Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hue Huu Quach

Tôi xin gửi đến thivien.net xét duyệt thơ của Thầy thiền sư Viên Minh sau mấy năm tôi đọc và chiêm nghiệm thấy rất có ít cho đời bởi lời thơ giản dị mà sâu lắng và chân thật cảm xúc. Tôi xin trích vài bài của Thầy như sau:



Lặng lẽ

Xin trả chim đôi cánh
Đôi cánh nhẹ bay xa
Ta trở về lặng lẽ
Một mình ngắm mây qua.

Phù vân

Ra đi khắp bốn phương trời
Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa
Ta về gặp lại tình ta
Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.

Thơ trên cát

Viết bài thơ trên cát
Cơn sóng vỗ xoá đi
Vô tình đâu nhớ được
Mình viết bài thơ gì.

Đúng ngọ

Ta không biết đâu suối nguồn an lạc
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ diệu giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.

Giọt mưa

Giọt mưa nào trên đá
Cho rêu mọc càng xanh
Giọt nào nghiêng bờ lá
Giọt nào thoáng long lanh.

Ngủ quên

Ngủ quên bên bờ suối
Mặc nước chảy về đâu
Sớm mai nắng qua đầu
Chim kêu choàng tỉnh dậy.

Kiếp phù du

Ta vốn từ thiên thu
Đứng bên bờ giác ngộ
Nhưng yêu đời bể khổ
Ta chọn kiếp phù du.

Cánh hạc

Ta xin làm cánh hạc
Bay vút tận trời cao
Chở nguồn vi diệu pháp
Về thắp sáng trăng sao.

Thuyền trăng

Thuyền ai quên bến đậu
Lênh đênh một mình trôi
Có chở ai không rứa?
Không, chỉ ánh trăng thôi.

Rong chơi

Đón Hè sang ta hoá thành hoa nắng
Khi Đông về ta làm hạt mưa rơi
Giữa mùa Xuân ta dệt màn sương trắng
Chợt Thu về ta theo gió rong chơi.

Nhớ nắng

Nắng trốn sau đồi thông
Chiều đuổi theo không kịp
Nhớ nắng chiều chạnh lòng
Để hoàng hôn mênh mông.

Mới tinh khôi

Gà con đã nở rồi
A, chào bé của tôi
Khu vườn này cho bé
Một ngày mới tinh khôi.

Thong dong

Con thuyền nhỏ thong dong
Khua mái nhẹ theo dòng
Sư vỗ thuyền ca hát
Âm ba gợn hư không.

Cứ để mây bay

Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay.

Ơ kìa!

Gió lay bụi trúc vàng
Bên thềm hoa nắng vỡ
Ơ kìa giàn phong lan
Một cành hoa mới nở!

Mẹ

Mẹ ơi, con thưa nhé!
Con muốn mãi muôn đời
Là đứa con nhỏ bé
Vòi vĩnh mẹ, mẹ ơi!

Âm thanh

Hình như thoảng một tiếng đàn
Chợt ngân vang đó chợt tan bao giờ
Chợt đâu một tiếng chơ vơ!



Nhớ hoàng hôn

Nhớ Huyền Không đạo và thơ
Nhớ dòng suối nhỏ bên bờ mây xanh
Nhớ con chim hót trên cành
Nhớ hoàng hôn đã mấy lần hoàng hôn.

Huyền Không

Đêm nghe tiếng suối rì rào
Trăng vàng trải bóng lối vào thiền viên
Bình minh nắng dọi ngoài hiên
Cành phong lan nở nhuỵ viền sương mai.



Vô thanh

Cuồng phong bão tố ngất trời
Khúc vô thanh vẫn ngàn đời vô thanh.

Khúc vô thanh

Con chim nhỏ trên cành
Đang hót khúc vô thanh
Chim chi mà lạ rứa
Có phải chim hoàng anh?

Nụ huyền chi

Mùa xuân nào có đến
Mùa xuân nào có đi
Lòng ta hoa nở mãi
Thơm ngát nụ huyền chi.

Chia tay

Chia tay xin tiễn nụ cười
Nước non còn đó tình người còn đây
Trăng sao dẫu cách trùng mây
Bờ kia tĩnh mặc bến này như nhiên.

Cúng dường

Nguyền trọn kiếp mây sương
Hoá làm hương cúng dường
Hằng hà sa cát bụi
Vô biên cõi diệu thường.

Giã biệt

Gởi lại Huyền Không
Biển trời lồng lộng
Gởi lại hiên chùa
Bóng dáng thiền sư
Gởi lại am tranh
Kinh chiều đồng vọng
Giã biệt lên đường
Gót mộng phiêu du.

Sơn đào

Sơn đào trước sân nở rộ
Cành hoa trắng quá bất ngờ
Gió rừng còn nghe giá lạnh
Ô hay xuân đến bao giờ.

Vườn thanh tâm

Đá tĩnh lặng nằm nghe suối chảy
Đất cần cù ươm ngọn cỏ xanh
Cầu đi liễu đứng rủ mành
Thảo đình ngồi tụng lời kinh sớm chiều.

Nụ cười

Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thuỷ chung.

Tình thâm

Về thăm lại Huyền Không
Ta nghe rộn trong lòng
Qua đèo mây gió quyện
Đong đưa hạt nắng hồng

Nẻo lên đồi am vắng
Chân ta nhẹ bước mau
Chùa trong yên lặng quá
Thôi vòng ra ngã sau

Giàn phong lan còn đó
Hoa điểm mấy nụ vàng
Hương len vào trong gió
Theo ngàn mây mênh mang

A đây rồi trà thất
Lối đi tay vượn cong
Cỏ hoa thơm bờ đá
Trông lên núi chập chồng

Vườn sau cây xanh mướt
Giàn đậu trái thật xinh
Bên mấy cành hoa mướp
Nắng chiều nhẹ lung linh

Có bóng ai thấp thoáng
Chen tiếng nói vọng vào
A, chào huynh, chào đệ
Bỏ cuốc xuống đã nào!

Huynh vào trong chút đã
Đệ cất mấy chùm khoai
Rẫy mình năm ni khá
Nên có sắn khoai hoài

Đêm Đông trăng vẫn sáng
Ngồi nghe đệ ngâm thơ
Bỗng đâu quên ngày tháng
Thời gian qua như mơ

Rồi một chiều mưa gió
Ta từ giã Huyền Không
Tình thâm chưa nói hết
Nghĩa nặng vẫn bên lòng.

Tao ngộ

Bên bờ suối vô vi
Trăng lên chờ ta đó
Ngàn xưa từ ngàn xưa
Chưa một lần trăng lặn

Ta đi vào viễn xứ
Trăng đưa lối ta về
Trùng khơi muôn bến mộng
Nên ta vẫn còn mê

Trăng huyền không mở hội
Hương lan ngát bên đồi
Mây ngàn phương về hội
Giờ tao ngộ đến rồi

Quê hương vẫn là đây
Trăng vẫn mảnh trăng này
Ngàn sau ngàn sau nữa
Lồng lộng giữa trời mây.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Quang

Huệ Trung
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Rất mong BQT lập trang của tác giả Akh Astakhova

Akh Astakhova (Aх Астаaхова) tên thật là Irina Alexandrovna Astakhova sinh ngày 29 tháng 11 năm 1987 ở Moskva (Liên bang Nga). Chị tốt nghiệp trường nhạc chuyên ngành piano, và chuyên ngành hội hoạ trường Mỹ thuật.
Astakhova bắt đầu làm thơ từ năm 9 tuổi. Năm 2007 đoạt giải trong cuộc thi sinh viên “Những cánh buồm hy vọng” ở hạng mục “Tác giả tự đọc”. Năm 2011 Astakhova bắt đầu nổi tiếng khi xuất bản clip đọc thơ đầu tiên trên nền tảng Youtube với bài thơ “Ít nhất thì họ cũng yêu bạn chứ?” với trên 1 triệu lượt xem.
Trong năm 2013-2014, Astakhova đã tham dự hơn 120 buổi hoà nhạc tại 53 thành phố và 8 quốc gia, với hơn 35.000 khán giả. Năm 2013, Astakhova nhận được giải thưởng “Golden Gargoyle” tại một buổi lễ thường niên của câu lạc bộ “16 Tons” ở hạng mục “Dự án nghệ thuật xuất sắc nhất của năm”. Trong năm 2013, Astakhova cũng lưu diễn ở Nga và Ukraine. Tại các buổi hoà nhạc ở màn đầu tiên, cô xuất hiện trong bộ vest nam và đọc thơ dưới góc nhìn của một người đàn ông, trong màn thứ hai, cô xuất hiện trong hình ảnh phụ nữ. Cũng trong năm 2013, tập thơ đầu tay “Lời chàng / Lời nàng” được xuất bản, là hai tập trong một. Cuốn sách tập hợp những bài thơ viết từ góc nhìn của phụ nữ và nam giới.
năm 2015 tại Moscow, Astakhova đã ra mắt tập thơ thứ hai của mình dưới nhan đề “Đã đến lúc phải thay đổi lộ trình”.
Với tư cách là nhạc công, Astakhova đã đi lưu diễn tại nhiều nơi trên thế giới và đọc thơ của mình tại các buổi hoà nhạc.

Chân dung tác giả:

https://24smi.org/celebri.../47241-akh-astakhova.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

@Hue Huu Quach: Theo quy định thì các bài thơ bạn gửi cần có nguồn tham khảo. Ngoài ra bạn cũng cần đưa thông tin tiểu sử của tác giả cần tạo.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lnnp7A1ltv

Đề nghị thêm Ilya Grigoryevich Ehrenburg

Thông tin tác giả:
Ilya Ehrenburg sinh ở Kiev, Ukraine bấy giờ thuộc Đế quốc Nga trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Ehrenburg học ở trường Gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp hoạt động văn học, ông kết bạn với Picasso, Louis Aragon, Alexis Leger (Saint-John Perse).. và in các tập thơ: «Стихи» (1910), «Я живу» (1911), «Будни» (1913). Các năm 1914 – 1917 ông làm phóng viên cho một số tờ báo. Cuối năm 1919 cùng với Osip Mandelstam đi về vùng Cremia, sống ở nhà Maximilia. Bị bắt nhưng nhờ sự can thiệp của Bukharin nên được trả tự do. Từ năm 1921 đến năm 1924 sống ở Berlin, Đức. Thời kỳ Nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939) Ehrenburg làm phóng viên chiến trường của báo Izvestya, sau khi những người cộng hoà thất bại, ông sang Pháp. Năm 1940 ông trở về Liên Xô. Thời kỳ chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên của các tờ báo Sự Thật (Правда), Tin Tức (Известия), Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Từ năm 1942 ông tham gia “[[Uỷ ban Do Thái chống phát xít]]” rất tích cực và đã thu thập được nhiều tài liệu về cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust).

Ảnh nhà thơ:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ilya_Grigoryevich_Ehrenburg
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lnnp7A1ltv

Đề nghị BQT cho thêm nhà thơ: Konstantin Georgiyevich Paustovsky
Thông tin về tác giả:Konstantin Paustovsky sinh năm 1892 tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga. Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc Cossack Zaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan vì vậy gia đình nhà Paustovsky sử dụng cùng lúc ba thứ tiếng, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Ukraina. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kiev và là bạn cùng lớp của Mikhail Bulgakov. Học được một thời gian thì bố của Paustovsky rời bỏ gia đình và ông phải đi làm gia sư thêm để có tiền ăn học.
Năm 1912 Paustovsky trở thành sinh viên Khoa Lịch sử tự nhiên của Đại học Kiev, đến năm 1914 thì ông chuyển sang Khoa Luật của Đại học Moskva nhưng rồi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông phải bỏ dở việc học để đi làm nhân viên đường sắt giống cha mình. Năm 1915 ông ra mặt trận trên một chiếc tàu hoả bệnh viện nhưng sau khi hai người anh đều chết trên mặt trận, Paustovsky trở về sống với mẹ ở Moskva một thời gian rồi lại ra đi để kiếm việc. Đầu tiên ông trở thành công nhân trong những nhà máy luyện kim ở Katerynoslav (nay là Dnipro, Ukraina) và Yuzivka (nay là Donetsk, Ukraina). Đến năm 1916 Paustovsky lại chuyển đến thành phố Taganrog bên bờ Biển Azov để làm công nhân trong nhà máy hơi nước, rồi thử sức với nghề đánh cá cũng ở thành phố này. Năm 1917 ông trở về Moskva làm nghề nhà báo và chứng kiến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười.
Trong Nội chiến Nga, Paustovsky chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân. Sau đó ông lại tiếp tục đi khắp Liên bang Xô viết, từ Kiev đến Odessa, sau đó là Sukhumi, Batumi, Yerevan rồi Baku. Ông về Moskva năm 1932 và làm biên tập viên cho Hãng thông tấn Nga (GROWTH) trong vài năm trước khi trở thành nhà báo của tờ Pravda (Sự thật).
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Ilya Ehrenburg đã có từ trước: https://www.thivien.net/I...or-jqB_p-7jd1hnCv61aseA6g
Tác giả Konstantin Paustovsky mới được tạo: https://www.thivien.net/K...or-U1ClKpkcEXlnNupPxi1EGw
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lnnp7A1ltv

Đề nghị cho thêm tác giả:Maksim Gorky

Đôi nét về tác giả: Aleksey Maksimovich Peshkov (tiếng Nga: Алексей Максимович Пешков) (28 tháng 3 năm 1868 – 18 tháng 6 năm 1936), được biết đến nhiều hơn với cái tên Maksim Gorky (Максим Горький, Maksim Gor’kij), là một nhà văn, người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga.[1] Ông được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ 20.[2] Từ năm 1906 đến 1913 và từ năm 1921 đến năm 1929, ông sống ở nước ngoài, hầu hết ở Capri của Ý; sau đó ông trở về Liên bang Xô viết. Ngoài ra, ông cũng là bạn của đại văn hào Nga Lev Nikolayevich Tolstoy và lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin.[2]
Gorky sinh ra tại Nizhny Novgorod và trở thành một đứa trẻ mồ côi khi ông mới mười tuổi. Ông được bà nuôi dưỡng, bà của Gorky là một người rất giỏi kể chuyện. Cái chết của bà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của ông, sau một lần tự vẫn không thành vào năm 1887, ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm liền, làm nhiều công việc khác nhau và tích luỹ vốn kiến thức để sử dụng vào các tác phẩm sau này.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Khi yêu cầu tạo tác giả mới, bạn cần đảm bảo sau đó sẽ gửi thơ của tác giả đó. Nếu không có thơ, sau một thời gian ngắn BQT sẽ xoá tác giả đó đi. Tác giả Paustovsky đã tạo nhưng chưa thấy bạn gửi bài thơ nào trong đó nên tác giả Maksim Gorky tạm thời BQT chưa tạo nhé.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đinh Tú Anh

Kính đề nghị Ban Biên tập xem xét, nếu đủ điều kiện tạo tác giả mới cho tôi.
Họ và tên: Đinh Tú Anh (Tên khai sinh: Đinh Nguyễn Tú Anh). Sinh năm: 1969.
Quê quán: Xã Sơn Hoà (nay là xã An Hoà Thịnh), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện công tác tại: Công ty Chế biến than Quảng Ninh-TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
Nơi ở: Cẩm Bình, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Tác phẩm đã xuất bản: Tập thơ Tự sự (200 bài thơ, 300 trang) - Nhà Xuất bản Hội Nhà văn năm 1997; Lịch sử dòng họ Đinh Nho (sách nghiên cứu lịch sử, 443 trang) - Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam năm 2023.
Ngoài ra còn có hơn 800 bài thơ và hàng chục bài dịch thơ trên thi viện và đã đăng thơ, truyện ngắn, tản văn, khảo cứu lịch sử trên một số báo, tạp chí.
Điện thoại: 0912191866.
Email: tu.ânh9@yahoo.com

Xin chân thành cảm ơn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] ›Trang sau »Trang cuối