Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Ôi trời! Em đã xí rồi mà vẫn bị anh Điệp nhanh chân hơn! Nhưng bài của em tỉ mỉ hơn nhiều, tẹo nữa em sẽ trả lời câu hỏi của lão Gàn, giờ phải đi ăn đi chơi đã! ;))
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em cũng xí lâu lắm rồi mà cho đến hôm nay mới thực hiện được. Xấu hổ quá! Cái này em tìm được ở trên mạng. Em đã đọc vài lần rồi, vì rất hay nên em có lưu lại. Bây giờ cũng không nhớ link nữa. Em chỉ nhớ đó là một trang web viết về Hà Nội. Em Paste vào đây là vì câu hỏi đó. Nhưng em cũng xin đề nghị chuyển sang một topic mới, một topic nào đó có tên Hà Nội. Vì riêng Hà Nội thôi đã có rất nhiều điều để chúng ta bàn đến rồi! Nhưng em cứ xin post bài viết này ở đây đã. Một bài viết rất tỉ mỉ kỹ lưỡng về các tên gọi của Hà Nội.

HÀ NỘI ĐÃ CÓ BAO NHIÊU TÊN GỌI?
-

Thǎng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thǎng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy theo thứ tự thời gian như sau:

I. Tên chính quy:
Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:

1. Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường, vào nǎm 866 mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thǎng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào nǎm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi". Điều đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.

2. Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581-618), Đường (618-907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy, chúng mới chuyển đến Tống Bình.

3. Đại La: Đại La hay Đại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy kinh đô. Theo kiến trúc xưa, kinh đô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử cấm thành (tức bức thành mầu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Nǎm 866, Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết nǎm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I. H.1993, tr.241).

4. Thǎng Long: Đây là cái tên có tính vǎn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 nǎm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thǎng Long" (Toàn thư, Tập I, H.1993, tr.241).

5. Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 nǎm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Đông Đô tức Thǎng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thǎng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H.1998, tr.700).

6. Đông Quan: Đây là tên gọi Thǎng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị kinh đô của nước ta, chỉ được ví là "cửa quan phía đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, nǎm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 12 nǎm Mậu Tý (1408) Giản Định đế1 bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr.224).

7. Đông Kinh: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 nǎm Đinh Mùi (1427) Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thǎng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thǎng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr.293).

8. Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787-1802). Vì Kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế) nên gọi Thǎng Long là Bắc thành" (Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Đường phố Hà Nội - H.1979, tr.12).

9. Thǎng Long: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Nǎm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế), không ra Thǎng Long, cử Nguyễn Vǎn Thành làm Tổng trấn miền bắc và đổi kinh thành Thǎng Long làm trấn thành miền bắc. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thǎng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thǎng Long đã có từ lâu đời quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thǎng Long, nhưng đổi chữ "Long" là "Rồng" thành chữ "Long" là "thịnh vượng", lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "Rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên) - Lịch sử thủ đô Hà Nội, H.1960, tr.81).

Việc thay đổi nói trên xảy ra nǎm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thǎng Long, mà hoàng thành Thǎng Long lại lớn rộng quá.

10. Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Nǎm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thǎng Long cũ hợp với mấy phủ huyện chung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thǎng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". (Trần Huy Liệu chủ biên - Lịch sử thủ đô Hà Nội. H.1960, tr.82).
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Vẫn còn, nhưng em buồn ngủ lắm rồi! Mai post tiếp vậy! :) Lâu lắm mới buồn ngủ sớm như thế này :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ơ, thế ko có cái tên Long Biên như chú Điệp viết à? Rõ là dài dòng mà vẫn thiếu :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ơ, thế ko có cái tên Long Biên như chú Điệp viết à? Rõ là dài dòng mà vẫn thiếu :P
Ơ hay nhỉ? Đã bảo là chưa xong mà! :P Đã mất một reply để viết cái đó mà vẫn không nghĩ ra, để vẫn trách em như thường. Hừ... Đáng ăn đòn lắm! Em tiếp đây!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

II. Tên không chính quy:
Là những tên trong vǎn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thǎng Long - Hà Nội:

1. Trường An (Tràng An): Vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thǎng Long.

Thí dụ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thǎng Long.


2. Phượng Thành (Phụng Thành): Vào đầu thế kỷ 16, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú Nôm rất nổi tiếng:

Phượng Thành xuân sắc phú
(Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).

Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thǎng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong vǎn học Việt Nam để chỉ thành Thǎng Long

3. Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ 3, 4, 5 và 6) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước ta thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ vǎn để chỉ Thǎng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đǎng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 -1877), ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau:

Long Biên tài hướng
Phượng thành hồi
Triệu đối do hy, vĩnh biệt thôi!


Dịch nghĩa:

Nhớ ngươi vừa tự thành
Long Biên về tới Phượng Thành
Trẫm còn đang hy vọng
triệu ngươi vào triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.


Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Nǎm 1877 vua Tự Đức triệu ông về Kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.

4. Long Thành: Là tên viết tắt của kinh thành Thǎng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thǎng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).

5. Hà Thành: Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Vǎn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?...

6. Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo của ta, chúng ta sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thǎng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ); Thượng Kinh, tên này để nói đất Kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thǎng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh); Kinh Kỳ, tên này nói đất có Kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ǎn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ Kinh đô Thǎng Long.

Loại tên "không chính quy" của Thǎng Long - Hà Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong vǎn học, ca dao... khó kể hết được.


Bài viết được lấy từ tạp chí Xưa và nay
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Điệp luyến hoa đã viết:
Các tên gọi của HN:

Long Biên: tên gọi thời thuộc Hán, Tam Quốc, Nam Bắc triều.
Long Đỗ, Đại La, Tống Bình: các tên gọi khi bị nhà Tuỳ, Đường đô hộ.
Thăng Long 昇龍: tên gọi từ đời Lý, do Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Thăng Long dó thấy thế đất "rồng bay".
Đông Đô: tên gọi từ đời nhà Hồ.
Đông Quan, Đông Kinh: các tên gọi khi nhà Minh xâm lược (có ý ám chỉ đó thuộc về đất của Tàu).
Thăng Long 昇隆: nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, nên đổi Thăng Long 昇龍 thành Thăng Long 昇隆.
Hà Nội: cũng từ đời Nguyễn.
Hoàng Diệu: lấy tên của Hoàng Diệu, tổng đốc đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội trước giặc Pháp.

Ngoài ra còn có tên Trường An/Tràng An lấy từ tên Trường An của TQ, nhưng chỉ xuất hiện ở 1 vài bài văn thơ.
Trên đây, anh Điệp đã đưa ra được 13 cái tên, trong đó có 10 cái tên chính quy và 3 cái tên không chính quy. Có nghĩa là 3 cái tên Tràng An, Long BiênHoàng Diệu anh đã nhắc tới ở trên chỉ là những cái tên không chính quy, chỉ được sử dụng trong khẩu ngữ, ca dao và văn học thôi. Còn những cái tên chính quy được ghi chép lại trong lịch sử thì chỉ có 10 cái thôi ạ! (Cái này em cũng chưa đủ khả năng để kiểm chứng, nhưng theo em thì không sai, nếu ai có phản đối thì cũng không có vấn đề, miễn là đưa ra được bằng chứng bằng văn bản xác thực)

Em thấy bài viết trên rất hay và đầy đủ. Nên em xin mạn phép post lên cho cả nhà cùng đọc

@ Chị HXT đã hết thắc mắc chưa vậy? :P Từ sau nhớ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thắc mắc nhá :))

Hì... Em còn rất nhiều tài liệu về Hà Nội, khi nào em post lên một chủ đề riêng về Hà Nội luôn, Để cho chị đỡ phải xem link ở đâu cả. :) (Hi... Đỡ cái bệnh lười, rõ là chỉ làm siêng với mỗi thi viện thôi)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
II. Tên không chính quy:
...[/i] Kinh Kỳ, tên này nói đất có Kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ǎn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ Kinh đô Thǎng Long...



Bài viết được lấy từ tạp chí Xưa và nay
ở trên em có giải thích "Bắc" tức là Kinh Bắc là Bắc Ninh, vậy mà không giải thích luôn "phố Hiến" là ở đâu.
Theo như trí nhớ không lầm lẫn của lão thì "phố Hiến" chính là thị xã Hưng Yên. Xưa, phố Hiến được sánh ngang Kinh Kỳ, nay Hưng Yên có vẻ quá mờ nhạt!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:
Cammy đã viết:
II. Tên không chính quy:
...Kinh Kỳ, tên này nói đất có Kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ǎn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ Kinh đô Thǎng Long...



Bài viết được lấy từ tạp chí Xưa và nay
ở trên em có giải thích "Bắc" tức là Kinh Bắc là Bắc Ninh, vậy mà không giải thích luôn "phố Hiến" là ở đâu.
Theo như trí nhớ không lầm lẫn của lão thì "phố Hiến" chính là thị xã Hưng Yên. Xưa, phố Hiến được sánh ngang Kinh Kỳ, nay Hưng Yên có vẻ quá mờ nhạt!
Ke ke... Lão luôn đưa ra những câu hỏi khiến em phải... tìm hiểu thêm. "Phố Hiến", em thấy ở Wiki nó viết rất kỹ. Để khi nào rảnh rang em Post lên đây chơi! ;))

Bài viết đấy là do người khác viết, em chỉ paste vào đây thôi. Nên lão có "câu hỏi" gì (biết là câu hỏi đó lão cũng biết chi tiết kỹ càng rồi í), lão cứ hỏi, để em tìm hiểu với! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Theo anh thì "long thành" hay "phượng thành" không phải là tên riêng. Những chữ này bắt nguồn từ việc người TQ hay dùng để gọi kinh đô, nó chỉ có nghĩa là kinh đô chứ không chỉ riêng một thành nào cả. Mỗi đời có thể đóng đô ở một nơi khác nhau, thì long hay phượng thành cũng chỉ một nơi khác nhau. Tương tự, người Việt dùng nó để chỉ thành HN xưa chẳng qua là trùng hợp mà thôi, nhưng theo anh không nên quy nó là tên riêng.

VD trong câu của Tự Đức: "Long Biên tài hướng Phượng thành hồi" thì Long Biên chỉ thành HN, còn phượng thành lại chỉ Huế vì nhà Nguyễn đóng đô ở Huế.

PS: cả "kinh kỳ" cũng vậy. Chữ này chỉ có nghĩa đơn giản là kinh đô, nếu mà cho nó là tên riêng thì có lẽ HN phải có thêm các tên: Kinh Đô, Thủ Đô, Kinh Thành...

Từ "kẻ chợ" cũng rứa! Không biết bài viết trên "Xưa và nay" do ai soạn nhưng anh thấy liệt kê bừa bãi quá.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối