Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Hê hê, cái này vui, cho em 888 một tí.

Em thấy như vầy. Người Việt Nam mình hay khoái xài tiếng Tây cho sang. Thằng Cô ca cô la (em viết tiếng Việt nhé) khi bán ở Trung Quốc, nó phải đổi cái tên của nói lại thành cái chữ như thế này:

http://tbn0.google.com/images?q=tbn:KphufCpY94qYNM:http://farm1.static.flickr.com/209/470196676_787c6f48a7.jpg

Trong khi Việt Nam mình thì tên mấy công ti gì gì đấy cứ thích chơi tiếng nước ngoái. Ví dụ như công ti bánh kẹo Hải Hà - Kotobuki gì đấy, em chả biết Kotobuki này nghĩa là gì, không biết nó có giống Kabuki (Ca vũ kịch) của Nhật không. Rồi nhiều cái khác nữa.

Tuy nhiên, chả phải em phê phán gì, chẳng qua là em nhớ tới cái Cô cà cố là mà thấy buồn cười. Hồi trước thì em ở phe bảo thủ như mà bây giờ đấu óc nó được giải toả, quy hoạch thông thoáng hơn, em cho chuyện nhét tiếng nước ngoài vào cũng chả phải nghiêm trọng (một vài trường hợp nghe hơi chuớng tai).

Một số cái mình buộc phải dùng tiếng nước ngoài thôi, tuỳ trường hợp, có khi để ngắn gọn, có khi vì dùng tiếng nước ngoài mới chính xác. Ví dụ như chui đầu vào quán cà phê (em lại dùng tiếng Việt đàng hoàng nhá), đúng nhất là phải nói với tiếp viên: "Chị cho em mượn cái menu!", chẳng lẽ lại thay từ "menu" bằng từ "thực đơn", nghe chả ra làm sao. Thực đơn là danh sách ghi các món ăn, món ăn là thứ cho vào mồm, nhai rồi nuốt. Ở quán cà phê thì làm quái gì có món ăn (em đang nói chung), cà phê hay nước uống đâu có gọi là món ăn được, thế thì dùng menu là quá chuẩn.

Nhân nhắc tới cái danh sách, em hay dùng từ "list". Từ "list" nghe ngắn gọn hơn từ danh sách, lại chỉ chung hơn. Danh sách nghĩa là cái bản ghi tên theo thứ tự. Dĩ nhiên một số chỗ em buộc phải dùng "danh sách" như là danh sách lớp thì em vẫn dùng. Nhưng nếu em gọi cái tờ giấy ghi tên những bài nhạc gắn trên đĩa CD thì em sẽ gọi là cái list, hay nếu em kêu thằng bạn viết những thứ cần mua trước khi đi chơi thì em cũng sẽ nói: "Mày ghi cho tao cái list đê, tao đi mua!".

Thế, đấy là một vài ví dụ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Điệp luyến hoa đã viết:
Diệp Y Như đã viết:
...tiền boa thì la "tip".
Boa hay "buộc boa" (pour-boire) cũng là từ gốc tiếng Pháp.
Em chưa nghe thấy "buộc boa" bao giờ đâu nhé!

Lại thêm một phạm trù mới của tiếng Việt. Nếu từ tiếng Việt mà vẫn chỉ giữ nguyên những từ thuần việt thì có lẽ nó đã chết từ lâu. Không một ngôn ngữ nào có thể tồn tại và phát triển mà không có sự vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt ta, từ xưa đến này, đã vay mượn rất nhiều, từ tiếng Hán, Tiếng Pháp, tiếng Anh,...

Cái đó là một điều tất yếu không thể tránh khỏi trong bất cứ ngôn ngữ nào. Đấy là theo em! :P (nghe to tát quá nhỉ?). Cái đó là một cách làm giàu ngôn ngữ của mình đó thôi.

Tuy nhiên, mượn từ và nói chêm từ lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như khi tụi em nói chuyện với nhau, rất hay chêm từ tiếng Anh vào, có thể lầ vì tiếng Việt của mình chưa đủ giỏi để diễn tả từ đó bằng tiếng Việt, và vì chưa tìm được từ nào hoàn hảo để thay thế, nhưng đó là "sử dụng trong một nhóm người". Em có thể nói với bạn em là: "Bác đang care cái introduction của em nó ra sao trong buổi review sắp tới. Salary thế nào? Increase hay the same? Nếu là the same thì leave soon". Nhưng lại không thể nói chuyện với bố mẹ bằng cách: "Ôi, con sorry bố mẹ!" hoặc là "thank bố".

Em nói dài dòng như vậy là muốn nói về "tình huống sử dụng" của các từ mượn. Khi nói với người này phải khác với cách nói với người khác. Đối với các phương tiện thông tin đại chúng thì việc đó càng phải tránh, vì  một nửa số người xem là "người có tuổi", nếu sử dụng những từ đó thì là không tôn trọng người xem nữa. Vì thế, ở đây chúng ta nói về việc sử dụng trên các phương tiện công cộng cơ mà. Còn ở đây thì... "vô tư đi"

@ PVCT: Là em đang nói với bạn em, chứ về nhà em nói với ông hoặc bà là khi ông bà bảo đi mua một số đồ cho ông bà, em có nói là: "Ông (bà) cho con cái list để mua cho đỡ nhầm không?". Chị nói thật là khi đi ăn uống gì đó với bố mẹ, chị không dùng từ menu, mà dùng từ đó cũng không ai hiểu cả, dùng thực đơn bố mẹ chị lại hiểu hơn nhiều. Chị cũng muốn nói với em là ngay cả các cửa hàng, có những chỗ cũng không biết từ "menu" có nghĩa là thực đơn đâu!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chuyện "từ vay mượn" - từ phát sinh - em Cammy nói đúng đấy. Ngôn ngữ nào cũng có cả. Còn về chuyện chêm từ tiếng nước khác thì hình như chúng mình một lần đã bàn bạc hay sao ý nhỉ, trong topic 9x... Cá nhân mình nghĩ, không nên lạm dụng chuyện này, nhất là các phương tiện truyền thông đại chúng. Khổ nỗi, trên các phương tiện truyền thông đại chúng dạo này ngay cả tiếng Việt bình thường đôi lúc cũng thấy không chuẩn, lủng củng, sai cú pháp, nói gì đến chuyện chêm hay không chêm từ nước ngoài.

Bạn nào trên kia nói "Sức sống mới" có dùng từ "make up" thay cho "trang điểm" là đúng đấy, mình có nhận thấy, cô Thanh Mai nói. Lúc ý mình cũng nhăn mặt một cái như cắn phải sạn.

Những từ đó có thể chêm thoải mái trong một nhóm người, cùng môi trường, cùng sở thích, có thể hiểu nhau rất nhanh... Đưa lên TV thì vô duyên thật.
Mình cũng đồng ý với Cammy trong vụ này. Không chỉ vì người xem có những người có tuổi, mà còn vì nói như thế, theo mình, rất không tôn trọng khán giả!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em, nói thì cũng phải xem người ta có hiểu không. Ông bà em thì chắc chắn không biết list nghĩa là cái gì như bố mẹ chị không biết menu ấy. Thế thì em làm sao mà dùng từ list được. Nhưng bố mẹ em thì khác. Bố em tuy không biết tiếng Anh nhưng biết list là cái gì thì em cũng hoàn toàn có thể dùng với bố.

Còn chuyện vào quán nước mà gọi thực đơn thì nghe hơi kì. :P
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@PVCT: Chị vào hỏi: Có gì uống hả anh/chị? :D chứ cũng ko xin menu với thực đơn :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
Mình thì nghĩ : cái gì cũng không nên thái quá!Một số từ nước ngoài ( trong đó bao gồm cả một số thuật ngữ khoa học) được người Việt nói nhiều ( cả chêm, xen khi nói chuyện thông thường, thậm chí nói trước đám đông) mà công chúng  hiểu được, chấp nhận được , không thấy phản cảm, không thấy thể hiện sự "học đòi" thì cũng được chứ nhỉ! Ví dụ từ " fair play" khi dùng trong cách nói về hoạt động thể thao, thích hợp hơn là " chơi đẹp", xét về ngữ cảnh có khi lại không " phô" , không chối như là nói " chơi đẹp" . Hay như " fan" cũng vậy, giới trẻ thích dùng có lẽ không hoàn toàn vì " cho sang", cho " sành điệu" mà còn vì nó gọn hơn " người hâm mộ " nhiều!

Không phủ nhận là nhiều người đang lạm dụng cách nói chêm, xen ( hì, cái này có từ khuya, từ thời cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng cơ!) :Dnhưng đôi khi với các thuật ngữ thường dùng nó lại tỏ ra thuận lợi cho người nghe, người đọc. Ví dụ : khi Hoa Phong Lan hướng dẫn các thành viên trong Thi viện mình cách chỉnh sửa cỡ ảnh, đệ ấy viết như thế này:" bạn ( tỉ, em...) vào trang ấy, upload ảnh lên, sau đó resize lại cho cỡ ảnh vừa với kích cỡ của trang web, tiếp đó lấy link của nó và post vào Thi Viện..." thì lại dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn bởi đó là các thuật ngữ được quen dùng trong tin học, trong internet!

@ HPL: Tỉ thích ý kiến này của đệ:


Hì, đệ làm tỉ liên tưởng đến một số cuộc nói chuyện của "một nhóm thành viên Thi viện" :D

Hì... khi hướng dẫn sử dụng, đệ luôn cố gắng dùng tiếng Việt đến mức cao nhất có thể được.
Còn khi nào cảm thấy dùng tiếng Việt bị "tối nghĩa" thì đệ phải viết tiếng tây... hì...
Mà tỉ o bế đệ quá đấy! hì hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hì, mọi người sao cứ ...quẩn quanh thế nhỉ? Nói thế này thì chắc còn nói nhiều! :D. Nói một hồi, không khéo lại lâm vào ngõ...hẹp mất!:).
Trong cuộc sống hiện nay vẫn có những trường hợp con cái khi nói với bố hoặc mẹ, ( phần nhiều là với mẹ - trong những gia đình trẻ,  mà các con đối với mẹ ngoài tình mẹ con, người mẹ còn được xem như một người bạn lớn)hoặc với anh, chị, khi biết mình có lỗi - tất nhiên là lỗi nhẹ- kiểu nũng nịu như thế này: " Hi hi...sorry mẹ nhé!" , " Cho em sorry nhé!".... Trong hoàn cảnh đó, chẳng mẹ /anh /chị nào lại bắt bẻ con/ em là sao lại nói với mẹ/anh/chị cái kiểu ấy!:D) . Cho nên mới nói là tùy ngữ cảnh để có thể xem là nói / nghe được hay không!:)

@HXT: Quán nước - như PVCT nói ở đây, chị hiểu là những quán nước tương đương với kiểu những quán café ở thành phố hiện nay ( em ấy ở Tp HCM mà! :)), phần lớn đều có menu để khách , ở đó quá nhiều thức uống, khó để có thể kể hết ra. Cho nên, họ thường có nguyên cả một quyển menu + giá cho khách lựa chọn. Thường thì chẳng cần hỏi, khách vào là người phục vụ đã mang tới bàn rồi! :D. Vậy thì từ quen dùng trong trường hợp này là menu cũng chẳng có gì là kệch cỡm!:). Chị nghĩ, cái ý đúng đó là trên phương tiện thông tin đại chúng, để tôn trọng bạn đọc, bạn nghe, xem đài và để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - mà những người thực hiện đều là người có học, được đào tạo để phục vụ công chúng một cách chính thống, hẳn hoi- thì phải có trách nhiệm dùng đúng, dùng chính xác vốn từ ngữ của dân tộc.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Đệ: Hì, tỉ nói đúng sự thật mà! :D . Đệ lúc nào chả nhiệt tình hướng dẫn mọi người . Vì vậy, tỉ mới nhớ mà " ví dụ như" chứ!:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

Thiết nghĩ. Bài viết của NgọcVan đã nói tất cả. Mọi người quan tâm về việc này, thì xin đọc kỹ bài đó. Trang luận nhiều theo cái kiểu "Trái đất không vuông" mất.

NGocVan mở đầu: nêu một hiện tượng thật, có thống kê khoa học số phần trăm (gần một nửa). Nêu các nguyên nhân. Nêu cái lợi, cái không lợi. Trích dẫn những khuyến nghị của người có trách nhiệm. Một bài viết nghiêm túc, khoa học, khách quan.

Cái chính là trong mỗi chúng ta, nên dùng tiếng Việt như thế nào, với ai, đối tượng nào, trong hoàn cảnh nào, thì dùng cho linh hoạt.

NgocVan viết: "Người có văn hoá chân chính, là biết nhận rõ cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào đúng mà phát ngôn. Giữ gìn, và phát triển tiếng Việt cho quảng đại người Việt biết tiếng Việt như là tiếng mẹ đẻ của mình!"

Mừng là có nhiều người quan tâm. Tiếc là những người nói trên TV, các chương trình thông tin đại chúng, họ không có thì giờ để đọc những bài như thế, và nghe được trên diến đàn những ý kiến của hết thảy mọi người ở đây. Tiếc.

Xin có lời vậy.
Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Hê hê, cái này vui, cho em 888 một tí.

Em thấy như vầy. Người Việt Nam mình hay khoái xài tiếng Tây cho sang. Thằng Cô ca cô la (em viết tiếng Việt nhé) khi bán ở Trung Quốc, nó phải đổi cái tên của nói lại thành cái chữ như thế này:

http://tbn0.google.com/images?q=tbn:KphufCpY94qYNM:http://farm1.static.flickr.com/209/470196676_787c6f48a7.jpg


À... về cái vụ "Tàu hoá tất cả các tên riêng" như thế này thì theo suy nghĩ cá nhân của lão lại là một việc không hay lắm.
- Thứ nhất có phải là người Tàu không thể đọc nổi chữ viết theo kí tự roman đâu. Hầu hết các nước trên thế giới đều có dạy cho người ta cách dùng kí tự kiểu roman để kí âm. Do đó việc kí âm bằng kí tự roman gần như rất tự nhiên cho mọi quốc gia khi muốn người nước ngoài đọc được chữ của mình.
Ví dụ: Một ông người Tàu tên là 方志中 (Phương Chí Trung) khi muốn người nước ngoài đọc được tên của ông ấy, ông ta sẽ kí âm thành FANG Chih-Chung.
Hoặc một cô người Nhật tên là 小林 恵子 (TIỂU-LÂM Huệ-Tử) khi muốn người nước ngoài đọc được tên của cô ấy, thì phải kí âm là KOBAYASHI Keiko
...
Hoặc một người Việt tên là Dũng, muốn người nước ngoài đọc được tên của anh ta thì anh ta phải kí âm thành Dzũng.

- Thứ hai: Ai cũng hiểu, chữ Tàu không phải là chỉ để kí âm, mà chữ Tàu còn "biểu nghĩa".
Vậy khi người Tàu cố tình "Tàu hoá" tất cả các tên riêng, họ cố tình kí âm những tên riêng đó thành chữ Tàu, thì cũng là khi họ vô tình đặt cho cái tên đó một "nghĩa" mới. Việc này không hay phải không?
------

Ngày xưa khi các cụ nhà ta chưa biết đến kí tự roman, các cụ phải sáng tác ra chữ Nôm để kí âm cho từ vựng tiếng Việt. Khi ấy các cụ muốn chữ viết ra phải vừa kí âm mà vừa "biểu nghĩa" nên các chữ nôm thành ra rất phức tạp.
Ví dụ:
- Khi muốn viết từ "có" bằng chữ Nôm thì các cụ phải ghép chữ "hữu" 有 (biểu nghĩa) với chữ "cố" 固 (biểu âm).
- Hoặc khi muốn viết từ "tay" bằng chữ Nôm, thì phải mượn âm của chữ "tây" 西 để ghép với chữ "thủ" 手 (biểu nghĩa).
Chính vì chữ Nôm phức tạp như vậy, người muốn đọc được chữ Nôm lại phải thuộc chữ Hán trước, nên chữ Nôm không thể thân thiện với toàn dân. Do đó nó đã không phát triển thành chữ quốc ngữ được.

Người Nhật đã từng muốn roman hoá chữ viết của họ, nhưng không thành công vì họ có quá nhiều từ đồng âm, đồng thời lại có quá nhiều âm giống nhau giữa các từ đa âm, do đó khi họ viết tất tần tật mọi thứ theo kí tự roman thì chính người Nhật cũng không thể hiểu được.

P.s: chỉ là quan điểm cá nhân của lão thôi nhé!

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối