Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [89] [90] [91] [92] [93] [94] [95] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Quản giáo buôn ma túy trong tù

Cựu trung tá Nguyễn Văn Miên (quản giáo tại Trại giam số 3, Bộ Công an) bị cáo buộc đã tham gia đường dây bán ma túy cho tù nhân.

VKSND Nghệ An vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang tòa án đề nghị xét xử bị can Miên cùng 3 người khác về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Theo kết quả điều tra, trong thời gian công tác ở Trại giam số 3 (đóng tại huyện Tân Kỳ), quản giáo Miên cùng với phạm nhân Trương Đình Thông và Nguyễn Quang Cường đã lập đường dây đưa heroin từ bên ngoài vào bán trong tù.

Thông và Cường chuyển tiền cho Miên để ông này đưa tiếp cho Nguyễn Hoàng Đồng (trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Đồng sau đó mua ma túy, đưa vào trại giam qua đường thăm nuôi phạm nhân. Nhận được “hàng” Thông và Cường chia nhỏ ra thành nhiều gói đem bán cho các phạm nhân khác.

Hành vi của những người này bại lộ khi gói quà có ma túy giấu trong dép được chuyển tới ông Miên qua đường bưu điện bị cảnh sát phát hiện vào giữa tháng 5/2010.

Nguyên Khoa

Thằng Miên thật tốt bụng
Thương phạm nhân nghiện thèm...
Thôi thì giúp chúng tí
Giúp người, ai dám quên...

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Chằn tinh Shrek đã viết:

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/woman.jpg
PHĂNG TÊ DI
Choáng thật xem kìa ối mẹ ơi
Cô nàng bánh kẹp đẹp thì thôi
Xiêm y lạ lẫm đường hoàng nướng
Áo xống phong phanh khép nép ngồi
Bẹo dạng nên bày trò dị cảnh
Khoe hình phải chọn kiểu hơn đời
Em nào ả nấy tươi roi rói
Khó rớ hồng này lắm chả chơi
Lê Kinh Huyền đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
haanh8354 đã viết:

http://i585.photobucket.com/albums/ss300/mayngan09/hangrong.jpg
Thơ đặt hàng:
Tên bài: tùy chọn
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Em mới viết được 3 câu thì tắc không nghĩ thêm được, mời các bác viết tiếp:

Khép nép đôi chân khéo điệu đà
Xin mời các bác lại xơi  quà
Cái gì cồm cộm trên vòng một
………………………………..
Xin phép Hà Anh thay từ "lại" bằng từ "tới" để lấy từ "lại" dùng cho câu cuối nhé! Kết quả nó thế này:

Bán Hàng

Khép nép đôi chân khéo điệu đà
Xin mời các bác tới xơi quà.
Cái gì cồm cộm trên vòng một?
Cái ấy rụt rè dưới ngã ba!
Bánh đúc đang căng phồng gác lửng
Bia lon đã ứ ướt hầm nhà.
Ăn ngồi chớ có ăn nằm nhá
Bén lưỡi, quen mồm, nhớ lại qua!
DUYÊN THẦM
Khéo xếp đôi chân thật điệu đà,
Văn minh, lịch sự chị hàng quà.
Không như áo hở khoe vòng một,
Chẵng giống váy cùn trê ngã ba.
Chỉ muốn cái duyên thầm khắp chốn,
Xin đừng phơi lộ cái riêng nhà.
Hài nhi vứt xó không người nhân.
Âu cũng do phơi cái của qua*. < qua là ta >
                       28/4/2011
http://i686.photobucket.com/albums/vv221/haanh8354/gggg.jpg
Cùng một tấm hình, nhưng có nhiều cách nhìn khác nhau...
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

              NỖI ĐAU TUỔI GIÀ

Tác giả: Huy Phương

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.

Báo OC Register có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc.

Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người "đem cha bỏ chùa".

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không "entry permit". Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái "mời khéo" về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái.

Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm bài tập về nhà, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng.

Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -"Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?" Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-"Bả đi khỏi rồi!"

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi nhanh nhanh vọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái "mủng dừa". Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó "thành thật khai báo" rằng "để dành cho cha mẹ lúc về già".

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện "trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa".
 
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Trong dân gian có lưu truyền câu chuyện sau:

Thấy bố đóng một cái cũi như cũi chó, người con mới hỏi:
- Bố ơi nhà mình chuẩn bị nuôi chó à?
- Không nuôi nấng gì hết, tao đóng cũi để mang ông mày bỏ vào rừng
- Bố ơi, bố mang ông thả vào rừng xong rồi bố lại mang cũi về cho con nhé!
- Tiếc gì cái cũi hả con?
- Để sau này con đỡ phải đóng cũi bố ạ!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đúng rồi! Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

http://img.vietnamnet.vn/logo.gif- Tôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/26/18/20110426181042_9078-10VHXHTV02.jpg

Các bạn trẻ tham gia vẽ hình cổ động. Nguồn ảnh:vnanet


Anh hùng thời đại –  những sản phẩm ngẫu nhiên

Những lúc ngồi ngắm nghía như thế, tôi thấy ghét cay ghét đắng mấy tên choai choai, cứ đi qua đoạn đền Ngọc Sơn là lại rú ga ầm ĩ và phóng xe như bay trên đường.

Nhưng nếu cứ thấy chúng là lại ghét thì tổn hao thần kinh một cách phí phạm, thế là có lần tôi chợt đùa giỡn với cái ý nghĩ: Hay cố tìm điểm tích cực nào đó của chúng, để cố đồng cảm xem sao?

Ý nghĩ đó xui trí não tôi nảy ra một ý nghĩ khác: Những tên choai choai ấy, rõ ràng là những con người rất can đảm. Chứ cứ như tôi đây – có ai ném cả một cục tiền vào mặt rồi bảo: “Này, hãy phóng xe, lạng lách trên đường nhé!” thì chắc tôi cũng cũng sợ đến rúm người.

Đến chỗ này thì mạch suy nghĩ của tôi lại phát triển thêm một nấc nữa: Giả như bây giờ không phải là thời bình, mà là thời chiến (chỉ là “giả như” thôi nhé) – cái thời tôn vinh sự can trường, dũng cảm thì cơ hội trở thành “người hùng” của những tên choai choai kia, có lẽ lớn hơn nhiều so với một kẻ thư sinh, yếu đuối như tôi. Thế thì bi kịch của những tên choai choai ấy, xét cho cùng là “bi kịch sinh nhầm thời”, chứ không phải là bi kịch của sự can trường được phát tiết một cách tiêu cực?  

Đọc tới đoạn này, có lẽ bạn sẽ tức anh ách mà vặn ngược vấn đề: đồng ý mỗi thời đại có một tiêu chuẩn khác nhau về hình tượng người anh hùng, nhưng nếu cứ đổ tại cho “bi kịch sinh nhầm thời”, mà không chịu nhận biết sự đòi hỏi của thời đại, và cũng không có khả năng làm thỏa mãn sự đòi hỏi đó thì phải trách cá nhân mình trước đã.  

Nếu quả nhiên là bạn đang suy nghĩ như vậy, xin khẳng định ngay: bạn nghĩ không sai, nhưng cũng chưa thấu hết vấn đề. Bởi, hiểu được sự đòi hỏi của thời đại và đáp ứng sự nó mới chỉ là một lẽ, cái lẽ quan trọng hơn là sự đáp ứng kia đạt tới cấp độ nào?

Chẳng hạn trong thời chiến, khi đòi hòi của thời đại là phẩm chất can trường, nhưng bạn vốn là kẻ yếu đuối thì cái sự “cố trở nên can  trường” chỉ có thể giúp bạn trở thành một tín đồ của thời đại, chứ khó có thể thể giúp bạn trở thành người anh hùng thời đại như những con người vốn mang tính cách can trường.

Ngược lại, ở thời bình, khi đòi hỏi của thời đại là tri thức, nhưng bạn vốn là người chỉ giỏi vận động chân tay, chứ không giỏi vận động đầu óc – yếu tố được quyết định chủ yếu bởi gen di truyền thì cái sự “cố gắng vận động đầu óc” cũng chỉ có thể giúp bạn chảy chung với dòng chảy của thời đại, chứ không thể đưa bạn trở thành người anh hùng thời đại như những người có sẵn gen thông minh  - bất chấp việc những người đó có thể yếu đuối, thậm chí là hèn nhát hơn bạn rất nhiều.

Như thế, người anh hùng của một thời đại trong nhiều trường hợp là người có tính cách bản thể trùng với sự đòi hỏi nhức nhối của thời đại, chứ không hẳn đã là người biết cách giáo dưỡng mình theo những quy chuẩn mà thời đại đặt ra. Vậy thì chúng ta rất không nên đưa ra một công thức – một giáo lý chung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng thời đại.

Cũng hệt như vậy, rất không nên đưa ra một khuôn mẫu chung trong việc xây dựng và uốn nắn tình yêu tổ quốc của giới trẻ hiện nay. Cái “rất không nên” ấy lại càng có cơ sở khi mà thời đại hiện nay là thời đại của sự bùng nổ cá tính – nơi mà mỗi một con người, với những hệ tư tưởng khác nhau lại luôn tôn thờ những hình mẫu anh hùng khác nhau, qua đó luôn có thể yêu nước theo những cách khác nhau.

Học cách nói thật – mẫu số tương đối của lòng yêu nước

Biết rõ về những sự “khác nhau”  như trên, nhưng nếu cứ vin vào nó để không thể tìm ra một mẫu số tương đối mà bất luận ai, dù chịu bất luận sự tác động nào cũng có thể tìm được sự thừa nhận thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại trong cái gọi là “giáo dục tình yêu nước”. Mà muốn tìm được mẫu số tương đối ấy, cần phải trả lời rành rọt một câu hỏi: Vấn đề bức thiết nào mà tổ quốc này đang thật sự đòi hỏi ở những công dân của mình?

Một lý tưởng sống cao đẹp, một khát vọng cống hiến vô bờ bến? Có thể! Nhưng những cái đó nghe lý thuyết và to tát quá. Mà thời nay, bất luận cái gì lý thuyết và to tát đều rất khó tiêu hóa. Một thể lực vững vàng, một trí tuệ mẫn cán chăng? Cũng có thể! Nhưng cái này chỉ đúng trong một bộ phận người, và sẽ là xa xỉ với một bộ phận đông đảo người còn lại.

Thiển nghĩ, hơn lúc nào hết, mỗi một con người ở mỗi một vị trí khác nhau hãy cùng thể hiện một lòng yêu nước giống nhau, đó là hãy tập nói thật với nhau. Bạn sốc lắm khi nghe đến chỗ này, bởi “nói thật” có gì mà khó khăn, có gì xứng đáng để gọi là “yêu nước”? Vậy thì xin thưa, ở góc độ lý luận, chẳng có ai qui định là lòng yêu nước chỉ có thể được biểu hiện qua những hành động khó khăn, kỳ vĩ. Còn ở góc độ thực tiễn – cái thực tiễn mà những lời nói dối đang bao trùm cuộc sống của chúng ta thì chắc gì “nói thật” đã là việc dễ dàng.

Ở đây, khi nhắc tới “những lời nói dối bao trùm cuộc sống”, tôi không chỉ nói đến những vụ nói dối vĩ mô, chẳng hạn như một tập đoàn đóng tàu tự dối trá nhau, dẫn đến việc làm thất thoát của nhà nước không biết bao nhiêu tỷ đồng, hay một doanh nghiệp cỡ bự đã dối trá nhân dân, dối trá cả các cấp chính quyền để suốt bao năm nay, cứ thế tuồn nước thải lên một dòng sông, rồi như những thầy cô khả kính đã dối trá đạo đức của mình bằng việc tham gia những đường dây làm “bằng giả”, những phi vụ “chạy điểm, chạy trường” siêu ngoạn mục…

Bên cạnh những sự dối trá kinh điển xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo mỗi ngày, chúng ta cũng đang đối diện với những vụ dối trá vi mô hơn nhiều, diễn ra ngay ở bên trái, bên phải, sau lưng, trước mặt và thậm chí là ngay trong bản thân chúng ta. Chẳng hạn như đôi lúc chúng ta phải tự dối mình để nói với sếp rằng “ý kiến của sếp thật tuyệt” dù  biết chắc ý kiến ấy là sản phẩm của một sự hoang tưởng kinh niên. Ở một xã hội mà nhiều khi “tinh thần Thánh Gióng  không được vượt quá trình độ của ông trưởng phòng” thì những chuyện như thế diễn ra vô hạn độ.

Lúc này đây, thay vì giương cao những điều to tát như “lý tưởng sống”, “tinh thần hy sinh”, chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách tập nói thật với nhau, và hơn thế nữa: dám đấu tranh cho những lời nói thật. Bởi một khi sự thật lên ngôi, và khi sự dối trá bị đè nén (chứ không thể bị tiêu hủy) thì các ngành nghề, các mặt trận của một đất nước sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều.

Nói thật – đó chính là mẫu số chung tương đối cho “tình yêu nước” trong thời buổi hiện nay. Thế nên xin hãy học cách nói thật để thể hiện tình yêu đối với tổ quốc mình.

Phan Đăng (nhà báo, Hà Nội)

Xem bản gốc tại VietNamNet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Nói dối bây giờ đã trở thành quốc nạn. Lừa trên, dối dưới, lừa dối lẫn nhau. Người ta đâu thích nghe lời nói thật.
Đó là chưa kể đến việc nói thật, nói hết suy nghĩ của mình có thể đi tù như bỡn.
Nói vậy tức là tôi đang nói thật đấy
Bài báo khá hay. Cảm ơn bạn TK đã tha nó về đây.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bác Tường Thuỵ cảm ơn làm em xấu hổ. Tha nó về đây là em nói dối đấy. Nếu nói thật, em phải tự nói cơ vì thâm tâm em biết, em còn có thể nói hay hơn, nhiều hơn thế.

:((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói như ông Phan Đăng ở trên cũng mạnh dạn và yêu nước lắm rồi. Tha được cái bài của ông ấy về đây là TK cũng yêu nước lắm.Chết nỗi nhiều người có chức quyền bây giờ chỉ yêu mình và yêu tiền thôi nên không nói thật được và không cho người khác nói thật. Mong ước của Phan Đăng và nhiều người thật đơn giản và tốt đẹp nhưng khó thực hiện như người Việt ta lúc này tự di cư lên Sao Hỏa sống.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Mình viết mỗi cái đơn xin trả tự do cho TS CHHV vì thấy TS không có tội, đó là nói thật lòng mình chứ. Không có 1 câu nào nói xấu ai. Vậy là lập tức bị xoá sạch 2 blog (ở vnweblog và blogtiengviet). Mất toi mấy năm viết.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [89] [90] [91] [92] [93] [94] [95] ... ›Trang sau »Trang cuối