Cảm ơn bác Natasa đã gõ nguyên cả một bài báo giấy vào post ở đây.
Thì ra chẳng phải ít người băn khoăn về cái ngày kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long đó.
Về chuyện này, từ đầu năm kia (2007) tôi đã có một cuộc tranh luận khá gay gắt. Và người ta cứ chửi tôi là "ngu" mà tôi nghĩ mãi không biết mình ngu thế nào
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoaphonglan& Nguyễn Cường :Nói Vua Minh Mạng là "ông cũng không giỏi gì lắm về văn chương chữ nghĩa" quả là nói lấy được.Xin các bạn hãy đọc bài"Thánh tổ Nhân Hoàng đế ngự chế tổng thuyết-Minh Mệnh" về ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (truyện Kiều) của Nguyễn Du,viết vào trung tuần tháng 8 năm Canh dần(1830)thì sẽ biết bút lực,trình độ văn chương của Vua Minh Mệnh ở trình độ nào ?(Nguyễn Du-Đoạn trường tân thanh-bản khắc năm 1834-nxb VHTT 2005).
Vua Minh Mệnh là vị vua tài ba lỗi lạc anh hùng nhất triều Nguyễn(1820-1840)lúc đó Nước VIỆT NAM ta là một nước hùng cường nhất trong khu vực ( C.P.C là tỉnh CAO MIÊN-xem "Quốc sử di biên"NXB-VHTT-2009".
Tục ngữ Nga có câu"bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn lại một phát đại bác"...Do đó, khi phê phán ông cha phải cẩn thận, phải xem xét hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ,phải căn cứ vào các văn bản "nói có sách,mách có chứng" không thể nói theo cảm tính ...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoa phong lan & nguyen cuong :
Sử gia Trần Trọng Kim,trong "Việt Nam Sử Lược" quyển 2,trang 185 có viết:"Vua Thánh Tổ(Minh Mạng)là một ông vua có tư chất minh mẫn,có tính hiếu học và hay làm;phàm việc gì Ngài cũng xem xet đến,và có châu phê rồi mới được thi hành.Ngài là một ông Vua thông minh,có quả cảm ,hết lòng lo việc Nước,tưởng về bản triều nhà Nguyễn chưa có ông Vua nào làm được nhiều công việc hơn Ngài vậy."
Sử gia Đình Nguyên Tiến Sĩ Phan Đình Phùng,trong "Việt Sử Địa Dư" trang 43 có viết :"Thành Thăng Long thời Lý là Thành Thăng Long (Rồng bay lên), thời Trần đổi là Đông Đô;thời thuộc Minh là thành Đông Quan;Nhà Lê là Đông Kinh;niên hiệu Gia Long năm thứ 4 (1805) nhà Nguyễn đổi lại là Thăng Long (thịnh vượng)nay là Hà Nội.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
THĂNG LONG & HÀ NỘI
Theo nhà nghiên cứu uyên thâm Tảo Trang (Tạp chí Tản Viên Sơn,số 1-2010) thì: Thăng Long của Lý Công Uẩn,với chữ "thăng" ở bộ "nhật" bao gồm 2 nghĩa:"Rồng bay lên",và"Rồng(bay)trong ánh mặt trời lên cao";với cách viết trên là vừa ghi lại sự kiện Vua thấy Rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới,đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng,rất gần gũi với dân Việt,vẫn tự cho mình là "con Rồng cháu Tiên";tra cứu các cuốn Tự điển của Trung Quốc xưa nay,không thấy có chữ "long" như trên.Như vậy,có thể thấy tên gọi Thăng Long với cách viết ghi trên Sử cũ của Đại Việt ta là một địa danh hoàn toàn do người Việt mình sang tạo.
Còn tên gọi "Hà nội" của Vua tôi Minh Mệnh là mượn từ Phương Bắc(vốn đầu óc cái gì cũng lấy "thiên triều" làm chuẩn): Hà Nội là tên Quận được đặttừ đời Hán(202 tr.cn)nằm ở phía bắc sông Hoàng Hà với ý nhĩa"Kinh đô đế vương phần lớn ở phía bắc sông Hoàng Hà,cho nên gọi các địa danh ấy là Hà Nội,phía nam là Hà Ngoại"-Vận dụng vào ta,thời đó tỉnh Hà Nội cũ thì sông Nhị là địa giới về phía đông,còn sông Hát và sông Thanh Quyết không là địa giới,như vậy Hà Nội không nằm "bên trong".Rất có thể,Minh Mạng đã gọi Hà Nội,một cái tên hết sức bình thường để(hạ cấp)thay cho tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm,mượn cái căn cứ xuất xứ từ Trung Hoa vốn cũng là kinh đô của các đế vương xưa là nhằm để đối phó với những điều dị nghị.Năm1888,tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới làng Cầu Đơ (huyện Thanh Oai,phủ Hoài Đức),cần có một cái tên cho tỉnh mới.gười ta đã dựa vào 1 câu trong Sách Mạnh Tử "Hà Nội mất mùa thì đưa dân đó về Hà Đông..."Dựa theo câu trên,người ta đặt tên cho tỉnh mới là " Hà Đông" mặc dù tỉnh này nằm ở phía tây sông Nhị,theo thực địa thì phải đặt là Hà Tây mới đúng (hủ Nho đến thế là cùng ? !).
Tên Thăng Long chỉ tồn tại dưới thời Lý-Trần(1010-1400)...
Tên Hà Nội có từ 1831,thời Pháp thuộc,nó là Thủ đô của cả Liên Bang Đông Dương,từ 1945 đến nay là Thủ đô của nước Việt Nam ta,được toàn dân ta suy tôn là "Đất Thánh" với bao chiến tích hào hùng...
Nên chăng thay tên gọi Hà Nội bằng tên Thăng Long ? cả 2 đều đáng yêu quí.Điều cốt yếu là việc đổi tên có hợp với lòng dân,có khả năng tạo động lực thúc đẩy bước tiến mới của dân tộc hay không ? Tất cả còn chờ ở thì Tương Lai...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Khoi Dinh Bang đã viết:
@ hoaphonglan& Nguyễn Cường :Nói Vua Minh Mạng là "ông cũng không giỏi gì lắm về văn chương chữ nghĩa" quả là nói lấy được.Xin các bạn hãy đọc bài"Thánh tổ Nhân Hoàng đế ngự chế tổng thuyết-Minh Mệnh" về ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (truyện Kiều) của Nguyễn Du,viết vào trung tuần tháng 8 năm Canh dần(1830)thì sẽ biết bút lực,trình độ văn chương của Vua Minh Mệnh ở trình độ nào ?(Nguyễn Du-Đoạn trường tân thanh-bản khắc năm 1834-nxb VHTT 2005).
Vua Minh Mệnh là vị vua tài ba lỗi lạc anh hùng nhất triều Nguyễn(1820-1840)lúc đó Nước VIỆT NAM ta là một nước hùng cường nhất trong khu vực ( C.P.C là tỉnh CAO MIÊN-xem "Quốc sử di biên"NXB-VHTT-2009".
Tục ngữ Nga có câu "bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn lại một phát đại bác"... Do đó, khi phê phán ông cha phải cẩn thận, phải xem xét hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ,phải căn cứ vào các văn bản "nói có sách,mách có chứng" không thể nói theo cảm tính ...
Chào bác Khoi Dinh Bang:
Chuyện ông Nguyễn Cường nào đó có "bắn vào quá khứ" hay không thì tôi không rõ lắm. Còn tất cả những gì tôi viết ở trên thì chẳng có bắn vào chỗ nào cả. Tất cả những gì tôi viết (chữ mầu xanh biển) chẳng có đụng chạm đến ai, hay bác cho rằng từ "giật mình" mà tôi dùng trên đó là "bắn" vào đâu đó?
Tuy nhiên có một đám tự vỗ ngực là "sự lựa chọn của lịch sử" thì đang "bắn vào lịch sử" bằng cách lấy ngày "tốt nghiệp" của thành Thăng Long làm đại lễ kỉ niệm "ngày sinh" thành Thăng Long đó.
Trong những gì bác viết ở trên có một đoạn "vua tôi Minh Mệnh... vốn đầu óc cái gì cũng lấy "thiên triều" làm chuẩn". Vâng, tôi thì không phải Nguyễn Cường, trong bài viết của mình Nguyễn Cường cũng không khẳng định chuyện "quân sư quạt mát" của Vua là dân Hán. Tuy nhiên, tôi lại cảm giác rằng Nguyễn Cường ám chỉ chuyện đó.
Chuyện đó có thật hay không thì chẳng có gì làm bằng chứng.
Chuyện Cao Biền "yểm bùa", chẳng ai dám khẳng định là không có, ngay cả cái đám "vô thần" bây giờ cũng bán tín bán nghi.
Tuy nhiên có một chuyện rất mới mà ai cũng biết. Đó là sân vận động Mỹ Đình từ sau khi được "láng giềng khốn nạn" xây dựng giúp, đội tuyển Việt Nam thi đấu những trận quan trọng ở đó đều thua một cách nhục nhã. Duy chỉ có năm 2008 đoạt được cúp vàng AFF cũng là nhờ trận thắng trên sân khách và vật vã hoà trên sân Mỹ Đình. Chuyện tên "láng giềng khốn nạn" yểm bùa Mỹ Đình, dù vô căn cứ nhưng cũng khiến người ta nghi hoặc.
Gần đây lại thêm một chuyện nữa liên quan đến bọn "láng giềng khốn nạn" đó. Số là mấy bác người nhà đang công tác ở Trung Nam Hải thấy ti-vi giặc nói là đừng ăn hoa quả kẻo nó phá hỏng nội tạng, mấy bác đó vội vàng nhắn về cho người thân khuyên đừng ăn hoa quả của giặc. Thế là dân dùng SMS ở ta cứ gửi chuyển tiếp cho nhau cái tin đó. Chuyện đó rất bình thường.
Ấy vậy mà có một chuyện vô cùng lạ đó là VTV1 của ta lại vội vàng đính chính rằng "chuyện tin nhắn đó chỉ là tin vịt". Khốn nạn thật! Không biết thằng "bỏ mẹ" nào làm "quân sư quạt mát" cho VTV1 đưa cái tin "vác tù và hàng tổng" ấy. Trong khi hàng ngày bọn "láng giềng khốn nạn" chúng nó giết ngư dân của ta ở trên biển Đông của ta thì chẳng có cái đài nào đưa tin.
Cảm ơn!
Tái bút: Bác chú ý xem lại các lỗi trình bày nhé! Có thể bác chưa quen với cái bàn phím nên có một số chỗ bị sai.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Cờ tổ quốc thì cắm dưới lòng đường
Đèn lồng Trung Quốc thì treo đè lên trên (2 câu này nghe người ta nói vậy)
Ngày mùng hai Tết được ông bạn thời đóng khố kéo về Ninh Bình chơi. Từ Ninh Bình ông bạn kéo thêm mấy người địa phương rồi cùng nhau đi chùa Bái Đính (chùa cổ). Trên đường đi, nhận thấy phía trước có một nhóm nam thanh nữ tú chạy xe máy đánh võng trên đường, nhưng cái đập vào mắt người ta là xe nào cũng có lá cờ tổ quốc bay phần phật. Mình buột miệng:
- Thanh niên Ninh Bình yêu nước nhỉ! Đi bão mà còn mang theo màu cờ sắc áo.
Ông bạn người Ninh Bình giải thích:
- Không phải đâu bác à, đấy là vì cờ cắm dưới lòng đường, dễ nhổ, nên chúng nó chạy qua vơ đại mấy cái cờ rồi đi đú.
Ông bạn tiếp lời:
- Thế nên ở Ninh Bình mới xuất hiện câu vè: “Cờ tổ quốc thì cắm dưới lòng đường/ Đèn lồng Trung Quốc thì treo đè lên trên”. Em không nói khoác đâu, lát quay về phố các bác sẽ thấy đường nào cũng vậy.
Lúc ấy mình chỉ cho rằng chỉ ở Ninh Bình mới thế. Nhưng khi đi qua Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương cũng thấy cái cảnh tương tự thì tự trong lòng lại có câu hỏi: “phải chăng mấy ông lãnh đạo của các tỉnh cùng có một cảm hứng về việc cắm cờ treo đèn lồng hay là có sự chỉ đạo của cấp cao hơn?”
Nếu thực sự có sự chỉ đạo như vậy thì quả thật không còn biết nói gì hơn!
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu-Ni Phật!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Cổng vào chùa Quỳnh LâmĐền Cao: Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu trên núi An Phụ thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Chùa Quỳnh: Chùa Quỳnh Lâm nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều, thuộc xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thời Lý – Trần, chùa Quỳnh là trung tâm Phật giáo lớn nhất trong cả nước. Vào thời Lý, nhà sư Không Lộ đã cho đúc ở đây một bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao khoảng 20m và được coi là 1 trong An Nam Tứ Đại Thần Khí.
Chủ Nhật rảnh rỗi, cô bồ yêu rủ đi đền Cao, thế là chạy xe máy chở theo cô bồ và thằng cu Đức thẳng tiến đến núi Yên Phụ cách nhà khoảng 40km. Sau hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ cuối cùng cũng vượt qua được chặng đường đầy bụi bặm để đến được chân núi. Đang bon bon kéo ga con xe Lead để lên núi thì bỗng nghe thấy “tuýt tuýt…” tiếng còi cảnh sát hét vang, cùng lúc đó có mấy gã mặc đồ “bụi bặm” màu xanh lá hoặc đồ rằn ri và đeo băng đỏ nhảy ra chặn lại.
- Gửi xe dưới bãi! Không được lên núi!
- Mày mù mắt, điếc tai hay sao mà cứ cố đi hả thằng kia?
- Mọi khi tôi vẫn đi xe lên bãi gửi xe ở trên núi cơ mà
- Mọi khi là xưa rồi
- Vậy tôi không đi nữa
- Không đi thì cút
Quay đầu xe chở bồ yêu và cu Đức xuống núi. Ra đến đường lớn, chợt nhớ ra là chỉ cần qua sông ở bến phà Triều là đến được chùa Quỳnh. Thế là chở theo bồ yêu và cu Đức đến thẳng chùa Quỳnh, thôi thì may mà vẫn còn chỗ để đi.
Bồ yêu đến trường kể với đồng nghiệp về sự việc ở chân núi Yên Phụ. Bồ yêu nói với người ta rằng ông xã nhà em hâm cực kỳ như thế. Chỉ vì ghét cái thói biến các chư vị thần linh thành công cụ để kiếm chác mà quay đầu bỏ đi khi đã mất công đi mất mấy chục km để đến đó.
Chị Hồng đồng nghiệp bảo: ở đền Cao ấy chúng nó bắt gửi xe ở dưới, ai đi xe ôm lên thì mất 15k, đi xuống mất 10k, ai không thích thì đi bộ vẫn còn lịch sự chán. Chứ ở khu du lịch Bái Đính, chúng nó không cho đi bộ, tất cả mọi người đều phải đi xe điện hết 100k cả vào rồi ra.
Không biết người khác thế nào, còn tớ rất ghét kiểu biến thánh thần thành công cụ để trục lợi, có mấy chục km, chứ cả mấy trăm km, mấy ngàn km tớ cũng quay về, không thèm vào.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thế này thì cụ Phong Lan phải ...gét nhiều lắm. Nhỏ thì có thánh thần nhỏ, to thì có...to. Gét sao cho suể đây ??? Thánh thần đâu còn vì người nghèo. Cụ đi bộ thì nhà thánh treo niêu ư???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook