Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Té nước theo mưa, Tuấn Khỉ xin đề xuất:

Trân quý thích = trân trọng + quý mến + thích thú
Phối kết tác hợp = phối hợp + kết hợp + tác hợp
Di lịch = di tích lịch sử
Nghiên bình = nghiên cứu + phê bình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Một giáo viên dạy chuyên Vật Lý ở ĐHSP có tật nói rất nhanh, trò chép không kịp, nên ông bày cho các trò của mình cách viết tắt, thầy hướng dẫn “ví dụ: Công suất = CS, Khối lượng riêng = KLR, Gia tốc = GT...v.v và v.v…”

Cho đến 1 hôm thầy kiểm tra vở của trò thấy trong vở toàn viết bậy, có nhiều trang cứ cách một đoạn lại có một chữ hơi bị bẩn, chuẩn bị mắng trò thì thầy sực nhớ ra hình như nó viết tắt của “Cảm ứng từ”.
Sưu tầm
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

ĐN có một thắc mắc từ lâu, rất lâu rồi mà vẫn chưa nghe được lời giải đáp thực sự làm ĐN thấy thoả mãn. Đó là: Hầu hết các văn bản chính thống của đảng, chính phủ hoặc các cơ quan đoàn thể thường hay dùng từ tồn tại theo cái nghĩa từ này chỉ sự thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí là tội ác v.v...Người ta thường viết: "Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, bổ khuyết...", hoặc ...khá hơn một chút là: "Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn tồn tại những yếu kém...". Nếu bạn nào ưa "sưu tầm" về từ "tồn tại" này có thể tìm thấy nhan nhản ở khắp mọi văn bản, tài liệu, đặc biệt là các báo cáo tổng kết thi đua, tổng kết nhiệm kì công đoàn, chi bộ, chi đoàn v.v và v.v theo cái cách nghĩ rằng tồn tại  là yếu kém, là khuyết điểm, sai lầm...và chỉ những thứ đó mới..."tồn tại".
Vậy thì..."tồn tại" chỉ là những thứ tồi tệ, yếu kém, khuyết điểm...Còn không tồn tại là những ưu điểm thành tích hay những mặt tốt đẹp, tích cực? Thật chẳng hiểu ra làm sao nữa. Lắm khi lại phải thốt lên: TO BE OR NOT TO BE...
Mong được các bạn phân tích thêm và giúp ĐN hiểu thêm về...tồn tại đúng như bản chất của nó. Xin cảm ơn nhiều.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 Hi, cho nói leo một tý nhé! Tồn tại ở đây có nghĩa là những vấn đề yếu kém, hay sai phạm đó hiển hiện khách quan sờ sờ ngay trước mắt mọi người, không ai không thấy và không phải là lỗi của họ, đó là ngôn ngữ của tầng lớp quan lại hiện đại, không phải của dân đen. Bởi vì dân đen có ai nói rằng nhà tôi đang tồn tại tình trạng thiếu đói đâu!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
ĐN có một thắc mắc từ lâu, rất lâu rồi mà vẫn chưa nghe được lời giải đáp thực sự làm ĐN thấy thoả mãn. Đó là: Hầu hết các văn bản chính thống của đảng, chính phủ hoặc các cơ quan đoàn thể thường hay dùng từ tồn tại theo cái nghĩa từ này chỉ sự thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí là tội ác v.v...Người ta thường viết: "Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, bổ khuyết...", hoặc ...khá hơn một chút là: "Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn tồn tại những yếu kém...". Nếu bạn nào ưa "sưu tầm" về từ "tồn tại" này có thể tìm thấy nhan nhản ở khắp mọi văn bản, tài liệu, đặc biệt là các báo cáo tổng kết thi đua, tổng kết nhiệm kì công đoàn, chi bộ, chi đoàn v.v và v.v theo cái cách nghĩ rằng tồn tại  là yếu kém, là khuyết điểm, sai lầm...và chỉ những thứ đó mới..."tồn tại".
Vậy thì..."tồn tại" chỉ là những thứ tồi tệ, yếu kém, khuyết điểm...Còn không tồn tại là những ưu điểm thành tích hay những mặt tốt đẹp, tích cực? Thật chẳng hiểu ra làm sao nữa. Lắm khi lại pjải thốt lên: TO BE OR NOT TO BE...
Mong được các bạn phân tích thêm và giúp ĐN hiểu thêm về...tồn tại đúng như bản chất của nó. Xin cảm ơn nhiều.
Tồn tại, đó là sáng tạo trong lúc tồn tại chung với tồn tại!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
Một số từ sai chính tả:

trùng lặp (viết sai là chùng)
quần chùng, dây đàn bị chùng (viết sai là trùng)
dành để cho anh (viết sai là giành)
giành lấy tự do (viết sai là dành)
sắp bắt đầu, sắp xếp (viết sai là xắp)
giở sách (viết sai là dở)
dở dang, rất dở (viết sai là giở)
giơ tay, giơ chân (viết sai là dơ)
dơ bẩn (viết sai là giơ)
nhà dột, dột nát (viết sai là rột)
giận dỗi, giận hờn (viết sai là dận)
chân thành (viết sai là trân)
dải áo, dải lụa (viết sai là giải)
giải bài tập, giải quyết (viết sai là dải)
sáo rỗng (viết sai là xáo)
xáo trộn, nước xáo, xào xáo (viết sai là sáo)
Các bác cho em hỏi Chân trọng có phải viết tắt của từ chân thành và tôn trọng không?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
Té nước theo mưa, Tuấn Khỉ xin đề xuất:

Trân quý thích = trân trọng + quý mến + thích thú
Phối kết tác hợp = phối hợp + kết hợp + tác hợp
Di lịch = di tích lịch sử
Nghiên bình = nghiên cứu + phê bình
Cầy tơ bẩy món = Cầy bẩy
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:

Các bác cho em hỏi Chân trọng có phải viết tắt của từ chân thành và tôn trọng không?
Không phải là "chân trọng" mà là "trân trọng" mới đúng chính tả. Trân trọng (珍重) là từ Hán Việt, ghép bởi hai từ "trân" (quý báu) và "trọng" (nặng, tôn trọng, kính trọng).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
Té nước theo mưa, Tuấn Khỉ xin đề xuất:
Phối kết tác hợp = phối hợp + kết hợp + tác hợp
Cho em hỏi câu nữa: từ tác hợp dùng khi nào cho thí dụ?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:

Cho em hỏi câu nữa: từ tác hợp dùng khi nào cho thí dụ?
"Tác hợp" cũng là từ Hán Việt, ghép bởi "tác" (tạo ra, như tạo tác, sáng tác) và "hợp" (liên kết, gán ghép, như hợp nhất, hợp thành). "Tác hợp" được dùng gần như "tác thành", để chỉ việc tạo ra nhân duyên, hứa hôn cho đôi nam, nữ. Ví dụ:

"Hồi đó, suýt nữa bác đã đứng ra tác hợp cho chúng tôi thành chồng vợ"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối