Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin cùng suy ngẫm :

Huyền thoại vĩ đại hơn tất cả những gì có thực
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thực tế vĩ đại hơn tất cả những gì hư vô.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Đã " Hư vô " còn so được với cái gì nữa hỡi bạn ?
Còn " Huyền thoại " được " Thêu dệt " từ những dấu vết có thực !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Huyền thoại được thêu dệt
Một số phần hư vô
Những phần hư vô đó
Không có thực bao giờ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Điều bạn nói là đúng
Nhưng xin thay đổi từ
Cái từ " Hư vô " đó
Thay " Hư cấu " vào cho !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ồ, hay quá! Cảm ơn bác nhé! "Hư cấu" đích thực mới là từ chính xác.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Đôi điều suy nghĩ về Phật và Bụt .

         Không ít người lấn cấn giữa hai danh từ Phật và Bụt . Lại có người cho rằng Bụt là tên gọi có trước , Phật xuất hiện sau để nói về cùng một khái niệm trong Phật Giáo : Những đấng sáng lập của Đạo Phật . Lịch sử phát triển của Phật Giáo cũng như triết lý Đạo Phật mênh mông như biển cả . Vài dòng viết ngắn với sự nông cạn của nhận thức không dám bén mảng tới . Chỉ xin bày tỏ đôi điều có thể con hồ đồ xung quanh hai từ Phật và Bụt như những câu tản mạn .
         Người sáng lập đạo Phật , xây dựng hệ thống triết học và tư tưởng Phật Giáo để rồi chính mình tu luyện thành công , truyền bá hệ giáo lý đó cho đời chính là Phật Tổ . Những người tu luyện theo giáo lý ấy thành công quả , hiển linh thành các Phật khác : Phật Bà Quan Âm , Phật Di Lặc ...  Nói đến Phật là nói đến những người đó , những Thần Tượng đó . Phật là thần tượng bất tử , trường tồn trong tâm thức mọi người theo Dạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật .
         Còn Bụt chỉ là hình hài Phật được con người làm nên bằng nhiều chất liệu . Có thể là đồng , gỗ hay sành sứ ... .Nói cách khác Bụt là Tượng Phật . Chẳng thế mà dân gian hay nói cửa miệng :
                    “ Để là hòn đất , cất lên ông Bụt ” hoặc
                    “ Gần chùa gọi Bụt bằng anh
                      Thấy Bụt hiền lành cõng bụt đi chơi ”  .
Thậm chí một cái cây có dáng như Bụt cũng được gọi là : “ Cây Bụt Mọc ” Người ta có thể tạc nên , đúc nên bụt hay “ cõng ” Bụt chứ không thể làm điều đó với Phật . Còn điều này nữa : Bụt có thể hỏng , mất hoặc thay được chứ Phật thì không !
         Đôi dòng tản mạn có thể chưa minh xác . Âu cũng là sự am tường mới có đến mức ấy !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Theo hiểu biết riêng của tôi thì: Về mặt khoa học và trong ngôn ngữ các nước khác, Bụt và Phật là một.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Không ít người suy nghĩ giống bạn . Xin cảm ơn ý kiến của bạn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn luận : Lại nói về trùng ngữ .


         Trùng ngữ là hiện tượng hay gặp trong viết và nói . Đó có thể là thuần Việt , cũng có thể là Hán và Việt . Ở đây chỉ xin bàn trường hợp nào có thể chấp nhận được còn trường hợp nào không .
         Trong khẩu ngữ Phương Nam , hằng ngày ta gặp những câu nói đại loại như : “ Em đâu có làm đâu ! ” , “ Anh đâu có đến đó đâu ! ” ... Rõ ràng trong mỗi câu thừa một chữ “ đâu ” nhưng do thói quen , việc đó trở nên bình thường . Vả lại đây là ngôn ngữ giao tiếp nên không quan trọng , miễn sao truyền đạt được ý từ người nói đến người nghe .
         Một số bài hát thậm chí rất nổi tiếng ta cũng bắt gặp hiện tường trùng ngữ . Chẳng hạn bài Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận :
                 “...Ven sông đoàn du kích ẩn từng lều
                    Nơi đây người dân tới họp chợ chiều
                    SÔNG HỒNG HÀ réo
                    Ú u u ù ...                                          .”
Hay lời ca bài Tiểu Đoàn Ba Lẻ Bảy của Nguyễn Bính :
                “ Ai đã từng đi qua SÔNG CỬU LONG GIANG   
                   Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy ...”
Rõ ràng ở đây xẩy ra trùng ngữ giữa Sông và Hà hay Giang . Những trường hợp này có thể chấp nhận vì cái khó nằm ở chỗ từ phải đủ với số nốt nhạc .
Trong câu thông thường chỉ được nói “ Sông Cửu Long ” , “ Sông Hồng ” hay “ Cửu Long Giang” , “ Hồng Hà” mà thôi .
         Tương tự như vậy . Nếu ai đó nói “ Lúc sinh thời , Bác Hồ của chúng ta sống rất giản dị ...” là không ổn . Hai từ “ Lúc ” và “ Thời ” chỉ được dùng một . Có thể là “ Sinh thời Bác Hồ ...” hoặc “ Khi còn sống Bác Hồ ...” mà thôi . Nói như vậy đã đủ và mới đúng !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối