Trang trong tổng số 4 trang (32 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Cám ơn lời nhắc nhở của Ảo Ảnh tuy nhiên nếu như mình viết sai lỗi chính tả câu nào. Lần sau, bạn có phát hiện ra thì bôi đậm để mình biết nhé.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

LỜI GIỚI THIỆU
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân.

Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.

Tập truyện cổ này do Pháp sư Tịnh Không sưu tập bằng Hoa văn. Sau một thời gian đọc và thấy nội dung mang những đức tính cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn bộ 100 mẩu chuyện. Do nguyên tác bằng Hoa văn nên có thể trở ngại cho một số người Việt chưa biết tiếng Hoa, cho nên chúng tôi cho chuyển dịch ra Việt văn ngõ hầu đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc hoằng hóa lợi sanh.

Trong quá trình biên dịch chắc không tránh khỏi những thiếu sót mong các bậc thức giả góp ý kiến, xin thành thật cảm ơn.


TẬP TRUYỆN CỔ "SỰ TÍCH CỨU VẬT PHÓNG SINH"
Pháp sư TỊNH KHÔNG
TRuyện (1).
Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột
Rừng hoang vắng vẻ, phong cảnh hữu tình, ánh nắng chiếu khắp mặt đất soi tỏ rừng thiêng, khiến cho đồi núi chập chùng trở nên quang hoa đẹp đẽ. Khe nước sóng gợn lăn tăn, cảnh sắc thanh u tịch tĩnh. Bỗng nhiên một bóng người lướt qua bên dòng suối nhỏ, đến một khoảng đất trống, đứng nhìn khắp bốn bên, đường như đang theo dõi một đối tượng nào đó.
Trang thanh niên đó mặt vuông, tai rộng, mày như lưỡi kiếm, mắt tựa hổ lang, đầu đội khăn vuông, tay trái xách cung, hông phải mang tên, khí vũ hiên ngang, thần sắc lẫm liệt. Đó là Hứa Chân Quân, một tráng sĩ vốn say mê thú săn bắn và ưa thích cảnh trí rừng núi thiên nhiên.
Thoắt nhiên, một chú nai con từ trong rừng vọt ra. Hứa Chân Quân mừng rỡ, trương cung, lắp tên; rồi một lằn tên phát ra, chú nai con lảo đảo. Tráng sĩ sung sướng, toan chạy vội tới; bỗng thấy một con nai mẹ từ đâu phóng đến. Nai mẹ đến nơi, thấy nai con đang bị thương nằm quằn quại, mắt nó tuôn lệ, liền lấy lưỡi liếm vết thương cho con.
Quang cảnh ấy diễn ra trong khoảng chừng một bữa ăn, thì nai con lăn ra bất động. Nai mẹ xiết nỗi bi thảm xót thương, nằm quằn quại trên mặt đất được một lát liền tắt thở. Hứa Chân Quân vô cùng kinh ngạc, bèn rút ra một con dao lớn, mổ ruột con nai mẹ để xem, thì thấy ruột nó đứt ra từng khúc. Ý hẳn vì thầy con chết, đau thương quá độ mà đến nỗi gan vỡ, ruột đứt. Hứa Chân Quân hết sức xúc động, ân hận về tội lỗi mình đã gây ra, lập tức bẻ gãy cánh cung, vứt tên xuống suối, rồi bỏ nhà vào núi, tìm thầy học đạo. Trong vòng mười năm, công phu thuần thục, ông liền chứng được đạo quả giác ngộ.


Dịch giả TT. Thích Phước Sơn
Nguồn: hoa sen
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

TRuyện (2)THAM THỰC CỰC THÂN
Tính khẳng khái của Trần Thái Thú mọi người ai ai cũng biết. Vấn đề tiền bạc thì ông không cần để ý, và đem sử dụng có đúng chỗ hay không ông cũng chẳng quan tâm. Bản tính ông vốn hào phóng, rất ưa thích đãi bạn bè, những người quen thân mang ân huệ của ông không ít.
Về sự xa xỉ của ông thì khỏi phải nói. Bất luận trấn nhậm địa phương nào ông cũng đều trang trí chỗ ở giống như hoàng cung, y phục thì hoa lệ, phẩm vật sự dụng hàng ngày thì tinh xảo, toàn là những thứ mà người thường không bao giờ dám mơ tưởng. Trần Thái Thú rất thích ăn uống, ba bữa ăn hằng ngày hoặc là óc vịt, hoặc là chân gấu, hoặc là vi cá, hoặc là mề gà, hoặc là khô nai, nói chung là những thức ăn rất cầu kỳ và rất quý giá. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày trôi qua, không biết là đã sát hại hết mấy trăm, mấy nghìn sinh vật vô tội.

Sau khi về hưu, ông bèn mua một biệt thự sang trọng, rồi trồng các giống danh hoa dị thảo; trong khuôn viên nhà thì cho xây những hòn non bộ có đá chất cheo leo, nước chảy róc rách, khiến cho ai đi vào đó cũng tưởng mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hơn nữa, về nghệ thuật ẩm thực thì ông lại càng đệ tâm kháo cứu một cách tinh tường.

Ông thường nói với mọi người: "Đời con người ta chắc chi sống được lâu dài? Nếu như khi đang sống không biết tận hướng những thức cao lương mĩ vị, thì cuộc đời như thế kể như vô nghĩa!"

Những bậc thức giả đều không đồng tình với quan điểm của ông, thậm chí có người nói: "Để rồi xem! Chung cục một ngày nào đó chắc chắn ông ta sẽ chuốc lấy quả báo!"

Quả nhiên, trải qua hơn mười năm, gia cảnh lần lần suy sụp, còn ông thì mang một chứng bệnh điên. Khi cơn bệnh phát tác, thì bất luận là thức ăn dơ hay sạch hễ trông thấy thì ông liền đưa tay cầm lấy rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiếm một cách điên cuồn giống như quỷ đói. Thậm chí những lý trà, tách nước bị vỡ bể, ông cũng lấy bỏ vào miệng nhai bừa. Những người nhà thấy thế đều rơi mắt. Và cũng vì vậy mà ông mang thương tích, rồi chết. Phải chăng đó là hậu quả của sự tham thực?!

Truyện (3)LÀM ĐIỀU NHÂN, CON VĨNH HIỂN

Vào dịp tiết Lập Xuân, Uông Lương Bân gọi ông lão bộc đến hỏi: "Ông mua ốc đồng được mấy ký vậy?"
- Thưa ông chủ, dạ mua được hai trăm ký.
- Thế có mua được chim không?
- Thưa ông, có ạ. Mua được hơn sáu mươi con.
- Có đủ tiền hay không?
- Dạ đủ, thưa ông.
Uông Lương Ban ngày thường tiêu dùng rất kiệm, xưa nay chưa từng phung phí một đồng nào, có thể nói tiền bạc của ông hầu hết mua động vật để phóng sinh, việc làm này đã trở thành một tập quán thích thú của ông.

Một hôm, đến ngày lễ mừng thọ của ông, các người thân trong gia đình chuẩn bị làm lễ chúc thọ. Ông biết được tin ấy, liền gọi họ đến nghiêm nét nặt nói: "Tấm lòng tốt của các người ta rất cảm động, nhưng theo ta, chi phí vào việc sát sinh sao bằng chuyển sang chi phí vào việc phóng sinh? Nếu như các người quả thật tôn trọng ta thì hãy đem tất cả số tiền chuẩn bị làm lễ chúc thọ mua tất cả các loài động vật phóng sinh, làm như thế thì ta mới vui lòng hả dạ".

Qua lời nói của ông làm cho con em trong nhà ai nấy đều cảm động, do vậy, họ y theo đó mà thực hiện. Vì thế trong năm này số động vật mà ông phóng sinh so với năm trước nhiều hơn gấp bội.

Đến lúc tuổi già, có một lần, một người hàng xóm định đem con trâu già đến bán cho lò thịt, thì bỗng dưng nó xổng chuồng, chạy đến trước cửa nhà ông, quỳ mọp xuống đất. Thấy cảnh tượng ấy, ông liền xuất ra mấy nghìn mua nó đem về nuôi, thế là cứu sống sinh mạng một con trâu già. Có thể nói, không bao giờ ông phải lo lắng về cuộc sống trong lúc tuổi già có sung túc hay không, bởi vì con trai của ông rất mực hiếu thảo, từ trước tới n ay chưa từng làm điều gì trái lời cha dạy. Vả lại, người con ông cực kỳ vinh hiển, làm đến chức Binh Bộ Thị Lang; đúng là con nhờ âm đức của cha, cha được tôn quý nhờ con.

Mạng sống của Uông Công có thể nói là khá trường thọ. Khi chết ông không hề đau đớn một tí nào, mà nhẹ nhàng thanh thản giống như một vị lão Tăng nhập định.

Theo nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
In xong nộp lưu chiểu tháng 05- 2005
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Truyện (4)CÔNG ĐỨC ĂN CHAY

Cố Thuận Chi là một nhân sĩ hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông ngằm nhắm mắt ngủ, rôì ngủ luôn một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen âu lo cuống quít.
Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: "Quả thực là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: "Ôi chao! Đã ngủ rồi sao?"
Hóa ra đó là pháp sư Đạo Quang, vị đại sư mà bình nhật ta hằng kính trọng. Ngài nói: "Cố cư sĩ, chúng ta hãy đi nghe kinh nhé!". Tự nhiên ta cảm thấy vô cùng thích thú, liền đáp: "Đi thì đi!"
Thế là chúng ta cùng đi đến một đạo tràng rất quy mô rộng rãi. Đạo tràng này trang nghiêm nhã khiết, tại đó đã có khá đông thính chúng đến để nghe kinh. Pháp đường phía trước thì giảng kinh Kim Cương, còn pháp đường phía sau thì giảng kinh Báo Ân.
Vị Cao Tăng giảng kinh Báo Ân đến lúc kết thúc dạy rằng: "Các cư sĩ tại gia ăn thịt thì điều cần nhất phải giữ giới sát sinh, một là để siêu độ cho cha mẹ, hai là để tiêu trừ tội nghiệp của chình mình. Còn những phật tử có đạo tâm từng ăn chay thì phải cố gắng giữ gìn kiên định".
Kế đến pháp sư Đạo Quang dẫn ta đi đến một nơi mà vừa mới chạm mắt đã phải kinh hồn, đó là một cái hồ máu!
Ở chính giữa hồ máu có một người đàn bà khóc la thảm thiết, trên thân bà thì vô số những con ốc, con giun đang bò qua, bò lại. Pháp sư giảng giải một cách rõ rằng: "Thân mẫu hiện tại của ngươi nhờ công đức ăn chay, làm phước của ngươi nên được cứu độ, còn người trong hồ ấy chính là mẫu thân trong đời quá khứ của ngươi, vì bà ta thích ăn thịt vịt nên ngày nay mới ra nông nỗi ấy! Nếu ngươi muốn cứu độ bà thoát khỏi khổ báo thì hãy cố gắng tụng Đại Bi và Vãng Sanh".
"Đó chính là giấc mộng vừa rồi của ta".
Từ đó, Cố Thuận Chi càng tin công đức của việc trì trai là rất lớn, và lòng tin ấy ngày càng kiên cố.
Truyện (5)LÀM LÀNH, CHUYỂN HOẠ THÀNH PHÚC
Dưới ánh đèn lờ mờ, một người đang nằm trên chiếc giường sạch, rên rỉ, lăn qua, lăn lại. Anh ta dùng tay xoa bóp liên tục phía bên trái của bụng và kêu la ơi ới: "Ôi chao đau quá! Đau chết tôi mất!"
Trong cảnh tượng mơ mơ linh hồn thoát ra khỏi xác, rồi chạy đi, nhưng không phải chạy trên đường mà chạy trên hư không, càng lúc càng nhanh. Anh ta không hiểu vì sao mình mắc mướu đến tận cõi thượng giới như thế.
Càng đi lên cao, đến một cõi bao la thăm thẳm, khiến anh ta sợ bắt phát khiếp.
Thế rồi anh ta được đưa đến một cung điện cựu kỳ trang nghiêm, rộng rãi. Tại đây, anh bị các quỷ tốt xấu xí dữ tợn lôi kéo vào trong. Bấy giờ anh mới biết là mình đến cõi âm phủ, thì hóa ra vừa rồi mình tưởng thăng thiên là một sự tưởng tượng sai lầm.
Ở đây, anh thấy một vị đội mũ vua, tướng mạo bệ vệ lại rất uy nghiêm khiến người ta trông thấy phải sợ hãi. Ngài đang ngồi nghiêm trang ở chính giữa, và bên phải ngài là một vị phán quan đang đứng. Vị vua đang ngồi ở giữa điện ấy cất tiếng hỏi anh: "Ngươi có biết là số mạng của ngươi đã hết rồi không? Và tổ phụ của ngươi cũng mắc phải chứng bệnh đau bụng như ngươi mà chết, ngươi có biết không?" Anh ta khiếp sợ quá không dám trả lời.
"Này Mạnh Triệu Tường, ta nói thật cho ngươi biết, tổ phụ của người lúc còn ở đời đã sát hại quá nhiều sinh mạng cho nên mới bị quả báo như vậy. Ta thấy ngươi có căn lành phước lộc từ nhiều đời quá khứ, chơ nên ta mở cho ngươi một sinh lộ, cho ngươi được sát hại mà phải phóng sinh, đồng thời phải đem những lời ta dạy bảo trong giấc mộng này in ra phổ biến để khuyên bảo người đời, có như thế thì mới mong chuộc lại được những tội lỗi của nhà ngươi trước đây; vậy ngươi đã rõ chưa?"
Mạnh Triệu Tường sau khi hồi dương tỉnh mộng, liền đi tới trước bàn Phật phát nguyện từ bỏ sát sinh, đồng thời ghi chép lại một thiên bút ký trong giấc mộng đem in ấn tống cho mọi người, cựu lực khuyên mọi người làm lành. Về sau không những đỗ Tiến sĩ, làm quan to mà còn sống rất trường.

Theo nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
In xong nộp lưu chiểu tháng 05- 2005
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Truyện (6)NGHUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHẾT CHÓC
Tại vùng Phủ Dương có mười người bị cướp của, đồng thời họ còn bị bọn thổ phỉ chặt đầu, cắt tay hết sức thê thảm khiến ai trông thấy mắt chẳng dám nhìn. Ngoài ra, tại miền Tương Dương chỉ một đêm mà hàng trăm ngôi nhà của dân cư bị nước thủy triều cuốn đi, khiến họ mất hết tài sản cửa nhà, không còn nơi nương tựa. Thậm chí hàng mười người hoặc mất tích, hoặc bị tử thương.
Tin tức ấy dồn dập được truyền đi, khiến một người có từ tâm là Lý Bồi Đức nghe được rất hoang mang. Ông là một giáo đồ của Đạo gia, xưa nay được tiếng là người có lòng từ thiện. Ông suy nghĩ: "Vì sao mà bao nhiêu tai ách liên tục xảy ra khiến cho dân chúng không biết nương tựa vào đâu?"
Thế rồi, bỗng nhiên ông nghĩ đến một vị có đạo hạnh cao thâm là Lâm Đạo Trưởng: "Hay là ta hãy đến hỏi ngài để hiểu rõ nguyên nhân chính xác?"
Đoạn, ông chuẩn bị hành trang rồi đi thẳng đến Nhị Tiên Quán, vào tham vấn Lâm Đạo Trưởng. Ngay lúc ấy, Lâm Đạo Trưởng đang ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn để luyện công. Trong thấy Lý Bồi Đức, ngài hỏi:
- Lý Tú Tài, ông mạnh khoẻ đấy chứ? Có việc gì mà lặn lội đến đây vất vả như thế?
- Xin hỏi Đạo tưởng, những vùng lân cận nơi đây thiên tai nhân họa xảy ra rất nhiều, nhất là bọn thổ phỉ nổi lên như ông, giết người phóng hỏa, thật là đáng sợ, chẳng hiểu ngài có nghe được những tin tức ấy không?
- Bần đạo ít khi ra khỏi cửa núi, thật là chẳng hiểu mô tê gì cả.
- Vì sao mà sinh linh gặp phải cảnh điêu linh khốn khổ như thế này? Đạo trưởng có thể chỉ rõ cho kẻ ngu này biết được nguyên ủy hay chăng?
- Ôi chao!
Lâm Đạo Trưởng cất tiếng than như thế rồi nói tiếp:
- Người đời tàn nhẫn đã thành tập khí, ví như việc sát sinh ăn thịt tích lũy lâu ngày đã quá sâu dày, mà oan nghiệt sát hại càng nặng thì càng ảnh hưởng đến sự điều hòa của tự nhiên, khiến cho thiên tai đói kém và nạn đao binh xảy ra, cướp đi mạng sống của con người để bồi thường cho sinh mạng của loài vật. Đó là sẽ báo ứng tự nhiên của trời đất vậy.

Truyện (7)LOÀI NHÁI BÁO ÂN
Trương Tá nhận chức quan Quận Thừa ở Thiệu Hưng. Một hôm, ông đi tuần tra, đến một nơi kia, bỗng nhiên thấy vô số con nhái kêu inh ỏi ở hai bên đường; đồng thời chúng cứ nghểnh cổ lên tựa hồ như muốn tố cáo một điều gì. Ông cảm thấy có việc khác thường, liền xuống kiệu, thì bầy nhái vừa kêu, vừa nhảy tưng tưng ở đàng trước như có ý dẫn đường. Đến một góc ruộng kia, ông cúi đầu nhìn kỹ thì thấy rõ mồn một ba cái tử thi nằm chồng chất lên nhau.
Trương Quận Thừa vốn có võ nghệ và sức mạnh, liền dùng tay dở lên hai cái tử thi ở trên, thì thấy cái tử thi thứ ba ở cuối cùng vẫn còn động đậy và trước ngực còn hơi thở thoi thóp. Lập tức ông bảo binh lính tùy tùng đỡ cái xác ấy ngồi dậy, lấy nước ấm chườm vào mình và cho xuống, rồi xoa bóp, thì trong chốc lát, người ấy tỉnh lại.
Người đó liền hướng đến Quận Thừa cảm tạ và nói: "Tôi vốn là một người đi buôn, đang đi trên đường cách đây chừng vài dặm, bỗng thấy có hai người đang mang những cái trúm ở sau lưng. Họ vốn là những kẻ chuyên bắt nhái đem ra hợ bán. Nhà tôi từ trước tới nay từng tin Phật, cho nên đối với việc phóng sinh làm điều phước thiện thì tôi làm một cách vui vẻ nhiệt tình. Do thế, tôi đến nói với họ: "Bán cho tôi cả hai trúm nhái này để tôi đem chúng đi phóng sinh". Hai người ấy nói: "Ở đây nước cạn, nếu ông đem thả thì chúng cũng sẽ bị người khác bắt lại mà thôi; chi bằng ông đem tới cái đầm nước sâu ở trước kia thả chúng xuống đó là tốt nhất".
Tôi nghe họ nói thế rất là hợp lý, bèn cùng họ đi thẳng đến đấy. Ai ngờ khi đến chỗ này, liền bị kẻ sát nhân vác búa xông ra đập tới tấp. Tôi ngã quuống bất tỉnh, còn hai người kia máu tươi bắn ra, rồi nằm quay xuống chết ngay lập tức.
Nhân vì có hai kẻ cướp tàn bạo, chúng thấy hai người ấy mang vậtt gì kềnh càng ở sau lưng, chúng tưởng là có đồ gì quý giá nên tìm cách tiếp cận, rồi giết họ để lấy tiền. Hóa ra hai người ấy chỉ là kẻ đi bán nhái. Mặc dầu họ không có tiền, nhưng bản chất của bọn cường đạo là hễ không ra tay thì thôi mà đã ra tay thì chúng làm tới cùng, vì giết người là thủ đoạn của bọn thổ phỉ kia mà.
Nghe tôi kể đến đó, Trương Quận Thừa biết là bọn cướp chưa đi xa, lập tức ra lệnh cho thuộc hạ truy bắt. Quả nhiên chỉ trong chố lát quân lính đã tóm cổ được bọn chúng, Quân Thừa liền tống giam chúng vào ngục.

Theo nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
In xong nộp lưu chiểu tháng 05- 2005
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

TRuyện (9)CỨU GÀ THÀNH RA CỨU MÌNH
Trên sảnh đường, hai người đang nói chuyện râm ran, chủ nhân liền nói với Liên Ngọc Thành: "Khó mà có dịp anh từ xa đến thăm, nhất định phải thết đãi anh một bữa!"
Liên Ngọc Thành vội vàng nói: "Chỗ thân thích với nhau mà bày vẽ làm chi như thế!"
Đoạn, Ngọc Thành nghe người thân bàn bạc định giết một con gà để làm bữa cơm trưa, liền vội vã đến nói với chủ nhân: "Tôi đang ăn chay, xin anh đừng sát sinh!"
"Đã ăn chay, thì thôi vậy". Chủ nhân không còn cách nào khác đành phải nói thế.
Sau khi dùng bữa cơm thanh đạm xong, ngồi nói chuyện được một lát thì Ngọc Thành cáo từ: "Người nhà đang trông đợi, cho phép tôi được cáo lui! Hết lòng cảm tạ sự chiêu đãi hôm nay của anh".
Thế rồi ông từ biệt ra về, đi đến một bến sông, thì thấy con đò sắp rời bến, liền vội vã bước lên đò. Hốt nhiên, ông thấy trên bờ có một ông lão đầu tóc bạc phơ nói lớn lên rằng: "Trên thuyền có một người không ăn chay mà nói dối là mình ăn chay, nhất định đừng có chở y!"
Những người trên đò nghe thế lấy làm kỳ quái, liền cật vấn nhau xem chung cục người đó là ai. Bấy giờ Ngọc Thành bèn lên tiếng: "Đúng đó! Chính tôi đây! Chẳng qua là gặp việc cấp bách bất đắc dĩ tôi phải nói dối như vậy, nhưng mà sự dụng tâm không phải là xấu! Nhân vì người bà con chuẩn bị giết gà để khoản đãi, cho nên tôi mới nói dối là mình đang ăn chay để tránh sự sát hại không cần thiết".
Thế nhưng mọi người trên đò không lượng xét tình cảnh của ông mà tha thứ, họ bèn hè nhau lôi ông lên bờ.
Lúc ấy, ông bèn để ý tìm xem ông già đầu bạc lắm chuyện kia là ai thì không còn thấy bóng dáng của ông ta đâu nữa. Thế rồi, ngoái nhìn lại chiếc thuyền vừa rời bến, thì lúc này nó đã ra đến giữa dòng sông, bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, vì gió thổi quá mạnh nên chiếc đò ấy liền bị lật úp.
Cứu một con gà, nhưng nghiễm nhiên thành ra tự cứu tính mạng mình, đây quả thật là một việc làm mà lúc đầu không thể ngờ tới.

Truyện (10) NGHE KINH ĐƯỢC LÊN TRỜI
Trong quyển hai mươi của kinh Hiền Ngu có kể rằng: Ngày xưa, trong khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ở tại thành Xá Vệ, có một Tỷ-Kheo thường ngồi thiền và đi kinh hành trong rừng; đôi khi thầy lại tụng kinh. Nhân vì âm thanh tụng kinh của thầy thánh thoát thanh tao rất truyền cảm, cho nên có một con chim thường thích thú lắng nghe. Rồi một hôm, trong khi con chim này đang lắng nghe tiếng tụng kinh của thầy Tỷ-Kheo một cách mê mẩn, thì bất hạnh thay, một tên thợ săn đã man liền bắn chết.
Thế rồi, do thiện căn nghe kinh nên thần thức của con chim này được vãng sinh về cung trời Đao Lợi, thành một vị thiên nhân có tướng mạo trang nghiêm, hình dung thanh tú, lại được túc mạng thông. Khi đã biết được nguyên nhân vì sao mình sinh lên cõi trời, từ đó trở đi, thiên nhân thường đem hoa đến chỗ thầy Tỷ-Kheo tụng kinh ấy dâng lên cúng dường rồi đảnh lễ vấn an. Thầy Tỳ-Kheo sau khi biết rõ nguyên uỷ, bèn giảng giải Phật pháp cho thiêu nhân nghe; và khi được nghe Phật pháp nhiệm mầu, thiên nhân liền chứng được thánh quả Tu-đà-hoàn, rồi ung dung cáo từ thầy Tỷ-Kheo mà trở lại thiên cung.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Truyện (11) QUẢ QUYẾT HOÀN THÀNH VIỆC NHÂN
Trần Tinh Viên thường kể cho mọi người nghe về một câu chuyện ngày trước của ông như sau:

Một lần nọ, ông cùng các bạn bè thi rớt kéo nhau đến thư viện Tây Hồ uống rượu giải sầu. Trong lúc ông đi bách bộ ngoài thư viện, bỗng thấy một người dắt trâu đi, anh ta đánh con vật liên tục, nhưng con trâu không chịu cất bước. Khi trông thấy Tinh Viên, mắt nó đổ lệ đầm dề. Tinh Viên hiểu rằng con trâu này tự biết rằng tính mạng mình không thể nào bảo vệ được, nhất định bị lôi đến lò mổ, vì thế nó không chịu đi tới. Chứng kiến cảnh ngộ ấy, Tinh Viên động lòng trắc ẩn, liền đến hỏi người dắt trâu: "Con trâu này giá bao nhiêu vậy?". "Mười lăm quan". - Người đàn ông ấy quay lại đáp.
Thế là ngay lập tức Tinh Viên trở vào trong thư viện nói với bạn bè: "Số tiền chúng ta chi trả tiền chúng ta chi trả còn thừa vì sao không dùng nó làm một thiện nhỉ? Hay là chúng ta xuất ra để mua trâu phóng sinh".
"Không được đâu, số tiền mà chúng ta góp được hôm nay là nhằm mục đích để dành đến ngày thi năm sau chúng ta tìm một nơi rộng rãi mát mẻ để mọi người tụ họp lại liên hoan đấy nhé!" - Một người bạn học đáp.

"Nhưng mà sự tiêu khiển chẳng qua nhất thời, còn việc này liên quan đến sinh mạng của một con trâu. Cân nhắc nặng nhẹ, thiết nghĩ nên làm việc này thì hơn". - Tinh Viên bàn như vậy, rồi tiếp: "Các bạn móc tiền đưa đây nào! Đến kỳ thi sau này, các khoản chi phí thưởng hoa đãi rượu để một mình tôi chi trả cho, nhất định không khi nào thất tín".

Mọi người thấy tâm ý của anh ta đã nhất quyết, bất đắc dĩ phải móc tiền ra, đi mua con trâu đang chảy nước mắt đầm đìa kia đem đến chùa Tây Thiền phóng sinh.
Sau đó, vì để giữ chữ tín với các bạn học, Tinh Viên bèn đem bán một ít quần áo và đồ dùng của mình mà khoản đãi bạn bè. Mọi người đều khen ngợi anh là một bậc quân tử giữ chữ tín. Qua năm sau, anh được đậu cao, rồi làm Tri huyện về sau được thăng lên chức Tư mã đến trấn nhậm Hải Môn.

Truyện (12)XƯƠNG CỐT NÁT BẤY BỊ ĐÁNH

Trước đây tại Việt Đông có một viên quan Tổng Nhung văn võ toàn tài, họ Trương tên Thần Đạo. Tính tình ông thô lỗ cang cường, có sức mạnh không ai địch nổi. Nhưng ông có học thức uyên thâm, ngọn bút tài hoa, chẳng kém gì tiền nhân. Mỗi khi các danh sĩ đề thi nơi các bức họa thì đều có ông tham dự. Danh tiếng văn chương của ông vang lừng bốn biển, chỉ có điều là ông rất thích món thịt chó, tựa hồ trong nhà bếp không có ngày nào là không nấu món thịt chó, đến nỗi nó đã trở nên chuyện bình thường như người ta ăn thịt gà, thịt heo vậy. Thế nên, mỗi lần ông đi qua một nơi nào, thì các con chó ở địa phương đó chạy theo sau ông sủa vang trời. Hình như bầy chó biết rằng đó chính là kẻ oan gia đang đối đầu với lũ chúng.
Hoạn trường của Trương Thần Đạo khá hanh thông. Lúc đầu ông đang trấn nhậm tại trấn Kiến Ninh, nhân khi đi tuần tra trên núi Võ Di, trời đã về chiều, bèn neo thuyền tại một khúc sông để nghỉ ngơi. Thuộc hạ biết rõ thị hiếu của ông nên giết chó làm món ăn dâng lên, ông nhấm nháp trông có vẻ rất khoái trá. Sáng hôm sau, nghe thiên hạ đồn rằng Thiên Du Quán ở trên núi là một thắng cảnh rất nổi tiếng, bèn đến đó tham quan.
Khi hai chân của Trương Thần Đạo vừa bước vào tới cửa điện, thì bỗng thấy một luồng kim quang chói mắt, đôi mắt ông trở nên tối sầm, liền lảo đảo nằm xuống đất. Những kẻ thuộc hạ vội vã đỡ ông dậy, thì không những ông không nói năng gì được mà toàn thân trở nên mềm nhũn tựa hồ không còn một chút khí lực nào, chẳng khác gì một cây thịt mềm mại không có xương. Mọi người hoảng kinh xem xét lại thật kỹ thì thấy hai mắt ông khép kín, trên trán lạnh như băng, khí tuyệt, tắt thở mà chết.
Ngay lúc mọi người đang kinh dị không thể hiểu nổi, thì vị đạo sĩ trong đền là Thái Nguyên Oánh nói với mọi người: "Tòa Vương Linh Quan mà đạo quán này thờ phụng thường hay hiển hiện uy linh. Phàm những kẻ nào ăn thịt chó đều không dám đi vào điện này, để tran1h sự mạo phạm đến thần thánh. "Rồi ông tiếp: "Nhân vì Trương Thần Đạo là bậc người quý hiển, trọng vọng cho nên tôi không dám ngăn cản, chính vì vậy nên đại nhân mới chuốc lấy thảm họa mạng vọng".
Thế nhưng tại sao toàn thân lại biến thành một hối thịt không có xương, há chẳng phải là chuyện thần kỳ?" - Có người hỏi. Thái Đạo sĩ liền đáp: "Sở dĩ toàn bộ xương trên thân Trương Đại nhân nát bấy là vì bị Vương Linh Quan đánh bằng roi". Do thế, mọi người đều phát sinh niềm tin sâu sắc, không còn nghi ngờ gì nữa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

TRuyện (13)VƯỢN SẦU RƠI LỆ

Vào một buổi chiều xuân, một đội kinh mặc áo giáp trụ rực rỡ, chạy nhanh như điện chớp, vượt qua quãng rừng hoang. Ở phía sau đoàn kinh có mấy người mang kiếm theo hầu một vị đại tướng. Đàng sau vị đại tướng lại có một chiếc xe song mã đường đường lộng lẫy; người ngồi trong xe ấy là một bậc quân vương đương thời - Sở Trang Vương.

Cứ mỗi năm một lần, nhà vua xuất cung đi săn bắn cho khuây khỏa nỗi u buồn nơi chốn hoàng cung.

Sở Trung Vương có một viện đại tướng là Dưỡng Do Cơ. Kỹ thuật bắn cung của ông cực kỳ điêu luyện, trăm phát trăm trúng, nên rất được vua Sở thương yêu và tin tưởng. Khi đoàn săn bắn vào rừng, lùng sục khắp nơi, thì nai dê, chồn thỏ bỏ chạy tứ tán. Tại giữa rừng sâu có một cây cổ thụ cao vút tận trời xanh. Trên cây có một con vượn già đang vui đùa chuyền từ cành này sang cành khác. Sở Vương lập tức ra lệnh cho Dưỡng Do Cơ hạ ngay con vượn ấy.

Dưỡng như con vượn ấy hiểu được tiếng người, trông thấy Dưỡng Do Cơ đột nhiên phi ngựa tới, nó bèn lấy tay che má mà khóc, nước mắt chảy ròng ròng, kêu la rất bi thảm. Sở Vương liền ra lệnh cho Do Cơ ngưng bắn và hỏi ông: "Vì lẽ gì mà vượn già che mặt khóc?"

Do Cơ liền tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, giống vượn này có tay dài, rất tinh khôn, có thể thu hút được khí thiêng của trời đất, nó biết thần có tài thiện xạ, hễ mũi tên buông ra là trúng ngay mục tiêu, nó nghĩ không thể nào tránh được lằn tên cực mạnh của thần, chắc chắn phải chết, nên mới che mặt mà khóc.

Sở Vương buông tiếng thở dài, cảm kích vô vàn, lòng từ bi bỗng dưng phát sinh, lập tức ra lệnh cho thuộc hạ đình cuộc săn bắn, rồi trở về hoàng cung. Từ ấy, Sở Vương rất nhân từ, vì thế, người người đều ca ngợi nhà vua là vì vua nhân từ.


Truyện (14)VUA THÀNH THANG MỞ LƯỚI CỦA THỢ SĂN

Ngày xưa, vua Thành Thang nhà Thương thường áp dụng một nền chính trị thân dân tốt đẹp. Mỗi năm nhà vua đi tuần thú nhiều lần để thăm hỏi dân tình, cứu giúp những người bệnh tật khổ đau, nhờ đó mà sửa đổi được phong hóa, việc chính trị càng trở nên ổn định.

Một ngày kia, gặp lúc trời quang gió thuận, chim chóc ca hót líu lo, muôn thú đùa vui hớn hở. Thành Thang đi đến một địa phương nọ, thấy một thợ săn đang chỉ huy đồng bọn đào hầm, giăng lưới, trông y có vẻ đắc chí hớn hở, đang lớn tiếng ước nguyện: "Từ trên trời đáp xuống, từ dưới đất vọt lên, từ bốn phương bay lại, đều sa vào mảng lưới của ta, không một mống nào thoát khỏi".

Vua Thành Thang vốn là một bậc minh quân nhân từ, đức độ, yêu vật, thương người, nên trông thấy hành trạng của người thợ săn ấy, trong lòng bất nhẫn, nhưng cũng không tiện ngăn chặn việc săn thú, đánh bắt chim của y. Ông vốn là một hoàng đế thông minh, trí tuệ, bèn nghĩ ra một diệu kế: đi đến chỗ ấy, cởi bỏ lưới giăng ba mặt, chỉ để lại một mặt.

Người thợ săn trông thấy thế rất ngạc nhiên, liền hỏi nhà vua vì sao lại mở ba mặt mà chừa một mặt. Nhà vua nghiêm nét mặt, đổi lời cầu ước: "Con nào muốn đi đến bên trái, thì đi đến bên trái, con nào muốn đi đến bên phải thì đi đến bên phải; con nào muốn đi lên trên thì đi lên trên; con nào muốn chui xuống dưới thì chui xuống dưới; ngoài ra, con nào không muốn sống thì cứ chui vào trong lưới của ta".

Tên thợ săn nghe nhà vua cầu mong như thế rất cảm động. Mẩu chuyện đẹp này chẳng bao lâu lan truyền đi khắp nơi, khiến cho lòng người cảm phục, tin tưởng, ở đâu cũng quay về quy phục nhà vua.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Truyện (15) TỬ SẢN NUÔI CÁ

Đời Xuân Thu, nước Trịnh có một vị đại phu tên làTử Sản. Tính ông vốn nhân từ, thường giúp người nghèo khổ, cứu kẻ khốn cùng, nên được mọi người khen ngợi, tán thán lòng nhân ái của ông. Một đời ông chuyên làm điều thiện, thích việc bố thí, lại càng không thích hại vật, sát sinh.

Một ngày kia có một người bạn thân gửi biếu một ít cá sống. Thứ cá này thịt của nó vừa mềm vừa béo, ai cũng cho là một thứ hải sản quý. Tử Sản trân trọng đón tiếp món quà mà người bạn thân thiết đã gửi biếu, rồi gọi người tỳ nữ bảo: "Ngươi đem số cá này đổ xuống ao nuôi cá nhà ta để nuôi chúng".

Người tỳ nữ nói: "Thưa đại nhân, đây là một thứ sản vật quý giá mà người khách có lòng tốt đem biếu lão gia dùng, nếu đem bỏ vào trong ao, không hợp với môi trường sống của nó, thì e nó sẽ ốm dần, và hương vị của thịt sẽ thay đổi mất ngon".
Đại phu Tử Sản mỉm cười nói: "Ta là chủ nhân cắt đặt công việc cho ngươi, ngươi cứ tuân lệnh, ta không thể vì một miếng ngon mà đem giết những con cá sống này, làm việc ấy quả thực ta không nỡ".
Người tỳ nữ không dám nói gì thêm, lặng lẽ đem số cá ấy đổ xuống hồ để nuôi và nói với chúng: "Các ngươi cứ nhởn nhơ thoải mái, nếu ông chủ ta không có từ tâm, thì có lẽ các ngươi đã bị đem mổ bụng mà nướng trên lò lửa đỏ lâu rồi"!

Truyện (16)BẢO VỆ SINH MỆNH LOÀI VẬT ĐƯỢC TUỔI THỌ

Tiêu Chấn người huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, thuở bé, một hôm ông nằm mộng, thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, nói với ông: "Này chú bé, tuổi thọ của con chỉ có mười tám năm mà thôi". Khi thức giấc, Tiêu Chấn cảm thấy bàng hoàng, trong lòng đầy mối u sầu, đau khổ. Thân phụ ông vốn là một vị quan thanh liêm, được thăng chức và đổi đến trấn nhậm tỉnh Tứ Xuyên. Lúc ấy, ông nghĩ mình không còn sống được bao lâu nên không muốn theo cha, nhưng thân phụ ông lại muốn ông theo hầu bên mình, nên buộc lòng ông phải đi theo.
Đến nhiệm sở được hai ngày thì quan chủ tỉnh Tứ Xuyên thiết tiệc đãi phụ thân ông. Ông cũng bị bắt buộc đến dự tiệc. Theo tục lệ của tỉnh Tứ Xuyên, hễ sau ba tuần rượu ngon thức lạ, thì nhà bếp sẽ dâng lên một bát canh rau.
Phương pháp chế biến bát canh này rất là tàn nhẫn, thảm khốc. Người ta dùng lửa để hơ dưới vú một con bò cái để cho sữa vọt ra, đọng lại trong một cái bát làm bằng sắt, kết thành một món ăn hảo hạng. Ngẫu nhiên, Tiêu Chấn đi xuống nhà bếp, thấy con bò bị cột nơi cây cọc, liền hỏi người đầu bếp, đầu bếp trình bày tường tận với ông. Ông vô cùng kinh ngạc, lập tức đi đến chỗ thân phụ, trình bày đầy đủ những gì đã trông thấy và thưa với phụ thân: "Người ta vì ngon miệng khoái bụng mà đem lửa nung vào vú bò, để sửa chảy ra, như thế con bò chắc chắn sẽ đau đớn vô cùng, xin phụ thân ra lệnh đình chỉ việc pha chế một thức ăn đầy tính chất vô nhân đạo như thế này.
Thân phụ ông vốn là người nhân từ, liền ra lệnh miễn dâng thức ăn đặc biệt ấy. Nhờ thế con bò cái liền được cứu thoát. Mấy hôm sau, Tiêu Chấn nằm mơ thấy một vị thần mặc áo giáp vàng đến nói với ông: "Này cậu bé, con đã làm một việc phúc đức nên không những không bị chết yểu mà còn được sống lâu, làm quan đến Tể tướng, hy vọng con sẽ thương yêu bảo vệ mọi loài sinh linh nhiều hơn nữa".
Quả nhiên về sau, Tiêu Chấn làm đến chức Thừa tướng và thọ hơn chín mươi tuổi mới qua đời.
Truyện (17)DỪNG VUI CHỞ NƯỚC( CỨU ĐÀN CÁ SẮP CHẾT VÌ TRỜI HẠN)

Cách đây hai ngàn năm, tại một miền đất nọ xứ Ấn Độ, bên cạnh dòng nước chảy bỗng xuất hiện một hồ nước. Trong hồ có hàng vạn con cá đang nhởn nhơ đua bơi một cách thích thú. Nào hay gặp lúc trời hạn, trải lâu ngày không một hột mưa rơi. Nước trong hồ dần dần khô cạn, những con cá nhởn nhơ kia bị cái nắng thiêu đốt bức bách có lẽ sẽ chết rụi trong hồ, không mống nào thoát khỏi.
Một ngày kia trời đang nắng chói chang, một vị trưởng giả ngẫu nhiên đến bên bờ hồ, trông thấy hồ nước khô cạn, thoắt nhiên nảy sinh mối từ tâm, lập tức yết kiến quốc vương, tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, hồ sắp khô, không bao lâu nữa đàn cá sẽ chết hết, xin đại vương cho thần hai mươi thớt voi lớn để chở nước đổ vào hồ, hầu cứu sống đàn cá".
Vị vua này trước đây đã quy y Tam Bảo, nên khi nghe lời thỉnh cầu của trưởng giả liền nói: "Thực khó gặp được người biết mở lòng từ bi như khanh, vậy khanh có thể đến chuồng voi tùy ý dẫn voi đi chở nước để cứu sống đàn cá sắp lâm nguy".
Lập tức trưởng giả cùng với hai người con, đến chuồng voi, chọn lấy hai mươi thớt voi lớn, đồng thời đế⮠bên quán rượu, mượn một số bình đựng rượu rồi ba cha con đưa đàn voi đến bên sông, dùng các bình chứa múc đầy nước đổ vào hồ. Làm công việc đó trải qua nhiều ngày, hồ nước dần dần đầy lại như trước. Nghìn vạn con cá được thể vui mừng đùa giỡn vẫy sóng, bơi lội thỏa thích.
Trưởng giả đứng nhìn đàn cá vẫy vùng trong nước, trên mặt hồ lại nổi sóng lăn tăn, lòng cảm thấy hân hoan, bao nỗi u hoài chất chứa trong lòng bỗng dưng tan hết. Đến lúc trời chiều, trưởng giả cùng hai con đưa đàn voi trở về, trong lòng khởi lên bao nỗi hân hoan khôn tả.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tinhkhietnguoncoi

Truyện (18)CỨU CHIM SẺ, ĐƯỢC VÒNG NGỌC

Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến.

Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đếnn khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.

Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: "Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh".

Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: "Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!"

Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.

Truyện(19)PHẬT CẮT THỊT MÌNH THẾ THỊT CHIM BỒ CÂU

Trời quang muôn dặm, ánh dương chiếu khắp, cảnh sắc tươi vui. Đức Phật đi đến ven rừng, bỗng thấy một con chim ưng đang đuổi theo chim bồ câu trắng. Đứng trước nguy cơ bị mất mạng, bồ câu trắng thấy Phật liền sà vào lòng ngài để lánh nạn. Đức Phật liền bảo vệ, che chở cho nó.

Chim ưng bèn xếp cánh, đáp xuống một cành cây và nói: "Ngài muốn cứu bồ câu thoát chết, lẽ nào lại để cho tôi chết đói!"

Đức Phật ung dung hỏi: "Ngươi cần những gì để no lòng, ta sẵn sàng cung cấp cho ngươi".

Chim ưng liền đáp: "Tôi muốn ăn thịt".

Đức Phật liền rút ra một con dao nhỏ, thản nhiên cắt thịt cánh tay trao cho chim ưng. Nhưng chim ưng chê ít, không bằng thịt bồ câu, do đó. Phật lại cắt thêm thịt; nhưng càng cắt thịt lại bồ câu cho được. Chẳng mấy chốc thịt cánh tay cắt gần hết mà vẫn không làm sao đủ nặng bằng thịt bồ câu.

Chim ưng hỏi Phật có hối hận hay không, Phật đáp: "Ta hoàn toàn không hối hận một mảy may nào hết. Vì muốn cứu vớt mọi sinh linh thì thịt cánh tay ta có gì là đáng tiếc. Nếu lời nói này của ta xuất phát từ lòng chí thành thì mong thịt cánh tay ta sẽ liền lại như trước.

Đức Phật thề nguyện vừa xong, quả nhiên thịt cánh tay ngài trở lại như trước. Chim ưng liền hiện nguyên hình Đế Thích, vút lên không trung hướng về Đức Phật thi lễ, miệng không ngớt tán thán, rồi bay đi.

Tin tức Đức Phật vì lòng từ bi cắt thịt cánh tay hiến cho chim ưng chẳng bao lâu truyền đi khắp nơi, khiến mọi người đều ca ngợi hạnh nguyện hy sinh cao cả của một bậc vĩ nhân.



Truyện (20) BẦY LƯƠN XIN CỨU MẠNG

Vào khoảng năm Vạn Lịch đời nhà Minh, tại Hồ Thư Hàng Châu, có một gia đình phú hộ họ Vu, bình nhật không sát sinh mà thích bố thí, làm nhiều việc thiện.

Năm ấy có một nhà láng giềng bị kẻ trộm lấy hết của cải, họ Vu liền mở hầu bao lấy tiền cứu trợ. Người đàn bà láng giếng rất cảm kích trước tấm lòng cao thượng ấy, nên một hôm đem biếu khoảng mười con lươn cho cụ bà họ Vu để dùng làm thức ăn. Nhưng gia đình họ Vu ít khi nào dám sát sinh, nên đem số lươn ấy thả vào trong một cái ang, rồi lấy đồ đậy lại, chờ đem phóng sinh. Chẳng may, cả mẹ lẫn con đều quên bẵng chuyện ấy.

Trải qua thời gian khá lâu, vào một đêm nọ, lúc sắp tàn canh, bà cụ mơ thấy khoảng mười người mặc áo vàng, đầu đội mũ nhọn, đột nhiên đi vào trong phòng quỳ xuống thưa: "Xin Thái phu nhân mở lòng từ bi ban cho chúng tôi đường thoát nạn".

Bọn mặc áo vàng ấy nói xong liền ra đi. Thái phu nhân chợt tỉnh giấc, trong lòng băn khoăn bất an, chợt nghĩ miên man mà chẳng hiểu cứu mạng sống cho những ai. Do đó, bèn mời một ông thầy bói về nhà để xem việc tốt xấu thế nào. Bốc sư bói xong một quẻ, liền bảo: "Thái phu nhân chớ nên lo lắng, quẻ này lành chứ không dữ, tại quý tôn phủ đang có những sinh mạng thỉnh cầu phu nhân phóng thích".

Phu nhân liền ra lệnh cho người nhà tìm kiếm khắp trong nhà ngoài sân, cuối cùng mới phát hiện ra mười con lươn lớn đang rộng trong ang. Số lươn này tương ứng với mười vị mặc áo vàng mà phu nhân trông thấy trong giấc mộng. Bà hoảng kinh, thất sắc nói: "Nguy thay, suýt chút nữa ta làm hại mười sinh mạng này rồi". Lập tức bà truyền lệnh cho người nhà đem số lươn ấy thả vào trong hồ. Từ đó về sau, con cháu nhà họ Vu ngày càng thịnh vượng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (32 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối