Trang trong tổng số 104 trang (1032 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [59] [60] [61] [62] [63] [64] [65] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Ngo^'c đã viết:
Chú Thuỵ ơi!
đọc "Đừng Xuân" của Chú mà nghe như tiếng lòng mình vậy!

"Làm sao cứ phải xuân sang nhỉ
Thà vẫn rằng đông có vội gì"
"Xuân trước còn em mà mong nhớ
Tết này muốn nhớ chẳng còn em"

N Cảm ơn thơ trữ tình của Chú!
Chúc Chú năm mới nhiều sức khoẻ và hạnh phúc!
Chú rất vui khi được cháu đồng cảm với thơ của chú.
Cảm ơn cháu nhiều. Chúc cháu sang năm mới có nhiều niềm vui.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Tường Thụy đã viết:


Các bài bình của cháu rất hay và đúng ý tác giả định truyền tải. Đặc biệt là rất vui.
Bài "Giận nhau", "Đừng xuân", "Về lại Châu Giang" cháu bình rất sát.
Bài "Mùa xuân của mẹ" chỉ có một ý chưa sát lắm. Đó là câu:
"Gặp nhau bỗng thấy ngỡ ngàng xuân nay". Ngỡ ngàng là trước sự thay da đổi thịt của người con gái dậy thì. Lúc này chưa có cảm giác nghèn nghẹn. Cảm giác ấy chỉ xuất hiện khi đọc câu "Mà thương áo mẹ mỗi ngày rộng thêm".
Vui nhất là khi chú bình thơ cháu, cháu bình thơ chú mà có bài không biết mình đang bình cho ai. Đó có lẽ là bài "Má và mùa xuân", "Xuân của mẹ", "Giận nhau". Vui hơn nữa là bài duy nhất chú bình lại là bài của cháu và bài ấy đã đoạt giải nhất.
Chúc mừng cháu yêu.

Có lẽ do HNhu dzới chú hay đọc thơ của nhau. Cũng có thể gọi đó là duyên thơ phải hông chú.
Kể cũng là kỳ duyên ạ! :D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy



LỜI BÌNH CỦA LUU lY TÍM:


Bài dự thi số 07/GK:

TIỄN CON MÙA XUÂN

Thế là con đã lớn khôn
Nay con xuất giá biết buồn hay vui
Vòng tay bố hóa hẹp rồi
Tiễn con mà thấy bùi ngùi bâng khuâng
Đất trời đang chuyển sang xuân
Từ nay tết đến con không có nhà.
Bây giờ thêm mẹ thêm cha
Quê hương cách mấy đã là quê chung
Biết rằng con chọn bến trong
Mà con đi vẫn cứ rưng rưng lòng.

Thế là con đã trưởng thành
Bõ công cha mẹ dụm dành chắt chiu
Bố nuôi con dưới mái nghèo
Một đời lận đận với nhiều đắng cay
Mà giờ bất lực buông tay
Nợ song thân biết trả vay thế nào
Hỏi trời, trời mấy tầng cao
Đành mang tiếng bạc, đành đau nốt đời
Nén hương có nói hộ lời
Xin ông bà xóa tội này được chăng.

Vợ chồng nghĩa ấy trăm năm
Giữ sao cho trọn tấm lòng sắt son
Đừng bao giờ thấy tiền khôn
Đừng coi nén bạc nặng hơn nghĩa tình
Cơm sôi bớt lửa thì lành
Ăn thua chi phải tranh giành thiệt hơn.
Những phường giá áo túi cơm
Thế nhân ai dại ai khôn ... chuyện đời
Bất nhân khó thoát lưới trời
Gian manh đâu phải là người khôn ngoan.
Còn bao kiếp sống cơ hàn
Giàu nhân nghĩa phúc sẽ càng dày thêm
Mong con hai chữ bình yên
Đừng tham vọng tới bạo quyền, hư danh
Con ngoan là của để dành
Cá không ăn muối sao đành được đây.

À ơi con ngủ cho say
Bố ru con nốt khúc này nữa thôi
Con mơ gì thế mà cười
Ừ xuân đang đến. Và trời đang xanh
Xin cho con những tốt lành
Mùa xuân phía trước là dành cho con
Dặm đời chân bố đã mòn
Cầu mong con được vuông tròn mai sau
Thôi lau nước mắt đi nào
Hôn con lần cuối mà sao nghẹn lòng
Nhìn con môi thắm má hồng
Lại thương con tết đến không có nhà.

(MS007/GK)

Mùa Xuân là mùa của yêu đương hạnh phúc, mùa cây trái đơm hoa kết quả, và cũng là mùa cưới rộn ràng. Vào Xuân thi nhân hay viết về tình yêu thương lãng mạn trai gái, thì chính lúc này đây có người lại ngồi xuống cắn bút viết cho đứa con ngày cất bước vu quy.

Ít khi nào thấy được những bài thơ Bố viết cho con, bài thơ Tiễn Con Mùa Xuân làm cho tôi cảm động thật sự vì tác giả đã đem tình thương Phụ Tử tưới mầm yêu thương trên những câu thơ lục bát ngọt ngào.  Mỗi câu là một lời dặn dò, khuyên răn, gởi gắm chơn chất của người cha yêu con.


Vòng tay bố hóa hẹp rồi


Gái lớn theo chồng là chuyện thường tình, thế mà Bố ngồi đây trằn trọc, còn nổi lo lắng khổ sở nào hơn khi không thể tự tay mình chăm sóc cho con.  Ngày xưa bé bỏng chập chửng đi có Bố dắt dìu, giờ đây mỗi bước trên đường đời con ngã ai nâng? Miệng thì bảo  " biết rằng con lựa bến trong " mà dạ thì thắt thỏm không yên.  

Từ thưở nằm nôi con người gần gủi Mẹ hơn Cha, bao giờ cũng nghe văng vẳng bên tai bài "lòng Mẹ bao la như biển thái bình " trong mắt tôi chỉ có Mẹ là tất cả.  Thậm chí đôi khi nghe câu hát thiếu nhi " Bố là tất cả Bố ơi, Bố ơi. Nhưng khi có Mẹ, Bố là Bố thôi " tôi nghĩ đúng thật là Bố không sánh bằng Mẹ, nhưng hôm nay đọc bài thơ này đã thay đổi chiều hướng suy nghĩ của mình. Thường thì người cha lúc nào cũng cứng rắn, là trụ cột gia đình phải bôn ba tảo tần nên không gấn gủi con cái nhiều như mẹ, tình yêu thương lại không thể bộc lộ ướt át, dịu dàng. Cứ ngỡ rằng cha lúc nào cũng lúc nào cũng cộc cằn, nghiêm nghị thì thật sự không đúng. Lòng cha cũng như mẹ, luôn yêu thương, bao dung và hết lòng vì con cái.

Làm một bài thơ dài đã khó, khó hơn nữa ở chỗ làm cách nào đễ tung hứng cho thuận mắt người đọc, và quan trọng nhất là gói trọn nội dung, không bị loãng ý. Đoạn thứ hai tác giả hơi bị lệch lái qua vấn đề nợ song thân chưa đền đáp có lẽ đây cũng là lời tâm sự với con gái chăng? Con nuôi dưỡng đã thành nhân ngoái nhìn lại thì cha mẹ đã về chín suối không còn dịp đáp đền. Nội dung bài thơ sẽ trọn vẹn hơn nếu sau đoạn hai nhắn nhủ con đừng quên chữ hiếu thảo và tiếp tục khuyên con đạo hạnh để ăn khớp với đoạn ba.

Có người thích thơ đúng luật chặt chẻ, riêng tôi thích thơ đọc nghe lã lướt, trầm bỗng êm tai, không gò bó.  Dù bài thơ nầy có dùng thông vận nhiều đi nữa thì cũng không làm người đọc chán, mà trái lại ý thơ chơn chất, lúc ngọt ngào như ca dao, lúc cao thâm như tục ngữ nhưng quan trọng nhất là tất cả đều xuất phát chân thật từ tình thương yêu Phụ Tử mà ra.  Tôi hoàn toàn đồng ý với ý tưởng của nữ thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ. "... Muốn có thơ hay là phải sống thật với chính mình."   Bài thơ này tác giả dù không dùng lời lẽ ví von, không lã lướt trong cách thể hiện ngôn từ, nhưng tác giả đã dốc hết lòng mình ra tâm sự, khuyên bảo, và nhắn nhủ con gái bằng những lời chơn chất nhất đủ để rung động trái tim người đọc.



À ơi con ngủ cho say
Bố ru con nốt khúc này nữa thô
i


Những dòng thơ lục bát tiễn con mùa Xuân đã ăn sâu vào lòng tôi. Nhắm mắt lại, im lặng nghe tiếng Bố ru nhè nhẹ, hai hàng nước mắt chảy dài. Thấm thía lời nhạc " Tình cha bát ngát như vầng thái dương.... ! "

Chân thành cám ơn tác giả đã đem tình yêu thương Phụ Tử trải rộng trên nền trời Xuân xanh ươm. LLT không giỏi về lời ăn tiếng nói, càng không rành chuyện bình thơ, chỉ xin... ké vài dòng cảm nhận.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy



LỜI BÌNH CỦA THU PHONG:


     Viết được một bài thơ hay là rất khó, bài thơ hay đi vào lòng người được nhiều người đọc và cảm nhận thơ đó là những thành công của tác giả, Tôi là người hay viết thơ buồn, thích đọc thơ buồn và luôn có cảm tình với thơ buồn nhưng ở đây là cuộc thi thơ “Tình xuân” chúng ta hãy dành cảm nhận cho những niềm vui, hạnh phúc khi nàng xuân tuyệt diệu mang tới cho chúng ta, tại sao đã bao lâu nay các nhà thơ, nhà văn nhạc sĩ đã mất nhiều tâm huyết để tả nàng xuân đến vậy?
     Có lẽ vì dẫu trong muôn vàn nỗi buồn, lo toan thường nhật thì xuân đến vẫn mang     cho chúng ta những cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản….
     
      Bài dự thi số 07/GK: TIỄN CON MÙA XUÂN
      Trước hết Thu Phong xin phép tác giả trước vì tất cả những cảm nhận trước nay đều khen là chính nhưng Thu Phong muốn nói chút quan điểm của mình và hoàn toàn không có ý chê bai gì nha.
     Làm người làm cha mẹ nuôi con từ khi bé xíu nhỏ như con mèo nhìn chúng lớn lên hàng ngày từ tập cười,tập nói, tập đánh vần những câu chữ đầu tiên cho tới khi chúng trưởng thành chưa một phút nào chúng ta hết lo toan cho con cái, ngày tiễn con lấy chồng cũng là ngày vui của cha mẹ vui vì con chọn được bến nước trong và vì ngày nay đâu có như xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy để một bước gạt lệ ướt đầm áo hoa…
     Trong ngày vui tuy có những ngậm ngùi nhưng khi không ngồi kể lể về
     
     “Mà giờ bất lực buông tay
Nợ song thân biết trả vay thế nào
Hỏi trời, trời mấy tầng cao
Đành mang tiếng bạc, đành đau nốt đời
Nén hương có nói hộ lời
Xin ông bà xóa tội này được chăng.”

    Thì con trẻ sao yên lòng bước đi được chứ.
    Nếu là Thu Phong những tình cảm này dẫu có thật cũng chẳng nói vào mùa xuân và vào ngày tiễn con. Niềm vui của con chính là 10 lần niềm vui của cha mẹ. Chúng thành công trên bước đường đời một ta vui mười, mà dẫu ta có chưa được vui lắm vì chúng còn những khờ dại thì cũng giấu đi nói vào một dịp khác
Thu Phong chỉ muốn nói những quan điểm của mình xuân dẫu buồn dẫu vui cũng là cảm xúc của mỗi người nhưng rất mong được đọc những vần thơ xuân bay bổng tình người tan hòa trong mùa xuân

Chúc tất cả vui.
Một lần nữa mong tác giả bài thơ không buồn vì đây chỉ là cảm nhận của riêng TP.

Thân mến.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy



LỜI BÌNH CỦA ĐÔI MẮT MÙA ĐÔNG:


Về Bài dự thi số 07/GK :

Trước tiên, ghi lại cảm nhận cho bài này vì Mắt cảm thấy thật tiếc :

À ơi con ngủ cho say
Bố ru con nốt khúc này nữa thôi
Con mơ gì thế mà cười
Ừ xuân đang đến. Và trời đang xanh


Với trình độ cảm nhận ở mức thường thường của mình, Mắt thấy bốn câu này trong bài  thật tuyệt. Tiếc là những phần còn lại của bài thơ không được như thế.

Mắt cũng có cùng cảm nhận như Thu Phong, mà trong đó:
Nợ song thân...Đành mang tiếng bạc...Xin ông bà xóa tội... là những chuyện mà thông thường không bậc cha mẹ nào lại nói thẳng thừng như thế với con gái của mình trước lúc về nhà chồng.

Thêm nữa, ở khổ thứ 3 :

"Vợ chồng nghĩa ấy trăm năm/.....Cá không ăn muối sao đành được đây." đọc có cảm giác như đọc những câu ca dao tục ngữ  xa xưa mang tính giáo huấn : " Công cha như núi thái sơn..v v ..." . Làm cha mẹ, khi con về nhà chồng thì khuyên dạy các thứ (với riêng con)  là chuyện thông thường, nhưng đưa một nội dung giáo huấn quá dài và không có gì mới như thế vào bài thơ thì sẽ khiến người đọc rất mệt mỏi. ( Nói vui một chút  :D - Ngay cả với con gái, chỉ có cách ghi ra giấy để nó đọc từ từ chứ nói một lần bằng đó chắc gì nó nhớ hết !) Riêng Mắt thấy, nếu lược bỏ khổ thơ dài đến 16 câu này đi vẫn không ảnh hưởng gì đến giá trị của bài thơ.

Cũng như TP, Mắt không dám bình thơ mà chỉ nêu cảm nhận của riêng mình như tiêu đề của topic.  Nói gì thì nói, ngay cả với những nhà thơ rất nổi tiếng, có vô số những bài thơ mà chỉ một vài câu trong đó là đi vào lòng người được thôi, huống hồ...Bốn câu thơ trích dẫn ở trên - với riêng Mắt - thật đáng ngưỡng mộ

:)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tiếp theo:

Chân thành xin lỗi mọi người ! :)

Vì lần trước bận quá, Mắt chỉ gõ vội được vài dòng lại phải out gấp nên CM cảm nhận về bài dự thi số 07/GK: TIỄN CON MÙA XUÂN  còn chưa được trọn vẹn. Nay xin được bổ sung thêm một chút,  xem như một lời cảm ơn chân thành gửi đến tác giả những câu thơ mà Mắt đã rất thích:

À ơi con ngủ cho say
Bố ru con nốt khúc này nữa thôi
Con mơ gì thế mà cười
Ừ xuân đang đến. Và trời đang xanh


Những cái hay trong bài đã được các bạn phân tích bên trên rồi. Mắt chỉ xin nêu cảm nhận về 4 câu được trích.
Với những :bùi ngùi; bâng khuâng; nghẹn lòng; lau nước mắt.v.v...,tác giả đã diễn đạt và truyền lại được cảm xúc của mình cho người đọc. Tuy nhiên, với Mắt,  dùng từ ngữ để diễn tả cảm xúc của mình đã là hay, nhưng khi không cần dùng bất kỳ những từ ngữ nào như thế mà vẫn truyền đạt được cảm xúc thì mới gọi là tuyệt vời . Người yêu thơ chúng ta chắc hẳn đã từng được thưởng thức những bài thơ như vậy. "Gửi người dưới mộ" của nhà thơ Đinh Hùng là một điển hình: Đau khổ đến cùng cực khi người yêu qua đời, ôm tấm ảnh di vật của người yêu rồi bỏ quê ra đi . Ấy vậy mà trong bài thơ 9 khổ với 40 câu, Đinh Hùng chỉ sử dụng có một lần duy nhất từ "rỏ lệ" mà vẫn diễn đạt tột cùng nỗi đau thương đến điên loạn của mình.
Trở lại phần trích bài thơ dự thi số 07/GK , ta thử xem tác giả đã diễn đạt thế nào:

À ơi con ngủ cho say
Bố ru con nốt khúc này nữa thôi


Không hoành tráng "đao to búa lớn", không kể lể dài dòng, không sử dụng một từ ngữ nào diễn tả nỗi đau, chỉ với một câu 8 rất nhẹ nhàng: "Bố ru con nốt khúc này nữa thôi"  tác giả đã truyền tải được cho người đọc nỗi đau thầm lặng của một ông bố đã bao năm chắt chiu, nuôi nấng đứa con yêu , nay cất lời à ơi ru con lần cuối để rồi sẽ tiễn con đi.  Nửa như van xin :"Cho bố ru nốt lần này thôi" và nửa như một lời giã biệt :" Từ nay bố sẽ không còn ru con nữa ". Không hẳn từ nay bố đã mất con, nhưng xong khúc ru này thì từ nay bố sẽ vĩnh viễn mất đi cái hạnh phúc được ru con  như ngày nào con còn bé thơ rồi.
Và rồi tiếp theo:

Con mơ gì thế mà cười ?

Từ nỗi đau của bố, thoắt cái tác giả chuyển ngay qua nụ cười vô tư của con lúc đang mơ vào câu 6 kế tiếp. Hai thái cực đặt cạnh bên nhau một cách bất ngờ. Nụ cười nằm cạnh nỗi đau, cái này  tôn thêm ý nghĩa cho cái kia mà lại rất logic và không chút gượng ép.  Và, với câu hỏi:"Con mơ gì thế mà cười?", giả dụ nếu người đọc cứ thuận đà theo ý thơ trong khổ 2 của bài thì dễ dàng nghĩ câu trả lời sẽ mang đầy ý than trách như: "Con cứ vô tư vui cười , có biết đâu bố đang héo sầu khổ sở..." Nhưng may mắn là không phải thế. Câu trả lời đã là:

Ừ xuân đang đến. Và trời đang xanh

Thật ngạc nhiên ! Không còn thấy ông bố "khó hiểu" đang kể lể phiền trách như ý thơ trong khổ 2 của bài nữa  :D . Bây giờ đây mới đích thực là ông bố vô cùng kính yêu của con gái. Nỗi sầu khổ của bố như biến đi đâu ngay lập tức sau nụ cười  của con. Và dù đang trong tâm trạng như vậy, nhưng bố vẫn nhìn ra một bầu trời rạng ngời màu xanh hy vọng . Ừ, con cười vui vì mùa xuân đã đến, và mùa xuân hạnh phúc của riêng con cũng vừa sang. Thật cảm thương cho bố với nỗi đau thầm lặng đang dấu kín bên dưới niềm hạnh phúc của con.

Với  âm điệu nhẹ nhàng,  trơn tru, từ ngữ bình dị mà truyền cảm tuyệt vời, bốn câu thơ trích dẫn trên đối với Mắt thật đáng để học hỏi. Dù biết rằng cả với thơ của những thi sĩ nổi danh, mình cũng chưa chắc đòi hỏi được nhiều hơn thế, nhưng sao lòng vẫn cứ tiếc thầm: "Giá như được nhiều hơn thế..."

Vẫn như CM trước, lần này cũng vẫn là những cảm nhận của một người đọc thơ bình thường chứ không hề là một bài bình thơ, và Mắt xin chân thành cảm ơn tác giả bài thơ.

:)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


NHẬN XÉT CỦA NHÂN ÁI



TIỄN CON MÙA XUÂN - MS007/GK

(Khúc ru con ngày xuân - Khúc ru thứ hai - TT chú)

Mùa xuân – mùa xây tổ ấm.
Lời người bố nhắn gửi con lên xe hoa thật xúc động.
Hàm chứa trong thơ là tất cả những gì tinh túy nhất mà cuộc đời bố đã trải qua – đó là kho tàng vô giá, là lời nguyện cầu hạnh phúc cho con.

Hãy lắng đọng với từng tấm chân tình của người Bố trong thơ
NA tự hỏi, liệu bạn có khóc … hay nước mắt chảy vào trong khi đọc và suy ngẫm những câu thơ này ko nhỉ?




ĐỪNG XUÂN - MS006/GK

Bài thơ lạ!
Với bài thơ, mùa xuân – đau đáu một niềm đau. Điều này không thuận chiều cho lắm… nhưng có dù chỉ là số ít, vẫn sẽ có những người đồng cảm.


Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy



LỜI BÌNH CỦA NHẬT NGUYỆT


NN rất tâm đắc và cực kỳ thích thú với quan điểm trên của DMMD. Đã có lần NN nói về lối thơ "không chữ". Chúng ta những người mới tập tành làm thơ, thường vận dụng đến mức lạm dụng những từ ngữ rất "kêu", rất "mơ hồ", rất "triết học"... để đưa vào thơ và nghĩ thế mới là thơ!!! Những từ ngữ "cao sang quý tộc" trên đặt đúng lúc, đúng chỗ thì không có gì phải bàn, ngược lại nếu bị lạm dụng quá đà thì khi đọc lên câu thơ nghe "loảng xoảng" nhưng ý tứ không rõ ràng thì chẳng khác mấy với hô... lô tô.

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng hơn một lần đọc "Đồi tím hoa sim" (Hữu Loan), một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20, bài thơ đầu tiên của VN được mua tác quyến với 100 triệu đồng, chúng ta hãy đọc lại đoạn thơ sau:

Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh


Bao mất mát, đau thương, tưởng chừng khó diễn tả thành lời, được tác giả gói ghém trong mấy câu thơ cực kỳ bình dị, hình ảnh "chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương" thật đắt, một hình ảnh xuyên suốt bài thơ, từ hạnh phúc của đôi lứa vừa cưới nhau... đến khi chàng về thăm thì nàng đã nằm dưới mộ sâu... Chính những câu chữ bình thường như thế lại làm nên những giá trị khác thường.

Trở lại với bài thơ, lần đầu tiên khi đọc bài thơ này, tôi không khỏi nhủ thầm, giá mà... tác giả kìm nén được cảm xúc, sắp xếp và gạn lọc lại, để bài thơ ngắn đi một chút thì hay biết mấy! chính sự lan man đã che đi phần nào những câu thơ "lấp lánh" mà các bạn đã trích, đã bình ở trên.


NN

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


LỜI BÌNH CỦA PHALE


PL thì thích khổ thơ này nhất trong bài dự thi số 07/GK :

Thôi lau nước mắt đi nào
Hôn con lần cuối mà sao nghẹn lòng
Nhìn con môi thắm má hồng
Lại thương con tết đến không có nhà.


Đọc khổ thơ này, PL chợt rưng rưng lệ. Người cha trong thơ đã "lau nước mắt" mà sao thơ cứ nghẹn ngào:

Thôi lau nước mắt đi nào
Hôn con lần cuối mà sao nghẹn lòng

Ai đã từng làm cha, làm Mẹ, sẽ hiểu rằng đối với cha mẹ, con cái là tài sản quý giá nhất. 9 tháng cưu mang, 3 năm chăm chút, sau đó là những tháng năm nâng niu, dạy dỗ. Mái tóc này, làn da đó... thân thương với cha mẹ biết bao.
Dẫu con lớn thế này rồi, nhưng về trễ hơn thường lệ một chút là cha mẹ đã đứng ngồi không yên. Vắng con một ngày là nhớ con một ngày. Huống hồ, mai con rời nhà mình sang nhà người khác... tuy là không phải là đi hẳn, vì thể nào cũng sẽ về, nhưng rồi có về cũng chỉ là về thăm... chốc lát rồi lại đi, chứ đâu còn như hôm nay, sáng nhìn thấy con, tối nhìn thấy con... vươn tay ra là chạm con... Buồn lắm chứ. Thương con lắm chứ.

Buồn vì từ mai sẽ không còn nghe con nói, con cười mỗi ngày. Căn phòng này, chiếc giường kia sẽ trống vắng.
Thương con vì mai con theo người ta biết đục trong thế nào, biết người ta có yêu thương con như cha mẹ đã yêu thương con không?

Nếu có thể, cha mẹ nào cũng muốn giữ mãi con trong tay mình chỉ để chắc rằng con luôn được an toàn. Đau ốm, có cha mẹ thuốc thang. Buồn vui có cha mẹ chia sẻ.
Nhưng, làm sao giữ con mãi bên mình được. Biết ngoài kia giông gió lắm, bão bùng không biết được, nhưng đã đến lúc con phải tự mình bay vào đời, tiễn con mà lòng cha thắt lại, ngổn ngang lo lắng.

Nhìn con má thắm môi hồng trong ngày cưới, cha cũng vui lắm chứ, vui vì con đã có một người song hành trong cuộc đời này.
Nhưng cũng lo lắm chứ, lo vì không biết con đã lựa chọn kỹ chưa? Lỡ ra lại khổ cho con...
Phút giây cầm tay con gái gởi gắm lại cho người dưng, cha mới cảm thấy bất lực làm sao, bất lực vì không thể sống mãi để dẫn con đi hết cuộc đời này.
Xuân về mà con đi. Mai con ăn Tết nhà người ta, liệu có vui như ở nhà mình không?

Nhìn con môi thắm má hồng
Lại thương con tết đến không có nhà.


4 câu thơ chan chứa nỗi niềm của người cha trước lúc tiễn con gái về nhà chồng khiến người đọc rưng rưng. Càng thêm hiểu, tình cảm của cha mẹ dành cho con mãi là vô tận.

PL cảm ơn tác giả đã viết nên những vần thơ này nhé!
PL cũng xin chúc phúc cho người cha và người con gái trong thơ!

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy



Đọc những lời bình về bài “Tiễn con mùa xuân” thấy cũng là 1 sự kiện lạ. Có tới 6 bài bình của 5 “bình giả”. Khen có, chê có, vừa khen vừa chê có. Nhưng TT ấn tượng với lời bình của Đôi Mắt Mùa Đông. Mắt bình khá sắc sảo. Có người làm thơ hay nhưng bình thơ thì không hay, có người bình hay nhưng làm thơ thì dở. Được biết Mắt từng được giải nhất trong cuộc thi thơ trước đây. Vậy là hắn siêu cả hai. Có thể đúng hoặc không đúng ý tác giả nhưng TT cho rằng hắn có khả năng thẩm thơ rất tốt. Vậy mà chẳng thấy ai giới thiệu hắn vào ban giám khảo. Giá hắn “dám khảo” có thể việc chấm thi thuận lợi và chính xác hơn.
Chưa thấy tác giả có ý kiến gì. Mà có cho tiền, y cũng chẳng dám nhảy ra tranh cãi trừ khi kết quả thi được công bố. Nhưng TT đoán có lẽ y đang thích thú, có khi còn thích thú hơn những bài thơ mà y chỉ nhận được toàn lời khen. Ít ra, “Tiễn con mùa xuân” của y đã làm xôn xao diễn đàn, còn có được giải hay không thì y ứ cần biết. Y được Bạch Vân khen mấy câu, Mắt khen mấy câu, Pha Lê khen mấy câu, Luulytim khen mấy câu, với y thế là đủ. Nhưng những chỗ bị chê có lẽ y còn mừng hơn vì trên cơ sở đó y sẽ cân nhắc, sẽ rút kinh nghiệm đối với những bài thơ y đang thai nghén. Điều đó chỉ tốt cho y thôi. Còn nếu khen chê quá một chút thì bài thơ nó vẫn thế, chẳng làm nó hay lên hoặc kém đi được. Y giữ thái độ thản nhiên là phải.
Có thể vì nội dung là chuyện trò với con gái trước khi con đi lấy chồng nên bài thơ hơi dài và nội dung thì tham lam chăng. Y gửi vào đó nhiều tâm sự. Có lẽ y lớn lên trong nghèo khổ, thiếu thốn, có lẽ y đã từng bị lừa lọc, phản bội … những cái đó ám ảnh y và nhân cơ hội này y mới bê ráo cả vào, xả cho đỡ.
Ấy là TT cứ phỏng đoán bừa thế, còn có trúng ý y hay không TT cũng ứ cần biết.
Bài thơ hay dở ra sao mọi người đã phân tích khá nhiệt tình và đầy đủ. TT có bình cũng không thêm được ý nào mới. Chỉ thấy rằng nội dung bình thơ song song với cuộc thi là rất bổ ích. Chắc chắn nhiều cây bút sẽ vững hơn qua các cuộc thi và bình thơ như thế này.

Tường Thuỵ

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 104 trang (1032 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [59] [60] [61] [62] [63] [64] [65] ... ›Trang sau »Trang cuối