Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa bim bim

@ Chị Phượng Hoàng Lửa: Anh ấy nghiện nặng lắm, vì vậy hay chôm đồ nhà đi bán, ngoài ra không quậy phá ai hết, cũng không đánh đập vợ con, người tàn tạ lắm, không làm việc gì cả, say sỉn vật vờ vậy đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

@Bìm Bìm:
----------------
Điều trên cách ứng xử của người trong cuộc còn do trình độ văn hoá tới đâu nữa. Shrek thấy, trong Nam này. Nhất là vùng biển. Sự việc như Bìm kể trên có nhiều.

Thêm nữa, tâm lý của đàn ông. Khi tự cảm thấy mình vô dụng cho vợ con thì đều tìm đến rượu. Giống như một cứu cánh ngay tức thời. Trong cơn say, họ dễ tự huyễn hoặc mình để...quên! Như chuyện Bìm kể, rõ ràng nhân vật Nam chưa hề đáng bị bỏ đi.Thể hiện qua việc chưa bao giờ chửi mắng , đánh đập vợ con. Ở đây là do phần số. Giả dụ vợ anh ta là một người trí thức hơn chút...(Cỡ lớp 10, 11 chẳng hạn) Có lẽ, cô ấy sẽ có cách giải quyết tốt hơn. Tiếc thay!

Người say mà hiền, không quậy phá thường...ít! Như anh ấy, giá mà có một người bạn thật tốt. Làm bạn và khuyên lơn chân thành thì S nghĩ chắc có hiệu quả. Cuộc đời thật lắm vẻ. Chúng ta thường nhìn việc của người để điều chỉnh cho mình ở một mức độ phù hợp. Chợt nhận ra rằng: Chúng ta vẫn đang may mắn hơn người. Ít nhất là ở: CÁI ĐẦU.=:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@HBB! chị không biết rượu có đắt lắm không, mà uống rượu gạo nấu ở quê chắc là rẻ thôi nhỉ?Theo thiển nghĩ của chị : vợ con làm gì đén nỗi không làm đủ rượu cho anh ta uống , có điều uống nhiều như vậy sẽ mắc nhiều bệnh khổ thân thôi!các cụ nhà ta vẫn có câu :Trời không chịu đất , thì đất phải chịu trời thôi, hơn nữa lại có với nhau mấy mặt con,phụ nữ xưa nay vẫn thiệt thòi mà em nhỉ?
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

@ Anh Shrek, Chị Phượng Hoàng Lửa: Em cũng không hiểu lí do chính khiến chị ấy đuổi anh ấy ra khỏi nhà là gì, theo em đoán có thể không vì mấy đồng rượu đâu. Nghiện như anh ta nhậu đâu có tốn mồi! Chị ấy cũng khôg túng thiếu gì. Chắc là chị ấy chán ngán sao đó, hay vì lí do gì chỉ người trong cuộc mới hiểu. Theo chị ấy nói với mọi người là vì ảnh phá quá, cứ lấy đồ nhà đi bán...Chị vì muốn anh cai rượu nên không cho tiền...Còn như anh Shrek nói khuyên can cho anh ta bỏ rượu thì mọi người khuyên quá nhiều rồi, anh ta nói không thể bỏ được nữa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khó đi cha dắt con đi...

* Bài và ảnh: TRẦM HƯƠNG



Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm, bởi khi tôi ra sân cầu lông thì lưng cha con ông đã đẫm mồ hôi. Bài thể dục của ông là hướng dẫn cho người con trai hơn 30 tuổi tập... đi.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=105520

Một bước đi, ba lần ngã

Ngày mẹ sinh ra Dũng, vì khó sinh, các bác sĩ phải mổ nhưng do để lâu quá cho nên Dũng bị ngộp và sang chấn não, rối loạn chức năng vận động. Ba tuổi, Dũng vẫn nằm và mở to mắt nhìn cha mẹ nó một cách bất lực. Tuổi thơ của Dũng nước mắt nhiều hơn tiếng cười. Nhưng điều đó không làm ông Anh nản lòng.

Hơn 30 năm, ông thầm khóc theo tiếng khóc oằn oại của con, tim thắt lại theo tiếng thở khó nhọc của con, đau đớn nhìn những bước chân xiêu vẹo, mất thăng bằng của con. Một bước đi, ba lần ngã. Mỗi lần con ngã, ông nghiêm khắc chờ con đứng dậy, nhưng người mẹ không cam lòng, đòi bế con suốt đời. Ông vẫn cương quyết để con tự đứng dậy, bởi trong ông luôn có tiếng nói thầm: “Ông sẽ làm được, con ông sẽ đi những bước thật vững chãi, đừng bỏ cuộc!”

Thật không dễ dàng, thật công phu vợ chồng ông mới tập được cho con bước đi đầu đời. Không một bệnh viện chuyên khoa nào, không một bác sĩ giỏi nào mà vợ chồng ông không tìm đến. Rồi một hôm Dũng ho rũ rượi, từ đó mỗi lần tập đi, bị té ngã, cậu bé lại rít lên những tràng ho, không thở nổi, thân hình bé nhỏ của cậu đổ gục, có lần tưởng suýt chết.

Ông lại đi tìm bác sĩ chữa bệnh cho Dũng. Tình yêu ông dành cho đứa con tật nguyền khiến một bác sĩ xúc động mãnh liệt. Trước khi đi nước ngoài, vị bác sĩ này đã gửi lại cho người cha số thuốc đặc trị suyễn. Nhờ số thuốc này, Dũng cầm cự được một thời gian…

Nhưng càng lớn, tình trạng rối loạn vận động của con càng khó cải thiện bởi xương cốt phát triển hơn, nếu không tập đi, có lẽ Dũng sẽ tật nguyền suốt đời. Ông đưa con đến khắp các cơ sở vật lý trị liệu. Ông cùng bác sĩ tập luyện cho con trai, kiên trì ngày này qua ngày khác. Vợ ốm yếu, đứa con trai đầu đang tuổi đi học. Và Dũng – đứa con trai út thì tật nguyền, bệnh tật liên miên.

Và cũng hơn ba mươi năm qua, thời khoá biểu của người cha gần như không thay đổi: năm giờ sáng dậy lo vệ sinh, thuốc men, tập vật lý trị liệu cho con, ăn vội chén cơm lấy sức đến sở làm. Những ngày Dũng trở bệnh, người cha xin nghỉ việc cùng vợ đưa con đi bệnh viện, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, viên thuốc. Người cha ấy lui vào góc khuất cuộc đời để yêu thương đứa con kém may mắn. Ông đã hy sinh sự nghiệp, sự thăng tiến của mình cho những bước chân con.

Đi cùng con đến cuối đời

Gánh nặng gia đình khiến gương mặt ông u trầm, chịu đựng. Nhưng kỳ lạ thay, gương mặt ấy trở nên thật phúc hậu, dịu dàng khi dìu đứa con trai ngoài 30 tuổi tập đi từng bước trong công viên. Ông kiên trì, nhẫn nại từng chút một, uốn cho dáng đi con trai bớt ngả nghiêng, xiêu vẹo. Bài một – tập đi, bài hai – xoa bóp, bài ba – cho con phơi nắng, bài bốn – dìu con đi qua một khe hẹp. Đó là bài tập khó nhất đối với Dũng. Thoạt đầu Dũng dùng dằng, tỏ vẻ ngán ngại. Người cha kiên quyết bắt con bám vào hai song sắt mà đi… Mồ hôi tuôn đầm đìa trên lưng áo ông, trên lưng Dũng. Những giọt mồ hôi hoà trộn của hai cha con vụt hoá thành phép màu, giúp Dũng có thêm sức mạnh để kiên trì tập luyện.

Nhìn con đã biết bước đi khá ngay ngắn, gương mặt người cha giãn ra với nụ cười ngập tràn hạnh phúc. Kiệt sức vì yêu thương, ông bị tai biến ở tuổi 55. Ông quyết định về hưu trước tuổi để có thời gian cùng Dũng tập luyện. Đó là lý do vì sao cho đến giờ tôi mới được gặp cha con ông mỗi ngày trong công viên phường 16, quận Gò Vấp. Những bài tập ông học thuộc từ bác sĩ giờ mới có thời gian tập cho con. Những ngày ông về hưu dường như là những ngày hạnh phúc nhất của cả nhà. Ông tập cho Dũng đi, dạy cho Dũng học chữ dù Dũng cũng rất khó khăn khi nói từng lời. Từ nhỏ, thấy Dũng không nói gì, ông sợ Dũng câm điếc. Sau đó, nghe Dũng bập bẹ được mấy từ “ba”, “mẹ”, “anh”… là cả nhà vui mừng. Mọi người xúm xít lại dạy Dũng nói. Giờ thì ông vui mừng kể: “Nó đọc được báo, rất thích nghe nhạc”.

Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng đó là thành quả kỳ diệu của người cha anh dũng tuyệt vời. Đã hơn 30 năm, những bước đi của Dũng được tựa vào tình thương vô bờ bến của người cha thầm lặng và nhẫn nại. Tôi chợt nghĩ đến ở đâu đó, vẫn còn những người cha không nhận mặt con, những người cha mải mê với những được – mất của cuộc đời ảo vọng mà quên mất hạnh phúc bé nhỏ của mình, chính là được ở bên con, chăm sóc con và dìu dắt từng bước đi cho con, như ông Anh.

Xin được cúi đầu ngưỡng mộ ông, một người cha cao quý.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Đã xoá bởi PHL
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bạn có thể viết về hoàn cảnh thành viên này mà không phải nêu tên. Như thế để các thành viên khác có dịp mở cõi lòng ra mà chia sẻ.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Đã xoá bởi PHL
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

SỰ CỞI MỞ ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU TRONG CUỘC SỐNG   

   C ách  đ ây nhi ều n ăm, m ột c ô b ạn g ái m à t ôi bi ết kh á r õ nh ưng kh ông th ân thi ết l ắm đ ã b ất ng ờ đ ến th ăm t ôi. T ôi nh ận th ấy c ô đang b ị d ày v ò v ì nh ững kh ó kh ăn nghi êm tr ọng. Nh ưng v ì l úc đ ó t ôi c òn tr ẻ, nh út nh át v à s ợ r ằng m ình t ỏ ra qu á t ò m ò n ên đ ã kh ông c ó m ột c ố g ắng n ào đ ể gi úp c ô ta tr út c ạn n ỗi l òng. t ôi t ạo ra m ột kho ảng c ách v ới c ô. Ch úng t ôi n ói v ề th ời gian, v ề nh ững ng ư ời b ạn chung, nh ững tin t ức m ới nh ất v à xa r ời nh ững g ì đang c ó quan h ệ m ật thi ết v ới c ô ta.
  Đêm ấy, cô bạn tôi tự tử và may sao, cô đã không thành công trong việc làm này. Lúc đó tôi mới hiểu rằng mình đã khép kín với một người đang gặp nguy nan cần được thông cảm và giúp đỡ.
   Cái bi kịch ấy tỏ rõ cho tôi thấy một vấn đề đang là mối quan tâm chung : chúng ta thường biết rõ về một người bạn, đằng sau cái bề ngoài bình lặng của cuộc sống, đang chịu đựng những phiền muộn và âu lo, nhưng chúng ta lại cố tình quay đi và chỉ những khoảnh khắc bơ vơ mới tình cờ cho ta thấy được điều đó.
   Những sự nhận biết như thế tạo ra trong ta một cảm giác bất lực. Chúng khiến ta im lặng trước những khó khăn riêng của mình để cứ sống trên một ốc đảo cô đơn.
   Tôi công nhận con người có thể chịu đựng trong im lặng. Nhưng theo tôi, chúng ta đã đánh giá quá cao hiệu năng của sự im lặng. Vả chăng, ở một mức độ nào đó, sự im lặng có thể là nguyên nhân làm gia tăng những trường hợp tinh thần. Nếu chỉ tự mình đảm đương gánh nặng; nó sẽ trở nên hết sức nặng nề đối với đôi vai của chúng ta.
   Hẳn nhiên tôi không khuyên phải rên siết, than vãn về số phận của mình, cũng không cần tuôn ra với người khác hàng trăm lời than vãn. Tuy vậy, những người quen thu mình lại thường cần đến sự giúp đỡ hơn ai hết. Có những lúc chúng ta phải đủ can đảm gõ vào một chiếc cửa đóng kín, cho dù có nguy cơ hứng chịu một sự cự tuyệt.
   Ngày xưa tôi có một cô bạn mà cuộc sống đang trĩu nặng một nỗi bất hạnh. Chồng của chị đau yếu-chị cũng thế. Họ không có tiền. Tuy nhiên, chị lại phô bày một bộ mặt tươi vui, dần dà gần như biến thành một chiếc mặt nạ méo mó. Như một bức tường thành bằng đá, thái độ của chị đã ngăn trở mọi tình cảm của những người chung quanh. Vì rất yêu bạn, một hôm tôi thu hết can đảm nói với chị :
   - Tôi biết rằng chị đang ở trong một tình trạng rất đáng buồn. Hãy chứng tỏ chúng ta là những bạn thân của nhau và tôi xin chị, chị hãy nói đi. Nếu có thể, tôi sẽ hãnh diện được giúp chị. Tôi sẽ còn tự hào hơn nữa nếu được chị tin tưởng ở tôi.
   Chị im lặng một thời gian để đấu tranh với chính mình. Và rồi- tôi tin rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm- chị đã khóc với tất cả tấm lòng. Người ta từng nói đến sự tràn ngập của một con sông từ lâu bị ngăn dòng, con sông của những sợ hãi, chán nản , phiền muộn ẩn kín bấy lâu, nay bổng nhiên tràn ngập đôi bờ. Và khi nước triều khô cạn thì niềm vui giả tạo và gượng ép của chị trước đây đã được thay chỗ bằng một sợ thanh thản cởi mở. Chúng tôi đã tâm sự với nhau trong nhiều giờ. Tôi không được quyền kể ra câu chuyện của người bạn. Tôi chỉ có thể nói rằng chính sự kiện được kể lể một cách thoải mái đã giúp chị tìm ra giải pháp cho những khó khăn nghiêm trọng nhất.
   Một thời gian lâu sau, chi thú nhận là đã rất thất vọng và sự can thiệp của tôi đã giúp chị ra khỏi bờ vực thẳm.
   Còn có một phương cách khác để đề cập đến vấn đề, mặc dù là gián tiếp nhưng đôi khi cũng dẫn tới trung tâm của sự việc. Nếu do trực giác tôi biết được có một người quen đang rất đau khổ mà không biết làm thế nào giải thoát khỏi những nỗi bận tâm, hoặc không dám làm điều gì đó vì sợ mang tiếng lợi dụng bạn bè, tôi sẽ tìm đến để nhờ cô ta giúp đỡ và khuyên nhủ đôi điều. Tôi thổ lộ với cô những phiền muộn của tôi. Khi thấy rằng tôi tin tưởng ở cô, cô cũng sẽ chấp nhận một thái độ tương tự đối với tôi.
   Riêng những người đau yếu - nhất là những người bệnh kinh niên , thường khó gần. Sự thông cảm có thể biến thành một sự tò mò, một lý do để phẫn nộ và cuối cùng không còn là một tình cảm thuần khiết nữa. Tuy nhiên, chính nhờ ở một người bệnh mà vào một ngày nọ, tôi học được một bài học quan trọng. Cô ta đã nói:
   - Tôi không cần sự thông cảm. Tôi thích được cảm thấy là các bạn cần tôi hơn.
   Cô ta đã cho  tôi giải pháp của vấn đề : Chúng ta có thể chấp nhận tất cả ở những người cần đến chúng ta.
   Nếu bạn bối rối về vai trò mà mà bạn phải giữ để giảm nhẹ những khó khăn cho bằng hữu của mình thì hãy bắt đầu bằng việc xác định một cách thẳng thắn cái động lực đã thúc đẩy bạn can thiệp vào đó. Bạn tìm cách thoả mãn lòng hiếu kỳ đơn thuần? Hay bạn tìm đề tài thực hiện một cuộc ngồi lê đôi mách để tỏ ra mình quan trọng và qua bề ngoài của sự cảm thông, bạn đem loan truyền những gì đã được người khác thổ lộ?
   Chỉ khi nào bạn chắc chắn rằng mối quan tâm duy nhất của bạn là làm giảm nhẹ nỗi tuyệt vọng của người khác, lúc đó tôi mới tin rằng bạn có quyền và bổn phận phải đánh liều với một sự can thiệp đầy tính phiêu lưu mạo hiểm?!
   Nếu chúng ta cho một cách thoải mái, chúng ta cũng nhận lại như thế. Khi đóng chặt cửa tâm tư với người khác, chúng ta không thể hy vọng những cánh cửa khác mở rộng ra với mình. Đừng bao giờ quên rằng chúng ta sẽ không làm phật ý một người bạn chân chính khi thổ lộ với họ mọi điều phiền muộn . Không có gánh nặng nào mà không nhẹ bớt khi đã được người khác chia sẻ với mình.

                                                                     LÊ NGUYÊN lược dịch
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Chi

@Phượng Hoàng Lửa:theo thiển nghĩ của mình bạn nên hỏi ý kiến của Bạn nào đó mà PHL muốn đưa hoàn cảnh của bạn ấy lên diễn đàn để mọi người cùng chia sẻ  đã nhé!thân
Có một lời yêu ngỏ muộn màng
Mà thành mong nhớ cháy tâm can
TT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối