Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:
Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh

Kết luận đáng suy gẫm.
Đơn giản thôi: sính ngoại mà!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Vodanhthi đã viết:
Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh
Kết luận đáng suy gẫm.
Đơn giản thôi: sính ngoại mà!
Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Thật sự khi học thầy Bích, tôi mới thấy mình còn hiểu quá ít, vô cùng ít về Nam bộ... Thầy dạy văn hoá Việt Nam nhưng cách dạy thật sự đặc biệt, có bửa kể chuyện đời, chuyện đạo lý. Ngẫm mà muốn rơi nước mắt.
Tôi khâm phục thầy ở chỗ cái việc "tu thân" của thầy... với cái bằng Cử nhân duy nhất nhưng thông thạo 5 ngôn ngữ, thơ văn, đàn nhạc.... Một lần được ngồi nghe thầy giảng...không tiếc đời sinh viên!...
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Vodanhthi đã viết:

Lặng lẽ làm người tốt



“Mẹ không rầy con vì con ngoan, phải không mẹ? Nhưng con lại thích được... mẹ rầy, vì như thế mẹ mới quan tâm, yêu thương con trọn vẹn”.

Tôi đã giật mình khi nghe con gái lớn thủ thỉ như vậy. Cháu năm nay đang học lớp 9, rất ngoan ngoãn và lễ phép, biết giúp tôi làm việc nhà và trông em. Vì con… quá ngoan nên tôi ít phải trò chuyện tâm tình với cháu, càng ít có “cơ hội” rầy la cháu, vì mọi việc tôi giao cháu đều sắp xếp ngăn nắp đâu ra đó. Tôi có nói với cháu thì cũng là… truyền đạt mệnh lệnh, nhờ làm việc này việc kia, hoặc khen cháu vài câu khách sáo.

Đúng là tình cảm mẹ con hơi lạnh nhạt, nhưng một phần vì tôi quá bận rộn, cũng do cháu quá chỉn chu nên những cuộc trò chuyện mang tính chất tâm tình cởi mở, hoặc cọ sát để thấu hiểu phần sâu khuất trong tâm hồn mỗi người hầu như không có. Làm con ngoan phải chịu thiệt thế sao?

Con gái tôi kể, lớp nó có bạn này không làm bài ở nhà, bạn kia hay nói tục. Các bạn đó đều được cô giáo phân công những bạn ngoan giỏi hơn kèm cặp. Con gái tôi cũng phải làm “đôi bạn cùng tiến” với một bạn cá biệt trong lớp. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra, đôn đốc bạn này làm bài, học bài và báo cáo tình hình học tập của bạn cho cô giáo hàng tuần. “Làm học sinh cá biệt sướng thật, lúc nào cũng có người lo lắng…”, con gái tôi nói.

Tôi thấy lo vì suy nghĩ này của con. Chẳng lẽ nó lại muốn mình trở nên tồi tệ hơn bây giờ? Chẳng lẽ nó hối hận vì đã là người tốt? Vẫn biết, xã hội cần dành nhiều hơn sự quan tâm, ưu ái đến những mặt còn khiếm khuyết trong đời, nhưng liệu chúng ta đã thật sự hành xử khéo léo trong việc này để không gây ra những ngộ nhận về lối sống, hành vi ứng xử cho trẻ?

Nó còn kể tôi nghe chuyện xảy ra ở lớp học Anh văn của nó. Hôm đó, thầy giáo đã hỏi cả lớp: “Để được người lớn tha lỗi, các em phải làm gì?” Hầu hết các bạn trong lớp nó đều trả lời: phải biết thành khẩn nhận lỗi, tỏ ra ăn năn hối lỗi, hứa sẽ không tái phạm… Con gái tôi không tham gia phát biểu ý kiến, nhưng về nhà lại nói với tôi: “Con rất muốn nói với thầy rằng, để được người lớn tha lỗi thì trước hết trẻ em phải… phạm lỗi”.

Điều này nghe có vẻ phá cách, ngược ngạo nhưng ngẫm kỹ thì không phải là không có lý. Xã hội nói chung thường nhân ái, bao dung với những hoàn cảnh lầm lỡ biết “quay đầu là bờ”. Nhưng cũng có những hoàn cảnh một lần và… mãi mãi cứ lầm lỡ, khiến lòng vị tha của cộng đồng bị thử thách quá mức. Người lớn có thể tặc lưỡi cho qua, xem như một phần tiêu cực không thể khắc phục của xã hội. Nhưng trẻ nhỏ lại rất dễ bị ảnh hưởng, nhầm lẫn giữa cái ranh giới mập mờ thiện – ác, xấu – tốt.

Chúng có thể chỉ nhận xét đơn giản: người tốt được xã hội kính trọng… trong lặng lẽ, trong khi người chưa tốt có thể lại được mở rộng vòng tay đón chào. Chúng chưa hiểu được rằng xã hội không thể lãng phí công sức, thời gian để khắc phục, chỉnh sửa những gì đã hoàn hảo. Thế nên chúng chỉ nghĩ đơn giản: hãy phạm sai lầm để mong được yêu thương!

Tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con để xoá đi những suy nghĩ “lệch chuẩn” này trong con. Tôi sẽ bảo con rằng hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết. Sự yêu thương, kính trọng mà xã hội dành cho người tốt, dù có trong thầm lặng, nhưng lại có sức lan toả và đầy nhân bản. Đó cũng là lý do để ta không thấy thiệt thòi khi làm người tốt.

Vân Phúc Thịnh  (Báo SGTT)


Hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết.
Cái câu, làm người tốt trong lặng lẽ - ý này thật là hay, nhưng nếu là một bài viết khác, với những dẫn chứng khác.

Bài viết này lại cho tôi những băn khoăn hoàn toàn khác. Đó là một cái nhìn lệch lạc của bố mẹ, thày cô về cách giáo dục con cái.

Thế nào là một đứa trẻ ngoan?

Đứa trẻ mà bài viết nói đến là đứa trẻ ngoan trong mắt mẹ, khi nó không gây ra bất kỳ một lỗi lầm nào, khi nó không khiến mẹ phải bực mình, phải lo lắng, phải gặp những rắc rối... mà các đứa trẻ khác ít nhiều vẫn gây ra. Lẽ nào những đứa trẻ khác chưa khiến cha mẹ được "bình yên" như thế thì là những đứa trẻ hư?

Tôi thấy cô bé trong bài viết trên thật cô đơn. Bà mẹ có đứa con ngoan và không cần phải tâm tình, chia sẻ. Bà mẹ cho rằng chỉ đứa trẻ có vấn đề mới cần sự tâm sự, sẻ chia, la rầy. Bà mẹ so sánh đứa trẻ với người tốt trong xã hội. So sánh ấy mới khập khiễng làm sao!

Tôi thấy thương cho cô bé. Cô bé mong mỏi một lời trách cứ, mắng mỏ - nhưng thực ra là mong mỏi một sự quan tâm, vì cô không có được điều ấy. Chính vì vậy mà cô nảy ra ý, rằng những bạn học sinh chưa giỏi, chưa ngoan - mới được quan tâm. Điều lẽ ra bà mẹ phải hiểu được sau tâm sự của con là mẹ cần gần gũi con hơn, chia sẻ, làm bạn với con không phải để con ngoan hay để con đỡ hư, mà đơn giản là đã là mẹ con, đã là những người thân trong cuộc đời - nên có sự gần gũi với nhau, là chỗ dựa tinh thần cho nhau, cho nhau những ấm áp trong đời.. vì như thế, cuộc sống mới có ý nghĩa, mẹ sinh con ra mới thật sự có ý nghĩa - cho con một cuộc sống tràn ngập tình yêu, và ngược lại - con cũng cho mẹ một tình yêu vô điều kiện!

Ấy thế mà bà mẹ lại suy nghĩ đến chuyện người tốt với người xấu. Lại bảo, "Tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con để xoá đi những suy nghĩ “lệch chuẩn” này trong con...." - Cô bé không suy nghĩ lệch chuẩn. Tôi thấy thậm chí cô bé suy nghĩ rất logic! "chuẩn không cần chỉnh!!!".

Đôi khi đứa trẻ ở tuổi khủng hoảng lên 3 không chịu chào khách đến nhà, đập phá đồ chơi, ngúng nguẩy mè nheo - cũng vì cần sự chú ý của người lớn. Đôi khi trẻ cảm thấy chưa được yêu đủ, chưa được quan tâm như nó muốn - và trẻ làm mình làm mẩy để biết rằng nó được yêu!

Và nó đã làm đúng.

Điều này không thể so sánh với một người lớn đã hoàn toàn hình thành nhân cách, làm điều sai trái và nhận hình phạt vì hành vi của mình.
Lỗi cho trẻ gây ra là lỗi trong quá trình chúng hình thành nhân cách ấy - chúng học để một cá thể có thể hoà hợp được với một cộng đồng. Chính vì thế, người lớn hãy bỏ thói quen là người được quyền "tha lỗi" cho trẻ, hay là người đưa ra hình phạt mỗi khi trẻ hư - như thể chúng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi qcủa mình. Người lớn là người hướng dẫn chúng, và cùng chúng vượt qua những sai lầm. Muốn thế, người lớn phải là một người bạn với trẻ, thật sự, không phải là người ban phát cuộc sống cho trẻ: mẹ đẻ con ra, mẹ có quyền với con, và con ngoan để mẹ đỡ "một gánh nặng lo toan" như bà mẹ đã viết!!!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
...
Chính vì thế, người lớn hãy bỏ thói quen là người được quyền "tha lỗi" cho trẻ, hay là người đưa ra hình phạt mỗi khi trẻ hư - như thể chúng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Người lớn là người hướng dẫn chúng, và cùng chúng vượt qua những sai lầm. Muốn thế, người lớn phải là một người bạn với trẻ, thật sự, không phải là người ban phát cuộc sống cho trẻ: mẹ đẻ con ra, mẹ có quyền với con, và con ngoan để mẹ đỡ "một gánh nặng lo toan" như bà mẹ đã viết!!!
Nhân đọc các ý kiến của Hoa Xuyên Tuyết mà ngẫm nghĩ viết ra mấy câu thế này:

Bình Đẳng

Không được bình đẳng từ bé
Sau thành nô lệ tư duy.
Chúng ta đã là nô lệ
Sao bắt cháu con sống quỳ?

Người bé sở dĩ phạm lỗi
Bởi người lớn chẳng ra gì.
Hãy lắng nghe người bé nói
Rồi điều chỉnh mình trước đi!

Tiến lên thì "tiên trách kỷ"
Lui về "lão giả an chi"!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
ngh.mai đã viết:
Vodanhthi đã viết:
Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh
Kết luận đáng suy gẫm.
Đơn giản thôi: sính ngoại mà!
Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.
Bác Tuấn đã nói vậy thì em xin phép được nói luôn:

Muốn cai trị một dân tộc nào thì trước hết phải nắm được văn hoá của dân tộc ấy. Muốn bảo vệ dân tộc nào thì trước hết phải bảo vệ văn hoá của họ!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
ngh.mai đã viết:
Vodanhthi đã viết:
Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh
Kết luận đáng suy gẫm.
Đơn giản thôi: sính ngoại mà!
Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.
Bác Tuấn đã nói vậy thì em xin phép được nói luôn:

Muốn cai trị một dân tộc nào thì trước hết phải nắm được văn hoá của dân tộc ấy. Muốn bảo vệ dân tộc nào thì trước hết phải bảo vệ văn hoá của họ!
Điều bạn nói không ăn nhập với điều ta bàn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

@bác TK: em không có ý tranh luận dài hơi nhưng ý em rất sát đấy bác à. Bác chuẩn bị gì cho tết được nhiều chưa?

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/ScreenHunter_01Jan232145.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/ScreenHunter_01Jan130758.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối