Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [84] [85] [86] [87] [88] [89] [90] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Chằn tinh Shrek đã viết:
Đua xe lại bùng phát
Nhiều điểm đua xe mới đã xuất hiện như cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1 - Bình Thạnh, TP.HCM) đến các vùng ngoại ô khiến nhiều người dân bức xúc.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492996
Cảnh đua xe trên cầu Hoàng Hoa Thám, TP.HCM

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492998
Một quái xế không đội mũ bảo hiểm chạy xe với tốc độ cao trên cầu Hoàng Hoa Thám
-----------------------------------------------------------------------------------------
Lời bàn:
---------------------------
Chả lẽ chỉ một đám nhãi nhép lờn với pháp luật kia, mà công an không có cách nào dẹp được chúng sao? Hay là lại dùng biện pháp xe gắn máy chỉ được ra đường theo biển số chẵn lẻ?:D
@ Chừa cho chúng nó vài đường để nó đua. Rồi cổ vũ thật hăng vào cho nó say máu ngà rồi tông vào nhau mà chết khỏi cần xử án, lại bớt đi vài tên Đua tặc
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Em đồng cảm với ý kiến của bác Tuấn: “Không thể lấy những hiện tượng đặc biệt để chứng minh cho một luận điểm đại trà.”
Mỗi hành động và hiện tượng đều được gắn với một giai đoạn lịch sử cụ thế, không thể ” lập lờ đánh lận con đen” kiểu lấy quan điểm của thời hiện tại để đánh giá những yếu tố lịch sử trước đây!!!
Khi đưa ra một tác phẩm văn học vào sách giáo khoa, bao giờ người ta cũng kèm theo hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, tên tuổi, thân thế sự nghiệp của tác giả. Việc ông Nguyễn Trọng Bình đưa ra sự so sánh giới trẻ xưa và nay, là một điển hình của góc nhìn thiển cận, lối suy diễn bảo thủ và trì trệ; so sánh như vậy thật khập khiễng, chênh vênh và không thể chấp nhận được!
Ngày xưa, cụ Tố Hữu chỉ dám mơ ước có một con đường rộng”thênh thang tám thước”
Ngày nay, đường cao tốc Láng-Hòa Lạc  rộng 140 mét  bao gồm 2 dải đường cao tốc…
Chưa biết có phải là đường rộng nhất nước ta chưa??? Rồi còn biết bao con đường cao tốc khác rộng từ 64 mét trở lên; thế mà ùn tắc giao thông vẫn liên tục xảy ra…
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chí Nói Với Chí

Đúng là chẳng nói thì thôi
Nói ra cảm thấy thừa hơi quá nhiều.
Mình đâm hoá kẻ lắm điều
Nó thành chai mặt, làm liều lĩnh hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

(Nguyễn Trường Tộ)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:
Ôi giời ơi, lại nói về giáo dục rồi, nghe oải quá. Người ta đang hát lại bản nhạc cũ mèm "Cấm dạy thêm học thêm"  nghe phát chán. Ở thượng tầng cứ ra lệnh này nọ, còn ở hạ tầng thì...tuỳ cơ ứng biến, vì vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn rồi. Đã cấm lại còn chừa chỗ cho lách, em nào muốn học phải có đơn của phụ huynh. Còn học đông ư? Thì cứ chia nhiều ca đến độ tối đa cho phép. Đứa nào không học, biết liền, điểm xấu xí lắm. Tháng sau đi học, cô múc điểm lên rõ mồn một, chả dứa nào không hiểu. Tôi có đứa cháu học lớp 9. Nó học văn cô T mấy năm rồi. Mới đầu không đi học, cuối học kỳ 1 bị khống chế điếm, không được giỏi. Đám bạn bảo tại mày không đi học thêm. Sang học kỳ 2 có tiền, điểm kéo lên khỏi chê. Từ năm lớp 7 trở đi phải học thêm văn ở bên ngoài để có kiến thức và vẫn phải học cô T vì cô là GVCN nữa. Cô ra giá chém đẹp 150k, nhưng dặn các em nếu ai hỏi thì nói 100k thôi. Ngoài ra phải nộp đơn xin cho con học thêm của phụ huynh. Sang học kỳ 2 cô tăng lên 200k, thật khủng khiếp, vì nhiều thầy cô chỉ lấy 100k, thậm chí chỉ 80k. Rất nhiều phụ huynh bất bình, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức không cho con học nữa. Đấy là do cuối lớp 9 rồi, nếu còn lớp dưới chắc nhiều người không dám, bới họ nghĩ: "tránh voi chẳng xấu mặt nào".
Còn cắm trại và văn nghệ nữa, cái gì cũng tiền phải nộp, mà có ít đâu.
Năm nào cũng vậy, sau tết, khoảng tháng 3 là cắm trại và diễn văn nghệ mừng Đảng mừng Đoàn, mừng xuân. Năm nay cũng thế, cắm trại 1 ngày và diễn văn nghệ vào buổi tối, mỗi em phải nộp 250k cả tiền ăn, lệ phí, thuê gì gì đó...Chẳng hiểu thế nào mà nhà báo lượn đến hỏi thăm, thế là hôm sau mức thu chính thức đồng đều chỉ còn 100k thôi.
Tóm lại, học sinh bây giờ ít tôn trọng người thầy là do chính họ.Tuy vậy vẫn có những thầy cô yêu nghề, yêu trẻ hết lòng vì các em, bọn nhỏ cảm nhận hết.
Hóa ra ở trong ấy cũng giống ngoài này!!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

letam đã viết:
Ôi giời ơi, lại nói về giáo dục rồi, nghe oải quá. Người ta đang hát lại bản nhạc cũ mèm "Cấm dạy thêm học thêm"  nghe phát chán. Ở thượng tầng cứ ra lệnh này nọ, còn ở hạ tầng thì...tuỳ cơ ứng biến, vì vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn rồi. Đã cấm lại còn chừa chỗ cho lách, em nào muốn học phải có đơn của phụ huynh. Còn học đông ư? Thì cứ chia nhiều ca đến độ tối đa cho phép. Đứa nào không học, biết liền, điểm xấu xí lắm. Tháng sau đi học, cô múc điểm lên rõ mồn một, chả dứa nào không hiểu. Tôi có đứa cháu học lớp 9. Nó học văn cô T mấy năm rồi. Mới đầu không đi học, cuối học kỳ 1 bị khống chế điếm, không được giỏi. Đám bạn bảo tại mày không đi học thêm. Sang học kỳ 2 có tiền, điểm kéo lên khỏi chê. Từ năm lớp 7 trở đi phải học thêm văn ở bên ngoài để có kiến thức và vẫn phải học cô T vì cô là GVCN nữa. Cô ra giá chém đẹp 150k, nhưng dặn các em nếu ai hỏi thì nói 100k thôi. Ngoài ra phải nộp đơn xin cho con học thêm của phụ huynh. Sang học kỳ 2 cô tăng lên 200k, thật khủng khiếp, vì nhiều thầy cô chỉ lấy 100k, thậm chí chỉ 80k. Rất nhiều phụ huynh bất bình, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức không cho con học nữa. Đấy là do cuối lớp 9 rồi, nếu còn lớp dưới chắc nhiều người không dám, bới họ nghĩ: "tránh voi chẳng xấu mặt nào".
Còn cắm trại và văn nghệ nữa, cái gì cũng tiền phải nộp, mà có ít đâu.
Năm nào cũng vậy, sau tết, khoảng tháng 3 là cắm trại và diễn văn nghệ mừng Đảng mừng Đoàn, mừng xuân. Năm nay cũng thế, cắm trại 1 ngày và diễn văn nghệ vào buổi tối, mỗi em phải nộp 250k cả tiền ăn, lệ phí, thuê gì gì đó...Chẳng hiểu thế nào mà nhà báo lượn đến hỏi thăm, thế là hôm sau mức thu chính thức đồng đều chỉ còn 100k thôi.
Tóm lại, học sinh bây giờ ít tôn trọng người thầy là do chính họ.Tuy vậy vẫn có những thầy cô yêu nghề, yêu trẻ hết lòng vì các em, bọn nhỏ cảm nhận hết.
Úi dời ơi ban letam ơi. Bạn nói đúng cả, chả sai tẹo nào. Ngoài ra:
Mình còn có bài viết "Đơn xin cho con không đi học thêm", đăng ở báo Tiếng nói VN ấy. Hi hi. Không đi học thêm cũng phải viết đơn. Cái ni chỉ có ở VN. :((
Còn dừng lại ở mức không cho con học nữa cũng đã là tốt. Nhưng mấy ai dám cho con mình dừng???? Không phải lo nó thiếu kiến thức mà lo nó bị trù. Con mình học lớp 10, thằng anh nó sinh viên đi dạy 100 k 1 buổi 2 h, mà chỉ nhận 1, 2 chỗ nể (con bạn bè hoặc anh em của bố mẹ) nhưng vẫn phải cho con bé đi học thêm. Về nhà, nó không dám dạy em nó nữa vì em nó đã phờ phạc.:((
Còn bác Nguyễn Thiện Nhân, bác í có nhiều hoài bão. Bác phát động cái ba không nhưng cũng bỏ của chạy lấy người rồi, chỉ làm phó thủ tướng thôi. Chống làm sao được "cơ chế" cơ chứ.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

haanh8354 đã viết:
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

(Nguyễn Trường Tộ)
Cảm ơn Haanh8354 đã nhắc lại câu này của Nguyễn Trường Tộ

.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Có thể lý giải hiện tượng học thêm:
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh có lương, thưởng cao, nhất là ngành Ngân hàng, Bưu điện…
- Các cán bộ có chức có quyền, có cơ hội được tham nhũng, bớt xén…
- Giáo viên lương ba cọc ba đồng…
Những người có tiền của xây nhà cao cửa rộng, mua ô tô bé… khiến những người ít tiền nảy sinh mơ ước…rồi nghĩ ra cách kiếm tiền.
Việc các thầy cô giáo phải dạy thêm cũng khổ tâm lắm, chứ có sung sướng gì?  Mất thời gian mà  thu nhập cũng chẳng được là bao, lại mang tai mang tiếng với xã hội. Chỉ khổ người có thu nhập thấp, cũng phải cố đi làm thêm để kiếm thêm tiền cho con đóng tiền học thêm.
Việc học thêm, dạy thêm làm cho việc cạnh tranh thi vào đại học của các thí sinh trở nên không lành mạnh. Dậy thêm học thêm là dạy tủ học lệch, cách dạy kiểu nhồi nhét, học sinh ít có thời gian tư duy…
Thực tế những người học thêm thi vào đại học thường đỗ điểm cao, nhưng khi vào đại học kết quả học tập lại thấp do không có năng lực tư duy, tiếp thu kiến thức thụ động.

Giữa hai miền Nam và Bắc, điểm chuẩn vào các trường đại học, chênh lệch nhau tương đối nhiều, khiến các thí sinh miền Bắc có xu hướng …Nam… tiến. Điều này không có nghĩa là học sinh miền Nam học dốt hơn miền Bắc.

Em đang tham gia một diễn đàn của những người làm công tác kỹ thuật. Em thấy các bạn miền Nam giỏi hơn miền Bắc. Cùng một vấn đề nêu ra,  các bạn miền Nam  thường đưa ra giải pháp tối ưu hơn, năng động sáng tạo hơn, đó là sự thật, khó chối cãi.
Theo dõi một số lần gặp gỡ  ba miền, giao lưu trực tuyến trên Internet, em thấy các bạn miền Nam cũng tổ chức rất bài bản, tính cộng đồng cao. Liên hoan ăn nhậu thì thôi rồi, tới bến luôn, còn miền bắc thì tiết kiệm hơn nhiều.
Tóm lại học nhiều hay ít, học thêm hay không học thêm, không quan trọng, cơ bản nhất là dạy học và học như thế nào.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

haanh8354 đã viết:
...cơ bản nhất là dạy học và học như thế nào.
Đấy mới là cốt lõi của vấn đề. Người dạy thì dè sẻn kiến thức để về dạy thêm. Người học lại cần điểm để lọt trường lớp. Khi xét tuyển vào lớp 10, ngoài bài thi ra, cần lắm những điểm cộng thêm xét từ học lực của các năm học, thua nửa điểm thì toi. Có phải ai cũng giỏi và sẵn sàng đương đầu với thiên hạ đâu. Nếu như sau này kỳ thi đại học có phần xét kiểu đó thì chuyện này càng nghiêm trọng hơn, vì kỳ thi này quyết định tương lai, số phận của học sinh. Nói về dốt hay giỏi cũng không thể võ đoán được. Miền Nam đông dân hơn, trường nhiều và cơ hội việc làm nhiều hơn nên nhiều người trẻ không chuyên tâm học, vì không học cũng chẳng đói. Từ bao đời nay dân ta vẫn Nam tiến cơ mà, co đến tận bây giớ đó vẫn là miền đất hứa cho tất cả mọi thành phần của xã hội.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Nở rộ lò luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ

(Dân trí) - Giờ đây ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ thi nhau mọc lên những trường luyện thi mang đậm phong cách học ôn “nhồi nhét” kiểu Hàn Quốc: các buổi học kéo dài đến khuya, các gia sư hết sức tận tâm, lượng bài tập về nhà rất nhiều.

Theo Korea Times, các trường này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiều bậc phụ huynh gốc Hàn.

Đối với Kay Choi, một bà mẹ gốc Hàn có 3 con đang sống tại Mỹ, việc cho hai đứa con lớn đang là học sinh trung học đi học thêm thật “chất lượng” trong hè tại Hàn Quốc cũng đồng nghĩa với việc cô phải tiêu tốn ít nhất 10 triệu won (khoảng 9.000 USD)/năm. Số tiền này bao gồm hai vé máy bay khứ hồi đến Seoul, hai tháng học phí cho các lò luyện thi và một khoản tiền trợ cấp khi các con ở nhà những người họ hàng.

Nhưng Choi đã có những kế hoạch khác cho đứa con thứ ba của cô.

Cô dự định gửi con vào một học viện Hàn Quốc tại Mỹ, nơi gia đình cô đang sống. Không phải vì Kay Choi thiếu tiền mà bởi vì chất lượng của học viện này hiện đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của cô.

Từ những buổi học kéo dài đến khuya và các gia sư tận tâm cho đến lượng bài tập về nhà, ngôi trường này đều có tất cả.

Một lò luyện thi kiểu Hàn tại Mỹ.
“Nó giống như một trường luyện thi theo kiểu nhồi nhét ở Hàn Quốc”, Kay Choi nói. “Nhưng nó thậm chí còn tốt hơn vì con tôi không phải bay đến bất cứ nơi nào nữa và tôi cũng không phải chi quá nhiều tiền như bây giờ”.

Cơ sở luyện thi tư nhân do người Hàn Quốc quản lý ở Mỹ này thường thu phí từ 1.500 đến 4.000 USD mỗi khóa học hai tháng tùy theo yêu cầu dành cho những học sinh chuẩn bị tham dự kì thi SAT. Ở khóa học cơ bản hàng đầu, các bậc phụ huynh có thể cho con học thêm 10 tuần luyện viết, toán hoặc tham gia các lớp học luyện nói với cái giá 600 đến 1.000 USD.

Không giống như trước đây, học sinh thường được gửi về nhà đúng giờ sau khi tan học, nhiều học viện hiện hoạt động cả ngày với các ca học mở liên tục đến tận tối. Dưới sự kèm cặp của các gia sư giỏi, học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ hàng trăm từ vựng mỗi ngày.

Nếu không làm được như vậy, học sinh sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc như phải nhớ thêm vài trăm từ.

“Điểm mấu chốt ở đây là các bậc phụ huynh rất thích lối giảng dạy “siêu” nghiêm khắc” - Kim, đồng sở hữu một lò luyện thi cỡ trung bình ở New Jersey nói. “Họ không muốn chúng tôi để cho con cái họ xao nhãng bất cứ lúc nào. Vì vậy, công việc của chúng tôi là thu hút họ bằng các chương trình học được sắp xếp chặt chẽ và có hệ thống nhất”.

Đầu mùa hè này, các cơ sở luyện thi tư nhân ở New York, Seattle, Atlanta, Los Angeles và những thành phố vốn tập trung khá đông người Hàn Quốc sinh sống khác tại Mỹ đang đua nhau tung ra những chương trình giảng dạy mang tính cạnh tranh để đáp ứng được ngay cả những ông bố, bà mẹ kĩ tính nhất.

Đối với nhiều “lò” luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ, đối thủ của họ không chỉ đơn thuần là những cơ sở khác ở cùng khu vực mà còn là những trung tâm luyện thi ở tận Seoul, Hàn Quốc.

Trong những năm qua, nhiều bậc phụ huynh như cô Choi đã chọn cách gửi con em mình về Hàn Quốc để luyện thi trong mùa hè. Kết quả là các cơ sở luyện thi tại Mỹ có số lượng học sinh vào học rất èo uột.

“Chúng tôi đang nỗ lực để xoay chuyển tình hình hiện nay”, David Lee, người điều hành một trường luyện thi tại New York nói. “Chúng tôi sẽ khiến nhiều học sinh Hàn Quốc quay trở lại Mỹ để luyện thi thay vì cứ bay về nước như trước”.

Võ Hiền
Theo Korea Times
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [84] [85] [86] [87] [88] [89] [90] ... ›Trang sau »Trang cuối