Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cái đồng chí ĐỒNG NHÂN này so sánh thật "nà nạ".VN là nước XHCN theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin bách chiến bách thắng. Hoạch định gì mà chả được. Thái Lan, Nhật Bổn "nà" những nước TBCN so "nàm" sao được với ta mà so ??? (TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Họp để chấn chỉnh họp hành nhiều quá

Đào Tuấn
http://3.bp.blogspot.com/-NyRBm-JAABA/Um0RDehkkoI/AAAAAAAAQn8/Rc0Vk4ghsEI/s320/t175593.jpg

Bộ trưởng Bộ TTTT Lê Doãn Hợp có lẫn mỉm cười cho biết trong 20 năm “tại vị” bình quân mỗi ngày ông họp 1 cuộc. Còn ngày nhiều nhất ư? Họp 5 cuộc

Nghị trường đã bật cười khi ĐBQH Đỗ Văn Đương nói về chuyện họp hành quá nhiều mà chẳng có hiệu quả, trong khi chẳng hạn như “tỷ lệ sinh đẻ giảm là vì phụ nữ họ đẻ muộn để rảnh rang đi chơi”, chứ không phải vì họp bàn kế hoạch hóa gia đình.


ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh thì lấy ví dụ “Hiện nay Bộ Y tế quản lý tới 3 chương trình, chắc Bộ trưởng Tiến mỗi ngày phải họp 3 cuộc về Chương trình y tế, Chương trình HIV-AIDS, chương trình dân số kế hoạch hóa”, khi “thực ra đều là chăm sóc sức khỏe”.

Họp hành liên quan đến những chiếc vé máy bay, liên quan đến phong bì, khi mà từ cả chục năm trước “dân gian” đã có câu “Phi phong bì bất thành hội họp”.

Thì đó, ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm than vãn festival quá nhiều, khánh thành, khởi công quá nhiều, đâu cũng xe biển xanh, cũng phải có người phục vụ. Nếu coi đó là chuyện nhỏ, thì đất nước nghèo là cái chắc.

Còn ông Nguyễn Tiến Sinh có một ví dụ sinh động bằng chương trình khắc phục biến đổi khí hậu “có chưa đầy 300 tỷ thì chỉ đủ cho các “thầy” đi hội thảo, bay từ Bắc vào Nam, Nam ra Bắc. Không có một xu nào đến được với việc trồng rừng hay cái gì khác”.

Nhưng thưa các vị ĐBQH, không phải bây giờ họp hành mới trở thành một cái tệ, một thói quen, một lề lối làm việc như hiện nay.

Báo Nhân dân số ra ngày 28.2.1961 đăng ý kiến của một cán bộ nhà máy dệt kim Đông Xuân phản ánh về tình hình hội họp bằng ví dụ việc bình bầu cá nhân xuất sắc. Theo đó, bất cứ một công nhân thuần túy nào cũng phải dự tới 7 cuộc họp. Họp tổ sản xuất. Họp phân xưởng; Họp toàn nhà máy; Họp phân đoàn thanh niên; Họp chi đoàn thành niên; Họp thanh niên toàn nhà máy; Họp công đoàn.
Cuộc họp nào cũng chỉ 3 nội dung: Thành tích. Nhận xét. Bình bầu.

Sự họp, hóa ra lâu dài như nền hành chính Việt. Và họp hành, từ công việc của cán bộ, cũng dần dần trở thành việc của những người được chỉ đạo bởi cán bộ.

Năm 2008, trong một bài trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Bộ TTTT khi đó là ông Lê Doãn Hợp đã mỉm cười cho biết trong 20 năm “tại vị” bình quân mỗi ngày ông họp 1 cuộc. Còn ngày nhiều nhất ư? Họp 5 cuộc.

Hình như phi họp hành bất thành cán bộ.

Hình như họp hành còn trở thành nguồn thu chủ yếu hơn cả lương.

Trong khi không chỉ là chiếc vé máy bay, lít xăng xe biển xanh dùng để đi họp điều từ tiền thuế của dân, mà cả lương cho việc họp, cả phong bì đút túi mang về người dân cũng phải nai lưng ra gánh.

Các nghị sĩ đã nhìn rất rõ sự lãng phí từ việc đút chân gậm bàn họp hành quá nhiều, trong khi thực tế nó ở… ngoài đường. Mà người cần làm gương đầu tiên, nên là Quốc hội. Chẳng hạn trong kỳ họp thứ 6 lần này, một kỳ họp 41 ngày, dài hiếm gặp trong lịch sử, Quốc hội nên tiết kiệm lấy ít nhất một phiên họp, để họp bàn các biện pháp phát động trên cả nước tổ chức các cuộc họp chống hội họp quá nhiều
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ

Hạnh Nguyên(tổng hợp) Chủ nhật ngày 27 tháng 10 năm 2013 6:18 AM

- Không chỉ dừng ở hoa quả, thực phẩm, sữa... mà hàng loạt đồ dùng có xuất xứ từ Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng lo sợ do chứa chất độc hại.

Từ bình nước có chất lạ rất độc

Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cho thấy,  chất lạ để ở đáy phích Trung Quốc có các thành phần: SiO2 74,2%; hàm lượng một số kim loại Cd 0,77 mg/Kg, Pb 7,27 mg/Kg, As 4,59 mg/Kg, Hg 0,66 mg/Kg.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân có các phích nước trên không mở gói cát, không ngửi, hít gói cát và không làm rơi vãi cát ra bên ngoài. Các gói cát đã tháo ra khỏi phích nước nên xử lý như xử lý rác thải nguy hại. Nếu dùng phích đựng nước ăn uống, sau 24 giờ nên lấy mẫu nước xét nghiệm hạm lượng kim loại, nếu vượt mức cho phép phải cấm lưu hành loại phích nước này.

Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/17/15/20131017154529-d1.jpg
Trong đáy bình phích Trung Quốc có chứa gói chất lạ


Trước đó, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã tặng cho 13 người đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện một phích nước loại 0,5 lít nước có vỏ bóng được mọi kim loại Inox, chiều cao khoảng 25cm, bề rộng vòng tròn bằng cái ly uống nước. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy vỏ bình có chữ “Made in China”... không hề có nơi sản xuất cũng như nhãn mác, hiệu sản phẩm. Người dân đem bình phích về sử dụng phát hiện dưới đáy bình có chứa một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu đen sẫm, hơi trong bình bay ra có mùi khét, ai ngửi chất đó cảm thấy khó thở xây xẩm mặt mày, cổ họng khô, rất thích uống nước.

Đến ca giữ nhiệt
Sáng 22/8, anh Trần Hoàng Thắng (SN 1977, ngụ ấp 2, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã giao nộp cho công an một chiếc ca giữ nhiệt loại 1 lít, hiệu Bangong do Trung Quốc sản xuất vì nghi có chất độc. Theo lời anh Thắng, chiếc ca này được anh mua tại chợ Long Khánh từ tháng 2/2013 và đem về nhà cất giữ, không dùng đến. Vào ngày 21/2, trong một chuyến đi câu cá, anh Thắng pha cà phê đổ vào chiếc ca rồi mang theo. Sau khi uống vài ngụm, anh thấy trong người rất khó chịu, đầu óc quay cuồng, muốn ngất xỉu nên không uống nữa, bỏ dỡ buổi đi câu.

Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/17/15/20131017154529-d2.jpg
Chiếc ca được cho là chứa chất độc hại được anh Trần Hoàng Thắng giao nộp cho công an xã Xuân Hòa

Hôm sau, anh Thắng tiếp tục pha cà phê và đổ vào chiếc ca để uống. Sau khi uống khoảng 10 phút, hiện tượng như hôm trước lặp lại. Tò mò, anh đục, khoét chiếc ca để xem bên trong lớp bọc bằng kim loại có chứa thứ gì. Anh Thắng phát hiện bên trong nắp đậy và đáy chiếc ca có chứa 2 bịch bột màu nâu, trọng lượng khoảng 200 gram và bốc mùi rất khó chịu.

Và đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ
Ngày 8/4, bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ. Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/17/15/20131017154529-d3.jpg
Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc

Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.

Rồi dép gây ngứa, nhức chân
Cuối tháng 3//2013, người dân Phú Yên hoang mang khi hay tin dép nhựa xuất xứ Trung Quốc chứa chất lạ, người dùng một thời gian liền bị ngứa chân, đau nhức; cắt dép ra người ta thấy có bột trắng, mùi khó chịu...

Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/17/15/20131017154536-d4.jpg
Dép Trung Quốc gây ngứa chân ở Phú Yên

Trước đó, người dân sống ở khu vực chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cũng nghi vấn dép Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tháng 9/2008, giày, dép Trung Quốc đã bị tẩy chay ở một số nước trên thế giới vì có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Áo ngực chứa túi chất lạ
Cuối năm 2012, nhiều phụ nữ ở Quảng Nam phản ánh với cơ quan chức năng về chất lỏng và những viên màu trắng chứa trong chiếc áo nịt ngực nhãn hiệu Trung Quốc mà họ mua, khi sử dụng thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng ngực, tức ngực, khó thở. Khi dùng dao mổ hai đường của phần túi trong nâng ngực, thấy có chứa hai gói dung dịch chất lỏng màu trắng kèm theo sáu viên thuốc màu trắng.
Trung Quốc, hóa chất, độc hại, hàng hóa, độc tố, thực phẩm bẩn, hoa quả
Những viên thuốc màu trắng phát hiện trong áo ngực hiệu Trung Quốc

Tại Hà Nội cũng phát hiện nhiều loại áo ngực tương tự, bên trong hoặc độn miếng cao su dẻo, màu trắng trong, có nhiều lỗ hoặc bằng dung dịch trắng sữa, mỗi bên có ba hạt nhựa có thể di chuyển nếu dùng tay tác động. Khi cắt túi đựng dung dịch, chất lỏng chảy ra phảng phất mùi ngai ngái và gây ngứa.
Kết quả kiểm nghiệm 2 chất lạ trong áo ngực phụ nữ cho thấy, chất lỏng là dầu khoáng (mineral oil) và các viên hình cầu chứa trong gói dung dịch có thành phần chính là polystyrene, có thể gây ung thư cho người tiếp xúc trực tiếp.
Hạnh Nguyên(tổng hợp)
...

Toàn hàng của ông bạn 16 chữ vàng đấy. Ngành công thương nên mua phân phối cho cán bộ cấp cao dùng để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”



TT - Tại buổi lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần ở một ngôi trường trung học tại TP.HCM, đại diện báo Tuổi Trẻ đã trao giải thưởng “Bạn đọc cùng làm báo với Tuổi Trẻ” cho một nữ sinh của trường.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/622280_zpse9fd5229.jpg
rang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG



Em năm nay chỉ mới 15 tuổi nên phụ huynh không muốn nêu tên của em lên báo vì ngại ảnh hưởng đến chuyện học hành.

Em chính là bạn đọc đã phát hiện chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc và đặt câu hỏi: Tại sao lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách) khi phản ảnh với Tuổi Trẻ. Từ phát hiện của em, trong những ngày qua, hàng loạt cuốn sách sai trái đã được các phương tiện truyền thông, được người dân phát hiện.

Khi liên lạc với ngôi trường mà em đang học để xin phép trao món quà cho bạn đọc đã cung cấp một đề tài nóng, chúng tôi cũng bất ngờ khi nhận được đề nghị của ban giám hiệu nhà trường: “Tiến hành trao phần quà ấy ngay trong buổi lễ chào cờ - sinh hoạt đầu tuần”. Ý của các thầy trong ban giám hiệu là muốn câu chuyện này phổ biến đến nhiều học sinh hơn nữa, muốn các học trò trường mình có ý thức cao về lá cờ Tổ quốc như cô bạn cùng trường.

Nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa khi tiếp xúc, trò chuyện với cô học trò nhỏ 15 tuổi. Em làm chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, nhưng em đã biết quan tâm đến thời cuộc và đặt ra những câu hỏi dễ làm người lớn ngọng nghịu. Em hỏi rằng: Tại sao đi mua món hàng gì cũng thấy là của Trung Quốc? Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có phải chỉ ở Việt Nam.

Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”.

Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé 15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc?”.

Câu hỏi ấy không dành riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả lời bằng hành động cụ thể.

HOÀNG HƯƠNG  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thứ năm, 31/10/2013 11:05 GMT+7Facebook Twitter   

Bất lực chờ vợ vào khách sạn với trai

Đáng lẽ lúc đó tôi phải vào tận nơi để bắt vợ ngoại tình, nhưng sợ làm vậy cô ấy sẽ ly dị ngay lập tức. Tôi yêu vợ, không thể để mất cô ấy được nên chấp nhận vợ ngoại tình để giữ cô ấy bên mình.

Tôi 50 tuổi, từng có gia đình. Sau đó qua giới thiệu tôi quen với người vợ hiện tại, cô ấy gần 30 tuổi. Lúc mới lấy nhau rất hạnh phúc, sau một thời gian khả năng làm chồng của tôi giảm dần, cô ấy quá trẻ nên ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Từ đó chúng tôi không được hạnh phúc như trước nữa, lúc nào cũng cáu gắt. Tôi biết lỗi do mình không làm cho vợ thỏa mãn nên lúc nào cũng nhường nhịn, chiều chuộng vợ.

Thời gian gần đây tôi mới biết vợ ngoại tình, không chỉ một mà với rất nhiều người, là đồng nghiệp, bạn bè của cô ấy. Tôi không đủ can đảm để nói thẳng cho vợ việc đã biết rõ chuyện cô ấy ngoại tình. Nhiều lần tôi bóng gió nói bây giờ chồng như vậy chắc vợ sẽ chán và đi ngoại tình, vợ không những không sợ, còn nói nếu tôi cứ ghen tuông vớ vẩn cô ấy sẽ ly dị ngay lập tức. Vì quá yêu vợ nên tôi không dám nói nữa. Chẳng những thế, biết vợ có hẹn với người khác đi khách sạn, tôi đi theo đến tận nơi mà không dám vào, chỉ biết đứng ngoài đợi.

Tôi biết mọi người sẽ cười tôi sao quá nhu nhược, hèn nhát, đáng lẽ lúc đó phải vào đến tận nơi để bắt vợ ngoại tình, nhưng tôi sợ làm vậy cô ấy sẽ ly dị ngay lập tức. Tôi yêu vợ, không thể để mất cô ấy được, chỉ những người nào trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu. Tôi chấp nhận vợ ngoại tình để giữ cô ấy bên mình.

Rồi vợ thông báo có thai, dĩ nhiên cô ấy rất bình thản nói vì không biết tôi đã rõ mọi chuyện. Tôi không biết cái thai đó có phải con mình không vì mỗi tuần chúng tôi vẫn quan hệ, nếu thật sự là con tôi mà từ bỏ thì đó là cái tội quá lớn. Tôi cứ hy vọng khi vợ ngoại tình đã có biện pháp an toàn, hy vọng đứa con đó là của mình, hy vọng sinh con xong vợ sẽ vì bận lo cho con mà từ bỏ chuyện ngoại tình. Mong mọi người cho tôi một lời khuyên, thật sự bây giờ tôi rối lắm, không biết nên làm gì nữa.
...

Hãy cho anh ấy lời khuyên
Tấm lòng như thế có tiền khó mua

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Khuyên anh cứ vậy bình yên
Bởi anh như kẻ quy tiên lắm ngày.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

TP.HCM đang chuyển sang dùng phần mềm nguồn mở



TT - Theo ông Lê Thái Hỷ, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM, TP.HCM sẽ tập trung nhiều nguồn lực và kinh phí hằng năm để phát triển nền tảng mở phục vụ chính phủ điện tử với mong muốn khi người dân tham gia hệ thống chính quyền điện tử không phải quan tâm đến việc đang dùng phần mềm nào.  

Hệ thống sẽ quản lý hồ sơ, văn bản đến, văn bản đi, lịch công tác, hồ sơ hành chính, thông báo kết luận... mà không cần lựa chọn phần mềm trong hệ thống. Những phân hệ cấp phép đảm bảo liên thông và kết nối tự động giữa các đơn vị như hồ sơ cấp phép cung cấp dịch vụ sẽ liên thông với hồ sơ đăng ký kinh doanh...

Từ nay đến năm 2014, TP.HCM sẽ thực hiện trên diện rộng việc chuyển đổi từ phần mềm nguồn đóng sang nguồn mở và tập hợp doanh nghiệp tham gia triển khai trên nền tảng lõi nguồn mở thống nhất. Từ năm 2014-2020, TP.HCM sẽ tập trung phát triển dịch vụ phần mềm trên nền điện toán đám mây và xã hội hóa công nghệ thông tin, xây dựng trung tâm kiểm định an toàn thông tin, chia sẻ triển khai hạ tầng thông tin dùng chung với các tỉnh, thành. Đây là lộ trình thực hiện dự án định hướng nền tảng phát triển hạ tầng thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử tại TP.HCM được Sở Thông tin - truyền thông đưa ra lấy ý kiến các cơ quan, doanh nghiệp trước khi triển khai.

HỒNG NHUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện kể cho những công dân thứ 90 triệu



SGTT.VN - Ngay sau khi chào đón đứa con đầu đời, rất nhiều cha mẹ háo hức đặt bút viết những dòng nhật ký cho con vào cuốn Năm năm đầu đời của bé. Tôi cũng không ngoại lệ. Và trong cuốn số đó, có hai trang giấy trắng đề tựa: Những sự kiện xảy ra khi bé chào đời. Mọi người truyền kinh nghiệm rằng chẳng cần viết gì hết, chỉ cần lấy mấy tờ báo trong ngày đó, cắt dán những thông tin từ quốc tế đến trong nước, thế là sau này trẻ có thể hình dung bối cảnh mà nó chào đời.  

Vậy vào lúc 0 giờ sáng nay, 1.11.2013, những ông bố bà mẹ của các công dân thứ 90 triệu sẽ đọc các báo và lựa chọn thông tin gì để dán vào nhật ký của con?

http://118.69.212.146/ImageHandler.ashx?ImageID=208801
Những ánh mắt trẻ thơ có rạng người nữa không còn tùy thuộc vào người lớn. Ảnh: chinhphu.vn



Chuyện các công trình bị rút ruột? Chuyện thức ăn bẩn, cướp tiệm vàng trong đêm, ông già 80 hiếp dâm trẻ con, quan chức lấy cuốc bổ đầu người vẫn ung dung trong thời gian công an điều tra và kết luận ban đầu cho thấy vì… cái cuốc để sẵn đó chứ nếu là cành hoa hồng thì bà kia đâu có ôm đầu máu như vậy…? Hay là chuyện nợ nần như chúa chổm nhưng vẫn tranh mua xe 5 tỉ đồng như tranh ăn món sushi Nhật? Chuyện các “nhà ngoại cảm” hoá phép biến xương trâu – chó thành xương liệt sĩ? Chuyện “nhờ” tìm một cái xác trôi sông mà trong vòng mười ngày người ta phát hiện thêm sáu cái xác khác mà chả ai biết chết thế nào: bị giết hay tự tử? Những ngày cuối tháng 10.2013 tràn ngập chuyện máu đổ, người chết, trẻ bị hại vì sự vô tâm, vô cảm, và cả sự độc ác vô biên của người đang sống. Vì thế, hai trang giấy kia bỗng trở thành… đề tài khó cho các bậc cha mẹ trong việc lựa chọn: nên cho con thơ của mình biết gì khi nó chào đời?

Một trong những câu nói của người già khi phải nuốt mọi sự uất nghẹn vào trong lòng, là tự bảo: “Thôi, chuyện gì xấu xa trong quá khứ thì nên bỏ qua”. Mục đích của sự “bỏ qua” này là để cho dễ sống, dễ thở và để cho con cái tiếp tục ngây thơ khi bước vào đời. Nhưng cứ bỏ mặc chúng trong sự ngơ ngác, đến ngày biết sự thật, chúng sẽ không còn tin vào ai, và phải tập làm quen với cách sống thích nghi với cái ác, cái xấu. Còn nếu cứ cho chúng biết tất cả sự thật, e rằng sau này lớn lên đọc lại Năm năm đầu đời của bé, chúng không khỏi tủi thân: Sao mình lại phải sinh ra trong một thời đại như thế?

Người tốt còn không? Còn chứ. Cứ tin tưởng vào tương lai đi, cứ hy vọng ngày mai tươi sáng đi. Vì vẫn có những người tốt lẩn khuất chung quanh ta. Nhưng con tôi không cần những người tốt lẩn khuất mà rất cần những người tốt hiển hiện, để những dòng nhật ký có tựa Những sự kiện xảy ra khi bé chào đời không u ám thế này.

Hồ Trần
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thứ tư, 20/11/2013 11:18 GMT+7Facebook Twitter  

Thưa Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo

Nhân ngày 20/11, tôi xin được gửi tới ông và các cán bộ trong ngành, các thầy cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tối qua, tôi cũng cùng các bạn tôi tới thăm thầy giáo cũ của mình. Chúng tôi đã có một buổi tối thật vui vẻ bên cạnh người thầy mà chúng tôi yêu quý. Khi nhớ lại những giây phút đấy, tôi không khỏi không nghĩ tới con mình và những đứa trẻ cùng lứa.

Nhiều lần, khi nói chuyện về một số thầy cô giáo của cháu, tôi không thấy được sự kính trọng trong ánh mắt cháu mà đôi khi là sự bức bối, có lúc là sự thờ ơ. Ở nhiều đứa trẻ cùng lứa khác, khi nói tới thầy giáo, trong ánh mắt chúng là sự sợ hãi và những điều khác nữa.

Thật buồn khi nhắc tới điều này trong một ngày rất quan trọng đối với không chỉ các thầy cô giáo, với các học trò đang đến lớp mà cả với những người từ lâu đã rời xa trường lớp như chúng tôi. Thật sự tôi đã muốn viết thư gửi ông từ lâu rồi, và có lẽ đây là một dịp tốt để thực hiện việc này.

Con tôi năm nay học lớp 8 và vừa bước sang tuổi 14, cháu hiện là học sinh một trường trung học cơ sở có tiếng ở Hà Nội. Mỗi ngày cháu phải học chính khóa ở trường khoảng bốn tiếng. Ngoài ra cháu phải học thêm bốn môn khác ở trường, tôi xin nhấn mạnh chữ “phải” vì dù việc học thêm là tự nguyện nhưng không mấy phụ huynh dám không cho con học thêm ở trường.

Trong các môn học thêm thì toán và văn đều phải học 4 tiết/tuần, mỗi môn còn lại phải học 2 tiết/tuần. Như vậy, mỗi ngày trong tuần cháu phải học thêm hai tiết, hay một tiếng rưỡi. Để có thể làm hết bài tập và học thuộc các bài học, cháu cần phải tự học ít nhất là hai tiếng mỗi ngày ở nhà, bình thường là ba tiếng mỗi ngày. Như vậy, mỗi ngày cháu phải dành ra tám đến tám tiếng rưỡi cho việc học hành.

Nhưng dường như việc dạy thêm ở trường không phải để phục vụ cho mục đích học thêm nên để đảm bảo môn toán và văn đạt điểm giỏi, chúng tôi đành phải cho cháu học thêm khoảng bốn tiếng mỗi tuần cho cả hai môn. Thành ra mỗi ngày cháu phải học bình quân khoảng chín tiếng.

Tôi xin lưu ý là theo Luật lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời gian làm việc mỗi ngày được qui định là tám tiếng. Nếu làm thêm giờ thì tổng thời gian làm thêm giờ mỗi năm cũng bị hạn chế ở mức mà bình quân mỗi ngày chỉ được làm thêm gần một tiếng và tổng cộng thời gian lao động cho phép mỗi ngày là gần chín tiếng. Ngoài ra khối hành chính còn được nghỉ thứ 7.

Con tôi, một đứa trẻ mới qua tuổi 14, hiện phải làm việc cả ngày thứ 7 và làm việc khoảng chín tiếng mỗi ngày, tức cả hơn mức cho phép đối với người lớn. Cháu đã phải làm việc ở mức độ như vậy từ năm học lớp 6. Đương nhiên không phải chỉ mình con tôi mà rất nhiều các cháu đang phải học với thời lượng như vậy, thậm chí còn hơn.

Nếu muốn các cháu phát triển các năng khiếu khác, các cháu sẽ phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc học. Nếu muốn phát triển khả năng ngoại ngữ, mỗi tuần các cháu phải học thêm ít nhất là một tiếng rưỡi nữa. Mỗi môn năng khiếu sẽ cần khoảng hai đến ba tiếng mỗi tuần. Nhưng cho dù không học thêm môn năng khiếu đi nữa, thì với thời lượng như vậy, lúc nào áp lực học cũng treo lơ lửng và lũ trẻ chẳng có đủ thời gian để chơi.

Năm nay, để tránh các qui định về dạy thêm của Bộ, trường con tôi tổ chức dạy thêm qua một trung tâm khác. Giáo viên thì vẫn là các thầy cô của trường, ai môn nào lớp nào thì vẫn dạy thêm môn đấy, lớp đấy và vẫn học tại trường. Việc học thêm vẫn như những năm trước nhưng vì có thêm một trung tâm bên ngoài nên tiền học tăng lên. Áp lực học hành lại cộng dồn thêm áp lực kinh tế.

Mỗi năm đến dịp khai trường, tôi nhìn lũ trẻ mà vừa cảm thấy vui, lại vừa thấy ngại ngần. Vui vì sau một mùa hè, lũ trẻ lớn vọt lên trông thấy, đến phải ngỡ ngàng. Ngại ngần vì áp lực học hành sẽ khiến chúng chẳng lớn thêm được bao nhiêu trong chín tháng của năm học. Tôi đã thấy điều này suốt bao nhiêu năm nay, kể từ khi con tôi trải qua mùa hè đầu tiên sau năm lớp một. Suốt chín tháng trời, sức lớn của lũ trẻ bị kìm hãm và trong ba tháng hè chúng phải lớn cho cả năm và lớn bù cho chín tháng học hành.

Những điều đã viết ở trên cho thấy sự tồn tại rõ ràng của những bất hợp lý. Khi việc học chính khóa không đảm bảo, việc học thêm phải diễn ra ở mức độ đại trà. Khi hầu hết lũ trẻ phải học thêm thì mới theo kịp chương trình hoặc mới đạt mức khá giỏi thì rõ ràng là việc giáo dục chính khóa đã có sai sót trầm trọng và mục đích của chương trình giáo dục do Bộ đề ra đã thất bại hoàn toàn.

Khi việc học hành kìm hãm khả năng tăng trưởng thể chất của lũ trẻ thì rõ ràng giáo dục trường lớp là điều có hại và không nên tồn tại. Thế nhưng dù sai sót trầm trọng, dù có hại thì chúng ta vẫn phải cho lũ trẻ đến trường. Thật là vô lý phải không ạ?

Có lẽ ông sẽ hỏi vì sao tôi muốn con tôi đạt mức học sinh giỏi làm gì để mà cháu phải học nhiều như vậy. Đơn giản là vì học sinh giỏi thì sẽ được cộng điểm khi thi vào bậc trung học phổ thông. Với cách tính điểm cộng cho học sinh giỏi hiện nay, các trường trung học phổ thông công lập tha hồ nâng mức điểm lên và các thầy cô giáo bậc trung học cơ sở lại có được quyền lực rất lớn khi có thể quyết định học lực của học sinh.

Chính vì có quyền lực này mà việc dạy thêm xảy ra tràn lan. Chính nhờ có quyền lực này mà các thầy cô có cách kiếm thêm tiền. Và cũng chính vì quyền lực này mà chúng tôi không dám cho con mình nghỉ học thêm ở trường.

Học thêm thay vì để giúp đỡ các học sinh yếu kém hay bồi dưỡng các học sinh giỏi đã trở thành công cụ để kiếm tiền. Muốn vào trường tốt, trường công lập thì phải có điểm cao, muốn đạt điểm cao thì phải là học sinh giỏi để được điểm thưởng, muốn là học sinh giỏi thì phải học thêm. Phụ huynh và học sinh cứ sa vào cái guồng quay do cơ chế giáo dục tạo ra.

Và điều này cũng phần nào lý giải ánh mắt của lũ trẻ khi nhắc tới một số thầy cô giáo. Cách đây không lâu, một cô giáo trẻ đã viết một bài về quyền được kiếm tiền của mình, và đã nhận được nhiều phản hồi. Ai cũng có quyền kiếm tiền và đó là điều cần được tôn trọng, nhưng khi các thầy cô ra giá cho mình, khi các thầy cô kiếm tiền từ lũ trẻ thì giá trị của các thầy cô được xác định bằng tiền, như một thứ hàng hóa.

Tôi đã cố giữ cho con tôi không phải tiếp xúc với những chuyện tiêu cực của người lớn vì muốn tuổi thơ của con mình được xây nên bởi những điều tốt đẹp. Nhưng cố gắng của tôi đã thất bại thảm hại. Từ năm lớp 4, cháu đã biết nhà bạn nào tặng thầy cô quà giá trị ra sao. Năm lớp 6, cháu muốn tự tay tặng cô quà nhân ngày 20/11 và nhận được sự thờ ơ khi chỉ tặng cô gói sôcôla.

Qua bọn trẻ cùng trường, cháu nhanh chóng biết được các thầy cô thích được tặng phong bì hay tiền hơn. Khi các thầy cô như vậy thì lũ trẻ sẽ được giáo dục điều gì? Thật rùng mình khi nghĩ tới câu trả lời.

Tôi được biết ông đang khởi động một chương trình cải cách giáo dục mới. Hơn ba mươi năm rồi, vẫn liên tục cải cách. Nhưng khi nền giáo dục đang khiến lũ trẻ phải học thêm ở mức đại trà, khi nền giáo dục đang kìm hãm sự phát triển của lũ trẻ, khi nền giáo dục đang gieo rắc văn hóa phong bì vào đầu lũ trẻ thì nền giáo dục đó cần được cải cách và chúng tôi đồng ý với điều đó.

Khi trả lời phỏng vấn về việc cải cách, dường như có lúc ông đã nói ông và các cộng sự sẵn sàng trả giá cho cải cách giáo dục. Tôi trộm nghĩ nếu điều xấu nhất xảy ra, khi cải cách thất bại, thì trả giá sẽ là vạn triệu học sinh của đất nước này, sẽ là cả tương lai của đất nước này.

Vì lẽ đó, tôi mong và chúc ông thực hiện cải cách giáo dục thành công. Tôi mong ông sẽ đem sự kính trọng và tin yêu trở lại trong ánh mắt của lũ trẻ, như ánh mắt chúng tôi khi nhìn người thầy của mình tối nay.

Một lần nữa xin được chúc mừng ông và các thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

Trân trọng.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lõi của bó hoa



SGTT.VN - Họ đem hoa bày bán ở cổng trường, nhiều hoa giả, và cả hoa tươi. Bà mẹ đảo một vòng rồi chọn mua hoa nhựa. Bên trong nó, như cô bán hàng quảng cáo, có một cây kim tây dùng để kẹp chặt phong bì. Bà mẹ cuộn bao thư có tờ giấy bạc 200.000 đồng vào trong bó hoa, dùng kim giữ nó chặt vào cành hoa, dặn đứa bé con vào sân trường mang tới tặng cô ngay, cấm chạy nhảy, phải cầm hoa dựng thẳng lên như thế này.  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=186799



– Có tiền trong đó, con đừng để rơi mất.

Mẹ dặn đi dặn lại làm em bé căng thẳng, nó đi ngập ngừng như thể đang cầm một bó hoa thuỷ tinh, dễ vỡ.

Hôm nay là ngày 20.11, lễ Nhà giáo Việt.

Hôm qua một bà mẹ khác cũng đặt tiền vào bao thơ, bảo con hai tay tặng hai cô giáo mầm non. Bà mẹ vẫn thường tặng quà kiểu này cho cô giáo, không vì dịp lễ lạt nào. Ban đầu còn lấm lét dúi vào tay cô, sau nhận ra kẻ tặng người nhận đều cóm róm như tội phạm nên quyết định đưa phong bì một cách đĩnh đạc. Mẹ biết ơn cô đã chăm sóc con mình ngày này sang ngày khác, một việc mà chính mẹ cũng sợ mỗi khi hè đến. Món quà không nhằm mục đích để cô chăm chút con hơn (nếu ai cũng tặng thì cô biết thiên vị trò nào), chỉ là lời cảm ơn thiết thực. Cô giáo mầm non, trăm đường cực.

Chuẩn bị cho ngày 20.11, cô phải tham gia đội múa của trường đi thi cấp thành phố. Tập dượt cực khổ đã đành, nghe nói trường còn phải thuê một anh ở đoàn ca múa về hướng dẫn. Mẹ nghe chuyện, hơi tức mình, tiền ấy dùng để làm quà cho các cô có phải ý nghĩa hơn không. Trường nghèo, lớp ít, đông học trò, giáo viên lưa thưa, khích lệ được chút nào hay chút ấy. Những cái thành tích hão thì không ăn được, và nếu sướng chỉ lãnh đạo trường sướng. Cô giáo của con mẹ thì không. Ngày mai là ngày tết của mình, hôm nay cô còn phải dạy tụi nhỏ múa hát trình diễn trong buổi lễ, và cái gọi là “món quà của các cháu dành cho cô” thực ra là một thứ hoa cô trao từ tay phải qua tay trái.

Hoa ấy mà có lõi, cũng chẳng phải là một bó hoa xấu.

Mẹ vẫn thường ghét hoa, gửi quà cho cô giáo tiểu học đang dạy thằng con lớn, mẹ ép phong bì vào cuốn sách văn chương. Với mẹ, hoa là thứ không ăn được, tất nhiên, trừ loại có lõi.

Bạn của mẹ nghe chuyện tặng quà, hơi phẫn nộ. Nhà bạn sát vách một trường mẫu giáo khác, hôm nào cũng nghe cô bên ấy mắng trẻ con. “Sao đái dầm nữa rồi ông cố nội?”, “Má ơi má tự xúc cơm ăn cho con khoẻ coi”, “Không ngủ đi còn hát hoài vậy bà ngoại ?”... lời của những cô chăn trẻ trường công nghe sợ không? Như dân chợ trời. Các cô giáo không nghĩ lời nói cũng để lại những tì vết, vô hình, cứ tưởng tan loang đi không bằng chứng. Họ không trọng cái bản thân của họ, thì ai trọng, bạn mẹ nói. Nhưng đến câu hỏi này thì mẹ thua, bạn rằng: “Em có tự tin sẽ tìm lại thái độ dịu dàng tử tế của mấy cô giáo bên đó bằng một bó hoa có lõi không?”

Mẹ đắn đo. Nếu lớp học vẫn là một chiến trường cho cả cô và cháu, chật chội và nóng nực, đầy những áp lực thành tích, vừa phải đưa trẻ đi vệ sinh vừa phải trang điểm múa hát, hoặc ôm bụng bầu tám tháng lặc lè mà phải chăn 50 đứa trẻ thì một năm chỉ bó hoa (có lõi hoặc không) cũng chẳng ích gì.

Mẹ sẽ vẫn tặng quà cho các cô, những cái phong bì phẳng lì không nhàu nếp, như biết ơn và kính trọng. Và ao ước các cô cũng kính trọng chính mình.

NGUYỄN NGỌC TƯ  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối