Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [88] [89] [90] [91] [92] [93] [94] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Giỏi lắm Lào ơi !

Ngô Minh



Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng . Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán  điện”  do các Nhà máy thủy điện sản xuất.  Hiện nay Lào có  tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng  buộc để  thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…
        Thời bao cấp ở xứ ta đi ra  nước ngoài khó lắm. Nên mới có  bài  thơ dân gian nói  chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:
                        Trăm năm trong cõi người ta
                        Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào
                        Lạc hậu như cái nước Lào
                        Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
                        Lạ thay cái nước Nam ta
                        Dân không hề được  thụt ra thụt vào
         Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với  nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi  thăm  và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh  ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.
           Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát  biểu chân thực:  “Đây là lần đầu tiên tôi đến  đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt  hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ  đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở  khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.
         Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam  ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng  một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà  chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc  cả thế giới đồng tiền nào  cũng lên giá so với  đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống  giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một  SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền  mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thoát ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.
         Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều  phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong, Quảng Trị hiện ở TP Hồ Chí Minh là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều  lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư , Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư  tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở  quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh  lễ chùa cũng cả đoàn xe  công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta  e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !
         Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5 giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ  từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến  gặp đèn  đỏ, dù  bốn phía  trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng,  chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô (Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo  hiểm. Đó  là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?
         Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào  nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu (đầu những năm 1940). Họ phải chạy khỏi  quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình  nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v… Người Lào Lùm (người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó  phân biệt. Một người Việt làm  ăn ở Lào đã  20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà  trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả  giá. Ở phố quán nào  bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ  bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán  nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố  có 7 người Việt.v.v..
            Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng,  nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ  mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước,  ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng, vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam, một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai (có khi ba bốn) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ.  Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố (cả Viên Chăn), mỗi tỉnh có nhiều huyện. Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của mộ máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về  việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.
           Mấy  chuyện  sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự  hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG

TẠI SAO CÓ NẠN CHÙA GIẢ?

Nhân nào quả ấy (tục ngữ)

Khoảng từ những năm tám mươi lăm, tám mươi sáu trở đi, những người có dịp lên Đà Lạt đều biết một trong những địa điểm dạo chơi thú vị là Trúc Lâm thiền viện. Đó là một ngôi chùa mới dựng, song được đặt giữa một không gian thoáng đãng, có đồi cao, có khe nước rộng, bản thân kiến trúc ngôi chùa cũng được tính toán công phu, có cốt cách riêng. Hiện đại mà vẫn cổ kính, đáng được liệt vào danh mục các địa điểm phải ghé thăm khi đến Đà Lạt.

Mỗi lần nhớ tới ngôi chùa này, tôi thường nghĩ: thời đại chúng ta rồi cũng phải làm thêm ra nhiều công trình văn hóa mới, góp phần riêng của mình vào kho tàng danh lam thắng cảnh của đất nước. Chùa là một dạng công trình nên được nghĩ tới đầu tiên.

Điều trớ trêu là trong khi những ngôi chùa có giá trị văn hóa như thế chưa thấy đâu, thì nạn làm bừa làm ẩu đã hoành hành, nhiều “công trình” vừa xuất hiện, đã được gọi đích danh là hàng giả, mà một số chùa giả, động giả ở khu vực Chùa Hương chỉ là ví dụ.

Ngay khi nghe nói đến nạn di tích giả, nhiều người đã lập tức lên án kẻ bất lương lợi dụng lòng hướng thiện chính đáng của mọi người để kiếm lời. Sự phản ứng đó là cần thiết và tự nhiên. Ở đây, tôi chỉ muốn đặt thêm ra vài câu hỏi. Bên cạnh cái lỗi của những người làm chùa giả, động giả đó, đâu là cái lỗi của mỗi chúng ta? Đằng sau công việc thô thiển của người dân sở tại, đâu là cái quan niệm chung mà nhiều người chúng ta đã ngấm ngầm tán đồng và khuyến khích nó phát triển? Và tại sao việc đấu tranh để xóa bỏ các loại di tích rởm đó sẽ còn là vất vả trầy trật?

Trước sau rồi sẽ xảy ra!

Không chỉ những người chuyên lo theo dõi việc bảo tồn và phục hồi di tích mà gần như mọi người đều biết rằng hiện đang có phong trào dân các địa phương thi nhau xin công nhận di tích, đưa chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ… nơi mình ở vào danh sách được Nhà nước xếp hạng.

Ngoài miệng, hoặc trên giấy tờ, ai cũng lưu ý tới ý nghĩa văn hóa: khi các di tích mang lại cho địa phương một vầng hào quang vinh dự, nó chứng tỏ đây là đất địa linh nhân kiệt và người dân biết giữ gìn nếp cũ. Nhưng trong bụng thì từ các cấp có thẩm quyền đến người dân thường đều ngầm hiểu với nhau rằng khi một khu di tích đi vào hoạt động, tức là một địa điểm du lịch được khai trương, khách thập phương sẽ đổ về thăm thú, và một cơ may làm ăn sẽ đến với nhiều người. Không có báo chí nào điều tra, song ai cũng biết một bộ phận dân các vùng có di tích ít năm nay giàu hẳn lên, thu nhập từ việc chạy chợ bên cạnh di tích chắc chắn là cao hơn nhiều so với làm ruộng. Một khi “hơi đồng” đã bén, mấy ai còn nghĩ đến di tích như một địa điểm văn hóa nữa, mà chỉ còn biết xem nó như một mỏ tiền khai thác không bao giờ cạn kiệt (!).

Nhưng như thế tức là ở đây, ngay từ đầu, trong việc đưa di tích đến với xã hội, yếu tố lập lờ nước đôi, nói một đằng hiểu ngầm với nhau một nẻo đã xuất hiện, và cái sự đi đêm ấy mở đường cho nhiều hoạt động giả dối tiếp tục nảy nở. Một quy luật của thị trường (nhất là thị trường ở Việt Nam, tồn tại theo kiểu Việt Nam) là dễ nảy sinh hàng giả. Những người có đi chùa Hương đều biết rằng có một món quà lưu niệm dân ở đây hay mang bán là phong lan. Như bản thân tôi, mấy lần mua phong lan ở đây về thì từng ấy lần bị lừa, cành nọ buộc tạm vào cành kia, đi một quãng là các mối buộc rời ra hết. Quà lưu niệm đã giả còn nói chi đến nước giải khát giả, kẹo bánh giả, rồi lá số giả, tờ sớ giả vẫn bán với giá cắt cổ.

Cho qua mọi thứ của giả “lặt vặt” như thế, người ta có biết đâu mình đã góp phần nuôi dưỡng ý đồ làm chùa giả, động giả nó chín dần trong đầu óc những kẻ muốn “làm ăn lớn”.

Có sự góp sức cả từ hai phía

Sự thiêng liêng bị pha tạp – có thể không sợ hàm hồ mà nói về phong trào đi hội hiện đang rầm rộ như vậy. Bên cạnh những người đến với lễ hội với tình cảm tôn nghiêm và có suy nghĩ, thì còn không ít người đi theo kiểu đua đả, hoặc ngấm ngầm tính chuyện cầu lợi, đặt việc cúng bái cao hơn mục đích tham quan và hiểu biết. Đã gọi đua đả tức ăn theo, học đòi, không có hiểu biết gì chắc chắn về mảnh đất mà mình bỏ công thăm viếng. Còn đi để xin lộc thì chỉ cần có chỗ thắp hương, và trình ra món lễ vật hậu hĩnh, còn chùa chiền hang động thế nào cũng được! Cả hai loại người này gặp nhau ở sự dễ dãi vô nguyên tắc. Bằng cách đó, họ trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh đồ giả. Với tính nhạy cảm của kẻ sống bám vào di tích, đám người chuyên đứng ra làm công việc gọi là phục vụ người đi hội này hiểu rằng đối tác của mình chẳng có gì đáng trọng, đứng trước di tích, họ chỉ thuộc loại gà mờ, dễ bị bịp. Nói ra thì hơi quá, song suy cho cùng, phải thấy sự dễ dãi và kém hiểu biết của dân đi hội đã là một sự mở đường, sự tiếp tay để một số người ở địa phương đi xa mãi trong hành động giả dối trục lợi.

Tìm đâu khả năng từ chối

Thế nhưng, trước việc một niềm tin thiêng liêng bị xúc phạm, một số người lại có thái độ hờ hững đến khó hiểu. Đại khái, chúng ta chỉ hiện ra như một kẻ nhẹ dạ và vô trách nhiệm: lơ đãng nghe bằng nửa tai. Mỉm cười, chẳng ra vẻ tán thành mà cũng chẳng phản đối. Coi như chuyện “bình thường”, chuyện không có gì phải làm ồn lên. Tiếp tục tò mò vào xem mấy thứ hàng giả ấy ra sao rồi cười thầm và khuyên người khác cũng nên vào xem cho vui. Đến như cái chuyện cúng bái thì cách giải quyết mới lại thật giản dị: nghĩa là nghĩ bụng đã mang đồ lễ đến đây thì chẳng nhẽ mang về, âu là gặp chỗ thanh vắng, ít người chen chúc, hãy hóa giải như đã định, biết đâu gặp giờ thiêng, trời phật lại phù hộ! Thế là khôn ngoan ở những đâu, đến đây người ta chỉ còn là những kẻ lành hiền, nhẫn nhịn. Khỏi phải nói, sự thờ ơ cũng như việc thiếu khả năng từ chối như thế của khách thập phương chỉ làm cho việc triệt phá hàng giả và lập lại trật tự khốn khó bội phần, thậm chí, đã có người dự đoán “để lâu… hóa bùn”, không biết chừng rồi ra có lúc hàng giả lại thành hàng thật! Điều đáng nói thêm ở đây là cái cách phản ứng nhẹ nhàng như trên chẳng qua chỉ là dấu hiệu của một căn bệnh nặng nề hơn: tình yêu của chúng ta với di tích chùa chiền hang động… chưa phải là thứ tình yêu bền chặt dựa trên một sự hiểu biết sâu sắc. Nhất là ta chưa có yêu cầu cao về tính thuần khiết, tính nguyên bản của chúng. Ta dễ dãi với người bởi ta dễ dãi với mình. Sự thờ ơ với cái giả chỉ là một biến tướng của sự thờ ơ với cái thực mà hàng ngày chúng ta giấu kín và che phủ bên ngoài bằng những lời lẽ hoa mỹ.

Vương Trí Nhàn
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào Thứ sáu, 15/04/2011, 01:44 (GMT+7)
“Việt - Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long

- đó là hành trang mang theo của đoàn đại biểu cấp cao TPHCM khi đến với các bạn Lào”, đồng chí Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, thành viên đoàn đại biểu cấp cao TPHCM, đã nhấn mạnh với PV Báo SGGP nhân kết thúc chuyến đi thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào từ ngày 10 đến 14-4.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2011/04/images373732_N7c.jpg
Đoàn công tác TPHCM tham dự lễ động thổ xây dựng Trường PTTH Hữu nghị Viêng Chăn - TPHCM trị giá 5 triệu USD tại thủ đô Viêng Chăn ngày 12-4-2011.
* Phóng viên: Thưa đồng chí, mỗi lần gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào nói chung, thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Champasac nói riêng, đoàn đại biểu TPHCM luôn nhắc đến tình cảm “đặc biệt của đặc biệt” trong quan hệ hai nước?

* Đồng chí NGUYỄN TRUNG TÍN: Đúng là “đặc biệt của đặc biệt” và chuyến đi này càng có ý nghĩa đặc biệt sau khi Đại hội Đảng CHDCND Lào lần thứ IX thành công tốt đẹp. Gặp lại các bạn Lào anh em, chúng tôi trào dâng cảm xúc, giống như người thân trong gia đình lâu ngày gặp lại. Việt Nam và Lào là 2 dân tộc láng giềng vốn từ lâu gắn bó mật thiết và một trong những điển hình của tình hữu nghị 2 nước là mối quan hệ hợp tác giữa TPHCM với 2 địa phương kết nghĩa là TP Viêng Chăn và tỉnh Champasac. Quan hệ 2 nước, trong đó có TPHCM với hai địa phương là mối quan hệ của tinh thần quốc tế vô sản cao cả, trong sáng, đẹp đẽ và rất nồng thắm của những người anh em “hạt muối cắn đôi, bát cơm sẻ nửa”.

* Đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội giữa TPHCM với Viêng Chăn, tỉnh Champasac ngày càng mở rộng sang nhiều địa phương của Lào. Vậy điểm khởi đầu quan hệ kinh tế giữa TPHCM với thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Champasac như thế nào?

* Điểm khởi đầu từ bản thỏa thuận quan hệ hữu nghị và hợp tác được ký kết giữa TPHCM với tỉnh Champasac (ngày 28-8-2001), với TP Viêng Chăn (ngày 1-9-2001). Theo đó, hai bên hỗ trợ nhau trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, thông tin truyền thông, y tế, tài chính, quản lý đô thị, xóa đói giảm nghèo, du lịch… Vốn đã rất hiểu nhau nhưng khi bắt tay triển khai từng dự án mới thấy biết bao khó khăn, vướng mắc đặt ra mà 2 bên chưa lường hết. Các đối tác phía bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hợp tác đầu tư, nhất là đón nhận đầu tư nước ngoài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện vẫn còn nhiều thủ tục cần tháo gỡ. Hai bên đều thống nhất là phải kiên trì đeo bám, tháo gỡ dần.

Đến nay, qua nhiều dự án triển khai, hai bên đã tìm ra nhiều tiếng nói chung, mở ra nhiều cơ hội hợp tác làm ăn dài lâu giữa TPHCM với các địa phương của Lào. Trong chuyến đi thăm này, Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM tham dự lễ khởi công xây dựng mới và nâng cấp Trường PTTH hữu nghị Viêng Chăn - TPHCM trị giá 5 triệu USD. Đây là món quà của Đảng bộ và nhân dân TPHCM tặng Đảng bộ và nhân dân Viêng Chăn….
TUẤN SƠN thực hiện
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao1.jpghttp://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao2.jpg
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao3.jpghttp://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao5.jpg
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao6.jpghttp://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao7.jpg
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao8.jpghttp://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao9.jpg
http://www.bongda.com.vn/Data/Image/2009/Thang12/10/111thieunuLao11.jpg
Thiếu nữ Lào rạng ngời trên khán đài SEA GAMES 25
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thái Thanh Tâm đã viết:
Giỏi lắm Lào ơi !
Ngô Minh
http://i686.photobucket.com/albums/vv221/haanh8354/vvvhh.jpg
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Vé số cào tại chỗ. Hình thức cờ bạc công khai...

Trước 5 phút...
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/cobac02.jpg

Sau 5 phút...
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/cobac01.jpg
(Ảnh chụp trước chợ Đầm - Nha Trang...)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Xayaburi và bài học thực tâm với người, nghiêm khắc với mình
………………………………………………………………………………………
Thay cho lời kết: Việc Lào quyết tâm xây dựng đập thủy điện Xayabury và việc chúng ta, người anh em thân thiết nhất của Lào lo lắng đến mức cương quyết phản đối càng chứng tỏ rằng con sông Mekong có ý nghĩa chiến lược vô cùng to lớn đến sự phát triển của các nước liên quan. Vấn đề ở đây là phải bình tĩnh xem xét kỹ  "cái lý"  của bạn để  đưa ra "cái lý" của ta thật khoa học, thật thuyết phục để rồi cùng đưa ra giải pháp hợp lý nhất mà các nước liên quan có thể chấp nhận được. Chúng ta đã có kinh nghiệm và thành công trong bài học "sống chung với lũ" ở đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay đang dồn sức để nghiên cứu các giải pháp ứng phó với nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Có lẽ đã đến lúc cũng cần nghiên cứu các giải pháp ứng phó với nguy cơ sông Mekong sẽ mất dần lợi ích mà nó đã từng mang lại cho Việt Nam. Từ dự án Xayaburi cho chúng ta bài học đắt giá cần thực tâm với người, nghiêm khắc với mình (giữa lời nói và hành động) và phải biết lo xa đừng để nước đến chân mới nhảy!
Tác giả: Tô Văn Trường


Việt- Lào hai nước chúng ta
Tình sâu như nước Trung Hoa với mình.

Mai sau giàu bất thình lình
Lào không quên được nghĩa tình anh em.

Việt Nam ơi, hãy cố lên!
Tình ta rồi sẽ lại bền hơn xưa...
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Mừng quá! Rùa hồ gươm là rùa "quý hiếm". Trên thế giới chỉ còn độc nhất!

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/rua01.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Cười lăn 2 clip SV Ngoại thương hùng biện
Vượt qua hơn 500 thí sinh đăng ký dự thi, trở thành người giành giải Nhất trong đêm chung kết tối 23/4, Đinh Đức Tâm đã trở thành đại sứ của trường .

BẤM ĐỂ XEM CLIP
Với giọng nói hóm hỉnh, Đức Tâm mở đầu: Từ thời xa xưa người ta đã biết giải quyết với nhau bằng đao kiếm thì thời nay người ta chỉ cần dùng lời nói để đưa nhau về miền cực lạc…Tạo hóa đã cho chúng ta khả năng nói nhiều và cái mồm để sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Từ đây, bạn đưa ra nhiều lí do về việc nói nhiều: từ chuyện nói nhiều là phương pháp trị liệu. Nói nhiều giúp cho gia đình đầm ấm hơn. Chuyện nói nhiều còn xuất phát từ thời xa xưa, nam giới săn bắn, hái lượm thì phải ẩn nấp, không thể nói nhiều. Phụ nữ lo việc nhà nên phải nói nhiều.

Cuối cùng theo Đức Tâm nói nhiều là nghệ thuật của sự thành công.


Clip phần thi tài năng của chàng trai ĐH Ngoại thương TP HCM được tải lên mạng vào ngày 24/4, hiện đã có gần 2000 lượt xem và gần 100 bạn thích trên Youtube.

Bạn có nickname hongsimnguyen tấm tắc: “Nói 1 phút, lắng nghe 2 phút, trả lời 3 lần, mỗi lần nhiều phút”. “Tài thật đấy...giọng nói rất hài. Nhưng nội dung thì bị trùng với một tiểu phẩm gala cười rồi. Chắc bạn này tham khảo ở đó. Good (tốt)” – Bạn có nickname Vunga Tran chia sẻ.

Bạn có nickname nguyenbanking bình luận: “Rất vui nhộn, hài hước, nên xem dưới góc đọ bảo vệ quan điểm của một vấn đề nên thấy hay. Hi vọng "nói người thì hãy nghĩ đến ta" trước khi ném gạch nha các bạn!”.

Trong clip khác có tên “Gala chung kết FTUer It’s me” Đức Tâm cũng có bài hùng biện có tên “Vì sao chúng ta phải cười?” với những lập luận chặt chẽ và liên hệ khá hài hước.

http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/18181/cuoi-lan-2-clip-sv-ngoai-thuong-hung-bien.html
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

MÀ SAO KHÓ LẮM THAY

Trần Kỳ Trung



        Tin con voi đực Beckham 38 tuổi, có ngà, đang khỏe mạnh, ở Đà Lạt bị những kẻ thất nhân tâm dùng dao chém nhiều nhát vào lưng, mông, đầu... để dẫn đến cái chết đau đớn, đang gây bức xúc trong dư luận.
        Tôi nhìn ảnh chụp lại những vết chém trên xác con voi này mà thấy đau đớn quá! Nào nó có tội tình gì, nó hiền lành thế kia, nó đang mang lại niềm vui cho con người mà nỡ nào... những kẻ lòng dạ ác thú lại xuống tay.
          Chúng nó là thú chứ không phải là người!
          Những kẻ gây ác, có lẽ chỉ có thể dùng từ đó là chính xác.
           Nghĩ thế rồi lại giật mình.
           Nhìn cảnh con vật bị hành hạ còn bức bối như thế, vậy những hình ảnh cứ hàng ngày báo chí đề cập đến thì sao?
           Một thằng dáng thư sinh, có học dám đâm chết người hắn không yêu được bằng hàng chục nhát dao giữa thanh thiên, bạch nhật!
           Lại một thằng khác, cũng có học, dám chặt người yêu cũ ra mấy mảnh, vứt mỗi mảnh một nơi...
           Rồi cả chuyện, thằng con quá căm thù bố vì ông bố có tật nát rượu, hành hạ vợ, con...bất chấp đạo lý, thằng con chém bố cho đến chết, để rồi ra tòa lĩnh án...
            Để trả thù chồng ngoại tình, vợ dám đóng đinh vào đầu của một đứa trẻ, con riêng của chồng.
           Kinh hãi một chuyện, để trốn nợ, thằng này giết cả hai chị em người chủ nợ, bỏ vào thùng xốp, vứt dọc đường...
          ....
           Đó là những chuyện dã man, nhưng không dã man bằng những chuyện sau:
              Không đội mũ bảo hiểm, cũng bị đánh đến chết.
              Mới nghi ăn trộm, cũng bị đánh chết, gia đình đến nhận lại xác, thì được báo “ chết do tự tử”.
               Đứa trẻ chạy đi xem người lớn nói chuyện với nhau về chuyện đất cát, cũng bị xơi ngay một phát đạn vào người...  người bắn đứa trẻ không biết xử lý như thế nào?
              Thế vẫn không kinh khủng bằng chuyện:
               Nhà, đất của người ta đường yên, đương lành, cho một phát “ quy hoạch”, được đề bù một ít tiền. Số tiền đủ lắm xây lại ngôi nhà, sắm thêm ít tiện nghi... thế là hết. Cả gia đình không biết lấy gì mà ăn, thất học...từ đấy mầm mống sinh ra tội ác, nhiều tội ác còn lớn gấp hàng chục lần tội ác đã điểm ở trên.
                Tiền đóng thuế là của dân, lợi dụng chức quyền để tham ô, tham ô khủng khiếp, có tiền tha hồ ăn chơi, xây dựng biện thự, trang trại, cho con đi học nước ngoài... khoảng cách giàu nghèo gia tăng, ngaỳ càng lớn. Nhiều kẻ thất học, cộng với nghèo, dốt đi đến chuyện liều mạng, bất chấp luật pháp, gây nên những vụ giết người kinh hoàng như giết xe ôm, giết cả nhà cướp vàng, giết lái xe tắc xi...
                 Luật pháp không nghiêm, những kẻ “ Quyền cao, chức trọng” rút ruột nhà hàng nghìn tỷ đồng, quá lắm là “ phê bình”, “ cảnh cáo” , “ về hưu” còn người dân “đói ăn vụng, túng làm liều” chỉ ăn cắp vặt, tù mục xương... Nỗi căm thù cứ như vậy, chất chứa, đầy nguy cơ tiềm ẩn bùng phát những cuộc bao lực giết người!
                Nghĩ như thế, thì chuyện con voi bị giết ở Đà Lạt nào đã thấm tháp gì!
                Thương nhất là mạng người Việt Nam hiện nay, nhất là những người nghèo khổ.
                 An toàn, có sức khỏe, ổn định kinh tế, tinh thần thỏa mái...
                  Chỉ thế thôi! Mà sao khó lắm thay.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [88] [89] [90] [91] [92] [93] [94] ... ›Trang sau »Trang cuối