Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [53] [54] [55] [56] [57] [58] [59] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Thuyết minh bức tranh của bạn Chằn:

GIÁ NGƯỜI

Vật giá leo thang sắp tới trời
Còn lương rượt đuổi mãi không thôi
Gạo ngoài hai chục thưa người bán
Xăng ngót mười lăm vắng kẻ mời
Thạc sĩ ra trường đi phụ vữa
Kỹ sư tốt nghiệp vẫn nằm chơi
Phải đâu tất cả nay cùng đắt
Ngẫm lại thì ra rẻ giá người.

NTT
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Tường Thuỵ đã viết:
Chằn tinh Shrek đã viết:

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/LADYFIRST/ScreenHunter_16Jan101200.jpg

GIÁ NGƯỜI

Vật giá leo thang sắp tới trời
Còn lương rượt đuổi mãi không thôi
Gạo ngoài hai chục thưa người bán
Xăng ngót mười lăm vắng kẻ mời
Thạc sĩ ra trường đi phụ vữa
Kỹ sư tốt nghiệp vẫn nằm chơi
Phải đâu tất cả nay cùng đắt
Ngẫm lại thì ra rẻ giá người.

NTT
Hoạ vui theo bài của bác Tường Thuỵ bằng ảnh khác...
------------------------------------------------------------------
Ở ĐỢ CŨNG PHẢI HỌC

Nô tỳ nhập học! Muốn kêu trời
Nén bạc đâm đâu cũng toạc thôi
Ở đợ Tây U trau cách rót
Ô Sin Ả Rập luyện nghề mời
Thiến heo khó đấy ngay đường hoạn
Thuốc chó dễ gì đúng kiểu chơi
Cơm chúa tối ngày đành phải múa
Lớp lang tuần tự luật nơi người.
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện cũ mà không cũ khi Tết đang đến...

Thầy cô = “người dạy chữ”?



TTO -  Đi ngang qua siêu thị Maximark Nha Trang những ngày tháng 11 thấy treo trước mặt tiền  một tấm băng rôn:  "Nhớ người dạy chữ" (ảnh).

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462946



Tôi chưa kịp suy nghĩ thì nghe một em nhỏ hỏi mẹ: "Người dạy chữ có giống thầy cô dạy con ở trường không mẹ?”.

Bất giác tôi thấy một nỗi buồn trong tâm khảm: chẳng lẽ các giáo viên chúng ta hôm nay chỉ còn là "người dạy chữ" chứ không còn là “kỹ sư tâm hồn” mà cha ông ta lâu nay gọi kính trọng là thầy cô?

Tin, ảnh: QUỐC DŨNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Hồi trước qua Thái lan mình thấy nhiều "Người dạy chữ" cho:
- Voi
- Cá sấu
- Ngựa
- Lợn
- Chó
- Gà
- Sư tử
- Khỉ
- Cá heo
...
Xem cũng thấy ngộ và vui lắm. Ở ta cũng thỉnh thoảng có vài đoàn xiếc có người dạy chữ cho động vật đó thôi. "Người dạy chữ" khác "thầy, cô" là đương nhiên.
Có một câu nói khôi hài nhưng rất đúng:
Nếu con bò biết vẽ và cho nó vẽ Thượng đế thì nó sẽ vẽ một con bò! :D

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vodanhthi đã viết:
Chuyện cũ mà không cũ khi Tết đang đến...

Thầy cô = “người dạy chữ”?



TTO -  Đi ngang qua siêu thị Maximark Nha Trang những ngày tháng 11 thấy treo trước mặt tiền  một tấm băng rôn:  "Nhớ người dạy chữ" (ảnh).

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462946



Tôi chưa kịp suy nghĩ thì nghe một em nhỏ hỏi mẹ: "Người dạy chữ có giống thầy cô dạy con ở trường không mẹ?”.

Bất giác tôi thấy một nỗi buồn trong tâm khảm: chẳng lẽ các giáo viên chúng ta hôm nay chỉ còn là "người dạy chữ" chứ không còn là “kỹ sư tâm hồn” mà cha ông ta lâu nay gọi kính trọng là thầy cô?

Tin, ảnh: QUỐC DŨNG
Xin đừng gọi chúng tôi là người dạy chữ

TTO - Tình cờ xem mẩu tin kèm theo tấm ảnh về “người dạy chữ”, là một người đi dạy, tôi bần thần.

Thế hệ tôi đi học, hình ảnh thầy cô giáo đứng trên bục giảng thường đem lại một cảm xúc tôn kính. Những gì thầy cô nói, những việc thầy cô làm, đặc biệt là phong cách sống của mỗi người thầy người cô luôn ghi lại dấu ấn trong tâm trí của mỗi học trò chúng tôi.

Thời tiểu học, ký ức đọng lại trong tôi là những buổi đến nhà cô giáo chủ nhiệm lớp 4 để khâu trang phục biểu diễn nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Lần đó, nhìn cánh bèo đính vụng về vào cái quạt để múa, cô chủ nhiệm cười cười khẽ mắng yêu “con gái mà sao đường khâu lại thế này?”.

Tôi xấu hổ gỡ ra khâu lại. Cũng từ đó tôi tập tành cho mình đường kim mũi chỉ để đến bây giờ mỗi lần cầm cái bảng tên của con gái mình, tôi tỉ mẩn ngồi thêu dòng tên của con thay vì đem ra tiệm như hầu hết các phụ huynh đang làm.

Thời cấp hai, cảm giác xót xa như còn đắng trong tôi, khi buổi học đó, thầy hiệu trưởng cho chúng tôi nghỉ học vì cô giáo không đến lớp. Cô nghỉ dạy. Cả lũ con nít lao xao. Tôi thoáng thấy bóng cô đi ngang vội vã ngoài cổng trường Từ đó không bao giờ cô trở lại trên bục giảng. Năm đó là những năm đầu tiên của thời kinh tế thị trường. Giờ mỗi lần xao lòng trước nghề giáo, tôi lại nghĩ đến cô, ắt hẳn trong cuộc chia tay mà tôi cho rằng khủng khiếp đó, cô đã phải day dứt biết bao nhiêu.

Lớn lên, tôi học nhiều ở các thầy cô tôi, những người thầy mỗi người một nét tính cách, một kho tàng tri thức… Nhưng hơn cả là tấm lòng yêu thương học trò. Là sự lo lắng tận tình cho mỗi đứa học trò nhỏ. Những điều đó, thầy cô tôi không viết thành chữ để dạy chúng tôi. Và bây giờ chúng tôi cũng truyền lại cho học trò mình không bằng con chữ.

Có những điều người đi dạy không truyền đạt bằng con chữ mà bằng chính cả cái tâm. Không cần thiết phải gọi một cách mỹ miều là “kỹ sư tâm hồn” nhưng cũng xin đừng gọi chúng tôi chỉ đơn thuần là người dạy chữ.

ĐÔNG HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chạnh lòng thưởng tết

TT - Tết đang đến rất gần. Những ngày này, mở bất cứ tờ báo nào ra ta cũng bắt gặp thông tin thưởng tết ở chỗ này, chỗ khác. Giật mình với con số 535 triệu đồng của một công ty ở TP.HCM. Mà nghe đâu con số trên chưa “khủng” bằng con số 1 tỉ đồng của một công ty thưởng không tiết lộ cho báo chí. Nghe thôi tôi đã thấy buồn cho mình và đồng nghiệp làm nghề giáo. Con số hàng triệu là đã như một giấc mơ rồi.


Buồn. Chạnh lòng. Đó có lẽ là tâm trạng của hầu hết nhà giáo chúng tôi (và cả những người ăn lương nhà nước nữa). Bạn bè tôi làm đủ ngành nghề, cứ cuối năm lại rôm rả câu chuyện tết này được bao nhiêu. Công chức có, nhà giáo có, làm công ty có nên câu chuyện có muôn màu sắc.

Tôi làm giáo viên, tết là mấy chục ngàn đồng của công đoàn trường cho gọi là quà. Cầm vài ba chục ngàn biết mua gì trong thời giá cả lên như bong bóng, ai hỏi là ém nhẹm nói không có gì, chứ nói từng đó ai tin.

Không ai tin dù đó là sự thật. Ở thời giá cả lạm phát này, lương vợ chồng nhà giáo công tác gần 20 năm khoảng 7 triệu đồng, nuôi hai con nhỏ ăn học, tiền ăn, tiền ơn nghĩa (đám cưới, đám tang...) chỉ đủ cho 30 ngày là đã tiết kiệm, cân nhắc kỹ lắm rồi.

Và sự thật là sau tết chúng tôi phải ăn uống tằn tiện vì đã lấy lương tháng sau (tết người ta cho lãnh trước một tháng lương) xài cho việc đi quà tết, ăn tết. Việc đi quà tết không thể không làm bởi đó là lễ nghĩa của ông bà, dân tộc ta bao đời nay rồi. Nhói lòng thấy con cái thèm thuồng quần áo mới, mấy món ăn của bạn bè ba ngày xuân...

Cả trăm lần được học trò hỏi lại khi tôi khuyên các em nên thi vào sư phạm rằng: “Lương của thầy cô có đủ sống? Thầy ơi, riêng tiền thưởng tết của một người thôi cả đời thầy cô có dành dụm được từng đó không?”. Tôi đắng lòng. Sao giận các em được khi thực tế là như vậy.

Đạm bạc, thanh cao... là những mỹ từ người ta dành cho nhà giáo chúng tôi. Nhưng thử hỏi chúng tôi nhận được gì ngoài những ngôn từ này? Nhiều người nhìn vào nhà giáo tưởng chúng tôi giàu có lắm vì dạy thêm, nhưng chỉ số ít thôi. Chỉ những ai dạy các môn toán, lý, hóa hay tiếng Anh, còn các môn khác lấy đâu ra học trò mà dạy thêm. Và chỉ ở thị xã hay thành phố thôi chứ ở vùng nông thôn xa xôi học trò lấy tiền đâu ra mà học. Thế nên, ai đã theo nghề giáo phải kiếm cho mình một nghề tay trái để nuôi nghề tay phải.

Ngày 1-7-2010 là ngày nhiều nhà giáo chúng tôi mong chờ nhất. Đó là ngày thực thi Luật giáo dục (sửa đổi, bổ sung) mà trong đó một điều luật quy định nhà giáo được hưởng chế độ thâm niên. Chế độ này đã tồn tại trên mười năm và bị cắt vào thời điểm điều chỉnh lương mới. Nhưng chờ đợi vẫn là chờ đợi. Hơn nửa năm rồi mà chúng tôi chưa biết mình nhận được thâm niên như thế nào. Luật vẫn còn trên giấy.

Nói như vậy để người ngoài ngành hiểu thêm, sẻ chia với chúng tôi và thông cảm cho vì sao chúng tôi cứ nhìn sang các ngành khác lúc tết đến. Có bất hợp lý không khi nhà giáo nói riêng, những người ăn lương nhà nước nói chung buồn nặng nề mỗi năm tết đến xuân về?

Và chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao thời đất nước còn chồng chất khó khăn mà vẫn được hưởng lương tháng 13, còn bây giờ kinh tế đã khá hơn thì không? Mong sao Chính phủ cho những người đang hưởng lương hành chính sự nghiệp được hưởng một tháng lương thứ 13 để chúng tôi đón tết và bớt chạnh lòng mỗi khi xuân về.

HƯNG HÀ  (Biên Hòa, Đồng Nai)


Mong được áp dụng cách làm của TP.HCM
Là giáo viên lâu năm, chẳng bao giờ biết đến tiền thưởng tết là gì. Vậy mà TP.HCM thưởng tết cả triệu đồng. Thật tình, lâu nay khi tết đến vợ chồng tôi chỉ biết ngồi nhà nhìn nhau mà không dám đi đâu; bạn bè hay học trò đến nhà là rất sợ vì không có tiền đãi khách, không có tiền cúng ông bà, không có tiền thăm hỏi, chúc tết con cháu... Mong ở chỗ tôi cũng được thưởng tết cho giáo viên như TP.HCM.

Huỳnh Trí Dũng (huynhlamlong@...)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nơi tôn nghiêm, chữ nghĩa sao có thể



Đình, chùa, đền, miếu,…là nơi linh thiêng tôn thờ các vị Phật, các vị thánh thần, nhất là những anh hùng dân tộc, hoặc người có công với dân, với nước. Vậy mà khi trùng tu, tôn tạo các di tích này, một số nơi đã không cẩn trọng trong việc viết hoành phi, câu đối, đại tự nên có nhiều sai sót khiến phật tử, khách thập phương đến lễ bái, tham quan phải giật mình kinh ngạc.

http://www.cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/maiphuong/18_chu112-400.jpg
Chữ Nghiêm, chữ Túc ở đình Phùng Khoang, Hà Nội.



Chữ Tác đánh thành chữ Tộ
Thấy tôi sang chơi, cô gái hàng xóm hớn hở trỏ lên tường, khoe: "Đầu xuân năm mới xuất hành, cháu lên tận Văn Miếu-Quốc Tử Giám xin chữ Duyên để treo trong phòng cưới lúc chồng cháu đi xa. Thầy đồ nơi cửa Khổng sân Trình trẻ ơi là trẻ. Mà chữ viết rồng bay phượng múa quá đẹp, phải không bác".

Tôi lặng người. Biết mà không nói là có lỗi. Không muốn làm cô gái mất vui khi đến với chữ nghĩa của thánh hiền, tôi nói: "Cháu chọn chữ Duyên là hay lắm đấy. Duyên là hợp tình, hợp ý, hợp tính, hợp nết với nhau; là tình duyên và số phận của vợ chồng đã được định trước; là cái vẻ dịu dàng duyên dáng của người phụ nữ được mọi người mến yêu. Chữ Duyên có bộ Mịch, là cái dây, một sợi dây liên hệ vô hình kết nối hai vật thể với nhau. Còn đây là chữ Lục, nghĩa là màu xanh.

Thầy đồ viết nhầm, vì hai chữ này tự dạng gần giống nhau". Cô gái xịu mặt buồn. Tôi động viên: "Để bác viết lại. Chữ này sai còn sửa được, chứ ở một số nơi tôn nghiêm như đình chùa miếu mạo,…người ta còn viết sai khủng khiếp, sai chết người và trở thành giai thoại, thành bia miệng nữa kia". Rồi tôi vừa viết lại chữ Duyên, vừa kể chuyện thật như bịa cho cô gái nghe…

Lần đến tham quan ngôi đền ở Sóc Sơn, có đôi câu đối viết bằng chữ Nôm (trích một vế): "Kim thiên Hồ Bác bình Tây Mỹ". (Ý nói: Ngày nay Bác Hồ đánh đuổi quân Tây, quân Mỹ). Chữ Nôm là do ông cha ta sáng tạo ra, và người viết phải tuân thủ theo ngữ pháp của tiếng Việt. Không thể viết Hồ Bác, mà phải viết là Bác Hồ. Hơn nữa, chữ Hồ, lại viết nhầm thành chữ Triều, trong từ triều đình; một âm là Triêu, nghĩa là buổi sớm.

Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, Trung đoàn Thủ đô vừa được thành lập đã chiến đấu kiên cường giam chân quân Pháp trong 60 ngày đêm giữa lòng Hà Nội để Trung ương Đảng và Chính phủ rút lên chiến khu Việt Bắc an toàn. Ngay trong dịp Tết Đinh Hợi 1947, Bác Hồ đã viết thư khen ngợi Trung đoàn với câu nói nổi tiếng: "…Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Để ghi dấu sự kiện quan trọng này, năm 1984, tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã được dựng bên cạnh đền Bà Kiệu, hồ Hoàn Kiếm.  Về tượng đài này cũng có nhiều ý kiến tranh luận. Các cụ từng là chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô quả quyết rằng, họ chưa bao giờ thề là cảm tử mà chỉ thề quyết tử mà thôi.

Có một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì cho rằng, sắc thái biểu cảm của chữ Quyết mạnh mẽ hơn chữ Cảm. Nghĩa ban đầu của chữ Quyết là vỡ đê. Mà thế nước vỡ đê thường tạo ra cơn hồng thuỷ, vốn được xếp hàng đầu trong bốn đại họa: thuỷ, hoả, đạo, tặc. "Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" là bản hùng ca cho ngàn sau. Ngày 24/10/2004, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" được dựng tại vườn hoa Hàng Đậu để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Tại sân một ngôi đình thờ Phùng Hưng ở Hà Nội, người ta treo lá cờ thần, thêu dòng chữ "Bố Cái Đại Vương".

Trong tiếng Việt cổ, từ Bố Cái để chỉ cha mẹ. Vì Phùng Hưng có công với dân, với nước, được nhân dân ta ái mộ, coi ông như cha mẹ của dân, nên mới gọi ông là Bố Cái Đại Vương. Vậy mà chữ Cái, trong từ Bố Cái (cha mẹ), người ta lại thêu nhầm thành chữ Cái, trong từ cái bang, khất cái, nghĩa là người ăn xin; tổ chức thành hội ăn xin.

Tại một ngôi chùa ở Hà Nội, dưới bức ảnh Đức Phật Thích Ca, người ta treo bài thơ "Tương tiến tửu" (Mời uống rượu) của Lý Bạch. Trong đạo Phật, ai cũng biết Ngũ giới (năm điều cấm là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói càn, không uống rượu).

Hẳn là nhà chùa không biết nội dung bài thơ Đường nổi tiếng "Tương tiến tửu", có câu: Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch. Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh (Xưa nay các bậc thánh hiền đều mờ mịt. Chỉ có kẻ uống rượu là danh vẫn để đời), nên mới để câu thơ khuyến khích uống rượu dưới Đức Phật Thích Ca. Hài hước thay và cũng đáng buồn thay!

Tại đình Trung Kính Hạ, người dân cung tiến đôi câu đối, mà lẽ ra chỉ dùng để treo ở nhà thờ họ, nội dung như sau: "Mộc căn sắc thái ư hoa diệp. Tổ khảo tinh thần tại tử tôn" (gốc rễ vững nở trăm hoa lá. Tinh thần tiên tổ còn lại với cháu con).

Phía ngoài cổng đình, kẻ hai chữ Nghiêm (tôn nghiêm) hai bên cánh gà. Hỏi tại sao không viết cả chữ Túc (cung kính) cho đủ ý, có cụ trả lời: Viết hai chữ Nghiêm hai bên là để khi quan khách vào đình quá đông, nếu dòng người che mất chữ Nghiêm bên trái, thì dòng người bên phải vẫn nhìn thấy chữ bên phải để đọc.

Hỏi, vậy tại sao nhiều đình, người ta viết đủ hai chữ Nghiêm Túc, như đình Phùng Khoang, Hà Nội chẳng hạn. Vừa nói, tôi vừa rút tấm ảnh chụp hai chữ Nghiêm Túc đưa cho các cụ xem. Bí quá, một cụ nói ba phải: Nghiêm-Nghiêm cũng được, Túc-Túc cũng xong, mà Nghiêm-Túc thì càng ôkê! Thật là thiếu nghiêm túc!

Chủ nhật vừa rồi, tôi được mời tới dự lễ khánh thành chùa Minh Hồng ở ngoại thành Hà Nội. Gặp tôi, sư thầy Thích Chí Thành niềm nở chào hỏi. Thầy không quên kể lại thuở trước, khi mới xuất gia, chú tiểu Hoàng (nay là sư thầy Thích Chí Thành) thường xuyên vào nhà tôi đọc sách.

Trước khi về, thế nào chú tiểu Hoàng cũng phải mượn bằng được mấy cuốn  sách mà thầy tâm đắc nhất. "Bây giờ, nhiều người không chịu đọc sách, không chịu học hành cho đến nơi, đến chốn, thế nên chữ nghĩa lỗm bỗm lắm. Đến như thầy tôi chuyên đi cho chữ người ta mà còn viết chữ sai, lại khắc trên câu đối bằng đá ngoài cổng chùa to đùng giữa bàn dân thiên hạ". - Thầy dừng lại.

Tôi biết ý không hỏi thêm. Vì trước đó, tôi biết đôi câu đối này, (trích một vế): "Minh Hồng bảo tự, đề tư chúng chúng nhập thiền môn". (Minh Hồng chùa quý mở, người người đến thiền môn). Ý tứ thật hay, chỉ tiếc thay, người cho chữ viết nhầm chữ Thiền/thuyền trong chữ thiền/thuyền quyên (có bộ Nữ), tả cái dáng vẻ xinh đẹp của người con gái, với chữ Thiền của nhà Phật (có bộ Kỳ), chỉ sự tĩnh tâm tu dưỡng Phật pháp.

Từ mong muốn người người đến thiền môn tu tâm theo đạo Phật, lại thành "khuyến khích" mọi người đến với… gái đẹp. Thật tai họa. Tôi  nói: "Thầy có nhớ câu: Thanh xuất ư lam?" (Trò giỏi hơn thầy). "Nhớ chứ. Nói đầy đủ là: “Thanh thủ chi lam nhi thanh ư lam. Băng, thủy vi chi nhi hàn ư thủy" (Màu xanh lấy từ cây chàm, mà xanh hơn cây chàm. Băng do nước mà thành, nhưng lại lạnh hơn nước). Câu này của Tuân Tử (313-238 Tr.CN), một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà văn Trung Hoa, người nước Triệu. Cuối đời về dạy học, nhiều học trò giỏi, nổi tiếng như Hàn Phi, Lý Tư đã kế thừa và phát huy tư tưởng của ông. Tuân Tử vui mừng tặng lại trò câu nói nổi tiếng ấy". Tôi nói: "Giá đại đức mà biết điển tích này, chắc không mắc những sai sót kể trên.

Chữ Ngộ không thành chữ Quá
Mọi công tác chuẩn bị cho việc trùng tu, tôn tạo nhà thờ họ Lê làng tôi đều suôn sẻ. Duy có điều, khi bàn đến chữ nghĩa trên hoành phi, câu đối, đại tự của các cụ để lại, thì ai nấy đều lo lắng, vì nhiều vị túc nho trong làng đã lần lượt về với tiên tổ.

Tôi, với tư cách là Trưởng Hội đồng gia tộc, nói: "Xin quan họ yên tâm. Cách đây 3 năm, đêm nào tôi cũng lọ mọ đi học chữ Hán. Và hiện nay vẫn tiếp tục học lớp Hán Nôm nâng cao. Một thế hệ thầy vàng, bạn vàng đã giúp tôi hiểu ra rằng, đối với chữ thánh hiền, thì cẩn trọng bao nhiêu cũng không bao giờ thừa. Thầy kể, đến như câu đối trên đền Hùng mà còn viết sai. Mà lại sai nghiêm trọng, đến mức các cụ có đơn kiện lên Trung ương. Trung ương phái cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm về thẩm định và cho sửa lại… đúng một phần tư nét phẩy. Nói thế để thấy rằng, chỉ một nét chữ viết sai là ảnh hưởng đến tâm linh của cả dòng họ". Nói rồi, tôi dẫn chứng câu đối ngoài hiên nhà thờ họ Lê: "Tổ công khai thác quang tiền đại. Tôn đức tư bồi dụ hậu côn".

(Công lao tổ tiên khai phá làm vẻ vang đời trước. Đạo đức tiền nhân bồi đắp làm rạng rỡ đời sau). Lần sửa nhà thờ gần đây, người ta thêm bộ Thuỷ vào bên trái chữ Côn, thành ra chữ Hỗn. Mà Hậu Hỗn thì thật nguy tai! Cổng nhà thờ họ Lê, ghi (trích) "...chủ nhân nghênh quý khách".

Trong nhà thờ thì ai là chủ? Ai là khách? Chả lẽ cụ tổ là chủ? Con dân họ Lê là khách? Vì thế, trong hơn 2 năm qua, tất cả chữ nghĩa trên hoành phi, câu đối, đại tự trong nhà thờ họ Lê,… đều được in bằng máy tính, phô tô thành nhiều bản gửi đi các viện có liên quan, như Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Văn hoá,… cùng các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành, hoặc các thầy giảng dạy chữ Hán Nôm, bạn bè hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này nhờ thẩm định, cho ý kiến.

Sau đó, tôi niêm yết những chữ ấy tại nhà thờ để họ hàng, làng xóm, bạn bè tới tham quan, góp ý. Vậy mà đâu có xong. Gần ngày cất nóc nhà thờ, tôi lại đến nhà từng thầy nhờ chỉ giáo cụ thể từng chữ. Về nhà, một ông đồ gàn đã viết ngược chữ trên cây nóc nhà thờ. Tôi nói, ông viết thế này thì phải quay lưng vào cụ tổ để đọc à? Khi viết chữ Hán Nôm, các cụ ta xưa còn phải kiêng cả nét mác không đâm vào bàn thờ kia đấy!".

Ông ta cãi: "Thì bố ông dạy tôi viết thế". "Tốt nhất là ông lên nhà tôi. Bố tôi viết chữ để thờ ông nội tôi, thì không thể sai!". Nhìn lên nóc nhà tôi, ông ta lẩm bẩm: "Quái nhỉ! Chả lẽ tôi viết sai à?". "Ông đã viết chữ Hán sai như thế trên cây nóc của nhiều nhà nữa kia". Ông ta không nói năng gì.

Còn bà dâu trưởng họ thì cứ nhất quyết, chữ bây giờ tôi làm không giống chữ của các cụ ngày xưa. Bà ấy bắt tôi phải mời thợ đá Ninh Bình lên sửa lại. Tôi giải thích thế nào, bà ấy cũng không nghe. Tôi sợ tâm không bình, khí không hòa thì nói dễ lầm lỡ, hỏng việc lớn, đành nhẫn nhịn. Lên Hà Nội, tôi điện cho vợ tôi, nói rằng mỗi bên bỏ ra một triệu.

Bà dâu trưởng họ mời các vị túc nho, luật sư tới kiểm tra, nếu ai đúng thì được cầm cả số tiền cược, lúc đó bà ấy mới thôi đòi sửa chữ Hán.

Trước lễ cắt băng khánh thành nhà thờ họ Lê một tuần, tôi mời mấy vị am tường chữ nghĩa Hán  Nôm về xem xét lại lần cuối. Nghe tôi trần tình về chuyện chữ nghĩa, một vị nói, Khổng Tử dạy: "Biết thì bảo rằng biết, không biết thì bảo rằng không biết, thế là người biết vậy". Thật chí lý.

   Hà Nội, 16/11/2010

LÊ TRUNG ĐẢN  (CAND.COM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Do lỗi kỹ thuật của phần mềm nên bài viết bên trên bị in thành hai bản. Xin phép được xóa bớt một bản.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
1608

Nơi tôn nghiêm, chữ nghĩa sao có thể



Đình, chùa, đền, miếu,…là nơi linh thiêng tôn thờ các vị Phật, các vị thánh thần, nhất là những anh hùng dân tộc, hoặc người có công với dân, với nước. Vậy mà khi trùng tu, tôn tạo các di tích này, một số nơi đã không cẩn trọng trong việc viết hoành phi, câu đối, đại tự nên có nhiều sai sót khiến phật tử, khách thập phương đến lễ bái, tham quan phải giật mình kinh ngạc.

   Hà Nội, 16/11/2010

LÊ TRUNG ĐẢN  (CAND.COM)
Tày Đình

Chuyện này quả thật chuyện tày đình
Chỉ mới nghe qua đã khiếp kinh.
Văn dốt, chữ mù trong phố thị
Khỉ ho, cò gáy giữa đô thành.
Hay là cối đá bao ban bệ?
Chẳng nhẽ bình vôi các bộ ngành?
Tắc trách, qua loa, vô kính cẩn
Làm sao nghĩa lý hết thong manh?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trích bài Những cơn say nắng và khái niệm tăng trưởng âm của TS Nguyễn Minh Hòa:

Những ước muốn đơn giản

Trong khi nhà chính trị quan tâm đến việc làm sao có được GDP trên hai con số, làm sao FDI tăng lên hàng năm thì người dân thường lại rất quan tâm đến tiền chợ bị mất giá hàng ngày và làm sao để với chừng đó tiền, bữa ăn của gia đình họ đừng quá thiếu thốn, nghèo nàn. Nếu nhà chính trị hài lòng với các lễ động thổ, lễ cắt băng khánh thành công trình, các phong trào rầm rộ thì người dân lại thường chỉ quan tâm đến môi trường giáo dục nơi con em họ học tập, môi trường xã hội nơi gia đình họ đang sống. Họ chỉ mong sao con em họ có thể an toàn cả về thể xác lẫn tinh thần sau một ngày học tập ở trường hay làm việc ở cơ quan, doanh nghiệp...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [53] [54] [55] [56] [57] [58] [59] ... ›Trang sau »Trang cuối