Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
6.
Y HỌC


Khát vọng sống lâu, mạnh khoẻ không chỉ là khát vọng riêng của người Trung Quốc mà còn là của toàn thể nhân loại. Trung Quốc là đất nước có một nền y học cổ truyền rất thâm hậu và những hoạt động y học cổ truyền của đất nước này đã hình thành khái niệm Đông y. Hơn 1.800 năm trước, danh y Hoa Đà đã có những công trình nghiên cứu y học thời danh, trong đó có nguyên tắc luyện khí công gọi là Ngũ thú khí công (hay Ngũ cầm hí), mô phỏng chiêu thức hoạt động của loài cọp, gấu, nai, khỉ và hạc (Hổ hí, Hùng hí, Lộc hí, Hầu hí, Hạc hí). Quan điểm cơ bản của Hoa Đà có thể tóm tắt là mô phỏng hoạt động của năm động vật trên, hít làm không khí thanh lương vào phổi và nạp xuống Đan điền, vận dụng vào từng bộ phận trên cơ thể, giúp con người khoẻ mạnh. Võ học thấy rằng sức mạnh đó có thể dùng để chế ngự được kẻ khác. Có thể nói, truyện võ hiệp Kim Dung cũng tràn đầy kiến thức y học.

Đọc truyện võ hiệp Kim Dung, người ta thường bắt gặp hai khái niệm nội công và ngoại công. Nội công là tiềm lực, sức mạnh bên trong của hào khác giang hồ. Ngoại công là chiêu thức, quyền cước bên ngoài. Kẻ có nội công cao, theo Kim Dung mô tả, là kẻ hái một chiếc lá, bẻ một bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ. Kẻ có ngoại công cao thì thái dương huyệt gồ cao, khi vũ lộng tay chân, gân cốt nổi lên, các khớp xương kêu răng rắc. Nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công cao là kẻ hơn người.

Trong 12 bộ tiểu thuyết, có trường hợp cá biệt Kim Dung để cho ngoại công thắng nội công. Nhạc bất quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí tông (lấy khí làm chủ). Y dạy Lệnh Hồ Xung rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau, mỗi chiêu thức đều có thuớc tấc, bộ vị nhất định. Khi Lệnh Hồ Xung tình cờ gặp thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương theo phe Kiếm tông (lếy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung rằng chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt, đánh ra theo ý muốn của mình như nước chảy mây trôi là đã khắc chế được địch thủ. Lệnh Hồ Xung đã lĩnh hội được phép sử kiếm ý (ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp “liệu địch tiên cơ” (ra tay, chiếm thời cơ trước kẻ địch). Và rõ ràng, phương pháp Kiếm tông đã thắng Khí tông: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực vẫn đánh ra một chiêu, đâm mù mắt 15 kẻ địch hùng mạnh (Tiếu ngạo giang hồ).

Các khái niệm nội công, ngoại công, chiêu thức - đầu tiên là khái niệm y học chứ không phải của võ học. Trong mỗi bộ sách của mình, Kim Dung thường xây dựng một hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng: danh y, thần y. Bên cạnh thứ thuốc cứu người, Kim Dung còn xây dựng những nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác. Quan điểm của ông rất mới lạ: thuốc độc cũng là một dạng thuốc cần thiết phải dùng đến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta gặp Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của người này cũng rất lạ lùng: thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu một người thì phải giết một người (sát nhân) và khi cứu người hay giết người, đều chỉ dùng đến một ngón tay (bình nhứt chỉ). Bên cạnh Bình Nhứt Chỉ, Tiếu ngạo giang hồ cũng có một độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng, cô gái người Miêu Cương, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhứt Chỉ hay đến nỗi mới bắt mạch Lệnh Hồ Xung đã biết Lệnh Hồ Xung được uống rượu và truyền máu của bọn Ngũ độc giáo! Trong Thiên Long bát bộ, người ta gặp Thần y Tiết Mộ Hoa. Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là một tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người. Đó là Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu, giáo chủ Tinh Tú phái. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có hai danh y là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và vợ là Vương Nạn Cô. Hai vợ chồng kình chống nhau bằng cách Hồ Thanh Ngưu chữa thương cho thân chủ ban ngày thì ban đêm, Vương Nạn Cô lén đến đầu độc cho thân chủ bệnh trở lại.

Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã đề cập đến những phương pháp y học, biện pháp chữa bệnh lâm sáng mà ngày nay, nhân loại vẫn đang thực hiện. Trong cách truyền máu, Kim Dung đã mô tả phương pháp dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho người bệnh. Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các nữ đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Chỉ có một điều đáng tiếc là y lý của Lam Phượng Hoàng còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ truyền vào cho một nguời bệnh dư khí âm hàn như Lệnh Hồ Xung.

Truyện võ hiệp Kim Dung còn đề cập đến việc dùng thuốc. Thuốc cổ truyền Trung Hoa gồm cao (thuốc dán), đơn (hay thang, thuốc thang), huờn (hay hoàn, thuốc viên), tán (thuốc bột). Những nhân vật của Kim Dung đã dùng thuốc cứu chữa cho bệnh nhân của mình: Trương Vô Kỵ ra toa, cắt thuốc thang cho Thường Ngộ Xuân (Ỷ thiên Đồ long ký); bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho Lệnh Hồ Xung lại bắt 7 vị thầy thuốc đến coi bệnh cho chàng (Tiếu ngạo giang hồ).
Truyện võ hiệp Kim Dung cũng nói nhiều đến chuyện dùng nội công chữa thương cho những người bị chấn thương vì nội công. Trong trường hợp này, nội công của người thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương với nội công của người bị thương thì động tác chữa thương mới thực hiện được. Như Trương Vô Kỵ dùng Tiên thiên Cửu dương công chữa trị cho trương Tam Phong, Hân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh; Bình Nhứt Chỉ vỗ Bách hội huệt truyền nội công chữa cho Đào Thực Tiên, Bất Giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho Lệnh Hồ Xung.

Triết học Trung Hoa cổ phân biệt rất rõ khái niệm Lưỡng nghi (hai mặt Âm – Dương). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài). Võ công cũng như y học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy. Nội công dương cương và tính năng dương cương hoàn toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu. Cho nên, trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão Đấu Tử dùng cho con gái là Bất Tử, bọn Lam Phượng Hoàng truyền máu của các cô gái Miêu cương để cứu chữa cho Lệnh Hồ Xung là sai nguyên tắc y học (và cả triết học nữa). Chính Bình Nhứt Chỉ khi cầm tay Lệnh Hồ Xung chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình trạng pha trộn âm dương trong con người Lệnh Hồ Xung. Lão lại khám phá ra thêm rằng thân chủ của mình bạc nhược tinh thần, bị tình yêu hành hạ, bị rượu làm cho con người hô héo. Lão chửi toáng lên: “Mẹ cha nó! Thật là nát bét đến năm bảy tầng. Người thật là con người chẳng ra gì”. Nếu Lệnh Hồ Xung không phải là người yêu của Thánh cô Doanh Doanh, nếu không phải đích thân Doanh Doanh mời lão đến chữa thương cho Lệnh Hồ Xung thì lão đã tát cho Lệnh Hồ Xung mấy cái ra trò vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn Lam Phượng Hoàng, mất hết nội công mà còn nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!

Thế nhưng, thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp nau trong một con người. Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), uống hai thứ rược âm dương của Trương Tam và Lý Tứ. truyện của Kim Dung cũng mô tả tình trạng dùng lý trí chống lại cơn khao khát tình dục. Người Trung Hoa gọi động tính giao giữa nam nữ là âm dương hoà hợp. Chính vì vậy, để phá thanh danh của hoàng gia Đại Lý, Thanh bào khách Đoàn Diên Khánh đã buộc thế tử Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh (nghi là em cùng cha khác mẹ với Đoàn Dự), uống một loại thuốc kích dục cực mạnh là Âm dương hoà hợp tán. Mộc Uyển thanh không đủ công lực, cơn khát khao tình dục nổi lên nhưng Đoàn Dự vốn là người học đạo Nho, vẫn giữ được lý trí sáng suốt, không thể loạn luân với cô em gái.

Tác phẩm võ hiệp của Kim Dung đã đề cập đến các động tác chấn thương chỉnh hình. Dư Đại Nham phái Võ Đang bị Kim Cương chỉ đánh gãy hết các khớp xương phải nằm thoi thóp 20 năm (Ỷ thiên Đồ long ký). Trương Vô Kỵ học được y thuật của Hồ Thanh Ngưu, xin phép Dư Đại Nham gõ vỡ hết các khớp xương để dán thuốc cao chỉnh hình trở lại. Trong truyện này cũng nói đến một ca chấn thương sọ não kỳ lạ. Tống Thanh Thư mưu phản môn phái, bị tứ sư thúc là Dư Liên Châu dùng Thái cực quyền phái Võ Đang đánh vỡ xương sọ. Trương Vô Kỵ nhận chữa bệnh cho bệnh nhân này. Anh diểm huyệt để gây mê, cạo hết tóc, ráp lại xương sọ rồi băng bó. Sau này, Thanh Thư chết vì bị Trương Tam Phong trừng trị nhưng sách võ hịêp vẫn còn để lại một ca chữa chấn thương sọ não khá thú vị.

Thế nhưng, dù y học có tài giỏi đến đâu, y thuật có thâm hậu đến đâu, người ta vẫn đầu hàng những trường hợp bệnh cấp tính, đặc biệt là bệnh vì trúng chất kịch độc. Trong trường hợp đó, Kim Dung sử dụng biện pháp cuối cùng: chặt bỏ. Lộc Đỉnh ký có đoạn thuật chuyện bọn Lạt ma Tang Kết từ Tây Tạng xuống Trrung Quốc, truy đuổi Cửu Nạn sư thái và Vi Tiểu Bảo để lấy cho được bộ Tứ thập nhị chương kinh. Vi Tiểu Bảo chống không lại, đã nghĩ cách đầu độc Tang Kết bằng một chất Kỵch độc trong Hoàng cung Thanh triều mà y vẫn thường mang theo bên người: Hoá thi phấn. Y nhúng nước cho Tứ thập nhị chương kinh ướt đi rồi rắc hoá thi phấn vào đó. Quyển kinh đã bị nhiễm độc: những ngón tay dùng để giở các tờ kinh bị ướt nhanh chóng bị nhiễm độc, cụt đi và chảy thành nước vàng. Tang Kết nhanh trí chặt bỏ cánh tay của mình mới toàn mạng sống. Trong Thiên Long bát bộ có đoạn Thần Nông bang chúa Tư Không Huyền bị rắn độc cắn, phải chặt bỏ cánh tay.

Muốn ngăn nọc độc vào tim phổi
Tráng sĩ già gan chặt cánh tay

Truyện võ hiệp Kim Dung đề cập đến khá nhiều động tác phong toả huyệt đạo. Muốn phong toả huyệt đạo, người học võ phài hiểu toàn bộ hệ thống huyệt đạo con người, phải nhả vào huyệt đạo bao nhiêu kình lực mới đủ sức phong toả. Phong toả huyệt đạo nhằm khắc chế một địch thủ, nhằm chữa thương cho một người, giúp người đó tránh được cảm giác đau đớn hoặc giảm cảm giác đau đớ. Phong toả huyệt đạo còn nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm độc, an tĩnh và trấn định thần kinh. Những nhân vật của Kim Dung đã sử dụng thủ pháp châm cứu để phong toả huyệt đạo như vậy. Hồ Thanh Ngưu, Trương Vô Kỵ đã dùng gai, dùng tăm tre thay cho kim sắt, châm cứu cho bệnh bệnh nhân. Từ vị trí các huyệt đạo của y học, Kim Dung đã mô tả những đòn thế đánh vào các huyệt đạo để giải khai tình trạng bị phong toả, để gây những chấn thương trầm trọng cho địch thủ. Thí dụ các huyệt Đan điền, Thái Dương, Bách hội là những trọng huyệt. Đánh vào đúng những huyệt này có thể làm đối thủ chết hoặc bị thương nặng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung cũng đề cập đến động tác đả thông huyệt đạo, giúp người luyện võ thăng tiến công lực, đốt giai đoạn trong quá trình rèn luyện để đạt nhanh tới mức thượng thừa. Ông thường nói đến những nhân vật đã được đả thông hai trọng đểm Sinh Tử huyền quan, hoặc Kỳ kinh bát mạch nhưng trong trường hợp của nhà sư trẻ Hư Trúc được Vô Nhai Tử đả thông kinh mạch và truyền cho nội lực thượng thừa.

Tác phẩm võ hiệp Kim Dung cũng phác thảo những ca phẫu thuật hy hữu. Đào Thực Tiên bị kiếm đâm lòi ruột được Bình Nhứt Chỉ khâu vết thương. trương Vô Kỵ trên Tuyết Sơn mổ vết thương cho con vượn già, tìm được bộ Cửu dương chân kinh. Các nhân vật của Kim Dung thường thông thạo cách băng bó, sát trừng, giữ vệ sinh cho những người bị ngoại thương.

Vượt xa những tác phẩm đương đại, Kim Dung cũng thường hay đề cập đến cách luyện độc và dùng độc bởi vì thuốc độc cũng là thuốc. Có kẻ tự nguyện luyện độc như Hân Lý (Ỷ thiên Đồ long ký) luyện môn Thiên châu tuyệt hộ thủ bằng cách cho loài nhện chúa (châu) cực độc hút máu bàn tay của mình và truyền vào đôi tay mình chất Kỵch độc của loài nhện. Với cách luyện này, nếu thành công, hơi thở của Hân Ly sẽ thơm như mùi hoa lan (?) và khi cô chộp vào địch thủ nào thì dẫu địch thủ ấy có sống được thì cũng không thể sinh con đẻ cái được nữa (tuyệt hộ).

Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) đã bị băng tàm trùng độc do nhà sư Tam Tỉnh mang từ Tây Vực về truyền hết chất âm hàn vào người. May mà hắn không chết vì trước đó hắn đã học... trật bộ Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm khiến toàn bộ kinh mạch trong người bị đảo lộn. Với nội công âm hàn, hắn chỉ khẽ vỗ vào địch thủ một chiêu cũng khiến cho địch thủ lên cơn rét và biến thành nước đá (!).

Có luyện độc tất có dùng độc. Một cách dùng độc khá hy hữu nhưng cũng rất mới lạ của cung Linh Thứu là cấy Sinh tử phù vào người đối thủ. Hư trúc, dưới chân núi chùa Thiếu Lâm, đã dùng Bắc minh chân khí hoá những giọt rượu của đệ tử tạt lên không gian thành những miếng băng nhỏ, cấy vào những trọng huyệt của Đinh Xuân Thu, khắc chế lão ma đầu này phải quy thuận. Nói theo y học hiện đại, đó là phương pháp cấy một chất kháng nguyên vào người bệnh nhân và khi kháng nguyên phát tác thì bệnh nhân chỉ còn biết đến năn nỉ thầy thuốc chữa trị. Trong Lộc Đỉnh ký, những nhân vật dùng độc khá nhiều. Hải lão công dùng Hủ cốt tán (thuốc làm nát xương dần dần) bỏ vào trà cho Vi Tiểu Bảo uống. Giáo chủ Thần long giáo Hồng An Thông dùng Độc long dịch cân hoàn cho thuộc hạ uống. Giáo chủ Ma giáo Đông Phương Bất bại (Tiếu ngạo giang hồ) lại cho bọn thuộc ha uống Tam thi não thần đan. Tên thuốc thì rất hay nhưng là thuốc độc, uống vào phải trung thành (hoặc giả bộ trung thành) với người cho uống. Nếu có hành vi chống đối, tất không có thuốc giải, phải chịu nhận cái chết thảm thương.

Kim Dung cũng mô tả những thủ pháp đánh độc dược rất tinh tế, đẵc biệt ở dạng thuốc bột. Thuốc bột được bôi lên quan tài (Liên thành quyết), được phủ trong khăn mặt, được hoà vào rượu, trộn vào thức ăn, được rải bay trong gió.
Côn glực là tiềm lực võ thuật của từng cá nhân, không thể đem cho người khác được. Nhưng tiểu thuyết gia Kim Dung cực kỳ lãng mạn: ông cứ cho các nhân vật của mình đem công lực cho kẻ khác. Chính vì vậy, Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Ma giáo, đã hút công lực kẻ khác bằng thủ pháp Hấp tinh đại pháp. Đào cốc lục tiên và Bất Giới hoà thượng đem công lực truyền cho Lệnh Hồ Xung. Đoàn Dự hút công lực của các đệ tử Huỳnh Mi Tăng, biến tất cả thành những người võ công tàn phế.

Cáng lãng mạn hơn nữa, Kim Dung cho phép thủ pháp xoá hẳn công lực của một người khác, tu theo một môn phái khác để truyền công lực mới vào. Đó là Vô Nhai Tử xoá hết công lực Thiếu Lâm của Hư Trúc và truyền công lực của phái Tiêu Dao vào, biến nhà sư trở thành đại biểu của phái Tiêu Dao!
Huyệt đạo trong cơ thể con người thường ở vào những vị trí cố định, ai cũng như ai. nhưng với trí tưởng tượng phong phú của Kim Dung, theo tình huống đưa đẩy câu chuyện, ông đã để cho những nhân vật cá biệt của mình luyện tập sai phương pháp; huyệt đạo không còn ở đúng chỗ cũ nữa. Đó là trường hợp của Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) luyện sai Dịch cân kinh Thiếu Lâm, của Âu Dương Phong (Xạ điêu anh hùng truyện) luyện sai Cửu âm chân kinh đến nỗi xuống đời phải đi bằng tay, chúc đầu xuống đất.

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cũng đề cập đến những vị thuốc mà thường là thuốc quý dùng trong y học. Đọc Thiên Long bát bộ, ta thật sự xúc động khi Tiêu Phong đánh quá tay A Tử, hối hận vì hành động thiếu anh hùng của mình, đã bồng cô ra cùng Đông Bắc Trung Quốc kiếm nhân sâm, tay gấu chữa bệnh cho cô. Tác phẩm của ông cũng từng đề cập đến Linh chi thảo (cỏ linh chi) hoặc Thiên niên Tuyết liên tử (hạt sen ngàn năm trên đất tuyết) có giá trị hồi dương. Cũng trong Thiên Long bát bộ, Đoàn Dự nuôt lộn con nhái đỏ Mãng cổ chu cáp mà trở thành người có nội công đệ nhất.

Vị thuốc nằm trong toa thuốc. Tuy nhiên, có những toa thuốc mang ý nghĩa ẩn dụ một cách tuyệt vời mà các thầy lang bình thường chưa chắc khám phá được, Như toa thuốc mà Hồ Thanh Ngưu ra cho Trương Vô Kỵ: Phòng phong, Độc hoạt, Đương quy, Xuyên sơn giáp, uống vào canh ba. Cậu bé Trương Vô Kỵ 15 tuổi đọc toa thuốc này, hoàn toàn hoài nghi về cách ra toa bừa bãi với các vị thuốc phổ thông của Hồ Thanh Ngưu. Nhưng trí thông minh đã giúp cậu hiểu ra nghĩa ẩn dụ nằm trong những vị thuốc bình thường: coi chừng (Phòng phong), đi một mình (độc hoạt), quay về (Đương quy), bằng cách đi ngang qua núi (Xuyên sơn giáp). Hồ Thanh Ngưu đang lúc lâm nguy, muốn cứu Trương Vô Kỵ nên ra toa thuốc bảo chàng trốn đi vào lúc canh ba ra khỏi Hồ điệp cốc ngay!

Tôi xin nhắc sơ lược đến hai chữ “tình yêu” khá lạ lùng của Kiến Ninh công chúa (Lộc Đỉnh ký) và cặp Đông Phương Bất Bại – Dương Liên Đình (Tiếu ngạo giang hồ). Nếu nhìn dưới nhãn quan y học thì các nhân vật vừa nói ít nhiều đã bị chứng bệnh tâm thần và Kim Dung đã mô tả cho chúng ta (chứ không bình luận) về trạng thái bệnh lý của họ. Kiến Ninh công chúa, cô bé mới 14 tuổi, là một nhân vật bị chứng khổ dâm (Masochisme). Chứng khổ dâm được định nghĩa là “trạng thái mà trong đó chủ thể chỉ tìm thấy được khoái lạc tình dục qua sự đau đớn về thân xác” (Perversion dans laquelle le sujet recherche le plaisir sexuel dans la douleur physique – Petit Larousse). Kiến Ninh công chúa chỉ thực sự tìm thấy khoái lạc khi thái giám giả hiệu Vi Tiểu Bảo bóp cổ, đánh đập, lấy dao rạch, lấy dây quất vào người cô trước khi chăn gối. Còn Đông Phương Bất Bại đã tự thiến để luyện QUỳ hoa bảo điển (một tên gọi khác của Tịch tà kiếm phổ) nên thành ái nam ái nữ. Y chỉ tìm thấy được khoái lạc tình dục khi có Dương Liên Đình, một nhân vật tốt tướng đẹp trai, ăn mặc xa hoa như một nhà hao phú. Khi bị bốn cường địch là Nhận Ngã Hành, Hướng Vân Thiên, Doanh Doanh và Lệnh Hồ Xung bao vây, y chỉ cần chống đỡ bằng một cây kim thêu mà đã đâm Ngã Hành mù một mắt. Phải đến lúc Doanh Doanh hành hạ Dường Liên Đình, Đông Phương Bất Bại nhìn thấy và đau đớn, mới chịu thua và chết dưới tay sát thủ của Nhậm Ngã Hành.

Võ học luôn kết hợp chặt chẽ với y học. Môn phái nào trong võ hiệp Kim Dung cũng biết dùng thuốc, chữa thương, nuôi nấng và chăm sóc người bị thương. Tất cả đều dựa trên y thuật cổ truyền của người Trung Hoa và do vậy, những điều mà Kim Dung điễn đạt đều có cơ sở khoa học. Thỉnh thoảng, trong vài bộ tiểu thuyết của ông cũng có những điều phi khoa học hoặc không được khoa học hiện đại kiểm chứng như chuện thay đổi công lực, đả thông hai huyệt Nhâm D(ốc. Người ta có thể hoài nghi các giả thuyết đó. Nhưng ai cấm được sự hư cấu, vốn là tình thần và nguyên tắc của sáng tạo tiểu thuyết? Ai cấm được nhà văn diễn đạt một cách lãng mạn, vượt ra ngoài quy luật thông thường của cuộc sống.

Một điều rõ ràng là Kim Dung chỉ viết tiểu thuyết chứ không hề viết sách nghiên cứu về y học Trung Hoa. Nhưng dù là nhà tiểu thuyết, rõ ràng ông đã nghiên cứu kỹ lĩnh vực y học của dân tộc ông để dung nạp một cách hài hoà với lĩnh vực võ học. tạo ra nhưng kiến thức y học phong phú cho tác phẩm và đem lại hứng thú cho người đọc. Kiến thức y học cũng như võ học ấy được xây dựng trên nền tảng kiến thức triết học Trung Hoa. Tất cả khời đi với âm dương và cùng trở về trong cái lẽ huyền diệu của âm dương.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
7.
TÌNH YÊU


Tuy tên gọi là tiểu thuyết võ hiệp nhưng bản chất những tác phẩm của Kim Dung là tình yêu đôi lứa nồng thắm. Chính tình yêu đã làm nên tính cách nhân bản và khiến cho hàng tỉ người say mê tác phẩm của Kim Dung.

Một cách khái quát, Kim Dung đã xây dựng những cặp nhân vật hoặc những cụm nhân vật rồi tạo điều kiện cho họ gặp gỡ hiểu biết và yêu nhau. Ông đã rất tinh tế để cho các nhân vật chính phái yêu tà phái, bạch đạo yêu hắc đạo để tạo nên những mâu thuẫn chiều dọc xuyên suốt chiều dài của tác phẩm và những mâu thuẫn chiều sâu trong tâm hồn của từng nhân vật. Điều đặc biệt là những nhân vật nữ của ông thường rất đẹp, rất thông minh, xuất thân từ Ma giáo hoặc ít nhất cũng mang “một chút tà khí trong người”. Đó là những cặp và những cụm nhân vật Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ), Trương Thuý Sơn – Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh – Chu Chỉ Nhược – Hân Ly - Tiểu Siêu (Ỷ thiên Đồ long ký); Kiều Phong – A Châu, Đoàn Dự - Vương Ngọc Yến - Mộc Uyển Thanh – Chung Linh, Du Thản Chi – A Tử, Hư Trúc – Văn Nghi công chúa (Thiên Long bát bộ), Thạch Phá Thiên – A Tú (Hiệp khách hành), Quách Tĩnh – Hoàng Dung – Hoa Tranh công chúa (Xạ điêu anh hùng truyện), Dương Qua - Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)...

Những mối tình được được Kim Dung dựng lên là những mối tình thật trong sáng và do vậy, thật đẹp. Tác phẩm Kim Dung lấy bối cảnh lịch sử từ đầu đời Thanh trở về trước (trước thế kỷ XVII), khi mà tư duy phong kiến và nguyên tắc lễ giáo của đạo Nho đang giữ vai trò độc tôn chi phối toàn bộ những sinh hoạt xã hội. Cho nên, những nhân vật của Kim Dung yêu trong sự cho phép của những tư duy và nguyên tắc ấy. Thế nhưng, tính chất lãng mạn - một thuộc tính không thể thiếu trong yêu đương – thì rất phong phú.

Những nhân vật của Kim Dung đã yêu theo phong cách của võ lâm. trước hết, họ đánh nhau, sau đó hiểu nhau rồi mới yêu nhau. Hân Tố Tố, một nữ ma đầu, con gái Bạch mi ưng vương, đã dùng Văn tu châm (kim râu muỗi) không chế Trương Thuý Sơn phái Võ Đang, rồi sau đó mới yêu Trương. Triệu Minh, con gái Như Nam vương triều Nguyên lưa TRương Vô Kỵ lọt xuống hầm sâu rồi sau đó mới yêu Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký). Mộc Uyển Thanh đã đánh cho Đoàn Dự thừa chết thiếu sống, sau đó mới nhận Đoàn Dự làm lang quân (Thiên Long bát bộ). Ở một chừng mực nào đó, các nâhn vật này vượt qua hàng rào của nghi thức phong kiến và ràng buộc giáo điều của lê giáo: họ tự quyết định tình yêu của mình và cảm thấy hạnh phúc khi được lựa chọn như vậy.

Tình yêu được mô tả trong tác phẩm võ hiê5p Kim Dung mang tính phấn đấu rất cao. Các nhân vật vượt lên hoàn cảnh, vượt qua những sự chống đối để bảo vệ tình yêu của mình. Trương Thuý Sơn cưới Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ bỏ hết sự nghiệp đi theo Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh lang thang qua ngàn trùng để bảo vệ Lệnh Hồ Xung, A Châu vượt ngàn dặm ra Nhạn Môn Quan để chờ đợi Kiều Phong... là những chuyện tình đẹp.

Tình yêu được mô tả trong tác phẩm Kim Dung luôn luôn kinh qua một quá trình hy sinh vô tận. Trương Thuý Sơn vì vợ mà tự tử khiến cho Tố Tố cũng tự vẫn để giữ gìn danh tiết, xứng đáng với chồng. Triệu Minh từ bỏ cha và anh ruột để ra đi cùng Trương Vô Kỵ. Tiểu Siêu về Ba Tư, lên ngôi Thánh nữ Minh giáo mà lòng đau như cắt, cảm thấy cuộc đời hoàn toàn vô vị vì cô chỉ muốn suốt đời hầu hạ cho Vô Kỵ thay áo, chảy đầu. Doanh Doanh cõng tình lang Lệnh Hồ Xung lên núi Thiếu Thất, chịu để phái Thiếu Lâm cầm tù mình đổi lấy lời hứa của Phương Chứng đại sư nhận chữa thương cho Lệnh Hồ Xung. Kim Dung đã thực sự biến tác phẩm võ hiệp của mình trở thành những bản tình ca tươi đẹp. Những bản tình ca ấy hoá giải được biên giới của chánh – tà, hắc - bạch, hận – thù. Chúng bành trướng cảm xúc cho người đọc khi đọc tác phẩm.

Kim Dung đã tạo ra được những nhân vật si tình kinh điển, những “giáo chủ” của đạo tình, hoặc là yêu, hoặc là chết. Vương tử Đoàn Dự suốt đời lẽo đẽo đi theo Vương Ngọc Yến chỉ để cho lúc nàng nguy nan là ghé vai cõng nàng chạy trốn. Du Thản Chi chịu bịt chiếc lồng sắt vào đầu, làm một tên Thiết Sửu giúp vui cho A Tử chỉ để được ngắm khuôn mặt thiên kiều bá mị nhưng tràn đầy ác độc của cô. Mỹ đao vương Hồ Dật Chi say mê Trân Viên Viên, hầu thiếp của Bình Tây vương Ngô Tam Quế đến nỗi chịu hoá thân thành một kẻ làm vườn, tưới rau trong mấy chục năm để được lén nhìn Trần. Truyện võ hiệp của Kim Dung đã xây dựng thành công những chàng si tình bậc nhất thiên hạ, xứng đáng đoạt huy chương vàng trong lịch sử tiểu thuyết cổ kim.

Người ta còn tìm thấy trong tác phẩm tiểu thuyết của ông những tình yêu ngang trái, rất người, thoát ra khỏi khuôn mẫu cho phép của lễ giáo phong kiến Trung Quốc. Đó là Tiểu Long Nữ sư phụ, một cô gái trong sáng bị kẻ tà dâm cưỡng bức, yêu say mê đồ đệ Dương Qua. Đó là Kỷ Hiểu Phù, vợ chưa cưới của Hân Lợi hanh phái Võ Đang, đã thất thân và đã yêu một ma đâu của Minh giáo là Dương Tiêu. Sinh ra một đứa con gái, Hiểu Phù đã can đảm đặt tên cho con là Dương Bất Hối (không hôi hận). Đó là Hồng phu nhân, vợ của giáo chủ Thần long giáo và A Kha, một thiếu nữ mất hết trinh tiết, đã trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo.

Tiểu Thuyết của Kim Dung cũng đặt ra những trường hợp sa đoạ tình dục hết sức quái dị. Đó là Kiến Ninh công chúa, em gái vua Khang Hy, đã sa ngã với Vi Tiểu Bảo, một gã thái giám giả mạo, từ năm 14 tuổi. Kiến Ninh chỉ muốn được Vi Tiểu Bảo trói cột, đánh đập cho vỡ da toá máu mới được thấy lạc thú của trao thân. Cá biệt, có trường hợp của Đông Phương Bất Bại, giáo chủ Ma giáo, luyện Quỳ hoa bảo điển phải “dẫn đao tự cung”, trở thành kẻ ái nam ái nữ, quan hệ “yêu đương” với gã bộ hạ là Dương Liên Đình. Khi xây dựng những nhân vật, những loại “tình yêu” này, ông đã nghiên cứu rất kỹ những biểu hiện của tính cuồng dâm và đồng tính luyến ái.

Tác phẩm của Kim Dung có những đoạn nói đến tình yêu thật đẹp. Những nhân vật của ông không bao giờ thốt ra miệng chữ yêu nhưng tình yêu của họ nồng nàn trong ánh mắt, trong hành động và trong trái tim. Đó là A Châu trở về Nhạn Môn Quan chờ Kiều Phong để suốt đời “theo đại gia cùng đi săn chồn đuổi thỏ”. Đó là Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kỵ trên biển “về Ba Tư, đừng nói lên ngôi thánh nữ, dẫu có làm đến nữ hoàng đi nữa mà xa công tử thì cuộc đời cũng rất vô vị”. Đó là Nhậm Doanh Doanh bắn tin cho giới ma đầu trên giang hồ phải giết ngay Lệnh Hồ Xung vì “ta muốn ngươi ở mãi bên ta để ta chở che, bảo vệ”. Đó là Triệu Mẫn với Trương Vô Kỵ: “Lông mày thiếp đã nhạt màu rồi. Công tử kẻ lại giùm cho thiếp đi”. Những lời tỏ tình mang đầy tính ẩn dụ và biểu tượng như thế khiến tác phẩm vừa sâu, vừa không dung tục.

Một điểm khác cũng đáng bàn đến là trong tác phẩm của Kim Dung vẫn có những tình yêu trá nguỵ. Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ gã ái nam ái nữ Lâm Bình Chi bởi mưu đồ chiếm pho Tịch tà kiếm phổ của Nhạc Bất Quần. Chu Chỉ Nhược đánh lừa hứa hôn với Trương Vô Kỵ để đánh cắp bộ Cửu âm chân kinh theo di huấn của sư phụ là Duyệt Tuyệt sư thái. Nhưng tuổi trẻ của Nhạc Linh San, Chu Chỉ Nhược không nghĩ ra được sự trá nguỵ ấy. Phần trá nguỵ, âm mưu thuộc về sự sắp đặt của những người lớn, người thầy, người cha.

Đọc tác phẩm của Kim Dung, người ta khám phá ra cái đẹp của tình yêu. So với những tác giả cùng thời, tình yêu trong tiều thuyết võ hiệp của ông trong sáng, lành mạnh. Thông qua tình yêu, ông giáo dục cho con người cái mỹ cảm về đạo đức. Nói rằng tác phẩm võ hiệp, thật ra chỉ là một cách nói. Chính tình yêu đã làm nên cái hồn, sự sống cho tiểu thuyết võ hiệp. Mỗi tác phẩm của ông ra đời trở thành một bức thông điệp ngọt ngào cho tình yêu lứa đôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
8.
TÌNH DỤC


Trong ngôn ngữ Trung Hoa, chữ Dâm (淫) được viết với bộ Thuỷ, có nghĩa là ham mê sắc dục quá độ. Dâm được coi là một cái gì đó rất tự nhiên đối với xã hội phong kiến Trung Hoa: vua được toàn quyền có nhiều phi tần, quan lại và nhà giàu có quyền cưới nhiều thê thiếp. Người phụ nữ trở thành món đồ chơi, phương tiện giải trí của người đàn ông. Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung phản ánh về xã hội phong kiến Trung Hoa nhưng cái nhìn của ông đối với thói dâm đãng nói riêng và tình dục nói chung là một cái nhìn nghiêm túc và nghiêm khắc.

Tác phẩm Kim Dung xây dựng khá nhiều những nhân vật dâm đãng chuyên lợi dụng tình dục. Và ông đã dành những hình phạt nặng nề theo luật giang hồ để trừng trị những loại nhân vật đó.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, nhân vật dâm đãng là Điền Bá Quang. Hắn vừa là tên cướp, vừa là dâm tặc, khinh công rất giỏi và đao pháp rất nhanh. Hắn có ngoại hiệu đúng 14 chữ: Giang dương đại đạo, thái hoa dâm tặc, vạn lý độc hành khoái đao Điền Bá Quang. Nhà sư Bất Giới đã trừng trị hắn: xuyên tụ tiễn vào bộ phận sinh dục và buột hắn cạo đầu làm sư với pháp hiệu Bất Khả Bất Giới (không thể không cấm). Chính nhờ hình phạt đó mà Điền Bá Quang bỏ được con đường tà dâm, trở thành người tử tế. Trong Xạ điêu anh hùng truyện, nhân vật dâm đãng là Âu Dương công từ. Hắn là cháu của Tây độc Âu Dương Phong, từ Tây Vực xuống Trung Nguyên, võ công cao cường, chuyên hãm hại lương gia phụ nữ. Da mặt hắn lúc nào cũng trắng bệt! Nhưng Âu Dương công tử tà môn vẫn chưa nguy hiểm bằng Doãn Chí Bình chính phái. Doãn Chí Bình là đệ tử hàng thứ ba của phái Toàn Chân. Hắn đi ngang qua núi Chung Nam thì gặp ngay lúc Tiểu Long Nữ phái Cổ Mộ đang thoát y để luyện võ công trong Ngọc Nữ tâm kinh. Thế là hắn quên mất môn quy, điểm huyệt cô gái, lấy áo đạo bào phủ lên mặt cô và đưa cô vào bụi rậm. Tiểu Long Nữ cứ ngỡ đó là Dương Qua, người học trò thân yêu của mình. Doãn Chí Bình ăn mắm mà Dương Qua khát nước!

Kim Dung nói về những hoạt động tình dục, điều mà người ta cho là dung tục, với một bút pháp tinh tế và trang nhã. Chính vì thế mà trong lần trở về thăm và nhận hàm Tiến sĩ danh dự Đại học Bắc Kinh - Đại nhã chi đường của trung Quốc- vào tháng 1-1995, người ta đã mạnh dạn bàn đến cái nhã, cái tục và ca ngợi Kim Dung là một nhà văn thanh nhã từ văn phong đến nội dung. Khi nói đến những hoạt động tình dục, Kim Dung không bao giờ mô tả. Ông chỉ thuật lại bằng một vài câu ngắn gọn và dành phần suy nghĩ, đánh giá tình hình cho độc giả.

Trong Liên thành quyết, Kim Dung xây dựng nhân vật Huyết đao lão tổ từ Tây Tạng xuống như một nhân vật dâm ác hạng nhất. Trong những chương đầu, cái nhìn của Kim Dung về nhân vật này rất nghiêm khắc, phản ánh quan điểm dân tộc hẹp hòi của ông đối với những con người ngoài Há tộc. Huyết đao lão tổ nhận Địch Vân làm đệ tử. Mọi người gọi Địch Vân là tiển dâm tặc. Nhưng hai thầy trò Địch Vân chẳng hề có một hành động dâm dật vơi ai, ngược lại Địch Vân còn là một chính nhân quân tử.

Nếu Huyết đạo lão tổ là tên “dâm tặc” già nhất thì trong Hiệp khách hành, Thạch Trung Ngọc là tên dâm tặc trẻ nhất. Khi được gửi lên phái Tuyết Sơn học, gã thiếu niên 15 tuổi đó đã có hành vi cưỡng bức cô bé A Tú, con của sư phục mình khiến cô bé phải nhảy xuống lũng sâu để tự bảo vệ tiết sạch giá trong. Thạch Trung Ngọc có đứa em song sinh rất giống mình là Thạch Phá Thiên, thường chỉ được gọi với cái tên Cẩu Tạp Chủng (chó lộn giống). Khi Cẩu Tạp Chủng xuất hiện, mọi người phái Tuyết Sơn đều tưởng là Thạch Trung Ngọc nên muốn giết cậu. Chỉ có đôi mắt ngây thơ của A Tú mới nhìn ra được “vị đại ca hiền lành này không phải là tên tiểu tặc đó”. Ấy vậy mà Cầu Tạp Chủng cũng bị mọi người chửi mấy trăm lần là “tiểu dâm tặc”.

Nhưng trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, nhân vật dâm đãng số một phải thuộc về Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh ký). Xuất thân trong kỹ viện thành Dương Châu, ngay từ nhỏ, Vi Tiểu Bảo đã quen với cảnh ong bướm lả lơi giữa đám khách làng chơi và các kỹ nữ. Cơ duyên đã đưa hắn lên Bắc Kinh, làm thái giám giả mạo trong cung nhà Thanh. Mới 13 tuổi đầu, hắn đã ôm Mộc Kiếm Bình, quận chúa Mộc vương phủ Vân Nam và chớt nhả với Phương Di, lớn hơn hắn 2 tuổi; 15 tuổi, hắn quan hệ thân xác với công chúa Kiến Ninh; 18 tuổi trôi giạt sang Nga, hắn quan hệ với công chúa Tô Phi Á (Sophia), con gái Sa hoàng! Từ thái giám, hắn lên Đô thống Hoàng kỳ, Khâm sai đại thần, Bá tước rồi Công tước. Trong một lần đi công cán về thành Dương Châu, hắn quan hệ một hơi với 4 người phụ nữ: Tô Thuyên (vợ giáo chủ Thần long giáo Hồng An Thông), A Kha (nghi là con gái của Ngô Tam Quế và Trần Viên Viên), Song Nhi (nữ tì), Tăng Nhu (Thiên địa hội). Rồi hắn ăn ở luôn với cả 4 người trên, lấy luôn cả Kiến Ninh, Phương Di, Mộc Kiếm Bình. Suốt đời Vi Tiểu Bảo chỉ biết có tình dục, không hề biết đến tình yêu chân thật là gì. Kim Dung đã không cho hắn có được niềm hạnh phúc được yêu của Vi Tiểu Bảo. Hôm hắn trở lại Dương Châu thăm mẹ dẫn theo một đoàn thê thiếp, Vi Xuân Phương phải thầm khen con trai mình có mắt.

Trong tác phẩm Kim Dung, không thiếu những lời thoá mạ: dâm tặc, rùa đen, chó lộn giống... Ông đứng trên quan điểm của một nhà nhân bản để nhận xét, đánh giá những hành vi tình dục của các nhân vật do chính mình tạo ra. Ông phán xét họ một cách nghiêm khắc - tất nhiên là với cái nghiêm khắc của một nhà văn chứ không phải một quan toà. Ông để cho những nhân vật dâm đãng tự rước lấy sự trừng phạt công mình của cuộc sống (trừ Vi Tiểu Bảo!).

Cá biệt, có một trường hợp mở đầu bằng hành vi cưỡng bức nhưng kết thúa bằng tình cảm tốt đẹp. Đó là Dương Tiêu (Tả sứ Minh giáo) đã bắt cóc và cưỡng bức Kỷ Hiểu Phù (đệ tử phái Nga Mi). Hiểu Phù sinh ra đứa con gái, đặt tên là Dương Bất Hối để tỏ ý không hề hối hận vì đã thất thân với Dương Tiêu. Diệt Tuyệt sư thái, sư phụ của Kỷ Hiểu Phù, vì vậy đã giết Hiểu Phù. Dương Tiêu ở vậy nuôi con, không cưới vợ nữa để giữ mãi hình bóng của người phụ nữ từng là nạn nhân của anh ta.

Người ta thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” để chỉ những quan hệ tất yêu nam nữ trong những hoàn cảnh thuận lợi. Câu nói đầy tính ẩn dụ đấy không thể có trong tác phẩm Kim Dung. Nhiều lứa đôi trong tác phẩm của ông thương nhau, sống với nhau một nơi nhưng trai vẫn giữ được phong độ người quân tử, gái vẫn giữ được tiết sạch giá trong. Đó là Vô Kỵ - Triệu Minh - Chỉ Nhược - Tiểu Siêu, Trương Thuý Sơn – Hân Tố Tố, Lệnh Hồ Xung – Doanh Doanh, Quách Tĩnh – Hoàng Dung, Đoàn Dự - Mộc Uyển Thanh – Vương Ngọc Yến – Chung Linh, Hồ Phỉ - Viên Tử Y, Thạch Phá Thiên – A Tú, Địch Vân - Thuỷ Phương, Kiều Phong – A Châu. Họ đều rất trẻ, sống giang hồ phiêu bạt nhưng vẫn tôn trọng chữ Lễ, biết yêu say đắm, có thèm khát nhưng không vượt quá giới hạn của tình yêu. Có những lứa đôi thành vợ thành chồng, có lứa đôi ly tán nhưng tựu trung, họ đã sống thật đẹp và yêu thật đẹp. Tôi cho rằng đây là một khía cạnh rất đạo đức trong tác phầm Kim Dung. Nó đem lại cho người đọc - nhất là bạn đọc trẻ - những nhận thức đúng đắn về tình yêu và tình dục, giúp con người vươn lên để sống đúng nghĩa với khái niệm con người.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
9.
CHẤT HÀI


Trước nay, văn học thế giới đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm của các bậc thầy hài hước. Đưa nụ cười vào văn chương, tạo ra sự hứng thú cho người đọc đã có từ những vở Kỵch của Molière (Pháp), Azit Neshin (Thổ Nhĩ Kỳ), Slavemir Mrojek (Ba Lan). Và trong thời đại chúng ta, tiếng cười có nhiều trong các tờ báo chuyên hài hước, các tiểu phẩm trào phúng, châm biếm. Văn học Trung Quốc cũng đã trước bạ tên tuổi của các bậc thầy cười: Ngô Thừa Ân với siêu phẩm Tây Du Ký, Lỗ Tấn với tác phẩm A.Q Chính Truyện. Trên nền tảng cái cười Trung Quốc, Kim Dung tiên sinh cũng đưa nụ cười vào văn chương của ông, dù văn chương đó ở phạm trù văn chương kiếm hiệp.

Những tình huống trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung luôn luôn sôi động với tính chất đấu tranh, bạo lực, mưu toan, thủ đoạn. Vậy thì việc đưa tiếng cười vào trong những tình huống này quả là một điều khó thực hiện nhất là giữ làm sao cho chất cười đó không phá vỡ cái tổng thể của khái niệm võ hiệp tiểu thuyết. Kim Dung đã làm được việc đó với ngòi bút khéo léo của một bậc thầy và trong 12 bộ võ hiệp tiểu thuyết của ông, chất hài hước đã được dàn trải khắp các chương tạo ra niềm hứng thú cho độc giả.

Trong tác phẩm của ông, có những nhân vật khá hài hước về ngoại diện, tâm hồn thật trẻ thơ và hành sự rất tếu. Với bộ Xạ điêu anh hùng truyện, ta bắt gặp một nhân vật đáng yêu như vậy: Lão ngoan đồng Châu Bá Thông. Châu Bá Thông là nhân vật số 2 của phái Toàn Chân, sư đệ của Vương Trùng Dương, dưới tay có cả một đám sư điệt già nua cổ thụ nhưng tâm hồn ông vẫn là tâm hồn của một đứa bé ngây thơ, trong sáng. Ngay ngoại hiệu Lão ngoan đồng (ông già mà chơi như con nít) cũng đủ để mô tả đặc điểm tính cách nhân vật Châu Bá Thông. Theo sư huynh Vương Trùng Dương sang hoàng cung nước Đại Lý, Châu Bá Thông đã quan hệ tình dục với một cung phi của hoàng gia, đẻ ra một đứa con nhưng nuôi không được. Châu Bá Thông là một cao thủ, suốt đời chẳng biết sợ hãi ai nhưng mỗi khi nghe đến tên nàng cung phi đã lỡ thất thân với mình là ông ta chạy dài. Suốt đời Châu Bá Thông chuyên làm những việc cổ quái. Ngay đến môn võ công ông tự suy nghĩ ra cũng có cái tên kỳ dị không kém: Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau vừa đánh nhau). Đó là kết quả của một cách phân ý thật lý tưởng: tay trái vẽ hình vuông, tay mặt vẽ hình tròn cùng một lúc, sao cho vuông ra vuông, tròn ra tròn. Chỉ có Châu Bá Thông là làm được việc ấy và luyện thành công kỹ thuật Song thủ hỗ bác. Võ công ông ta đạt đến trình độ kinh người nhng chẳng hề giết chóc ai, hãm hại ai. Mỗi khi ông ta xuất hiện là tình huống trở nên vui nhộn.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta gặp rất nhiều nhân vật hài hước. Đó là Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử phái Hoa Sơn, một nhân vật được mô tả là "lãng tử vô hạnh, thanh danh tàn tạ". Phái Hoa Sơn nổi tiếng về sự nghiêm khắc giữ gìn thanh quy giới luật nhưng khi cao hứng lên, Lệnh Hồ Xung sẵn sàng bỏ tất cả ra sau gáy. Anh đánh bạc với bọn du thủ, uống rượu xai quyền cùng anh em giang hồ hào sĩ, đánh cho bọn đệ tử Thanh Thành phải "thí cổ hướng hậu bình sa lạc nhạn" (chổng đít ra sau tan tác như nhạn rơi bãi cát). Bị mụ ni cô - vợ của Bất Giới hoà thượng, má của ni cô Nghi Lâm - cạo đầu và suýt bị thiến vì từ chối tình yêu của Nghi Lâm, Lệnh Hồ Xung đã 'trả thù" hết sức ngộ nghĩnh. Anh hướng dẫn cho Bất Giới đại sư cách điểm huyệt mụ, đưa mụ vào khách sạn và... cởi quần áo mụ ra làm sao mụ còn chạy thoát khỏi tay Bất Giới. Học được kinh nghiệm quái chiêu đó, Bất Giới đã quỳ xuống lạy Lệnh Hồ Xung, xưng tụng là Lệnh Hồ sư phụ, thậm chí là Lệnh Hồ gia gia!

Bất Giới hoà thượng cũng là nhân vật hài hước số một. Lỡ yêu một ni cô, ông ta cũng cạo đầu đi tu. Nhưng quy luật của Phật gia có ngũ giới cấm, trong đó có cấm tà dâm, mà mục đích của Bất Giới là đi tu để ăn ở cho được với người ni cô đó. Ông ta tự đặt cho mình ngoại hiệu là Bất Giới (chẳng cấm cản gì ráo), đã lấy được ni cô và đẻ ra Nghi Lâm. Nghi Lâm cũng đi tu, làm ni cô của phái Hằng Sơn. Cô thầm yêu trộm nhớ Lệnh Hồ Xung, ân nhân đã cứu mình ra khỏi tay dâm tặc Điền Bá Quang. Thế là Bất Giới phải đi tìm Lệnh Hồ Xung, ép buộc anh làm nhà sư để cưới Nghi Lâm vì trên đời này "chỉ có ông sư là cưới được bà vãi". Đối với Điền Bá Quang, Bất Giới trừng trị thẳng tay: cạo đầu buộc làm sư, đặt pháp hiệu là Bất Khả Bất Giới (không thể không cấm được), buộc Điền Bá Quang tôn Nghi Lâm làm sư phụ rồi buộc Điền Bá Quang làm mai "sư phụ" mình với Lệnh Hồ Xung.

Tuy nhiên, nói đến tiếng cười trong Tiếu ngạo giang hồ, người đọc vẫn nhớ đến Đào cốc lục tiên nhiều nhất. Đó là 6 anh em, tên là Đào Hoa Tiên, Đào Chi Tiên, Đào Điệp Tiên, Đào Thực Tiên, Đào Cán Tiên, Đào Căn Tiên. Họ gồm đủ hoa, nhánh, lá, cành, gốc, rễ nhưng bị cái tội hồ đồ, không phân biệt được ai là lão tam; ai là lão tứ ! Võ công cao cường, tâm ý tương thông, họ không sợ bất kỳ địch thủ nào trên đời. Suốt ngày họ đánh nhau, văng tục, cãi lộn.. Mà cái kiếu cãi lộn của anh em nhà họ Đào cũng rất hoạt kê, càng cãi câu truyện càng rối rắm. Nhìn dưới khía cạnh triết lý, Đào Cốc lục tiên chính là những nhà luận lý học hình thức (logique formelle) của phương Đông. Đào Cốc lục tiên mồm năm miệng mười, suốt ngày chỉ nói, nói và nói; đến vua nhà Tống cũng không cấm họ im miệng được.

Nhưng có một người duy nhất có thể buộc họ câm miệng. Đó là Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Bình Nhứt Chỉ có lệ cứu được một người là ra lệnh cho người đó hoặc anh em người đó đi giết một người khác. Trong một lần Đào Thực Tiên bị trọng thương, bọn ngũ tiên bèn khiêng đến cho Bình Nhứt Chỉ chữa nhưng miệng vẫn nói thiên hô bách sát. Bình Nhứt Chỉ quát một tiếng im là năm lão im ngay bởi vì nếu không im, Bình Nhứt Chỉ sẽ buộc bọn tiên giết tên Đào Thực Tiên! Khi Lệnh Hồ Xung được đưa lên gò Ngũ Bá Cương, Bình Nhứt Chỉ thú nhận rằng không thể chữa thương cho chàng được. Bọn Đào Cốc lục tiên bèn trả thù, đặt ra câu hỏi: "Cứu một người thì giết một người. Nay không cứu được người thì giết ai?" Chính cái luận lý học hình thức của bọn lục tiên đã khiến Bình Nhứt Chỉ tự suy nghĩ và cuối cùng, tự vận kinh mạch cho đứt, chết đi để xứng với ngoại hiệu Sát nhân danh y!

Lệnh Hồ Xung, Bất Giới hoà thượng, Bất Khả Bất Giới Điền Bá Quang, Đào cốc lục tiên là cái trục hài hước của Tiếu ngạo giang hồ. Chung quanh cái trục đó còn có nhiều nhân vật hài hước khác như Hướng Vân Thiên, Quang minh tả sứ của Triêu Dương thần giáo; Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn; bọn quần ni phái Hằng Sơn; bọn giang hồ thảo khấu 36 động 72 đảo... góp thêm tiếng cười cho tác phẩm. Vì thế, Tiếu ngạo giang hồ tràn đầy tiếng cười lạc quan, ngay trong những tình huống bi thương nhất.

Chất hài hước trong kiếm hiệp Kim Dung thường xuất hiện trong những tình huống nghịch lý, thoạt tiên thì có vẻ kỳ quái nhưng đọc kỹ thấy thú vị vô cùng. Ta có thể tìm ra một hồi như vậy trong bộ Hiệp khách hành. Phái Tuyết Sơn có nội biến, bọn Tiêu Tự Lệ, Thành Tự Học, Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến bắt giam chưởng môn rồi quay ra đánh nhau để dành chức chưởng môn. Ai cũng tự khoe khoang võ công mình cao cường và họ đánh nhau với những chiêu thức độc ác nhất, tinh vi nhất. Giữa khung cảnh như vậy thì Trương Tam và Lý Tứ, hai sứ giả của đảo Mộc Long đến phát thiếp mời chưởng môn phái Tuyết Sơn đi ăn Lạp bát cúc ngoài biển Đông. Mà "ăn lạp bát cúc" có nghĩa là ra đi không có ngày về. Cả bọn Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến, Tiêu Tự Lệ, Thành Tự Học sợ quá, chẳng ai muốn tranh cái chức chưởng môn nữa. Trương Tam và Lý Tứ bó buộc bọn họ phải đấu võ cho phân thắng bại để xác định chưởng môn. Thế là anh nào anh nấy chỉ đấu cầu thua, thậm chí còn đưa tay chân của mình vào đao kiếm địch thủ để được bị thương và dĩ nhiên, càng bị thương nặng càng tốt. Trận đấu có kiếm bay, có máu chảy nhưng chất hài hước của bốn nhân vật cầu thua lại hoá giải được chất sắt máu kia và làm cho chương tiểu thuyết cực kỳ sống động, thú vị.

Trong truyện võ hiệp của Kim Dung, có những nụ cười rất nóng và có những nụ cười rất lạnh. Cười nóng là cười ha hả, cười đau cả ruột, mọi người cùng cười kể cả độc giả. Trong Thiên Long bát bộ, mỗi khi Tinh Tú hải lão ma Đinh Xuân Thu và bọn đệ tử của lão xuất hiện thì tiếng cười nóng lại rộ lên. Ấy bởi vì với phái Tinh Tú, thói nịnh là một thứ võ công hàng đầu so với những thứ võ công khác trên đời. Đã có những tên đệ tử phái Tinh Tú đem sư phụ Đinh Xuân Thu của mình so sánh với Đức Khổng Tử và kết luận Đức Khổng Tử thua Đinh Xuân Thu vì Khổng Tử không có võ công. Giá mà Đức Khổng Tử sống dậy, đọc được những dòng này, chắc hẳn ngài cũng phải bật cười khoan khoái. Ngược lại với cười nóng là cười lạnh, buồn mà cười, thương mà cười. Đó là mối tình của Du Thản Chi với A Tử.

Đoàn A Tử là cô bé ác độc, đệ tử của Đinh Xuân Thu, bắt được Du Thản Chi để hành hạ cho thoả tính tàn bạo. Cô đã ra lệnh đánh Du Thản Chi thừa sống thiếu chết rồi nướng cái lồng sắt đỏ chụp vào đầu y, biến y thành tên Thiết sửu giải trí cho cô. Nhưng oái ăm thay, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Du Thản Chi đã say mê tấm dung nhan mỹ miều của A Tử. Hắn có thể hứng chịu cả trăm ngàn đau khổ để được nhìn thấy A Tử nở một nụ cười. Đôi mắt hắn long lên căm hờn khi có ai hướng về phía A Tử một cái nhìn thiện cảm. Hắn có một pho võ công rất kỳ bí là hàn khí của Kim tầm trùng độc làm nội công và đồ hình của Dịch Cân Kinh làm chiêu thức. Hắn đánh ai một chưởng thì người đó hoá thành băng tuyết ngay. A Tử đui hai mắt, không còn nhìn thấy gì trên đời. Thế là Du Thản Chi đi nhờ người ta tháo cái lồng sắt ra khỏi đầu mình và khuôn mặt của hắn trở thành khuôn mặt dị dạng của quỷ sứ. Hắn kiếm một cái khăn trùm đầu, tìm về với A Tử và tự đổi giọng nói, xưng mình là Trang Tụ Hiền; dẫn cô bé chu du giang hồ, khoe với cô rằng mình là kỳ nam tử, đẹp như Phan An, Tống Ngọc! Rõ ràng là khi có mặt A Tử, hắn đã đánh cho nhiều người thất điên bát đảo nên A Tử hết lòng tin cậy. Chính vì để bảo vệ bí mật cho những lời khoe khoang khoác lác đó, hắn đã phải năn nỉ nhiều người khen hộ hắn anh tuấn, đẹp trai để vừa lòng A Tử. Cái hài hước khi xây dựng cặp nhân vật A Tử - Du Thản Chi của Kim Dung tràn đầy nước mắt, bảo cười cũng được mà bảo khóc cũng không sai. Đó cũng là chất hài hước của Lỗ Tấn trong A.Q Chính Truyện khi A.Q được đưa ra pháp trường!

Được cười với những nhân vật của Kim Dung thật là một điều sảng khoái. Cái sảng khoái đó nằm trong những diễn tiến ngộ nghĩnh của câu chuyện, khiến người ta không tin cũng phải tin. Một thí dụ sinh động nhất là chuyện tuyển phu của công chúa Văn Nghi nước Tây Hạ. Công chúa Văn Nghi đã từng bị Thiên Sơn Đồng Mỗ bắt, cởi trần truồng và đem vào hầm nước đá tối thui cho nằm cạnh nhà sư Hư Trúc. Mục đích của Đồng Mỗ là phá giới Hư Trúc và quả nhiên, nhà sư trẻ đã không thoát qua khỏi vòng trần luỵ. Lòng anh vừa đau khổ nhưng cũng vừa cảm thấy hạnh phúc. Và suốt đời anh vẫn nhớ người trong mộng nhưng không biết nàng tên là gì, ở đâu. Đùng một cái, nước Tây Hạ ra bảng chiêu phu cho công chúa Văn Nghi. Những thế lực chính trị cảm thấy đây là thời cơ để phục hưng nền quân sự của quốc gia vì kẻ nào làm phò mã nước Tây Hạ là kẻ đó có thể nắm thực quyền về quân đội. Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý buộc con là thế tử Đoàn Dự phải đi. Cô Tô Mộ Dung Phục cũng đi đến cầu hôn với hy vọng phục hưng binh lực nước Đại Yên. Hoắc Đô Vương tử nước Thổ Lỗ Phồn cũng đến tranh thủ. Chỉ có chàng Hư Trúc là đi chơi, hoàn toàn không nghĩ đến chuyện tuyển phu. Tất cả chương trình tuyển phu chỉ gồm có 3 câu: "Trên đời, người thích ai nhất? Người ấy tên gì, ở đâu?". Các Vương tử, thế tử đều đáp xong. Đến lượt, người ta đùa cợt, đẩy Hư Trúc vào. Đáp câu thứ nhất, Hư Trúc bảo: "Trên đời ta chỉ thích nàng nhất". Câu thứ hai: "Tối quá, ta không biết tên". Câu thứ 3:"Trong hầm nước đá" Và chỉ 3 câu đó, Hư Trúc tìm ra người tình nhân - Mộng Cô - của mình, trở thành phò mã nước Tây Hạ giữa sự ngạc nhiên của mọi người. Hoá ra, trò tuyển phu đó không phải là một đòn phép chính trị nhằm đối địch với ai cả. Đó chỉ là một cách để tìm ra người đàn ông mà công chúa đã từng yêu dấu và trao thân gửi phận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Thế nhưng, không có tác phẩm nào tập trung cao độ tính hài hước bằng bộ Lộc Đỉnh ký. Từ cách xây dựng nhân vật trung tâm đến tình huống diễn tiến câu chuyện, đến ngôn ngữ nhân vật, Lộc Đỉnh ký là một bộ hài Kỵch lớn. Không chương nào của tác phẩm thiếu tiếng cười. Chuyện bắt đầu khi Vi Tiểu Bảo, một tiểu lưu manh trong động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu được Mao Thập Bát, một hào khách giang hồ đem lên Bắc Kinh. Bằng thủ đoạn ma mãnh, Vi Tiểu Bảo đã giết được Tiểu Quế Tử thái giám, hoá thân làm Tiểu Quế Tử. Từ đó, hắn thân cận được với vua Khang Hy, trở thành bạn nhỏ của nhà vua, giúp vua giết được loạn thần Ngao Bái, gia nhập thiên địa hội và hoạt động gián điệp. Hắn trở thành Chánh đô thống hoàng kỳ, phong tặng tước hiệu Ba Đồ Lỗ; Khâm sai đại thần đi công cán Vân Nam; Tứ hôn sứ; Bá tước; Nguyên soái cầm quân chinh phạt quân La Sát! Công lao hắn lớn hơn bất kỳ một vị cố mệnh đại thần nào của triều Khang Hy.

Để đạt được tột đỉnh vinh quang đó, hắn chỉ áp dụng hai thứ kinh nghiệm: một là kinh nghiệm sống trong động điếm và hai là những câu chuyện truyền kỳ trong bộ Anh Liệt Truyện mà hắn nghe được thủa còn ở Dương Châu. Thông qua nhân vật Vi Tiểu Bảo, người ta nhận ra một định đề bất ngờ: “Trên đời nầy, kỹ viện và hoàng cung là hai nơi trá nguỵ nhất”. Đắc thủ kinh nghiệm từ kỹ viện đến hoàng cung, Vi Tiểu Bảo trở thành nhân vật đệ nhất trá nguỵ. Nhân vật trá nguỵ ấy đã trở thành Hối minh hoà thượng, sư đệ của Hối Thông, phương trượng chùa Thiếu Lâm; rồi sau đó lại trở thành trụ trì chùa Thanh Lương trên Ngũ Đài Sơn ! Nhân vật ấy đủ sức “trị” tên đại Hán gian Ngô Tam Quế; trở thành cố vấn đặc biệt cho Sa hoàng Nga La Tư; thay mặt Khang Hy Hoàng đế quan hệ giao hảo với Mông Cổ và Tây Tạng.
Thế nhưng, nhân vật quan trọng ấy không biết chữ. Trong 3 chữ họ tên của mình, Vi Tiểu Bảo chỉ đọc được chữ Tiểu vì chữ này dễ nhận ra với 3 nét. Ấy thế mà bọn nhà văn có tên tuổi trong lịch sử văn học triều Thanh như Cố Viêm Võ, Tra Y Hoàng phục lăn phục lóc, hết lời ca ngợi. Nhân vật ấy đưa vào trong văn chương một mớ ngôn ngữ thoá mạ bình dân, tục tĩu như “con mẹ nó”, “tổ bà quân rùa đen”, “phường chó đẻ”... Vi Tiểu Bảo “sáng tạo” ra những thuật ngữ mà chưa một thời đại nào người ta dám đem gán ghép cho những nhân vật cao quý trong xã hội phong kiến: công chúa Kiến Ninh được coi là con đượi non, thái hậu được gọi là mụ điếm già. Mớ ngôn ngữ ấy đã được “truyền bá”. Trần Cận Nam, thầy của Vi Tiểu Bảo, cũng biết gọi thái hậu là “mụ điếm già”. Vua Khang Hy cũng học thứ ngôn ngữ bình dân của Vi Tiểu Bảo mà mở miệng thoá mạ “con mẹ nó”. Chẳng những thế, nhà vua cũng sẵn sàng làm những việc làm hết sức “bình dân”, chẳng ra thể thống một Đại Thanh Hoàng đế chút nào. Tôi cho rằng đoạn trích sau đây có thể nói lên chất hài hước cao đó của Lộc Đỉnh ký:

“Sách thánh hiền đọc nhiều quá, toàn những đoạn khô khan. Đột nhiên, nhà vua được nghe những câu “Tổ bà nó”, “Té đái vãi phân”, tuy thô tục nhưng cũng thấy vui vui liền bắt chước nhưng chỉ khi nói với Vi Tiểu Bảo mới đưa ra. Hôm nay, nhà vua gặp phụ hoàng, vừa hoan hỉ vừa bi thương, nhưng thân cận cha được nửa giờ đã bị đẩy ra ngoài cửa chẳng biết từ nay còn có dịp nào gặp lại, trong lòng rất là khó chịu. May có Vi Tiểu Bảo nói năng thú vị làm vơi nỗi uất ức đi nhiều. Khi bàn tới đại sự trừ phản dẹp loạn, ngài lại nổi hùng tâm.
Nhà vua đứng dậy đi ra ngoài sân mấy bớc, hai tay bê mấy hòn đá bày ra dưới đất, miệng nói:
- Hán quân có tứ vương, nào Đông Vương, nào Tây phiên, nào Bắc biên, phải phân chia ra không thể để chúng liên hiệp với nhau được. Lại còn Định Nam Vương Khổng Hữu Đức nhưng may thằng cha này chết rồi, chỉ để lại một đứa con gái thì cách đối phó chẳng khó khăn gì.
Nhà vua dứt lời, vung chân đá một hòn đá ra ngoài rồi nói tiếp:
- Cảnh Tinh Trung thần dũng hơn đời nhưng lại là kẻ vô mưu nên chẳng có chi đáng ngại. Chỉ cần làm cho hắn không liên minh được với họ Trịnh ở Đài Loan là xong.
Nhà vua lại đá một hòn đá nữa đi rồi nói tiếp:
- Thượng Khả Hỷ thì phụ tử bất hoà. Giữa hai cha con hắn cũng thành thế nước lửa nhằm khuynh loát nhau, chắc chẳng làm nên trò trống gì.
Khối đá thứ ba bị hất tung đi. Chỉ còn một khối đá lớn nhất. Nhà vua nhìn chằm chặp vào khối đá này, ngơ ngẩn xuất thần.
Vi Tiểu Bảo cất tiếng hỏi:
- Tâu Hoàng thượng ! Phải chăng đây là Ngô Tam Quế ?
Vua Khang Hy gật đầu.
Vi Tiểu Bảo mắng liền:
- Thằng giặc thối tha này. Sao mi không chết đi khiến cho Đức Hoàng Đế phải vì mi mà tổn thương cân não. Tâu Hoàng thượng ! Xin Hoàng thượng đái vào người hắn.
Vua Khang Hy cười ha hả, nổi dạ trẻ thơ, vạch quần đái vào phiến đá.
Ngài cười nói:
- Ngươi cũng đái vào đi.
Vi Tiểu Bảo cười rộ. Gã vừa đái vừa nói:
- Hồi sách này kêu bằng Vạn tuế gia cao sơn lưu thuỷ. Tiểu Quế Tử ... Tiểu Quế Tử ...
Gã chợt nhớ thầy đồ nói chuyện Tam Quốc có một hồi kêu bằng “Quan Vân Trường thuỷ yếm thất quân” liền nói tiếp:
- “Tiểu Quế Tử thuỷ yếm thất quân”
Vua Khang Hy không nín được, lại cười ha hả. Ngài vừa thắt quần lại vừa nói:
- Sau nầy mà ta bắt được tên giặc thối tha kia thật sự thì sẽ đái hẳn vào người hắn.
Vi Tiểu Bảo thấy Tiểu Hoàng Đế ra chiều căm hận Ngô Tam Quế thì trong bụng mừng thầm tự nhủ:
- Ta cùng bọn Mộc Vương phủ đánh cuộc về vụ này. Thế là phe mình ăn chắc đến quá nửa rồi.”
-
Và gần như không có nhân vật nào trong Lộc Đỉnh ký không có tính hài hước. Công chúa Kiến Ninh cũng biết chửi tục “Con mẹ nó, té đái vãi phân” và gây ra một hành động kinh thiên động địa mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm: lấy súng bắn nát bộ phận sinh dục của chồng chưa cưới. Hối Thông đại sư, trụ trì chùa Thiếu Lâm, ca ngợi sư đệ của mình là Hối Minh (tức Vi Tiểu Bảo) định lực cao cường khi đối đầu với bọn Cát Nhĩ Đan Vương tử mà chẳng biết Vi Tiểu Bảo sợ quá, thở cũng không nổi và đã “đi” ra đầy cả quần. Trừng Quang đại sư cầm đầu Thập bát La hán chùa Thiếu Lâm ngây thơ đến nỗi nghe Vi Tiểu Bảo đi chơi kỹ viện (động điếm) cũng cho rằng kỹ viện là một “viện” tương đương với Đạt Ma viện của chùa Thiếu Lâm. Thậm chí khi Trừng Quang đại sư nghiên cứu võ công cũng phải nhờ Vi Tiểu Bảo chỉ điểm, hướng dẫn!

Có người cho rằng Lộc Đỉnh ký là tác phẩm của thời đại chúng ta, Vi Tiểu Bảo là con người sống trong thời đại chúng ta. Tôi nghĩ là nhận định đó hết sức nghiêm túc và hợp lý. Với chất hài hước của Lộc Đỉnh ký, thế kỷ 20 hiện thân rành rành trong tiểu thuyết võ hiệp, với những con người, những tình huống, những suy nghĩ của nó.

Không dễ đưa chất hài hước vào văn chương như đưa vào sân khấu hay thơ ca. Tôi đã đọc Kim Dung nhiều lần trong đời. Với Du Thản Chi trong Thiên Long bát bộ, tôi nhỏ nước mắt. Với Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký, tôi cười ha hả. Nhiều đêm, chợt tỉnh giấc ngủ, nhớ đến Vi Tiểu Bảo, tôi bật cười một mình. Con người ngộ nghĩnh, thú vị, sống rất chân thật đó đã trở thành một biểu tợng hài hước của thế kỷ thứ 20 chứ không riêng gì trong tác phẩm võ hiệp của Kim Dung.

Trong hoàn cảnh đất nước chưa hoà bình, chiến tranh vẫn còn tiếp diễn nhiều nơi, lòng người hoang mang ly tán như xã hội miền Nam trước năm 1975, tác phẩm võ hiệp Kim Dung với những màn hài hước đặc sắc vụt trở nên phương tiện giải trí đắt giá. Tâm trạng chung của bạn đọc lúc đó là tìm ra một cái gì vui trong một đời sống có nhiều bế tắc và niềm bi thảm. Ta không thấy làm lạ khi người đọc đón nhận từng chương, từng hồi của tác phẩm Kim Dung đăng trên báo dưới dạng feuilleton. Tôi chưa nói đến giá trị văn học, giá trị tư tưởng, giáo dục. Chỉ một chức năng giải trí, văn chương Kim Dung đã đáp ứng đầy đủ cho người đọc. Hài hước trở thành một thang thuốc bổ, đem lại cho đời nụ cười ý vị.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
10.
GHEN


Ghen (jalousie) là một tình cảm tự nhiên của con người, đặc biệt là ở phụ nữ. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, tuy trọng tâm phản ánh về những sinh hoạt võ lâm, cũng đã có những nhân vật ghen tuông, tình huống ghen tuông thú vị. Nhận định về tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp của ông mà không nhận định về cái ghen quả thật là một thiếu sót.
Một cách khái quát, Kim Dung dùng khái niệm rất cụ thể để nói về cái ghen. Ghe được gọi là “bình giấm chua” hoặc “ghè tương”. Còn cái binh giấm chua và ghe tương đó đổ bể trong tình huống nào, đổ bể ở đâu thì lại là chuyện khác.

Ở mức độ sơ cấp, người phụ nữ bày tỏ lòng ghen tuông một cách nhẹ nhàng, đôi khi không khỏi khiến độc giả buồn cười, thương hại. Đó là trường hợp Á bà bà (bà già câm) (Tiếu ngạo giang hồ). Ở tuổi đôi mươi, bà đã xuất gia đi tu và là một nữ ni xinh đẹp. Có một chàng đồ tể cảm mến sác đẹp đó, cứ theo tán tỉnh hoài. Và hắn cũng cạo đầu đi tu, tự đặt pháp hiệu cho mình là Bất Giới hoà thượng. Hắn cho rằng “chỉ có ông sư mới có thể yêu bà vãi” (?) Họ thành vợ chồng và sinh ra cô con gái xinh đẹp là Nghi Lâm. Một lần, Bất Giới nhìn thấy Ninh Trung Tắc, vợ Nhạc Bất Quần. Ông ta lỡ miệng khen Ninh Trung Tắc đẹp, thế là Á bà bà nổi cơn ghen vì “đã có vợ rồi, sao lại còn khen kẻ khác đẹp?”. Bà ta bỏ luôn Bất Giới, vào phái Hằng Sơn giả làm mụ già câm điếc, chuyên việc quét chùa, lau tượng trong 18 năm, báo hại Bất Giới đi tìm muốn chết!

Ở mức độ trung cấp, cái ghen bắt đầu có “bài bản” hơn. Đó là trường hợp ghen của Mai Phương Cô (Hiệp khách hành). Mai Phương Cô thầm yêu trộm nhớ Thạch Thanh nhưng Thạch Thanh chỉ yêu và cưới Mẫn Nhu. Họ sinh được hai đứa con trai song sinh: Thạch Trung Ngọc và Thạch Phá Thiên. Thạch Phá Thiên mới 6 tháng tuổi thì... mất tích. Ai bắt? Chính là Mai Phương Cô. Nàng đem cậu bé về hoang sơn dã lĩnh ở Triết Giang nuôi nấng, đặt tên cho bé là Cẩu Tạp Chủng (chó lộn giống) để mỗi khi lòng ghen tuông với hạnh phúc của Mẫn Nhu nổi lên, nàng kêu mấy tiếng “cẩu tạp chủng” cho đỡ buồn!

Cẩu Tạp Chủng lớn lên, thành một chàng trai tuấn tú, hiền lành nhưng hoàn toàn dốt nát. Nhưng chính nhờ đó mà chàng trở thành một con người đệ nhất võ công đắc thủ được trong bài thơ Hiệp khách hành, khác xa người anh ruột dâm ác và tàn bạo Thạch Trung Ngọc. Hiệp khách hàng - một bài thơ danh tiếng của Lý Bạch, đi vào tiểu thuyết Kim Dung, trở thành một tác phẩm tiểu thuyết ca ngợi lòng dũng cảm, đức hy sinh và tâm hồn trung hậu của chàng trai Cẩu Tạp Chủng Thạch Phá Thiên.

Ở mức độ cao cấp, cái ghen được Kim Dung nâng lên thành những âm mưu, thủ đoạn cao cường. Đó là cái ghen của Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga Mi (Ỷ thiên Đồ long ký). Ở trên đảo hoang, để độc chiếm kiếm Ỷ thiên và đao Đồ long, cô đánh thuốc mê cho mọi người, lấy kiếm rạch mặt và giết Hân Ly, trói Triệu Minh và bỏ lên một con thuyền thả lênh đênh, mưu đồ để Triệu Minh chết đói vừa đổ vạ cho nàng. Trở về trung Nguyên, Chu Chỉ Nhược lập tức tiến hành hôn với Trương Vô Kỵ nhưng lại bị Triệu Minh phá ngang, làm Trương Vô Kỵ bỏ hôn lễ và chạy theo Triệu Minh để tìm nghĩa phụ tạ Tốn. Chu Chỉ Nhược vừa thẹn, vừa sợ bại lộ âm mưu, đã sử dụng một chiêu ác độc nhất trong Cửu âm bạch cốt trảo, định đánh vỡ sọ Triệu Minh để bịt đầu mối. Tuy nhiên Triệu Minh chỉ bị thương, và nhờ vết thương đó, Trương Vô Kỵ mới dần hiểu được rằng Chu Chỉ Nhược là người đánh cắp kiếm Ỷ thiên và đao Đồ long, luyện thành Cửu âm bạch cốt trảo giấu trong thân kiếm, bắt cóc cha nuôi của mình là Tạ Tốn và là người giết Hân Ly.

Cái ghen tuông không chỉ có trong những bậc nữ lưu bình thường. Cái ghen trong bậc nữ lưu quý tộc còn ghê gớm hơn. Đó là trường hợp của Đao Bạch Phụng, người tộc Bãi Di, vợ Đoàn Chính Thuần. Thân là Vương phi nước Đại Lý, giận chồng lăng nhăng, đã đem tấm thân ngàn vàng cho gã ăn mày dơ dái ân ái... “Mối tình” chớp nhoáng đó đã sinh ra vương tử Đoàn Dự, danh nghĩa là con Đoàn Chính Thuần nhưng huyết thống là con Đoàn Diên Khánh. Vương phu nhân, gốc người tộc Đảng Hạng (Tiên Ty), còn ghen ghê gớm hơn. Giận Đoàn Chính Thuần, hễ ai họ Đoàn nước Đại Lý lọt vào sơn trang của bà là bà ra lệnh giết để làm phân bón hoa.

Tuy nhiên, cái hay của Kim Dung là không biến những tình huống ghen tuông trong tác phẩm của mình trở thành những vụ án hình sự có nhà tan, người chết. Những nhân vật của ông chỉ ghen như một cách bày tỏ thái độ, chẳng có ai chết cả. Hên ly vẫn không chết do nhát kiếm của Chu Chỉ Nhược, thậm chí, nhờ đó mà độc tính của Thiên châu tuyệt hộ thủ theo máu thoát ra ngoài và cô... sống lại.

Đứng trên quan điểm hôn nhân của chế độ phong kiến, Kim Dung cho phép những nhân vật nam của mình có nhiều vợ, nhiều tình nhân. Đoàn Chính Thuần có một vợ và... 5 tình nhân (có kể lại!); Vi Tiểu Bảo có... 7 vợ và một tình nhân. Tuy nhiên, Kim Dung cũng đã để cho những nhân vật nữ của mình đấu tranh chống lại quan điểm đa thê sai trái đó. Một cách tích cực, ghen tuông được coi là một cách thể hiện phản ứng chế độ đa thê. Những Á bà bà, Đao Bạch Phụng... là những con người đã phản ứng như vậy.

Quả thật đáng buồn nếu có những nhân vật (và ngay cả những người thật) không biết yêu và cũng chẳng biết ghen. trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, người ta yêu tha thiết nhưng ghen tuông cũng cháy chòi lá! Rõ ràng, tuy lấy bối cảnh là xã hội phong kiến Trung Quốc nhưng tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung lại đi sát cuộc đời bởi vì tâm tình trong đó là tâm tình của xã hội phương Đông thời hiện đại.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
11.
CHẤT THƠ


Đưa thơ vào trong tiểu thuyết, cho tiểu thuyết có chất lãng mạn nhằm tạo thi hứng cho cả người viết lẫn người đọc là đặc điểm cố hữu của 300 tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần có trên vài trăm bài thơ và khi thực hiện phim Hồng Lâu Mộng, các nghệ sĩ Bắc Kinh đã biến những bài thơ này thành nhạc từ - một dạng nhạc phủ - được hát lên, làm giàu thêm chất liệu nghệ thuật cho tác phẩm điện ảnh. Nhà văn Kim Dung đã kế thừa phong cách đưa thơ vào tác phẩm tiểu thuyết như các nhà văn tiền bối mặc dù tiểu thuyết chương hồi của ông là tân văn tiểu thuyết. Ở chừng mực nào đó, Kim Dung là một nhà thơ thực sự; ông đã viết cả vài trăm bài thơ, đặc biệt là thơ Thiền tông. Những bài thơ này chưa được in ra; người đời chỉ biết ông là nhà văn chứ chưa hề hiểu được ông còn là một nhà thơ. Chúng ta cũng lưu ý rằng ông nội Kim Dung đã từng làm tri huyện huyện Đơn Dương, Triết Giang và là một nhà thơ khá nổi tiếng cuối đời Thanh với thi tập Hải Ninh Sát Thị Sao Thi. Có lẽ âm vang của truyền thống tiểu thuyết Minh - Thanh, âm vang của truyền thống gia đình đã khiến Kim Dung mạnh dạn đưa thơ vào tiểu thuyết võ hiệp, làm cho những tác phẩm văn xuôi của ông mênh mang một màu thi ca lãng mạn, trữ tình.

Có những tác phẩm của Kim Dung lấy thơ làm nguồn cảm hứng chủ yếu. Đó là trường hợp bộ Hiệp khách hành, gồm 14 quyển. Hiệp khách hành là tựa đề một bài thơ dài của nhà thơ Lý Bạch, một trong Đường - Tống bát đại gia mà lịch sử văn học Trung Quốc rất đỗi tự hào. Thơ Lý Bạch có nhiều thể tài: Diễm ca (ca ngợi cái đẹp), Tuý ca (viết trong lúc say), Biệt ca (viết lúc chia tay nhau), Biên tái ca (viết về cuộc đời chinh chiến), Tình ca (ca ngợi tình yêu), Hành ca (ca ngợi chuyện giang hồ mạo hiểm),... Hiệp khách hành là một bài thơ ngũ ngôn, thuộc thể Hành ca, ca ngợi Nguỵ Vô Kỵ, tức Tín Lăng Quân, công tử nước Nguỵ và 2 hiệp khách - Hầu Doanh, người giữ cửa Di Môn cùng Chu Hợi, anh hàng thịt. Hai người đã có công giúp Tín Lăng Quân đưa quân sang cứu nước Triệu, bảo vệ Hàm Đan, chống lại quân Tần thời Chiến quốc.

“Triệu khách mạn hồ anh
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân yên chiếu bạch mã
Táp nạp như lưu tinh...”

Đi vào trong tiểu thuyết Kim Dung, cả bài thơ Hiệp khách hành vẫn được giữ nguyên nhưng nó không còn là một bài thơ nữa. Nó chính là một pho võ công mà ai có tấm lòng chân chất nhất, ít cơ tâm nhất mới nhận ra được. Con người đó là một chàng trai không hề biết chữ: Thạch Phá Thiên tức Cẩu Tạp Chủng. Anh cóc cần bài thơ nói lên ý nghĩa gì, câu thơ biểu đạt điều gì. Anh chỉ nhìn nét chữ. Ví dụ chữ Hành gồm 6 nét thì anh khám phá ra sáu thế võ tương ứng với 6 nét đó chứ không cần biết Hành là đi hay chạy. Anh cứ lẳng lặng khám phá tự dạng như thế cho đến chữ cuối cùng và đắc thủ một môn thần công, điều mà có những người bỏ ra mấy chục năm vẫn không khám phá được. Kim Dung gọi đó là lối trước ý.

Thiên Long bát bộ mênh mang một không khí lãng mạn, trữ tình của thơ. Đó là những câu thơ của Kim Dung làm ra để ca ngợi hoa trà, một quốc hoa của nước Đại Lý:

Thanh quần ngọc diện như tương thức
Cửu nguyệt trà hoa mãn lộ khai
(Quần xanh, vóc ngọc tuồng quen mặt
Tháng chín, hoa trà rợp lối đi)
Hoặc:
Xuân câu thuỷ động trà hoa bạch
Hạ cốc vân sinh lệ tử hồng
(Dòng xuân nước gợn hoa trà trắng
Non hạ mây trôi trái vải hồng).

Đó là những câu thơ do chính Kim Dung làm ra nhưng được gắn vào cho những nhân vật của mình, để các nhân vật tỏ tình trước tình nhân. Thí dụ Trấn Nam vương gia Đoàn Chính Thuần, một con người phong tình rất mực, thường “nói” với các tình nhân Vương phu nhân và Tu la đao Tần Hồng Miên. Với Vương phu nhân, một người rất yêu hoa, Đoàn Chính Thuần đọc:

Dưới khóm mẫu đơn đành bỏ mạng
Chết làm quỷ sứ cũng oai phong

Với Tần Hồng Miên, một người chuyên phóng Tu la đao, Đoàn Chính Thuần chỉ “biên tập” hai chữ mẫu đơn:

Dưới lưỡi Tu la đành bỏ mạng
Chết làm quỷ sứ cũng oai phong

Thi ca, từ phú không thể tách rời với thi pháp. Trong những ngày sống chung với Nguyễn Tinh Trúc, Đoàn Chính Thuần đã chép tặng bà này bài Sầm viên xuân, một bài từ danh tiếng:

Sóng thu dường điểm mực
Tóc phượng rủ bên tai
Dung nhan tuấn nhã
Vẻ thiên nhiên càng ngắm càng tươi
Cách hoa nhìn bóng dáng
Vằng vặc ánh sao thưa
Ngồi tựa lan can ngắm
Mặt hồ gươm phẳng lặng như tờ
...Bao giờ quên được
Hình ảnh lúc chia phôi
Khăn là ướt đẫm
Ly biệt đôi đàng dòng lệ rơi.

Đoàn Chính Thuần là một vương gia phong nhã, có riêng một thư pháp. Chính nhờ đó, Tiêu Phong đã đối chiếu nét chữ trên bài từ với nét chữ của một nhân vật ẩn danh được gọi là “Thủ lĩnh đại ca” trong lá thư viết về truyện giết cha ông ngoài Nhạn Môn Quan và biết Đoàn Chính Thuần không phải là người chủ mưu vụ giết cha mình.

Thơ luôn gắn liền với tình yêu, đặc biệt là những mối tình dang dở. Gần như Kim Dung tôn trọng triệt để mô thức đó... Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung và Nhạc Linh San thương yêu nhau. Rồi một người thứ ba - Lâm Bình Chi - hiện ra và Nhạc Linh San say mê Lâm Bình Chi, phụ rẫy mối tình của Lệnh Hồ Xung. Nàng lấy Lâm Bình Chi khi Lâm Bình Chi đã tự thiến (dẫn đao tự cung) để luyện Tịch tà kiếm phổ. Biết chồng mình không còn là đàn ông nữa, Nhạc Linh San đau đớn nhớ thương chàng Lệnh Hồ Xung. Cô đã đề lên trên tấm vải một bài thơ của danh sĩ Lý Thương Ẩn, mượn thơ người để biểu đạt tâm trạng của mình:

Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan.

Ngày Nhạc Linh San chết đi, Lệnh Hồ Xung trở về núi Hoa Sơn. Anh vào căn phòng riêng của Nhạc Linh San và đọc được hai câu thơ ấy, biết được tâm trạng Nhạc Linh San và cảm thấy thương yêu cô gái bất hạnh hơn bao giờ hết.
Cũng trong Tiếu ngạo giang hồ, ta đọc được những câu thơ bình dân khá nổi tiếng của người Trung Hoa. Gần như bọn giang hồ hào sĩ thường lấy những câu thơ nầy làm câu cửa miệng, đọc lên trong những tình huống thích hợp. Thí dụ khi chia tay nhau họ đọc:

Thanh sơn bích thuỷ
Hậu hội hữu kỳ
(Non xanh trơ đó
Nước biếc vẫn đây
Còn ngày gặp gỡ)

Hay khi khuyên ai xuống tay giết một người, họ thường đọc hai câu thơ:

Tiểu lượng phi quân tử
Vô độc bất trượng phu
(Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử
Không độc sao nên đấng trượng phu)

Những câu thơ thông tục, đặt đúng vào vị trí trong văn cảnh, đã làm tác phẩm tăng thêm chất văn học.
Thơ luôn gắn liền với kinh điển của các tôn giáo, bang hội. Trong kinh của Báo hoả giáo Ba Tư, có đến trên 100 bài thơ của Nga Mạc, đã được nhà thơ Quách Mạt Nhược dịch ra bản Quan thoại. Kim Dung đã khéo léo sử dụng một bài thơ ngắn nói về số phận con người, gắn bài thơ đó vào thân phận Tiểu Siêu, cô gái lai Ba Tư - Trung Hoa trong Ỷ thiên Đồ long ký. Tiểu Siêu thương yêu Trương Vô Kỵ nhưng không hề nói lên lòng thương yêu đó. Cô chỉ vẫn thường hát cho anh nghe:

Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung

Chỉ có 17 chữ nhưng bài thơ cực kỳ hàm súc. Tôi xin tạm dịch:

Chợt đến như dòng nước chảy
Rồi tàn như gió thoảng mau
Chẳng biết từ nơi nào đến
Và chẳng biết tàn nơi đâu.

Cho đến khi Tiểu Siêu hôn Trương Vô Kỵ, từ biệt anh để trở về Ba Tư, Trương Vô Kỵ mới khám phá ra ý nghĩa của tình yêu nằm trong lời kinh Bái hoả giáo. Cuộc đời con người ngắn ngủi thì tình yêu cũng thế; cũng Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong và bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung. Tôi cho đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển là đoạn hay nhất, giàu chất thơ nhất trong cả 12 pho tiểu thuyết đồ sộ của Kim Dung.

Thơ chính là Đạo. Kim Dung muốn bạn đọc của mình nhận ra điều ấy. Ông đã để cho những nhân vật của mình xuất khẩu thành thơ, ngôn từ đơn giản nhưng ý tứ - cái Đạo bên trong - lại rất bao la, thâm diệu. Thí dụ như bài thơ của nhà sư Trí Quan đọc cho Kiều Phong khi nghe Kiều Phong lên núi thiên thai, chùa Chỉ Quán, yết kiến ông và hỏi thăm gốc gác của mình. Tự thâm tâm, Kiều Phong rất xấu hổ, rất đau đớn vì mình là người Khiết Đan; mình không thuộc dân tộc Hán. Nhà sư Trí Quan đã giải quyết mối ưu tư nội tại của Kiều Phong bằng một bài thơ mang chất thiền mênh mông:

Khiết Đan với Hán nhân
Bất luận giả hay chân
Ân oán cùng vinh nhục
Không hơn đám bụi trần

Kim Dung đã đẩy tiểu thuyết của mình đi đến bờ cõi bao la của triết học. Và tuỳ trình độ nhận thức, cảm thụ; các nhân vật của ông ngộ hay không ngộ vấn đề. Tất nhiên, bài thơ như thế này rất gần gũi với con người, không đến nỗi bí hiểm như những công án của Thiền tông.

Trong 12 pho tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, thơ Trung Hoa và thơ của Kim Dung xuất hiện đều đặn. Nó trung hoà với tính chất sắt máu của cuộc đấu tranh chánh - tà, thể hiện cái hồn của văn học tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Nó kết hợp với thư pháp (phép viết chữ), hình thành nên những pho võ công cho phán quan bút, kiếm pháp, chưởng pháp. Nó làm nên tố chất lãng mạn cho tình yêu, chất triết lý cho tôn giáo, chất trí tuệ cho đời sống. Đưa thơ vào truyện kiếm hiệp như ông quả là thủ pháp của một nhà văn cao cường. Có thể nói, Kim Dung đã vượt xa những bậc tiền bối của mình trong hệ tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Kim Dung là một nhà thơ có tài và tài năng của ông thực sự phát triển rực rỡ khi người tình Hạ Mộng ra đi khỏi vòng tay ông.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
12.
NGÔN NGỮ BÌNH DÂN


Trước hết, ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, không ai cấm nhà văn đưa vào hệ thống ngôn ngữ bình dân, đặc biệt là ngôn ngữ thoá mạ, vào trong tác phảm của mình. Có nhiều khi, một từ thoá mạ thô thiển, thậm chí tục tĩu, nằm đúng vào ngữ cảnh của câu văn hoặc tình huống của chương hồi lại tạo ra được yếu tố nghệ thuật bất ngờ, thú vị cho văn chương.

Đọc văn chương Trung Hoa, chúng ta bắt gặp ngôn ngữ thoá mạ gần như là yếu tố khá phổ biến, bàng bạc trong tác phẩm. Bộ tiểu thuyết sử thi Tây Hán chí (Hán Sở tranh hùng) có nhiều đoạn mô tả phương pháp thoá mạ mà các tường lĩnh của Hán vương Lưu Bang và Tây Sở bá vương Hạng Vũ đùng để chửi bới lẫn nhau với mục đích chọc giận kẻ thù, buộc kẻ thù không chịu nhục được, phải mở cửa thành ra đánh. Gặp kẻ thù ngoan cố, chịu nhục giỏi, các tướng lĩnh còn ra lệnh cho bọn mạ thủ (chuyên chửi) cưởi truồng ra mà thoá mạ. trong AQ chính truyện, Lỗ Tấn đã cho phép nhân vật AQ của mình thực hiện phép “thắng lợi tinh thần”, thình thoảng cũng thoá mạ cũ Triệu, Vương râu xồm, Đôn oắt tì và Tây giả cầy: “Mày là cái thứ đồ gì? Con ông về sau còn hơn gấp mười lần mày” hoặc “Nó đánh mình như đánh bố nó”. Văn chương của Kim Dung là thế giới của bọn hào sĩ giang hồ; trong đó một nửa là bàng môn tả đạo, bắt gà, trộm chó, cướp của, giết người, lại bất học vô thuật nữa cho nên chuyện thoá mạ đối với họ như cơm bữa.

Bộ Hiệp khách hành là bộ tiểu thuyết có lối thoá mạ kỳ lạ nhất. Mỗi khi nghĩ đến tình địch, Mai Phương Cô thoá mạ con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu là Cẩu Tạp Chủng, kêu tên Cẩu Tạp Chủng chửi mấy tiếng cho đỡ buồn. Đối với người đàn bà ghen uông ghê gớm này, một nửa Thạch Phá Thiên có chất người của Thạch Thanh, một nửa còn lại có chất “chó má” của Mẫn Nhu! Cậu bé phải mang cái tên Cẩu Tạp Chủng cho đến năm 20 tuổi mới biết được tên mình là Thạch Phá Thiên.

Thiên Long bát bộ cũng có một hệ thống ngôn ngữ thoá mạ phong phú. Một nhà sư trẻ Phật lực cao cường, kinh điển tinh thông, lòng dạ đoan chính như Hư Trúc cũng bị Thiên Sơn Đồng Mỗ cung Linh Thứu núi Phiêu Diễu thoá mạ là “xú hoà thượng, sư chết chém, thầy chùa chết đâm”. Bọn “quần tiên” 36 động 72 đảo là một phường bàng môn tả đạo ô hợp; đàn ông thì tự xưng là “lão gia, lão tử”, đàn bà thì tự xưng là “lão nương”. Bọn đệ tử của Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu thì tán tụng thầy: “Tinh Tú lão tiên thần thông quảngđại thiên hạ vông song. Lão gia đá một phát như trời long đất lở, vẫy tay một cái nhật nguyệt lu mờ” và đối với các phài khác, bọn họ coi chẳng ra gì. Thế như khi Đinh Xuân Thu bị Hư Trúc đánh ngã, cả bọn lại nịnh Hư Trúc và quay ngược thoá mạ Đinh Xuân Thu: “Ánh lửa đom đóm mà dám tranh sáng với mặt trời mặt trăng. Ngươi là kẻ tiểu nhân gian tà, độc ác”. Kiểu thoá mạ như vậy gây cho người đọc những nụ cười thú vị về thói nịnh, thói xu viêm phụ nhiệt.

Mà không chỉ có bọn đàn ông mới thoá mạ. Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung còn xây dựng một hình tượng phụ nữ khá độc đáo: nàng hoa khôi Ôn Khang, vợ Mã Đại Nguyên. Người đàn bà đẹp này bình thường khép nép, nghiêm cẩn, rõ ra khí tượng của một thiếu phụ khả kính. Nhưng trước khi nàng ta chết, người đọc mới hiểu ra rằng nàng là kẻ dâm loạn với Đoàn Chính Thuần, Bạch Thế Kính. Trước khi chết, Ôn Khang còn ráng thu hết tàn lực thoá mạ Kiều Phong một hồi với mới ngon ngữ vừa tục tĩu vừa độc ác. Và càng thoá mạ, đôi mắt nàng càng sáng lên, gương mặt lại có vẻ cao hứng, phấn khởi!

Bọn quần hào bốn châu Tề, Lỗ, Dự, Ngạc trong Tiếu ngạo giang hồ có trình độ thoá mạ cũng thuộc hạng thượng thừa. Chúng kết hợp với Đào Cốc lục tiên cùng một giuộc, hễ mở miệng ra là “con mẹ nó, 18 đời tổ tôn quân rùa đen, phường đê tiện”. Đặc biệt ngôn ngữ thoá mạ còn được dùng như mộ thứ mật khẩu để nhận ra nhau. Lệnh Hồ Xung, chưởng môn Hằng Sơn, bị bọn đệ tử Tung Sơn từng bị chàng đâm mù mắt vây hãm trong hang động tối đen núi Hoa Sơn, tìm mọi cách để giết chàng. Khi phóng kiếm ra trong bóng tối, họ thường chửi: “Cút con bà mày đi!”. hoá ra, đó là mật khẩu để nhận ra nhau. Lệnh Hồ Xung thoá chết nhờ biết học và dùng câu “Cút con bà mày đi!”. Những kẻ khiếm thị kia cứ ngỡ chàng là đồng bọn! (Tiếu ngạo giang hồ).

Nhưng không ở tác phẩm nào, ngôn ngữ thoá mạ được hệ thống hoá một cách tinh xảo và nâng cao thành ngôn ngữ văn học lạ lùng như trong Lộc Đỉnh ký. Vi Tiểu Bảo Xuất thân từ Lệ Xuân viện thành Dương Châu, 13 tuổi đã lĩnh hội trọn vẹn mớ ngôn ngữ tục tĩu của khách làng chơi và đám kỹ nữ. Khi được vào trong cung nhà Thanh, hắn lại được tu nghiệp thêm với bọn thái giám và thị vệ, trở thành một chuyên gia thoá mạ hạng nhất. Hắn gọi Tổng quản thái giám là “Hải lão con rùa”, gọi thái hậu là “mụ điếm già”, gọi công chúa Kiến Ninh là “con đượi non”, gọi Ngô Tam Quế là “đại Hán gian”, gọi Ngô Ứng Hùng là “tiểu Hán gian”. Tiến quân ra biên giới Đông Bắc đánh nhau với nước Nga, hắn gọi quân Sa hoàng là “bọn quỷ Hồng mao”. Bắt được một số hàng binh Nga, hắn buộc những người này phải ra trận làm mạ thủ, chửi bới viên tư lệnh quân Nga là Á Nhĩ Thanh Tư Cơ, chọc giận cho quân Nga khai thành tiếp chiến. Tuy nhiên, hắn cực kỳ thất vọng khi hàng binh Nga chỉ biết chửi “người là đồ heo, đồ chó”. Hắn vỡ lẽ ra rằng về phương pháp và nội dung thoá mạ, người Trung Quốc cao cường hơn người Nga; câu văn phong phú hơn mà tiết tấu cũng nhịp nhàng hơn. Nghệ thuật chửi bới của Vi Tiểu Bảo xuất thần nhập hoá đến nỗi hai ông thầy của hắn cũng theo học mớ ngôn ngữ tào lao đó. Vua Khang Hy và trần Cận Nam cũng theo cách chửi của Vi Tiểu Bảo, chửi tục. Chửi cho vui!
Văn chương là sự phản ánh cuộc sống xã hội nhất định trong một giai đoạn nhhất định. tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung nói về bọn hào sĩ giang hồ thời phong kiến. Mà cái mặt bằng văn hoá thời phong kiến của xãn hội Trung Hoa quá thấp, là sản phẩm của một nền kinh tế nhỏ và lạc hậu. Chính trong một xã hội như vậy, việc đưa ngôn ngữ thoá mạ vào miệng nhựng nhân vật của mình là một cái gì hết sức tự nhiên. Vấn đề còn lại là ngôn ngữ thoá mạ ấy hiện ra trong ngữ cảnh nào, trong trường hợp nào. Kim Dung đã làm một chuyện hết sức tài hoa: việt được những bộ tiểu thuyết trường thiên, giàu tính nghệ thuật bằng sự pha trộn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, trong đó có ngôn ngữ thoá mạ.

Ông sáng tác tiểu thuyết tại Hongkong, nhưng văn chương Quan thoại trong tác phẩm của ông cực kỳ trong sáng và nghệ thuật: rất gần gũi với Quan thoại Trung Quốc. Tháng 1/1995, ông về Bắc Kinh diễn thuyết và nhận hàm giáo sư danh dự Đại học Bắc Kinh; các học giả Trung Hoa đã ca ngợi cách thể hiện của Kim Dung, coi ông là nhà văn lớn của nền văn chương Quan thoại hiện đại. Kim Dung đã biết dung nạp cái nhã và cái tục, sử dụng cái tục để tạo ra cái nhã. Thủ pháp diễn đạt của ông là thủ pháp của nhà văn thượng thừa. Có lẽ vì thế mà hôm nay, 12 bộ tiểu thuyết của ông đã được các nhà xuất bản Trung Quốc in lại và được bày bán, trân trọng đón nhận trên toàn cõi Trung Hoa. Kim Dung có thêm cả tỷ độc giả chính thức.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
13.
SỐ PHẬN NHỮNG BỘ SÁCH


Trước khi là một nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã là nhà văn hoá. Và là một nhà văn hoá cho nên ông rất chú trọng đến các vấn đề văn hoá, đặc biệt là các vấn đề về thế giới sách. Ông đã dành cho sách một vị trí khá quan trọng, không phải chỉ trong những bài viết trên tờ Minh báo mà còn ngay trong tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp vốn đầy tính đấu tranh của giới võ lâm. Ta có thể tìm trong thế giới võ hiệp của ông một thế giới vế sách và số phận của những bộ sáfch đó cũng đầy sóng gió như số phận những nhân vật chính trong tác phẩm của ông.

Một cách khái quát, Kim Dung có cách gọi tên sách rất phong phú. Sách được gọi là Thư; như bộ Võ Mục di thư của Nhạc Phi (tức Nhạc Võ Mục) giấu trong bảo đao Đồ Long (Ỷ thiên Đồ long ký), bộ Minh thư tập lược của Cố Viêm Võ và Tra Y Hoàng (Lộc Đỉnh ký). Sách được gọi là Phổ; như Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm ở Phúc Châu (Tiếu ngạo giang hồ), Cầm phổ và Tiêu phổ của khúc hợp tấu Tiếu ngạo giang hồ. Sách được gọi là Kinh; như Thần chiếu kinh của Đinh Điển (Liên thành quyết), Lục mạch thần kiếm kinh của chùa Thiên Long và Dịch cân kinh của chùa Thiếu Lâm (Thiên Long bát bộ), Tứ thập nhị chương kinh của Bát kỳ triều Thanh (Lộc Đỉnh ký), Dược vương kinh (Phi hồ ngoại truyện). Sách được gọi là Điển, như Quỳ hoa bảo điển (Tiếu ngạo giang hồ). Sách được gọi là Lục, như bộ Tử hà bí lục của phái Hoa Sơn (Tiếu ngạo giang hồ). Sách được gọi là Tâm pháp, như bộ Càn không đại nã di tâm pháp (Ỷ thiên Đồ Long ký). Sách được gọi là Ký, như Minh giáo lưu truyền Trung thổ ký của Dương Tiêu viết về quá trình hình thành Bái hoả giáo (Minh giáo) ở đất Trung Hoa (Ỷ thiên Đồ Long ký).

Những bộ sách mà Kim Dung đề cập đến được ghi chép với nhiều dạng văn tự khác nhau trên những phương tiện khác nhau. Vũ Mục di thư, Cửu âm chân kinh chép bằng chữ Hán (khải thư) trên những tờ giấy (hay lụa ???) mỏng vàng khè. Lục mạch thần kiếm kinh chép bằng chữ Hán, có đồ hình hướng dẫn chép trên lụa quý. Tịch tà kiếm phổ lại chép trên áo cà sa. Dịch cân kinh chép bằng tiếng Phạn (Sanskrit) trên giấy. Hấp tinh đại pháp của Nhậm Ngã Hành mà Lệnh Hồ Xung học được được khắc trên tảng sắt nằm trong nhà ngục ở Thái Hồ. Võ công phái Tiêu Dao (Thiên Long bát bộ) hay công phu Hiệp khách hành (Hiệp khách hành) được khắc trên đá). Càn không đãi nã di tâm pháp được chép trên tấm da dê. Võ công Minh giáo Ba Tư được khắc bằng tiếng Ba Tư (Presian) trên 6 tấm Thánh hoả lệnh dài ngắn khác nhau, xương không ra xương, ngà không ra ngà. Nói cách khác, những bộ sách mà Kim Dung đề cập đến khá phong phú về văn tự, đa dạng về vật liệu làm sách.

Ngay cả cách chép sách cũng lạ: phải vận chỉ công để khắc chữ trên sắt (Hấp tinh đại pháp trong Tiếu ngạo giang hồ); phải đem Thánh hoả lệnh nhúng vào một lớp sáp rồi viết chữ lên lớp sáp và dùng cường toan (acide) đồ theo những chữ đã viết mới ra tự dạng trên Thánh hoả lệnh.

Sách đã lạ, cách đọc sách càng lạ hơn. Lệnh Hồ Xung sẽ không đọc được Hấp tinh đại pháp nếu không cởi trần truồng nằm trên tấm sắt cho những chữ khắc đó hằn lên da thịt. Trương Vô Kỵ sẽ không hiểu được võ công Ba Tư nếu như Bảo Thụ vương của Ba Tư không bị đánh Thánh hoả lệnh trúng vào má cho chữ bị hằn lên để Tiểu Siêu đọc và dịch ra tiếng Hán. Vô Kỵ cũng không biết tấm da dê là Càn khôn đại nã di tâm pháp nếu Tiểu Siêu không trích máu ngón tay nhỏ vào cho chữ hiện ra. Du Thản Chi chỉ có thể lãnh hội được Dịch cân kinh khi cúi đầu xuống đất, chổng chân lên trời. Tựu trung, những bộ sách trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mang theo nhiều điều bí ẩn khó tả, có người cầm nó trong tay nhưng chẳng biết được giá trị liên thành - chiều sâu chứa đựng trong bộ sách.

Số phận của những bộ sách được Kim Dung hư cấu trong tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông đã thực sự cuốn hút người đọc, đưa người đọc đi vào một thế giới tiểu thuyết vừa siêu thực nhưng cũng rất hiện thực.

Có những bộ sách trở thành tực đề luôn cho tác phẩm. Đó là trường hợp của khúc hợp tấu cầm – tiêu Tiếu ngạo giang hồ, khúc hợp soạn của hai con người thanh nhã: Lưu Chính Phong, cao thủ Hành Sơn (bạch đạo) và Khúc Dương, trưởng lão Triêu Dương thần giáo (hắc đạo). Xưa nay, người ta vẫn sống theo công thức “hắc bạch không thể hoà, chính tà không thể gặp”. Cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương đều muốn chứng minh rằng khúc Tiếu ngạo giang hồ của họ có thể hoá giải những biên giới của sự chia rẽ và hận thù. Kết quả là cả Phong lẫn Khúc đều bị hại bởi những con người tự xưng là danh môn chính phái. Bộ sách đó được truyền lại cho Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn; mang nó trong người, chàng gặp phải không biết bao nhiêu điều đau khổ. Nhưng cũng chính Tiếu ngạo giang hồ đã đưa chàng lãng tử vô hạnh này gặp được một ngọc nữ: Nhậm Doanh Doanh, ái nữ của Giáo chủ Triêu Dương thần giáo Nhậm Ngã Hành. Họ yêu thương nhau, đến với nhau, hoá giải được biên giới chính tà, hợp tấu cầm tiêu Tiếu ngạo giang hồ đi đến chỗ tâm linh tương thức - điều mà hai vị tiền bối Lưu – Khúc không thể làm được.

Một bộ sách khác được nhắc đến trong Tiếu ngạo giang hồ là Tịch tà kiếm phổ (sách về những đường kiếm chuyên trừ bọn tà đạo), lưu truyền một lộ kiếm pháp vô địch, tương truyền của dòng họ Lâm. Tổ họ Lâm, Lâm Viễn Đồ, xuất thân là tiêu sư, có được kiếm phổ phải “dẫn đao tự cung” (tự thiến) luyện thành. Kiếm pháp Tịch tà quá đỗi độc ác, ông ta chép lại vào áo cà sa, đi tu và dặn con cháu không được dở ra coi. Con ông là Lâm Chấn Nam võ công tầm thường, bị phái Thanh Thành của Dư Thương Hải tấn công nhằm đoạt Tịch tà kiếm phổ mà không đánh trả được. Cuối cùng, kiếm phổ bị chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần đoạt được. Một mặt, Nhạc liền “dẫn đao tự cung” để luyện, mặt khác lão vu cáo cho học trò là Lệnh Hồ Xung ăn cắp Tịch tà kiếm phổ. Khi Nhạc luyện xong, vứt áo cà sa đi thì Lâm Bình Chi, con trai Lâm Chấn Nam, lấy được và cũng ngay lập tức… “phăng teo” để luyện. Nhạc nghi ngờ, gả con gái là Nhạc Linh San cho cho Lâm và thường xuyên theo dõi xem con gái mình có được “hạnh phúc” hay không. Lâm Bình Chi đã “tự cung” thì làm sao có thể chăn gối được. Nhưng Nhạc Linh San đã cứu mạng Lâm Bình Chi: cô trả lời rằng Lâm đối với cô rất tốt. Nhạc Bất Quần tin lời đó mới tha mạng cho Lâm Bình Chi. Nhưng cuối cùng, Lệnh Hồ Xung với Độc Cô cửu kiếm vẫn đánh bại Tịch tà kiếm pháp “vô địch”. Bộ Tịch tà kiếm phổ đó đã khiến ba con người thân bại danh liệt: Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi và Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn. Đúng ra, phải gọi nó là Tà môn kiếm phổ.

Những pho sách mà Kim Dung đề cập đến trong tác phẩm của ông có khi là sản phẩm tưởng tượng, cũng có khi là sản phẩm thực tế được lồng vào cốt truyện. Vũ Mục di thư (trong Ỷ thiên Đồ Long ký), Dịch cân kinh (trong Thiên Long bát bộ), Tứ thập nhị chương kinh và Minh thứ tập lược (trong Lộc Đỉnh ký)… là những tác phẩm có thực trong lịech sử văn hoá Trung Hoa. Dù là sản phẩm hư cấu hay sản phẩm thực tế, Kim Dung đã khoác cho những bộ sách của mình một hành tung kỳ bí, một số phận oái oăm, khiến người đọc càng cảm thấy thú vị.

Thí dụ như trường hợp bộ Tứ thập nhị chương kinh, một bộ kinh Phật thông thường mà mọi người Trung Hoa đều có thể biết, trong Lộc Đỉnh ký. Bát kỳ Mãn Châu tấn công Trung Nguyên, tiêu diệt nhà Minh. Hoàng đế Thanh triều Thuận Trị đã giao cho các thủ lĩnh Bát kỳ tám quyển Tứ thập nhị chương kinh, mỗi quyển có bìa sách đúng như màu cờ của Bát kỳ: Bạch kỳ bìa trắng, Hắc kỳ bìa đen, Hồng kỳ bìa đỏ, Thanh kỳ bìa xanh… Tám quyển kinh đó có gì đặc biệt? Có! Thuận Trị đã cắt nhỏ một bản đồ khu vực Oa Tập Sơn (tiếng Mãn; tiếng Hán là Lộc Đỉnh Sơn) rồi chia các miếng vải đã cắt vào trong bìa sách, chia cho Bát kỳ. Thuận Trị dặn con cháu: “Nếu không giữ được thiên hạ (tức đất Trung Nguyên) thì ta ở đâu hãy trở về nơi đó”.

Có ít nhất năm thế lực tìm mọi cách để cướp cho được bí mật trong tám quyển Tức thập nhị chương kinh. Đó là hoàng đế Khang Hy, con Thuận Trị. Đó là Cửu Nạn sư thái, nguyên là công chúa Hồng Anh, con vua Sùng Trinh triều Minh. Đó là bọn Thần long giáo, một giáo phái bí mật thông đồng với người La Sát (tức Nga Ta Lư). Đó là Thiên Địa hội, một tổ chức phản Thanh phục Minh do Trần Vĩnh Hoa (Trần Cận Nam) là Tổng đàn chủ. Và đó là Ngô Tam Quế, phản thần triều Minh, được nhà Thanh phong tước Bình Tây vương, trấn vùng Vân Nam. Mỗi thế lực đều tin rằng tấm bản đồ giấu trong tám bìa sách có bí mật riêng. Khang Hy muốn có để đốt đi, bảo vệ long mạch của tổ tiên tại Hắc Long Giang, Lộc Đỉnh Sơn miền Đông bắc Trung Quốc. Bọn Cửu Nạn sư thái và Thiên Địa hội thì muốn phá long mạch của nhà Thanh để đuổi người Mã ra khỏi Trung Nguyên, trả thù cho vua Sùng Trinh và khôi phục nhà Minh. Thần long giáo thì lại tin rằng bản đồ vẽ sơ đồ kho báu… Cuối cùng cả tám quyển Tứ thập nhị chương kinh lọt hết vào tay Vi Tiểu Bảo. Hắn lấy hết các mảnh vải nhỏ sai nữ tì Song Nhi kết lại thành một bản đồ hoàn chỉnh. Hắn giữ lại bản đồ cho mình còn các pho Tứ thập nhị chương kinh thì được may bìa lại để biếu cho Khang Hy, Trần Cận Nam (thầy của Vi Tiểu Bảo) và Cửu Nạn sư thái (cũng là thầy của Vi Tiểu Bảo!).

Một số nhân vật của Kim Dung là văn gia nên đi đâu họ cũng mang sách theo. Sách trở thành vũ khí trong chiến đấu chống kẻ thù, tranh biện với kẻ khác. Nhân vật Chu Đan Thần, một trong Tứ Đại Vệ Hộ nước Đại Lý, có nhiệm vụ bảo vệ Trấn Nam vương Đoàn Chính Thuần, đi đâu cũng cầm theo các tập thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ. Trước khi chiến đấu, Chu hay ngâm thơ! Trong Thiên Long bát bộ, Chu thường cùng bàn luận thi ca với Đoàn Dự, con Đoàn Chính Thuần. Nhân vật Thư ngai Cẩu Độc (Đồ gàn đọc sách lung tung) trong nhóm Hàm Cốc bát hữu ra trận thường… lục túi, đem sách ra… đấu võ miệng. Trong trận đụng độ với nhà sư Huyền Thống chùa Thiếu Lâm, Cẩu Độc đã đem đủ các sách Luận ngữ, Mạnh Tử ra chất vấn Huyền Thống. Huyền Thống vẫn mặc kệ, đánh tràn. Sực nhớ nhà sư không đọc sách đạo Nho, Cẩu Độc đổi sang trích dẫn kinh điền đạo Phật: “Bể khổ mênh mông, quay đầu là bờ”, khiến Huyền Thống chợt ngừng trận đấu. Nhà sư chợt ngộ Thiền cơ trong câu nói đó và viên tịch ngay tại chỗ với nụ cười thư thái giải thoát trên môi.

Sách của Kim Dung đã đề cập đến trong truyện võ hiệp đương nhiên là sách quý, giá trị khôn gbiết bao nhiêu mà lường. Trong Ỷ thiên Đồ Long ký, nhà sư Giác Viễn trước khi chết, đọc một vài đoạn thuộc long trong bộ Cửu dương chân kinh. Quách Tương học lóm vài đoạn mà đã có thể dựng nên phái Nga Mi; Trương Quân Bảo cũng chỉ thuộc vài đoạn mà dựng nên phái Võ Đang. Bọn Doãn Khắc Tây, Tiêu Tương Tử ăn cắp từ chùa Thiếu Lâm bộ sách này, rạch bụng con vượn mà nhét vào. Trước khi chết, chúng di ngôn lại cho Hà Túc Đạo núi Côn Lôn là “kinh để trong hầu”. Hà Túc Đạo nghe gà hoá cuốc, nói lại với phái Thiếu Lâm là “kinh để trong dầu”! Chỉ sau này, khi Trương Vô Kỵ giải phẫu cho con vượn già mới tìm lại được bộ sách trân quý của chùa Thiếu Lâm.

Sách quý nên việc bảo quản cũng rất công phu. Những nơi chứa sách được gọi là tàng kinh lâu, tàng kinh các, có quy định rất nghiêm ngặt, cấm người lạ lai vãng. Càng cấm nên sách càng gợi trí tò mò. Từ đó xuất hiện những kẻ ăn cắp sách. Trong Thiên Long bát bộ, nhà sư Ba La Tinh từ Thiên Trúc đến chùa Thiếu Lâm ăn cắp sách, bị phát hiện và bị giam lỏng tại chùa Thiếu Lâm. Tiêu Viễn Sơn, dòng quốc thích Khất Đan, đột nhập vào Tàng kinh các Thiếu Lâm đọc lén võ kinh và học võ công Trung Quốc để trả thù cho vợ. Mộ Dung Bác, tộc Tiên Ty, hậu duệ hoàng tộc Đại Yên thời Thập lục quốc cũng từng đột nhập Thiếu Lâm học lén 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, trá tử, ẩn nhẫn nuôi mộng trung hưng nước Đại Yên.

Những nhân vật của Kim Dung thường có trí nhớ rất tuyệt vời. Vương Ngữ Yên thuộc làu các sách võ trong thiên hạ, trở thành nhân vật ai cũng hâm mộ. Đoàn Dự chỉ xem qua Lục mạch thần kiếm kinh một lần tài chùa Thiên Long mà tâm đã lãnh hội trọn vẹn. Trong 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung, chỉ có một nhân vật ghét sách thậm tệ, thấy sách và chữ nghĩa là mắt hoa đầu váng. Đó là Vi Tiểu Bảo, Lộng Đỉnh công triều Khang Hy. Vốn hắn dốt đặc cán mai, chỉ thích chơi gái, đánh bạc, uống rượu, nói tục. Ấy thế mà trời lại trao cho hắn tám quyển Tứ thập nhị chương kinh!
Sách chiếm một vai trò rất lớn trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp. Kim Dung đưa các bộ sách vào, tạo cho tác phẩm của mình những tình tiết hấp dẫn, nhữhng mâu thuẫn lạ lùng. Ở chừng mực nào đó, sách làm nên chất văn hoá cho tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp vốn nặng về âm mưu, thủ đoạn, sự tranh đấu, sự giết chóc. Chỉ ngay trong khía cạnh đưa sách vào tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã là một bậc thầy trong văn chương tiểu thuyết hiện đại.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối