Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cảm Ơn Em!

Cảm ơn em thật là nhiều
Không em, anh chẳng dám liều làm thơ!
Không em, anh thấy bơ vơ
Chính tả ai nhắc, đợi chờ ai gây
Rồi tìm cảm hứng đâu đây
Không em thơ mãi chứa đầy lỗi sai.
12.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Quy tắc do con người đặt ra.
(Nếu) Quy tắc chưa hợp lòng ta.
(thì) Quy tắc chỉ là quy tắc;
(và) mọi người cần thắc mắc,
Thống nhất (cho đạt) chuẩn về nguyên tắc!
(khi đó)Phải tuân theo, miễn thắc mắc!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

- Một sĩ quan công an cấp tá đã tử vong vào rạng sáng 13/4 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông là nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường Kha Vạn Cân (Q. Thủ Đức, TP.HCM) – con đường đầy bấc trắc vào bật nhất tại TP.HCM vào 2 ngày trước đó.  (Vietnamnet - hôm nay)
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Giời ạ, nếu cứ "bắt lỗi" kiểu các bạn đang làm thì các báo mạng hiện nay đầy rẫy các kiểu lỗi từ sai ngữ pháp đến sai chính tả đến..."vân vân và vân vân". Ngay cả các báo "điện tử" có lượng độc giả rất cao (như "Dân trí", "VnExpress"...) thì hoặc do người "gõ chữ", hoặc do lỗi...bàn phím (!) mà các lỗi như bạn Vien.vien trích dẫn (ở trên) nhiều không đếm xuể. Có điều, vì là báo điện tử nên người ta sửa lỗi rất dễ nếu có người góp ý (thế nên nhiều khi vừa đọc hôm nay và phát hiện ra lỗi chính tả-hay lỗi gì đó bất kỳ- thì mai cũng bài đó đọc lại đã thấy lỗi đã được sửa, thật tuyệt!), nhưng với báo in thì cái sai cứ chình ình ra đó và gần như chả bao giờ thấy báo nào đăng đính chính ngay ở số báo đó (hoặc số báo sau) để sửa lỗi (việc đính chính này ở các báo "ngày xưa" là chuyện thường có). Bản thân những người "dọn vườn" nhiều khi cũng nên xem lại vườn của chính mình, vì ĐN thấy một số bạn đi sửa lỗi chính tả (hay văn phong, ngữ pháp v.v...) cho người khác trong khi chính bài góp ý của họ cũng nhiều lỗi...
Vậy nên, như một bạn đã viết, hãy rà soát, xem xét và chỉnh sửa lại bài của chính mình trước khi đăng lên, để các góp ý của mình với người khác có sức thuyết phục hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc những dòng này.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tranh luận nảy lửa: Đưa chat vào từ điển
Cập nhật lúc 14/04/2011 02:13:01 PM (GMT+7)
Ý kiến của GS.TS Nguyễn Đức Dân về việc đưa những từ ngữ chat thông dụng vào từ điển tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) đã dấy lên cuộc tranh luận khá nảy lửa của cộng đồng mạng.


Hình minh họa. Nguồn: quantrimang

Học ý tưởng của Từ điển tiếng Anh
Những từ viết tắt, tiếng lóng được dùng phổ biến trong các dịch vụ chat hay tin nhắn như LOL, OMG, IMHO... đã chính thức có mặt trong từ điển tiếng Anh Oxford (OED). Đại diện của OED cho hay các từ nói trên là đại diện của ngôn ngữ trong thời đại giao tiếp điện tử.
Lấy ý tưởng từ đó, GS.TS Nguyễn Đức Dân đã có một bài phân tích về những biến thể của tiếng Việt trong ngôn ngữ chat và đặc điểm của chúng, đồng thời rút ra kết luận: "Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hàng ngày, được nhiều người chấp nhận.
Xã hội cũng đã dần “thích nghi” với chúng. Ý thức được điều này, có không ít những từ viết tắt, tiếng lóng được dùng phổ biến trong các dịch vụ chat hay tin nhắn đã chính thức có mặt trong Từ điển OED (Oxford English Dictionary).
Tiếng Việt không là ngoại lệ. Chỉ cần hai luận án tiến sĩ về đề tài này – ngôn ngữ chat và tiếng lóng – chúng ta có thể xác định được những từ ngữ chat thông dụng cần được coi là những đơn vị của tiếng Việt hiện nay và tương lai, để chính thức đưa vào từ điển tiếng Việt, " TS Dân viết trên SGTT.
Ngôn ngữ chat phổ biến của teen: Biến các nguyên âm, phụ âm sang âm, từ khác
a -> e, 4. VD: làm sao -> lèm seo, l4m s4o
ô, ơ -> u. VD: hôm nay -> hum nay, trời ơi -> trùi ui.
b -> p. VD: bó tay -> pó tay, Vân béo -> Vân péo.
qu -> w. VD: quê quá -> wê wá.
c, ch -> k. VD: thích -> thik.
iê, ê -> i. VD: biết -> bít, chết -> chít.
n -> l, l -> n. VD: nhìu nắm.
i -> j, 1. VD: xinh xinh -> xjnh xjnh // x1nh x1nh.
ph -> f. VD: Ưng Hoàng Phúc -> Ưng Hoàng Fúk.
gi -> j, z. VD: giải thích -> jải thik, chán như con gián -> chán như kon zán.
d, v -> z. VD: vì vậy -> zì zậy, vô duyên -> zô zin.
1=want. VD: i1u = I want U.
2 = hi, to, two. VD: 9 day 2 u, 2morow = tomorow, 2day = today.
3= e. VD: love forever = lov3 for3v3r.
4 = for, four. VD: 4rum, 4 you, B4 = before, 4ever = forever.
7 = thất = thất. VD: 7 luv = thất tình.
8 = tán gẫu, bốc fét, chém gió.
9 = nice, nine, night.  

Vui nhộn hay làm biến dị tiếng Việt?
Ý kiến của GS.TS Nguyễn Đức Dân đã khiến cộng đồng mạng tán thành và phản đối ngang ngửa nhau, bên nào cũng tỏ ra quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình.
Có ý kiến cho rằng, chấp nhận sự tồn tại tất yếu của một ngôn ngữ nào đó không có nghĩa là phải đưa vào từ điển. Ý kiến khác cho rằng hiện tượng biến thể của tiếng Việt ở ngôn ngữ chat là một thực tế khách quan, có muốn khác đi cũng không được. Một quan điểm trung hòa hơn cho rằng, nếu như có thể xác định được những từ thông dụng nhất, được hiểu bởi một số lượng người đủ lớn, được sử dụng trong một quãng thời gian đủ dài thì cũng có thể có một vài từ đưa vào từ điển được.
Tất nhiên, điều đó sẽ dẫn tới một cuộc tranh cãi tiếp theo là từ nào trong ngôn ngữ chat được coi là thông dụng nhất và thời gian bao lâu là hợp lý?
Cộng đồng mạng đã có nhiều bài phê phán về độ "kinh dị" của ngôn ngữ chat tuổi teen. Với một liều lượng ít "biến thể", ngôn ngữ chat trở nên dễ thương như “Say rượu rồi lại Livơphun (Liverpool) ra đấy hả?”, hum nay, trùi ui, “Nhớ chừa cơm cho em nhoa”...
Tuy nhiên, nếu đến mức như thế này, chỉ có ... teen mới hiểu được: Thau thau bik rau, noj nhju ghia (Thôi thôi biết rồi, nói nhiều ghê). "Thật kinh khủng", tác giả bài viết “Tôi là nạn nhân của ngôn ngữ chat!” trên SGTT than thở.
Trên nhiều diễn đàn, giới tuổi teen coi chuyện "kinh dị" ở ngôn ngữ chat của họ là bình thường, vì đó là "phát minh" của họ, nhằm nhiều mục đích: lạ, vui, tránh người lớn hiểu được (đặc biệt là bố mẹ)...
Tuy nhiên, mặt trái của hiện tượng này là teen đã đem những từ ngữ chat kinh dị vào các bài viết ở trường lớp, bài kiểm tra vì khi đã nghiền ngôn ngữ chat của chính mình, điều đó lại trở thành thói quen khó sửa!
Một bạn trẻ cho biết: "Hoa Kỳ là nơi khai sinh của Internet mà học sinh còn không dám viết văn bằng "chat lingo", theo thói quen mà lỡ xài một hai từ thì bị trừ điểm tại chỗ, nhiều quá thì bị bắt viết lại từ đầu."

• Tú Uyên (tổng hợp
Chàng trai người Canada "Dâu Tây" cũng từng có một bài viết nổi tiếng hài hước về ngôn ngữ chat của giới trẻ Việt Nam. Trích bài viết như sau:
Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chát Internet của thanh niên Việt Nam.
Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” – nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Như vậy lối viết của mình sẽ nhẹ hơn, dễ chịu hơn, thân thiện hơn... chắc các bạn hiểu ý của mình rùi!
Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun – mình không mún làm người khác bùn đâu!
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí – nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!
Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy – khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi)...
...Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j! Ở ngoài Bắc nè ai cg~ thík nói “1,2,3 dzô”!!! Thiệt nghen!

Chuyện “1,2,3 dzô” nhắc lại 1 đìu khác nữa: mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! ...

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!
bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!
XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tôi cũng hay làm như vậy nhất là trong việc nt từ đtdđ. Vì các ký tự thay thế chủ cần bấm 1hay 2 cái, miễn người nhận hiểu được. VD như i phải bấm 3 cái thì j (thay i) chỉ 1 cái hoặc k thay cho c cũng thế...
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trần đời kim, cổ, đông, tây
Phạm vào thái quá, tiện hay chẳng còn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Để đọc đúng và hiểu đúng chữ viết tắt không đơn giản, điều đó phụ thuộc vào kiến thức, sự hiểu biết của mỗi người. Nhưng nhiều bặc cha mẹ là "Chuyên gia" trong việc đọc và hiểu chữ viết tắt đấy nhé ,Teen hãy coi chừng:D

Nhân đây mình kể hai trường hợp đọc và hiểu sai cơ bản về chữ viết tắt:
- Hồi còn đi học môn điện có :"Dây trung tính, dây trung hoà", nhiều bạn hay viết tắt chữ trung này bằng chữ Trung trong môn Trung Văn và chữ đó nhìn cũng gần giống với chữ phi chỉ đường kính, nên một bạn cầm sách của người đó và đọc thành: " dây phi tính, dây phi hoà"
- Hồi còn chưa ứng dụng AutoCAD rộng rãi(trước năm 2000)các bản vẽ được vẽ tay bằng bút chì rồi can lai bằng giấy can với mực tàu, sau đó mới đem in. Trong bản vẽ nội thất có chỉ định loại đèn trang trí trần nhà bằng đèn Global một kỹ sư khác được phân công can lại bản vẽ đó và bạn ấy dịch ra thành đèn 6 lốp:P
Thật là méo mặt luôn...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Việc soạn thảo văn bản hành chính và giao dịch trong các cơ quan công quyền và trong kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động quản lý và kinh doanh.

PGS,TS Đức Vượng
 
Điều quan trọng nhất trong công văn vẫn là nội dung và cách dùng những thuật ngữ. Đã có không ít công văn, nội dung viết rất lủng củng, đọc mãi mà không hiểu cơ quan đó thông báo cái gì. "Nội dung" (tiếng Anh có thể dùng một trong hai từ: "content" hoặc "substance", đều là danh từ) chính là phản ánh thực chất của vấn đề, nó là "vật chất".

Còn "thuật ngữ" (tiếng Anh có thể dùng một trong hai từ: "terminology" hoặc "technicality" (technicalities), đều là danh từ) là những từ, ngữ thuộc về kỹ thuật của một khoa học chuyên ngành, những từ, ngữ chỉ

khái niệm chuyên môn khoa học, kỹ thuật chuyên ngành. Trong nghề viết và trong nghiên cứu khoa học, việc sử dụng thuật ngữ rất khó. Không ít trường hợp dùng sai. Có người hiểu "nghị quyết" và "quyết nghị" là hai nội dung khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một.
Tiếng Anh, từ "nghị quyết" và "quyết nghị" chỉ dùng chung một từ: "resolution". Chỉ khác về vị trí của ngữ pháp của nó, ở chỗ "nghị quyết" là danh từ, còn "quyết nghị" là động từ.
Có người viết lẫn lộn giữa "luật pháp" và "pháp luật", tuy xét về mặt nội dung có thể là cùng chung một nghĩa. Đứng về ngữ pháp mà xét, khi viết "luật pháp" có nghĩa là văn bản luật, còn khi viết "pháp luật" có nghĩa là "thi hành" ("pháp" ở đây có nghĩa là thi hành, thi hành pháp luật). Tiếng Anh, "luật pháp" viết là "law", còn "pháp luật", thường viết là "laws".
Có người viết "nghiêm chỉnh chấp hành", mà đáng lẽ ra phải viết "chấp hành nghiêm chỉnh", vì trước hết, phải "chấp hành" đã, rồi chấp hành có nghiêm chỉnh hay không nghiêm chỉnh lại là chuyện tiếp theo.
Có người viết "lãnh đạo tập thể", mà đáng lẽ ra phải viết "tập thể lãnh đạo". Giữa "lãnh đạo tập thể" và "tập thể lãnh đạo" nghĩa khác nhau.
Có người viết: "Một đảng duy nhất cầm quyền". Đã là "một đảng", thì cần gì phải viết thêm "duy nhất" cho rườm rà.
Có người viết "công nhân thợ mộc", có người viết "thợ mộc". Viết "công nhân" thường là viết chung về giai cấp công nhân. Còn viết "nghề" là chỉ cụ thể anh đó làm nghề (thợ) gì, "thợ mộc".
Có người viết "phiến diện một chiều". "Phiến diện" và "một chiều" thực ra cùng một nghĩa, cho nên chỉ cần dùng một trong hai từ ghép là đủ.
Có người viết "buôn bán". Thật ra, chữ "buôn" bao gồm cả "mua và bán". Khi nói: "Chị ấy đi buôn", có nghĩa là chị ấy vừa đi mua và vừa đi bán. Vì vậy, phải viết "mua bán", chứ không thể viết "buôn bán".
Có người viết "đảm bảo".
Có người viết "bảo đảm", hoặc cùng một văn bản, có đoạn viết "bảo đảm", có đoạn viết "đảm bảo".
Có người viết: "Nhưng, hiện nay chúng ta chưa có cơ chế cho nó".
Có người viết: "Nhưng hiện nay chúng ta chưa có cơ chế cho nó".
Có người viết: "Song, hiện nay còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết". Có người viết: "Song hiện nay còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết". Có người viết: "Chúng tôi nghĩ rằng, không thể ngày một ngày hai mà giải quyết được".
Có người viết: "Chúng tôi nghĩ rằng không thể ngày một ngày hai mà giải quyết được".
Có người viết "v.v.".
Có người viết "v.v…".
Có người không viết "v.v." mà viết "…". Hiện nay, tôi thấy nhiều người viết là "v.v.", hoặc "v.v.." nếu chữ "v.v.." đó ở cuối câu. Hai dấu chấm cho chữ "v.v.." cuối là một dấu chấm của "v.v." và một dấu chấm ngắt câu.  
Có người viết "hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm". Có người viết "hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm". Cần lưu ý, chữ "hàng" ở đây là "hàng ngũ", "hàng loạt", chứ nó không nhằm chỉ thời gian, cho nên muốn chỉ thời gian, phải viết "hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm".
Có người viết: "Nền kinh tế đất nước đang phát triển rất ngoạn mục". Xin lưu ý: từ "ngoạn" ở đây, tiếng Hán có nghĩa là "đẹp", còn từ "mục" có nghĩa là "mắt". "Ngoạn mục" có nghĩa là "đẹp mắt". Vì vậy, viết: "Nền kinh tế đất nước đang phát triển rất đẹp mắt" là chưa chuẩn, mà đáng lẽ phải viết: "Nền kinh tế của đất nước đang phát triển nhanh...". Nhưng nếu viết: "Phong cảnh nơi đây thật ngoạn mục", thì lại rất đúng ngữ pháp. Người đọc sẽ hiểu là phong cảnh nơi đây trông rất đẹp mắt.
Có người viết "vô hình trung".
Có người viết "vô hình chung". Viết "vô hình chung" là vô nghĩa, viết "vô hình trung" là đúng. "Vô hình trung" là việc làm không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại tạo ra, gây ra sự việc, không cố tình, mà như dụng ý.
Chữ "T/L" (thừa lệnh) và chữ "T/M" (thay mặt), khi viết trong công văn cũng phải có sự tính toán. Trường hợp nào thì "thừa lệnh", trường hợp nào thì "thay mặt"?
Đã có một số văn bản viết lẫn lộn giữa "thừa lệnh" và "thay mặt". "Thay mặt" là người cùng cấp thay mặt cho một cơ quan, tổ chức ký vào văn bản. Thí dụ, cùng là ban thường vụ, ban chấp hành. Khi một người trong cấp này ký vào văn bản, thì ghi: "T/M…" (thay mặt).
"Thừa lệnh" là người được cấp có thẩm quyền uỷ quyền để ký vào một văn bản. Thí dụ, chánh văn phòng một cơ quan, khi được thủ trưởng cơ quan uỷ quyền ký vào một văn bản, thì ghi là "T/L…" (thừa lệnh).
Văn bản nào thì "thừa lệnh" ký, văn bản nào thì "thay mặt" ký, cũng phải có sự tính toán, cân nhắc, xem xét nội dung văn bản gửi cho cấp nào, thì cấp ký gửi văn bản cũng phải tương ứng, hoặc dưới một, hai cấp của cấp nhận văn bản.

Việc dùng từ trong các văn bản cũng phải được nghiên cứu cẩn thận. Có nhiều trường hợp, trong một câu văn, có thể sử dụng nhiều loại từ ngữ đều đúng.
Thí dụ 1, câu: "Điều này cho thấy quan hệ kinh tế là quan trọng nhất". "Điều này quy định quan hệ kinh tế là quan trọng nhất". "Điều này phản ánh quan hệ kinh tế là quan trong nhất". "Điều này thể hiện quan hệ kinh tế là quan trọng nhất". "Điều này nói rằng quan hệ kinh tế là quan trọng nhất". "Điều này nói lên quan hệ kinh tế là quan trọng nhất". "Điều này chứng tỏ quan hệ kinh tế là quan trọng nhất"…

Thí dụ 2, câu: "Theo nguồn tin chính thức cho biết…". "Theo nguồn tin gần đây cho biết…". "Theo nguồn tin dưluận cho biết…". "Theo nguồn tin được thông báo cho biết…". Gặp những trường hợp này, phải chọn từ phù hợp, thiết thực để đưa vào trong câu văn và trong văn bản cho sát với nghĩa của nội dung toàn bài.

Cũng không nên lẫn lộn giữa "bình luận" và "thông tin". Bình luận là: "Bàn và nhận định đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó"(1). Thông tin là: "Truyền tin cho nhau để biết"(2).

Trong việc soạn thảo văn bản, trường hợp nào viết số và trường hợp nào viết chữ, người viết phải cân nhắc cẩn thận. Thông thường, về số từ, thường là viết số, nhưng khi viết "lần thứ…" thì viết chữ. Tuy nhiên, quy ước này cũng chỉ là tương đối. Có trường hợp thuộc về số từ, nhưng lại viết chữ, như số từ đó nằm ở đầu câu. Thí dụ: "Hai năm nữa lại sẽ có bóng đá quốc tế". Trong trường hợp này, không nên viết số 2, mà nên viết "Hai…".

Những chữ viết hoa và những chữ không viết hoa trong một văn bản đang là vấn đề khó giải quyết, vì chưa thống nhất. Các sách, báo viết còn khác nhau nhiều. Thí dụ, có tờ báo viết: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam".
Có tờ báo viết: "Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam". Có tờ báo viết: "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Có tờ báo viết: "Việt Nam dân chủ cộng hoà".
Có tờ báo viết: " Tại Thành phố Hồ Chí Minh…". Có tờ báo viết: "Tại thành phố Hồ Chí Minh…".
Có tờ báo viết: "Báo Nhân Dân". Có tờ báo viết: "Báo Nhân dân". Nhiều tờ báo viết hoa chữ "Internet".
Chữ này phải được xác định là danh từ chung, không thể viết hoa. Nó được nối bởi chữ "inter" (quốc tế) và chữ "net" (mạng) mà thành, nghĩa của nó là mạng mang tính quốc tế,… Ở đây, cần phải nắm một nguyên tắc chung nhất của ngữ pháp là những chữ thuộc về danh từ chung, đại từ chung, không viết hoa. Còn những chữ thuộc về danh từ riêng, đại từ riêng, thì viết hoa.
Thí dụ, câu: "các cơ quan trung ương", "các cơ quan nhà nước", "các cơ quan đoàn thể", "đề tài cấp nhà nước", "các ban đảng",… đều là những cụm từ thuộc về danh từ chung, thì không thể viết hoa. Nhưng trên những trang sách, báo, chúng ta bắt gặp nhan nhản những câu trên lại viết hoa chữ "trung", chữ "nhà", chữ "đảng",… Ngôn ngữ không có tính giai cấp, mà nó theo quy luật hành văn, cho nên không thể tuỳ tiện viết hoa, hay không viết hoa.
Vấn đề đặt ra là phải xác định cho đúng câu ấy, mệnh đề ấy thuộc về danh từ chung, đại từ chung, hay danh từ riêng, đại từ riêng để viết hoa, hay không viết hoa cho đúng ngữ pháp.
Hiện nay, nhiều trường hợp dùng đại từ riêng, còn dùng theo thói quen.

Thí dụ: Câu văn trên viết là "Ông Nguyễn Văn A". Đến câu văn dưới, người ta không muốn nhắc đến tên chữ "Ông Nguyễn Văn A", mà chỉ viết "Ông". Đáng lẽ chữ "Ông" này là đại từ riêng, phải viết hoa, nhưng rất nhiều nhà xuất bản và toà soạn báo, tạp chí lại không viết hoa, thành ra "ông" đại từ chung, chứ không phải chỉ "Ông Nguyễn Văn A" danh từ riêng…

Trường hợp gạch nối, hay không gạch nối khi phiên âm tiếng nước ngoài, viết cũng không thống nhất. Thí dụ, có tờ báo viết: "Báo Luy-ma-ni-tê". Có tờ báo viết: "Báo Luymanitê"...
Theo chúng tôi hiểu, viết không gạch nối là đúng hơn viết có gạch nối, vì chính tiếng nước sở tại, họ cũng có dùng gạch nối đâu, mà đến khi phiên âm sang tiếng Việt, chúng ta lại phải dùng gạch nối. Thí dụ, tiếng Pháp viết là "L' humanité".

Đối với những chữ viết tắt cần phải cân nhắc, bảo đảm đừng để cho người đọc hiểu khác đi, nhất là đối với các bản hiệp ước, hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài, được viết bằng tiếng Việt và tiếng nước sở tại, hoặc tiếng Anh. Cũng đã có một số trường hợp viết tắt bị hiểu sai đi.
Thí dụ, "Tổ chức Thương mại thế giới" (World Trade Organizatinon), "Tổ chức Du lịch thế giới" (World Tourism Organization), "Tổ chức Hiệp ước Vácsava" (Warsaw Treaty Organization),… đều viết tắt là "WTO". Vì vậy, khi thể hiện phải viết tên đầy đủ những chữ đó, rồi mới viết tắt, đặt trong dấu ngoặc đơn (WTO).

Hằng ngày, đọc báo thấy nhan nhản những chữ viết tắt. Nhiều chữ viết tắt nghĩ mãi không ra là chữ gì. Nếu nghĩ mãi không ra là chữ gì, thì tốt nhất là không nên viết tắt. Một số những ký hiệu dùng trong toán học, không nên viết ở dạng văn bản, như + và =, mà phải viết là "cộng" và "bằng",…

Hiện tại, cả nước có gần 600 tờ báo, tạp chí, 61 đài phát thanh và truyền hình, gần 12 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề. Nhưng hãy đọc các tờ báo đó, rất ít tờ viết giống nhau về mặt ngữ pháp. Sự tuỳ tiện, đơn giản trong cách viết của một số phóng viên đã dẫn đến cách viết khác nhau về ngữ pháp. .....
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

haanh8354 đã viết:
Tranh luận nảy lửa: Đưa chat vào từ điển
Cập nhật lúc 14/04/2011 02:13:01 PM (GMT+7)
Ý kiến của GS.TS Nguyễn Đức Dân về việc đưa những từ ngữ chat thông dụng vào từ điển tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) đã dấy lên cuộc tranh luận khá nảy lửa của cộng đồng mạng.


Hình minh họa. Nguồn: quantrimang

Học ý tưởng của Từ điển tiếng Anh
Những từ viết tắt, tiếng lóng được dùng phổ biến trong các dịch vụ chat hay tin nhắn như LOL, OMG, IMHO... đã chính thức có mặt trong từ điển tiếng Anh Oxford (OED). Đại diện của OED cho hay các từ nói trên là đại diện của ngôn ngữ trong thời đại giao tiếp điện tử.
Lấy ý tưởng từ đó, GS.TS Nguyễn Đức Dân đã có một bài phân tích về những biến thể của tiếng Việt trong ngôn ngữ chat và đặc điểm của chúng, đồng thời rút ra kết luận: "Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hàng ngày, được nhiều người chấp nhận.
Xã hội cũng đã dần “thích nghi” với chúng. Ý thức được điều này, có không ít những từ viết tắt, tiếng lóng được dùng phổ biến trong các dịch vụ chat hay tin nhắn đã chính thức có mặt trong Từ điển OED (Oxford English Dictionary).
Tiếng Việt không là ngoại lệ. Chỉ cần hai luận án tiến sĩ về đề tài này – ngôn ngữ chat và tiếng lóng – chúng ta có thể xác định được những từ ngữ chat thông dụng cần được coi là những đơn vị của tiếng Việt hiện nay và tương lai, để chính thức đưa vào từ điển tiếng Việt, " TS Dân viết trên SGTT.
Ngôn ngữ chat phổ biến của teen: Biến các nguyên âm, phụ âm sang âm, từ khác
a -> e, 4. VD: làm sao -> lèm seo, l4m s4o
ô, ơ -> u. VD: hôm nay -> hum nay, trời ơi -> trùi ui.
b -> p. VD: bó tay -> pó tay, Vân béo -> Vân péo.
qu -> w. VD: quê quá -> wê wá.
c, ch -> k. VD: thích -> thik.
iê, ê -> i. VD: biết -> bít, chết -> chít.
n -> l, l -> n. VD: nhìu nắm.
i -> j, 1. VD: xinh xinh -> xjnh xjnh // x1nh x1nh.
ph -> f. VD: Ưng Hoàng Phúc -> Ưng Hoàng Fúk.
gi -> j, z. VD: giải thích -> jải thik, chán như con gián -> chán như kon zán.
d, v -> z. VD: vì vậy -> zì zậy, vô duyên -> zô zin.
1=want. VD: i1u = I want U.
2 = hi, to, two. VD: 9 day 2 u, 2morow = tomorow, 2day = today.
3= e. VD: love forever = lov3 for3v3r.
4 = for, four. VD: 4rum, 4 you, B4 = before, 4ever = forever.
7 = thất = thất. VD: 7 luv = thất tình.
8 = tán gẫu, bốc fét, chém gió.
9 = nice, nine, night.  

Vui nhộn hay làm biến dị tiếng Việt?
Ý kiến của GS.TS Nguyễn Đức Dân đã khiến cộng đồng mạng tán thành và phản đối ngang ngửa nhau, bên nào cũng tỏ ra quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình.
Có ý kiến cho rằng, chấp nhận sự tồn tại tất yếu của một ngôn ngữ nào đó không có nghĩa là phải đưa vào từ điển. Ý kiến khác cho rằng hiện tượng biến thể của tiếng Việt ở ngôn ngữ chat là một thực tế khách quan, có muốn khác đi cũng không được. Một quan điểm trung hòa hơn cho rằng, nếu như có thể xác định được những từ thông dụng nhất, được hiểu bởi một số lượng người đủ lớn, được sử dụng trong một quãng thời gian đủ dài thì cũng có thể có một vài từ đưa vào từ điển được.
Tất nhiên, điều đó sẽ dẫn tới một cuộc tranh cãi tiếp theo là từ nào trong ngôn ngữ chat được coi là thông dụng nhất và thời gian bao lâu là hợp lý?
Cộng đồng mạng đã có nhiều bài phê phán về độ "kinh dị" của ngôn ngữ chat tuổi teen. Với một liều lượng ít "biến thể", ngôn ngữ chat trở nên dễ thương như “Say rượu rồi lại Livơphun (Liverpool) ra đấy hả?”, hum nay, trùi ui, “Nhớ chừa cơm cho em nhoa”...
Tuy nhiên, nếu đến mức như thế này, chỉ có ... teen mới hiểu được: Thau thau bik rau, noj nhju ghia (Thôi thôi biết rồi, nói nhiều ghê). "Thật kinh khủng", tác giả bài viết “Tôi là nạn nhân của ngôn ngữ chat!” trên SGTT than thở.
Trên nhiều diễn đàn, giới tuổi teen coi chuyện "kinh dị" ở ngôn ngữ chat của họ là bình thường, vì đó là "phát minh" của họ, nhằm nhiều mục đích: lạ, vui, tránh người lớn hiểu được (đặc biệt là bố mẹ)...
Tuy nhiên, mặt trái của hiện tượng này là teen đã đem những từ ngữ chat kinh dị vào các bài viết ở trường lớp, bài kiểm tra vì khi đã nghiền ngôn ngữ chat của chính mình, điều đó lại trở thành thói quen khó sửa!
Một bạn trẻ cho biết: "Hoa Kỳ là nơi khai sinh của Internet mà học sinh còn không dám viết văn bằng "chat lingo", theo thói quen mà lỡ xài một hai từ thì bị trừ điểm tại chỗ, nhiều quá thì bị bắt viết lại từ đầu."

• Tú Uyên (tổng hợp
Chàng trai người Canada "Dâu Tây" cũng từng có một bài viết nổi tiếng hài hước về ngôn ngữ chat của giới trẻ Việt Nam. Trích bài viết như sau:
Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chát Internet của thanh niên Việt Nam.
Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” – nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Như vậy lối viết của mình sẽ nhẹ hơn, dễ chịu hơn, thân thiện hơn... chắc các bạn hiểu ý của mình rùi!
Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun – mình không mún làm người khác bùn đâu!
Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí – nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!
Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy – khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi)...
...Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j! Ở ngoài Bắc nè ai cg~ thík nói “1,2,3 dzô”!!! Thiệt nghen!

Chuyện “1,2,3 dzô” nhắc lại 1 đìu khác nữa: mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! ...

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!
bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!
XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!
Tiện lợi đủ đường thế này thì từ nay bắt mọi người áp dụng triệt để đi thôi. Còn chờ gì nữa ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối