Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

motcoidive

Mênh mang, ai hoài...cả hai: nhạc Trịnh và giọng hát Khánh Ly.
Thanks so much!
là tằm nên phải nhả tơ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.

Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.

Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.

Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.

Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.

Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu Quê Hương Thân Phận.

Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.

Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng

Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"

Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"

Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"

Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...

Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."

Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!

Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.

Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."
Nguồn: trang web rất có giá trị- http://www.suutap.com/trinhcongson/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mai là tròn 9 năm ngày nhạc sĩ tài hoa của xứ Huế ra đi... Xin gửi vào đây đôi dòng tưởng niệm...

Tưởng nhớ TCS

Người đi về chốn muôn trùng
Mờ phai nhân ảnh mà lòng vẫn đây...
Thế gian một cuộc vơi đầy
Tan trong cát bụi bao ngày gầy hao
Hàng cây nhớ, chợt xanh xao
Long lanh lệ nến thắp vào hư vô...

NT, đêm 31/3/2010
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Rơi lệ ru người
Tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công sơn

Một đời rơi lệ ru người
Giờ nơi chín suối ngậm cười thế nhân
Bụi hồng một kiếp dấn thân
Cho non cho nước nghĩa ân đong đầy.
Riêng mình một dáng hao gầy
Lời ca tiếng hát nỗi này chung riêng
Long đong một kiếp nợ duyên
Đã đành cát bụi nơi miền xa xăm
Thế gian còn mãi ngàn năm
Nhớ ơn Người- một thân tằm nhả tơ
Cho đời bao áng nhạc thơ
Yêu người, đời mãi tôn thờ ngàn năm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Những ngày cuối cùng của Trịnh Công Sơn



Ông nằm đó, thân xác bé nhỏ, gầy gò. Cuối cùng thì người ta cũng cất đi cặp kính trắng, vật bất ly thân của người nhạc sĩ tài hoa khi còn sống, để đưa ông trở về cát bụi. Một sự ra đi có phần lặng lẽ, chỉ có tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn đưa tiễn Trịnh Công Sơn trong "Cát bụi", "Một cõi đi về".

Chiều 1/4, khi ông vừa nằm xuống, xung quanh chỉ có mấy người bạn, các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà báo, có rất ít nhạc sĩ, ca sĩ ngoài ca sĩ Lan Ngọc và nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Một vài thành viên trong nhóm "Những người bạn" đang đi công tác ở Tây Nguyên, nhạc sĩ Tôn Thất Lập và Hồng Nhung đang ở Australia, người bạn thâm giao - họa sĩ Trịnh Cung đang ốm nặng bên Mỹ.

Hồ sơ bệnh án của ông ở Bệnh viện Chợ Rẫy có ghi các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi nặng. Trịnh Công Sơn nhập viện ngày 26/3 vào Khoa Tiêu hóa với triệu chứng sốt và mệt. Những người thân của nhạc sĩ cho biết từ dạo Tết Âm lịch, ông đã bị đau nhiều ở khớp đùi bên phải, dùng nhiều thuốc giảm đau nhưng không đỡ. Đêm 27/3, nhạc sĩ ngủ được và tỏ ra tỉnh táo trong suốt ngày hôm sau. Sang ngày 29, ông kêu mệt và có hiện tượng nói lắp. Hồi 23h30, ông gần như chìm vào hôn mê, miệng lắp bắp, bác sĩ gọi không thấy trả lời. Đêm ngày 30/3, nhạc sĩ được chuyển xuống Khoa Chăm sóc đặc biệt với phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Ngày 31/3, chân tay ông cử động rất yếu. Bác sĩ Nguyễn Lương Vân, Trưởng Khoa Chăm sóc đặc biệt tâm sự: "Những lần trước anh Sơn bệnh cũng nặng, nhưng khác với lần này. Chúng tôi biết là anh khó qua khỏi, nhưng vẫn cố giữ được ngày nào hay ngày đó! Mỗi lần anh hé mắt, chúng tôi rất mừng". Từ 10h30 ngày 1/4, ông rơi vào tình trạng hôn mê sâu và 12h45, trái tim người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã ngừng đập hoàn toàn.

Trong ngày 2/4, gần 1.000 lượt cá nhân, cơ quan đoàn thể đến viếng linh cữu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nhà riêng số 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP HCM. Hai bên lối nhỏ vào khu nhà dài 300 m dày đặc những lẵng hoa, vòng hoa chia buồn.

Từ 21 đến 22h trong mỗi đêm lễ tang, nghệ sĩ kèn saxo Trần Mạnh Tuấn và nhiều bạn hữu khác cùng hoà tấu nhạc phẩm tưởng nhớ Trịnh Công Sơn tại gian phòng nhạc sĩ vẫn tiếp bạn bè của mình. Tối 2/4, Đài Truyền hình TP HCM đã phát chương trình ca nhạc đặc biệt dài 30 phút để tưởng niệm nhạc sĩ.

Lễ truy điệu sẽ cử hành lúc 6h15 ngày 4/4 và lễ động quan lúc 7h cùng ngày.

(Theo Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, 3/4)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

motcoidive

Cõi ấy... Người về... Ngày vĩnh viễn...
Đêm không còn nữa những mịt mùng
Câu hát bập bềnh trên sóng biển
Đưa người... Tha thiết... Chốn muôn trùng...
là tằm nên phải nhả tơ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Sáng tác : Trịnh Công Sơn
Trình bày : Bảo Phúc

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Black_Rose

Ta cám ơn trần gian này lắm lắm
Nhờ nơi đây ta biết được vui buồn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thiensubinhminh123

1/4/2011 - kỉ niệm 10 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ạ! :x
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mộc Lan Hoa

Đến hôm nay ML mới biết có topic này trong Thi viện . Xin được chia sẻ cùng mọi người một chút cảm nhận của ML với nhạc Trịnh


TÔI YÊU NHẠC TRỊNH

  Từ thửơ rất bé , tôi đã biết cảm nhận nhạc của Ông _ Cố nhạc sĩ    TRỊNH CÔNG SƠN _
  Năm 1972 , lúc ấy chỉ là một đứa bé 7 tuổi . Theo dòng người chạy loạn . Trận chiến ác liệt BÌNH LONG ANH DŨNG  đó đã để lại trong ký ức tôi những hình ảnh chết chóc khó phai lồng trong lời các ca khúc tiền chiến của ông
    Xác người nắm trôi sông
    Phơi trên rộng đồng
    Trong góc nhà , thành phố
    Trên con đường quanh co
    ***
    Đại bác đêm đêm
    Dội về thành phố
    Người phu quét đường
    Dừng chổi đứng nghe …

  Từ ấy , những giai điệu của ông như mặc định trong tâm trí tôi . Tôi dể dàng nhận ra một ca khúc của ông dù là mới nghe lần đầu

                    TÔI YÊU NHẠC TRỊNH

   Tôi cảm nhạc Trịnh theo từng thời kỳ lứa tuổi của mình
   Tôi tìm thấy thơ trong nhạc của ông
   Tôi nhận ra họa trong thơ của ông
   Ca từ của ông đã chảy suốt các cảm xúc cuộc sống của tôi . Giai điệu của ông đã theo từng mạch máu chảy về tim tôi
Tôi hát nhạc Trịnh như chìm vào đó . Từng âm điệu luyến láy như hơi thở của mình . Từng ca từ như nhịp đập trái tim mình
   Tôi nghe nhạc Trịnh để tìm thấy mình nơi đó . Từng nỗi buồn , niềm vui , từng hờn trách nhẹ nhàng tha thiết . Tôi học nơi ông một tình yêu rộng mở , đầy vị tha . Yêu chỉ để yêu , để trải cảm xúc mình ra đó . Tự tìm sự ngọt ngào trong nỗi cô đơn …

    Hôm nay , đọc được những bài báo viết về những bức thư tình của ông , tôi thật sự xúc động . Cảm nhận của tôi về tình yêu của ông trong từng ca từ như sâu hơn , lắng hơn , cao hơn , lan tỏa hơn , da diết hơn …

http://vn.news.yahoo.com/...-20110329-162038-376.html

   Xin cảm ơn ông , cảm ơn trái tim nghệ sĩ của ông . Những tác phẩm của ông là tài sản nghệ thuật vô giá của nhân loại

   Xin được thắp nén hương lòng gửi đến ông nhân ngày giỗ của ông _ CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
30/03/2011
Mộc mạc giàn dị mà toả hương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối