Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chương XI, Evghênhi “tái xuất”

26 (11).
А с современниками горе,
Усвоив правило одно,
Театры все сидят у моря
И ждут Погодина[2] давно.
А если он их вдруг забудет,
Тогда в театрах
«Так и будет»[3],
Как было раньше на сто лет,
Когда Онегин ездил в свет,
Когда, оставив скуку балов
Иль разговоры милых дам,
В партер входил Онегин сам
Иль с кучкой модных театралов.
Смеялся Лидин[4], их сосед,
Когда на сцене был Янет[5].

26 (11)
Rồi tất cả phải chịu chung đau khổ,
Sau khi học xong một điều cần ghi nhớ,
Mọi nhà hát đang dài cổ hóng đẹp trời
Và chờ mong Pôgôđin (2) xuất hiện đã lâu rồi
Và nếu ông chợt quên mọi người nay hết
Thì nhà hát đành nằm im “Cho tình hình bê bết”[3]
Cũng giống như trăm năm trước, xưa kia,
Khi Ônhêghin gia nhập giới thượng lưu,
Chàng bỏ lại các hội hè sao buồn tẻ
Hay chuyện của quý bà đáng yêu nghe nhạt nhẽo,
Ônhêghin bước vào khu ghế dưới kia
Hay cùng dăm người nghiện xem hát mặc mốt ghê.
Khi Liddin [4] - một bạn ngồi bên, cười vang thích thú,
Đúng lúc Ianhet [5] đang diễn trò trên sân khấu.

27 (12).

Идет наш друг, глядит
на Невский…
Не здесь ли ночью у перил
Стоял когда-то Достоевский,
Не здесь ли Гоголь проходил.
Не здесь ли Бородин
печальной
Для берегов отчизны дальной
Музыку нежную слагал,
Спеша куда-нибудь на бал?
Здесь с Пушкиным встречался
Глинка
И мчался Лермонтов младой,
Лениво шел Крылов домой…
Но это все уже старинка —
Известно всем, что Михалков
Намного выше, чем Крылов.
27.
Bạn ta bước, mắt nhìn đường Nhépski chăm chú…
Có phải trước, nơi đây mỗi khi đêm đến
Đôstôepski từng chứng kiến nhiều điều,
Bên lan can ông đứng mỗi buổi chiều,
Có phải nơi Gôgôl từng lang thang không mục đích,
Có phải chỗ, Bôrôđin vẻ mặt buồn nặng trịch
Đã viết ra nhạc êm dịu cho tổ quốc xa xôi
Khi ông đang vội vã đến dự vũ hội ở một nơi?
Chính là chỗ, Glinka và Puskin từng gặp gỡ,
Và Lecmôntôp trẻ trung đang hối hả,
Kruwlôp lê chân chậm dãi về nhà…
Nhưng mọi thứ nay đã thành xưa cũ, nhạt nhoà -
Ai cũng biết, giờ thì Mikhalkốp
Còn nổi tiếng trên tài Kruwlốp.


28 (13).

Герой Советского Союза
Идет по Невскому, спешит —
И с одобреньем сам Кутузов
На ордена его глядит.
О, слава, слава Ленинграду!
Прошли мы грозную блокаду,
Сражаясь, веря, для того,
Чтоб быть достойными его.






28 (13)
Một anh hùng Liên bang Xô viết
Trên đại lộ Nhépki đang rảo bước -
Tượng Kutudốp nhìn theo ánh mắt tán dương
Lên Huân chương gắn khắp ngực chàng.
Ôi, vinh quang, vinh quang thay Leningrad!
Ta đã trải những ngày trong vòng vây tàn khốc,
Ta chiến đấu, với tất cả niềm tin
Để xứng đáng với Leningrad quê hương.

29.

Всего, что видел мой Евгений,
Пересчитать мне недосуг,
Но в шуме уличных движений
И я с ним повстречался вдруг,
И мне — скажу вам по секрету —
Поведал друг мой повесть эту,
А я — таков уж мой удел —
Вам передать ее хотел.
Лишь одного хочу. Проведав,
Что кто-то вдруг меня убил,
Что хладный мрак меня покрыл,
Вините в том пушкиноведов…
Прости меня, любезный свет,
И вы, друзья, и ты — Поэт.
29
Tất những thứ Evghênhi của tôi đã thấy
Tôi không dỗi hơi kể ra đâu đấy,
Nhưng phố phường đang chuyển động ầm ầm
Thì tự nhiên tôi bất chợt gặp chàng,
Tôi xin nói riêng cho anh biết nhé -
Người bạn của tôi chuyện này đã kể
Còn với tôi - đang có ý định này-
Muốn kể lại cho bạn đọc hay.
Tôi chỉ muốn một điều. Nhỡ có ngày bạn biết
Rằng ai đó bỗng tìm tôi để giết,
Rằng bóng đêm lạnh lẽo đã phủ kín người tôi,
Hãy trách móc những người mê Puskin thôi…
Hãy tha thứ cho tôi, thế giới thân yêu quá,
Và tất bạn bè, cùng nhà thơ nữa.

CHÚ THÍCH

1 Юрьев Юрий Михайлович (1872–1948) — diễn viên nhân dân Liên Xô, Thuộc Nhà hát kịch Hàn lâm mang tên A.X. Puskin
2 Погодин (Стукалов) Николай Федорович (1900–1962) — nhà biên kịch.
3 Vở kịch của Константин Михайлович Симонов (1915–1979).
4 Лидин Владимир Германович (1894–1979) — nhà văn.
5 Янет Николай Яковлевич (1893–1978) — nhà văn và đạo diễn Nhà hát nhạc hài kịch Leningrad.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chương XI Evghênhi “tái xuất”

21.
Спешит скорее мой Евгений
Увидеть старый милый дом,
Где он в тиши уединений
Когда-то жил, О сколько в нем
Найдет наш друг воспоминаний,
Надежд далеких, упований…
Онегин входит в кабинет
(Его уж описал поэт).
Наш друг, смущенный переменой,
Здесь ничего не узнает.
Какой фантазии полет
В союзе с мыслью совершенной,
Какие ткани и шелка,
Какая роспись потолка!

21
Evghênhi của tôi nóng lòng nóng dạ
Mái nhà xưa thân yêu mong thấy lại,
Nơi trước kia không khí thật yên bình
Nơi từng sống một thời. Nơi gợi nhớ trong lòng
Bao hồi tưởng cùng nghĩ suy nóng hổi,
Bao hy vọng xa xôi, chờ mong không lạnh nguội…
Ônhêghin vào phòng ở trước kia
(Chính căn phòng được tả kĩ trong thơ Puskin)
Bạn tôi thấy băn khoăn vì đổi thay nhiều quá,
Chàng không thể nhận ra chốn xưa, nay xa lạ.
Dù trong đầu tưởng tượng sôi nổi biết bao,
Dù nghĩ suy có bay bổng thế nào,
Không biết vải và lụa trên tường sao đẹp thế,
Trên trần vẽ những bức tranh tuyệt mỹ!

22.
Полы, покрытые коврами,
Картины в старом серебре
И отраженный зеркалами
Хрусталь на желтом янтаре,
Диваны, кресла и серванты,
Изданий древних фолианты,
Фарфор саксонский, баккара —
Утеха царского двора.
Решил взволнованный Евгений:
«Живет здесь крупный феодал».
Приятель блудный наш не знал,
Кто был жильцом сиих владений…
Владелец этих всех хором —
Товарищ Тюлькин, управдом.

22
Nhà trải thảm đến tận từng phòng một,
Tranh tường bọc trong khung màu bạc
In rõ hình phản chiếu đọng trong gương
Đồ pha lê óng ánh trong hổ phách màu vàng,
Nào divan, ghế bàn, nào đồ đạc
Những sách cổ khổ to nằm rải rác,
Hàng sứ sành Sắcsông, thú chơi bài
Thứ giải trí trong chốn hoàng cung hoài.
Đang xúc động, Evghênhi rồi cả quyết:
“Đây đúng chỗ vua quan xưa sống chắc”.
Anh bạn lầm lạc của ta chẳng biết rằng,
Ai đang sống trong điền trang nhà chàng…
Mọi người nói chủ điền trang này phải cỡ -
Là đồng chí Tiulkin - phụ trách trông coi nhà cửa.

23 (8).
Идет широкими шагами
Онегин дальше. Вот вдали
Легко вздымаясь над волнами,
Идут к причалу корабли.
И тридцать витязей прекрасных
Чредой из вод выходят ясных
И с ними (новый вариант)
Выходит старший лейтенант.
Уже цветут деревья скверов,
Шум у Гостиного двора,
Спешит и мчится детвора
В Дворец советских пионеров
И, как взлетевший вверх Амур,
Висит под крышей штукатур.
23
Chân sải rộng trên đường in từng bước
Ônhêghin đi thêm. Kìa phía trước
Nhả khói bay trên lớp lớp sóng cồn,
Những con tàu tiến vào cảng nhịp nhàng.
Và ba mươi chàng chiến binh dũng cảm
Từ dưới nước hiện ra ngời ngợi sáng
Đi cùng đoàn là thượng uý sĩ quan
Cùng bước ra (một phiên bản mới tinh).
Trong công viên, cây cối đã đơm hoa khoe sắc,
Bách hoá Gôschínnưi dvor nghe nao nức,
Bầy trẻ Liên Xô đang đều bước tiến vào
Cung thiếu nhi mới đẹp tuyệt làm sao
Như dòng Amur dâng trào sóng dậy
Nghe tiếng động âm vang trong nhà cùng thấy.

24 (9).
Евгений слышит голос нежный,
Когда-то волновавший кровь,
Быть может, вдруг в душе мятежной
Былая вспыхнула любовь.
Друзья, мне радостно и больно,
Мое перо дрожит невольно,
Онегин видит в вышине
Свою Татьяну на окне.
С утра в домашней спецодежде,
Она ведро и кисть берет
И красит стены, и поет:
«Пускай погибну я, но прежде
Я дом свой выкрасить должна,
Привычка свыше нам дана».

24
Eighênhi nghe tiếng người êm dịu,
Như ngày trước làm con tim rạo rực,
Chợt có khi, thấy sóng cuộn trong lòng
Mối tình xưa nay bốc cháy bùng bùng.
Thưa bạn hữu, tôi đớn đau cùng vui sướng,
Bỗng ngòi bút tôi run lên quá đáng,
Ônhêghin nhìn thấy tít trên cao
Nàng Tachiana của mình trong cửa sổ hiện ra.
Từ sáng sớm, trong bộ bảo hộ ở nhà đang mặc,
Tay cầm xô, tay chổi sơn giữ chặt
Đang mải mê sơn tường, miệng hát tươi vui:
“Dù chết đi, nhưng trước hết, đã quyết rồi
Phải sơn phết nhà mình cho xong đã,
Trời ban phước cho thói quen cần thiết quá”.

25 (10).
Свернув от Невского направо,
Идет Онегин дальше. Вдруг…
— Не Юрий ли Михайлыч?..[1] Право,
Ах, Юрьев, старый милый друг!
Еще при мне ваш дерзкий гений
Блистал в театре…
— Да, Евгений.
— Вы сохранились.
— Очень рад.
— Что есть в новинках?
— «Маскарад».
Тут наш Онегин рассмеялся:
— Так изменилось все кругом
В краю советском, молодом,
Но вот репертуар остался,
В театрах молодой страны
Преданья древней старины.

25.
Từ đại lộ Nhépki, rẽ sang bên phải,
Ônhêghin đưa chân đi. Chợt hỏi..
-Anh có là Iuri Mikhailuwsch [1] không đấy? Đúng rồi…
Trời ơi, Iurep, bạn thân mến của tôi!
Ngày trước, tài năng anh sáng ngời trong nhà hát…
-Phải, Evghênhi đây. -Anh còn sống thật.
-Tôi rất mừng. Có gì mới không, bạn của ta?
Vẫn là “Hội hoá trang” thôi mà.
Ngay tức khắc, Ônhêghin cười to thành tiếng:
-Tất mọi thứ đều đổi thay mới hết
Đang diễn ra trên đất nước Xô viết trẻ măng,
Nhưng chương trình kịch hát ngày trước giữ nguyên,
Trong các rạp vẫn hàng đêm y như cũ,
Đất nước trẻ trung toàn chương trình cổ hủ.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chương XI EvghênhI “tái xuất”

16.

Но, право, хватит отступлений,
Сюжет продолжить нам пора.
Итак, мы знаем, что Евгений
Сегодня с самого утра
Идет по улицам, скучая,
Знакомых старых не встречая,
Но вскоре, позабыв свой сплин,
Он входит в хлебный магазин,
Весьма упитанная дама
Ему насущный хлеб дает,
Но, как всегда, недодает
Примерно четверть килограмма.
И, честь торговую поправ,
Ее благословляет зав.

16
Nhưng, quả thật, chuyện lan man đã đủ,
Ta vào chuyện của chính ta thôi nhỉ.
Và vậy là, ta biết, Evghênhi
Ngày hôm nay, từ sáng sớm đã đi
Chàng ra phố, vẻ buồn thiu, rảo bước,
Không hề gặp một ai là người quen ngày trước,
Nhưng rồi sau, quên biến chuyện phiền lòng,
Chàng bước vào một chỗ bán bột mì,
Một nhân viên bán hàng người to béo
Bán cho chàng ít bột mì cần yếu,
Nhưng cân điêu, ăn bớt đã thành quen,
Cân thiếu chừng một phần tư kilo luôn.
May phụ trách cửa hàng đang có mặt
Bèn bù đủ, cứu thanh danh ngành thương mại.


17.

Онегин дальше путь направил
И думал, выйдя за порог:
«Мой дядя самых честных правил,
Он тут работать бы не смог»…
Как часто, с жадностью внимая
Красивым клятвам краснобая,
Мы знаем, что в душе он плут,
Что ждут его тюрьма иль суд,
Что он ворует, окаянный,
И ловко сам уходит в тень…
Нет, верю я — настанет день
Благословенный и желанный,
Когда в кругу своем родном
Мы лишь с улыбкой помянем

17

Ônhêghin lại lên đường đi tiếp
Vừa ra khỏi cửa hàng, chàng nghĩ miết:
“Ông bác tôi cao đạo nhất, thẳng ngay
Thì làm sao làm việc được ở đây”…
Thành thông lệ, người ta hay ưa thích
Những bẻm mép thề bồi quân đạo trích,
Ta biết rằng, họ trộm cắp có nghề
Chứ đáng ra phải lĩnh án hay vào tù,
Gì cũng lấy. Cái thứ người bẩn thỉu
Nhưng khôn khéo ẩn mình, che đậy kĩ…
Không, tôi tin, rồi sẽ tới một ngày
Thật mong chờ, thật đáng yêu thay,
Khi trong giới bạn bè người thân thiết,
Ta cười mỉm, cùng nhau làm giỗ hết





18.

Все тех, кто нам мешал когда-то
Нечистой совестью своей,
Кто нас любил любовью «блата»,
А может быть, еще нежней.
Читатель, я пишу ретиво
И ты, конечно, справедливо
Задашь и мне вопрос о том,
Как сам боролся я со злом.
Иль я, собрав и гнев и волю,
Об этом жаловался в суд,
Иль, приложив упорный труд,
Писал Советскому контролю,
Иль, как писатель, не зевал
И письма в прессу посылал.

18

Tất những kẻ một thời từng quấy phá
Lương tâm bẩn thỉu, hại người quá xá,
Kẻ yêu ta kiểu tình yêu trí trá, quỷ ma
Và nhiều khi tỏ nồng thắm, mặn mà.
Thưa bạn đọc, tôi viết ra đầy tức tối
Và chắc chắn, bạn sẽ nêu câu hỏi
Cũng là điều cần phải nói mà thôi
Thế chính tôi có chống thói độc ác con người.
Hay tôi đã nuôi ý trí cùng căm giận,
Đã chấp bút đơn gửi cho toà án,
Hay ít ra bỏ công sức viết cho
Cơ quan thanh tra Xô Viết để kiểm tra,
Hay, tư cách nhà văn, không làm ngơ, nhắm mắt,
Với báo chí, ta cấp cho thông tin tất tật.

19.

Я им пишу, — чего же боле,
Что я могу еще сказать,
А плуты многие на воле,
А блат встречается опять —
И я брожу, как мой Евгений,
В суетном мире учреждений,
Слагаю горькие стихи,
Простите мне мои грехи.
И я уйду от жизни бурной,
И мой погаснет острый взор,
Но ты придешь ли, прокурор,
Пролить слезу над ранней урной?
Желанный друг, сердечный друг,
Еще работа есть вокруг.
19
Viết cho họ, những gì cần đòi hỏi,
Thế nào nhỉ, giờ biết gì mà nói,
Khi bọn lừa đảo vẫn thấy nhởn nhơ,
Chuyện móc ngoặc như bệnh dịch khắp nơi -
Giống Evghênhi của tôi, đang đi mãi,
Trong thế giới cơ quan luôn bận mải,
Tôi viết bao vần thơ mãi đắng cay,
Những lỗi tôi vừa mắc, xin hãy thứ tha ngay.
Tôi thoát khỏi cuộc đời đầy bão táp,
Ánh mắt hết tinh nhanh, rồi lịm tắt,
Nhưng hỏi anh có đến, hỡi anh thanh tra,
Phải nhỏ lệ trước nấm mộ sớm mai ra?
Bạn yêu mến, con người sao thân thiết,
Đâu cũng thấy việc cần làm bức bách.


20.

Мы все учились понемногу,
Чему-нибудь и как-нибудь,
Искали честную дорогу,
Прямой, ведущий к цели путь,
Мы избегали низкой лести,
Мы знали все, что делом чести
И делом славы стал наш труд;
Но среди нас еще живут
Враги Закона и Указа…

У нас позорно до сих пор
В ходу излюбленная фраза:
— Ну, что ж поделаешь — война…
Хоть и закончилась она.

20
Ta, tất cả đều học hành chút ít,
Học đại khái, chàng màng và nhăng nhít,
Muốn tìm đường đi trung thực, thẳng ngay,
Con đường nào thẳng tắp đưa tới mục đích đây,
Ta cố tránh thói thấp hèn, hay xu nịnh,
Ai cũng biết rằng vấn đề danh dự
Rằng lao động là sự nghiệp vinh quang;
Nhưng chính ngay trong xã hội của ta đang
Đầy rẫy kẻ phá ngang Luật pháp và Chỉ thị…

Sao tận giờ, vẫn thấy nhục thế này,
Cứ phải nghe câu cửa miệng hàng ngày:
-Thì còn biết sao đây, tại chiến tranh tất cả…
Cho dù chiến tranh đã lùi xa từ lâu quá.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chương XI Evghênhi “tái xuất”

11 (6).

Пока меня унес куда-то
Мой легкомысленный Пегас, chòm sao Bắc đẩu
Онегин бродит. Бледноватый
Туманный день уже погас,
А у бедняги в Ленинграде
Нет ни его друзей, ни дяди,
Семейство Лариных, Трике
Еще в Ташкенте, вдалеке.
Из всех он здесь один остался;
Уже вечерняя пора,
А, выйдя из дому с утра,
Наш бедный друг проголодался.
Но что же делать, если он
Еще нигде не «прикреплен»?

11 (6)
Tôi trong lúc chân bước đi đâu đó
Theo sao Bắc đẩu cả tin của tôi dẫn lối,
Thì Ônhêghin lang thang. Trời tối thẫm dần,
Ngày đầy sương mịt mù đã tắt lịm rồi,
Mà Leningrad, không may, chàng không còn ai cả:
Nào bạn hữu, bác chàng không còn nữa,
Gia đình Larin với ông khách Trik quen thân
Đang ở xa, nơi sơ tán tận Tashkent,
Trong thành phố, một mình chàng sống sót.
Trời đã chuyển về dần chiều tối nốt,
Mà lúc ra khỏi nhà từ sớm tinh mơ,
Bạn đáng thương nay bụng đói mắt mờ.
Nhưng chàng biết còn làm gì được nữa
Khi hộ khẩu “chưa nhập về” đâu cả?


12 (7).

В трамвай садится наш Евгений.
О, бедный, милый человек!
Не знал таких передвижений
Его непросвещенный век.
Судьба Евгения хранила
Ему лишь ногу отдавило
И только раз, толкнув в живот,
Ему сказали: «Идиот!»
Он, вспомнив древние порядки,
Решил дуэлью кончить спор,
Полез в карман… Но кто-то спер
Уже давно его перчатки;
За неименьем таковых
Смолчал Евгений и притих.

12 (7)
Eghênhi của ta trèo lên tàu điện.
Ôi bất hạnh, một con người đáng mến!
Thời ngày xưa chàng cổ lỗ đã biết đâu
Loại hình giao thông tân tiến mai sau.
Nhờ số phận chở che cho chàng hết
Khách vẫn giẫm chân chàng đau phát khiếp
Và một lần ai đó thúc trúng bụng chàng,
“Đồ đần này!” - có kẻ nói oang oang.
Chợt nhớ tới ngày xưa quen phép tắc,
Chàng quyết phải phân tranh bằng đấu súng,
Liền thò tay vào túi… Nhưng một người
Ở gần nên nhanh tay túm chặt không rời
Đôi găng tay của chàng từ lâu lắm;
Không có súng, chàng im re, chết lặng.

13.

Он из трамвая вышел сразу
И только тихо про себя
Сказал излюбленную фразу:
«Когда же черт возьмет тебя».
И, полон разных треволнений,
Спешит голодный наш Евгений
Туда, где есть любой товар,
Короче — едет на базар.
А там… О милый старый Гоголь,
Где мне таланта столько взять:
Все это сразу описать
Для моего пера — не много ль?
Благослови меня, Парнас,
Но я берусь за сей рассказ.

13
Từ tàu điện, chàng xuống xe lập tức,
Trong đầu óc hiện lên câu thầm nhắc
Chính câu này, ngày trước chàng vẫn dùng:
“Đến bao giờ quỷ rước bác giúp mình”
Bao suy nghĩ, âu lo, trong lòng trăm mối,
Êvghênhỉ của tôi đói cồn cào, chân bước vội
Đến đúng nơi, hàng bày kín mọi lối ngập tràn,
Nói gọn là chàng đến chợ nông trang.
Còn ở đó… Ơi Gôgôl thân thương, già cả quá,
Sao có thể tôi trổ tài được nữa:
Phải tả về mọi thứ tức khắc ngay
Ngòi bút tôi, thế có nhiều quá không đây?
Xin nhà thơ Pacnas cầu phước ngay cho tôi nhé,
Nhưng xin bắt đầu điều tôi định kể.



14.

Лишь небо станет розоватым,
Шумят молочные ряды
(Хотя не столько молока там,
Сколь самой будничной воды).
Там целый мир сыров душистых,
Тушенки в банках золотистых
Там рыбы с дымной чешуей
Блестят балтической волной.
А утки чуть еще трепещут,
Купаясь в собственном жиру,
На зависть моему перу
Их золотые перья блещут,
А в глубине идет подряд
Кабаньих туш кровавый ряд.

14
Trời vừa kịp rạng ánh hổng phơn phớt,
Khu hàng sữa ồn ào, tiếng bán mua không ngớt
(Dù nhìn quanh có thấy mấy sữa đâu,
Sữa gì toàn nước lã phần nhiều)
Ôi pho mát thơm lừng quanh góc chợ,
Thị lợn hầm trong hộp màu vàng rợ,
Cá nguyên vảy hơi toả lên tựa khói bay,
Trông long lanh như sóng Baltich dâng đầy.
Vịt khoe dáng như còn nhún nhảy,
Phủ làn mỡ trông thơm ngon bóng nhẫy,
Thật trêu ngươi, vượt quá sức ngòi bút của tôi
Bộ lông vàng trên lũ vịt sáng ngời,
Sâu trong chợ, hàng bày dài san sát
Toàn thịt lợn rừng huyết hồng ngon mắt.



15.

Шумит, гремит колхозный рынок,
Душе приятна суета
И цен смертельный поединок,
И нравов наших простота.
Но вот, нарушив строй веселый,
Походкой медленной, тяжелой,
Душой подлец, одеждой франт,
Идет по рынку спекулянт.
Вот перед нами пантомима —
Украли чей-то чемодан,
А чуть подальше хулиган
Кого-то молча бьет… А мимо.
Явив спокойствия пример,
Проходит милиционер,

15
Chợ nông trang nghe đinh tai, nhức óc,
Nhìn mà thich cảnh bán mua, mời mọc
Giá cả tranh nhau làm chết bực người mua,
Người của ta vốn dễ tính từ xưa.
Nhưng chợt thấy cảnh yên bình không còn nữa,
Bởi lắm kẻ nghênh ngang, đi chậm quá,
Bẩn tâm hồn, mặc kiểu dáng khoe giàu,
Dân đầu cơ vênh váo, túm tụm nhau,
Và ngay trước mắt, có kẻ gian vờ vĩnh -
Trộm va li của người khác trong lặng lẽ,
Còn xa xa, tên du đãng vung tay hoài
Không một lời, đang lẳng lặng đánh người…
Cảnh sát mặt tỉnh bơ, như chưa hề nhìn thấy,
Rầm rập diễu qua mắt láo lơ ngay cạnh đấy,

Ảnh đại diện

VII (Aleksandr Pushkin): Những điềm báo gở trong đám cưới của Puskin

“Số phận chống lại”: Những điềm gở trong đám cưới của Puskin

Các bạn còn nhớ, hồi nhỏ Puskin được nhũ mẫu Arina Rôdiônôpna trông coi.
Có lẽ, vì vậy sau này, nhà thơ vĩ đại luôn rất tin đủ thứ điềm báo khác nhau nhất, và nói chung là tín mọi chuyện kì bí - vì nhũ mẫu khi kể cho Puskin truyện cổ tích là đã giảng giải cho cậu bé Puskin hiểu về mọi thứ diễn ra ở chung quanh theo cách hiểu trong dân gian từ xưa đến nay.

Tất cả những thứ đó sau này đều vô tình đọng lại trong tiềm thức của Puskin. Là người đánh giá cao các truyền thuyết và truyện cổ tích, Puskin vì thế luôn coi trọng vốn kinh nghiệm dân gian đã trải qua cả ngàn năm. Ngoài ra, cộng với sự quan sát nhạy bén, linh cảm vốn có từ lúc mới ra đời, Puskin còn nhìn thấy nhiều thứ mà người khác không thấy được - đó là mối liên hệ khăng khít giữa nhiều hiện tượng và sự vật mà nhiều người không hiểu. Nhưng sao mọi chuyện vẫn xảy ra như việc Puskin đã có quyết định hệ trọng là cưới vợ, mặc dù đã thấy từ trước tất cả các điềm báo cưỡng lại quyết định như vậy.

Có điềm báo nói rằng, nếu nuôi móng tay ngón út đến độ dài nhất định, sẽ tránh được không bị ma ám. Puskin tin vào điềm báo này, nên đã để móng tay dài và thậm chí khi đi thăm thú đâu đó, luôn đeo một cái mũ nhỏ dành riêng cho ngón tay này - phòng xa, lạy Trời, nhỡ vô tình làm gãy chiếc móng tay dài, làm như vậy, mới tránh cho mình khỏi mối nguy hiểm do ma ám.

Một điềm báo khác mà Puskin rất để ý tới, nó liên quan tới việc làm đổ dầu dùng trong ngày lễ thánh ra khăn trải bàn. - muốn tránh hậu quả của điềm báo này, thì phải tìm mọi cách để kéo chuyến đi thăm qua nửa đêm - vì theo điều mê tín này, điềm báo chỉ mất thiêng sau quá nửa đêm.

Puskin không thích con số “13 không đẹp” và mọi thứ liên quan tới con số này. Nhưng không biết do cợt đùa, hay nghiêm túc, mà Puskin đã nói rằng, Natalia Gontrarôva là mối tình thứ 113 của nhà thơ. Thêm nữa, hai người chênh nhau 13 tuổi (và điều này cũng làm nhà thơ thấy không thoải mái), nhưng Puskin vẫn tiến hành làm lễ cưới của mình mà không hề thay đổi ý định.

Còn nói chuyện lễ cưới, thì ngày cưới đã bị hoãn đi hoãn lại đến vài lần. Do vậy, Puskin càng tỏ ra bi quan hơn, vì tin rằng, việc lùi mãi ngày cưới cũng là một điềm báo gở. Hơn nữa, ngay trong ngày cưới, cũng diễn ra hết trở ngại này sang khó khăn khác, mà mọi chuyện cái gì cũng đều có thể thành lí do đề hoãn cưới. Còn chính nhà thơ có cảm tưởng như số phận cố ngăn trở không cho chàng đi bước này thì phải.

Các bạn cứ tự phán xét xem nhé:
Lần đầu tiên hoãn cưới sau khi đại giáo chủ Philàrét từ chối tiến hành lễ cưới tại nhà thờ riêng của bá tước Gôlitsuwn, theo mong muốn ban đầu của mẹ vợ tương lai. Kết quả là, lễ cưới được ấn định tại nhà thờ Vôdnhesenskaia gần cổng Nhikit.
Sát ngày cưới, bỗng nhiên Đenvich, một người bạn thân của Puskin đã chết. Vì vậy, khắp Mátxcowva đồn ầm lên là lễ cưới bị huỷ. Với lại, cũng theo tin đồn, cô dâu Natalia thấy trong người không khoẻ. Chuyện trở nên phức tạp hơn do xảy ra trước ngày lễ ăn chay, khiến lễ cưới có thể không diễn ra ngày một ngày hai.
“Hồi chuông cảnh báo thứ ba gióng lên là khi trong lễ chia tay cảnh sống độc thân của chú rể trước ngày cưới được tổ chức tại căn hộ của Pavel Nashôkín. Chú rể tương lai đã mời một phụ nữ digan, Tanhia, đến góp vui bằng “bài hát chúc phúc”. Nhưng người này lại hát một “bài nghi lễ “, hoàn toàn không hợp không khí ngày hội chia tay cuộc sống độc thân. “Cha mẹ ơi, ngoài trời đang gió bụi”, hình như, người phụ nữ digan đang trong tâm trạng nặng nề. Puskin sa sầm mặt lại - bài hát thể loại này như một điềm báo chẳng hay ho gì.

Vào ngày cưới, mồng hai tháng ba, mẹ cô dâu lại dở chứng đành hanh, bà thông bắo rằng, nhà gái không đủ tiền thuê xe ngựa loại sang để đến nhà thờ, nơi sẽ tiến hành lễ cưới, và do vậy, rất có thể, lễ cưới lại bị hoãn không biết tới bao giờ! Chú rể đã kìm nén cơn nổi sung để không phải nói hỗn với mẹ vợ tương lai và đơn giản là gửi ngay cho cô dâu một ngàn rúp để thuê xe ngựa và chi tiêu vài việc khác, nhằm đáp ứng các ý tưởng bất ngờ nảy sinh của mẹ vợ. Nghĩa là chú rể trích từ số tiền vốn dành cho cuộc sống với vợ trong một thời gian sau đám cưới. Vì vậy chú rể thậm chí còn từ bỏ ý định mua lễ phục cưới mới và vui vẻ mặc bộ trang phục mượn của một người bạn cùng hội., mà dân gian đã có câu: không mặc áo cưới của người khác trong lễ cưới của mình.

Phải nói thêm là, mẹ vợ không ưa chàng rể Puskin và không muốn con gái bà có người chồng như nhà thơ, vốn có tiếng là công tử ham chơi và được nuông chiều quá, hơn nữa, chú rể còn không giàu có gì và đang vướng mắc với triều đình (đã hai lần phải đi đày và bị quản thúc,) Mặc dù chính mẹ vợ thậm chí chưa lo đủ số tiền hồi môn cho con gái, vì gia đình bà đang lúc quá túng bấn. Trong tình thế khó chịu như vậy, mẹ vợ đã trổ tài vùng vẫy thoát ra một cách xuất sắc - đồng ý gả con gái cho nhà thơ. Chỉ có như vậy, Puskin mới xuất tiền đưa mẹ vợ làm của hồi môn tặng cô dâu!
Ở cố đô, hạn mức thấp nhất tiền hồi môn cho một thiếu nữ quý tộc là khoảng 8.000 rúp. Puskin không có số tiền này và phải xin cha. Và cha nhà thơ tỏ ra quá hào hiệp - đã tặng con trai một phần làng Bôldinô. Nhà thơ đưa đi cầm cố điền trang này và nhận về 37 ngàn rúp rồi trích ra 11 ngàn rúp, chú rể lập tức chuyển cho mẹ vợ để dùng làm của hồi môn cho con gái.

Cô dâu và chú rể không muốn có một đám cưới hoành tráng quá (cho dù mẹ cô dâu khăng khăng đòi hai con làm như bà muốn.) Họ nhờ cảnh sát và cảnh sát cử người đứng trực ở cửa vào nhà thờ, để ngăn ngừa số người tò mò muốn vào nhìn ngắm đôi uyên ương- khi đó chú rể đã là nhà thơ nổi tiếng và cô dâu là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhất ở Matxcowva.
Nhưng dù trong nhà thờ không có cảnh chen lấn, thì nhiều chuyện vẫn diễn ra chuệch choạc..

Nhà thơ rất hồi hộp và có vài động tác tay vụng về, đã giằng khỏi tay cha cố làm lễ cuốn sách ghi lời thề và cây thánh giá. Khuôn mặt Puskin trông tái mét. Chú rể nhắm mắt lại, cứ như sắp bị ngất đến nơi - đến mức người chung quanh đều nhận ra.
Khi đang đeo nhẫn lên tay cô dâu, nhẫn bị tuột rơi xuống sàn đá kêu thành tiếng. Trong không khí im lặng, tiếng nhẫn rơi vang lên như một lời cảnh báo không vui.
Trong lúc làm lễ cưới, người phù rể đáng ra phải giữ vương miện bằng hoa phía trên đầu chú rể đến cuối buổi. Người phù rể này..mỏi tay quá. Và đã chuyển vương miện hoa sang tay người khác, một việc làm bị cấm tuyệt đối trong đám cưới!
Chi tiết cuối cùng trong chuỗi những điều khó chịu bất thường là ngọn nến của chú rể đang lách tách cháy, sau đó đã tắt ngấm do gió lùa. Những người chứng kiến sự cố này đã thì thào với nhau rằng chú rể không kìm được mình và lẩm bẩm bằng tiếng Pháp: “Toàn điềm báo gở mất rồi “.

(Theo: “Судьба против»: приметы на свадьбе Пушкина
27 августа 2023
History Project. Dzen.ru)

Ảnh đại diện

II (Aleksandr Pushkin): Pu skin trong ý kiến dánh giá…

Puskin trong ý kiến đánh giá theo tinh thần cách mạng dân chủ những năm 60 -tk.XIX

Проф. Я. Бельчиков
Пушкин в оценке революционно-демократической критики 60- годов
(Sách: Пушкин. Сборник статей. под редакцией проф. А. Еголина
Государственное издательство Художественной литературы
Москва 1941. lib.pushkinskijdom.ru)

1.Có một khái niệm sai lầm về những năm 60 (tk.XIX) được lan truyền rộng rãi, cho rằng hồi đó người ta thoải mái nêu ý kiến đòi phủ nhận Puskin. Không chỉ những người ít có quan hệ tới văn học, mà cả một số nhà nghiên cứu ở thời đại chúng ta cũng chia sẻ ý kiến rằng, vào những năm 60, chỉ có Nhecrasốp mới được sáng tác thơ thôi, còn thơ của Puskin bị đem ra giễu cợt và bị vứt bỏ như những mớ ngôn từ trống rỗng. Dựa vào thuyết hư vô, ý kiến của Písarep đòi phủ nhận Puskin, coi Puskin là nhà thơ nhạt nhẽo, được lưu truyền khá lâu và ít nhiều che khuất đi các quan điểm của nhiều người khác cũng ở những năm 60 này.
2.Nhưng những năm 60 cũng là những năm tình huống cách mạng đang chín muồi - khi xuất hiện nhiều nhà hoạt động cách mạng chân chính và nhiều lãnh tụ của nền dân chủ cách mạng - N. Trernưshepski và N. Đôbrôliubôp, thái độ của hai tác giả này với Puskin hoàn toàn không giống với quan điểm hư vô của Pisarep.
Pisarep coi Puskin gần như là trở ngại chính trong sự nghiệp cải tổ xã hội, vì “trong số các nhà thơ Nga, không một ai -, Pisarep khẳng định, - lại có thể khiến các bạn đọc của mình có thái độ thờ ơ đến tận cùng trước đau khổ của toàn dân, có thái độ khinh thường sâu sắc đến vậy với cảnh nghèo thanh bạch và có sự coi thường một cách có hệ thống đến vậy trước hoạt động lao động làm ra của cải, như Puskin “
(…)
3.Trernưshepski và Đôbrôliubôp không hề buộc Puskin vào lỗi có thái độ chống đối dân chủ, có khuynh hướng theo nghệ thuật thuần tuý. Với họ, Puskin là hiện tượng phức tạp hơn, đáng kể hơn so với cách nghĩ của Pisarep. “Nếu ta không nói về Puskin, thì còn biết nói gì hôm nay trong văn học Nga”- Trernưshepski đã viết vào năm 1855.
“Trước Puskin, nước Nga chưa hề có nhà thơ thật sự.. Puskin đã đem lại cho chúng ta những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ, đã cho ta làm quen với loại thơ ca chưa hề có trước khi xuất hiện Puskin “-
(…)
4.Trong con mắt của Đôbrôliubôp, thì Puskin là hiện tượng văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng.” Ý nghĩa của Puskin,- Đôbrôliubôp viết,- lớn lao không chỉ trong lịch sử văn học Nga mà cả trong nghành giáo dục Nga. Puskin là người đầu tiên đã dạy người dân Nga biết đọc và đó chính là công lao vĩ đại nhất của ông. Trong thơ ca của ông lần đầu tiên cất lên tiếng Nga sống động, lần đầu tiên ông đã mở ra cho chúng ta thấy thế giới thực tiễn của nước Nga. Ai cũng say mê, ai cũng bị cuốn hút bởi những âm thanh hùng mạnh của thứ thơ ca trước đây người Nga chưa từng thấy.”
(…)
5.Tuy nhiên, trong mắt của Trernưshepski, thì Puskin đứng ở vị trí cao hơn tất cả mọi người đồng thời với nhà thơ. “Nhiều người thấy chưa thoả mãn với nội dung trong thơ của Puskin, nhưng nội dung có trong các tác phẩm của ông còn nhiều hơn gấp trăm lần lượng nội dung của tất cả các người khác cùng thời với ông cộng lại,- Trernư shepski từng phát biểu như vậy.
“Puskin chủ yếu là nhà thơ - nghệ sỹ, không phải nhà thơ kiêm nhà tư tưởng, nghĩa là ý nghĩa cơ bản trong sáng tác của ông là cái đẹp nghệ thuật trong các tác phẩm đó.”
(…)
6.Tuy nhiên, cả Trernứshepski, cả Đôbrôliubôp đều không bác bỏ Puskin. Hai tác giả này đều biết rất rõ thành phần giai cấp của Puskin - tuy nhiên ông không ngả theo “phái tả khuynh”: Puskin, nói chính xác, là nhà quý tộc, giai cấp mới không cần đến Puskin, thơ ca của Puskin phải bị loại bỏ, cho trôi vào quên lãng. Ngược lại, Trer nưshepski không chỉ không quay mặt đi với Puskin, mà còn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc ý nghĩa trong hoạt động sáng tác của Puskin và sự quan tâm ngày càng nhiều hơn với cá nhân nhà thơ. “Những sáng tác của Puskin,- ông viết,- đã tạo ra nền văn học Nga mới, hình thành lớp bạn đọc người Nga mới, sẽ sống mãi muôn đời và cùng với đó, nhân cách của Puskin sẽ sống mãi mãi, không thể nào bị quên lãng. Đôbrôliubốp cùng chia sẻ quan điểm này về Puskin: “Trong quá khứ, Puskin luôn rực chiếu như một vì sao sáng và buổi bình minh của phong trào văn học mới, tất nhiên, không thể che mờ được ánh sáng rực rỡ của ngôi sao này.”
(…)
7.Trernưshepski nhìn thấy trong Puskin nhà thơ thuộc tầm cỡ thế giới. Có lúc, N. Pôlevôi khẳng định rằng, “Puskin thực ra chỉ đại diện cho tổ quốc mình… Puskin không thuộc hàng các thiên tài vượt nhiều thế kỉ.” Trong “Bút kí về thời kì Gôgôl trong văn học Nga” nêu ý kiến cần phải nói đến Puskin, khi so sánh ông về tầm ảnh hưởng so với các thiên tài trên thế giới.”Puskin,- ông viết, - từ lâu đã được mọi người công nhận là vĩ nhân, là nhà văn vĩ đại không cần phải bàn cãi, tên tuổi của Puskin là tượng đài thiêng liêng với mỗi bạn đọc người Nga, hay thậm chí với một người Nga bình thường chưa đọc ông, cũng giống như Oaltow Scôt - một tượng đài đối với mỗi người dân Anh, là Lamactanh và Shatôbrian với người Pháp, để chuyển lên một bậc cao hơn - là Goethe với người Đức.
Trernưshepski đặt Puskin vào hàng những nhà văn kinh điển, tác phẩm của họ sống mãi muôn đời. Trernưshepski nhìn thấy trong sáng tác của Puskin “sự đảm bảo cho chiến thắng trong tương lai của nhân dân ta trên các lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục và nhân văn.”

Ảnh đại diện

II (Aleksandr Pushkin): Bi kịch không hiểu sâu sắc Puskin (tiếp theo)

6.Tất nhiên, khắc phục tình trạng nhìn nhận phiến diện của mỗi một huyền thoại vừa nêu, là việc hoàn toàn cần thiết. Có thể nói, điều này là nhiệm vụ bức thiết trong việc nhận thức, đánh giá về Puskin thuộc hôm nay. Tuy nhiên, việc chỉ giản đơn cộng ghép chúng lại với nhau sẽ không thể dẫn đến thành công. Ta cần phải xác định được mối quan hệ bên trong, ở tầm sâu của chúng, phải đặt nền móng để có thể tích hợp chúng với nhau. Chỉ có tiến hành làm như vậy, chúng ta mới làm rõ được thực chất vị trí của Puskin là thứ rất khó nắm bắt. Và phải thừa nhận rằng, trên con đường này chúng ta đã có những bước đi ban đầu.

7.Chúng tôi muốn đề cập tới trước hết là một bài báo muộn màng của P.V. Anhenkôp “Những lí tưởng về xã hội của Puskin “(1880),Trong bài báo này, những quan điểm chính trị và xã hội của Puskin được trình bầy như một hệ thống phức tạp và khác thường, nhưng rất hoàn chỉnh, đó là lí thuyết bí mật, của nước Nga, về sự tồn tại dân sự một cách hợp lí. Gọi là bí mật, vì những quan điểm chính trị của Puskin có sức gây công phá quá lớn, nên đã qua đi gần nửa thế kỉ mà Anhenkốp vẫn buộc phải nói không hết ý về nhiều thứ, phải rào trước đón sau, né tránh nhiều vấn đề đầy gai góc. Tuy nhiên, ông đã cho thấy rõ ràng: cái bất hạnh của nước Nga, theo Puskin, là ở chỗ, triều đình trung ương bằng nhiều nỗ lực đã đẩy tầng lớp quý tộc cổ xưa - chỗ dựa của ngai vàng - xuống mức giai tầng hạng trung” (nghĩa là giai tầng thứ ba”). Nhưng những thay đổi triệt để như vậy có nguy cơ gây ra những xáo trộn xã hội đáp lại mà rất cần phải ngăn ngừa. Rất tiếc là, một bài bào thiết thực, thông minh của Anhenkôp đã không được đánh giá đúng giá trị của nó.

8.Chúng ta hãy lưu ý tới các bài báo của X.L.Phrawnk “Puskin là nhà tư tưởng chính trị” và G.P.Pheđôtôp “Người ca ngợi nhà nước đế quốc và tự do” (cả hai bài báo đều đăng năm 1937). Hai bài này đã thử bắt mạch mối qua hệ nội tại giữa lòng yêu tự do và thái độ bảo thủ của nhà thơ. Chẳng hạn, Pheđôtôp, khi ghi nhận việc Puskin trung thành với lí tưởng tự do trong suốt cuộc đời mình, cũng nói về việc nhà thơ trung thành với tư tưởng nhà nước Nga:”Trong mọi trường hợp, trong đền Apollo có hai bàn thờ: Bàn thờ Nước Nga và Bàn thờ Tự do”. “làm thế nào mà Puskin có thể cùng lúc thờ hai vị thần này được?- nhà triết học đã đặt câu hỏi. Liệu tự do có thể cùng tồn tại với nhà nước đế quốc. Và mặc dù câu trả lời cho các câu hỏi này được trình bày một cách thận trọng và có ý tránh né, ngay cách đặt vấn đề như vậy, thực sự, là tuyệt vời.

9.Trong khi đó, cơ chế cùng tồn tại và phối hợp hành động giữa hai nguyên tắc tối cao này có thể giải thích được một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Thực tế, Puskin, khi đã trưởng thành, đã kế bước Karamdin - coi chế độ quân chủ như một hình thức quản lí nhà nước tự nhiên nhất với nước Nga. Tuy nhiên, Puskin chưa bao giờ cất giọng ca ngợi nền quân chủ mà nhà thơ đang sống- cả thời Aleksandr và cả thời Nhikôlai trị vì. Nhà thơ chỉ bị hấp dẫn với quan niệm nhà nước Nga thời trước khi có Pi ôtr, ngày đó, giai cấp quý tộc lâu đời đóng vai trò quan trọng nhất. Puskin luôn coi bản thân mình và các bạn bè của mình là con cháu những dòng tộc lâu đời này. Chính tình huống có sự liên minh gần gũi tự do giữa quân vương và giai tầng quý tộc cổ xưa mới đáp ứng các lí tưởng về chính trị của Puskin. Chính theo con đường đó, nhà thơ hi vọng liên minh này sẽ dẫn dắt sự phát triển của nước Nga ông đang sống.

10.Như vậy, cuộc nổi dậy của các nhà cách mạng tháng Chạp được nhà thơ xem như một hành động của thế hệ các nhà quý tộc lâu đời đứng lên bảo vệ những quyền lợi có từ xưa của mình, nhưng đã bị Pi ôtr và các đời Nga Hoàng kế tiếp giày xéo một cách không công bằng và phi pháp (vì thế, nhà thơ đã gọi Nga hoàng Piôtr là “nhà cách mạng theo chủ thuyết cào bằng, chủ nghĩa bình quân”). Đồng thời, việc các nhà cách mạng tháng Chạp chống lại chế độ quân chủ để bảo vệ các tập tục xưa và các trật tự theo truyền thống, đã đáp ứng không chỉ các lợi ích nhóm hẹp của chính giới quý tộc lâu đời, mà của toàn dân tộc. Vì một giai tầng quý tộc chân chính, hoàn toàn độc lập về vật chất và chính trị (khác với tầng lớp quý tộc mới hoàn toàn chịu sự chi phối bởi sự ban ơn ân huệ của quân vương Nga hoàng) có sứ mạng phục vụ người đại diện và người bảo vệ cho nhân dân trước triều đình trung ương. Việc từ từ tiêu diệt giai tầng quý tộc và làm mất đi ngày càng nhiều vai trò chính trị của tầng lớp quý tộc (dòng họ Rômanôp đã góp tay rất nhiều vào việc này) có nguy cơ gây ra thảm hoạ xã hội - nổi loạn ở Nga, “một cách vô nghĩa và vô cùng tàn khốc”.
Như vậy, các lí tưởng tự do kết hợp một cách hữu cơ trong ý thức của Puskin với các lí tưởng nhà nước Nga, còn thái độ cảm thông với cuộc nổi dậy gắn với việc bảo vệ ổn định xã hội.
Hệ thống quan điểm lịch sử và tính hiện đại được Puskin diễn giải trong nhiều bài viết, văn bản nghệ thuật, phần lớn chưa viết xong. Hệ thống này được phản ánh trong nhiều tác phẩm đã hoàn thành như “Bôris Gôđunôp”, Pôltava “, “Con gái viên đại uý”

Ảnh đại diện

LI (Aleksandr Pushkin): Mục lục

Mục lục
Chương Một, khổ I
Phân tích khổ I, chương Một
Bản dịch sang tiếng Anh khổ I
Thơ ngụ ngôn “Con lừa và người nông dân”
Những khó khăn trong việc dịch “EO” sang tiếng Anh, Pháp
Nabôkốp và khổ thơ “Ônheghin»
Nabôkốp nói về dịch “EO”
“Cá không ăn muối cá ươn…”
Các gia sư của Puskin thời nhỏ
Cấu trúc của “EO”
Cấu trúc của “EO” (tiếp theo)
Lịch sử dịch “EO” ở Trung Quốc
“EO” đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng?

Khổ XXXIII
Ai là chủ nhân “cặp hài cườm pha lê - đôi chân tuyệt đẹp “trong khổ XXXI-XXXIII?

Chương Hai, khổ I
Cấu trúc của “EO”
Kể về Puskin và Natalia
Hôn nhân của Puskin và Natalia
Cuộc sống những năm đầu
Kể về Dantes
Đám cưới của Dantes
Cuộc đấu súng
Cái chết của Puskin
Puskin và chị gái vợ Aleksandra
Con hợp pháp của Puskin
Con “rơi” của Puskin
Gia đình bố mẹ Puskin nhận hợp tác quản lý Puskin
Tin đồn Puskin bị đánh đòn
Về Tôlstôi - “người Mỹ”
Thú chơi bài bạc của Puskin
Mối tình đầu của Puskin

Khổ II
Puskin và thú chơi cờ bạc

Chương Ba, khổ I
Cấu trúc “EO”
Hôn nhân lần hai của Natalia
Đánh giá về Natalia
30 lần thách đấu của Puskin
Chuyện về hai cha con nhà thơ Puskin

Chương Bốn, khổ 7
Cấu trúc “EO”
Puskin cầu hôn Anna và bị từ chối
“Số phận chống lại”: những điềm báo gở trong đám cưới của Puskin

Chương Năm, khổ I
Cấu trúc “EO”
Cơn mộng của Tachiana
Dantes và Ekaterina sau khi Puskin mất
Kể thêm về Dantes (phần 1)
Kể thêm về Dantes (phần 2)

Chương Sáu, khổ I
Cấu trúc “EO”
Cuộc đấu súng Lenski và Evghenhi
Vì sao Puskin phải thách đấu súng
Puskin và các người đẹp
Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất và đại thi hào Puskin (phần 1)
Nhikôlai I và Puskin (phần 2)
Nhikôlai I và Puskin (phần 3)
Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và nhà thơ Puskin

Chương Bảy, khổ I
Cấu trúc của “EO”
Đánh giá về Nabôkôp và sách chú thích
Truyện cười xoay quanh Puskin (1)
… (2)
…(3)

Chương Tám, cuối khổ I (trang 1)
Thế hệ chút chít của nhà thơ Puskin
Ai có lỗi trong cái chết của Puskin? (1)
Ai có lỗi…. (2)
Ai có lỗi… (3)
Số phận hai chương IX và X “EO”
-Chương IX: Nga du ký của Ônhêghin (36 khổ thơ và bản dịch)
-Các bản viết mới chương X “EO”
Cuối khổ 1, (Trang 2)
Chương XI, Evghenhi “tái xuất” (25 khổ thơ và bản dịch)
Trang 3:
Chương IX - Nga du ký của Ônhêghin (từ khổ XXX tới hết)

Sau khổ cuối, chương VIII
Tóm tắt theo chương
Bảng nhân vật
Nhân vật chính
Nhân vật phụ
Bảng thời gian phỏng đoán các sự kiện trong “EO”

Chương Tám, khổ 2
Những ý kiến đòi phủ nhận sự nghiệp sáng tác của Puskin
Bi kịch không nhận thức đúng đắn về Puskin
Puskin trong ý kiến đánh giá…những năm 60 tk. XIX

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và nhà thơ Puskin

Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và nhà thơ Puskin
(Aleksandr I
Năm sinh và mất: 1777-1825
Thời gian trị vì: 1801-1825)

Trong một chuyến viếng thăm trường lisê ở Hoàng thôn, Nga hoàng đã để lại cho cậu học sinh trẻ tuổi Puskin ấn tượng rất dễ chịu. Puskin có tâm trạng thích thú là do Aleksandr Đệ nhất lúc đó vừa cầm quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Napoleon và lên kế hoạch tiến hành cải cách tự do (một việc làm đặc biệt khiến nhà thơ vốn yêu tự do càng vui mừng). Không phải tự nhiên mà nhà thơ Puskin lại đánh giá thời kỳ đấy là sự khởi đầu tuyệt vời những năm tháng Aleksandr trị vì đất nước, còn trong bài thơ “Chào mừng ngày Nga hoàng ca khúc Khải hoàn từ Paris năm 1815”, đã đánh giá cao vai trò của Nga hoàng trong chiến tranh vệ quốc.
Ơi Nga hoàng dũng cảm của chúng ta,
Ngài đáng được cám ơn và ca ngợi.
Khi bao trung đoàn quân giặc xâm chiếm miền xa,
…Ngài đã rút gươm ra thề giữ non sông đất nước.

Đường lối chính sách cứng rắn và phản động của Aleksandr Đệ nhất được thực hiện sau chiến tranh với Napoleon năm 1812 và việc Puskin bắt đầu chơi thân với các nhà cách mạng tháng Chạp đã làm thái độ của Puskin với Nga hoàng thay đổi hoàn toàn. Năm 1817, nhà thơ gia nhập “Hội văn học Ardamas “, nơi Puskin có dịp làm quen với những người sẽ tham gia phong trào cách mạng tháng Chạp - M. Ocllôp, N. Mu raviop và nhiều người khác.
Những thay đổi trong quan điểm của Puskin được phản ánh trong sáng tác của ông, đặc biệt trong bài thơ” Truyện cổ tích: Noel”

U ra! Nước Nga lại có
Viên Bạo chúa lang thang
Vị cứu thế đang khóc than,
Toàn dân càng đau khổ

Khi gọi Nga hoàng Nhikôlai là viên bạo chúa đi lang thang, nhà thơ ngầm ý việc Nga hoàng tham gia “Liên minh thần thánh” được dựng ra để chuyên đàn áp các phong trào cách mạng trong các nước Châu Âu, còn trong các dòng thơ cuối cùng, nhà thơ kết tội Nga hoàng về việc hứa hẹn mang lại tự do cho mọi người chỉ là chuyện cổ tích mà thôi.
Aleksandr Đệ nhất không tha thứ cho Puskin vì các lời nói đó (và nhiều bài thơ châm biếm chua cay nhằm vào Nga hoàng và các bộ trưởng của ngài) và đã trừng phạt nhà thơ phải đi đầy ở Kíshinhiôp, sau này là về làng MikhailốpSkokie (nếu như không có lời nói đỡ của Karamdin, thì nhà thơ đã phải đi đầy tận Xibi).

Puskin coi việc mình bị đi đầy là bất công và từ lúc đó, nhà thơ bắt đầu cảm thấy căm giận thể hiện rõ ràng với Nga hoàng. Một thí dụ điển hình là bài thơ “Ngài và tôi” viết về Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất:

Ngài giàu có, còn tôi khốn khó,
Da ngài thắm đỏ như hoa
Tôi gày yếu, xanh như tàu lá…

Việc nhà thơ giữ quan hệ thân thiết với các nhà cách mạng tháng Chạp ở nơi đi đầy càng thúc đẩy nhà thơ đứng trên cương vị này - vì bạn bè của nhà thơ đều tỏ thái độ chán ngán trước nhiều việc làm của Nga hoàng trong giai đoạn trị vì cuối cùng.

Kẻ độc ác chuyên quyền!
Ta căm thù người và ngôi báu,
Thấy người chết, con cái mất,
Ta thẩm vui độc ác trong lòng

Nói cho đúng sự thật, thì phải thấy rằng trong thời gian đi đầy, Puskin đã nghiên cứu sâu rộng, chi tiết lịch sử nước Nga và sau khi Aleksandr I mất, Puskin đã có sự đánh giá khách quan hơn và có nhắc đến nhiều công lao quan trọng của ngài:

Ngài cũng là người! Bị chi phối vì giây phút
Là nô lệ của lời đồn, ngờ vực với đắm say;
Hãy tha thứ ngài việc truy lùng sai đạo lí:
Ngài từng chinh phục Paris, mở trường lí sê.

Theo quan điểm của tôi, nhà thơ đã nhận xét đúng nhất về Nga hoàng trong bài thơ “Nói với tượng người chinh phục” (1830)

Không phải tự nhiên khuôn mặt này đa diện.
Đây là hỉnh ảnh vị quân vương:
Đã quen với bao nghĩ suy trái ngược,
Sống cuộc đời, mang vẻ mặt anh hề Arlekino
Phải nói rằng, quan điểm của nhà thơ Puskin cho rằng Aleksandr I là vị quân vương đầy mâu thuẫn và “đa diện”, cách đánh giá như vậy giống với cách suy nghĩ của nhiều người sống cùng thời với nhà thơ và nhiều nhà lịch sử (chẳng hạn, P. Viademski, M. Speranski, V. Kliu trepski v.v…)

(Theo dzen.ru
ЯРС
19/08/2020)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Chuyện về quan hệ giữa hai cha con nhà thơ Puskin

Câu chuyện quan hệ giữa hai cha con nhà thơ Puskin

1.Hai cha con nhà thơ Puskin không tài nào tìm được tiếng nói chung.
Ngay cả các cá nhân vĩ đại cũng phải chịu nhiều đau khổ vì những vấn đề tưởng chừng đơn giản trong đời thường. Thí dụ, nhà thơ Puskin thường xuyên xung khắc với cha mình và không thể tạo lập được quan hệ bình thường. Nhiều người vẫn kể cho nhau nghe chuyện diễn ra giữa nhà thơ vĩ đại với người cha nghiêm khắc.

2.Các con cái luôn sợ hãi cha
Sergêy Lvôvich Puskin (1770-1848) là người được kính trọng trong hàng ngũ quan chức cấp cao. Trước 27 tuổi, ông phục vụ trong quân cận vệ, là đại uý, sau đó giải ngũ và chuyển nghạch thành quan chức dân sự, thuộc bậc tám trong bảng phân cấp quan chức của Nga hoàng.
Cha của nhà thơ Puskin có sáng tác thơ bằng tiếng Pháp, tham gia đóng kịch và ngâm thơ rất hay. Nhiều người còn nhớ ông là người hoạt bát và ăn nói sắc sảo. Nhưng lúc ở nhà, ông luôn tỏ ra là người đăm chiêu, cau có, dễ nổi nóng. Con cái chỉ thấy sợ cha hơn là yêu cha. Ông có 8 con: hai gái và 6 trai. Quan hệ của nhà thơ Puskin với cha được coi là không xuôi chèo mát mái.

3.Không chu cấp tiền cho con
Năm 1820, nhà thơ Puskin bị phạt đi đầy xuống miền Nam Nga. Puskin mắc tội sáng tác thơ châm biếm về những người nổi tiếng, về chính Nga hoàng.
Lúc này, nhà thơ Puskin chưa thể kiếm ra tiền và đang rất cần tiền ăn ở. Nhưng người cha đã bỏ mặc yêu cầu của con trai:
“Anh hãy giải thích cho cha tôi hiểu rằng, không có tiền của cha, tôi không sống được. Hiện nay, tôi chưa thể sống nhờ tiền nhuận bút trong hoàn cảnh kiểm duyệt ngặt nghèo; nghề thợ mộc tôi chưa học được, nghề làm thày giáo tôi không thể; dù tôi có thuộc luật của Chúa và bốn quy tắc đầu tiên - nhưng tôi sẽ làm phụ giảng nhà thờ không đúng ý mình - mà rồi không thể bỏ nghề được.-Mọi thứ và mọi người luôn lừa lọc tôi - hình như, biết hy vọng vào ai bây giờ, nếu không phải người ruột thịt và họ hàng”.

4.Cha buộc tội con trai hành hung mình
Mâu thuẫn giữa hai cha con nhà thơ Puskin bùng lên mạnh mẽ nhất là khi nhà thơ Puskin bị đưa về quản thúc tại Mikhailopskoie. Nhà thơ bị ghép vào tội có tư tưởng tự do và có khuynh hướng theo thuyết vô thần,về chuyện này, Puskin có viết trong thư gửi cho bạn. Trong điền trang lúc đó có mặt hai bậc cha mẹ của nhà thơ Puskin.
Người cha đang ngán ngẩm vì con trai bị tống đi đầy lần thứ hai ngay sau lần một vừa xong. Cha của nhà thơ Puskin đứng hoàn toàn về phía triều đình và không muốn nghe con trai biện hộ mãi. Puskin đã viết cho Giukốpski:
“Cha tôi rất sợ hãi về án đi đầy của tôi, và luôn khẳng định rằng, chính người cũng sẽ chịu chung số phận như vậy. Peshurốp được cử ra theo dõi tôi, đã không biết xấu hổ, khi đề nghị cha tôi làm một việc là mở xem thư từ của tôi, nói ngắn lại là, làm gián điệp theo dõi tôi, tính dễ nổi nóng và nhạy cảm đến mức bực mình của cha tôi không để cho tôi có thể trao đổi đôi lời với cha; và tôi quyết định không nói năng gì. Cha tôi bắt đầu trách cứ người em rằng tôi đã là tấm gương xấu cho em trai làm em nhiễm theo thói vô thần của tôi. Tôi chi biết giữ thái độ lặng im”

5.Cha của nhà thơ Puskin đã gọi con trai mình là “Đồ quái vật” và “đứa con trời đánh”. Kết quả là, sức chịu đựng của Puskin đã cạn kiệt và nhà thơ thôi không đợi thời cơ thích hợp để nói lại với cha.
“Đầu óc tôi sôi lên sùng sục. Tôi đi tìm cha. Và thấy cả cha và mẹ đang ở đó và tôi nói tuột ra tâm trạng bực bội mình tích lại trong lòng suốt ba tháng trời. Tôi kết thúc bằng câu nói với cha mình đây là lần cuối cùng mình nói với cha.. Cha tôi, lợi dụng không có ai làm chứng, người chạy khắp nhà và bù lu bù loa rằng tôi đã đánh ông, định hành hung ông, đã đánh trượt, định đánh thêm. - Trước mặt anh, tôi không định biện hộ cho mình. Nhưng vì sao, người lại muốn buộc tôi vào tội hình sự này? Người muốn tôi bị đi đầy ở tận khu mỏ Xibi và làm tôi mất danh dự à?”
Từ giờ phút đó, nhà thơ Puskin bắt đầu thấy căng thẳng thần kinh, vì lời buộc tội của cha có thể làm tình hình càng xấu hơn, nếu như chuyện đến tai Nga hoàng. Và lúc đó, nhà thơ có thể bị đưa đi đầy ở Xibi - nhằm cách li khỏi xã hội và giới văn học.
Kết cục là, cha của nhà thơ đã cùng gia đình rời điền trang dọn về Peterburg, nhưng trước khi đi hẳn, ông vẫn mắng mỏ con trai.

“6.Người cha sau đó có nói: thằng ngốc này, nó vẫn biện hộ cho nó! Nó còn dám định đánh tôi cơ đấy! Tôi có thể sai gia nhân trói gô cổ nó lại!-người cha định buộc tội con trai đã hành động hỗn hào mà cậu ta không hề thực hiện để làm gì? Mà làm sao nó lại dám, nói với cha, mà vung tay, đá chân loạn lên vậy? Đây là lần thứ chín, thứ mười chứ ít đâu. Rõ ràng, nó đã giết cha nó bằng lời nói nhé! - đúng là việc chơi chữ mà thôi..”

7.Hai cha con nhà thơ Puskin suốt đời giữ mối bất hoà với nhau, quan hệ luôn căng thẳng. Thậm chí nhiều năm liền, hai cha con không hề nói với nhau một câu nào. Người cha giận con vì có thái độ thực dụng với cha mẹ, lạm dụng lòng tốt của cha mẹ.
“Điều gây ngạc nhiên nhất trong tư cách của nhà thơ Puskin là dù nhà thơ có nói phũ với cha, có gây tan nát quan hệ giữa hai cha con đến mức nào đi nữa, thì nhà thơ vẫn thích về lại quê hương và tất nhiên, thích được dùng lại tất cả những gì chàng đã dùng trước kia, khi chàng không còn có thể rời đi khỏi làng quê” Chỉ có nhờ nhiều người bạn chung đã giúp hai cha con xích lại gần nhau, giảm nhẹ mọi xung khắc. Thí dụ, Tủghenhep và Giukôpski luôn luôn nói đỡ cho Puskin và biện hộ rằng giản đơn là Puskin chỉ muốn mình giống với thi sỹ Bairơn.
Năm 1836, mẹ của nhà thơ qua đời khiến người cha thành goá vợ, còn năm 1837, nhà thơ Puskin bị giết hại trong cuộc đấu súng để bảo vệ danh dự cho vợ mình làm người cha thành mất con. Và thế là gần trọn cuộc đời, hai cha con nhà thơ Puskin không thể giảng hoà, không thể có được quan hệ gần gũi hoàn toàn.

(Theo nguồn: dzen.ru
Femmie
21 tháng 4 năm 2022)

Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: