Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Vận động” dân đóng tiền bắn pháo hoa

TT - Người dân TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang được mời họp thông báo chủ trương “xã hội hóa đốt pháo hoa” Tết Tân Mão của UBND TP Mỹ Tho.

Theo đó, TP đã giao chỉ tiêu cho các phường, xã vận động mỗi hộ đóng góp 5.000-10.000 đồng mua pháo hoa.

Dự kiến số tiền bắn pháo hoa khoảng 180 triệu đồng.

Chiều 18-1, ông Nguyễn Hoàng Đảm - phó chủ tịch UBND TP Mỹ Tho - xác nhận việc trên.

Tuy nhiên, ông Đảm cho rằng UBND TP Mỹ Tho chỉ yêu cầu các phường, xã cố gắng vận động người dân, nhất là những hộ có kinh tế khá giả, chứ không bắt buộc mỗi hộ dân phải đóng tiền.

“Có thể do địa phương hiểu sai nên mới có chuyện này. UBND TP Mỹ Tho sẽ kiểm tra và chấn chỉnh việc vận động người dân góp tiền bắn pháo hoa tết” - ông Đảm nói.

DƯƠNG MINH - NGỌC HẬU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
“Vận động” dân đóng tiền bắn pháo hoa

TT - Người dân TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang được mời họp thông báo chủ trương “xã hội hóa đốt pháo hoa” Tết Tân Mão của UBND TP Mỹ Tho.

Theo đó, TP đã giao chỉ tiêu cho các phường, xã vận động mỗi hộ đóng góp 5.000-10.000 đồng mua pháo hoa.

Dự kiến số tiền bắn pháo hoa khoảng 180 triệu đồng.

Chiều 18-1, ông Nguyễn Hoàng Đảm - phó chủ tịch UBND TP Mỹ Tho - xác nhận việc trên.

Tuy nhiên, ông Đảm cho rằng UBND TP Mỹ Tho chỉ yêu cầu các phường, xã cố gắng vận động người dân, nhất là những hộ có kinh tế khá giả, chứ không bắt buộc mỗi hộ dân phải đóng tiền.

“Có thể do địa phương hiểu sai nên mới có chuyện này. UBND TP Mỹ Tho sẽ kiểm tra và chấn chỉnh việc vận động người dân góp tiền bắn pháo hoa tết” - ông Đảm nói.

DƯƠNG MINH - NGỌC HẬU
Hỏi Có Gì Vui?

Mỹ miều quần áo: xã hội hoá
Trần truồng xác ruột: bổ đầu người.
Việc cần đem bổ còn thấy lạ
Huống hồ đem bổ cả việc chơi.
Tiền dân đóng thuế thi đua phá
Muốn thêm hoành tráng cố mọc vòi.
Bao nhiêu giá trị đều mất giá
Tết này thử hỏi có gì vui?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đọc - Nghe - Nghĩ - Và Nói...

Đọc cần dùng mắt
Nghe tất dùng tai
Nghĩ tài dùng óc
Nói ắt không sai!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lặng lẽ làm người tốt



“Mẹ không rầy con vì con ngoan, phải không mẹ? Nhưng con lại thích được... mẹ rầy, vì như thế mẹ mới quan tâm, yêu thương con trọn vẹn”.

Tôi đã giật mình khi nghe con gái lớn thủ thỉ như vậy. Cháu năm nay đang học lớp 9, rất ngoan ngoãn và lễ phép, biết giúp tôi làm việc nhà và trông em. Vì con… quá ngoan nên tôi ít phải trò chuyện tâm tình với cháu, càng ít có “cơ hội” rầy la cháu, vì mọi việc tôi giao cháu đều sắp xếp ngăn nắp đâu ra đó. Tôi có nói với cháu thì cũng là… truyền đạt mệnh lệnh, nhờ làm việc này việc kia, hoặc khen cháu vài câu khách sáo.

Đúng là tình cảm mẹ con hơi lạnh nhạt, nhưng một phần vì tôi quá bận rộn, cũng do cháu quá chỉn chu nên những cuộc trò chuyện mang tính chất tâm tình cởi mở, hoặc cọ sát để thấu hiểu phần sâu khuất trong tâm hồn mỗi người hầu như không có. Làm con ngoan phải chịu thiệt thế sao?

Con gái tôi kể, lớp nó có bạn này không làm bài ở nhà, bạn kia hay nói tục. Các bạn đó đều được cô giáo phân công những bạn ngoan giỏi hơn kèm cặp. Con gái tôi cũng phải làm “đôi bạn cùng tiến” với một bạn cá biệt trong lớp. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra, đôn đốc bạn này làm bài, học bài và báo cáo tình hình học tập của bạn cho cô giáo hàng tuần. “Làm học sinh cá biệt sướng thật, lúc nào cũng có người lo lắng…”, con gái tôi nói.

Tôi thấy lo vì suy nghĩ này của con. Chẳng lẽ nó lại muốn mình trở nên tồi tệ hơn bây giờ? Chẳng lẽ nó hối hận vì đã là người tốt? Vẫn biết, xã hội cần dành nhiều hơn sự quan tâm, ưu ái đến những mặt còn khiếm khuyết trong đời, nhưng liệu chúng ta đã thật sự hành xử khéo léo trong việc này để không gây ra những ngộ nhận về lối sống, hành vi ứng xử cho trẻ?

Nó còn kể tôi nghe chuyện xảy ra ở lớp học Anh văn của nó. Hôm đó, thầy giáo đã hỏi cả lớp: “Để được người lớn tha lỗi, các em phải làm gì?” Hầu hết các bạn trong lớp nó đều trả lời: phải biết thành khẩn nhận lỗi, tỏ ra ăn năn hối lỗi, hứa sẽ không tái phạm… Con gái tôi không tham gia phát biểu ý kiến, nhưng về nhà lại nói với tôi: “Con rất muốn nói với thầy rằng, để được người lớn tha lỗi thì trước hết trẻ em phải… phạm lỗi”.

Điều này nghe có vẻ phá cách, ngược ngạo nhưng ngẫm kỹ thì không phải là không có lý. Xã hội nói chung thường nhân ái, bao dung với những hoàn cảnh lầm lỡ biết “quay đầu là bờ”. Nhưng cũng có những hoàn cảnh một lần và… mãi mãi cứ lầm lỡ, khiến lòng vị tha của cộng đồng bị thử thách quá mức. Người lớn có thể tặc lưỡi cho qua, xem như một phần tiêu cực không thể khắc phục của xã hội. Nhưng trẻ nhỏ lại rất dễ bị ảnh hưởng, nhầm lẫn giữa cái ranh giới mập mờ thiện – ác, xấu – tốt.

Chúng có thể chỉ nhận xét đơn giản: người tốt được xã hội kính trọng… trong lặng lẽ, trong khi người chưa tốt có thể lại được mở rộng vòng tay đón chào. Chúng chưa hiểu được rằng xã hội không thể lãng phí công sức, thời gian để khắc phục, chỉnh sửa những gì đã hoàn hảo. Thế nên chúng chỉ nghĩ đơn giản: hãy phạm sai lầm để mong được yêu thương!

Tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con để xoá đi những suy nghĩ “lệch chuẩn” này trong con. Tôi sẽ bảo con rằng hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết. Sự yêu thương, kính trọng mà xã hội dành cho người tốt, dù có trong thầm lặng, nhưng lại có sức lan toả và đầy nhân bản. Đó cũng là lý do để ta không thấy thiệt thòi khi làm người tốt.

Vân Phúc Thịnh  (Báo SGTT)


Hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Tôi hãnh diện vì đã được nghe thầy giảng... với tấm bằng cử nhân thôi, thầy nói: "thời gian học tiến sĩ tôi để dàng chơi đàn, và tự học thêm ngôn ngữ"...

Nghe giảng giải về âm nhạc dân tộc Việt Nam
Chuyện nhà thơ, nhà văn Lê Đình Bích, hiện là giảng viên trường Đại học Cần Thơ luôn được mời đi dạy cho trò Tây ở xứ ta không phải là chuyện lạ. Bởi người trong giới luôn biết đến ông như một giảng viên thông thạo văn hóa dân gian kiêm... hoạt náo viên có hạng.  


Mỗi giờ dạy của ông - tất nhiên là chỉ những giờ dạy cho Tây - đều thấy lủ khủ những vật dụng mộc mạc cứ như vừa lấy vội ở chái bếp, đầu hè và không thể thiếu một ban nhạc đờn ca tài tử mang vác lỉnh kỉnh nào sáo, nào đàn bầu, nào đàn cò, đàn nhị... Cứ như là một gánh hát rong của thế kỷ trước. Ấy vậy mà học trò bên Tây lại thích, lại mê.

Thầy "ta" dạy trò Tây
http://cB8.upanh.com/19.0.24406087.Gf0/080911205837747318.jpg


Học trò Tây chăm chú với đờn ca tài tử  -  Ảnh: H.Hạnh
Được biết, ông Lê Đình Bích tham gia giảng dạy về Văn hóa Nam Bộ thuộc chương trình "Đồng bằng sông Cửu Long - Sinh thái văn hóa tự nhiên" nằm trong khuôn khổ Học phần nhiệt đới, hợp tác giữa trường ĐH Cần Thơ và trường Đào tạo Quốc tế (School of International Training, SIT) Mỹ. Từ năm 2005 đến nay đã có 5 khóa học như vậy với trên 30 sinh viên Mỹ. Ông Bích cho biết, những buổi tìm hiểu bản sắc dân tộc mỗi một vùng miền không bó khuôn bằng bài giảng mà đa phần được lồng ghép vào những buổi nghe đờn ca tài tử; tham gia đổ bánh xèo với người dân miệt đồng hoặc có thể là những buổi lênh đênh chợ nổi sông nước... Năm 2006, cô Cindy, sinh viên đến từ Mỹ mê mẩn quá đã dùng hết thời gian nghỉ sau mỗi buổi học để nhờ ông Hòa - một nghệ sĩ tài tử tại bến Ninh Kiều - dạy đàn cò cho bằng được. Khi ra đến Hà Nội, Cindy đã biểu diễn đàn cò cho nhiều bạn bè là người Việt thưởng thức, gây ngạc nhiên cho nhiều người. Hay cô sinh viên Rachel đã đem cái mõ ếch - một bộ gõ thú vị trong các nhạc cụ dân tộc Việt Nam - về Mỹ với hy vọng khi gõ lên sẽ liên tưởng một không khí phương Đông.

Bởi vậy mới có chuyện có một đoàn 15 vị giáo sư đến từ các trường khác nhau của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để tìm hiểu về chương trình này (từ ngày 21 đến 31.5). Bà Dương Vân Thanh, Giám đốc học thuật trường SIT Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết trong suốt 10 ngày đa phần các giáo sư sẽ đi điền dã tại các nông trang, làng sinh thái, tràm Chim, viện lúa... họ chỉ dự một buổi lên lớp của ông Lê Đình Bích. Bà Thanh hy vọng qua chuyến tham quan tìm hiểu này thì số sinh viên từ Mỹ đến VN sẽ đông lên. Hy vọng của bà Thanh là có cơ sở khi nhìn thấy các vị giáo sư đã chăm chú theo dõi và tâm đắc tại buổi lên lớp của ông Bích như thế nào (chiều ngày 23.5). Bản sắc văn hóa của vùng đất ĐBSCL đã hiển hiện qua những nhạc cụ dân tộc như sáo, kèn sona, đàn tam, đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị... mà giảng viên hoặc khách mời vốn là những người dân lao động bình thường đều sử dụng được. Hoặc họ thích thú trước những vật dụng dùng cho sinh hoạt hằng ngày bằng tre, bằng trúc lại ẩn dụ một quan niệm sống của cư dân châu thổ như thế nào. Cô Cynthia Fowler, đến từ Wofford College thích thú cho biết: "Ồ, văn hóa Đông - Tây cũng có nét tương đồng đấy chứ. Tôi cũng hay gặp bạn bè để đàn ca, họ cũng là nhạc công tài tử". Ông Michael H.Fisher, đến từ Oberlin College thì băn khoăn: "Văn hóa ĐBSCL có bản sắc rất thú vị, vậy làm sao giao lưu, để nơi khác có thể học hỏi được?". Chỉ hai tiếng đồng hồ nhưng vô số kiến thức đã được bổ sung.

Học trò "ta" muốn học như Tây


Ăn trái cây chấm muối cũng là nội dung trong buổi học
Ảnh: H.Hạnh
Nhân chuyện này lại muốn đặt ra một vấn đề khác - liệu học trò "ta" có thích học như Tây; liệu những kiến thức từ hiện thực sinh động của cuộc sống như vậy có hấp dẫn học trò "ta"; liệu tiết học của học trò "ta" có được như vậy hay không... Ông Lê Đình Bích trả lời ngay trò "ta" rất thích nhưng điều kiện không cho phép, cả về kinh phí, cả về phương pháp giảng dạy và cả về nội dung giảng dạy. Rất hiếm khi các tiết học của học trò ở đây lại có đủ các vật dụng như tiết học mà chúng tôi vừa mô tả; đa phần các sinh viên nghe, đọc, chép và nhìn vào màn hình slide những vật dụng vốn rất quen thuộc nếu chịu khó đi ra ngoại thành một chút (!). Ông Bích cho biết để chuẩn bị cho 2 tiết giảng vừa nêu ông phải mất 2 tháng tìm kiếm, nghiền ngẫm.

Mới đây, trong tháng 4, GS-TS Trần Văn Khê đã có hai cuộc lặn lội về miền Tây để đi thuyết trình về âm nhạc dân tộc cho sinh viên trường ĐH Cần Thơ và ĐH An Giang. Sinh viên tham dự rất đông, rất say mê. Bởi lẽ, GS Khê nói chuyện âm nhạc mà không chỉ là âm nhạc, lồng vào những bài ca, điệu hát quen thuộc là tính cách dân tộc, bản sắc vùng miền, làm tâm tính con người, là lòng tự hào dân tộc... điều mà bao bài giảng đạo đức muốn hướng đến. Chúng tôi thử đọc qua cuốn sách giáo khoa bộ môn Âm nhạc lớp 9 mới thấy học sinh ta học đủ thứ: từ cách đọc giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng; từ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương đến Trai-cop-xki; dân ca phải đầy đủ mọi miền đất nước; bài đọc thêm phải "tầm cỡ" như "âm nhạc và vũ trụ". Hoặc trong một đợt đi thực tế tại các tỉnh ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã bức xúc như thế nào khi thấy ngay tại các trường ở nông thôn vẫn trang bị những con châu chấu, con dế, con heo bằng nhựa để... giáo dục trực quan (!). Giá như chúng ta có thể giới thiệu cho học sinh những giờ học sinh động như học trò Tây. Nếu viện về kinh phí thì cũng chưa thuyết phục lắm. Ví dụ trong những giờ học cho Tây, những nghệ nhân đàn ca tài tử đến đàn ca minh họa đều tham dự "tài tử" cho vui, như là cái nghiệp chứ không phải vì thù lao. Đem điều băn khoăn này trao đổi với GS Trần Văn Khê, ông cho biết đây cũng là điều ông ấp ủ, mong muốn nhưng ngoài tầm tay, giáo sư đã nhiều lần đề nghị với Bộ Giáo dục-Đào tạo nhưng chưa thấy phản hồi.

Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Natasha

Vodanhthi đã viết:

Lặng lẽ làm người tốt


Hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết.
Lặng lẽ làm người tốt
Một bài học thật hay
Dẫu trong thầm lặng mãi
Đôi khi thấy cũng ...gay
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".
Mời anh uống cạn chén này
Nỗi sầu vạn cổ thả bay cuối trời.
(Thơ Đường)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!

Hồng Hạnh

Kết luận đáng suy gẫm.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bà đầm... nhặt phân

TT - Một phụ nữ nước ngoài đã gây ngạc nhiên cho nhiều người Đà Nẵng tập thể dục buổi sáng trên đường Bạch Đằng ven sông Hàn.

Mỗi sáng sớm bà xuất hiện, tay dắt theo hai con chó. Khi đến đường Bạch Đằng bà tháo dây, hai con chó được tự do lúc chạy trước, lúc tụt lại đằng sau, đặc biệt không hề sủa ai, cứ lon ton, hiền lành chạy theo chủ. Những ngày đầu nhiều người hiếu kỳ đứng nhìn theo hai con chó, chúng thật đẹp, thật ngoan. Sau đó thì bình thường, không ai chú ý nữa.

Thế rồi một hôm sau khi tháo dây đeo cổ, theo thói quen bà cứ đi trước, hai con chó lon ton chạy theo. Bỗng dưng cả hai con dừng lại và... ị! Bà đi trước cỡ 20m, khi quay đầu thấy “sự cố” đó đã vội vàng chạy lại. Người đi đường không hiểu bà chạy lại làm gì, tò mò nhìn theo. Bà chạy đến nơi, lấy trong túi xách đeo trước bụng ra cái túi nilông, lồng bàn tay vào đó và ngồi xuống nhặt cho kỳ hết mấy cục phân chó. Sau khi túm bao nilông lại bà nhìn quanh. Không thấy cái cần tìm, bà xách túi ni lông đi. Bà đi cả trăm mét mới thấy thùng đựng rác công cộng và nhẹ nhàng bỏ túi nilông vào đó, rồi đi thể dục tiếp.

Nhìn cảnh này nhiều người Việt mình cười: Cần gì phải kỹ vậy, ngoài đường mà! Nhưng cũng có người trầm trồ: Tây có khác!

Sáng hôm nay bà Tây lại dắt chó đến. Tôi nhận ra có sự khác biệt trong thái độ của người dân Đà Nẵng tại đây với bà. Có người vẫy tay chào, có người “hello”. Bà Tây cũng vẫy tay và “hello” lại, miệng cười tươi.

Giá mà người Việt mình ai cũng có thói quen như thế khi nuôi chó!

KHẢI MINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chỉ một việc rất nhỏ, đủ thấy Ta và Tây khác nhau nhiều lắm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                Tố giác

TP - Thời tiết hanh khô, dân tình chống rét, sơ sẩy một chút là bà hỏa viếng thăm.

- Đâu chỉ riêng chuyện đốt lửa chống rét là gây hỏa hoạn, còn bao nhiêu nguyên do cắc cớ khác như chập điện, nổ bình ga…cũng đều rước họa.

- Nhưng cậu có tin không, tớ thấy người ta phóng hỏa đốt luôn ngôi nhà 5 tầng bên trong đầy đủ tiện nghi sa-lon, tủ lạnh, ti vi, máy giặt cùng chó mèo và cả…người giúp việc.

- Hắn ta tâm thần à?

- Chưa hết đâu! Sau khi thiêu rụi xong căn nhà ấy thì đến lượt hai chiếc ô-tô hạng sang hiệu Râu-roy và Mẹc cũng phát hỏa.

- Chao! Điên đến thế là cùng. Nhưng sau đó rồi sao, chính quyền, công an chắc là vào cuộc. Vụ lớn thế kia mà?

- Chưa dừng lại ở đó, một đống tiền, vàng, từng thỏi, từng thỏi cùng chung số phận ngùn ngụt cháy.

- Cậu bịa chứ gì? Vàng thỏi thì ngùn ngụt cháy thế nào được?

- Thế mà vẫn cháy mới tài. Xong, tất cả thành tro và hiện trường là khói bụi tan vào không khí. Phi tang!

- Này, vụ phóng hỏa đó nghiêm trọng đấy. Cậu kể cho tớ, có nghĩa là cậu biết, cậu chứng kiến. Cơ quan chức năng chưa biết thì cậu cũng nên tố giác. Nếu không cậu sẽ bị quy vào tội che giấu tội phạm, nặng đấy!

- Nhà tớ ở gần nghĩa trang, ngày nào mà chẳng thấy những vụ thiêu hàng mã tương tự. Nói với cậu bức xúc của mình như là một cách tố giác đó thôi!

Kẹo Cu Đơ  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối