Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ Vinalines: “Nên mổ xẻ đến nơi đến chốn”

Bài đăng trên VnEconomy 05/06/2012 10:21 (GMT+7)

THÚY HẰNG

http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/450_291/cG9BhzqggAYvp7UxcnTcotBaHKbQ/Image/2012/06/0_618db.jpg
“Tôi cho là trong công việc ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm,
nhưng khi đã sai lầm thì cần thẳng thắn thừa nhận để rút kinh nghiệm”.



Trao đổi với VnEconomy sau giải trình của các cơ quan liên quan về việc ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải rồi bỏ trốn ngay trước khi cơ quan công an công bố lệnh khởi tố, bắt tạm giam, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, các nội dung giải trình đã bộc lộ nhiều khuyết điểm “chết người” trong công tác cán bộ.

GS. Nguyễn Minh Thuyết phân tích:

- Thứ nhất, trong vụ việc này, hầu hết các việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ đều được tiến hành một cách hình thức, hời hợt. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cầm đầu một đoàn từ Bộ xuống làm việc với Đảng bộ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), mà không phát hiện ra bất cứ sai lầm nào của doanh nghiệp cũng như của ông Dũng.

Về phần ông Dũng, mặc dù được coi là một nhân tố gấy mất đoàn kết nhưng vẫn luôn được “nhận xét rất tốt” trong tất cả các đánh giá cán bộ cuối năm và hằng năm, thậm chí còn được bầu vào thường vụ Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, là đại biểu dự Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Thứ hai, các nguyên tắc chọn lựa cán bộ của Đảng trên thực tế đã bị phớt lờ. Bộ Giao thông Vận tải đưa ông Dũng lên Bộ làm Cục trưởng Cục Hàng hải chẳng phải vì ông ta có tài năng, phẩm hạnh phù hợp với cương vị ấy mà chỉ vì để tiếp tục ở Vinalines thì ông ta gây mất đoàn kết, cản trở sự phát triển của Vinalines? Chẳng biết sau lời giải thích của Bộ trưởng Đinh La Thăng, người dân sẽ nhìn các quan chức như thế nào? Thế mà ai cũng bảo bổ nhiệm cán bộ như vậy là đúng quy trình.

Thứ ba, theo như giải trình thì các cơ quan nhà nước dường như không liên thông với nhau trong thực thi công vụ. Bộ nào đó cứ việc tham mưu để Thủ tướng cho ông Dương Chí Dũng thôi chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinalines. Thanh tra cứ việc thanh tra. Công an cũng lẳng lặng làm việc của mình. Còn Bộ Giao thông Vận tải cứ việc đưa ông Dũng lên làm Cục trưởng để “giải cứu Vinalines”.

Đến mức, ngày 17/5, bị can Dũng biết tội của mình đã cao chạy xa bay mà sáng 18/5 lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải mới được cơ quan điều tra thông báo Cục trưởng Cục Hàng hải là can phạm đang bị truy nã!

Ông bình luận thế nào trước lời giải thích quy trình bổ nhiệm ông Dũng bắt đầu được thực hiện từ tháng 8 năm ngoái nên đến thời điểm tháng 2 vừa qua, quy trình đã hoàn thành nên cứ thế công bố?

Giải thích như thế không khác gì bảo tôi đang băng qua đường, cho dù thấy ôtô lao đến, tôi vẫn phải băng qua cho xong. Chẳng cần phải có hiểu biết sâu về quản lý giao thông cũng biết hậu quả sẽ thế nào.  

Từ khi ông Dương Chí Dũng có lệnh bắt giam, rồi bỏ trốn và bị truy nã đến nay, các cơ quan liên quan trong vụ việc này đều một mực khẳng định việc bổ nhiệm đúng quy trình trong sự phản ứng, bức xúc của đại biểu Quốc hội và dư luận. Theo ông, cần hành xử thế nào mới thuyết phục được người dân, giải tỏa được những bức xúc trong dư luận?

Tôi cho là trong công việc ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, nhưng khi đã sai lầm thì cần thẳng thắn thừa nhận để rút kinh nghiệm. Không nên giải trình loanh quanh. Càng như vậy thì càng lộ nhiều điểm yếu, càng giảm đi sự tin cậy của người dân.

Theo ông, những nội dung dư luận đòi hỏi phải làm sáng tỏ trong vụ việc xảy ra ở Vinalines tập trung vào vấn đề gì, trong trường hợp Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các thành viên Chính phủ liên quan trả lời chất vấn trực tiếp về vụ việc này sắp tới?

Vụ Vinalines và những việc liên quan đến ông Dương Chí Dũng cần được đưa ra chất vấn tại Quốc hội. Chất vấn trực tiếp chứ không chỉ hỏi và trả lời qua công văn được. Quốc hội nên mổ xẻ đến nơi đến chốn không phải để chỉ trích ai trong chuyện này, mà chủ yếu là để những vụ việc như vậy sẽ không thể tái diễn hoặc ít có khả năng tái diễn.

Trong việc này, trước hết phải chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Nếu bổ nhiệm sai thì dù quy trình đề xuất - xét duyệt có qua bao nhiêu khâu, người quyết định cuối cũng vẫn phải chịu trách nhiệm.   

Quốc hội cũng cần chất vấn về trách nhiệm của cơ quan điều tra để Dương Chí Dũng bỏ trốn... Đáng nói là, đây không phải lần đầu tiên để xảy ra chuyện “mắt xích” ở một vụ án kinh tế lớn trốn thoát. Trong vụ Vinashin năm 2010, đã có hai nhân vật cộm cán chạy trốn, trong đó có tổng giám đốc tài chính của Vinashin, cho nên mất hẳn hai đầu mối quan trọng để truy tội phạm, đến giờ vẫn chưa bắt được. Nếu không chất vấn đến nơi đến chốn thì không ai dám đảm bảo tương lai không tái diễn chuyện tương tự.

Đại biểu Quốc hội cũng nên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem quy trình bổ nhiệm cán bộ như thế nào, nhất là đối với những người thuộc diện Thủ tướng bổ nhiệm như ông Dương Chí Dũng thì quy trình bổ nhiệm ra sao, cho chuyển công tác thế nào vì Bộ Nội vụ là cơ quan “gác gôn” cho Chính phủ trong công tác nhân sự.

Hiện giờ cả nước mới chắt bóp được 29 nghìn tỷ đồng để cứu doanh nghiệp, trong khi đó Vinashin làm “một nhát” nợ tới cả trăm nghìn tỷ, lỗ cũng kết luận khoảng 9.000 tỷ đồng, Vinalines này cũng lại làm ăn thua lỗ, tiêu tiền Nhà nước vô tội vạ. Trách nhiệm này thuộc về ai?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 08.06.2012, 07:53 (GMT+7)

SGTT.VN - Không thể kể hết những vụ “ăn bánh trả tiền” trong giới thượng lưu phương Tây, từ các chính khách hàng đầu như cựu Thủ tướng Ý Berlusconi, cựu tổng giám đốc IMF Strauss Kahn, đến tài tử Mỹ Hugh Grant, ngôi sao bóng đá Anh Ashley Cole, Rooney, mới đây nhất là cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai... Điều rõ ràng là tất cả những cái tên quen mùi lầu xanh ấy đều được nêu công khai, để dư luận tấn công không thương tiếc.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175637
Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui
của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp.



Còn ở Việt Nam, sau những sự kiện chấn động phát hiện đường dây gái gọi cao cấp, dư luận không thấy một cái tên gọi gái nào được thông tin công khai, dù ai cũng biết giới thừa tiền mới có nhu cầu gọi gái hoa hậu, người mẫu, diễn viên... Phải chăng có sự khác biệt giữa hành vi mua dâm giữa xứ đang phát triển và phát triển? Chẳng lẽ ở xứ ta không quyền lực nào chạm được hành vi mua dâm, thứ di chứng tệ hại của tư tưởng phụ quyền? Phải chăng ở xứ ta, tư tưởng văn minh về bình quyền có vạch sẵn một đường ranh loại bỏ giới phụ nữ hành nghề “vốn tự có”? Có gì đó rất bất thường trong thực thi công quyền phá án mãi dâm, bất thường bởi chỉ chú ý đến gái bán dâm trong khi đáng ra thủ phạm chính là kẻ đi mua dâm. Cũng có gì đó rất bất thường ở sự hả hê, nhẹ nhõm của dư luận khi gái mãi dâm bị bôi tro trét trấu trên các phương tiện thông tin. Và hết sức bất thường khi tên gái gọi giờ đây không còn được viết tắt, hình gái gọi không cần che mặt mà đều được phơi rờ rỡ trên các trang báo.

Không ai phủ nhận về đạo đức và pháp luật, bán dâm là có tội. Nhưng giá trị của đạo đức truyền thống và sự công bằng của luật pháp cũng đòi hỏi kẻ mua dâm phải bị kết án. Dư luận công minh không bào chữa cho gái mãi dâm, nhưng nếu không lên tiếng bảo vệ nhân phẩm của người lỡ bước sai lầm thì sẽ không khác gì chuyện đưa xã hội ngược thời gian về thời trung cổ. Và từ giá trị của sự công bằng cơ bản, kết tội kẻ mua dâm chính là hành xử văn minh, là cách tối thiểu để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ chớ không phải bảo vệ việc họ hành nghề mãi dâm.

Có một nhà báo nữ tâm sự rằng, cô không muốn chỉ thấy gái mãi dâm bị bắt nữa, mà muốn nhìn thấy cảnh công an xông vào khách sạn, nhà trọ khám xét đám đàn ông mua dâm, khiến họ phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình. Cô không lo gì chuyện gia đình của những kẻ đó tan nát, nếu rơi vào gia đình cô, cô cũng không sợ. Bởi cái đáng lo, đáng thương là khi thấy chỉ người phụ nữ bán dâm gánh chịu nhục nhã; cái đáng sợ là bị đàn ông lừa dối ra ngoài mua dâm.

Trở lại với chuyện đường dây bán dâm có dính tới giới thời danh. Nếu công minh hơn, không ai để những mức giá bán dâm ngàn đô gây hiệu ứng ganh ghét. Vấn đề đáng đặt ra là phải chăng các cuộc thi hoa hậu, người mẫu, ca sĩ... đều ẩn tàng mục đích tuyển gái cho các đại gia? Một nhà báo của hãng tin quốc tế khi tham dự một cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam kể rằng, từ đêm bán kết đến chung kết anh đã chứng kiến cảnh các đại gia xì xầm đấu giá những thí sinh dự thi. Nếu các cơ quan công quyền ở Việt Nam không để tư tưởng phụ quyền choán hết tính công minh thì họ phải nhìn thấy ở hiện tượng này nguy cơ tổ chức mãi dâm hoặc buôn người.

Chính những thế lực đen và giàu có bất chính đã tạo nên động cơ săn tìm gái ngàn đô và tạo nên thị trường gái gọi cao cấp. Và chính sự đồi truỵ của giới này đã bôi bẩn trước khi giết chết những cuộc thi được coi là hoạt động văn hoá. Bằng hành vi mua dâm cao cấp, những kẻ dâm ô đã tước đoạt, huỷ hoại niềm vui của công chúng lành mạnh về cái đẹp và người đẹp. Những kẻ dâm đãng ấy sẽ không dừng lại nếu đất nước này tiếp tục không có những phiên toà kết án những người tạo ra thị trường bán dâm cao cấp, và những kẻ luôn có nhu cầu mua dâm gái nổi tiếng.

Giao Cảm

Bất bình đẳng trong truyền thông

Khoảng một tuần nay, nhiều báo in (và báo mạng) đưa tin “phát hiện” cô người mẫu này cô hoa hậu hoa khôi kia cô diễn viên nọ… trong đường dây bán dâm ngàn đô. Lập tức tên tuổi, nghệ danh, biệt hiệu, quê quán, nơi ở, nơi “làm việc”, thậm chí cả hình ảnh các cô đều “được” đưa lên mặt báo (mạng) với những lời tường thuật sự việc không mấy khách quan và mang đậm sự kỳ thị về giới, bởi thông tin về (những) người đàn ông mua dâm rất khiêm tốn: hầu như không tên tuổi, không nghề nghiệp, không hình ảnh, và cả cách xử lý (hình phạt) cũng không! Cùng lắm chỉ là một danh từ chung “đại gia” và cái tên viết tắt (để câu khách?)

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật! Lẽ nào chỉ có gái bán dâm mới làm xã hội băng hoại về đạo đức? Cách thông tin trên báo chí như vậy không khách quan, thể hiện sự bất bình đẳng trong truyền thông, và sau đó là trong luật pháp, ngoài sự bất bình đẳng về giới rất rõ ràng. Sự bất bình đẳng trong xã hội biểu hiện qua, và từ những chuyện như thế!

Buồn thay, phản ứng lại sự bất bình đẳng này hình như chỉ thấy trên các mạng xã hội, vốn không được xem là truyền thông “chính thống”!

Nguyễn Thị Hậu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bài toán rợn người



TT - Sau khi lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Education%20funny/569629.jpg
“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách - Ảnh: L.Điền



Bài toán còn có phần hướng dẫn giải tóm tắt và hình vẽ minh họa với hai bàn tay và hai ngón trỏ, giữa của bàn tay phải bị cắt rời bỏ sang một bên.

Nhiều phụ huynh cho rằng ví dụ trên đây rất phản cảm và phản giáo dục. Ðối với một quyển được ghi chú "dùng kèm với sách giáo khoa lớp 1" thì việc lấy ví dụ minh họa cho một phép tính trừ bằng hình ảnh "nghịch dao làm cụt hai ngón tay" là không thể chấp nhận được.

Ðiều đáng nói là sách có tên tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7-2002, nộp lưu chiểu tháng 9-2003. Nhà xuất bản Trẻ khi nhận được thông tin đã lật lại hồ sơ giấy phép lưu trữ và phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 thật ra là được cấp cho một bộ sách có tên khác: Học nhanh toán, gồm năm tập, thời điểm cấp cũng là tháng 7-2002. Giấy phép này thuộc loại kế hoạch B - tức được cấp cho đối tác liên kết thực hiện sách. Trong giấy phép từ mười năm trước còn ghi rõ tên đối tác liên kết là Hoàng Long - tác giả quyển sách nói trên.

Tại cuộc gặp mặt giữa NXB Trẻ và đại diện nhà sách Nguyễn Văn Cừ (thuộc Công ty Thành Nghĩa) vào sáng 8-6, thông tin về ai là người chịu trách nhiệm in ấn, lưu hành quyển sách này cũng chưa được làm rõ.

Ðặc biệt, NXB Trẻ vừa phát hiện cũng tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 này, đến năm 2011 đã được in với giấy phép của NXB Thanh Niên và có ghi tên công ty liên kết là Thành Nghĩa. Tuy nhiên, thông tin từ Công ty Thành Nghĩa vào chiều 8-6 là công ty này có mua bản quyền một số sách của ông Hoàng Long, riêng quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 sẽ kiểm tra lại để xem có phải do Thành Nghĩa sản xuất hay không.

Ông Nguyễn Trường - đại diện chi nhánh NXB Thanh Niên tại TP.HCM - cho biết giấy phép của quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 thuộc danh sách do NXB Thanh Niên (ở Hà Nội) cấp. Tuy nhiên, ông Trường nêu khả năng trường hợp này có thể là sách in lậu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - cho rằng còn một đầu mối cần phải làm rõ là bản sách năm 2002 có ghi in tại Xí nghiệp in Bến Thành. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể Xí nghiệp in Bến Thành đã in quyển sách này theo giấy phép nào và thông tin tiếp tục cho dư luận". Ông Nhựt cho biết việc NXB Trẻ không cấp phép cho một quyển sách có nội dung phản giáo dục, nhưng sách này khi ấn hành đã in tên, logo NXB Trẻ lên bìa sách và mạo ghi giấy phép của NXB Trẻ vào khung lưu chiểu là xâm phạm uy tín của NXB. "Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ" - ông Nhựt khẳng định.

LAM ĐIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cái đẹp, dối trá và...

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 9/6/2012 06:30

Cả ba vụ việc trong tuần gây chấn động dư luận xã hội, mà chẳng vụ việc nào giống vụ việc nào. Nhưng nó đều là cái tham, sân, si của kiếp người và của cái thời kim tiền mà ra cả.

Cái đẹp và... cái nhơ


Vụ người mẫu, diễn viên H.H bị bắt vào chiều 24/5 tại nhà nghỉ của một khách sạn ở khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) vì tội bán dâm, giá "nghìn đô" chưa kịp lắng xuống, mới đây, cả xã hội rùm beng câu chuyện người đẹp chân dài M.X.

Từng đoạt giải hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009 của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (thực chất là Giải Nhất cuộc thi Người đẹp Sóc Trăng, thuộc khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Mêkông Expo Sóc Trăng, và giành Giải phụ "Thí sinh ứng xử hay nhất"), M.X bị bắt trong một đường dây bán dâm, có giá 2.500 đô/ lần, quy mô lớn.

Nhưng M.X chưa phải chân dài được trả cao nhất. Có tin, giá cao nhất là một chân dài khác, hàng sao, với 8000 đô/ lần. Đó là cái giá "xác thịt" mà làng vui chơi này tự thỏa thuận với nhau. Chứ còn giá nhân phẩm chắc đều đồng hạng... "vô giá" (số 0)

Đường dây bán dâm này hội tụ đủ mặt "anh thư": Người mẫu, hoa khôi, diễn viên điện ảnh, sinh viên các trường đại học, chuyên nghiệp..., đóng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.

Đặc biệt nữa, ngoài bán dâm, M.X còn kiêm nhiệm nghề "tú bà" chuyên tổ chức một đường dây bán dâm khác, quy mô nhỏ hơn với những cái tên "hot" không kém. Đó là Á khôi T.K, Hoa khôi Y.D, người mẫu N.T, hotgirl J.P...

Họ vốn gặp nhau ngang ngửa trên sàn thi hoa hậu, người đẹp, hoa khôi, người mẫu, thậm chí trên phim trường. Giờ lại ngang ngửa đọ tài bốc lửa trên sàn... bán thân xác. Nhìn những vẻ đẹp trong sáng, thanh tân ở họ, ai dám bảo họ từ trong những ổ "nhền nhện" vừa chui ra?

Và hài nhất, có thông tin từ một người đẹp, trước khi tranh ngôi thứ Người đẹp Sóc Trăng, M.X đã từng "làm gái"!  Tuy nhiên Ban Tổ chức cuộc thi ngay khi đó, đã rất tự tin trả lời dư luận, rằng họ có những tiêu chí riêng. Dành riêng cho M.X chăng?

Buồn cười nhất là giới showbiz Việt, giờ nhìn nhau, ai cũng ngờ ngợ như đó là kẻ ... bán dâm.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/08/18/20120608160914_2a.jpg
Từng đoạt giải hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009, M.X bị bắt
trong một đường dây bán dâm, có giá 2.500 đô/ lần, quy mô lớn.



Nhưng nói thật, những scandal của các chân dài chỉ đủ sức làm "đầu câu chuyện" đàm tiếu các bà, các cô công sở, làm tăng lượng hit cho các báo "lá cải" hoặc "lá cải hóa" mà thôi. Chả đủ gây sốc, gây thất vọng cho ai...

Bởi từ lâu rồi, cứ nói tới chân dài là y rằng, dính liền như hình với bóng các scandal. Trước, scandal còn là cái khái niệm xấu, chứ giờ, có khối chân dài lại thích tạo scandal. Bởi có thế mới PR, đánh bóng thêm tên tuổi mình trong làng giải trí, cũng là một cách "tiến thân" và hốt tiền nhanh.

Nói cho công bằng, tiến thân và có nhiều tiền, ai cũng thích, chả ai chê. Nhưng tiến thân theo cách nào, và kiếm tiền theo cách nào mới là điều đáng nói. Vinh ở đó, và nhục cũng ở đó.

Chả thế, trước đây ít lâu, có một phát ngôn khá ấn tượng của một chân dài đã làm rộn các trang mạng, vì nó vừa tự tin, lại cũng vừa xuẩn ngốc: Sắc đẹp cũng là một tài năng.

Trong khi sắc đẹp của các chân dài này, thực ra mới chỉ là phương tiện... "bán thân" mà thôi. H.H, M.X, T.K, Y.D, N.T, J.P và còn những ai ai nữa chưa bị lộ, chắc chắn không phải là ngoại đạo, trên con đường sử dụng "tài năng sắc đẹp" để tiến thân vào... ê chề!

Chợt nghĩ về "Giải ứng xử hay nhất" của M.X đoạt được trong cuộc thi, và cả những câu trả lời ứng xử của những chân dài khác. Hẳn là các cô học thuộc làu làu, nào là phục vụ nhân quần, làm từ thiện, nào là vì quê hương, xã hội. Thôi thì đủ ý tứ cao xa, thánh thiện.

Thế nhưng thực tế, các chân dài lại chỉ chăm chăm phục vụ các... đại gia lắm bạc nhiều tiền, rửng mỡ? Việc bán thân nhục nhã của các cô liệu có phải vì nhân quần? Hay chỉ  góp phần thêm vào sự băng hoại văn hóa, làm xã hội thêm bất an?

Cái Đẹp muôn đời được tôn vinh bởi nó hàm chứa những giá trị chân- thiện -mỹ. Nhưng khi đã dấn thân vào con đường bán thân, "cái đẹp" không chỉ bị các đại gia trước hết chà đạp bằng... nghìn đô, kèm sự khinh miệt trong lòng, mà "cái đẹp" khi đó cũng đã... nhuốm bùn.

Theo thông tin mới nhất, 4 đại gia này đích thị là đại gia... chân đất- nông dân, đều ở xã Vĩnh Lộc B, Vĩnh Lộc A, và xã Bình Hưng, thuộc huyện Bình Chánh chuyên nghề buôn bán đất đai.

Có một bài thơ nổi tiếng của một nhà thơ cách mạng trong quá khứ, an ủi kiếp đời dơ bằng những câu thơ nhân ái, thấm đẫm niềm thương số phận những người con gái không may lạc lối:

Ngày mai trong nắng trắng ngần/ Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ/ Ngày mai bao lớp đời dơ / Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay/ Cô ơi tháng rộng ngày dài/ Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng...

Nếu còn sống đến tận hôm nay, nhà thơ nọ sẽ làm những câu thơ thế nào nhỉ? Ai đầy đọa các cô lạc lối vào bùn đen trong "ngày mai huy hoàng" này? Hay chính vì tối mắt trước cảnh giàu sang đột biến của không ít kẻ tham nhũng, làm giầu bất chính, mà các cô cũng quyết tự nhuốm bùn dơ, với tham vọng muốn biến sắc đẹp thành ... tiền bạc thật nhanh, như một cổ tích thời hiện đại.

Tiếc thay thời nay, không có những ông tiên, ông bụt, mà chỉ có những gã, những thằng... phù thủy, yêu ma.

Và vì thế cái Đẹp, từ các cô, cũng đang biến thành... cái nhơ!

Dối trá nói về... dối trá

Một sự kiện khác nổi bật được xã hội bàn luận ầm ĩ không kém, là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ầm ĩ vì  kỳ thi năm nay, có một đề thi Văn khá "mở" và ấn tượng: "Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội".

Cũng phải khen cho người ra đề, và ngành GD, đã bám sát thực trạng đạo lý xã hội, bám sát thông tin báo chí.

Nhưng khi ra một đề thi về sự dối trá, hoặc là ngành GD đã tự tay "vả"  vào mặt mình không thương tiếc. Hoặc ngành vô tình bắt thí sinh tiếp tục nói dối, khi đánh đố thí sinh phê phán thói dối trá.

Đánh đố, bởi từ lâu ngành mắc bạo bệnh dối trá- nói một cách văn vẻ là "bệnh thành tích", và đã không có cơ cứu chữa.

Trong khi liên miên giơ cao khẩu hiệu Hai không, từ năm 2007 (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích), thì chỉ sau năm đó đến nay, năm nào, tỷ lệ tốt nghiệp của các tỉnh, nhất là vùng GD khó khăn cũng "lội ngược dòng" một cách tài tình. Đến mức ngay các chuyên gia khảo thí cũng "botay.com", không thể giải thích nổi hiện tượng này.

Có câu triết lý của một kẻ nào đó từ những thế kỷ trước: "Cứ nói dối, nói dối, nói dối mãi thì thiên hạ sẽ tin." Khổ nỗi, đây là thế kỷ 21, thế kỷ của Thế giới phẳng, của IT, không phải thế kỷ của sự "độc tài" thông tin. Nên sự mất thiêng của ngành GD, không phải do cái tai thiên hạ quá thính. Mà do thiên hạ chỉ nhìn vào các việc làm để kiểm chứng khẩu hiệu của ngành.

Đánh đố, bởi có kỳ thi nào, thí sinh không có trò gian lận?

Chứng cớ là ngay lập tức, một clip (và nay được biết, có rất nhiều clip) quay về gian lận thi cử của cả giám thị coi thi lẫn thí sinh, ở Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Nam- Bắc Giang) được tung lên trên báo chí, như một minh chứng hài hước, châm biếm ngay chính ngành. Có gì buồn hơn thế? Và cũng có gì thật hơn thế?

Ngộ nhất, ngay cả khi dư luận xã hội đã xôn xao về clip gian lận thi cử này, thì Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam Nguyễn Đức Toàn, qua báo cáo của các hội đồng thi vẫn cho biết: "Không phát hiện dấu hiệu gì khác thường".

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/08/18/20120608160928_2b.jpg
Hình ảnh cắt từ clip quay lại chuyện gian lận của phòng thi



Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD Bắc Giang hẳn rất đắng. Nhưng xét cho cùng, ông không nên quá buồn. Vì Trường THPT Đồi Ngô chỉ không may là đồng chí bị lộ trong số những đồng chí chưa bị lộ thôi. Điều này, hẳn  ngành GD cả nước phải biết rõ nhất!

Tác giả của clip là một giáo viên họ Đỗ, và một thí sinh dự thi. Hình như, cái mầm chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa vẫn luôn nảy nở. Cho dù thực chất, Đỗ Việt Khoa- người châm ngòi cho việc chống tiêu cực, từng được vinh danh là "Người đương thời" đã... hết thời.

Nhưng số đông dư luận cho rằng, clip đó như một câu trả lời đích đáng trước những kết luận kỳ thi nghiêm túc, an toàn năm nào Bộ GD cũng nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc nhàm chán.

Còn dư luận xã hội đang chờ đợi cách xử lý của Sở GD Bắc Giang công minh ra sao. Nếu không có những biện pháp kỹ thuật đầu tư (như mắc camera tại các phòng thi, điểm thi) thì biết đâu, năm nào ngành GD cũng phải đứng trước những vụ việc nan giải kiểu này.

Chỉ tội nhất là em thí sinh quay clip, đã dự tính "sự nghiệp" đi làm phụ xe khách, vì có thể, khi bị phát hiện là thủ phạm quay phim, em sẽ bị đánh trượt, bị cấm thi. Hay em đã tiên liệu được "quả đắng" đầu tiên trong đời về cái sự đấu tranh là... tránh đâu?

Người viết không muốn bình luận gì về động cơ của thầy giáo họ Đỗ, vì số phận thầy trước đó, đã có những mắc mớ riêng với Trường THPT Đồi Ngô. Người viết chỉ nghĩ rằng, dối trá của ngành GD đâu phải của riêng một trường học dân lập, mà từ lâu nó đã là căn bệnh ăn vào hệ thống. Vậy thì sự thẳng thắn của hai thầy giáo họ Đỗ, cho dù có đáng quý, rút cục chỉ là hạt muối chân thành bỏ xuống biển giả dối mà thôi.

Cả hai, đang là những chú "dã tràng" bé nhỏ, vô vọng!

Tiêu cực tài chính hay nhầm?

Thế nhưng, khi bàn về vụ việc động trời của mấy chân dài, có không ít người bảo, việc bán thân của các cô ấy, tuy có nhơ nhớp thật, nhưng họ chỉ bán "vốn tự có" của mình. Có ê chề, chỉ ê chề cho thanh danh cá nhân họ. Chứ họ không bán thanh danh quốc gia, làm nhục quốc thể.

Dự án bỗng thành ... cái bánh ngọt của lòng tham...

Chả thế, GS Nguyễn Kế Hào (Bộ GD- ĐT) từng có tổng kết rất hay về cơ chế này: Tiền+ Quyền lực dự án.


Ấy là sự ám chỉ, dư luận xã hội đang bất bình, phẫn nộ vì vụ việc, 3 dự án tài trợ của ODA do các cơ quan khoa học- công nghệ Việt Nam nghiên cứu, liên quan chủ đề biến đổi khí hậu, bị Đan Mạch đình chỉ vì phát hiện tiêu cực tài chính. Mà việc này lại được Bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ năm 2012.

Đó là Dự án mã số 09-P03-VIE do Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) thuộc ĐHQG Hà Nội thực hiện, sai phạm 4,4 tỉ đồng. Là Dự án mã số P1-08-VIE do Viện Địa lí (Viện Khoa học - Công nghệ VN), sai phạm đến 5,3 tỉ đồng. Và Dự án Mã số P2-08-VIE do Viện hải dương học (cũng thuộc Viện KH- CNVN) sai phạm 1,3 tỉ đồng. Cả ba dự án sai phạm lên đến hơn 11 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23% trên tổng số tiền 69 tỷ đồng tài trợ.

Tiêu cực tài chính của cả 3 dự án này đều do Công ty kiểm toán Price Waterhouse Coopers (PWC) thực hiện điều tra độc lập phát hiện, theo yêu cầu của Đan Mạch.

Tiêu cực tài chính là cách nói... lịch sự!

Tiêu cực tài chính ở các dự án, mà từ cán bộ quản lý đến nhân viên đều được tập huấn nghiệp vụ kỹ càng trước khi triển khai, chỉ có thể nói là cố tình, khó đổ tội cho sự vô tình hoặc yếu kém.

Nhất là có những khoản chi hàng tỷ đồng được sử dụng không có chứng từ. Chi cho nhân viên làm kiểm kê, thu thập số liệu trong khi họ đã được trả lương. Rồi chi lương, thù lao cho nhiều người... nhưng không rõ công việc cụ thể. Thậm chí, có hẳn cả khoản chi gần 900 triệu đồng làm học bổng cho con gái yêu của điều phối viên dự án, để rồi cô này, học xong rời viện ngay.

Dự án bỗng thành... cái bánh ngọt của lòng tham.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/08/18/20120608160928_2c.jpg
Đại sứ Đan Mạch John Neilsen (trái) khi bắt đầu triển khai
tài trợ vốn ODA cho các dự án biến đổi khí hậu ở Việt Nam.



Không biết các chuyên gia quốc tế có ngạc nhiên không, chứ dân Việt, đặc biệt giới trí thức, khoa học hay làm các dự án, chả ai lấy làm ngỡ ngàng. Vì đây cũng không phải lần đầu tiên các dự án tài trợ theo vốn vay ODA phải... đỏ mặt xấu hổ. Tấm gương tày liếp Huỳnh Ngọc Sĩ (Dự án Đại lộ Đông Tây) còn rờ rỡ ra đó, nhưng chả ai thích soi.

Có điều giới khoa học- công nghệ, giới trí thức Việt, tư duy thì tự cho là mới, và cũng hay phê phán quản lý Nhà nước, nhưng lại thích viết chuyện... "ngựa quen đường cũ" thế không biết!

Còn nếu nhìn sâu vào cách triển khai một dự án, mấy ai biết nỗi đắng cay, khi nghiên cứu khoa học trở thành ... công cụ kiếm sống, như báo SGTT Online (ngày 7/6) đã chỉ ra đích xác, với những cách làm lắt léo, ngóc ngách và tinh vi để người làm khoa học kiếm được chân làm dự án và mưu sinh? Chả thế, GS Nguyễn Kế Hào (Bộ GD- ĐT) từng có tổng kết rất hay về cơ chế này: Đó là Tiền+ Quyền lực dự án.

Con số hơn 11 tỷ không phải là con số quá lớn so với những con số nghìn tỷ thất thoát của nhiều dự án, công trình đi vay mượn khác, nhưng nó như chất "vữa" củng cố vững chắc thêm cái nhìn về sự "tham nhũng" không chừa bất cứ ai, bất cứ tầng lớp nào ở xứ sở này, cho dù đó là trí thức. Thật hổ thẹn!

Điều đắng hơn, giờ cứ nghe tới tài trợ ODA, là người ta lại nghĩ tới sự... đục khoét. Một sự bất tín, vạn sự bất tin là thế.

Thế nhưng, mới đây, một thông tin mới khiến “gió như được xoay chiều”: Kiểm toán cũng có thể nhầm! Đó là kết quả làm việc giữa Viện Địa lý Việt Nam, nơi có Dự án mang mã số P1-08-VIE triển khai, với Tòa Đại sứ Đan Mạch.

Theo ông Nguyễn Đình Kỳ, Viện trưởng, thì: “Họ (Công ty kiểm toán) không hiểu cách chi tiêu theo luật của Việt Nam”… Chi tiêu không vào túi ai cả, chỉ theo điều khoản này hoặc điều khoản khác.” Có điều, ông Kỳ cũng thừa nhận không thể giải thích cụ thể vì sự phức tạp của vấn đề.

Nhưng đó mới là chuyện của riêng Dự án thuộc Viện Địa lý. Còn hai dự án kia vẫn nằm trong dấu hỏi (?) của dư luận xã hội.

Lạy trời! Lúc nào thì hai Dự án của ĐHQG Hà Nội và của Viện Hải dương học (cũng thuộc Viện KH- CN Việt Nam) lại tiếp tục ra được kết luận: Kiểm toán nhầm! Để như cái “anh” Dự án của Viện Địa lý có quyền í a: Anh hay, anh đứng một mình vẫn… hay!

Giới chân dài đang biến cái Đẹp thành… cái nhơ

Còn giới trí thức, thông minh thế, mẫn tiệp thế, sao lại để cho cái Trí thành… cái nhầm nhỉ?

Kỳ Duyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bất bình đẳng trong truyền thông

Khoảng một tuần nay, nhiều báo in (và báo mạng) đưa tin “phát hiện” cô người mẫu này cô hoa hậu hoa khôi kia cô diễn viên nọ… trong đường dây bán dâm ngàn đô. Lập tức tên tuổi, nghệ danh, biệt hiệu, quê quán, nơi ở, nơi “làm việc”, thậm chí cả hình ảnh các cô đều “được” đưa lên mặt báo (mạng) với những lời tường thuật sự việc không mấy khách quan và mang đậm sự kỳ thị về giới, bởi thông tin về (những) người đàn ông mua dâm rất khiêm tốn: hầu như không tên tuổi, không nghề nghiệp, không hình ảnh, và cả cách xử lý (hình phạt) cũng không! Cùng lắm chỉ là một danh từ chung “đại gia” và cái tên viết tắt (để câu khách?)

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật! Lẽ nào chỉ có gái bán dâm mới làm xã hội băng hoại về đạo đức? Cách thông tin trên báo chí như vậy không khách quan, thể hiện sự bất bình đẳng trong truyền thông, và sau đó là trong luật pháp, ngoài sự bất bình đẳng về giới rất rõ ràng. Sự bất bình đẳng trong xã hội biểu hiện qua, và từ những chuyện như thế!

Buồn thay, phản ứng lại sự bất bình đẳng này hình như chỉ thấy trên các mạng xã hội, vốn không được xem là truyền thông “chính thống”!

Nguyễn Thị Hậu

Xứ này chuyên nói ngược, làm ngược. Những kẻ mua dâm đáng lên án và trừng trị thì được bao che, dung túng...Lại hè nhau chửi bới, bắt bớ mấy cô bán dâm. Triệt hết kẻ mua đi xem còn kẻ bán ? Nếu không triệt được thì hãy làm như những nước khôn ngoan đã làm. Báo chí thì suốt ngày chúi mũi vào mấy vụ này để câu khách. Tầu nó mò vào từng hang cùng ngõ hẻm điều tra nắm bắt...thì im thin thít. Có nói thì bâng quơ xa xôi như sợ chết không kịp ngáp. Toàn là lá cải đến độ thối...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Cái đẹp, dối trá và...

Dối trá nói về... dối trá

Một sự kiện khác nổi bật được xã hội bàn luận ầm ĩ không kém, là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ầm ĩ vì  kỳ thi năm nay, có một đề thi Văn khá "mở" và ấn tượng: "Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội".

Cũng phải khen cho người ra đề, và ngành GD, đã bám sát thực trạng đạo lý xã hội, bám sát thông tin báo chí.

Nhưng khi ra một đề thi về sự dối trá, hoặc là ngành GD đã tự tay "vả"  vào mặt mình không thương tiếc. Hoặc ngành vô tình bắt thí sinh tiếp tục nói dối, khi đánh đố thí sinh phê phán thói dối trá.

Đánh đố, bởi từ lâu ngành mắc bạo bệnh dối trá- nói một cách văn vẻ là "bệnh thành tích", và đã không có cơ cứu chữa.

Trong khi liên miên giơ cao khẩu hiệu Hai không, từ năm 2007 (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích), thì chỉ sau năm đó đến nay, năm nào, tỷ lệ tốt nghiệp của các tỉnh, nhất là vùng GD khó khăn cũng "lội ngược dòng" một cách tài tình. Đến mức ngay các chuyên gia khảo thí cũng "botay.com", không thể giải thích nổi hiện tượng này.

Có câu triết lý của một kẻ nào đó từ những thế kỷ trước: "Cứ nói dối, nói dối, nói dối mãi thì thiên hạ sẽ tin." Khổ nỗi, đây là thế kỷ 21, thế kỷ của Thế giới phẳng, của IT, không phải thế kỷ của sự "độc tài" thông tin. Nên sự mất thiêng của ngành GD, không phải do cái tai thiên hạ quá thính. Mà do thiên hạ chỉ nhìn vào các việc làm để kiểm chứng khẩu hiệu của ngành.

Đánh đố, bởi có kỳ thi nào, thí sinh không có trò gian lận?

Chứng cớ là ngay lập tức, một clip (và nay được biết, có rất nhiều clip) quay về gian lận thi cử của cả giám thị coi thi lẫn thí sinh, ở Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Nam- Bắc Giang) được tung lên trên báo chí, như một minh chứng hài hước, châm biếm ngay chính ngành. Có gì buồn hơn thế? Và cũng có gì thật hơn thế?

Ngộ nhất, ngay cả khi dư luận xã hội đã xôn xao về clip gian lận thi cử này, thì Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam Nguyễn Đức Toàn, qua báo cáo của các hội đồng thi vẫn cho biết: "Không phát hiện dấu hiệu gì khác thường".

Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD Bắc Giang hẳn rất đắng. Nhưng xét cho cùng, ông không nên quá buồn. Vì Trường THPT Đồi Ngô chỉ không may là đồng chí bị lộ trong số những đồng chí chưa bị lộ thôi. Điều này, hẳn  ngành GD cả nước phải biết rõ nhất!

Tác giả của clip là một giáo viên họ Đỗ, và một thí sinh dự thi. Hình như, cái mầm chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa vẫn luôn nảy nở. Cho dù thực chất, Đỗ Việt Khoa- người châm ngòi cho việc chống tiêu cực, từng được vinh danh là "Người đương thời" đã... hết thời.

Nhưng số đông dư luận cho rằng, clip đó như một câu trả lời đích đáng trước những kết luận kỳ thi nghiêm túc, an toàn năm nào Bộ GD cũng nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc nhàm chán.

Còn dư luận xã hội đang chờ đợi cách xử lý của Sở GD Bắc Giang công minh ra sao. Nếu không có những biện pháp kỹ thuật đầu tư (như mắc camera tại các phòng thi, điểm thi) thì biết đâu, năm nào ngành GD cũng phải đứng trước những vụ việc nan giải kiểu này.

Chỉ tội nhất là em thí sinh quay clip, đã dự tính "sự nghiệp" đi làm phụ xe khách, vì có thể, khi bị phát hiện là thủ phạm quay phim, em sẽ bị đánh trượt, bị cấm thi. Hay em đã tiên liệu được "quả đắng" đầu tiên trong đời về cái sự đấu tranh là... tránh đâu?

Người viết không muốn bình luận gì về động cơ của thầy giáo họ Đỗ, vì số phận thầy trước đó, đã có những mắc mớ riêng với Trường THPT Đồi Ngô. Người viết chỉ nghĩ rằng, dối trá của ngành GD đâu phải của riêng một trường học dân lập, mà từ lâu nó đã là căn bệnh ăn vào hệ thống. Vậy thì sự thẳng thắn của hai thầy giáo họ Đỗ, cho dù có đáng quý, rút cục chỉ là hạt muối chân thành bỏ xuống biển giả dối mà thôi.

Cả hai, đang là những chú "dã tràng" bé nhỏ, vô vọng!

Kỳ Duyên

Nghe Bộ trưởng Giáo dục lên lớp về dại khôn, dối trá…



PNTD - Khi các độc giả đã sẵn lòng đón nhận một ngày tương đối trọn vẹn, tức là không ấm ức gì và có thể kê cao gối mà ngủ, thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng cho thiên hạ biết thế nào là khôn, là dại, là thật thà và dối trá.

Nguồn cơn câu chuyện thì hẳn không còn xa lạ với độc giả nữa, cho dù nó xuất xứ ở tít tận trường THPT Dân lập Đồi Ngô ở Bắc Giang. Trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã thể hiện rõ tinh thần bao dung của một người bề trên với đám học trò lít nhít.

VietnamPlus dẫn lời ông cho rằng, nguyên nhân khiến các em học sinh nào đó đã quay clip là do còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai. Việc xử lý cần nhằm mục đích giúp các em trở thành người tốt.

Ngoài ra, ông Bộ trưởng cũng không ngần ngại khuyên rằng chúng ta không nên hướng sự quan tâm thái quá đến các video clip như thế này. Và việc phát tán trên mạng nhiều video clip như vậy làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các cháu học sinh còn nhỏ tuổi.

Trước hết, cứ phải nói rằng đây đúng là quan điểm của một nhà giáo lâu năm, với kinh nghiệm đầy mình trong sự nghiệp trồng người cao cả. Sự lo xa của ông Bộ trưởng thật là quý hóa, đặc biệt trong bối cảnh thói vô trách nhiệm đang hoành hành.

Sự lo xa ấy vừa thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của ông vào bản chất tốt đẹp của các em hoc sinh, vừa cho thấy ông canh cánh trong lòng nỗi sợ các em bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Đấy là những điều không cần phải bàn cãi nữa, hệt như đề thi tốt nghiệp môn Văn của Bộ đã khẳng định chắc như đinh inox đóng cột lim, đến nỗi không ai thêm bớt được chữ nào, rằng thói dối trá là biểu hiện sự suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, cũng hệt như thường thấy xưa nay với những phát ngôn từ những cái miệng có gang có thép, người ta cũng có một chút nho nhỏ băn khoăn, lăn tăn. Bạn thử nghĩ mà xem, đứng trước sự vụ mà ta đang nói tới, thật khó mà tìm được một ví dụ nào tốt hơn về thói “dối trá” trong ngành Giáo dục. Ấy vậy mà, không hiểu vì lý do tế nhị nào, mà Bộ trưởng lại bảo rằng không nên phát tán các clip “chống dối trá” như vậy trên mạng?

Người ta buộc phải tự hỏi rằng rốt cuộc thì Bộ muốn giáo dục và đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào. Ừ, ta có thể tạm quên đi cái câu lý thuyết suông rằng công khai minh bạch là cách tốt nhất để phòng chống tiêu cực, dù sao nó cũng là lý thuyết ngoại lai mới được du nhập từ tận bên Tây, nhưng hãy thử chịu khó lắng nghe ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta cũng đủ thấy trái khóay rồi.

Chắc không có độc giả nào phản đối nếu người viết bảo rằng cụm từ “dối trá” mà Bộ đã dùng đầy khinh miệt trong đề thi kia không chỉ dùng để chỉ những lời nói sai sự thật, mà còn bao gồm cả chuyện biết sai rành rành và thấy cần phải nói, nhưng lại câm miệng. Chà chà, Bộ luật Hình sự còn quy định cả tội không tố giác tội phạm kia mà, nên việc câm miệng trước những chuyện sai lè lè trong xã hội nhất định cũng là một dạng dối trá rồi.

Thế nên, khi Bộ trưởng không muốn phát tán các clip phản ánh tiêu cực – tức là không muốn người ta bắc loa rao rêu khắp làng trên xóm dưới về chuyện giám thị miệt mài ném bài, học sinh đua nhau quay cóp – bàn dân thiên hạ tất nhiên là băn khoăn ghê gớm. Riêng một số người thâm nho hay chữ thì tự hỏi hay các vị Giáo sư ra đề văn có một định nghĩa khác về “dối trá” để dành riêng cho ngành Giáo dục?

Không chỉ có vậy, người ta cũng đã nghĩ tới chuyện ngành Giáo dục có định nghĩa riêng về sự khôn sự dại trong cõi đời ô trọc và có lẽ các thầy cô cũng dạy dỗ các chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng ấy.

Ừ, thì cứ coi em thí sinh nọ đã vi phạm quy chế thi đi, nhưng mong Bộ trưởng hãy bỏ ra dăm phút mà suy nghĩ em cái quy chế ấy nó trái khoáy như thế nào?

Để quay clip làm bằng chứng thì nhất định là phải vi phạm quy chế thi, mà không có bằng chứng thì đương nhiên chẳng ai thừa nhận chuyện tiêu cực cả.

Đấy, nó cứ lòng vòng luẩn quẩn hệt như chuyện gà có trước hay trứng có trước, hoặc hệt như câu chuyện hài muốn có hộ khẩu Hà Nội thì phải có sổ đỏ, mà muốn có sổ đỏ ở Hà Nội thì phải có hộ khẩu vậy, ngày nay đâu phải chỉ riêng người Hà Nội sẵn tính hài hước.

Trong khi quy chế của Bộ kỳ diệu như vậy, thì Bộ trưởng tuyệt nhiên không có lấy một lời động viên gọi là có với em học sinh vi phạm quy chế kia, người mà nhìn từ khía cạnh khác thì khá xứng đáng với từ dũng cảm. Tại sao Bộ trưởng không nghĩ theo hướng khác, rằng thí sinh này đã không nghĩ đến chuyện mình có thể không được tốt nghiệp để tố cáo tiêu cực?

Thế nên, nghe những lời đánh giá của Bộ trưởng, người ta phải giật nảy cả mình, thót cả tim. Làm thế nào mà một người đã góp phần làm trong sạch hơn và công bằng hơn một kỳ thi – và hơn nữa là cả một nền giáo dục – lại được đánh giá là trẻ người, non dạ, làm việc sai, là người xấu (nếu không thì sao Bộ trưởng lại đặt vấn đề giúp em thành người tốt?)?

Dĩ nhiên, người ta phải hoang mang tự hỏi liệu đấy có phải là “dại dột” theo cách định nghĩa của ngành Giáo dục không, bởi nếu đúng thì nước Việt ta quả nhiên đã được hưởng cái phúc to tày trời.

Và cứ theo lẽ ấy mà suy, thì phải chăng, tính từ “khôn ngoan” sẽ được dành cho những thí sinh khác ở trường Đồi Ngô, những thí sinh hớn hở chuyền tay nhau đáp án được giám thị chuyển vào rồi ngoan ngoãn ngồi chép không sai đến một dấu chấm, không biết và cũng không cần biết rằng mình và các bạn đang làm những việc không bao giờ được phép trong một xã hội bình thường?

Một câu hỏi khác nữa: Có phải “không dối trá” là dại dột và “dối trá” là khôn ngoan?

Đến đây, ta phải thừa nhận điểm đáng ngưỡng mộ  nhất trong quan điểm chính thức của ông Bộ trưởng là chuyện ông canh cánh trong lòng sợ các em học trò nhỏ tuổi bị ảnh hưởng không tốt bởi mấy cái clip mất dạy kia, rồi các cơ quan chức năng cũng gặp khó.

Nghe cái lập luận sao mà giống với chuyện người ta dùng giẻ rách vá mấy lỗ thủng ở Thủy điện Sông Tranh 2 đến thế.

Nghĩa là vấn đề nằm ở chỗ thiên hạ chẳng may biết được, chứ không nằm ở những sai lầm to tổ bố của chúng ta, nên cứ không cho ai biết là mọi chuyện êm xuôi ngay. Và nếu bí quá, tức là nghe thiên hạ nó phàn nàn rát tai quá, thì ta có thể mặc xác thiên hạ, bịt mắt và bịt tai mình lại, rồi cuối cùng cũng sẽ… êm ru!

Riêng với các em nhỏ, các em sẽ chau cái lông mày xinh xinh lại và tự hỏi rằng bác Bộ trưởng sợ các em bị ảnh hưởng “không tốt” theo nghĩa nào.

Liệu có phải Bộ trưởng sợ các em xem xong clip, rồi nghe người lớn nhiệt tình lên án thói dối trá trong cái sự học hành thi cử ngày nay, nên sẽ tự thề với lòng mình dù có chết không bao giờ quay cóp không? Nếu thế thì quả cũng gay cho ngành Giáo dục thật, vì ai mà biết được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ là bao nhiêu?

Còn trường hợp ngược lại thì hay quá rồi, không cần phải chỉnh nữa. Xem xong clip và nghe người lớn than vãn thế này thì mất công học làm gì cho phí, các em sẽ bắt chước một cách xuất sắc các anh chị học sinh vừa khôn vừa ngoan của trường Đồi Ngô, hoàn thiện lên một bước nữa kỹ năng quay phim được tôi luyện qua nhiều thế hệ.

Và, ngành Giáo dục hoàn toàn có thể tự tin tuyên bố rằng, thành tựu trồng người rực rỡ là công lao của chúng tôi, còn những học sinh hư hỏng là sản phẩm của… internet!

Tam Thái
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Lấp liếm


TP - Sự lấp liếm luôn có trong mọi thời đại và xã hội. Nhưng giữa thời của truyền thông, những lấp liếm che giấu trở nên hài hước.


Đoạn video quay cảnh thi cử nhộn nhạo ở Bắc Giang cho thấy kỳ thi tốt nghiệp cả nước không hề an toàn, nghiêm túc, và chỉ có 8 giám thị bị phát hiện vi phạm là con số buồn cười.

Trong vụ clip Bắc Giang, người ta đã tìm ra học sinh quay lén, và cho biết sẽ xử lý nghiêm vì thiết bị quay trộm có thể phục vụ việc cóp bài cho em học sinh ấy.

Thiết bị quay đã được tìm ra, đó là chiếc bút camera do Trung Quốc sản xuất bán đầy rẫy ở Lạng Sơn. Với chiếc bút ấy, ghi hình xong, muốn xem lại, phải có máy tính hoặc tivi, trong phòng thi làm gì có những thứ đó để người quay mở ra mà cóp bài? Những lời lẽ mà các thầy dành cho học sinh quay clip vừa có vẻ mô phạm nhưng vừa có chất “đánh bùn sang ao”.

Cũng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, một phóng viên Tiền Phong đã bị đe dọa khi phát hiện phao và tài liệu trắng toát cả khoảnh đất sau phòng thi ở trường THPT Xuân Hòa (Phúc Yên, Vĩnh Phúc).

Ông phó chủ tịch hội đồng thi không thừa nhận: Chắc học sinh từ nơi khác mang đến chứ ở đây làm gì có. Hai “đầu gấu đầu mèo” đã bám theo chửi bới và chèn xe khi phóng viên cố gắng tiếp cận Sở GD- ĐT Vĩnh Phúc.

Giáo dục loạn chiêu, y tế cũng không kém. Bệnh nhân mọc vẩy mọc sừng đã xuất hiện ở Hòa Bình từ lâu, bệnh “ma cà rồng” cũng đã có ở Hà Nội. Còn ở Ba Tơ – Quảng Ngãi, bệnh “lạ” đang hàng ngày làm người dân mất lòng tin.

Cách giải thích bệnh lạ loay hoay từ nguồn nước, vệ sinh, ăn uống (gạo mốc), bây giờ đến vec - ni gỗ, dioxin. Chưa biết sẽ thêm những hoài nghi gì nữa. Nhưng hoài nghi lớn nhất là về khả năng thật sự của ngành y tế.

Khả năng thật sự, giá trị thật sự trong giới biểu diễn cũng đang khiến công chúng hoang mang. Tên tuổi Jenny Ph rất mờ nhạt. Cô bị bắt trong đường dây bán dâm 2.500 USD. Được thả sau khi nộp phạt hành chính, có cô gái liên hệ với báo mạng: Em chính là Jenny Ph, em không bị bắt.

Còn cô gái tên Ph gì đó bị bắt trong đường dây em cũng không rõ là ai nữa. Những hình ảnh về cô gái bán dâm 2.500 USD là của em và em đang bị người ta lợi dụng hình ảnh, tên tuổi của mình làm chuyện xấu.

Chiêu tranh thủ biến tai tiếng thành nổi tiếng lập tức bị phát giác. Khổ thế. Đã bán dâm lại còn đòi danh. Kết luận: Giá bán dâm có thể cao, nhưng chiêu trò mua danh có thể rất rẻ tiền.

Trần Thanh
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?

Tuấn Linh thực hiện


Tại sao cán bộ, công chức được bồi dưỡng về quốc phòng lại để người nước ngoài có hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát? Tại sao tập đoàn nhà nước lại kém thành công?...

Vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không?

Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.
Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.
Dưới đây là nội dung chi tiết:

Kính thưa Quốc hội,

Tôi không nhắc lại nhiều ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi để đồng tình với một số đánh giá tích cực trong hoạt động của Chính phủ thể hiện trong báo cáo. Tôi muốn tiếp cận từ cách nhìn khác.

Qua năm tháng tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy một Quốc hội như thế nào sẽ có một Chính phủ như thế đó, phương thức hoạt động của Quốc hội là nửa năm triệu tập một kỳ họp nghe bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua, hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo.
Thời điểm cuối tháng 5, cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm, cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng 1 lần khó có thể nhận dạng bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi nửa năm ấy, bản Báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên việc đã làm như những thành tựu đã đạt được, đưa ra một số sai sót yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm dư luận đang quan tâm và đưa ra những giải pháp thường là ngắn hạn, ít mới mẻ.

Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”.

Để ngắm bức tranh toàn cảnh cần có độ lùi về không gian và thời gian, hoàn cảnh cho tôi đến nay đã được dự khoảng 20 phiên, đọc chừng 20 bản Báo cáo của Chính phủ, bằng cảm quan nghề nghiệp của mình nhận ra cái mạnh, cái chưa mạnh của Chính phủ, mạnh nhất của Chính phủ là khả năng ứng biến, năng lực giải quyết tình huống.
Phải chăng đây là sự kế thừa của truyền thống hình thành trong thời chiến. Năng lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện mục tiêu chính nghĩa, một đường lối đúng đắn có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân, lại có tầm nhìn sáng suốt của người đứng đầu.

...thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột...

Cái mạnh ấy đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6 tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm yếu kém của Chính phủ luôn lặp lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua các bản báo cáo.
Nói như vậy tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn khách quan mà cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ phải gánh vác.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống nhưng chỉ như vậy thì không đủ. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế này thì mãi mãi chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khắt khe của sự phát triển bền vững, cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy những biến động rủi ro.
Hơn thế nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.

Kính thưa Quốc hội,

Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô và mang nội hàm về không gian to lớn lẫn thời gian lâu dài. Ta có thể đặt ra những câu hỏi vì sao đất nước đã hòa bình gần 40 năm mà con đường huyết mạch số 1 hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ Tây cai trị.
Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó đặt vai trò là động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất. Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến thì dường như chưa có còn nhắc đến con số như thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột.

 ...đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân...

Trong khi đó như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của cả môt số sai sót trong điều hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý của Chính phủ.

Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng sản và gần đây nhất là nuôi hải sản ngay tại những vị trí trọng yếu an ninh quốc gia đều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước.

Nhìn vào bản đồ quốc gia, chúng ta sẽ thấy không ít sự bất hợp lý và lãng phí, hệ quả của mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và các chính quyền địa phương bị chi phối bởi tầm nhìn của bộ, cũng như sự thỏa hiệp của mối quan hệ xin, cho. Tôi nhấn mạnh mối quan hệ xin, cho đang ngày càng trầm trọng và gây tác hại lớn nhất cho điều hành đất nước, phá hoại những giá trị xã hội tạo nên hiện tượng đáng quan ngại không chỉ là những vụ tham nhũng và thất thoát lớn đã được phát hiện hay không thể phát hiện mà còn là hiện tượng đã được thừa nhận là tham nhũng vặt.

Trong khi đó, đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân vì dân mà chúng ta đang phấn đấu. Chỉ số lòng tin đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đến, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực lắng nghe của Chính phủ.

Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v... mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?

đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng... vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước

Trong những hạn chế của Chính phủ đó có trách nhiệm của Quốc hội, vì sao khi thảo luận về Luật phòng, chống tham nhũng nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay lại phải sửa lại.
Vì sao từ nhiệm kỳ trước Quốc hội, tôi đã thấy các vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của Nhà nước, Quốc hội vẫn chưa tiếp thu. Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?

Khi nói đến Quốc hội, tôi cũng ý thức được rằng trong đó có cả chính mình. Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị các bản Báo cáo mỗi kỳ họp của Quốc hội, của Chính phủ ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.

Cuối cùng, tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước, đó là câu đối thời hậu Lê Hoàng Ngũ Phúc và một thời kỳ lịch sử rối ren ông đã nhắc nhở: Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác. Thử đặt ra một câu hỏi vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không? Đặt câu hỏi đó Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần phải làm.
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Tuấn Linh thực hiện
Nguồn: Datviet
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:

Lấp liếm

TP - Sự lấp liếm luôn có trong mọi thời đại và xã hội. Nhưng giữa thời của truyền thông, những lấp liếm che giấu trở nên hài hước.
Thái Thanh Tâm đã viết:
Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?

Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cái mạnh nhất của Chính phủ là “khả năng ứng biến”, “năng lực giải quyết tình huống”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

...
Nhân tài như lá mùa thu
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc
...
Trong người, người càng vắng bóng
Mịt mù như nhìn chốn bể khơi
Tự ta
Ta phải dốc lòng
Vội vã hơn cứu người chết đuối
...

"trích Bình Ngô Đại cáo" - Đại thi hào Nguyễn Trãi"

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ... ›Trang sau »Trang cuối