Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giáo dục Việt Nam: nghịch lý cười ra nước mắt


* Nguyễn Trọng Bình




1. Nghịch lý ít người quan tâm

Hàng năm, mỗi khi đến mùa tuyển sinh đại học lại thấy có không biết bao nhiêu là chương trình “tiếp sức” cho các em học sinh lớp 12 ở bậc phổ thông như:“Tư vấn tuyển sinh”, “Tiếp sức mùa thi”…. Hay trước mỗi đợt sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường lại có những chương trình như: “Tư vấn kỹ năng xin việc”, “Kỹ năng trả lời phỏng vấn”… diễn ra rất rầm rộ trên khắp cả nước. Ví như vừa qua báo Tuổi Trẻ đã kết hợp với các đơn vị tài trợ, các trường đại học tổ chức hàng loạt các chương trình “Tư vấn mùa thi” cho các em học sinh phổ thông lớp 12 trên khắp mọi miền đất nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Cà Mau… Trước hết, phải nói rằng chương trình tư vấn này của báo Tuổi Trẻ là rất rất đáng hoan nghênh vì đã góp phần cùng xã hội chung tay chăm lo cho thế hệ trẻ - đội ngũ kế thừa của đất nước. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là tại sao một tổ chức ngoài giáo dục như báo Tuổi Trẻ phải “xắn tay” vào để lo chuyện này trong khi lẽ ra trách nhiệm chính phải thuộc về ngành giáo dục với một hệ thống quản lý giáo dục rất đồ sộ (Bộ, Sở, Phòng, Viện, Trường học…) cùng mạng lưới giáo dục rất đa dạng và phong phú. Nói cách khác, ở đây có một câu hỏi đặt ra là suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông các em học sinh đã tiếp thu được những gì; mục tiêu và triết lý giáo dục của chúng ta như thế nào mà sao con em chúng ta – những người bạn trẻ đã bước sang tuổi 18 nhưng tư duy và nhận thức về xã hội, về cuộc sống nói chung gần như chỉ là con số không?

Qua báo chí, chúng ta được biết trong quá trình tổ chức các cuộc tư vấn tuyển sinh nhiều thầy cô ở các trường đại học nhận được những câu hỏi và thắc mắc từ các em học sinh lớp 12 nhiều khi rất “ngô nghê” và “tội nghiệp” (đại loại như “Tại sao em học bài hoài không thuộc?; Bây giờ em rất hoang mang chưa biết chọn ngành nào, em phải làm sao?; Em muốn học ngành kiến trúc xây dựng vậy em thi khối nào?; Em muốn học để trở thành bác sĩ nhưng em sợ sức em không thi đậu vậy em phải làm gì…?); những câu hỏi “ngô nghê” ấy phản ánh năng lực tư duy và nhận thức độc lập về những vấn đề của cuộc sống của các em học sinh sắp rời mái trường phổ thông rất đáng để chúng ta (nhất là lãnh đạo ngành giáo dục nước nhà) phải suy nghĩ. Tại sao lại như vậy? Tại sao học đến lớp 12 rồi, đã sang tuổi 18 rồi mà các em không thể tự mình định hướng nghề nghiệp cho mình; lớp 12 rồi mà mỗi khi ra khỏi nhà là phải có cha mẹ theo kèm cập mới an tâm; lớp 12 rồi mà còn để cha mẹ lo lắng đủ thứ chuyện về học hành, thi cử của bản thân mình? Lớp 12 rồi mà khả năng nhận thức và tính độc lập trong việc chọn nghành, chọn nghề, chọn trường sao cho phù hợp với sở thích, năng lực học vấn của bản thân, năng lực tài chính của gia đình… còn rất mơ hồ?

Đáng nói hơn, thậm chí sau khi tốt nghiệp đại học rồi, trở thành những “cậu cử, cô cử” rồi mà những kỹ năng giao tiếp và ứng xử với xã hội đôi khi chỉ là con số không, xã hội lại tiếp tục mở những cuộc “tiếp sức” về “kỹ năng trả lời phỏng vấn” và “kỹ năng xin việc làm”…?

Trong khi đó, tuy không có một suy nghĩ, một nhận thức đúng đắn để có thể tự quyết những chuyện quan trọng của đời mình nhưng các bạn trẻ lại thừa những suy nghĩ “độc lập” trong nhiều vấn đề “linh ta linh tinh” khác. Không dám từ quê ra phố một mình để tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh nhưng lại rất hăng hái trong việc lập những “băng nhóm” rồi “thanh toán” bạn mình chỉ vì những xích mích nhỏ trong trường học; không biết tìm hiểu và truy cập vào những trang web của các trường đại học để biết thông tin về ngành, nghề tuyển sinh và đào tạo nhưng lại rất sành sỏi trong việc tìm và truy cập vào những trang “web đen” thiếu lành mạnh; không biết chọn ngành, chọn nghề, chọn trường nào cho phù hợp với năng lực, sở trường và ước mơ của mình nhưng rất “cá tính” trong việc tung video clip “sex” lên mạng để chứng tỏ mình là “dân chơi” và “sành điệu”; không dám và cũng không biết tự giới thiệu về bản thân mình trước một hội đồng tuyển dụng khi đi xin việc nhưng lại rất “hăng hái” trong việc “yêu đương nhăng nhít” hay vùi đầu vào những thú vui thâu đêm suốt sáng với game online dẫn đến những hậu quả rất đau lòng mà xã hội đang phải lên tiếng…?

Có thể nói, những điều vừa phân tích ở trên phản ánh rất rõ cái nghịch lý “cười ra nước mắt”, cười mà đau xót và xấu hỗ cho thực trạng buồn của giáo dục nước nhà hiện nay – một thực tế mà ít người quan tâm và dũng cảm “đối mặt”.


2. Lỗi tại ai?

Công bằng mà nói, các bạn trẻ (học sinh, sinh viên) - đội ngũ kế thừa của chúng ta hiện nay không phải tất cả đều thụ động, vẫn có không ít các bạn trẻ rất giỏi và rất năng động và sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên, nhìn chung đại bộ phận các bạn trẻ thật sự vẫn chưa “trưởng thành”, chưa có nhiều những “đột phá” trong nhận thức và tư duy để có thể tự quyết định những vấn đề mang tính “bước ngoặt” của cuộc đời mình và rộng hơn nữa là những vấn đề của đất nước (dĩ nhiên ở mức độ các bạn trẻ có thể tham gia phát biểu chính kiến). Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này nhưng nghiêm túc nhìn nhận thì lỗi này phần nhiều hoàn toàn do cơ chế và môi trường giáo dục của ta hiện nay. Cụ thể hơn, sở dĩ giáo dục nước nhà đang tồn tại nghịch lý “cười ra nước mắt” như đã phân tích ở trên là do nền giáo dục mang nặng tính “giáo điều” chỉ chăm chăm hướng đến những “mục tiêu” nhất thời; là hệ quả của cách làm giáo dục theo kiểu “ăn xổi ở thì”; một nền giáo dục không có “triết lý” rõ ràng. Ví như ở cấp phổ thông thì mục tiêu giáo dục chỉ là “tỉ lệ đậu tốt nghiệp” sao cho “đẹp mắt” lãnh đạo và “nở mày nở mặt” với địa phương bạn; cấp đại học thì “xã hội hóa” bằng cách ồ ạt mở trường đào tạo và cấp bằng theo “nhu cầu xã hội” (mà xã hội thì vốn mang trong mình căn bệnh nan y là “trọng bằng cấp hơn trọng năng lực”). Và để đạt được những mục tiêu nhất thời ấy chỉ có cách duy nhất là bắt buộc và yêu cầu học sinh học “thuộc lòng” sách giáo khoa và sách “chuẩn kiến thức” nhằm đối phó với các kỳ thi. Hoặc không thì tìm “cách này cách nọ” để “đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp” và “nâng cao mặt bằng dân trí” cho đơn vị mình, địa phương mình. Nói tóm lại, chất lượng giáo dục gần như chỉ được đánh giá qua những bảng báo cáo thành tích về “tỉ lệ bình quân” trên… giấy. Điều này tất yếu dẫn đến hậu quả học sinh, sinh viên sau khi ra trường ngẫm kỹ lại phần nhiều chỉ là những “bản sao”, là “thế hệ F1” của giáo viên và sách giáo khoa; nhận thức và tư duy độc lập của học sinh, sinh viên gần như bị thủ tiêu; nền giáo dục từ đó lâm vào căn bệnh trầm kha có tên là “thành tích”;…   

Không dừng lại ở đó, có thể thấy nền giáo dục “giáo điều” và “ăn xổi ở thì” vốn thường chỉ xem trọng và hay chạy theo những cái gọi là “phong trào” mang tính bề nổi (nhằm đối phó) mà thiếu những cái nhìn mang tính chiến lược căn cơ và lâu dài. Mà giáo dục làm theo kiểu “phong trào” thì cùng lắm chỉ giải quyết được “phần ngọn” chứ thực chất bên trong thì vẫn “giậm chân tại chỗ” bởi cái căn nguyên, cái gốc rễ sâu xa không được xem xét tường tận, thấu đáu. Ví như, trong khi nhiệm vụ chính của giáo dục là phải rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách và tri thức cho học sinh thì nay nhiệm vụ ấy phải đưa xuống hàng thứ yếu vì tất cả đang phải cùng nhau triển khai và thực hiện cái “phong trào”“nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” (và chỉ “nói” là chủ yếu chứ thực “làm” thì chẳng bao nhiêu).

Hay như lẽ ra trong thời điểm hiện tại, nguyên nhân cốt lõi của thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông thấp là do sự hạn chế về kiến thức, tri thức của đội ngũ giáo viên (là nguyên nhân mang tính “dây chuyền” và là cái vòng luẩn quẩn liên quan đến việc đào tạo giáo viên ở các trường đại học) và nội dung và chương trình dạy học (sách giáo khoa ở phổ thông, bài giảng và giáo trình ở đại học) thì không chịu thừa nhận lại đi phát động phong trào “đổi mới phương pháp dạy học” ở tất cả các cấp (suy cho cùng “phương pháp” chính là “cách tư duy” về đối tượng, một khi không có tri thức, không có “tư duy”, không “biết tư duy” thì làm sao có “phương pháp”, nếu có chăng vẫn chỉ là những “phương pháp” mang nặng sự “giáo điều”). Và khi tiến hành “đổi mới phương pháp” lẽ ra, trước hết phải xuất phát từ tình hình thực tế về điều kiện, môi trường dạy học hay sâu xa hơn là đặc trưng văn hóa xã hội của đất nước thì không chịu xem xét, nghiên cứu lại đi “bê nguyên xi” và áp dụng một cách máy móc những “phương pháp” của nước ngoài (vốn có tiền giả định là nền giáo dục đã phát triển ở trình độ cao). Cho nên hậu quả là năm nào cũng “đổi mới phương pháp”, năm nào cũng tổ chức “hội thảo”, tập huấn về “phương pháp mới”; đi đâu cũng nghe người ta bàn luận về “phương pháp”’; tiền bạc, thời gian và công sức đổ ra không biết là bao nhiêu nhưng thực tế thì chất lượng giáo dục thì vẫn cứ giậm chân tại chỗ…; các “chuyên gia phương pháp” thì trong lòng hoang mang còn giáo viên – những người được lệnh phải “đổi mới phương pháp” sau khi được tập huấn “phương pháp mới” lại e dè không dám áp dụng vào thực tế dạy học (sợ học sinh học theo “phương pháp mới” thi rớt tốt nghiệp, không đảm bảo chỉ tiêu tốt nghiệp đã đề ra)… Cứ như thế, cả một hệ thống giáo dục cứ mãi rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự giáo điều, hình thức và “ăn xổi ở thì” để rồi cuối cùng người học (học sinh, sinh viên…) là người lãnh đủ; xã hội lại phải mất thời gian, tiền bạc và công sức để “tiếp sức” cho các em.


3. Thay lời kết

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong khi nói về thành phần và lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật (đồng thời cũng là đội ngũ trí thức) nước nhà trước 1945, trong sách Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945 có viết:“Nếu lấy năm 1930 làm mốc thì hầu hết những cây bút này tuổi đời chỉ từ 10 đến 20 (Nguyễn Tuân, Thạch Lam 20 tuổi; Thanh Tịnh 19 tuổi; Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Huy Tưởng 18 tuổi; Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương 14 tuổi, Nam Cao 13 tuổi; Huy Thông, Mộng Tuyết, Nguyên Hồng 12 tuổi; Huy Cận, Nguyễn Bính, Bùi Hiển 11 tuổi; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài 10 tuổi… Lớn hơn có Khái Hưng 34 tuổi, Hoài Thanh 21 tuổi. Nhỏ hơn có Tế Hanh 9 tuổi)[1]

Đọc thông tin này làm chúng ta không khỏi giật mình và kinh ngạc về khả năng tư duy và nhận thức về cuộc sống, xã hội của thế hệ trẻ nước nhà những năm trước 1945 nếu so với khả năng tư duy và nhận thức của thế hệ trẻ nước nhà hiện nay. Làm thế nào mà những người có tuổi đời còn rất trẻ lại có thể cầm bút sáng tác thơ văn, thậm chí là viết phê bình và tranh luận các vấn đề học thuật trên báo chí thời ấy một cách đầy tự tin và bản lĩnh như thế? Chắc chắn là do nhiều yếu tố nhưng có một yếu tố quan trọng hơn cả đó là do tư duy của nền giáo dục thời ấy (khoa học, dân chủ và cầu thị…) đã tác động và rèn luyện cho họ. Không biết những người trong bộ máy điều hành và quản lý giáo dục của chúng ta nghĩ gì nếu như biết rằng ngày nay các em học sinh lớp 12 và nhiều sinh viên đại học ra trường rồi nhưng viết không nổi một câu văn; không dám đứng lên trình bày quan điểm và suy nghĩ của mình trước lớp; cả xã hội năm nào cũng vậy đến mùa thi phải “đầu tắt mặt tối” “tiếp sức” cho các em… Trong khi đó cùng trang lứa với các em thì Chế Lan Viên ngày xưa đã cho xuất bản tập thơ Điêu tàn nổi tiếng, Hoài Thanh thì cho ra đời “Thi nhân Việt Nam” – công trình phê bình văn học xuất sắc của  thế kỷ XX…?

Thê thảm lắm rồi, phải dũng cảm “nhìn nhận” để cải cách thôi (nhưng không phải bằng các “phong trào” mang nặng tính “đối phó” rất hình thức như hiện nay)!

Cần Thơ, 13/4/2011

Nguyễn Trọng Bình

----------------------------------

[1] Nguyễn Đăng Mạnh - Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000


(Bài sưu tầm từ Internet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Đọc bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Bình,  em không thấy một thông điệp mới nào mới mẻ. Một số nhận định đưa ra còn phiến diện...
Những vấn đề tác giả nêu ra đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đọc có cảm giác như là tác giả đã tổng hợp lại các bài viết đã sưu tầm được....
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Trao đổi với tác giả Nguyễn Trọng Bình:
Bàn về văn chương rất cần sự chính xác


Tôi vừa đọc bài VĂN CHƯƠNG TRẺ - RẤT CẦN MỘT CHIỀU SÂU VÀ
TẦM NHÌN VĂN HÓA (đăng tải trên viet-studies, Phongdiep.net đăng lại) của tác giả Nguyễn Trọng Bình và có vài điều muốn trao đổi lại.
Vừa đọc phần đầu bài viết tác giả Nguyễn Trọng Bình đã đưa ra những dẫn chứng rất thiếu chính xác. Cụ thể là tác giả đã  xếp một loạt các cây bút như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Đình Tú, Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên, Di Di (hay Di Li?) , Cấn Vân Khánh, Trần Thị Hồng Hạnh vào đội ngũ “các cây bút văn chương thế hệ 8X, 9X dù họ đều thuộc dàn các tác giả 7X. Chưa hết tác giả Nguyễn Trọng Bình còn mắc một lỗi sai nghiêm trọng về dẫn chứng. Đó là việc xếp nhà văn Trần Đức Tiến cùng vào dàn các tác giả 8X, 9X; trong khi tác giả này sinh năm 1953. Những sai sót này cũng đã được Phongdiep.net chỉ ra.
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Trọng Bình còn đưa ra những nhận định thiếu thuyết phục khác.
Tác giả Nguyễn Trọng Bình viết: “Có thể thấy, trong thơ Linh tuy sự chân thành, sự nồng nhiệt thậm chí “cuồng nhiệt” thì có thừa nhưng lại thiếu và đánh mất những đằm thắm, những dịu dàng, những tinh tế của con người”
Với tư cách một người đọc, tôi buộc phải lên tiếng trước nhận định rằng thơ Vi Thuỳ Linh “đánh mất những đằm thắm, những dịu dàng, những tinh tế của con người”
Để phản biện lại nhận định này, tôi chỉ xin trích dưới đây bài thơ Người dệt tầm gai của Vi Thuỳ Linh
Người dệt tầm gai
Chúng mình ở hai miền
Ngày nào em cũng khóc....
Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em ra
Ào tung ký ức
Ngày dài hơn mùa
Em mong mỏi
Em (có lúc) như một tội đồ nông nổi ...
Em nghe thấy nhịp cánh êm ái ân
Một làn gió thổi sương thao thác
Đêm run theo từng tiếng nấc
Về đi anh
Cài then tiếng khóc em bằng đôi môi anh
Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những đêm chập chờn, trĩu nặng
Ngày nối ngày bằng hi vọng
Em là người dệt tầm gai...
Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui
Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khổ
Truân chuyên đè lên thanh thản
Ôi sự trái ngược - những sợi tầm gai !
Không kỳ vọng những điều lớn lao
Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn - những sợi tầm gai - không ai nhìn thấy
Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ anh mãi...
Tưởng chừng không thể vượt qua nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước
Những giọt tâm hồn thấm xót mười ngón tay rớm máu
Ngay cả khi anh làm em buồn thảng thốt
Em vẫn hướng về anh bằng tình yêu trọn vẹn của mình
Dệt tầm gai đến bao giờ?
Mỗi ngày dài hơn một mùa
Dệt tầm gai đến bao giờ?
Về đi anh!
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng Anh!
Trong bài viết, để minh chứng ra cái gọi là là thiếu chiều sâu và tầm nhìn văn hóa trong sáng tạo văn chương ở những cây bút trẻ hiện nay, tác giả Nguyễn Trọng Bình đã dẫn chứng ra hai ví dụ điển hình là Đỗ Hoàng Diệu và Vi Thuỳ Linh. Xin không bàn đến những phân tích của tác giả này, chỉ  có điều trong phần tiếp theo, nhận xét của ông khiến tôi không khỏi ngạc nhiên:
“Cũng rất may cho văn chương Việt Nam, những năm gần đây còn có một vài cây bút trẻ ý thức khá sâu sắc vấn đề này như Nguyễn Ngọc Tư, Dương Bình Nguyên, Di Li…”
Ngạc nhiên bởi lẽ hai trong ba cái tên tác giả Nguyễn Trọng Bình đưa ra rất thiếu sức thuyết phục.
Theo dõi văn chương của Di Li, có thể thấy mảng văn học trinh thám kinh dị mà tác giả này theo đuổi và muốn khẳng định tên tuổi, chưa đủ yếu tố, chưa đủ sức nặng để lấy đây là một ví dụ điển hình về cái gọi là “chiều sâu và tầm nhìn văn hóa”. Chưa kể những tác phẩm trinh thám kinh dị của tác giả này còn bị ảnh hưởng của điện ảnh Holywood, với những mô típ lừa tình lừa tiền không có gì mới.
Tương tự đó văn chương của Dương Bình Nguyên cũng khó có thể điển hình cho cái gọi là chiều sâu và tầm nhìn văn hóa trong sáng tạo văn chương. Bề dày và chiều sâu trong sáng tác của Dương Bình Nguyên cũng như Di Li chưa đủ để  đối trọng về những điều tác giả Nguyễn Trọng Bình phân tích về văn chương Đỗ Hoàng Diệu và Vi Thuỳ Linh trong luận điểm của tác giả về chiều sâu và tầm nhìn văn hóa . Chưa kể những phân tích về thơ Vi Thuỳ Linh, về văn Đỗ Hoàng Diệu hay về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư  của tác giả Nguyễn Trọng Bình cũng khiến cho người đọc có cảm giác đây  chỉ là những phân tích chung chung của người đọc tác phẩm văn học qua các bài bình trên báo chí chưa không phải là tiếp cận sâu sắc vào tác phẩm văn học của các tác giả. Xin mạo muội hỏi tác giả Nguyễn Trọng Bình đã đọc văn chương của Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Danh Lam, Phong Điệp, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Việt..., và rất nhiều tác giả trẻ khác nữa đang lao động nghiêm túc trên trang viết của mình?
Theo thiển nghĩ của tôi, khi đọc một bài bình thơ, biết người viết có khả năng thẩm thơ hay không, chỉ cần đọc dẫn chứng những câu thơ hay được lựa chọn và bình phẩm trong bài viết đó. Và khi đọc một bài phê bình văn chương, chỉ cần đọc những dẫn chứng của bài viết là có thể đánh giá được…
\9Kính chúc Phongdiep.net ngày càng phát triển.
Trân trọng
Hoàng Hà
Khu tập thể Đồng Xa, Hà Nội
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492850
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Đua xe lại bùng phát
Nhiều điểm đua xe mới đã xuất hiện như cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1 - Bình Thạnh, TP.HCM) đến các vùng ngoại ô khiến nhiều người dân bức xúc.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492996
Cảnh đua xe trên cầu Hoàng Hoa Thám, TP.HCM

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492998
Một quái xế không đội mũ bảo hiểm chạy xe với tốc độ cao trên cầu Hoàng Hoa Thám
-----------------------------------------------------------------------------------------
Lời bàn:
---------------------------
Chả lẽ chỉ một đám nhãi nhép lờn với pháp luật kia, mà công an không có cách nào dẹp được chúng sao? Hay là lại dùng biện pháp xe gắn máy chỉ được ra đường theo biển số chẵn lẻ?:D
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

@ bác Chằn tinh Shrek:
Bác cười rất to trước sự việc đau lòng và đáng buồn…, chứng tỏ bác đã biết giải pháp có thể ngăn chặn được mà công an không có cách nào dẹp được.
Sao bác không đưa ra những sáng kiến,  giải pháp và kiến nghị để các cơ quan chức năng vào cuộc dẹp một đám nhãi nhép lờn với pháp luật ???
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Giáo dục Việt Nam: nghịch lý cười ra nước mắt

* Nguyễn Trọng Bình



Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong khi nói về thành phần và lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật (đồng thời cũng là đội ngũ trí thức) nước nhà trước 1945, trong sách Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945 có viết:“Nếu lấy năm 1930 làm mốc thì hầu hết những cây bút này tuổi đời chỉ từ 10 đến 20 (Nguyễn Tuân, Thạch Lam 20 tuổi; Thanh Tịnh 19 tuổi; Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Huy Tưởng 18 tuổi; Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương 14 tuổi, Nam Cao 13 tuổi; Huy Thông, Mộng Tuyết, Nguyên Hồng 12 tuổi; Huy Cận, Nguyễn Bính, Bùi Hiển 11 tuổi; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài 10 tuổi… Lớn hơn có Khái Hưng 34 tuổi, Hoài Thanh 21 tuổi. Nhỏ hơn có Tế Hanh 9 tuổi)[1]

Đọc thông tin này làm chúng ta không khỏi giật mình và kinh ngạc về khả năng tư duy và nhận thức về cuộc sống, xã hội của thế hệ trẻ nước nhà những năm trước 1945 nếu so với khả năng tư duy và nhận thức của thế hệ trẻ nước nhà hiện nay.

Cần Thơ, 13/4/2011

Nguyễn Trọng Bình

----------------------------------

[1] Nguyễn Đăng Mạnh - Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000

(Bài sưu tầm từ Internet)
Từ bé tới giờ, tôi luôn được nghe những lời than vãn kiểu như "chao ôi, thời nay chán quá", "bao giờ được như ngày xưa", "giới trẻ bây giờ xuống cấp", "giới trẻ bây giờ hỏng cả"... Đọc trong sách báo thì thấy những lời than vãn như thế có cả từ xưa, cả ở nước ta lẫn ở nước ngoài.

Nếu đúng theo thời gian, mọi thứ cứ xuống dần, hỏng dần... thế hệ sau cứ kém dần thế hệ trước như vậy thì tới giờ, chắc xã hội, con người phải đến mức xấu xa, tệ hại, ngu dốt... lắm lắm.

Thế nhưng thực tế luôn chứng minh ngược lại: Xã hội, con người ngày càng thông minh, tiến bộ... tuổi trẻ ngày càng có những phát kiến táo bạo, bất ngờ.

Các thiên tài có những suy nghĩ kinh thiên động địa từ khi còn nhỏ (từ 10 đến 20 tuổi) đều hiếm trong mọi thời đại. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc trên Internet và ngay trong Thi Viện này, tôi vẫn bắt gặp những bạn trẻ dưới 20 tuổi, có những ý tưởng, câu thơ, bài thơ... kinh thiên động địa, làm người lớn phải giật mình.

Trong lĩnh vực khoa học thì khỏi phải nói: Ngô Bảo Châu là một dẫn chứng hùng hồn.

Không thể lấy những hiện tượng đặc biệt để chứng minh cho một luận điểm đại trà.

Thiên tài luôn luôn tồn tại trong lứa tuổi thơ với tỷ lệ ngày càng tăng, còn việc chúng bị cuộc sống sau này làm cho lụi tàn thì lại là việc hoàn toàn khác và do tội của những người lớn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khái Niệm Đồng Dư

Năm nay đi theo chẵn lẻ
Sang năm sẽ đồng dư ba
Sang năm nữa đồng dư bốn
Vài năm tất cả ở nhà.


Chẵn, lẻ là trường hợp đặc biệt của khái niệm đồng dư trong số học: số chẵn là chia hết cho 2 (hay chia cho 2 dư 0), số lẻ là chia cho 2 dư 1.

Đồng dư 3 là phân các số ra thành 3 loại: chia cho 3 dư 0, chia cho 3 dư 1 và chia cho 3 dư 2. Tương tự ta có thể phân các số theo đồng dư 4, 5, 6...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Giáo dục Việt Nam: nghịch lý cười ra nước mắt

* Nguyễn Trọng Bình



Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong khi nói về thành phần và lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật (đồng thời cũng là đội ngũ trí thức) nước nhà trước 1945, trong sách Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945 có viết:“Nếu lấy năm 1930 làm mốc thì hầu hết những cây bút này tuổi đời chỉ từ 10 đến 20 (Nguyễn Tuân, Thạch Lam 20 tuổi; Thanh Tịnh 19 tuổi; Vũ Trọng Phụng, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Huy Tưởng 18 tuổi; Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương 14 tuổi, Nam Cao 13 tuổi; Huy Thông, Mộng Tuyết, Nguyên Hồng 12 tuổi; Huy Cận, Nguyễn Bính, Bùi Hiển 11 tuổi; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài 10 tuổi… Lớn hơn có Khái Hưng 34 tuổi, Hoài Thanh 21 tuổi. Nhỏ hơn có Tế Hanh 9 tuổi)[1]

Đọc thông tin này làm chúng ta không khỏi giật mình và kinh ngạc về khả năng tư duy và nhận thức về cuộc sống, xã hội của thế hệ trẻ nước nhà những năm trước 1945 nếu so với khả năng tư duy và nhận thức của thế hệ trẻ nước nhà hiện nay.

Cần Thơ, 13/4/2011

Nguyễn Trọng Bình

----------------------------------

[1] Nguyễn Đăng Mạnh - Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam giai 1930-1945. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000

(Bài sưu tầm từ Internet)
Từ bé tới giờ, tôi luôn được nghe những lời than vãn kiểu như "chao ôi, thời nay chán quá", "bao giờ được như ngày xưa", "giới trẻ bây giờ xuống cấp", "giới trẻ bây giờ hỏng cả"... Đọc trong sách báo thì thấy những lời than vãn như thế có cả từ xưa, cả ở nước ta lẫn ở nước ngoài.

Nếu đúng theo thời gian, mọi thứ cứ xuống dần, hỏng dần... thế hệ sau cứ kém dần thế hệ trước như vậy thì tới giờ, chắc xã hội, con người phải đến mức xấu xa, tệ hại, ngu dốt... lắm lắm.

Thế nhưng thực tế luôn chứng minh ngược lại: Xã hội, con người ngày càng thông minh, tiến bộ... tuổi trẻ ngày càng có những phát kiến táo bạo, bất ngờ.

Các thiên tài có những suy nghĩ kinh thiên động địa từ khi còn nhỏ (từ 10 đến 20 tuổi) đều hiếm trong mọi thời đại. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc trên Internet và ngay trong Thi Viện này, tôi vẫn bắt gặp những bạn trẻ dưới 20 tuổi, có những ý tưởng, câu thơ, bài thơ... kinh thiên động địa, làm người lớn phải giật mình.

Trong lĩnh vực khoa học thì khỏi phải nói: Ngô Bảo Châu là một dẫn chứng hùng hồn.

Không thể lấy những hiện tượng đặc biệt để chứng minh cho một luận điểm đại trà.

Thiên tài luôn luôn tồn tại trong lứa tuổi thơ với tỷ lệ ngày càng tăng, còn việc chúng bị cuộc sống sau này làm cho lụi tàn thì lại là việc hoàn toàn khác và do tội của những người lớn.
HỌ
Chế Lan Viên
 
Rồi một trăm năm sau, họ diễn kịch về thời ta
Về giá lương tiền, về đổi mới tư duy
Về chúng ta yêu, chúng ta đánh giặc...
Vở kịch có thể bi, có thể hài, ai biết?
Có thể tình ca, có thể hùng ca
Những nỗi ta đau, họ có thể đau hơn, có thể cười chế nhạo
Những lý tưởng của chúng mình bây giờ, họ có tin không? hay họ sẽ cười xòa?
Ôi! ta phải sống cả cho mình, cả cho cha ông, cả cho họ nữa!
Họ là chúng ta hay không phải chúng ta?
Thế sao anh đòi viết câu thơ cho họ nhỉ?
Thả một con thuyền giữa muôn trùng mà không lường được phong ba!
Cuộc đời thật của ta bây giờ, với họ là giả
Họ mặc lại các áo quần ta không giống lắm
Yêu, đau khổ, nói ngôn ngữ như ta không giống lắm
Họ đem nhưng nỗi gì của họ bảo là ta
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Ôi giời ơi, lại nói về giáo dục rồi, nghe oải quá. Người ta đang hát lại bản nhạc cũ mèm "Cấm dạy thêm học thêm"  nghe phát chán. Ở thượng tầng cứ ra lệnh này nọ, còn ở hạ tầng thì...tuỳ cơ ứng biến, vì vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn rồi. Đã cấm lại còn chừa chỗ cho lách, em nào muốn học phải có đơn của phụ huynh. Còn học đông ư? Thì cứ chia nhiều ca đến độ tối đa cho phép. Đứa nào không học, biết liền, điểm xấu xí lắm. Tháng sau đi học, cô múc điểm lên rõ mồn một, chả dứa nào không hiểu. Tôi có đứa cháu học lớp 9. Nó học văn cô T mấy năm rồi. Mới đầu không đi học, cuối học kỳ 1 bị khống chế điếm, không được giỏi. Đám bạn bảo tại mày không đi học thêm. Sang học kỳ 2 có tiền, điểm kéo lên khỏi chê. Từ năm lớp 7 trở đi phải học thêm văn ở bên ngoài để có kiến thức và vẫn phải học cô T vì cô là GVCN nữa. Cô ra giá chém đẹp 150k, nhưng dặn các em nếu ai hỏi thì nói 100k thôi. Ngoài ra phải nộp đơn xin cho con học thêm của phụ huynh. Sang học kỳ 2 cô tăng lên 200k, thật khủng khiếp, vì nhiều thầy cô chỉ lấy 100k, thậm chí chỉ 80k. Rất nhiều phụ huynh bất bình, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức không cho con học nữa. Đấy là do cuối lớp 9 rồi, nếu còn lớp dưới chắc nhiều người không dám, bới họ nghĩ: "tránh voi chẳng xấu mặt nào".
Còn cắm trại và văn nghệ nữa, cái gì cũng tiền phải nộp, mà có ít đâu.
Năm nào cũng vậy, sau tết, khoảng tháng 3 là cắm trại và diễn văn nghệ mừng Đảng mừng Đoàn, mừng xuân. Năm nay cũng thế, cắm trại 1 ngày và diễn văn nghệ vào buổi tối, mỗi em phải nộp 250k cả tiền ăn, lệ phí, thuê gì gì đó...Chẳng hiểu thế nào mà nhà báo lượn đến hỏi thăm, thế là hôm sau mức thu chính thức đồng đều chỉ còn 100k thôi.
Tóm lại, học sinh bây giờ ít tôn trọng người thầy là do chính họ.Tuy vậy vẫn có những thầy cô yêu nghề, yêu trẻ hết lòng vì các em, bọn nhỏ cảm nhận hết.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối