Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [102] [103] [104] [105] [106] [107] [108] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Việt Nam sắm máy bay trinh sát, tuần tra biển

Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng...

Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.

Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.

Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.

Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.

Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/06/02/08/20110602080910_may_bay.jpg

DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.


Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải  CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.

Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.

Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C  và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/06/02/08/20110602080910_may_bay_2.jpg

Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên  ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.  

Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.

Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ

Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.

(Theo Đất Việt)

Bản gốc trên VietNamNet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P vào năm 2006 từ Nga.

Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/01/qp-yakhont.jpg
Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P


Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/01/Yakhont-Su-33-1S.jpg
SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô.
Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont


So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/01/Brahmos_1.jpg
Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30



Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.  

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.
Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/01/Yakhont-Bastion-TELs-1S1.jpg
Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa


Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.
Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

Theo Đại Việt - Nam Cường
Đất Việt

Bản gốc tại Dân Trí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo

Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS11.jpg
Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS5.jpg
Biên đội tàu hải quân Việt Nam.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS4.jpg
Biên đội tàu tên lửa.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS1.jpg
Bộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS16.jpg

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS8.jpg
Tập luyện bảo vệ chủ quyền.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS13.jpg
Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS9.jpg
Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS14.jpg
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a8/f3/TS7.jpg
Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.


Trọng Thiết

Bản gốc trên VNExpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lòng yêu nước thúc giục

(Dân trí) - Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, dường như có một sức mạnh được đánh thức, đó là sức mạnh của lòng dân. Trên các diễn đàn báo chí, trong bữa cơm, trong câu chuyện nơi công sở, ở đâu cũng sôi sục phản ứng.

Đã lâu lắm rồi, báo chí VN mới lên tiếng mạnh mẽ. Từ lâu đã có tình trạng tàu Trung Quốc bức hiếp ngư dân, nhưng phía VN vẫn dè dặt phản ứng, chờ đợi một sự hiểu biết và thái độ ứng xử phù hợp từ nước bạn trên cơ sở của tình hữu nghị hai nước và sự tôn trọng pháp luật quốc tế.

Nhưng sự kiên nhẫn đã đến mức vượt giới hạn, khi Trung Quốc cho tàu vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của VN và có những hành động quá ngang ngược, cắt cáp thăm dò của tàu VN, cho tàu thuyền đánh cá xâm phạm ngư trường VN, và nghiêm trọng hơn là sử dụng tàu hải quân bắn tàu ngư dân thì không dân nào chịu đựng được nữa. Hành động từ phía Trung Quốc đã khơi dậy lòng yêu nước, mỗi con người VN đều thấy mình bị xúc phạm, đều thấy có lỗi với tiền nhân.

http://dantri4.vcmedia.vn/CF06CSb6jCgPfuEwQ5e/Image/2011/05/Biendaotsa1033081714_86723.jpg
Lòng yêu nước là sức mạnh vĩ đại của một đất nước


Báo chí không thể đứng ngoài cuộc, các tổ chức nghề nghiệp khác cũng không thể khoanh tay. Đại diện của Liên đoàn Luật sư VN cũng thông báo, ngày 3/6, theo thông lệ quốc tế, liên đoàn sẽ chính thức đưa ra tuyên bố về mặt pháp lý phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và cản trở, phá hoại tài sản của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vào ngày 26/5. Bản tuyên bố này căn cứ vào luật pháp quốc tế hiện hành.

Giới doanh nhân cũng thể hiện lòng yêu nước bằng cách của mình. Ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mang 1 tỉ đồng đến báo Tuổi Trẻ đóng góp cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” cùng với câu nói: “Chúng tôi đóng góp vì tự thấy trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của doanh nghiệp khi lòng yêu nước thúc giục” .

Một trang web bán tour đi du lịch Trung Quốc cũng tham gia bằng cách ra thông báo: Những thông tin gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng lấn tới và ngang nhiên xâm lấn chủ quyền VN…Tuy rằng đó không phải là hành động của tất cả người dân Trung Quốc, nhưng để nêu cao tinh thần yêu nước, CANA tạm ngưng tất cả các tour đi Trung Quốc và tháo gỡ các thông tin du lịch Trung Quốc ra khỏi trang web.

Trước đây, có rất nhiều vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân, nhiều người trở về trong sợ hãi, có người tuyên bố bỏ nghề đi biển. Nhưng lần này, không ai sợ hãi, tất cả đều quyết tâm ra khơi. Nhiều ngư dân Quảng Ngãi, Phú Yên khảng khái cho rằng đi biển bây giờ là để góp phần bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển. Một đất nước mà ngay cả một người dân làm nghề đánh cá cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền thì đó chính là sức mạnh vĩ đại.

Lê Chân Nhân

Bản gốc trên Dân Trí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thư ngỏ gửi ông Hồ Cẩm Đào

Trần Kinh Nghị(*)

Kính thưa ông Hồ Cẩm Đào -Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc  kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Dù biết ông rất bận với công việc lãnh đạo một đất nước đông dân nhất thế giới lại đang ở vào thời kỳ phát triển nhanh đến chóng mặt trong nhiều năm nay, tôi vẫn mong được ông tiếp nhận  bức thư mà tôi trân trọng chuyển đến ông đây. Xin cảm ơn ông trước nếu được ông hạ cố đọc thư hoặc  nghe thư ký của ông báo cáo lai.  Vì tôi biết ông sẽ hoàn toàn có quyền không làm điều đó với tôi - một người không phải là công dân của nước ông lại  đang nói ra những điều mà có thể ông không thích nghe.
Tuy nhiên tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói,  vì nghĩ rằng, ngoài việc lãnh đạo đất nước Trung Hoa vĩ đại, ông còn đang muốn lãnh đạo cả thế giới này trong một ngày càng sớm càng tốt. Tôi cũng xin thưa với ông rằng bức thư này không phải của một em học sinh phổ thông vẫn thường viết để ca ngợi lãnh tụ của mình, mà là của một người cùng thế hệ với ông, tức là đã từng chứng kiến các thời kỳ quan hệ của hai nước Trung, Việt.
Để khỏi mất thời giờ, tôi xin phép ông được đi thẳng vào nội dung.
Có lẽ hiếm có trường hợp trên thế giới có trạng thái quan hệ láng giềng như giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử cho thấy ngay từ thời kỳ đầu lập quốc người Hán đã có xu hướng tiến về phương nam. Tốt thôi, đó là quy luật của sự sống: đồng cỏ ở phía Nam bao giờ cũng xanh hơn ở phía Bắc. Hơn nữa thời xa xưa đất rộng người thưa, người Bách Việt còn thưa thớt đâu đã đủ sức mà khai thác cho xuể.  Cũng tốt thôi khi hai nền văn minh  Hán tộc và Việt tộc  có dịp hội nhập với nhau sớm như vây – điều mà cả thế giới ngày nay cũng đang cổ súy . Có lẽ ông cũng nên cho khắc thêm một dấu ấn đáng tự hào rằng Trung Quốc đã thực hiện hội nhập từ thời thượng cổ!
Vì thế, tôi thấy không cần nói nhiều về quá khứ xa xưa làm gì,  mà chỉ muốn nhắc ông nhớ về quá khứ và hiểu về quá khứ đúng với sự thật lịch sử của nó.  Bởi vì tôi được biết qua một cuộc khảo sát do một cơ quan học thuật Mỹ tiến hành gần đây tại 6 tình thành lớn nhất Trung Quốc cho thấy kết qủa hết sức ngạc nhiên rằng có đến   90% người  Trung Quốc tin rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã và đang chiếm cứ đất đai và biển đảo của cha ông người Trung Quốc …, và do đó, giờ đây họ có quyền đòi lại (!?) Nếu ông không tin, xin  ông hãy gọi một vài chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc như Giáo sư Vương Hàn Lĩnh lên báo cáo với ông thì chắc rằng tình trạng hiểu biết sai lệch như vậy còn nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi thấy trên mạng, nhất là trong giới "quân luận" của nước ông đâu đâu cũng sặc mùi hiếu chiến kêu gọi tiêu diệt bọn giặc Việt Nam về tội chiếm nhiều đất đai và biển đảo của Trung Quốc lại còn vong ơn bạc nghĩa nữa! Chẳng lẽ bọn họ không quán triệt lời chỉ huấn của ông với phương châm  "bốn tốt" và "16 chữ vàng"?. Tôi trộm nghĩ,  là một người lãnh đạo hẳn ông biết rõ điều gì sẽ xảy ra nếu sự hiểu sai lệch như vậy cứ lan truyền trong dân chúng của một đất nước  1,5 tỷ người, lại đang trên đà phát triển rất cần năng lượng và không gian sống? Đó là chưa kể hơn 60 triệu Hoa kiều  phiêu bạt khắp nơi trên thế giới, gần đây đã tràn sang chiếm lĩnh cả vùng đất thưa dân cư ở  Siberi và miền tây nam nước Nga khiến cho người Nga vô cùng lo lắng. Người Trung Quốc cũng đang di dân tự do sang tận Châu Phi xa xôi nữa. Ôi có lẽ tôi không nên tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu số đông này một ngày kia đều theo chủ nghĩa đại Hán. Điều tôi lo sợ nhất là họ vẫn tưởng mình là "con trời" sinh ra để thống trị thiên hạ, và do đó chả coi ai ra gì...   Nhân đây tôi xin trích đăng lại tấm bản đồ trên Wikipedia cho thấy cương vực Trung Quốc thời nhà Hạ chỉ bằng một giọt dầu so với toàn bộ diện tích nước Trung Quốc ngày nay để ông và đồng bào của ông khỏi phải xít xoa về sự ”thua thiệt” lãnh thổ của mình.
Giờ xin phép ông cho tôi trở lại với quan hệ Viêt-Trung. Tôi sẽ không nói về quá khứ xa xôi, mà chỉ nói qua về quá khứ gần đây nhất. Đã có một thời hoàng kim trong quan hệ Việt-Trung mà trong đó nhân dân hai nước đều rất hân hoan với tình hữu nghị và giáo lý cách mạng  rằng sẽ  không bao giờ tái diễn tình trạng chiến tranh xâm lược giữa các quốc gia  cùng thể chế  xã hội chủ nghĩa . Thời đó tôi may mắn đã được sang học tập tại một tỉnh miền Nam của nước ông nên không thể nhầm lẫn về trạng thái tinh thần như nói trên.  Chúng tôi đã được các thầy cô giáo dạy hát  “Việt nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông …, chung một mối tình hữu nghị …” và nhiều ca từ thật hay ho khác nữa bằng cả hai thứ tiếng Viêt và Trung mà giờ đây tôi vẫn còn thuộc lòng. Thứ tình cảm hữu nghị đó nó mạnh lắm, sâu nặng lắm,  đến nỗi sau này khi  ông Đặng Tiểu Bình xua quân sang xâm lược  biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 thì  không chỉ dân thường mà cả giới lãnh đạo Việt Nam đều bị bất ngờ!  Vẫn biết, trước đó các ông đã từng đánh chiếm  quần đảo Hoàng Sa, nhưng đó là cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với một chính thể không phải là cộng sản. Không biết đến giờ có còn ai  tơ tưởng vào  cái luận điểm cho rằng giữa các nước xã hôi chủ nghĩa thì không bao giờ có chiến tranh(!?).
Còn nhớ, các ông đã không thể đợi quá lâu sau cuộc chiến tranh biên giới ác liệt đó, lại đã bắt đầu dùng vũ lực để tìm chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa cách đất liền Trung Quốc hàng ngàn dặm lúc đó đang  nằm dưới quyền kiểm soát của  nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giờ xem lại những hình ảnh video  do chính  lính Trung Quốc quay  lại cảnh  họ   xả đạn bắn giết không thương tiếc vào đám công binh Việt nam trên tay không vũ khí,  ai cũng thấy đó là hành động dã man chỉ có ở đội quân của một quốc gia không bình thường. Đó là sự tái hiện của lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng đại Hán đã có từ ngàn xưa.
Gần đây các ông còn tỏ ra vội vã hơn thế qua việc cậy thế đông  áp dụng chiến thuật "biển người" để xâm chiếm Biển Đông. Cả ngày lẫn đêm lính thủy giả dân sự của các ông  săn lùng bắt bớ,  phạt vạ và, bắn giết  những ngư dân Việt Nam vô tội  ngay tại chính các ngư trường truyền thống của họ khiến họ không biết làm gì để kiếm sống. Cái vô lý là ở chỗ, bổng dưng một ngày, có kẻ lạ xông vào nhà cướp tất cả và buộc chủ nhà phải ra đi. Nếu là ông, ông sẽ làm gì, thưa ông ? Những người mang sắc phục nhà nước Trung Hoa đó  hành xử không khác nào bọn hải tặc Somali. Nói cách khác họ là bọn cướp biển được nhà nước tổ chức, hay ngắn gọn là  “cướp biển nhà nước” -  tiếng Anh là “state pirates”. Phải chăng vì các lực lượng  hải quân của các ông  đang quá sung sức lại nóng lòng muốn “thử nghiệm”  nên đã quá đà hung hãn như vậy (?)  Cũng có thể ông chưa được cấp dưới báo cáo đầy đủ về tình trạng “lạm dụng” này.  Nhưng tôi  nghĩ,  nếu không có chỉ thị của ông thì cấp dưới của một đội quân khét tiếng “kỹ luật sắt” không bao giờ dám làm như  vây, nhất là mới đây họ còn cho 3 chiến tàu với đội hình thủy chiến hẵn hoi tiến sâu  vào bên trong lãnh hải của Việt Nam để phá phách một cách rất ngang ngược. Chẳng lẽ họ không ý thức rằng hành động như thế  rất dễ châm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh? Họ quả đang chơi trò chơi với lửa, hay họ thưc sự muốn chiến tranh? Chỉ có các ông mới biết được. Xin mời ông xem đoạn video do người của ông quay dưới đây để xem lính của ông ngang ngược như thế nào.
http://www.youtube.com/wa...ch?v=Kk9Mz4j9Jqg&NR=1


Dù sao tôi cũng thấy nên khuyên ông,  với tư cách người đứng đầu của một quốc gia đông dân như Trung Quốc, ông nên sớm kiểm soát tình hình kẻo  những hành động thái quá kia sẽ không chỉ  phá hoại hình ảnh khả kính của ông mà thậm chí có thể làm đảo lộn cả sự yên bình của chính đất nước ông. Tôi  tưởng nước ông  chủ trương "trỗi dậy hòa bình" mà sao giờ lại hung hãn như vậy? Nhưng các ông ước gì thì được nấy thôi. Theo tôi được biết, với những sự kiện mới rồi, sự phẩn nộ  đã lên đến cao độ trong lòng người dân Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ hành động như thế nào tôi chưa được rõ, nhưng về phía người dân có lẽ đã hình thành một trào lưu căm phẫn chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ Việt-Trung. Thậm chí tôi nghĩ mối căm thù này còn hơn cả với người Mỹ trước đây.  Dư luận thế giới cũng đang chuyển theo hướng rất bất lợi cho các ông rồi đấy.   Đó là một  chuyển biến mới mà ông cũng nên biết.
Thưa ông, từ góc độ của những người có hiểu biết và có lương tri, tôi tha thiết đề nghị ông vì  số phận của hàng triệu gia đình ngư dân nước Việt mà ra lệnh cho thủ hạ của ông sớm chấm dứt lối hành xử kẻ cướp như nói trên. Ông cũng thừa biết sức chịu đựng của con người có hạn. Các ông đã quá quen với lối hành xử của  “con trời” như vẫn tự cho phép mình, nhưng người Việt dù chỉ là “con đất”, “con nước” (sơn tinh, thủy tinh)  thì cũng phải có quyền được sinh sống ngay trong  lãnh thổ và lãnh hải cổ truyền và đã được luật pháp quốc tế công nhận. Những vùng nào  còn tranh chấp là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu các ông động chạm đến phần lãnh thổ thiêng liêng của “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì chính là các ông đang “kích hoạt” tinh thần quật cường của người Việt.  Ông biết đấy, người Việt Nam bản tính nhẫn nhục, nhẫn nhục đến nỗi bị các ông khinh miệt thì phải (?). Nhưng chắc ông cũng biết, hễ khi đã phải đánh thì đánh đến cùng, đánh đến thắng lợi thì mới thôi. Điều này ông có thể đọc thấy trong lịch sử Trung Quốc và cũng thấy từ kinh nghiệm của quân  Nguyên-Mông và của các thực dân Pháp, Mỹ. Và chắc ông cũng thừa biết biết khi mục đích của các ông không đạt được thì những hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều, nhất là khi bản thân nước Trung Quốc của ông cũng đang còn rất nhiều vấn đề ngỗn ngang bên trong nó.  
Tôi nói đến đây chắc ông lại nghĩ, Việt Nam thắng đươc Pháp, Mỹ là nhờ ơn Trung Quốc, và rồi ông lại tuôn ra hàng tràng những lời trách móc thậm tệ và không quên đi tới kết luận: “Phải dạy cho Việt nam” những bài học (!?) Nếu vậy thì tôi cũng xin thưa, có thể nói rằng không ai được lợi nhiều bằng Trung Quốc từ  cuộc chiến đấu của người Việt Nam chống lại các thế lực đế quốc. Chính một số người lãnh đạo Trung Quốc mà tiêu biểu là ông Đặng Tiểu Bình cùng với các cuộc chiến tranh xâm lược mà họ vừa gây ra đối với Việt Nam đã giúp người Việt Nam tỉnh ngộ. Tôi tin rằng với đà này, và chỉ có sự thật này, người Việt Nam sẽ dứt khoát đoạn tuyệt với mối quan hệ bất bình đẳng với người Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam dù coi trọng những giá trị tự nhiên  của mối quan hệ truyền thống (cả tốt lẫn xấu) với nhân dân Trung Quốc, nhưng có lẽ giờ đây đã quá đủ  để nói lời chia tay với mối quan hệ bất bình đẳng truyền kiếp của quá khứ.  Liên quan đến hệ quả này, xin ông hãy để vài phút nhìn ngó xung quanh để thấy có bao nhiêu nước láng giềng của Trung Quốc còn thực sự là bạn của Trung quốc?  Tục ngữ Hán-Việt đều có câu: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Vậy mà tiếc thay các ông đang hành xử  hoàn toàn ngược lại.
Cảm ơn ông và xin gửi ông lời chào trân trọng.   
Trần Kinh Nghị
Hà Nội, Việt nam
-----------------------------------------------------------------------
(*) Trần Kinh Nghị: cựu phó Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch
------------------
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

@Bác Tâm
Bác là một cựu chiến binh, chắc bác hiểu, biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng.
Nay Tàu khựa nó hùng hổ như vậy, ắt là nó cũng phải có cái mạnh và cái yếu của nó. Ta không thể cứ hô hào mà phải tìm ra nó sợ chỗ nào, nó yếu chỗ nào, nó đang rùng mình chỗ nào. Tìm ra cái yếu của nó mà thọc vào thì tự nó phải co vòi lại mà lui vào ở ẩn.
Bác có biết chỗ ấy không?

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mình có hơi biết, nhưng không thấy ông nhà nước làm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

"Tôi chỉ cần hai mét vuông đất là xong"!
Nguồn: Vietnamnet.vn
Tác giả: Hoàng Hường


"Đe dọa chán, họ lại bảo tôi cho họ số tài khoản, tôi sẽ nhận được vài tỷ, còn không sẽ có hậu quả nặng nề. Tôi đã nói thẳng: Tôi chỉ cần 2 mét đất là xong!”.

Tháng 9/2010, Chính phủ vinh danh 88 công dân tiêu biểu chống tham nhũng, trong đó có bà Nguyễn Thị Hòa (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội). "Nhưng không vì thế mà tính mạng của tôi hết bị đe dọa". Người đàn bà từng bán cả nhà để lấy tiền trang trải cho cuộc chiến chống tham nhũng nói trong nước mắt.


Ngôi nhà nằm khuất trong một ngõ nhỏ tại An Dương, Yên Phụ có biển đề: Tư vấn pháp luật miễn phí có thiết kế khá đặc biệt: ngoài song sắt còn có thêm những lớp nhựa mê-ka phủ bên ngoài. Tường và sàn nhà ốp gạch trơn bóng.
Nữ chủ nhà cho biết: kể từ khi tố cáo sai phạm trong quản lý đất đai tại khu vực hồ Tây, bà luôn bị rình rập hãm hại. Nửa đêm bà liên tục bị kẻ nặc danh gọi điện thoại khủng bố tinh thần dọa giết, con cái đi đường bị chặn xe, dọa nạt. Nhà bà thường xuyên bị đổ phân, ném chuột chết, mìn... vào, kể cả ngày Tết. Bà phải lát gạch và phủ nhựa để lên tường để xối nước rửa cho dễ.

Gia tài của tôi: sự cô đơn

Sau sự kiện vinh danh và nhiều bài báo về bà, có rất nhiều người đã đặt niềm tin vào bà sẽ đại diện cho ý chí đấu tranh của nhân dân, thật tiếc vừa rồi bà không tự ứng cử Đại biểu Quốc hội.

Tôi không ứng cử Quốc hội vì tôi mắc bệnh tim, e rằng sức khỏe khiến mình không làm việc được nhiều thì mất niềm tin của người dân. Hơn nữa khi đã đâm lao vào chống tham nhũng thế này thì tôi không ứng cử.

Nhưng tôi mong những đại biểu quan tâm bảo vệ hơn nữa đến những người chống tham nhũng như tôi.

Bà Nguyễn Thị Hòa
Không hiểu sao, tôi tố cáo bao nhiêu vụ như vậy mà sao không tới được thành phố hay trung ương. Vì chống tham nhũng mà tôi kiện, rồi tôi bị đánh đập trả thù, tôi cầu cứu nhiều lắm mà không thấy các ngành có động tĩnh gì.

Không hiểu sao tôi ở đây chỉ cách trung tâm Hà Nội chỉ 2 cây số, mà tôi kêu cứu rất nhiều mà không ai nghe thấy, không ai hay biết.

Vừa rồi tiếp xúc cử tri thành phố, tôi chất vấn chị Nguyễn Minh Hà - Chủ tịch Hội phụ nữ TP Hà Nội, kiêm Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 4 Quận Tây Hồ, thì chị ấy bảo: "Vì chị kiện nhiều quá nên em không biết làm vụ nào trước vụ nào sau". Nói vậy thì tôi thua rồi.

Năm ngoái bà cùng 87 người nữa được vinh danh thành tích chống tham nhũng, sau đó thì những hành vi đe dọa, khủng bố có giảm không? Cá nhân bà có được quan tâm bảo vệ hơn?

Không bớt, chỉ là bọn nó không đổ phân, và không ném mìn vào nhà tôi nữa.

Nhưng tôi vẫn bị đánh, vụ cuối cùng cách đây khoảng 20 ngày.

Mỗi lần nhắc đến tôi lại muốn rơi nước mắt. Người chống tham nhũng cực khổ và cô đơn lắm. Tôi phải cho các con chuyển đi nơi khác sống cả, chỉ một mình tôi ở đây. Khi ốm hàng xóm cũng không dám sang thăm vì sợ liên lụy.

Nhiều lúc cơ cực tưởng không thể đứng vững nổi.

Tôi bước vào chống tham nhũng năm 2001, bắt đầu từ vụ ở Phủ Tây Hồ, đến nay đã tròn 10 năm. Tháng 5 năm 2004 tôi đã phải bán cả nhà cửa, đồ trang sức đi để theo đuổi chống tham nhũng.

Tôi lang thang ở những khu đất dự án quanh Hồ Tây để đo đạc, tìm chứng cứ. Người ta sai người cầm gậy đuổi tôi, vì họ không biết tôi vào khu đất đó để làm gì, nghĩ tôi ăn cắp. Những người gác ở cổng những hồ sen về sau họ hiểu họ cũng cho tôi vào vào lều trú những lúc mưa gió, ròng rã thế như một con thiêu thân.

Có những lúc đói quá, không có gì mua để ăn, tôi mò xuống hồ lấy củ sen, cái ngó sen, xõa nước hồ Tây cho sạch rồi ăn.

Nghĩ đến là đau xót lắm, tôi chỉ muốn khóc thôi. Gian truân quá!

Suốt bao năm, bà không tìm được đồng minh cùng gánh vác sao?

Có, người dân hiểu và chia sẻ với tôi bằng nhiều cách lắm. Nhưng tôi không thể để họ bị liên lụy. Tôi phải tạo vỏ bọc. Ban đầu tôi phải giả treo biển Dịch vụ tư vấn nhà đất miễn phí, nhờ đó tôi có được những tài liệu và chứng cứ ở phường Yên Phụ này tôi lấy được về, việc làm sao đất này có thể bàn giao chuyển đổi được, xây nhà được mà rõ ràng đấy là đất quý của thành phố.

Từ đó, tôi tìm mò tôi mua bằng được những tài liệu cần thiết. Khi tôi bỏ cái biển nhà đất đi thì tôi lại thay thế biển Tư vấn pháp luật miễn phí để người ta có thể ném tài liệu cho tôi một cách hợp lệ, không bị đe dọa trả thù.


Năm tôi 13, 14 tuổi, bố tôi là giáo viên trường đặc công đã nói với tôi: Nếu con chỉ có một mình trong lòng kẻ địch, thì trước tiên con phải bào chế một lá chắn cho con, thì tôi đã làm lá chắn là tấm biển Dịch vụ tư vấn nhà đất miễn phí, họ chỉ biết tôi làm chuyện nhà đất thôi chứ không bao giờ biết tôi làm cái gì.
Những vết sẹo bị đánh đây. Có những vết thương 6 tháng mới khỏi. Mỗi khi vào bệnh viện tôi chỉ dám nói là bị ngã chứ không nói là đi chống tham nhũng bị trả thù. Nói như vậy sợ rằng bệnh viện cũng sợ, không dám bảo vệ mình. Đến khi công an vào hỏi mới biết ra là tôi chống tham nhũng bị người ta đánh.

Tôi chỉ cần 2 mét đất là xong

Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2005 đã có những quy định bảo vệ người chống tham nhũng. Luật ấy được thực thi như thế nào với trường hợp của bà?
Khi anh Nguyễn Đức Chung, Phó giám đốc Công an Thành phố Hà Nội gọi tôi lên nói rằng "Chị xứng đáng được bảo vệ, chị cũng rất xứng đáng được tôn trọng. Chị  yên tâm, chị cứ về, cứ đi đứng bình thường, chỉ cần hết sức cảnh giác một chút ít thôi, tôi nghĩ rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với chị". Vậy nhưng tôi vẫn thường xuyên bị chửi bới, bị đe dọa.

Hiện nay, những bằng chứng chứng cứ việc người ta đến ném mìn, đánh người ở ngay ngoài mặt đường, rồi biển số xe con, rồi mọi thứ đều có hình ảnh cả, nhưng đến giờ phút này vẫn chưa ai bị bắt, chưa ra được vấn đề gì cả. Bọn chúng cứ khủng bố tôi, triền miên, bằng đủ cách.

Khủng bố đe dọa chán, họ lại ngọt nhạt, bảo tôi cho họ số tài khoản của tôi. Tôi bảo tôi chả bao giờ có số tài khoản, để làm gì? Họ bảo rằng cứ cho họ số tài khoản, rồi tôi sẽ nhận được một số tiền rất lớn, khoảng vài tỉ đồng, sau đó tôi hãy ngồi ở nhà đừng đi lang thang nữa. Bằng không sẽ có hậu quả nặng nề.

Tôi đã nói thẳng: tao chỉ cần 2 mét đất là xong. Cái chết đối với tao cũng chả là gì. Với tao, mất lòng tin trong dân mới đáng ngại, tao không cần biết mày là ai. Chúng dập máy luôn.

Vậy là cả Luật chống tham nhũng và cả vinh danh cũng chưa mang lại cho bà sự an toàn?

Báo chí có thể mang lại sự an toàn cho tôi nhiều hơn. Tôi rất cám ơn VTV6 của chị Tạ Bích Loan đã làm sôi động lòng dân, từ đó cái ải hành hạ và khuôn mặt tôi ai cũng biết nên đi đâu người dân cũng bảo vệ tôi hơn.

Ngay cả ở những hàng ăn, quán nước, họ cũng nói chuyện về tôi, hỏi "Chị có phải là người đương thời đó không", tôi bảo rằng: "Vâng, đúng ạ, vậy thì các bác ủng hộ cho cháu nhé, cháu đi đường ai đánh cháu hoặc thế nào thì các bác giúp cháu nhé". Họ bảo "Cô yên tâm!"

Vừa rồi có chuyên gia nước ngoài hỏi tôi rằng: Tại sao, tư tưởng tôi như thế nào tôi dám chống tham nhũng. Tôi nói rất rõ ràng rằng cha tôi dạy tôi như thế. Cha tôi dạy rằng tôi phải sống với dân. Dân là người đóng thuyền cũng là người lật thuyền, phải dựa vào dân. Tôi thà rằng nằm với dân ở vỉa hè. Tôi chỉ mong Nhà nước biết rất rõ về tôi rồi thì hãy bảo vệ, chứ tôi không mong đấu tranh để được trả công hay vinh danh.

Bà thà nằm vỉa hè với dân còn hơn nhận vài tỉ của doanh nghiệp, có bao giờ bà thay đổi không?

Không bao giờ. Tôi vẫn nói rằng, nếu các anh tham nhũng, tôi sẵn sàng bán nhà, tôi sẽ tiếp tục tố cáo. Bây giờ tôi chỉ mong Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sẽ sớm có biện pháp bảo vệ tính mạng tôi, bảo vệ niềm tin của nhân dân. Tôi không sợ chết, nhưng tính mạng của tôi đây là cái để người dân nhìn vào để người ta tin, chứ không phải tôi sợ chết. Phải hiểu rõ quan điểm như vậy.

Thà làm một công dân tốt hơn làm một đảng viên tồi

Phẩm chất của một cựu quân nhân đã rèn luyện cho chị ý chí thép đó?

Thứ nhất là do gia đình, thứ 2 là do quân đội rèn luyện, thứ 3 là nhờ tạp chí Cộng sản. Số nào Tạp chí Cộng sản ra là tôi cũng xin hoặc mua ngay, mặc dù tôi không phải là Đảng viên.

Vừa rồi tôi xúc động đến nỗi không xem hết một chương trình về Bác Hồ. Cuộc đời Bác hoạt động Cách mạng gian khổ như thế nào để giành được độc lập cho đất nước. Vậy mà đất nước mình sẽ ngày càng suy sụp nếu không tìm được những người dám vực lên. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đã nói quyết đẩy lùi tham nhũng là tôi rất phấn khởi.
Có người hỏi sao tôi không ra sức để trở thành Đảng viên. Nhưng tôi nghĩ một Đảng viên thì phải thật sự trung thành và thật sự làm được việc cho Đảng và cho đất nước. Tôi không phải là Đảng viên vì tôi cho rằng trọng trách của người Đảng viên rất là lớn. Tôi thà làm một công dân tốt còn hơn làm một Đảng viên tồi.

Khi tôi vào Đảng thì tôi phải có một trách nhiệm cao, chứ không phải vào Đảng mà lấy cớ Đảng viên để anh làm sai, cũng không phải không vào Đảng thì anh không phấn đấu.

Tôi rất thích đọc tạp chí Cộng sản. Tôi luôn nghĩ đến Bác Hồ, nghĩ đến cha và mẹ tôi là những người bộ đội. Cha mẹ tôi sinh được mấy người con trai đều đi bộ đội và hi sinh.

Gia đình tôi 7 người trong quân đội, tôi cũng chẳng mong ưu đãi gì. Tôi chỉ mong giải phóng rồi, đất nước được bình yên để con cháu mình được hưởng thụ những điều tốt đẹp.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Tran Duong Hanoi

Thật kinh khủng khi lòng tin của người đàn bà dũng cảm này đặt nhầm chỗ.
Ng.Tr.Duong Hanoi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hacker đột nhập nhiều trang web Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông




          Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.

            Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.

          Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

          Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.

TTXVN


* Nguồn: Tuổi trẻ online dẫn của Thông tấn xã Việt Nam

Nghĩ: Lần đầu tiên đọc tin về "tin tặc" lại thấy thích thú, phấn khởi, thoải mái vô cùng!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [102] [103] [104] [105] [106] [107] [108] ... ›Trang sau »Trang cuối