngoài chữ TÌNH còn cần kèm theo một chữ NGHĨA nữa. Chính nhờ cái Nghĩa tào khang này mà xưa kia ông bà ta, dù đa số thành vợ chồng không bắt nguồn từ nền tảng tình yêu – như thời đại hôm nay – vẫn gắn bó keo sơn với nhau đến răng long tóc bạc da mồi...

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

58
THƠ HAY - THƠ DỞ
CÁI HAY CỦA THƠ DỞ - CÁI DỞ CỦA THƠ HAY
Phần 1

Trước hết, xin nói ngay, nhan đề bài viết này không được đặt ra với dụng ý khiêu khích. Cảm giác khiêu khích, nếu có, chủ yếu xuất phát từ ấn tượng nghịch lý giữa hai chữ “hay” và “dở”. Tuy nhiên, đó không phải là một nghịch lý. Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở.

Cứ nhìn vào lịch sử thơ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy ngay điều đó.

Ngày xưa, từ đầu thế kỷ 20 trở về trước, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận chính: Hán Việt và Nôm. Bộ phận văn học Hán Việt xuất hiện sớm, ngay từ thế kỷ thứ 10, kéo dài rất lâu, hơn một ngàn năm, có khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại khác nhau, từ trữ tình đến tự sự và chính luận, phần lớn nặng tính học thuật, lúc nào cũng gắn liền với trường quy và triều chính. Bộ phận văn học bằng chữ Nôm, ngược lại, xuất hiện muộn hơn, với những thể loại khá hạn chế, chủ yếu là văn vần, từ đề tài đến nội dung và cảm xúc đều rất gần gũi với đời sống hàng ngày.

Hiện nay, chúng ta đánh giá bộ phận văn học bằng chữ Nôm cao hơn hẳn bộ phận văn học bằng chữ Hán. Tất cả những tác phẩm được xem là điển phạm và là những thành tựu xuất sắc nhất của nền văn học cổ điển Việt Nam, từChinh phụ ngâm (bản dịch), Cung oán ngâm khúc và Truyện Kiều đến thơ của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ và Tú Xương đều được viết bằng chữ Nôm. Tất cả đều bằng chữ Nôm. Một số tác phẩm Hán Việt có giá trị về tư tưởng và lịch sử, như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và Bình Ngô đạo cáo của Nguyễn Trãi được truyền tụng và nhắc nhở, trước hết, trong các bản dịch hơn là nguyên tác và được nhấn mạnh ở khía cạnh tư liệu hơn là nghệ thuật.

Vậy mà, ngày xưa, dường như không ai xem những tác phẩm bằng chữ Nôm ấy là hay cả. Chúng bị xem là dở. Thậm chí, còn tệ hơn cả dở: chúng không được xem là văn chương. Năm 1663, Trịnh Tạc ra lệnh tịch thu và đốt tất cả các cuốn sách bằng chữ Nôm vì cho là “Cùng là truyện cũ nôm na / Hết thơ tập ấy lại ca khúc này / Tiếng dâm dễ khiến người say / Chớ cho đem bán hại nay thói thuần”. Đến đầu thế kỷ 19, trong cuốn Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ (1768-1839) còn miệt thị chữ Nôm, đặt các tác phẩm chữ Nôm ngang hàng với những trò chơi thanh sắc, vốn dưới quan điểm đạo đức học Nho giáo, bị xem là xấu xa: “Có người đem những sách truyện Nôm và những trò chơi thanh sắc, nghề cờ bạc, rủ rê chơi đùa, thì ta bịt tai lại không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết, câu ca, bản đàn thoảng qua ngoài tai rồi lại lờ mờ không hiểu gì cả.”[1] Đến tận giữa thế kỷ 19, Cao Bá Quát, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, dù đánh giá rất cao tiếng nói dân tộc và rất mê hai truyện Nôm Hoa Tiên và Truyện Kiều, vẫn chưa tin là với chữ Nôm, người ta có thể tạo nên cái gọi là “văn chương”: “Than ôi! Lấy quốc ngữ [tức chữ Nôm] mà làm văn chương thì ta chưa dám.”[2]

Đó cũng là suy nghĩ của nhiều người, nếu không muốn nói, của hầu hết giới cầm bút Việt Nam trước thế kỷ 20. Có ba bằng chứng chính. Một, phần lớn các tuyển tập thơ chung của nhiều người xuất bản từ giữa thế kỷ 19 trở về trước, ngay cả khi mang tên là “Việt âm” hay “Việt thi”, đều loại trừ phần văn học bằng chữ Nôm. Hai, hầu hết những nhận định về văn học rải rác đây đó trong các cuốn sử chính thống đều chỉ nhắc đến dòng văn học bằng chữ Hán và cũng loại trừ hẳn những người viết bằng chữ Nôm. Và ba, hầu như không có người nào viết bằng chữ Nôm, dù tài hoa cao ngất đến mấy, được ghi nhận một cách xứng đáng. Hãy nhìn lại các nghi án văn học Việt Nam ngày xưa mà xem. Có ba nghi án lớn nhất: dịch giả bản Chinh phụ âm hiện hành, tiểu sử Hồ Xuân Hương và tiểu sử bà Huyện Thanh Quan. Lý do chính khiến cả ba trở thành nghi án chắc chắn là vì những người cùng thời không hề quan tâm đến họ. Không quan tâm vì, một mặt, họ là phụ nữ, mặt khác, có khi quan trọng hơn, vì họ viết bằng chữ Nôm. Đoàn Thị Điểm viết Truyền kỳ tân phả bằng chữ Hán thì người ta nhớ. Nhưng khi bà dịch Chinh phụ ngâm sang chữ Nôm thì người quên. Quên nên bây giờ chúng ta mới bối rối cãi cọ nhau về chuyện ai thực sự là tác giả bản dịch hiện hành.

Có thể nói, trong mấy chục năm đầu của thế kỷ 20, khi chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán trong tư cách một văn tự chính thức trong hệ thống giáo dục và sinh hoạt văn hoá, và khi văn học chuyển từ thời Trung đại sang hiện đại, văn học Việt Nam đã có mấy sự hoán chuyển quan trọng và ngoạn mục:

Thứ nhất, hoán chuyển về vị trí: Cái trung tâm biến thành ngoại biên và cái ngoại biên, ngược lại, lại biến thành trung tâm.

Thứ hai, hoán chuyển về giá trị: Cái được xem là hay, hơn nữa, tinh tuý của cái hay (văn học chữ Hán) lại biến thành dở, hoặc nếu không, cũng không còn là hay lắm nữa, ngược lại, cái vốn bị xem là dở, thậm chí, không phải là văn chương, lại được xem là hay; những cái được gọi là “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán / Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường” bỗng chìm hết vào quên lãng và những cái bị xem là “nôm na mách qué” lại trở thành những thành tựu lớn trong lịch sử.

Những hoán chuyển giữa cái hay và cái dở, giữa trung tâm và ngoại biên như vậy không chỉ dừng lại ở nền văn học Trung đại. Ngay cả phong trào Thơ Mới thời 1932-45 vốn được xem là một thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam và vốn được Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam, khen ngợi nhiệt liệt:

“Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” (tr. 32)

Vậy mà, khi Thơ Mới mới xuất hiện, đã có vô số người lên tiếng chê bai đấy. Người ta chê các nhà thơ mới là một bọn mù: “Chẳng khác anh mù lại nói mơ / Chẳng qua một bọn dốt làm thơ” hoặc một bọn bất tài: “Nghĩa lý vơ vơ rồi vẩn vẩn / Thanh âm ngẩn ngẩn lại ngơ ngơ / So với Á học như dưa đắng / Sánh với Âu văn tựa mít xơ” rồi nài nỉ họ đừng làm thơ nữa: “Lạy bác xin đừng mó đến thi / Nghĩa thi chưa hiểu hãy im đi.” Trong Thơ Mới, không ai tiêu biểu cho bằng Xuân Diệu, nhưng cũng không có ai bị chê bai nhiều như Xuân Diệu. Người ta chê Xuân Diệu “Tây” quá. Chê Xuân Diệu “viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam.” (Hoài Thanh, tr. 109). “Người ta” ở đây là ai? Là rất đông người đọc bình thường. Hơn nữa, họ còn là những tên tuổi lớn, những trí thức lớn và những văn nghệ lớn. Như Huỳnh Thúc Kháng. Như Phan Bội Châu. Và cả Tản Đà nữa. Không ai xem Thơ Mới là thơ hay cả.

Chưa hết. Trong phong trào Thơ Mới, người tiêu biểu hơn hết là Xuân Diệu, nhưng ba người đi xa nhất, xa hơn hẳn Xuân Diệu, lại là Bích Khê, Hàn Mặc Tử và Nguyễn Xuân Sanh. Xa chủ yếu về phương pháp sáng tác. Trong khi Xuân Diệu chủ yếu dừng lại ở phương pháp lãng mạn, cả Bích Khê lẫn Hàn Mặc Tử và Nguyễn Xuân Sanh đều vượt khỏi chủ nghĩa lãng mạn để lấn dần sang chủ nghĩa tượng trưng, và trong trường hợp của Hàn Mặc Tử, thỉnh thoảng còn đến mấp mé bên bờ của chủ nghĩa siêu thực. Sau này, Chế Lan Viên và nhiều nhà phê bình khác đánh giá rất cao Bích Khê, Hàn Mặc Tử và Nguyễn Xuân Sanh, cho họ táo bạo và có tinh thần cách tân hơn hẳn những nhà thơ cùng thời; cho họ, chính họ chứ không phải bất cứ ai khác, kể cả Xuân Diệu hay Huy Cận, là những kẻ bắc cầu sang nền thơ hậu-Geneva với nhóm Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc và nhóm Sáng Tạo ở miền Nam. Thế nhưng, trong một thời gian khá dài, cả ba nhà thơ kể trên đều bị chê là kém, thậm chí, lập dị hoặc điên khùng.

Chúng ta có thể nêu lên vô số ví dụ khác kể từ sau năm 1945, tức sau phong trào Thơ Mới. Thời kháng chiến chống Pháp, những bài thơ không vần của Nguyễn Đình Thi cũng từng bị chê là dở trước khi được công nhận là những cách tân độc đáo. Sau năm 1954, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng bị chê là dở, là tối tăm, hũ nút trước khi ông được nhìn nhận là một trong vài nhà thơ xuất sắc nhất của miền Nam; thơ Bùi Giáng cũng bị chê là dở và là điên khùng trước khi có người nhận thấy trong thơ ông đã thấp thoáng có dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Sau năm 1975, những bài thơ mới được công bố của Trần Dần, Lê Đạt và Đặng Đình Hưng cũng bị chê là dở trước khi người ta nhận thấy những giá trị sáng tạo rất lớn ở chúng.

Khi tôi nói đến cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay là tôi muốn nói đến cái hay và cái dở như thế. Cái hay của những tác phẩm người ta ngỡ là dở. Điều này có nghĩa là có hai kiểu dở khác nhau: Một, những cái dở thật, vĩnh viễn dở, với ai và ở thời nào cũng bị xem là dở; và hai, những cái dở hàm chứa một số giá trị thẩm mỹ mà người ta, ở vào một thời điểm hoặc một giai đoạn nào đó, chưa thấy được. Có thể gọi đó là những cái-bị-xem-là-dở. Chứ chưa chắc đã là dở thật.

Xin lưu ý là ở đây tôi không nói đến chuyện hay hay dở ở phạm vi cá nhân. Với cá nhân, chuyện thích hay không thích, đánh giá cao hay đánh giá thấp một tác phẩm cụ thể nào đó chỉ là chuyện bình thường. Ngay cả những nhà thơ lớn cũng có thể không thích nhau. Tôi chỉ bàn đến cái thích của tập thể, thậm chí, của cả xã hội hoăc cả một thời đại, có khi là một thời đại dài dằng dặc.

Lại xin lấy Truyện Kiều làm ví dụ. Khi Truyện Kiều mới xuất hiện, có vô số người thích thú và khen ngợi. Rất nhiều nho sĩ, từ Phạm Quý Thích, Chu Mạnh Trinh, Đào Nguyên Phổ đến Mộng Liên đường và Phong Tuyết chủ nhân đều mê Truyện Kiều. Nghe nói giá giấy ở Hà Nội lúc bấy giờ tăng vọt vì có quá nhiều người mua để chép lại cái tác phẩm được xem là “khúc Nam âm tuyệt xướng”[3] ấy. Tuy nhiên, ở đây có hai điều cần chú ý.

Thứ nhất, có thể người ta mê Truyện Kiều như mê một thú tiêu khiển chứ chưa chắc đã mê như một tác phẩm văn học. Câu ca dao nổi tiếng một thời “Mê gì? – Mê đánh tổ tôm / Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thuý Kiều” cho thấy điều đó.

Thứ hai, ngay chính Nguyễn Du cũng chưa chắc đã đánh giá thật cao tác phẩm của mình. Lâu nay, nhắc đến hai câu cuối trong bài “Độc Tiểu Thanh ký”: “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”, không hiểu sao người ta lại hay liên tưởng đến Truyện Kiều. Nhưng theo tôi, không có bằng chứng nào cho thấy Nguyễn Du có hy vọng, với Truyện Kiều, đời sau sẽ thông cảm và thương cảm cho mình. Niềm hy vọng ấy, nếu có, có khi gắn liền với các bài thơ bằng chữ Hán mà Nguyễn Du sáng tác rất nhiều và khá liên tục, kéo dài gần như cả đời, sau, được tập hợp trong ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Còn với Truyện Kiều, tác giả chỉ kết thúc một cách khiêm tốn: “Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh.” Không nên nghĩ đó là một lời nói khiêm vờ vĩnh. Khiêm, có thể có; nhưng vờ thì không. Kiểu kết thúc như thể tìm thấy ở hầu hết các truyện thơ Nôm khác. Trong Nhị Độ Mai: “Biết bao lời kệch tiếng quê / Thôi thôi bất quá là nghề mua vui”. Trong Phù dung tân truyện: “Lời quê chắp chảnh nên câu / Chép làm một truyện để sau mua cười.” Trong Bích câu kỳ ngộ: “Cũng xin góp một hội cười / Cùng mua mấy trống canh vui gọi là”, v.v. Theo tôi, đó là một mặc cảm có thật. Mặc cảm của những người đứng ngoài lề của thế giới văn chương. Mặc cảm ấy xuất phát từ một quan điểm phổ biến trong suốt thời kỳ Trung đại của văn học Việt Nam.

Như vậy, hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm.

Nguyễn Hưng Quốc
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

59
EM ƠI ĐỪNG MƠ


Gà ai vừa gáy canh ba.
Nhớ. Không ngủ được anh đà sang em.
Ngẩn ngơ lặng lẽ bên thềm,
Ngắm em ngủ võng dịu êm ngọt ngào.

Em ơi đừng có chiêm bao,
Đừng để ai vào trong giấc mơ sâu.
Đừng mơ tới những cây cầu,
Vắt qua sông cả sóng ngầu chân đê.
Đừng mơ tới những suối khe,
Rừng thiêng, nước độc, não nề gió mưa.
Đừng mơ tới khúc tình xưa...
Đừng mơ, em chớ có mơ điều gì.

Nếu không anh sẽ tức thì
Xin trời cho phép ở lì trong mơ.
Hoá thân thành những vần thơ,
Thành câu hò đợi, hát chờ trăng lên...

NGÔ TOÀN THẮNG
************************
Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc Việt. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Về cơ bản, ca dao là một thể loại trữ tình, trong đó, cái tôi trữ tình được nổi lên rõ nét. Vì vậy, phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ.

Dân tộc Việt là một dân tộc có chất thơ được lưu truyền trong huyết quản. Ca dao chính là thơ. Những nhà thơ dân tộc thường thích dùng thể lục bát (của ca dao) để diễn đạt xúc cảm của mình. Tương tự như những bản nhạc mang âm hưởng của dân ca, những bài thơ dạng này thường mang âm điệu của ca dao, và thường được gọi chung là ca dao trữ tình. EM ƠI ĐỪNG MƠ! của NGÔ TOÀN THẮNG là một bài thơ như vậy.

Khung cảnh bài thơ mở ra lãng mạn biết bao! Niềm nhớ trong đêm trường cô tịch, thao thức suốt hồn, dồn nén con tim, vô thức đưa đôi chân tìm về nơi ấy. Nơi có bóng hình ngừơi đã làm tan chảy trái tim yêu, đã khiến lòng mơ bùng to ngọn lửa tương tư, chân bước theo tiếng gọi của hương yêu mà lý trí không sao điều khiển được.

Gà ai vừa gáy canh ba
Nhớ. Không ngủ được, anh đà sang em.

Lửa tình dâng cao, sóng tình cuồn cuộn, thôi thúc tìm về người thương, ngay tức khắc không thể trễ chậm. Nhưng chỉ là thế thôi, chỉ là để thoả lòng nhớ mong, thoả lòng tương ngộ. Người mơ ngủ trong khung cảnh vô cùng lãng mạn, tự nhiên, cái lửa dục trần thế bỗng thấy nhẹ tênh, bay mất. Khẽ khàng thôi, đừng lay động liêu trai!

Ngẩn ngơ lặng lẽ bên thềm
Ngắm em ngủ võng dịu êm ngọt ngào.

Mà này, đừng có hy vọng nhờ có tình yêu cao thượng, đầy chất lãng mạn, thi thơ mà quên đi cái thường tình nhỏ mọn lắm ích kỷ của người đang yêu. Từ Thức vui tiên là vậy mà lòng đâu quên trần thế, huống chi hồn yêu của một kẻ rất phàm. Hahaha. Và ghen, như là thuộc tính của những ngừơi đang yêu nhau. Ghen để mà yêu! Nhưng ghen với cái gì nào?

Em ơi đừng có chiêm bao
Đừng để ai vào trong giấc ngủ sâu.

Cái này đúng là ghen không thể tưởng tượng nỗi: Ghen với giấc mơ! Đây là tột đỉnh của hờn ghen, tột đỉnh của lòng yêu, tột đỉnh của sự ích kỷ trong tình trường. Yêu quá hoá ghen!

Đừng mơ tới những cây cầu
Vắt qua sông cả, sóng ngầu chân đê
Đừng mơ tới những suối khe
Rừng thiêng, nước độc, não nề gió mưa.

Và dứt khoát không cho mơ gì cả, dẫu chỉ là thoáng qua của một kỷ niệm tình đầu. Hehe. Quản thúc giấc mơ của ngừơi tình chặt quá!

Đừng mơ tới khúc tình xưa…
Đừng mơ, em chớ có mơ điều gì.

Thế mà lòng cũng vẫn chưa yên. Cứ băn khoăn, thấp thỏm không biết ngừơi thương có nghe lời dặn dò tha thiết này của mình không. Và thế là… đe! Nếu người không từ bỏ giấc mơ, thì ta sẽ vào trong giấc mơ của người, để người luôn thấy chỉ có mình ta trong mắt, trong lòng. Lãng mạn, ơi là lãng mạn! Dễ thương, ơi là dễ thương!

Nếu không anh sẽ tức thì
Xin trời cho phép ở lì trong mơ
Hoá thân thành những vần thơ
Thành câu hò đợi, hát chờ trăng lên…

Ca dao trữ tình là gia tài quý báu của dân tộc Việt. Vận dụng âm điệu ngọt ngào của ca dao để chắp cánh cho những vần thơ tình của mình bay bổng lên không trung như cánh cò lả lướt giữa cánh đồng quê trong mùa lúa thì con gái là điều không đơn giản. ..

Nhưng NSƯT Ngô Toàn Thắng trong EM ƠI ĐỪNG MƠ ! đã làm được điều này. Cám ơn nỗ lực lớn và tâm hồn đầy mùa Xuân của tác giả bài thơ, đã nâng cao vị thế của những dòng thơ – ca dao Việt - trong lòng khách mộ điệu.

HANSY
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

60
CHỜ


Mùa hạ đã qua
Và mùa thu chợt đến
Em đi giữa hai mùa chia ly bịn rịn
Những ngả đường chiều,
góc phố bỗng xanh xao!

Tháng bảy mưa ngâu
Ào ào
rồi chợt tạnh
Như nước mắt nàng Chức Nữ
Vỡ oà trong nức nở, nhớ thương!

Em đi tìm nỗi nhớ cõi vô thường
Mà tình thương vẫn còn chông chênh quá
Bàn chân hồ nghi giữa hai miền xa lạ
Nỗi cô đơn,giằng xé trái tim côi!

Em gục đầu vào khoảng tối chơi vơi
Nghe tiếng anh bồi hồi trong tiềm thức
Nín đi em
Xin em đừng có khóc
Anh sẽ về
khi gió đã sang ngang!

Có bao giờ, heo may cũng đi hoang
Nỗi khát khao trắng một màu tang tóc
Em chỉ còn biết chờ và ngồi khóc
Biết bao giờ,anh trở lại, tìm em?

Chiều Tím
*
Có lẽ chỉ có sự lãng mạn đến tột cùng và một triết lý nghe qua hơi bất thường một chút nhưng ngẫm lại thấy vô cùng chí lý mới khiến cho Nhà thơ Hồ Dzếnh bật ra những câu thơ bất hủ truyền đời:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về…
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
(Hồ Dzếnh)

Chứ chẳng có ai đủ kiên nhẫn ngồi chờ đợi mãi dẫu chỉ là một chuyến đò ngang. Thế nhưng, qua bài thơ CHỜnày, ta thật sự ngạc nhiên và thán phục cho tác giả CHIỀU TÍM với năm tháng đợi chờ ròng rã mà dường như không còn mấy hy vọng cho một buổi tao phùng tương ngộ của đôi uyên ương đã trót trao nhau những ước thệ của duyên tình.

Mùa hạ đã qua
Và mùa thu chợt đến
Em đi giữa hai mùa chia ly bịn rịn
Những ngả đường chiều,
góc phố bỗng xanh xao!

Phố phường vẫn thế, vẫn nô nức hoa đèn, xe cộ, vẫn bập bùng trong tiếng đồng vọng của thế nhân, nhưng rối phố bỗng nhạt nhoà hư ảo bởi thiếu đi dáng hình thân thương mà ta hằng ấp ủ. Ta đi giữa dòng đời như kẻ mộng du tìm về ảo ảnh như để ủi an một con tim đang trống lạnh đến tê hồn.

Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu riêu, tảng đá nhớ chân đi
Những cánh chim từ quá khứ bay về
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm.
(Đinh Hùng)

Đã thế, trời còn hùa vào gặm nát linh hồn kẻ mong ngóng gần như tuyệt vọng bằng những sợi buồn rả rích thê thiết của giọt mưa thu. Nỗi nhớ niềm thương cay xé tâm khảm, uẩn ức đầy hồn, gom góp bao đêm trường nín lặng trong cô đơn da diết của tình côi chợt vỡ bùng như con đập đang triền miên xả lũ…

Tháng bảy mưa ngâu
Ào ào
rồi chợt tạnh
Như nước mắt nàng Chức Nữ
Vỡ oà trong nức nở, nhớ thương!

Đợi chờ trong hy vọng cũng đã làm cho trái tim yêu thương dập bầm giữa khắc khoải nhớ nhung sầu muộn, huống chi là phải chờ đợi trong khung cảnh hiện thực chỉ còn một vài tia sáng yếu ớt thoi thóp bên mép triền ký ức mỏng manh nhuốm màu tuyệt vọng! Bước chân đi tìm kỷ niệm đã rã rời hoang hoải bởi biết tìm đâu khi chẳng thấy có một tín hiệu nhỏ nhoi nào dẫn dắt đến khung cửa của vườn tình xưa.

Em đi tìm nỗi nhớ cõi vô thường
Mà tình thương vẫn còn chông chênh quá
Bàn chân hồ nghi giữa hai miền xa lạ
Nỗi cô đơn, giằng xé trái tim côi!

Như cuộc hành trình kiếm tìm vô vọng giữa sa mạc ngút ngàn cát bỏng hư huyền ta ngơ ngác của một kẻ giong buồm lênh đênh giữa trùng dương mà hải bàn đã bị đánh rơi vào vòng xoáy của định mênh hoang tàn đổ vỡ…

Về thao thức canh chầy tìm trở lại
Bốn chân trời người đứng ở nơi nao
(Bùi Giáng)

Tình yêu ơi, người trú ngụ nơi nao? Sao kiếm mãi hết xuân rồi đến hạ mà vẫn mỏi mòn trong hư ảo mịt mù đến vậy? Mưa ngoài trời chan với huyết lệ trong lòng khiến ta gục ngã trong thực tại cuộc đời đầy khô quắt và tàn nhẫn. Dẫu là thế vẫn xin người hãy đến tìm ta trong giấc mộng để ủi an rằng quá vãng vàng son vẫn còn đâu đó giữa huyễn ảo liêu trai này.

Em gục đầu vào khoảng tối chơi vơi
Nghe tiếng anh bồi hồi trong tiềm thức
Nín đi em
Xin em đừng có khóc
Anh sẽ về
khi gió đã sang ngang!

Có thật thế không hay chỉ là một lời hứa của Hoàng lương, như đã hứa ngày nao đôi mình còn trong vòng quay tình tự? Ta dại khờ và trẻ con nhiều đi khi trái tim gõ nhịp yêu thương nóng bỏng ngay từ buổi trao ai ánh mắt của mối tình đầu. Để đến bây giờ ngỡ ngàng cho nghịch cảnh trái ngang, lỡ làng duyên phận. Mà này người ơi:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì
(Xuân Diệu)

Nên có hứa rồi, dẫu chỉ là hứa trong mộng mị phù du cũng xin người đừng như cánh bướm vờn hoa, chê chán rồi quay lưng bỏ đi khiến cho kẻ tình si cứ găm chặt lời hứa trong lòng, đong nỗi đợi chờ cao chất ngất đến nỗi phải hương tàn nhuỵ rã tơi tả cánh hoa lòng.

Có bao giờ, heo may cũng đi hoang
Nỗi khát khao trắng một màu tang tóc
Em chỉ còn biết chờ và ngồi khóc
Biết bao giờ, anh trở lại, tìm em?

Biết bao giờ hở người thương???

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

61
THƠ HAY - THƠ DỞ
CÁI HAY CỦA THƠ DỞ - CÁI DỞ CỦA THƠ HAY
Phần 2

Hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm.

Thơ không bao giờ chỉ là thơ. Đằng sau thơ bao giờ cũng có một cái gì khác. Cái khác ấy, xưa, ở Tây phương, từ ảnh hưởng của Plato, người ta xem là thế giới lý tưởng, và từ ảnh hưởng của Aristotle, là tự nhiên; ở Trung Hoa và Việt Nam, là đạo hay chí; sau, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta cho là cảm xúc, và dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, là vô thức; gần đây hơn, người ta cho đó là ngôn ngữ. Chỉ là ngôn ngữ. Rất ít người đề cập đến vai trò của quan niệm. Có thể đó là ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ Emmanuel Kant, người gắn liền việc thưởng thức cái đẹp (kể cả cái đẹp trong nghệ thuật, dĩ nhiên) với lạc thú (pleasure). Lạc thú ấy có bốn đặc điểm chính: Một, khác với các loại lạc thú khác, lạc thú do cái đẹp mang lại có tính chất vô tư và vô vị lợi (disinterested); hai, cũng khác với các loại lạc thú khác, nó không dựa trên ý niệm: đó là loại lạc thú phi ý niệm (non-conceptual pleasure); ba, đó cũng là loại lạc thú của tính mục đích vô mục đích (purposiveness without a purpose): ở đó cái đẹp thể hiện một trật tự bên trong thay vì tuân theo bất cứ một mục đích ngoại tại nào khác; và bốn, đó là loại lạc thú cần được chia sẻ và muốn nhận được sự đồng thuận của mọi người. Nó là sự chủ quan mang tính phổ quát hoặc một sự phổ quát chủ quan (subjective universality).

Có điều, chính Kant cũng thấy những phân tích của ông là bất cập nên ông lại chia cái đẹp thành hai loại: một cái đẹp tự do (free beauty) và một cái đẹp lệ thuộc (dependent beauty). Sự khác biệt chính là, trong khi cái đẹp tự do có tính phi ý niệm, cái đẹp lệ thuộc lại gắn liền với một ý niệm nhất định. Hoa là cái đẹp tự do của thiên nhiên. Để thưởng thức cái đẹp của hoa, người ta không cần bất cứ kiến thức nào về thảo mộc. Cũng vậy, để thưởng thức cái đẹp của một số vật trang trí, người ta cũng không cần biết ý nghĩa của chúng, hơn nữa, chúng cũng chẳng có ý nghĩa gì, chúng không biểu hiện cho một cái gì. Chúng chỉ là hình thức. Và chúng tự tại. Nhưng cái đẹp của một con người, một con ngựa hay một toà nhà (ví dụ nhà thờ, lâu đài, cung điện) thì lại được đặt trên tiền đề về tính cứu cánh và quan niệm về tính hoàn hảo để làm chuẩn mực cho nhận thức và đánh giá. Đó là những cái đẹp lệ thuộc.[1]

Khi áp dụng quan điểm thẩm mỹ của Kant vào thơ, người ta chỉ chăm chăm tập trung vào cái đẹp tự do mà quên đi, với ông, phần lớn nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, trong đó có thơ, nếu không muốn nói, đặc biệt là thơ, vốn, tự bản chất, là những cái đẹp lệ thuộc: Chúng gắn liền với ý niệm. Cái ý niệm ấy không những quy định cách đánh giá thơ hay và thơ dở mà còn, xa và sâu hơn, ảnh hưởng đến cách phân biệt thơ và những gì không phải thơ. Bắt chước cách nói của Jean-Paul Sartre, “đằng sau kỹ thuật của một cuốn tiểu thuyết bao giờ cũng là một siêu hình học của tác giả”, chúng ta có thể nói, đằng sau mỗi bài thơ bao giờ cũng có một mỹ học thơ. Đằng sau thơ Đường là một mỹ học của thơ Đường. Đằng sau Thơ Mới là mỹ học của Thơ Mới, chủ yếu đó là mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn. Đằng sau thơ tự do, cũng vậy, cũng có mỹ học của thơ tự do. Kéo nhận định này dài ra thêm, chúng ta cũng có thể nói, ngay cả với thơ phản-thơ, hay thứ thơ sau này được nhóm Mở Miệng mệnh danh là thơ cắt dán, thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa cũng có một mỹ học riêng của nó.

Mỹ học thơ bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó, theo tôi, có ba khía cạnh này là quan trọng nhất: một, quan niệm về ngôn ngữ; hai, quan niệm về chức năng của thơ; và ba, các quy ước liên quan đến thể loại. Ở mỗi khía cạnh, một cách tự giác hay tự phát, người ta đều có một bảng giá trị chung, như ý niệm về sự hoàn hảo, để dựa theo đó, người ta cảm nhận và đánh giá thơ hay văn học nói chung. Ví dụ, về phương diện ngôn ngữ, ngày xưa cha ông chúng do sùng bái chữ Hán nên cho chỉ những gì được viết bằng chữ Hán, thứ chữ của thánh hiền và của văn chương, với những mẫu mực của “tiền Hán” và “thịnh Đường” mới là thơ; từ đó, họ loại trừ toàn bộ những gì được viết bằng chữ Nôm. Nếu trước kia, Plato đòi đuổi các nhà thơ ra khỏi nước Cộng hoà Lý tưởng của ông, cha ông chúng ta cũng đã từng đuổi các nhà thơ viết bằng chữ Nôm ra khỏi nước Cộng hoà Thơ của dân tộc trong cả gần một ngàn năm. Sau này, ngôn ngữ không còn đồng nhất với văn tự; nó lại được nhìn góc độ xã hội học: thơ với lớp từ vựng thuần Việt dân dã, có chút gì như sù sì thô nhám của đời sống hàng ngày được đề cao hơn hẳn loại thơ sử dụng lớp từ vựng Hán Việt đầy những điển cố và điển tích nặng nề. Do đó, bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành được đánh giá cao hơn Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; và trong thơ Nguyễn Gia Thiều, những câu như “Khạc chẳng ra cho, nuốt chẳng vào / Miếng tình nghẹn mãi biết làm sao / Muốn kêu một tiếng cho to lắm / Rằng ới ai ơi nó thế nào” hay “Cam, tốc ra thăm gốc hải đường / Hái hoa về để kết làm tràng / Những cành mới nánh đừng vin nặng / Mấy đoá còn xanh chớ bứt quàng /Với lại tây hiên tìm liễn xạ / Rồi sang đông viện lấy bình hương / Mà về cho chóng đừng thơ thẩn / Kẻo lại rằng chưa dặn kỹ càng” được nhiều người yêu quý hơn hẳn những câu như “Trải vách quế gió vàng hiu hắt / Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng / Oán chi những khách tiêu phòng / Mà xui phận bạc vào trong má đào.”

Cũng từ sự phân biệt này, khái niệm sáo hay sáo ngữ càng ngày càng trở thành phổ biến và được sử dụng như một sự đánh giá: sáo là dở, thoát sáo, ngược lại, là hay. Về phương diện chức năng, khi đề cao chức năng tải đạo hay ngôn chí, những bài thơ thiên về tình cảm rất dễ bị xem là “tiếng dâm” và cần bị tước quyền công dân trong thế giới thơ. Ngược lại, thời Thơ Mới, khi người ta nhấn mạnh vào chức năng bộc lộ cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc sôi nổi nhưng vu vơ kiểu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” hay “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, những bài thơ tải đạo và ngôn chí lại bị chê là khô khan, thậm chí, không có chút gì là thơ cả: Khái niệm “chất thơ” được ra đời để chỉ những cái đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy thơ mộng, không những không gắn liền với đạo lý mà cũng không gắn liền với cả chất văn xuôi sần sùi của đời sống hàng ngày.

Cuối cùng là quy ước về thể loại. Các quy ước ấy thay đổi theo từng thời đại và từng trường phái. Ở bình diện rộng lớn, bao quát toàn cảnh văn học, ngày xưa, khi chưa xây dựng được một quy ước chung về tiểu thuyết, tiểu thuyết rất bị rẻ rúng, như những chuyện ngồi lê đôi mách; rẻ rúng đến độ Kim Thánh Thán, bị người đương thời khinh bỉ chỉ vì cái tật mê tiểu thuyết của ông dù trên thực tế, với tật ấy, sau này ông được xem là nhà phê bình lỗi lạc nhất của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh. Giới hạn trong thơ, ngày xưa, cả một thời gian rất dài, hàng ngàn năm, người ta xem thơ thì phải có luật, có niêm, đối, và đặc biệt, có vần nên khi loại thơ mới, và nhất là thơ tự do, ra đời, phản ứng chung là phủ định: người ta không xem đó là thơ.

Nếu thơ bao giờ cũng gắn liền với một mỹ học nào đó về thơ, theo tôi, chính cái mỹ học ấy sẽ trở thành tiêu chí đầu tiên để đánh giá và đặc biệt, để phân loại thơ, từ đó, chúng ta sẽ có những bài thơ hay và những bài thơ dở. Trong thơ hay, có hai cấp chính: hay vừa và hay lớn. Thơ dở cũng có hai loại: dở - dở và dở - hay. Dở - dở là dở thật; còn dở - hay là chỉ dở tạm thời, từ cách nhìn cũ, tuy nhiên, khi thay đổi cách nhìn, từ một hệ mỹ học khác, chúng lại trở thành hay. Lửng lơ giữa hai phạm trù hay và dở ấy là một số bài không thật hay và cũng không thật dở nhưng lại đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự vận động của thơ khiến thơ bước sang một thời đại khác với một hệ mỹ học khác.
Trước khi phân tích các loại thơ kể trên, xin được nhấn mạnh thêm điều này: Từ mấy chục năm nay, các lý thuyết phê bình trên thế giới đều né tránh việc đánh giá và xếp hạng các tác phẩm văn học cụ thể, kể cả thơ. Họ chỉ tập trung vào việc diễn dịch và phân tích, hết phân tích văn bản đến phân tích các yếu tố liên văn bản cũng như các yếu tố ngoại văn bản, từ tư tưởng của tác giả đến chính trị và văn hoá, nhất là văn hoá, gắn liền với những khung nhận thức như nữ quyền luận hoặc hậu thực dân luận. Tuy nhiên, người ta chỉ né chứ không thể tránh được. Né vì tính chất phức tạp của vấn đề và cũng vì không muốn sa vào cái bẫy của chủ quan và cảm tính. Nhưng không thể tránh được vì phê bình, dù muốn hay không, cũng phải bắt đầu bằng sự chọn lựa: chọn đề cập đến tác phẩm hoặc tác giả này thay vì một tác phẩm hay một tác giả nào khác. Mà chọn lựa tức là so sánh. Khi chúng ta chọn bước vào tiệm ăn này thay vì tiệm ăn khác, chọn quán cà phê này thay vì quán cà phê khác, cũng như chọn loại rượu này thay vì một loại rượu nào khác bày đầy trong một tiệm nào đó, chúng ta đều so sánh với vô số các tiệm ăn khác, các quán cà phê khác và các loại rượu khác. Như vậy, sự so sánh bao hàm sự đánh giá và phân bậc. Chính vì vậy Harold Bloom mới cho câu hỏi “cái gì làm cho bài thơ này hay hơn những bài thơ khác?”[2] bao giờ cũng là một câu hỏi trung tâm của nghệ thuật đọc thơ.

Muốn đánh giá chính xác cần có hai điều kiện tiên khởi: phải có diện so sánh rộng và phải bám chặt vào một tiêu chí nhất định.

Về điểm trên, trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có nói một câu rất hay: “Phải đàn ngàn khúc rồi mới hiểu được âm thanh, phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì, trước hết, phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới tả được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi rạch.”

Về điểm thứ hai, trong phạm vi văn học cũng như thơ nói riêng, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá và phân bậc. Có những tiêu chí văn chương và những tiêu chí ngoài văn chương. Tiêu chí ngoài văn chương bao gồm ba khía cạnh chính: thương mại (ví dụ, bán sách được nhiều hay ít), xã hội (có đông độc giả hay nhiều người ái mộ hay không) và chính trị (mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, sâu hay cạn). Ngoài văn chương, những tiêu chí ấy, dù thông dụng đến mấy, vẫn không có ý nghĩa gì đáng kể. Chúng ta chỉ cần tập trung vào tiêu chí đầu. Tuy nhiên, cái gọi là tiêu chí văn chương ấy cũng rất phức tạp.

Trong cuốn The Art of Reading Poetry, Harold Bloom cho cái lớn trong thơ tuỳ thuộc vào hai yếu tố: sự rực rỡ của ngôn ngữ hình tượng và quyền lực nhận thức.[3] Giản dị, nhưng hai tiêu chí do Bloom nêu lên lại làm nảy sinh ra nhiều vấn đề, ví dụ, thế nào là sự rực rỡ (splendour) và tại sao phải là ngôn ngữ hình tượng? Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhà thơ thuộc nhiều trường phái khác nhau, từ thơ cụ thể (concrete poetry) đến thơ tạo hình (visual poetry) và thơ ý niệm (conceptual poetry), không những phủ nhận vai trò của hình tượng mà còn giảm thiểu đến tối đa vai trò của ngôn ngữ. Đối với cả sự phủ nhận lẫn sự giảm thiểu ấy, cái gọi là “sự rực rỡ” trở thành một điều hoàn toàn vô nghĩa. Đó là chưa kể đến cái gọi là “quyền lực nhận thức” cũng rất mơ hồ. Quyền lực nhận thức của một nhà thơ có khác quyền lực nhận thức của một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà tiểu thuyết? Nếu khác, nó khác như thế nào? Bởi vậy, như trên đã trình bày, ở đây, tôi chỉ chọn một tiêu chí: đó là hệ mỹ học đằng sau một bài thơ hoặc một khuynh hướng thơ. Điều này có hai ý nghĩa: thứ nhất, đánh giá một bài thơ, chúng ta phải nhìn từ góc độ mỹ học của bài thơ ấy. Ví dụ, đối với một bài thơ Đường luật, chúng ta không nên sử dụng mỹ học của Thơ Mới vốn dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn để đòi hỏi ở bài thơ Đường luật ấy những thứ, tự bản chất, chúng không thể có: chẳng hạn, sự phá cách về hình thức và sự dào dạt của cảm xúc. Cũng vậy, để đánh giá một bài thơ tự do, chúng ta cũng không thể sử dụng các tiêu chí của thơ Đường luật với những vần điệu và nhịp điệu khắt khe để làm cơ sở cho việc phân tích hay phán đoán.

Thứ hai, để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm thứ hai này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở - hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử.

Nguyễn Hưng Quốc
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

62
MAI CÓ LỠ…


Mai có lỡ đường đời không chung bước
Em riêng mình mang thương nhớ không nguôi
Đêm cô đơn với bao nỗi ngậm ngùi
Giọt lệ nhỏ trên bờ môi mặn đắng

Mai có lỡ tình rơi vào khoảng lặng
Xin anh đừng nhớ đến một chiều mưa
Em bơ vơ trong những phút giao mùa
Ôm đau đớn nghe tâm hồn chết lịm

Mai xa rồi xin anh đừng tìm kiếm
Bến yêu giờ lạc mất chẳng còn nhau
Khúc tình ca vang những điệu u sầu
Bóng dáng cũ nhạt nhoà trong chiều tím

Buổi hẹn nào xin anh đừng lưu luyến
Giấc nghê thường một thuở chẳng còn vương
Ước mơ kia cam trải những đoạn trường
Hiu hắt bóng đêm trăng vàng soi lối

Mai cách nhau,em xin anh đừng vội
Nói bao lời chia cách lịm hồn đau
Dấu yêu xưa nay trót đã úa nhàu
Trăng đêm ấy chỉ còn là hoài niệm

Thuỳ Linh
*
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Vui đã ít lại càng nhỏ nhoi, mỏng mảnh, mà buồn thì mênh mông bát ngát đến tắc nghẹn từng hơi thở tâm can. Nào ai muốn tình sầu đưa đến nhưng định mệnh của thần tình yêu là thế - là uất ức nghẹn ngào xa xót như bàng hoàng tiếc nuối những khúc tình phụ MAI CÓ LỠ đau đáu niềm khắc khoải của THUỲ LINH nghe chát đắng cả tâm hồn.

Mai có lỡ đường đời không chung bước
Em riêng mình mang thương nhớ không nguôi
Đêm cô đơn với bao nỗi ngậm ngùi
Giọt lệ nhỏ trên bờ môi mặn đắng

Xa nhau rổi vẫn ngoái tìm kỷ niệm, vẫn nhắn nhủ đừng nhắc lại quá vãng vàng son một thời đắm đuối tan chảy trong nhau, nhưng kỳ thực dặn KHÔNG là muốn CÓ, để níu kéo chút hương tàn sót lại bởi “Áo nào phai mà chẳng xót chút màu xưa (QD)”

Mai có lỡ tình rơi vào khoảng lặng
Xin anh đừng nhớ đến một chiều mưa
Em bơ vơ trong những phút giao mùa
Ôm đau đớn nghe tâm hồn chết lịm

Cuốn phim hoài niệm như dòng trường thiên cuồn cuộn đổ về, nghe đớn đau nhưng lại thoả lòng. Bởi đó là những âm vang ngọt ngào nhất đã bám rễ trong tim, cắm sâu trong tâm tưởng nên dù không muốn thì khúc ca dĩ vãng vẫn cứ cứa ngọt ngào vành tim kỷ niệm.

Mai xa rồi xin anh đừng tìm kiếm
Bến yêu giờ lạc mất chẳng còn nhau
Khúc tình ca vang những điệu u sầu
Bóng dáng cũ nhạt nhoà trong chiều tím

Tự hành hạ mình trong bể tình quá khứ giờ trở thành vạc dầu sôi đốt cháy thể phách, tâm hồn. Quằn quại nuối tiếc những đêm hoan lạc trên đỉnh Vu Sơn mà dấu vết vẫn còn hằn sâu mồn một.

Buổi hẹn nào xin anh đừng lưu luyến
Giấc nghê thường một thuở chẳng còn vương
Ước mơ kia cam trải những đoạn trường
Hiu hắt bóng đêm trăng vàng soi lối

Và xin người cứ lẳng lặng ra đi, đừng nói thêm gì trong giờ ly biệt. Bởi người ơi, ủi an dối trá thì làm sao băng bó được con tim đang rỉ máu chết lặng trước ngưỡng cửa tử thần. Định mệnh đã an bài người đến rồi đi, khúc tình phụ đã xướng lên những âm thanh não nề thảm thiết thì ích gì đâu những lời nói sáo rỗng muộn màng lấp liếm của tình đời đen bạc mục ruỗng ân tình.

Mai cách nhau,em xin anh đừng vội
Nói bao lời chia cách lịm hồn đau

Giã biệt nhé và xin người đừng nói gì thêm nữa cả. Cứ hãy để lòng ta lặng lẽ tái tê nát tan với muôn ngàn giông bão của đoạn trường.
Ta khẩn khoản xin người lần sau chót ấy!

Dấu yêu xưa nay trót đã úa nhàu
Trăng đêm ấy chỉ còn là hoài niệm

Với những lời thơ mượt mà quyện quấn lòng người, Thuỳ Linh đã tạo nên bao xúc cảm ngọt ngào pha lẫn đắng cay trong lòng những tâm hồn đã không dưới một lần ngụp lặn trong biển ái nguồn thương của bồng lai và bão giông giữa gió mây tình trường phức tạp…

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (78 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối