Trang trong tổng số 28 trang (278 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Quá Ô Man than (Đinh Nho Hoàn): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Trà Lĩnh, thôn Đào, tiếng sáo tan,
Thuyền vào Ngũ Hiểm trước tiên, đoàn.
Đá nhô muôn mỏm thành cưa sắt,
Sóng vỗ nghìn cơn lấp giang quan.
Tiểu sứ nhân nhàn vài cảm hứng,
Phu thuyền đón nước nửa tầm can.
Thiên nhiên sức mạnh còn nguyên đó
Phù hộ cho ngày trở lại, an!


20/10/2022. Giang quan-cửa sông, nửa tầm can: khoảng một nửa con sào, an: bình yên.
Ảnh đại diện

Quá Tương Đàm kinh Bao Da miếu đề (Đinh Nho Hoàn): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Đáy nước ngàn năm đá mỉm cười:
-Tơ hào, hối lộ chẳng là ngươi!
Đời sau con cháu xin đừng trách,
Ta sống thanh liêm một kiếp người!

Ảnh đại diện

Vô đề (Thành Thái hoàng đế): Một dị bản khác:

Copy từ facebook: Nguyễn Xuân Diện:
TIẾNG KHÓC CÔ ĐỘC CỦA NHÀ VUA
Vua Thành Thái
Được biết bài thơ này được làm năm 1902, khi Đức vua Thành Thái ra Hà Nội dự khánh thành cầu Paul Doumer (Long Biên), tức cảnh dân tình cơ cực.
VÔ ĐỀ
Võ võ văn văn ý cẩm bào,
Trẫm vi thiên tử độc gian lao.
Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết,
Sổ trản thanh trà bách tính cao.
Thiên lệ lạc như dân lệ lạc,
Ca thanh cao xướng khốc thanh cao.
Can qua thử hội vô bàn luận
Ái nhĩ quần sinh phó nhĩ tào.
Dịch nghĩa:
VÔ ĐỀ
Quan võ quan văn khoác áo gấm
Trẫm là thiên tử gian lao một thân trẫm.
Ba chén rượu hoàng cung là máu của dân chúng,
Mấy chén trà xanh là cao xương của trăm họ.
Trời tuôn mưa như là nước mắt của dân chúng
Tiếng hát càng cao thì tiếng khóc càng cao.
Chuyện đánh giặc bây giờ không ai bàn luận nữa
Mà lòng xót thương chúng dân thì cũng bỏ mặc cho trẫm!
Sưu tầm

Đinh Tú Anh dịch thơ:

Quan võ quan văn khoác cẩm bào,
Chỉ mình thiên tử-trẫm gian lao.
Ba ly rượu ngự: muôn dân-huyết,
Một chén trà xanh: vạn họ-cao.
Càng hát càng nghe như tiếng khóc,
Càng mưa càng giống cảnh dân gào.
Bây giờ đánh giặc không ai nhắc,
Thương xót muôn dân, mặc trẫm sao?


6/11/2021
Ảnh đại diện

Thu hứng kỳ 1 (Đỗ Phủ): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Sương trắng rừng phong cảnh gợi sầu,
Vu sơn, Vu kẽm khác gì đâu?
Dưới sông trời sóng nhoà muôn dặm,
Ngoài ải gió mây hoạ một mầu.
Cúc khóm hai lần hoa lệ rỏ,
Thuyền đơn một nỗi nhớ quê rầu.
Nơi nơi may áo trời đang rét,
Đập áo thành cao, ám ảnh, sầu!

Ảnh đại diện

Thất nguyệt thất thập nhật ngộ mẫu thân kỵ nhật cảm tác (Đinh Nho Hoàn): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Ba tuổi mồ côi mẹ kính thương,
Bữa nay giỗ mẹ lại trên đường.
Đất người phải chịu không dâng rượu,
Quán trọ nên đành chẳng cúng hương.
Trước mặt mây trời, quê mất hướng,
Trong tâm ảnh mẹ, trí còn vương.
Nhớ người rồi nghĩ trung vua phải:
Là hiếu dành dâng tới mẹ thương?

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Người xưa cưỡi hạc đi, giờ
Nơi đây Hoàng Hạc lầu trơ một mình
Hạc về mãi chốn lặng thinh
Mặc cho mây trắng phiêu linh trên trời
Hán Dương cây bãi bời bời
Cỏ thơm Anh Vũ một nhời: rất xanh
Sương sa, ác lặn, hỏi nhanh
Quê nhà khói toả, khiến anh, chị buồn?

Ảnh đại diện

Trường Can hành kỳ 1 (Thôi Hiệu): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Chẳng hay đâu nhỉ, nhà chàng?
Còn nhà thiếp ở đường ngang đây mà
Dừng thuyền thiếp hỏi, thật ra
Thiếp e hai đứa chúng ta cùng làng.

Ảnh đại diện

Trường An thành hoài cổ (Nguyễn Trung Ngạn): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Cây hoá, ruộng hoang, nghiệp đế tàn,
Thâu về họ Lý cả giang san.
Núi quây nước cũ, cơ thôi khởi,
Tre rợp thành hoang, cỏ khỏi lan.
Sư gõ chuông chùa khi ác lặn,
Trẻ ngân sáo trúc lúc chiều tan.
Anh hùng việc cũ tìm đâu tá,
Đứng dựa giang đình, chút thở than.

Ảnh đại diện

Sơn hành (Đỗ Mục): Đi đường núi

Sơn hành (Đỗ Mục, 803-853)
Viễn thướng hàn sơn thạch kính tà,
Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia.
Đình xa toạ ái phong lâm vãn,
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa.

Chỉ 4 câu thơ thôi mà trải ra trước mắt ta một cảnh tượng miền núi cheo leo lạnh lẽo mênh mông buồn rười rượi. Cũng may lữ khách cũng được an ủi một phần nào vì còn có chỗ để bấu víu, vì xa xa, giữa vùng mây trắng điệp trùng kia vẫn thoáng có bóng nhà. Mà có nhà thì ắt là sẽ có người. Tuy không thấy người nhưng như vậy là quý rồi, tâm trạng phần nào sẽ bớt bất an.
Và rồi giữa vùng rừng núi lạnh lẽo đầy mây trắng và đá chênh vênh giữa buổi chiều tà kia bỗng rực lên một rừng phong đỏ. Rừng phong đỏ thì chắc ai ai cũng đã biết rồi. Đỏ đẹp hơn hoa giữa tháng hai!
Chắc khi đứng lặng ngắm rừng phong tâm hồn lữ khách thấy ấm áp vô cùng.
Bác Tân Sinh dịch Hàn Sơn là tên riêng ngôi chùa Hàn Sơn ở trên núi. Tôi thì không thích dịch như vậy vì nếu chuyến “Sơn hành” này của Đỗ Mục là để đi lên chùa trên núi thì nó là một chuyến đi có một cái đích đến quá rõ ràng, và sự xuất hiện bóng dáng con người ở nơi đây nó cũng quá rõ ràng, nó mất đi cái sự lạnh lẽo, xa vời, diệu vợi…
Đinh Tú Anh dịch thơ:
Đường đá chênh vênh núi lạnh gài,
Giữa vùng mây trắng mấy nhà ai.
Dừng xe lặng ngắm rừng phong đỏ,
Đỏ đẹp hơn hoa giữa tháng hai.

Ảnh đại diện

Sơn hành (Đỗ Mục): Bản dịch của Đinh Tú Anh

Đường đá chênh vênh núi lạnh gài,
Giữa vùng mây trắng mấy nhà ai.
Dừng xe lặng ngắm rừng phong đỏ,
Đỏ đẹp hơn hoa giữa tháng hai.

Trang trong tổng số 28 trang (278 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: