Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

buithison

Câu này
     thật hay!
Nắm chặt
     trong tay
     không thả...
(Anh Kim Nguyên ơi! Phạm Bá Chiểu yêu cầu viết "thơ cực ngắn" chỉ 10 từ trở xuống nên đành dừng bút ở đây!Thông cảm cho Gái Núi nha!)
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

goldsnow142 đã viết:
(Rút từ chủ đề "Thơ cực ngắn" của Phạm Bá Chiểu)

Thơ giống tình yêu
Nói nhiều
      thành thừa thãi

Bùi Thị Son

Em như men rượu
Cả đời
  để anh say ...

Kim Nguyên

Câu này
    thật hay!
Nắm chặt
    trong tay
    không thả...
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

@Phạm Bá Chiểu:

Mình mê thơ Đường đã từ lâu
Nhưng mà chưa viết nổi được đâu!
Mọi người động viên và chỉnh sửa
Mình xin cố gắng viết dần sau...
Thơ Đường mê mẩn đã từ lâu
Mới học cho nên đã thạo đâu
Thôi cậy bạn bè xem sửa giúp
Siêng năng chắc cũng chẳng bao lâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Gái Núi đi du lịch

Ô kìa "Gái Núi" bỏ non cao
Chẳng biết tìm vui ở chốn nào
Sơn thuỷ hữu tình chưa thoả nguyện
Thị thành náo nhiệt muốn mê sao ?
"Phở" thơm hỏi chỗ nào không có
"Chả" ngọt các vùng lắm biết bao
Chỉ sợ đi về hùi hụi tiếc
Ngẩn ngơ lục túi sót... vài hào
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Thơ Đường Luật vốn là tinh hoa văn hoá của nhân loại, bởi thế nó có sức cuốn hút kỳ lạ đối với người yêu thơ. Ngày xưa thời khoa cử nó là chuẩn mực đánh giá tài năng của sỹ tử hay thầy đồ.Cái độc đáo chính là : chỉ với một bài gồm tám câu, bảy chữ trong mỗi câu được trình bày theo kết cấu Niêm -Luật - Vần - Đối mà thành ra một tác phẩm hoàn chỉnh như những viên ngọc lấp lánh trong nền thi ca và trở thành di sản quý báu cho muôn đời sau.

Bởi thế ngày nay những người yêu thơ luôn mong muốn học và làm theo thể loại thơ này (Thất ngôn bát cú)để thoả thú chơi.

Người mới học nên theo quy tắc: Nhị - Tứ - Lục phân minh của phép Niêm rồi sau sẽ quen dần .Khi ấy sẽ không ngại nữa vì cái khó đã vượt qua .

Ví dụ :

Bài thơ ĐL đơn giản thể BẰNG :

                           Cẩn thận

1-B-3-T-5-B-vần  ( anh ĐÂY đích THỊ đấng TRAI rừng)
1-T-3-B-5-T-vần  ( lội SUỐI trèo NON suốt ĐÃ từng )
1-T-3-B-5-T-trắc( lấy ĐƯỢC vợ  TÀI ôi THOẢI mái ")
1-B-3-T-5-B-vần  ( như LÀ vàng THỎI sướng TƯNG tưng   )
1-B-3-T-5-B-trắc ( thế NÊN phải GIỮ luôn BÊN cạnh)
1-T-3-B-5-T-vần  ( kẻo NHỠ vô TÌNH bỗng BỊ bưng )
1-T-3-B-5-T-trắc ( lúc Ấy trở TAY đâu CÓ kịp)
1-B-3-T-5-B-vần  ( đại BÀNG vù MẤT khóc RƯNG rưng)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Lại nói ngũ hành có âm - dương thì thơ ĐL có thể Bằng phải có thể Trắc chứ.
Thì đây là ví dụ về thể Trắc theo nguyên tắc đơn giản: Nhị - Tứ - Lục phân minh có nghĩa là chứ thứ 2,4,6 trong các câu bắt buộc phải là B - T còn các chữ khác cứ NIÊM bừa theo mạch nghĩ của bài thơ :

Đề bài:                            Gái Núi

1-T-3-B-5-T-vần           (gái NÚI là EM chứ HỎI đâu)
1-B-3-T-5-B-vần           (hiền NHƯ thể BỤT ghét CƠ cầu)
1-B-3-T-5-B- trắc         (hàng NEM quán CHẢ không LUI tới)
1-T-3-B-5-T-vần           (Quán Phở hàng BIA tránh CHẲNG bâu)
1-T-3-B-5-T-trắc          (em Chỉ muốn Đàn ông Cũng thế )  
1-B-3-T-5-B-vần           (em MONG thiên HẠ chớ À âu )
1-B-3-T-5-B-trắc          (bình QUYỀN bình ĐẲNG toàn NHÂN loại)
1-T-3-B-5-T-vần           (hạnh PHÚC người TA đến BẠC đầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Trên đây là hai ví dụ đơn giản về hai thể loại thơ "Đường Luật" theo phép NIÊM đơn giản ngõ hầu giúp người mới tập làm thơ theo "trường phái Đường" dễ áp dụng và cũng là kinh nghiệm của Trương Mỗ thu nhận được qua các Thầy trên thi đàn phố ảo . Còn như làm được một bài thơ ĐL đúng nghĩa đọc lên đối nhau chan chát : đối từ, đối ý, đối câu và đúng niên luật như các CỤ ngày xưa quả thực công phu lắm và phải có TẦM nhất định mới làm được .

Chơi thơ thôi thì học đòi các Cụ cho vui chứ "Cơm áo không đùa khách làng thơ" vẫn mãi mãi là chân lý.
Kính mong các quý vị dung tình lượng thứ cho sự mạo muội của Trương Mỗ .
"Đánh trống qua cửa nhà sấm" thật là xấu hổ lắm thay . Xin đa tạ .

Trách chi cái gã nhiều lời
Vì thương Gái Núi ...giời ơi giãi  bày
Chứ thơ gã có gì hay
Chọc cười vớ vẩn giải khuây thôi mà

Thân gã ta lúc về nhà
Sư tử trợn mắt ui cha...ướt quần

Thấy đâu dễ cứ lần khân
Như si bám dễ đến vần không ra

Mấy lời xin lỗi cả nhà
Tha cho cái tội ba hoa chích chòe ./.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Em lùng trăm núi, ngàn khe
Không tìm nổi " Gã chích choè" như anh
Chích choè nhảy nhót trên cành
Yêu đời chan chứa kết nhành thơ vương
Bao nàng mê mẩn thầm thương
Tiếc thay!Choè có mảnh "nương" riêng rồi
"Nương" này tròn tựa mâm xôi
Chẳng hình tam giác "ruộng đồi" như ai
Ươm cho anh giấc mộng dài
Cả đời "nương" cứ miệt mài...tặng dâng...

Cảm ơn bạn Trương Sỏi đã gửi các bài mẫu tặng và hướng dẫ buithison cách viết thơ Đường luật. Gái Núi có bài "thơ thẩn" đùa vui, xin đừng giận nha!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương sỏi

Tài liệu  dạy về thơ đường rất nhiều nhưng nếu người mới tập làm mà sa đà vào cái khu rừng rậm rạp ấy sẽ không biết lối nào   mà đi vả lai với người "chơi thơ" thì cũng chỉ nên học theo cách đơn giản nhất cho vui thôi chứ các thể loại khó làm cũng chẳng giúp ích gì mà lại tốn công . cái đó chỉ giành cho các nhà thơ thực thụ, hay các nhà nghiên cứu thơ đường thôi.

Chẳng hạn như thơ vần TRẮC , thơ độc vận, liên hoàn , nhất thủ, thủ vỹ ngâm v.v... đọc qua cho biết chứ làm thì tuỳ mỗi người có khoái hay không . Trên các diễn đàn thơ thấy các vị tiền bối có chơi các loại đặc biệt này nhưng thú thực Trương Mỗ cứ như đàn gẩy tai trâu không hiểu nó hay ở chỗ nào ? thành thử ...không mê không học không làm .

Thôi cứ chân quê môc mạc cho nó lành :

Sản phẩm                       (thể bằng)

"Trai rừng" xem "Gái núi" canh đường   B-T-B- vần
Chắc mẩm ngọt đây đẵn ống bương        T-B-T- vần
Để đóng làm quà đem gửi biếu           T-B-T- trắc
Để mang triển lãm sẽ khai trương       B-T-B- vần
Đàn ruồi háo ngọt bay vù tới           B-T-B- trắc
Lũ kiến thèm ăn cũng vấn vương         T-B-T- vần
Thật bõ công lao nàng cố gắng          T-B-T- trắc
Mỗi ngày tiến bộ lại càng thương ./.   B-T-B- vần


Cốt lõi của bài thơ đường luật là phép đối.
-Đối từ : danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tính từ đối tính từ
-Đối ý  : ý tứ các câu trong hai cặp Thực và Luận đối nhau
-Đối câu : các cặp đối cứ như song hành với nhàu vây.

Lấy bài qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh quan làm chuẩn thì rõ:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà ( hai câu đề)
Cỏ cây chen lá đá chen hoa

Lom khom dưới núi Tiều vài chú (cặp thực)
Lác đác bên sông Rợ* mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc (cặp luận)
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia


Dừng chân đứng lại trời non nước ( hai câu kết)
Một mảnh tình riêng ta với ta

*Rợ : theo một số nhà nghiên cứu từ Rợ là từ cổ chỉ dân sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh . Còn chợ thì năm 2003 Trương Mỗ mất 1 năm  ở đèo ngang đào hầm qua đèo dã làm gì có "chợ" họp ở đèo ngang đâu, vả lại chợ thì phải đông đúc chứ sao lại lác đác thưa thớt được nên theo Trương Mỗ có lẽ Bà Huyên Thanh Quan ngày xưa dùng từ RỢ chứ không phải CHỢ như một số sách viết thường thấy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

MỜI GHÉ CHƠI...

Đầu xuân du hý... nhất nàng thôi
Nếu rảnh xin mời bạn ghé chơi
Dốc miếu chìa tay chào khách quý
Cửa Tùng sóng vỗ đón thay lời
Ham vui, ca hát Đông Hà - nhớ
Hoài niệm, thắp hương Thành Cổ - mời
Quảng trị quê nghèo-chung thuỷ mãi
Trọn tình sau trước -chẳng hề vơi
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối