Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Mình đã nhìn thấy y đức như thế này...

-Y ĐỨC
(Tiếp theo bài LUẬT)

Y đức nghe qua cũng rụng rời
Luật sư, Bác sĩ giống nhau thôi
Làm giàu trên hết...thương con bệnh
Gây khó đầu tiên...xót cái tài
Sống chết mặc bây...thầy bỏ túi
Lương y từ mẫu...họ phì cười
Vô tâm đây đó như cơm bửa
Báo chí loan tin...chẳng lẽ sai?...

TĐ-9/11/2006
-Sorry các vị còn đạo đức...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Giải thưởng nào cho “nhà báo trong lòng dân”?

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 20.06.2012, 07:41 (GMT+7)

SGTT.VN - Hiểu theo chính danh, Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày của nghề báo chứ không phải của nhà báo. Cách hiểu này có vẻ ngày càng hợp lý, khi mà ranh giới giữa người làm báo chuyên nghiệp và những người có khả năng cung cấp thông tin cho công chúng đang mờ dần.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=176223
Nhân dân, "nhà báo công dân" chính là những nguồn thông tin
có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.

Ảnh: tư liệu internet



Chỉ mới đây thôi, trong khi một số nhà báo chính quy chỉ chăm chăm hướng ống kính vào chỗ kín của nghệ sĩ, thì đã có những người dân thay họ làm chứng nhân của sự thật. Vì vậy, kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, mời bạn đọc thử so sánh quan niệm làm báo xưa với nay, báo chí “lề phải” với “lề trái”, cách tác nghiệp của nhà báo chính quy và của các công dân vô danh nhưng không vô cảm với thời cuộc, để từ đó có một cái nhìn chân thực về nghề báo hôm nay.

Theo lệ, cứ đến 21.6 là những người làm trong các cơ quan báo chí nhận được rất nhiều chúc mừng, thăm hỏi, biểu dương... của các cơ quan, lãnh đạo các cấp và cả không ít chiêu đãi tiệc tùng của giới doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những năm gần đây còn có rất nhiều “công dân làm báo” hay “nhà báo không xưng danh” nhưng đã đóng góp không nhỏ cho xã hội qua những thông tin phản ánh chân thực, kịp thời nhiều vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Họ đáng nhận được phần thưởng nào?

Những “nhà báo công dân” – “nhà báo không xưng danh” kể trên thường không có được điều kiện, cơ hội hoạt động, thu thập thông tin dễ dàng như những nhà báo chính quy hưởng lương của các cơ quan báo chí. Thế nhưng, không ít thông tin mà họ âm thầm tự tìm kiếm, thu thập, cung cấp cho các báo, đài hay tự công bố lại rất đắt giá, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và thực sự đọng được trong lòng người đọc – trong lòng dân.

Một trong những dẫn chứng còn nóng hổi tính thời sự, chính là thực trạng tiêu cực trong thi cử đã bị tố cáo, phơi bày qua các video clip mà một thí sinh cùng những người hỗ trợ tự tổ chức quay ngay trong phòng thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra ở trường THPT dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Tiêu cực trong thi cử ở nước ta vốn đã tồn tại trong rất nhiều kỳ thi, ở nhiều cấp, nhiều nơi. Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động thành phong trào “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, triển khai thực hiện trong toàn ngành suốt mấy năm qua. Tình trạng đó cũng được dư luận xã hội và báo chí quan tâm, phản ánh rất nhiều. Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận thì cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được. Về góc độ báo chí – truyền thông thì đó quả là một trong những sản phẩm báo chí xuất sắc.

Cho đến nay chưa có cơ quan chức năng hay nhà báo chuyên nghiệp nào thu thập, ghi nhận được thực trạng và bằng chứng tiêu cực trong thi cử một cách rõ ràng, đầy thuyết phục và không còn đường chối cãi như thí sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô đã làm được.

Hoặc cách đây không lâu, phóng sự truyền hình do một đài truyền hình cấp tỉnh tổ chức, trang bị phương tiện hiện đại cho nhiều nhà báo chuyên nghiệp của đài ghi lại hành động đánh đập trẻ em của người giữ trẻ tại một nhà trẻ gia đình, đã được trao giải nhất báo chí quốc gia. Sau khi nhận giải hơn cả năm trời, các nhà báo đoạt giải vẫn còn kể lại khá nhiều câu chuyện về quá trình tác nghiệp, với không ít biện pháp nghiệp vụ “thông minh, mưu trí” để vượt qua khó khăn, nguy hiểm mà làm nên tác phẩm báo chí ấy. Còn gần đây, trong các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Văn Giang (Hưng Yên), rất nhiều báo, đài trong và ngoài nước đã đăng tải hình ảnh, video clip ghi lại hiện trường nhưng đều không phải do những nhà báo chính quy của các báo, đài ấy thực hiện, mà là tác phẩm của những “nhà báo công dân” cung cấp. Cho đến nay, tác giả của những “tác phẩm báo chí” đó vẫn chưa tự xưng danh. Những “nhà báo không xưng danh” ấy cũng không kể gì về quá trình “tác nghiệp” để có được sản phẩm đã cung cấp cho các báo, đài sử dụng đăng tải. Thế nhưng, người đọc, người xem chắc chắn sẽ hiểu được là quá trình “tác nghiệp” ấy cũng không kém khó khăn, và cả nguy hiểm so với việc các nhà báo chuyên nghiệp đã gặp và đã kể trong quá trình thực hiện phóng sự truyền hình về người giữ trẻ, đánh trẻ đã được tặng thưởng giải nhất báo chí quốc gia.

Còn rất nhiều trường hợp và “tác phẩm báo chí” do chính những công dân bình thường làm thay cho các nhà báo chính quy và được công bố, đăng tải trên báo đài, giống như các trường hợp kể trên. Những tác phẩm báo chí đó đã phản ánh được các góc cạnh chân thực của nhiều sự việc xảy ra. Trong đó, có cả việc góp phần minh định để bảo vệ sự thật cho cả nhà báo chính quy trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường, như trường hợp hai nhà báo VOV bị đánh trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang. Đó cũng là góp phần nhằm giúp lãnh đạo và cơ quan chức năng xem xét, chỉ đạo, xử lý kịp thời, công minh các vấn đề liên quan trong nhiều vụ việc. Những “tác phẩm báo chí” của các “nhà báo công dân” ấy chưa thể lọt vào danh sách xem xét trao giải thưởng báo chí chính quy các cấp. Thế nhưng, gây được ấn tượng và đọng sâu trong lòng người đọc, người xem – đó cũng chính là một giải thưởng – “giải thưởng trong lòng dân”, dành cho những người thực sự xứng danh là “nhà báo trong lòng dân”…

Phan Sông Ngân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Tuấn Khỉ đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Có lẽ người Triều Tiên làm giáo dục giỏi nhất thế giới ? Hay dân tộc này có hệ thần kinh khác ???
Chẳng có gì quá lạ
Nước ta đã một thời...
Còn ghi trong lịch sử
Ối kẻ chết theo vua.
-Xin góp ý một tí nha...

Thiềng Đức đã viết:
-Thành tích thi đậu Tú tài là 97,63% trong cả nước, là đáng mừng hay đáng lo? So với thế giới chắc là vô địch rồi!!!

-LƯƠNG TÂM MẤT DẠY
(Thơ châm thật, tiếp theo bài
Định nghĩa Chạy, thơ châm dzui)

Chạy trường, chạy án, chạy quota
Ba chuyện thường ngày… tưởng mới à?!
Giáo dục kinh bang phê bọn nó
Giao thông cá độ hại phe ta
Chức quyền mua bán ngày băng nhóm
Tham nhũng ô dù tối quỷ ma
Lũ cướp mang danh toàn trí thức
Lương tâm mất dạy… cũng thầy bà?!…

-9/11/2006

Nền giáo dục đã tạo ra những sản phẩm cho xã hội như thế...
Toàn khoa bảng trí thức cả... tưởng mới à?1
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Công nghệ” văn mẫu



TT - Đề kiểm tra học kỳ II môn tập làm văn lớp 4 ở Q.4, TP.HCM yêu cầu “Tả một đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em”. Một số học sinh (HS) lại tả... con chó.

Khi được hỏi lý do, các HS này cho biết nguyên nhân vì cô giáo không ôn tập tả đồ vật và các em chỉ thuộc lòng bài văn mẫu tả con chó.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=571342



Câu chuyện tưởng hi hữu nhưng lại hết sức phổ biến trong thời buổi HS được dạy kiểu học tủ, sao chép ngay từ bậc tiểu học. Nhắc lại chuyện này, cô X., giáo viên Q.4, kể: “Theo phân phối chương trình lớp 4, học kỳ II các em được học tả cây cối và đồ vật. Do đề kiểm tra giữa kỳ đã ra về tả cây cối nên các cô chắc mẩm đề kiểm tra cuối kỳ sẽ ra về tả con vật nên ôn tả con vật rất kỹ. Có cô ôn tới bốn, năm con (gồm chó, mèo, gà, chim...) cho HS. Ai dè đề lại ra “tả đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em” nên nhiều HS bị lạc đề”.

Khuôn đúc... văn!
Ôn ở đây là giáo viên lập dàn ý tả chi tiết hoặc viết luôn bài mẫu cho HS viết theo, dẫn đến chuyện chim, gà, chó, mèo học rồi thì tả được, nhưng hễ ra đề về một con vật khác chưa học thì HS tắc tị. Chị Mỹ, phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học TT, Hóc Môn, kể với giọng hài hước: “Trước kỳ thi học kỳ, cô giáo cho cháu ôn bốn đề khác nhau về tả bút chì, cặp táp, đồng hồ, bàn học. Mỗi đề cô làm bốn bài văn mẫu, chép lần lượt lên bảng. Lớp có bốn tổ, mỗi tổ được phân công chép một bài rồi về nhà học thuộc lòng. Thành ra có bốn bài văn mẫu về tả cây bút chì. Bức xúc, tôi tìm gặp cô giáo thì được cô xin lỗi và giải thích: Ai cũng làm vậy chị ơi, tôi cũng sắp nghỉ hưu rồi, chị thông cảm”.

Trong khi đó, đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 2 ở một trường tiểu học thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM yêu cầu HS “Tả cái cây mà em yêu thích”. Chị T., phụ huynh có con làm đề thi này, kể: “Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Riêng con tôi tả cây giâm bụt vì lần cháu về quê được tiếp xúc với loại cây này. Khi tự làm bài ở lớp, cháu chọn cách dẫn dắt thực tế từ việc về quê ra sao, biết loại cây này thế nào theo ý riêng... Nhưng sau đó cô lại dạy cháu sửa lại theo đúng mẫu “trong các loại cây em thích nhất là cây giâm bụt” rồi sau đó miêu tả thân cây thế nào, rễ cây ra sao... Rốt cuộc khi đi thi, cháu và hàng loạt bạn khác cũng đều bắt đầu bài văn bằng câu mào đầu quen thuộc: “Trong các loại cây, em thích nhất là...”.

Chị Thảo, có con học ở Q.Thủ Đức, kể: Đầu năm lớp 3, con gái bức xúc: “Mấy chục bạn có sách văn mẫu, sao mẹ không mua cho con?”. Đang còn cân nhắc xem có nên cho con mình tiếp xúc văn mẫu hay không, con gái lại thúc giục: “Cô dặn phải mua đúng quyển 270 bài văn mẫu”. Dẫn con ra nhà sách, trước hàng chục đầu sách văn mẫu lớp 3, con gái nỉ non: “Phải mua nhiều quyển mẹ ơi, bạn nào có sách lạ mang vào lớp sẽ được cô mượn để đọc cho cả lớp nghe”...

Vòng luẩn quẩn
Chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, sau đợt chấm bài thi học kỳ, giáo viên phải đọc và cho điểm nhiều bài văn giống nhau như khuôn mẫu (của sách văn mẫu và của cô giáo). Dù bài thi rọc phách nhưng cô giáo nào cũng nhận ra giọng văn quen thuộc nếu chấm bài học trò mình. Tình trạng phổ biến đến mức nhiều trường tiểu học có quy định khi chấm thi, những bài nào giống văn mẫu hoặc giống nhau sẽ bị trừ 1 điểm. Và thế là để HS không bị trừ điểm, giáo viên phải cất công soạn và hướng dẫn HS làm 3-4 bài khác nhau cho mỗi đề với hi vọng HS sẽ có những bài văn khác nhau một tí.

Đến gần ngày thi, để tiết kiệm thời gian, nhiều cô giáo yêu cầu cả lớp về làm bài trước. Hôm vào tiết tập làm văn cô sẽ chọn những bài tiêu biểu đọc trước lớp. Cũng có nhiều giáo viên chọn cách khuyến khích từng trẻ nói ý của mình tại lớp. Nhưng chỉ có vài HS tích cực phát biểu, còn lại do trẻ không có khiếu văn hoặc chưa tự tin phát biểu.

Cô X. tâm tư: “Mỗi lớp chỉ có vài em thích môn làm văn, có thể tự hình dung và miêu tả. Một số khác gợi mở kiểu gì các em cũng chịu, mà thời lượng tiết học thì không đủ để rèn kỹ năng cho từng em. Giáo viên cực chẳng đã mới cho HS học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào thì viết ra chừng đó”. Một giáo viên lớp 2 Trường tiểu học H, Q.Tân Bình dẫn chứng: “Chương trình tập làm văn không có tính liên kết: vừa học tả cây, tả quả, chuyển sang tả ảnh, tả người thân... Mỗi tuần một thể loại, HS chưa kịp quen dạng bài này đã phải chuyển sang dạng khác.

Không ít giáo viên phải xin thêm thời gian môn phụ để cho HS làm thêm nhiều bài nhưng vẫn không đủ. Vậy nên phải làm đủ cách, từ việc cho HS đọc văn mẫu, yêu cầu HS phải tự làm bài trước ở nhà, nhờ phụ huynh cùng dạy văn cho con, nhưng tốt nhất là hướng dẫn HS viết theo mình là nhanh nhất, đủ ý nhất. Không có thời gian để gợi mở ý tưởng cho HS, giáo viên phải dạy học trò viết theo khuôn mẫu. Được dạy viết theo khuôn mẫu, HS lại không được khơi gợi sáng tạo, không có cơ hội thể hiện khả năng. Giáo viên lại phải dạy văn mẫu. Cái vòng luẩn quẩn đó là do “công nghệ” dạy văn mẫu ngày càng được nâng lên trong khi khả năng của HS ngày càng đi xuống.

LƯU TRANG - PHÚC ĐIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thư viết ngày 21.6

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 20.06.2012, 09:32 (GMT+7)

SGTT.VN - Sau khi ca sĩ Thu Minh thổ lộ bức xúc với các nhà quản lý văn hoá qua bài phát biểu tại hội nghị triển khai thực hiện “chỉ thị cấm hở”, trên mạng xuất hiện lá thư sau của một phóng viên ảnh báo mạng:

Gửi toàn thể chị em ngành showbiz,

Trước hết, cho tôi chia sẻ niềm cảm thông với nỗi xấu hổ mà chị em buộc phải thừa nhận. Nhưng về những gì chị em đang phải chịu đựng trước ống kính chúng tôi, xin có đôi điều nói lại.

Chị em cứ bảo sao các phóng viên ảnh lại thích đứng dưới sàn diễn chĩa ống kính lên trong khi chị em đang ra sức nhảy nhót với chiếc váy ngắn cũn? Xin thưa: không chĩa ống kính vào đó thì biết chĩa vào đâu? Chĩa vào nơi cưỡng chế giải toả đất để bị đánh hội đồng à? Chĩa vào chỗ tụ tập khiếu kiện để bị đập máy ảnh à? Hay chĩa vào chỗ đang ăn mãi lộ để bị bắt giam?

Tụi này đâu có ngu! Tốt nhất, chỗ phải chĩa ống kính vào mà rình rập từng giây phút chỉ nên là những chỗ nhạy cảm của giới chị em nghệ sĩ, vì đó là cách tác nghiệp an toàn nhất, lại được nhận thù lao hậu hĩnh! Nhân đây có đôi chút kiến nghị với những nhà sản xuất máy ảnh: đã có chức năng dò tìm mặt người, dò tìm nụ cười, sao chưa có máy ảnh có thể dò tìm đỉnh “núi đôi” hay tâm “tam giác vàng”? Nếu có thì đỡ tốn công sức lao động của giới phóng viên ảnh chúng tôi biết chừng nào!

Thôi thì ai nói gì kệ họ, nếu hàng họ của chị em mà cứ hở như thế thì chúng tôi sẽ tiếp tục giúp cho chúng lộ hẳn ra! Vài triệu tiền phạt chẳng là cái đinh gì, so với sự nổi tiếng và lượng view mỗi ngày!

Người già chuyện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Còn gì để viết, để chộp... Chua xót! Chua xót!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

“Công nghệ” văn mẫu



TT - Đề kiểm tra học kỳ II môn tập làm văn lớp 4 ở Q.4, TP.HCM yêu cầu “Tả một đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em”. Một số học sinh (HS) lại tả... con chó.

Khi được hỏi lý do, các HS này cho biết nguyên nhân vì cô giáo không ôn tập tả đồ vật và các em chỉ thuộc lòng bài văn mẫu tả con chó.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=571342



Câu chuyện tưởng hi hữu nhưng lại hết sức phổ biến trong thời buổi HS được dạy kiểu học tủ, sao chép ngay từ bậc tiểu học. Nhắc lại chuyện này, cô X., giáo viên Q.4, kể: “Theo phân phối chương trình lớp 4, học kỳ II các em được học tả cây cối và đồ vật. Do đề kiểm tra giữa kỳ đã ra về tả cây cối nên các cô chắc mẩm đề kiểm tra cuối kỳ sẽ ra về tả con vật nên ôn tả con vật rất kỹ. Có cô ôn tới bốn, năm con (gồm chó, mèo, gà, chim...) cho HS. Ai dè đề lại ra “tả đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em” nên nhiều HS bị lạc đề”.

Khuôn đúc... văn!
Ôn ở đây là giáo viên lập dàn ý tả chi tiết hoặc viết luôn bài mẫu cho HS viết theo, dẫn đến chuyện chim, gà, chó, mèo học rồi thì tả được, nhưng hễ ra đề về một con vật khác chưa học thì HS tắc tị. Chị Mỹ, phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học TT, Hóc Môn, kể với giọng hài hước: “Trước kỳ thi học kỳ, cô giáo cho cháu ôn bốn đề khác nhau về tả bút chì, cặp táp, đồng hồ, bàn học. Mỗi đề cô làm bốn bài văn mẫu, chép lần lượt lên bảng. Lớp có bốn tổ, mỗi tổ được phân công chép một bài rồi về nhà học thuộc lòng. Thành ra có bốn bài văn mẫu về tả cây bút chì. Bức xúc, tôi tìm gặp cô giáo thì được cô xin lỗi và giải thích: Ai cũng làm vậy chị ơi, tôi cũng sắp nghỉ hưu rồi, chị thông cảm”.

Trong khi đó, đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 2 ở một trường tiểu học thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM yêu cầu HS “Tả cái cây mà em yêu thích”. Chị T., phụ huynh có con làm đề thi này, kể: “Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Riêng con tôi tả cây giâm bụt vì lần cháu về quê được tiếp xúc với loại cây này. Khi tự làm bài ở lớp, cháu chọn cách dẫn dắt thực tế từ việc về quê ra sao, biết loại cây này thế nào theo ý riêng... Nhưng sau đó cô lại dạy cháu sửa lại theo đúng mẫu “trong các loại cây em thích nhất là cây giâm bụt” rồi sau đó miêu tả thân cây thế nào, rễ cây ra sao... Rốt cuộc khi đi thi, cháu và hàng loạt bạn khác cũng đều bắt đầu bài văn bằng câu mào đầu quen thuộc: “Trong các loại cây, em thích nhất là...”.

Chị Thảo, có con học ở Q.Thủ Đức, kể: Đầu năm lớp 3, con gái bức xúc: “Mấy chục bạn có sách văn mẫu, sao mẹ không mua cho con?”. Đang còn cân nhắc xem có nên cho con mình tiếp xúc văn mẫu hay không, con gái lại thúc giục: “Cô dặn phải mua đúng quyển 270 bài văn mẫu”. Dẫn con ra nhà sách, trước hàng chục đầu sách văn mẫu lớp 3, con gái nỉ non: “Phải mua nhiều quyển mẹ ơi, bạn nào có sách lạ mang vào lớp sẽ được cô mượn để đọc cho cả lớp nghe”...

Vòng luẩn quẩn
Chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, sau đợt chấm bài thi học kỳ, giáo viên phải đọc và cho điểm nhiều bài văn giống nhau như khuôn mẫu (của sách văn mẫu và của cô giáo). Dù bài thi rọc phách nhưng cô giáo nào cũng nhận ra giọng văn quen thuộc nếu chấm bài học trò mình. Tình trạng phổ biến đến mức nhiều trường tiểu học có quy định khi chấm thi, những bài nào giống văn mẫu hoặc giống nhau sẽ bị trừ 1 điểm. Và thế là để HS không bị trừ điểm, giáo viên phải cất công soạn và hướng dẫn HS làm 3-4 bài khác nhau cho mỗi đề với hi vọng HS sẽ có những bài văn khác nhau một tí.

Đến gần ngày thi, để tiết kiệm thời gian, nhiều cô giáo yêu cầu cả lớp về làm bài trước. Hôm vào tiết tập làm văn cô sẽ chọn những bài tiêu biểu đọc trước lớp. Cũng có nhiều giáo viên chọn cách khuyến khích từng trẻ nói ý của mình tại lớp. Nhưng chỉ có vài HS tích cực phát biểu, còn lại do trẻ không có khiếu văn hoặc chưa tự tin phát biểu.

Cô X. tâm tư: “Mỗi lớp chỉ có vài em thích môn làm văn, có thể tự hình dung và miêu tả. Một số khác gợi mở kiểu gì các em cũng chịu, mà thời lượng tiết học thì không đủ để rèn kỹ năng cho từng em. Giáo viên cực chẳng đã mới cho HS học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào thì viết ra chừng đó”. Một giáo viên lớp 2 Trường tiểu học H, Q.Tân Bình dẫn chứng: “Chương trình tập làm văn không có tính liên kết: vừa học tả cây, tả quả, chuyển sang tả ảnh, tả người thân... Mỗi tuần một thể loại, HS chưa kịp quen dạng bài này đã phải chuyển sang dạng khác.

Không ít giáo viên phải xin thêm thời gian môn phụ để cho HS làm thêm nhiều bài nhưng vẫn không đủ. Vậy nên phải làm đủ cách, từ việc cho HS đọc văn mẫu, yêu cầu HS phải tự làm bài trước ở nhà, nhờ phụ huynh cùng dạy văn cho con, nhưng tốt nhất là hướng dẫn HS viết theo mình là nhanh nhất, đủ ý nhất. Không có thời gian để gợi mở ý tưởng cho HS, giáo viên phải dạy học trò viết theo khuôn mẫu. Được dạy viết theo khuôn mẫu, HS lại không được khơi gợi sáng tạo, không có cơ hội thể hiện khả năng. Giáo viên lại phải dạy văn mẫu. Cái vòng luẩn quẩn đó là do “công nghệ” dạy văn mẫu ngày càng được nâng lên trong khi khả năng của HS ngày càng đi xuống.

LƯU TRANG - PHÚC ĐIỀN
\

Khi người ta cố tình đào tạo ra các Rô bôt, ăt hẳn còn nhiều chuyện bi hài.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đỗ tốt nghiệp 100%, tại sao không bỏ kỳ thi?



Không thể thay đổi sự tụt hậu của đất nước nếu giáo dục trì trệ và chất lượng yếu kém như hiện nay. "Một trăm phần trăm" là bài ca buồn của cả đầu vào (tốt nghiệp THPT) và đầu ra (tốt nghiệp ĐH). Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi đang "thành tích hóa" kỳ thi tốt nghiệp THPT và "tầm thường hóa" kỳ thi tốt nghiệp đại học?

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay làm "nức lòng" người dân cả nước. Năm sau cao hơn năm trước, năm nay tốt đẹp hơn năm kia là quy luật phát triển của muôn đời... Thế nhưng, điều kỳ lạ là dẫu không nói ra, mỗi chúng ta, những người ít nhiều gắn bó trực tiếp với nền giáo dục nước nhà, vẫn cảm thấy cái gì đó gờn gợn- có nghĩa là đáng phải bàn, đáng phải nghĩ thêm.

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng đã có  hàng ngàn ý kiến phàn nàn về chất lượng giáo dục trong suốt nhiều năm qua nên người viết bài này không bàn nữa. Chỉ xin nói về 2 chuyện: Thi tốt nghiệp THPT và chấm khóa luận tốt nghiệp đại học theo hệ tín chỉ; nghĩa là 2 kỳ thi quan trọng nhất của đại đa số người đi học.

Thi không trượt thì thi để làm gì?
Điều không cần nói mà ai cũng biết là sinh ra kỳ thi mục đích là để kiểm tra chất lượng người học, tức là tìm người đỗ đồng thời xác định người trượt. Nguyên tắc tối giản của bất kỳ cuộc thi nào cũng chỉ có một mà thôi: Học càng thật, thi càng khó; yêu cầu càng cao về chất lượng thì người thi trượt càng nhiều.

Vậy, nếu thi mà không ai trượt hoặc hầu như chỉ cho trượt gọi là, trượt cho có như các địa phương có tỷ lệ đỗ trên 99%, thậm chí 100% như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sóc Trăng..., thì thi có lẽ, tốn hàng tỷ đồng tiền của dân - của nước là một sự lãng phí chăng?

Nếu biện luận rằng một khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì dễ phát sinh tiêu cực, nghe qua, có vẻ như "có cơ sở"(?) Thật ra không phải vậy và hoàn toàn không như những người luôn thấy một nửa cốc nước đang vơi đi mà không chịu tin rằng thật ra, nó đang đầy lên.

Thứ nhất, về nguyên tắc, không thể có chuyện tiêu cực kéo dài suốt 12 năm trời và xảy ra với trên dưới 100 thầy, cô. Tức là, kết quả những năm học THPT chỉ được phép tính thêm hệ số (hệ số 3 chẳng hạn, tương tự ở THCS là hệ số 2 và tiểu học là hệ số 1) chứ không coi đó là kết quả duy nhất nhằm xét tốt nghiệp cho học sinh. Nếu áp dụng công thức này, chắc chắn đánh giá chất lượng học tập sẽ chính xác hơn rất nhiều.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/20/16/20120620165007_thitotnghiep3_1340174624.jpg
Hình ảnh cắt từ clip gian lận trong kì thi tốt nghiệp ở trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang



Thứ hai, một số thầy cô giáo có thể chưa tốt, có thể phạm phải tiêu cực chứ không thể có chuyện tất cả giáo viên đều tiêu cực. Thử đặt câu hỏi: Một nền giáo dục mà không tin vào người dạy, làm sao đạt chất lượng trồng người?

Thứ ba, một khi bắt học sinh học cả chục môn rồi đến cuối năm chọn hú họa 6 môn cho thi thì chỉ có những người thật sự có tài - thiên bẩm, mới học nổi.

Ước mơ phổ cập giáo dục sẽ trở thành món hàng xa xỉ một khi chúng ta bắt 1 đứa trẻ thích học toán suốt ngày phải học thuộc lòng môn sử, môn địa... Tại sao không học theo các nước tiên tiến khi họ chỉ cho học sinh THPT học 4- 6 môn học có định hướng theo đam mê, sở thích, nhu cầu của nghề nghiệp tương lai, chứ không phải nhồi nhét cả hơn chục môn học như ở ta?

Thứ tư, nếu chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng hoặc chỉ bị ảnh hưởng rất ít do bỏ thi tốt nghiệp THPT thì tại sao lại không? Đó là chưa nói rằng cái sự bỏ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về tâm lý, sức khỏe, tài chính cho nhiều thế hệ, cho hàng triệu gia đình.

Thứ năm, sự kiện Đồi Ngô chỉ là một trong vô vàn ví dụ của cái chuyện "bị lộ" và "chưa bị lộ", chứ thật ra chừng nào ngành giáo dục còn chạy theo căn bệnh thành tích; chừng nào việc thi cử chỉ nhằm tạo ra kết quả...đẹp; và chừng nào mà mỗi mùa thi vẫn là "cơ hội vàng" để dạy thêm, "hỗ trợ thêm" trong các mùa thi, thì chừng đó, tiêu cực vẫn diễn ra và bài ca đỗ tốt nghiệp 100% vẫn sẽ tiếp diễn.

Đầu vào thật chặt, đầu ra thật ...rộng?
Trong khi thi tốt nghiệp THPT tạo nên áp lực ghê gớm đến như thế - khiến cho cả  nước mất ăn, mất ngủ hàng tháng trời thì đầu ra - bàn giao sản phẩm giáo dục cho xã hội, thì lại bị coi nhẹ một cách khó hiểu. Chương trình đào tạo theo tín chỉ hiện nay (áp dụng năm đầu tiên) rất bất cập (sẽ dành bàn trong dịp khác), đã đẻ ra 1 trong những cái dở nhất là chấm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên có trình độ khá giỏi.

Nên lưu ý rằng, chỉ  những sinh viên có điểm học trung bình suốt 7 học kỳ là 7,5 điểm trở lên (tùy theo trường), mới được làm khóa luận tốt nghiệp. Số sinh viên này chiếm khoảng 30-50% tổng số sinh viên.

Không biết do đâu (chắc là để tiết kiệm kinh phí, tăng thu) mà ngành giáo dục cắt giảm số tiết của giảng viên hướng dẫn cũng như bỏ luôn cả Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp như mọi năm. Chỉ giao việc định đoạt cả một công trình nghiên cứu cho 2 cán bộ chấm? Điều vô lý này đã đẩy chất lượng giáo dục đại học đến chỗ trớ trêu.

Việc chấm thi chứ không tổ chức bảo vệ đã tầm thường hóa công việc nghiên cứu đầu tiên của sinh viên. Nó không còn là một công trình theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là một bài thi chẳng cần... giám thị!

Thử hình dung nếu học kém, thi tốt nghiệp còn có 2 cán bộ coi thi, rọc phách, 2 cán bộ chấm; đằng này, chỉ 2 giáo viên biết rõ đó là ai, tha hồ "bắt tay" nhau để cho điểm (tất nhiên không phải giảng viên nào cũng vậy). Mối quan hệ thầy trò, thiên vị là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Trong thực tế, đã có 1 câu chuyện sau: Một sinh viên sau khi tốt nghiệp xong đã nói thẳng ra rằng suốt 3 tháng làm khóa luận tốt nghiệp, anh ta không làm mà thuê người viết hộ, đến kỳ hạn về nộp cho thầy, thầy chẳng biết đó là đâu? 3 tháng rảnh rang đó anh ta tha hồ kiếm tiền, học cách tiếp cận thị trường bằng đủ kiểu...

Cách học- thi này thực chất đã và đang giết dần giết mòn các ngành khoa học cơ bản. Nếu khoa học cơ bản mà không nghiên cứu thì đào tạo để làm gì? Nếu nghiên cứu mà coi đó như là trò chơi thì cái gọi là khoa học sẽ đi về đâu?...

Đề tài về giáo dục luôn là cả 1 câu chuyện có rất nhiều chương hồi chua chát. Điều đau lòng của rất nhiều thầy, cô giáo là mọi sự góp ý của dư luận đã được cơ quan chủ quản tiếp nhận theo cung cách nghe và... không giải quyết. Đến nhiệm kỳ sau lại có người nghe tiếp rồi... để đó.

Không thể thay đổi sự tụt hậu của đất nước nếu giáo dục trì trệ và chất lượng yếu kém như hiện nay. "Một trăm phần trăm" là bài ca buồn của cả đầu vào (tốt nghiệp THPT) và đầu ra (tốt nghiệp ĐH). Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi đang "thành tích hóa" kỳ thi tốt nghiệp THPT và "tầm thường hóa" kỳ thi tốt nghiệp đại học?

Hà Văn Thịnh (Vietnam.net)


Thi không trượt thì học để làm gì?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Đỗ tốt nghiệp 100%, tại sao không bỏ kỳ thi?


Thi không trượt thì học để làm gì?
Nhân đọc bài này, xin ra một về đối:

Có học, có thi thì có... chấm... mút.

Mời các bạn trổ tài!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tản mạn khi Luật Biển được Quốc hội thông qua

Đình Kính


 Ngày 21 tháng 6 năm 2012, với sự đồng thuận cao, 495 trên 496  đại biểu, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam. Một việc vô cùng hệ trọng là bộ Luật Biển Việt Nam Quốc hội  vừa thông qua đã  khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 Hoan hô Quốc hội!
 Song, bên cạnh niềm vui, vẫn băn khoăn và canh cánh một điều. Ấy là, có một vị đại biểu không bỏ phiếu thông qua Luật Biển. Vị đại biểu đó là ai? Không đồng ý thông qua Luật Biển, vị đại biểu ấy muốn gì, và phản đối điều gì? Chẳng lẽ vị đại biểu ấy không đồng ý thừa nhận Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc do ông cha ta bao đời đổ xương máu, công sức và mồ hôi dựng nên? Hay vị đó vẫn lo âu thấp thỏm, nơm nớp sợ hãi một điều gì? Hay vị ấy là … quả thật, không dám nghĩ đến…  Nhưng hy vọng rằng, một phiếu không đồng ý thông qua Luật Biển ấy là do lỗi kỹ thuật.  Mệt mỏi, sơ ý, và có thể trình độ sử dụng các thiết bị trong hội trường chưa cao nên vị đó ấn nút nhầm. Cầu trời là như vậy!
 Khi đã có Luật Biển được Quốc hội thông qua khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt nam, thì các biểu ngữ trưng điều ấy lên trong các cuộc tuần hành, hoặc treo nơi công cộng, nhằm thể hiện lòng yêu nước và quyền được tôn trọng luật Quốc hội thông qua có bị làm khó dễ, có được hoan nghênh, có được ủng hộ, bảo vệ? Đồng thời người dân có được hành động nhằm phản đối khi một nước nào đó khơi khơi gọi Trường Sa và Hoàng Sa là đất của họ không? Theo thiển nghĩ của người viết bài này thì, ai ngăn cản công dân biểu hiện lòng yêu nước, biểu thị sự ủng hộ luật Quốc hội thông qua là hành vi phạm pháp.
Hay là phải chờ đến ngày 01 tháng 01 năm 2013, khi bộ Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành thì mọi động thái yêu nước nói trên mới không bí ngăn cấm?
Hãy chờ xem!
ĐK
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối