Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thái Thanh Tâm đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Còn con ngóe nào đâu mà được ăn mắm ngóe. Tất cả mọi mọi thứ trên đời đều không ngừng biến đổi em ạ.
Thế thì tiếc anh nhỉ? Người ta vẫn nói "Đi nước Lào phải ăn mắm ngoé"
Thế sang đấy anh ăn gì?
Toàn món ăn Việt Phượng ạ.Tiêu bằng tiền Việt. Thế là lại giống như ở nhà. Thế mới chán chứ.
Cái gì cũng giống như ở nhà hả anh?????:))
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhiều cái giống như ở nhà. Có cái chắc cũng giống ở nhà em ạ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Nụ hôn đơm bông



Chỉ còn mấy tháng nữa là nhà giáo Nguyễn Trần Phan lên tuổi 76. Cái bệnh K phổi cũng không biết bắt ông dừng lúc nào. Mới cách đây nửa năm, ông còn thấy khoan khoái. Chỉ qua mấy cơn ho rũ rượi, rồi X – quang, thế là cái thể lực mong manh ấy nhanh chóng tụt dốc.

Ngước mắt nhìn lên trần nhà, ông thấy cái quạt hình như quay chậm lại, cái bóng đèm compac hình như cũng nhạt sáng hơn. Con cháu, họ hàng, bè bạn, đến thăm, ông nhìn thấy như tấm hình cũ chớm úa vàng. Chỉ có mỗi hình ảnh tuy đứng khuất sau những người đến thăm ông hiện ra rõ nét, lại có phần trội hơn cả. Đó là cô gái ngày xưa làm chánh văn phòng Huyện ủy.

Có những lúc ông mê man, thấy sắp được gặp ông bà, cha, mẹ, người vợ đã đi trước ông 15 năm mỗi lúc một đậm nét dần. Nhưng đôi bàn tay mềm mại, ấm áp của cô Chánh văn phòng huyện ủy cách đây những 30 năm mới thật sự làm ông tỉnh lại.

Ông xóc lại sổ đời. Mình có sa sút đạo đức không đây? Nói thế thì nặng quá. Cái đẹp, cái sức trẻ ai chẳng mê say! Nhưng cái duyên ngầm kia mới thực sự hút hồn ông. Vậy mình có chung thủy không nhỉ! Ai bảo không?

Thế rồi ông đi đến một quyết định táo bạo. Mấy lần, ông định nói với mấy người con trai đang trầm ngâm ngồi trực ông, cặp mắt buồn nhưng sắc sảo, chính cái cặp mắt ấy làm thui chột cái dũng khí trước đây của ông. Chắc chắn nó thương ông, nhưng nó có thấu hiểu chân lý cuộc đời này như ông không nhỉ? Rồi ông nhỏ nhẹ : “Con mời bà Lê sang đây, bố muốn nói với bà một chuyện. Nhưng nếu có con bà …thì… con mời sang luôn càng tốt”.

Người con vừa đi vừa suy nghĩ: Chắc bà Lê ở trong ban chấp hành Hội Cựu giáo chức xã, bố muốn trao đổi gì với đồng nghiệp ngày trước đây. Nhưng sao bố lại ngập ngừng khi nói đến con bà? Có thể bệnh của bố không thể nói cho dài được. Anh ngập ngừng vào nhà:

- Bà ơi, Bố cháu mời bà sang, hình như muốn trao đổi việc gì đấy.
Bà Lê lúng túng chưa biết trả lời ra sao thì con dâu bà đã hỏi: Chuyện gì đấy anh?
- Tôi nào có biết. Hay chỉ có đoạn đường, cô, chú cùng đèo bà sang cho tiện.

Sau vài lời thăm hỏi của ba mẹ con bà Lê, bà ngồi bên mép giường, nhẹ nhàng bóp bóp cánh tay ông, mắt nhìn ông như dò hỏi. Có phải mạch máu trong ông như được bàn tay dịu dàng vuốt ve kia làm cho chảy thông hơn không, mà mặt ông bừng sắc.

- Con và các cháu ngồi xuống đây cùng nghe, có gì bí mật nữa đâu.

Nghe thế bà rụt tay lại, nhưng ông vội nắm lấy tay bà : “Cách đây 30 năm. Đúng thế không bà? Bố và bà đây đã biết nhau. Nhưng mãi đến 20 năm gần đây 2 người mới thực sự thương nhau. Để giữ hạnh phúc cho hai gia đình, để các con đôi bên đỡ khó xử, cũng để dư luận xóm làng khỏi xì xào, bàn tán, xuyên tạc. Hai người thống nhất đi lại với nhau ở mức vừa phải, để động viên nhau trong hoàn cảnh cùng một mình nuôi con, sưởi ấm tìm nhau trong cuộc sống”. Ông dừng lại như lấy hơi. “ Đến nay, bố thấy khó gượng lại để ở với bà đây, với các con. Bố muốn nói với các con sự thật đó, để lúc ra đi được thanh thản. Theo bố, việc đó không hẳn là xấu nhưng được mọi người chấp nhận lại là chuyện khác”. Ông nhắm mắt lại và nằm yên.

Cả gian nhà im ắng, nổi lên tiếng sụt sùi của bà Lê. Ba bàn tay nắm chặt thêm. Có lẽ day dứt lắm, khó khăn lắm, một lúc sau ông mới nói tieps : “Nay bố xin các con cho bố và bà đàng hoàng ôm nhau lần cuối”.

Cà nhà òa khóc. Bà luồn tay nâng đầu và cúi ôm ông, ông run run quàng tay lên lưng bà. Hai người con trai của hai nhà cũng ôm nhau khóc. Họ thì thầm với nhau: “Giũ kín thế là cùng!”.

Nghe tiếng người ngoài ngõ đi vào, chắc cũng đến thăm ông. Bà vội hôn cặp môi tím của ông rồi đứng dậy lẩm bẩm: “Cô và các em về. Anh gắng ăn uống, thuốc men vào” Bà nói nhẹ bên ông: “Bài thơ tình của em còn đang viết dở”. Họ chạm nhau

Ở sân, thấy mọi người trong nhà đi ra mắt đỏ hoe, khách vội hỏi:

- Bệnh tình ông giáo xấu lắm à?

Mấy mẹ con chỉ gật đầu. Ngày sau đó, lúc ông ra đi có đủ mặt cả hai gia đình. Người con trai ôm khóc: “Bố ới! Bố không nói với con từ đầu. Chúng con lo cho, chúng con có hẹp hòi gì đâu. Cô Lê là người tốt cả mà. Chúng con ân hận lắm, bố ơi!”

Trong đám tang của ông, xuất hiện thêm mấy vòng khăn tang. Mấy mẹ con bà Lê lo toan việc tang lễ như người nhà. Trong mấy ngày ông vừa nằm xuống, người ta thấy trên mộ ông có lọ hoa cắm những bông sen..

Mối tình thầm kín này, nảy nở cách đây 30 năm. Khi ấy, thày giáo dạy văn Phan đến nói chuyện về “thơ Bác Hồ” do Huyện ủy tổ chức cho cán bộ cấp huyện nghe. Trước khi trở thành Chánh Văn phòng Huyện ủy thì Lê cũng là một cô giáo dạy văn. Nói chuyện xong, Lê thay mặt huyện gửi tiền bồi dưỡng cho Phan. “Tiện thể” cô lại đưa bài thơ cô mới viết về Bác Hồ cho Phan “Anh đọc và góp ý cho em bài thơ này. Đừng quên nhé!”

Từ đấy, thơ của hai người viết được trao đổi cho nhau và trở thành duyên thơ, tình cảm ấy giữa hai người ngày càng nồng đượm. Tuy vậy, với hai cương vị đáng kính, giữa hai người họ biết giữ khoảng cách cần thiết.

Mấy năm sau, vợ Phan ốm và qua đời. Rồi chồng của Lê bị tai nạn giao thông không cứu được. Hai người hầu như ngừng hẳn những lời ngọt ngào ngày trước dành cho nhau, nguồn thơ cũng héo dần.

Mãn tang được mấy năm, hai người đã nghỉ hưu. Họ lại sinh hoạt với nhau trong các tổ chức của xã. Lúc này, hai người lại có cơ hội gần nhau nhiều hơn và thực sự cần đến nhau. Mầm thơ le lói sống lại qua những dòng thơ tình.

Phan nhớ lại bài thơ “Gửi người cũ” của Tú Xương sao mà hợp cảnh mình vậy, nhất là cặp đề:“Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào/ Mình ngĩ làm sao, tớ nghĩ sao?” . Để dẫn đến cặp kết: “Bến Vị, non Nùng xa cách mấy./ Mà không buộc chặt sợi tơ đào”. Phan họa và gửi cho Lê bài “Ước ao” của mình:

Tình yêu đắm đuối tự khi nào
Đành chịu ngàn trùng mãi vậy sao?
Cảnh sóng trao lời mong én chuyển
Tờ mây đáp ý đợi nhận trao.
Người vui…thương bến không đành chúc
Ngày hội…nhớ thuyền thẳng muốn khao
Ao ước Yến Oanh về một lối
Du xuân cùng ngắm đóa mai đào


Lê đáp qua bài “Năn nỉ”:

Đến với em đi anh
Con tim trần giá lạnh
Tình yêu và nỗi nhớ
Có lẽ thấu trời xanh!
Xa cách mãi sao đành
Một mình một gối canh
Đêm thu trăng nhặt lá
Hy vọng càng mong manh.


Phan lại “Trước ảnh em”:

Hôn em, em vẫn thờ ơ
Vuốt em, em vẫn làm ngơ chẳng nhìn
Ôm em, em vẫn ngồi im
Cất em vào ví...con tim lại tìm


Lê với “Tạc dạ”:

Nhớ lại một thời dưới bóng trăng
Cùng ngồi ao ươc sợi tơ giăng
Nắng chiều mới thấy duyên trời gửi
Nỡ để cho lòng lại đóng băng.


Cả hai cùng hẹn đi thăm thú đây đó. Khi vắng con cái, họ lại đến nhà nhau. Trong đó, có một câu chuyện, mà mỗi lần gặp nhau khi nào cũng bàn đến, là có nên nới với con cái, có nên công khai dưới dạng “đi bước nữa” không? Bởi đến với nhau kiểu này dẫu sao vẫn là vụng trộm. Nhưng nếu công khai dễ dẫn đến tan vỡ tình cảm gia đình của hai bên. Còn để thế này, cái cớ đi lại đàng hoàng với nhau trước mọi người lại không bị dị nghị, bởi hai mái tóc hoa râm đang say thơ, và thơ của họ có phần giúp cho địa phương quên bớt sự nhọc nhằn của cuộc sống đang bươn trải. Còn thơ tình của họ lại được lớp trẻ chấp nhận, chúng chép và thuộc, làm như hai nhà thơ già này đang giúp chúng xích lại gần nhau hơn.

Thế mà cũng có lúc cả hai cùng nghĩ nên có đứa con chung! Bới con mới thực sự là kết quả của hạnh phúc. Cuối cùng họ cũng dẹp được cái ý tưởng cuồng nhiệt đó, bởi nếu vậy, đứa con chung ấy liệu có hạnh phúc không?

Thế rồi, cái già sầm sập đến. Trong khi cái gốc của từng gia đình ngày càng bền vững hơn. Họ thống nhất với nhau, tình yêu của chúng ta không phải cữ dẫn đến hôn nhân mới là hạnh phúc. Chúng ta hạnh phúc khi ở trong vòng tay của nhau. Còn bởi, nhu cầu lúc này là quan tâm đến nhau khi con cái đang bù đầu trong cuộc sống.

Đến bây giờ, họ hàng, làng xóm mới hiểu rõ nguyên nhân của những vành khăn trắng kia. Rồi giỗ chạp, Tết nhất, ngày vui của từng bên được hai gia định coi như một. Đặc biệt, bà Lê được con cháu, họ hàng hai bên cùng quý trọng.

Cái lần bà Lê nằm viện, được nghe người con trai ông Phan nói: “Mẹ ơi! Bốn cha mẹ hai bên chỉ còn lại mẹ. Mẹ gắng mau khỏe đề về với chúng con. Mẹ cứ hình dung xem, nếu bốn người cùng đi, để chúng con ở lại, chúng con sẽ buồn làm sao, khi về mở cửa vào căn nhà trống vắng!” Bà Lê chỉ còn biết choàng lấy vai anh và thì thầm: “Con! Con” làm bà thực sự nhớ ra, bà đã về nhà chồng …
      
Võ Giáp
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Đồ Nghệ

Có phải cụ Võ Giáp chủ xị hội thơ Đường miền Trung không ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thái Thanh Tâm đã viết:
@ Đồ Nghệ

Có phải cụ Võ Giáp chủ xị hội thơ Đường miền Trung không ?
Ông Võ Giáp là  PCT. CLB UNESCO thơ Đường VN. Vừa qua ông đã biên tập và cho ra mắt thi phẩm “ Thơ Đường Hà Tĩnh”.

Là một người nhiệt tình, ông thường ra Bắc vào Nam để cùng nhau nắm bắt tình hình hoạt động của hội viên.

Thủ đô ngàn năm tuổi
Tràng An tô đẹp gốc Thăng Long
Văn hiến ngàn năm ngọn lửa nồng
Vua Lý dời đô bền đất Tổ
Bác Hồ lập nước sáng trời Đông
Bao phen khiến giặc vùi danh tướng
Một dạ phò dân giữ dáng thông
Văn Miếu, Ba Đình … thơm sử sách
Kinh đô thắng địa – Thủ đô hồng .
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sao Ha anh cái gì cũng biết nhỉ ? Giỏi thật đấy ! Cám ơn bạn nhiều lắm . Chờ được cụ Đồ giả nhời không khéo phải đến tết ta.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Cụ Đồ còn đếm bước chân
Tìm vần thơ để mừng xuân Tân Mèo!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cụ đi chớ có đi theo
Thơ chưa được đọc đã vèo hết xuân...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đồ Nghệ đã viết:

Nụ hôn đơm bông



Chỉ còn mấy tháng nữa là nhà giáo Nguyễn Trần Phan lên tuổi 76. Cái bệnh K phổi cũng không biết bắt ông dừng lúc nào. Mới cách đây nửa năm, ông còn thấy khoan khoái. Chỉ qua mấy cơn ho rũ rượi, rồi X – quang, thế là cái thể lực mong manh ấy nhanh chóng tụt dốc.

Ngước mắt nhìn lên trần nhà, ông thấy cái quạt hình như quay chậm lại, cái bóng đèm compac hình như cũng nhạt sáng hơn. Con cháu, họ hàng, bè bạn, đến thăm, ông nhìn thấy như tấm hình cũ chớm úa vàng. Chỉ có mỗi hình ảnh tuy đứng khuất sau những người đến thăm ông hiện ra rõ nét, lại có phần trội hơn cả. Đó là cô gái ngày xưa làm chánh văn phòng Huyện ủy.

Có những lúc ông mê man, thấy sắp được gặp ông bà, cha, mẹ, người vợ đã đi trước ông 15 năm mỗi lúc một đậm nét dần. Nhưng đôi bàn tay mềm mại, ấm áp của cô Chánh văn phòng huyện ủy cách đây những 30 năm mới thật sự làm ông tỉnh lại.

Ông xóc lại sổ đời. Mình có sa sút đạo đức không đây? Nói thế thì nặng quá. Cái đẹp, cái sức trẻ ai chẳng mê say! Nhưng cái duyên ngầm kia mới thực sự hút hồn ông. Vậy mình có chung thủy không nhỉ! Ai bảo không?

Thế rồi ông đi đến một quyết định táo bạo. Mấy lần, ông định nói với mấy người con trai đang trầm ngâm ngồi trực ông, cặp mắt buồn nhưng sắc sảo, chính cái cặp mắt ấy làm thui chột cái dũng khí trước đây của ông. Chắc chắn nó thương ông, nhưng nó có thấu hiểu chân lý cuộc đời này như ông không nhỉ? Rồi ông nhỏ nhẹ : “Con mời bà Lê sang đây, bố muốn nói với bà một chuyện. Nhưng nếu có con bà …thì… con mời sang luôn càng tốt”.

Người con vừa đi vừa suy nghĩ: Chắc bà Lê ở trong ban chấp hành Hội Cựu giáo chức xã, bố muốn trao đổi gì với đồng nghiệp ngày trước đây. Nhưng sao bố lại ngập ngừng khi nói đến con bà? Có thể bệnh của bố không thể nói cho dài được. Anh ngập ngừng vào nhà:

- Bà ơi, Bố cháu mời bà sang, hình như muốn trao đổi việc gì đấy.
Bà Lê lúng túng chưa biết trả lời ra sao thì con dâu bà đã hỏi: Chuyện gì đấy anh?
- Tôi nào có biết. Hay chỉ có đoạn đường, cô, chú cùng đèo bà sang cho tiện.

Sau vài lời thăm hỏi của ba mẹ con bà Lê, bà ngồi bên mép giường, nhẹ nhàng bóp bóp cánh tay ông, mắt nhìn ông như dò hỏi. Có phải mạch máu trong ông như được bàn tay dịu dàng vuốt ve kia làm cho chảy thông hơn không, mà mặt ông bừng sắc.

- Con và các cháu ngồi xuống đây cùng nghe, có gì bí mật nữa đâu.

Nghe thế bà rụt tay lại, nhưng ông vội nắm lấy tay bà : “Cách đây 30 năm. Đúng thế không bà? Bố và bà đây đã biết nhau. Nhưng mãi đến 20 năm gần đây 2 người mới thực sự thương nhau. Để giữ hạnh phúc cho hai gia đình, để các con đôi bên đỡ khó xử, cũng để dư luận xóm làng khỏi xì xào, bàn tán, xuyên tạc. Hai người thống nhất đi lại với nhau ở mức vừa phải, để động viên nhau trong hoàn cảnh cùng một mình nuôi con, sưởi ấm tìm nhau trong cuộc sống”. Ông dừng lại như lấy hơi. “ Đến nay, bố thấy khó gượng lại để ở với bà đây, với các con. Bố muốn nói với các con sự thật đó, để lúc ra đi được thanh thản. Theo bố, việc đó không hẳn là xấu nhưng được mọi người chấp nhận lại là chuyện khác”. Ông nhắm mắt lại và nằm yên.

Cả gian nhà im ắng, nổi lên tiếng sụt sùi của bà Lê. Ba bàn tay nắm chặt thêm. Có lẽ day dứt lắm, khó khăn lắm, một lúc sau ông mới nói tieps : “Nay bố xin các con cho bố và bà đàng hoàng ôm nhau lần cuối”.

Cà nhà òa khóc. Bà luồn tay nâng đầu và cúi ôm ông, ông run run quàng tay lên lưng bà. Hai người con trai của hai nhà cũng ôm nhau khóc. Họ thì thầm với nhau: “Giũ kín thế là cùng!”.

Nghe tiếng người ngoài ngõ đi vào, chắc cũng đến thăm ông. Bà vội hôn cặp môi tím của ông rồi đứng dậy lẩm bẩm: “Cô và các em về. Anh gắng ăn uống, thuốc men vào” Bà nói nhẹ bên ông: “Bài thơ tình của em còn đang viết dở”. Họ chạm nhau

Ở sân, thấy mọi người trong nhà đi ra mắt đỏ hoe, khách vội hỏi:

- Bệnh tình ông giáo xấu lắm à?

Mấy mẹ con chỉ gật đầu. Ngày sau đó, lúc ông ra đi có đủ mặt cả hai gia đình. Người con trai ôm khóc: “Bố ới! Bố không nói với con từ đầu. Chúng con lo cho, chúng con có hẹp hòi gì đâu. Cô Lê là người tốt cả mà. Chúng con ân hận lắm, bố ơi!”

Trong đám tang của ông, xuất hiện thêm mấy vòng khăn tang. Mấy mẹ con bà Lê lo toan việc tang lễ như người nhà. Trong mấy ngày ông vừa nằm xuống, người ta thấy trên mộ ông có lọ hoa cắm những bông sen..

Mối tình thầm kín này, nảy nở cách đây 30 năm. Khi ấy, thày giáo dạy văn Phan đến nói chuyện về “thơ Bác Hồ” do Huyện ủy tổ chức cho cán bộ cấp huyện nghe. Trước khi trở thành Chánh Văn phòng Huyện ủy thì Lê cũng là một cô giáo dạy văn. Nói chuyện xong, Lê thay mặt huyện gửi tiền bồi dưỡng cho Phan. “Tiện thể” cô lại đưa bài thơ cô mới viết về Bác Hồ cho Phan “Anh đọc và góp ý cho em bài thơ này. Đừng quên nhé!”

Từ đấy, thơ của hai người viết được trao đổi cho nhau và trở thành duyên thơ, tình cảm ấy giữa hai người ngày càng nồng đượm. Tuy vậy, với hai cương vị đáng kính, giữa hai người họ biết giữ khoảng cách cần thiết.

Mấy năm sau, vợ Phan ốm và qua đời. Rồi chồng của Lê bị tai nạn giao thông không cứu được. Hai người hầu như ngừng hẳn những lời ngọt ngào ngày trước dành cho nhau, nguồn thơ cũng héo dần.

Mãn tang được mấy năm, hai người đã nghỉ hưu. Họ lại sinh hoạt với nhau trong các tổ chức của xã. Lúc này, hai người lại có cơ hội gần nhau nhiều hơn và thực sự cần đến nhau. Mầm thơ le lói sống lại qua những dòng thơ tình.

Phan nhớ lại bài thơ “Gửi người cũ” của Tú Xương sao mà hợp cảnh mình vậy, nhất là cặp đề:“Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào/ Mình ngĩ làm sao, tớ nghĩ sao?” . Để dẫn đến cặp kết: “Bến Vị, non Nùng xa cách mấy./ Mà không buộc chặt sợi tơ đào”. Phan họa và gửi cho Lê bài “Ước ao” của mình:

Tình yêu đắm đuối tự khi nào
Đành chịu ngàn trùng mãi vậy sao?
Cảnh sóng trao lời mong én chuyển
Tờ mây đáp ý đợi nhận trao.
Người vui…thương bến không đành chúc
Ngày hội…nhớ thuyền thẳng muốn khao
Ao ước Yến Oanh về một lối
Du xuân cùng ngắm đóa mai đào


Lê đáp qua bài “Năn nỉ”:

Đến với em đi anh
Con tim trần giá lạnh
Tình yêu và nỗi nhớ
Có lẽ thấu trời xanh!
Xa cách mãi sao đành
Một mình một gối canh
Đêm thu trăng nhặt lá
Hy vọng càng mong manh.


Phan lại “Trước ảnh em”:

Hôn em, em vẫn thờ ơ
Vuốt em, em vẫn làm ngơ chẳng nhìn
Ôm em, em vẫn ngồi im
Cất em vào ví...con tim lại tìm


Lê với “Tạc dạ”:

Nhớ lại một thời dưới bóng trăng
Cùng ngồi ao ươc sợi tơ giăng
Nắng chiều mới thấy duyên trời gửi
Nỡ để cho lòng lại đóng băng.


Cả hai cùng hẹn đi thăm thú đây đó. Khi vắng con cái, họ lại đến nhà nhau. Trong đó, có một câu chuyện, mà mỗi lần gặp nhau khi nào cũng bàn đến, là có nên nới với con cái, có nên công khai dưới dạng “đi bước nữa” không? Bởi đến với nhau kiểu này dẫu sao vẫn là vụng trộm. Nhưng nếu công khai dễ dẫn đến tan vỡ tình cảm gia đình của hai bên. Còn để thế này, cái cớ đi lại đàng hoàng với nhau trước mọi người lại không bị dị nghị, bởi hai mái tóc hoa râm đang say thơ, và thơ của họ có phần giúp cho địa phương quên bớt sự nhọc nhằn của cuộc sống đang bươn trải. Còn thơ tình của họ lại được lớp trẻ chấp nhận, chúng chép và thuộc, làm như hai nhà thơ già này đang giúp chúng xích lại gần nhau hơn.

Thế mà cũng có lúc cả hai cùng nghĩ nên có đứa con chung! Bới con mới thực sự là kết quả của hạnh phúc. Cuối cùng họ cũng dẹp được cái ý tưởng cuồng nhiệt đó, bởi nếu vậy, đứa con chung ấy liệu có hạnh phúc không?

Thế rồi, cái già sầm sập đến. Trong khi cái gốc của từng gia đình ngày càng bền vững hơn. Họ thống nhất với nhau, tình yêu của chúng ta không phải cữ dẫn đến hôn nhân mới là hạnh phúc. Chúng ta hạnh phúc khi ở trong vòng tay của nhau. Còn bởi, nhu cầu lúc này là quan tâm đến nhau khi con cái đang bù đầu trong cuộc sống.

Đến bây giờ, họ hàng, làng xóm mới hiểu rõ nguyên nhân của những vành khăn trắng kia. Rồi giỗ chạp, Tết nhất, ngày vui của từng bên được hai gia định coi như một. Đặc biệt, bà Lê được con cháu, họ hàng hai bên cùng quý trọng.

Cái lần bà Lê nằm viện, được nghe người con trai ông Phan nói: “Mẹ ơi! Bốn cha mẹ hai bên chỉ còn lại mẹ. Mẹ gắng mau khỏe đề về với chúng con. Mẹ cứ hình dung xem, nếu bốn người cùng đi, để chúng con ở lại, chúng con sẽ buồn làm sao, khi về mở cửa vào căn nhà trống vắng!” Bà Lê chỉ còn biết choàng lấy vai anh và thì thầm: “Con! Con” làm bà thực sự nhớ ra, bà đã về nhà chồng …
      
Võ Giáp
Ôi, hay quá! Sao mà thương thế và sao mà buồn quá thế! Cảm ơn ĐN nhé!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cụ đi chớ có đi theo
Thơ chưa được đọc đã vèo hết xuân...
Nghe anh lòng dạ tần ngần
Đi thì ngại, ở thì Xuân trôi vèo...

@Anh Tâm: Xin lỗi anh nhiều, dạo này em bận quá, đôi khi vào TV "đánh úp" một phát rồi chạy luôn, thành ra giả nhời anh khí châm, may mà có Haanh đỡ lời...Anh tha cho ĐN nha.Đang định xuống thăm anh chị và xin ít mướp Nhựt bổn mà nay bị trách thế này...ngại quá.

@Haanh8354: Cảm ơn bạn nhé. Mình cũng có biết cụ Giáp đâu. Hy vọng bạn...đúng!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối