Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Luận văn vay mượn: Bộc bạch của người trong cuộc



Một cựu học viên Học viện Hành chính Quốc gia đã cắt xén và bê nguyên nhiều phần trong đề tài nghiên cứu của một đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch, nơi ông đang công tác, để biến thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
Dư luận và công luận từng phiền muộn, lên án mạnh mẽ những trường hợp vay mượn trong học hành, vay mượn trong bằng cấp. Hoàn cảnh nào khiến người ta phải như vậy?

Cóp cả lỗi chính tả


Việc ông Phạm Quang Hưng (Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Du lịch) “đạo” đề tài nghiên cứu để làm luận văn thạc sĩ, được một số cán bộ trong Học viện Hành chính phát giác.
Theo tài liệu các PV có, luận văn thạc sĩ của ông Hưng có tên “Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch bền vững, từ thực tiễn đảo Cát Bà”, được ông Hưng bảo vệ năm 2005, do tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Vụ, cán bộ Học viện Hành chính Quốc gia hướng dẫn.


http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/luanvan1.jpg                                     http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/luanvan2.jpg


Trang bìa luận văn của ông Phạm Quang Hưng(trái)      Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch(phải)



Luận văn của ông Hưng có quá nhiều nội dung giống hệt đề tài khoa học cấp ngành, thực hiện vào năm 2003, của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (NCPTDL - đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch), với tiêu đề “Xây dựng mô hình về bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại đảo Cát Bà - Hải Phòng”.
Đây là đề tài do PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện NCPTDL và năm thành viên khác thực hiện, đã được Tổng cục Du lịch nghiệm thu.
Đối chiếu đề tài luận văn thạc sĩ của ông Hưng với đề tài nghiên cứu của Viện NCPTDL, chúng tôi nhận thấy chúng giống nhau tới 90% về nội dung cũng như cách thể hiện. Có những đoạn được “cóp” nguyên xi dài tới gần 20 trang. Thậm chí, nhiều lỗi sai chính tả rất đơn giản, cũng không được sửa trong bản luận văn thạc sĩ!
Phần mở đầu luận văn cũng “trích lược” khá thô bản gốc của đề tài nghiên cứu, với hàng chục dòng được bê gần nguyên xi, chỉ sửa hoặc thêm vài từ.
Chương I của luận văn, tác giả có sửa chữa một vài từ trong các tiểu mục, chia nhỏ các mục, và bổ sung thêm một vài dẫn chứng hoặc đảo vị trí sắp xếp của các box (hộp thông tin).
Các phần còn lại bê nguyên từ bản gốc kéo dài từ trang 8 đến trang 19. Những lỗi chính tả đơn giản như “xắp xếp”, “của ngoan vật lạ”, “tham quan”…  trong bản gốc cũng được cóp nguyên.
Chương II, Chương III của luận văn dài 90 trang cũng có tình trạng cóp nguyên xi hàng chục trang từ bản gốc, như từ trang 37 đến 50, từ trang 51 đến 66, từ trang 69 đến 71. Những phần khác nhau ở những trang còn lại chỉ là rất nhỏ, so với nội dung đề tài nghiên cứu của Viện NCPTDL.
Phần kết luận của luận văn cũng được tác giả “mượn” từ bản gốc, sau khi liệt kê thêm một số tài liệu kham thảo, trích dẫn bên ngoài.

Ông Hưng nói gì?

Trao đổi với PV, ông Phạm Quang Hưng thừa nhận đã sử dụng đề tài nghiên cứu của Viện NCPTDL  để làm luận văn thạc sĩ của mình.

"Tôi cảm thấy khổ lắm. Bây giờ nếu xấu nhất thì mình đành chấp nhận thôi. Tôi thấy mệt mỏi lắm rồi. Nếu không làm ở đây nữa thì tôi ra ngoài kiếm tiền. Tiếc là mình cống hiến lâu quá rồi. Môi trường khắc nghiệt quá. Lắm lúc nghĩ cũng xót xa. Bao nhiêu công mình phấn đấu đổ xuống biển hết".
(Lời của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Phạm Quang Hưng)



Ông Hưng cho biết, quá trình ông theo học Học viện Hành chính Quốc gia, kết quả học tập tốt. Khi làm luận văn tốt nghiệp, các thầy giáo có đưa ra một loạt chủ đề về quản lý nhà nước, và có gợi ý các học viên chọn đề tài gắn với chuyên môn của mình để dễ viết. Do tính chất công việc, ông không có nhiều thời gian để làm luận văn.
Có những đêm về là phải chuẩn bị để hôm sau đi theo đoàn công tác, dù biết phải chuẩn bị để bảo vệ. Thậm chí “phải chạy loạn lên”, và phải nhờ cả một anh vụ phó làm nốt cho phần thủ tục.
Theo ông Hưng, ông đã hỏi PGS. TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện NCPTDL xin tiếp thu đề tài (bằng bản mềm) để viết vào luận văn cao học. Ông Lương dặn: Đề tài hơi khác một chút, nhưng Hưng cứ lấy, giữ nguyên cái hiện trạng. Cái thứ hai là phần lý luận thì không nói làm gì. Các phần kiến nghị, đánh giá, định hướng, thì Hưng làm theo đúng mục tiêu của đề tài là được. Tuy nhiên, đề tài này khi đó vẫn chưa được nghiệm thu.
Ông Hưng kể tiếp, sau khi xin tiếp thu đề tài, ông có làm luận văn theo hướng khác, chứ không cóp 100%. Điểm khác là ở phần quan điểm, đề xuất và mục tiêu.
Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc bình thường. Chỉ đến năm 2008, có đợt luân chuyển cán bộ đi các tỉnh, ông là một trong số 3 người của Tổng cục Du lịch được chọn, từ đó nảy sinh rất nhiều vấn đề đau đầu. Sau đó người ta bới cả việc ông đạo văn ra. “Cho đến bây giờ, mình mới nhìn lại và thấy cũng có thiếu sót là khi tham khảo mình không ghi rõ”- Ông Hưng nói
Ông Hưng tâm sự: Sau khi vụ việc bị phát hiện, các anh trên Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo Thanh tra Bộ cùng với Học viện tìm hiểu, và nói, đại loại việc này không có ảnh hưởng như việc nếu anh vi phạm hình sự, tham nhũng.
“Bọn tôi còn công việc, đi học không phải như học sinh. Chứ còn bảo ngồi viết những đề tài này đối với bọn tôi nó nhỏ xíu. Nhưng tôi cũng muốn làm nhanh, nên phải nhận có thiếu sót trong việc này. Giờ mình nghĩ lại, cái bằng rất tốt nhưng không có không sao, một khi chuyên môn ngấm vào máu rồi”- Ông Hưng nói.



Theo : Phạm Tuyên
Báo Tiền phong.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thêm "sáng kiến" vượt sông Pô Kô dựng tóc gáy!

* TRẦN THẢO NHI



Ngược theo đường Hồ Chí Minh, chúng tôi có mặt bên này bờ sông Pô Kô thuộc làng Long Jôn, xã Đăk Ang (Kon Tum) để chứng kiến cách vượt sông đến trường ở đây: “cầu” được lát bằng cây lồ ô, tre nứa rồi neo vào dây thép.

Địa điểm này chỉ cách nơi người dân vượt sông bằng cách đu dây chừng 15 km.

Ngày 6-6, trước mắt chúng tôi, trên bờ sông Pô Kô thuộc xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) là bốn học sinh người dân tộc Xê-Đăng đang chuẩn bị vượt sông.

Bốn em nhỏ nhất là Y Pho, học sinh lớp 6 Trường THCS Ngô Quyền và lớn nhất là Y Tôm, học lớp 9 cùng hai bạn Y Liêm và Y Mer.

Sau một hồi chần chừ, rồi cả bốn em mon men leo lên những mảng cây được lắp ghép rồi buộc néo vào một dây cáp bắt qua tựa như… cầu phao.

Ông A Phin, làng Long Jôn, cho biết: “Phía dưới được lót bằng cây nứa và lồ ô để làm “cầu” nổi lên trên mặt nước, phía trên được lót một số tấm ván. Thế nhưng chỉ đi lại được những ngày trong mùa khô, nhưng khi gặp những trận mưa đầu mùa, bị nước cuốn trôi làm cầu… tan tác, đứt ra từng đoạn”.

Em Y Mer cho biết: “Suốt cả năm học vừa qua, tất cả tụi em đều đến trường bằng việc đi qua cầu phập phù như thế này. Rất nhiều bạn đã té ngã xuống sông, cặp và sách vở bị nước cuốn trôi, còn áo quần hầu như ngày nào cũng ướt sũng”.

Y Tôm hồn nhiên cho biết: “Em đã hàng chục lần bị rơi xuống sông, dù biết bơi khá giỏi nhưng đã ba bốn lần gì đó đã bị uống nước sông căng cả bụng, thoát chết trong gang tấc”.

Nhà ở phía trên bờ sông được chứng kiến nhiều cảnh rơi sông, ông Nguyễn Văn Khuyến nói: “Tui ở đây ngày nào mà không phải chứng kiến người qua sông bị rơi xuống, không chỉ tụi học trò mà ngày cả cô giáo Y Quyền cả người và xe gắn máy rơi xuống sông, phải nhờ tụi thanh niên mò mấy bữa mới vớt xe lên được đó”.

Chúng tôi thử lấy cây le dài chừng 3 mét đo xuống lòng sông nhưng vẫn chưa thể chạm đáy. Nước sau và chảy rất xiết; chỉ một chút bất cẩn là bị hất ngay xuống sông.

“Bữa trước đây này, không nói đâu xa chính Bí thư Đoàn xã Đăk Ang A Thoa cũng bị rơi cả người và xe gắn máy xuống sông. Hay trường hợp A Tuấn đi vay 15 triệu đồng vốn xóa đói giảm nghèo từ Ngân hàng về, khi qua sông bị ngã làm tiền trôi mất, nhiều ngày đi tìm nhưng không được, không biết bao giờ mới trả hết nợ” – ông A Khao cho biết.

Hiện nay, làng Long Jôn có hơn 130 hộ gia đình, 674 nhân khẩu hàng ngày nhiều người trong làng vẫn đánh cược mạng sống của mình để đi qua sông một cách đầy mạo hiểm này.

Mưa đang ngày một nhiều. Nước sông Pô Kô ngày càng dâng cao và chảy xiết không ai dám chắc chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra, nhất là khi bất ngờ gặp cơn lũ quét.

“Nghỉ hè được mấy bữa rồi, nhưng chúng cháu lại chuẩn bị cho việc đi học hè – chúng cháu lại phải liều mình vượt sông thôi chú ơi!” - em Y Liêm mở to đôi mắt học trò hồn nhiên nhưng không dấu được vẻ lo sợ bảo thế.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=424057

Bài này còn một số ảnh, xin mời bấm vào liên kết này để xem thêm:  http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=382594&ChannelID=13
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Một điểm có thể thay đổi cuộc đời em



Lời toà soạn báo Tuổi Trẻ: Sau khi đăng thông tin liên quan đến đáp án đề thi môn sử, Tuổi Trẻ  đã nhận được bức thư của một học sinh gửi Bộ GD-ĐT. Xin trích đăng lại bức thư này như một chia sẻ về tâm trạng của các học sinh và một sự nhắc nhở về trách nhiệm của người làm giáo dục.

Kính thưa các thầy ở Bộ GD-ĐT,

Thưa thầy, trước khi viết cho thầy thư này con đã suy nghĩ rất nhiều lần. Thưa thầy, khi bộ vừa công bố sáu môn thi tốt nghiệp vào gần cuối tháng ba, thầy cô và chúng con đã tất bật ôn thi và hệ thống toàn bộ số lượng kiến thức khổng lồ, đặc biệt là hai môn sử và địa lý để mong đạt kết quả tốt nhất.

Theo con biết có những trường đã ôn tập cho học sinh đến 22, 23 giờ đêm, chúng con phải cố gắng “nhồi” chữ và thầy cô cũng hết lòng trong suốt gần hai tháng qua cho kỳ thi quyết định tương lai của chúng con.

Sau ba ngày thi tốt nghiệp khó khăn đầy thử thách vừa rồi, đến chủ nhật, khi đọc đáp án trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật (6-6-2010), chúng con đã buồn lắm. Chúng con đã rất hoang mang về kết quả môn sử có sự không thống nhất giữa đề cương và chuẩn kiến thức làm học sinh mất ít nhất 2 điểm. Thưa thầy, 2 điểm đó quý giá lắm. Xin cho phép con được hỏi là vì sao năm nào bộ cũng sơ suất hết vậy? Thầy có biết chúng con đã phải cố gắng thế nào để mong chỉ đạt điểm trên trung bình môn sử và địa không? Chúng con đã phải vất vả lắm để học hết 43 bài địa lý, 26 bài lịch sử, hai môn không dễ với học sinh các khối A và B.

Vậy mà bây giờ con nghĩ các bạn con và tất cả các bạn trên toàn quốc đều đang hoang mang không biết mình bị mất bao nhiêu điểm. Các thầy ơi, với những người nghĩ mình đạt 5 hay 6 điểm thì không sao, nhưng những bạn đã cố gắng đạt dù chỉ 2 hay 3 điểm (để không bị điểm liệt) mà bị trừ 2 điểm thì họ sẽ ra sao đây? Có lẽ các thầy cô nghĩ mất 1 hay 2 điểm là không có gì với chúng con, nhưng mất đi 2 điểm hay thậm chí 1 điểm thì cuộc đời chúng con sẽ rẽ sang một hướng khác. Đó mới chính là điều quan trọng nhất!

Mấy hôm nay, ngay chính bản thân con cũng rất hoang mang về kết quả của mình. Vì vậy con mong các thầy hãy có quyết định chính xác nhất để đến ngày nhận kết quả, chúng con sẽ nhẹ nhàng và an tâm, vui vẻ hơn. Con thiết tha mong các thầy hãy xem lại những sai sót trên để chúng con không bị mất điểm oan uổng.

Con kính chào các thầy.

(Một học sinh lớp 12 ở TP.HCM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trích đoạn phỏng vấn TSKH Phan Dũng (*)

“Nguyên nhân của tất cả các vấn nạn trong xã hội suy cho cùng nằm trong giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng, tức là giáo dục từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. H.G. Wells nhận xét: “Lịch sử của loài người là cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm hoạ”. Nếu giáo dục thắng thì thảm hoạ thua, và ngược lại. Tôi nhớ năm 1975, khi đất nước mới giải phóng, nhiều buổi tối sát giờ giới nghiêm tôi đi xe gắn máy về nhà, khi gặp đèn đỏ, mọi người đều dừng lại dù đường cắt ngang rất vắng. Quan sát người dân khi va quệt xe, tôi thấy nhiều người tự giải quyết, trao đổi với nhau để đền bù mà không cần công an. Vậy tại sao 35 năm sau ngày đất nước giải phóng, chuyện chấp hành luật giao thông càng ngày càng đi xuống? Phải chăng những người thuộc thế hệ trước được giáo dục về chấp hành luật giao thông hiệu quả hơn hiện nay?”

Chúng ta đang rơi vào “mê hồn trận” cải cách giáo dục, với nhiều lúng túng, mơ hồ, sai rồi sửa, sửa lại càng sai… Theo anh, muốn cải cách phải bắt đầu từ đâu?

“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải quay trở lại với khoa học giáo dục, kế thừa những thành tựu của nhân loại. Đọc sách về khoa học giáo dục, tôi tâm đắc với cách hiểu sau về giáo dục: bằng các biện pháp thích hợp, tác động lên ý thức người học nhằm làm thay đổi hành vi của người học, từ đó củng cố những hành vi đó thành thói quen mới. Ví dụ, thầy cô giáo nói với các em: “Ra đường nhìn thấy người già, các em phải giúp đỡ”. Nếu một hôm gặp cụ già đang lúng túng tìm cách qua đường, em học sinh chợt nhớ đến lời thầy cô, quyết định dẫn cụ qua đường là em đã thay đổi hành động và mọi việc nằm trong vùng ý thức.
Điều cao hơn nữa cần đạt được đấy là việc giúp đỡ người già của các em trở thành thói quen tự động mới, không còn phải đấu tranh tư tưởng, làm một cách tự giác, thậm chí không để ý, không nhớ việc mình đã làm. Giáo dục phải đạt đến mức hình thành những giá trị đạo đức nền tảng có trong tiềm thức, như thế thì khi người ta đưa hối lộ, người được giáo dục mới có thể gạt đi một cách cương quyết, hoặc tự động thấy chuyện bất bình không tha, chứ không phải đứng đó mà suy nghĩ xem có nên hay không.
Rất tiếc giáo dục hiện nay chỉ là thầy cô nói, học sinh học thuộc lòng, rồi trả lại thầy cô, chứ không hề làm thay đổi hành vi của người học. Hơn nữa, thầy cô muốn dạy học sinh trước hết phải là những người đã được giáo dục, để những giá trị nền tảng trở thành tiềm thức, có như thế họ mới là những tấm gương cho học trò. Điều này cũng đúng đối với các quan hệ giáo dục khác như bố mẹ giáo dục con cái, nhà quản lý giáo dục người bị quản lý, người đi trước giáo dục người đi sau, người lớn tuổi giáo dục người nhỏ tuổi. Tóm lại, những người làm công tác giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) phải là những người được giáo dục. Nếu không, thượng bất chính, hạ tắc loạn.”


(*)Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vật lý ứng dụng, Phan Dũng là người Việt Nam trẻ tuổi nhất đạt được bằng cấp ấy. Hiện ông là giám đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TPHCM.)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Bố thấy xấu hổ với con lắm !


Hôm 26/5/2010, lớp của con trai bố đã tổng kết cuối năm, con đạt học sinh giỏi và chuẩn bị nghỉ hè để bước vào lớp 4. Về, bố hứa “trọng thưởng” bằng những chuyến đi du lịch, những món quà lương thiện mà con hằng mơ ước. Ông nội lại tiếp tục nêu gương, ngày xưa bố của thằng Long học rất giỏi, dẫu bố không dám chắc là hồi đó bố có đạt học sinh tiên tiến hay không. Chuyện ấy, người đời vẫn “phịa” để noi gương, bởi làm gì có đứa trẻ nào ranh mãnh được như Đô-rê-mon, có cỗ máy thời gian quay lại xưa cũ để mà kiểm chứng, con nhỉ.

Nhưng trong buổi tổng kết năm học hôm 27/5 đó, bố xấu hổ lắm cơ. Cô giáo đứng lên, trâng tráo bảo, để làm đẹp lý lịch hồ sơ cho các cháu tiếp tục xin vào các trường “điểm”, cô cho toàn bộ ngót 50 học sinh của lớp đoạt học sinh giỏi cả. Ối cha mẹ ơi, nếu nói sai thì quỷ Sa tăng cắt lưỡi tôi đi. Cô ngấm ngầm làm điều đó, thì cũng là nhục nhã lắm rồi, bởi đám trẻ phấn đấu đến mức sắp mắc chứng bệnh tâm thần vì học ngày học đêm/ học thêm lúc gà gáy suốt cả năm học, giờ “nước sông đổ lẫn nước đồng”, “nhà ngói cũng như nhà tranh” thế được sao? Bệnh thành tích đến thế là hết cỡ rồi.

Chưa hết, để tâng công với nhà trường, mấy mụ nạ dòng trong hội phụ huynh (vốn là vợ lớn vợ bé của mấy ông sếp, nhà ở khu Linh Đàm, hằng ngày lái xe hơi đưa con đi học, vàng đeo lúc lỉu như buộc dây xích, hở môi cặp môi bóng nhẫy ra là nói chuyện buôn đất đai) đứng lên, họ bảo, họ sẽ đầu tư, đầu tư và đầu tư cái này cái nọ cho nhà trường, sẽ cho các cháu điểm thêm điểm nếm thoải mái. Sẽ sẽ và sẽ sẽ. Chao ôi, trường học hay là chốn hàng tôm hàng cá, hay là sới cờ bạc bịp?

Con ơi, con sẽ nghĩ gì khi bệnh thành tích đã biến phụ huynh, giáo viên và nhiều người liên quan làm những việc phi giáo dục như thế. Nếu thế gian có Quỷ sứ, tôi sẵn sàng bị đôi ông bà quỷ đè ngửa ra, khò khử cứa đứt cổ bằng một sợi dây đàn, nếu tôi nói sai: rằng trước buổi đi thi học sinh giỏi, con tôi và các bạn cùng lớp được cô giáo dặn dò, khi làm bài, nếu còn lăn tăn chưa biết làm cách nào, làm đúng hay sai, thì nháy hỏi bạn bên cạnh các con nhé. Bạn bên cạnh cũng đừng nói gì, vì giáo viên trường khác họ coi thi “chéo”, họ nghiêm lắm, con thấy bạn hỏi, cứ viết kết quả ra một tờ giấy rồi giơ lên cho bạn nhìn và... so sánh.

Huấn luyện viên có thể dạy cầu thủ cách ngáng chân đối phương để chiến thắng, tôi đồng ý. Nhưng con tôi học lớp 3, nó thơ ngây hơn cả tờ giấy trắng, trước con trẻ, ta phải thật thà như cỏ nai chứ. Sao lại tiêm nhiễm vào đầu các cháu cái trò ma tịt ấy, sao lại công khai với các cháu cả cái việc nâng cho cả lớp đạt học sinh giỏi để làm đẹp hồ sơ?

Con ơi, bố khẩn thiết thấy nhục nhã phải kể chuyện này với con.
Nhà bác Thảo, bạn bố, khi vợ bác ấy đẻ, bác ấy phải thả phong bì vào đũng quần vợ bác ấy trong cơn đau đẻ, để khi tụt quần phụ sản ra, “người ta” sẽ nhiệt tình cứu “đàn bà chửa là cửa mả”. Bố đã phải ghi âm, phải chất vấn nhiều người để viết bài báo về chuyện phổ biến ở quê hương Sơn Tây chúng ta ấy. Bác Thảo là cán bộ lãnh đạo của trung tâm quản lý cả nghìn con nghiện, bác từng trải lắm, bác cười khẩy: “Nếu vạch quần người đau đẻ ra, mà chưa thấy phong bì, nó cứ còn cho nằm... dài mà chửi cái thằng đã làm cho “thị” chửa”.

Thằng nào, trong vụ vợ bác Thảo chửa đẻ, thì “thằng” bị chưởi ấy là bác Thảo chứ ai vào đấy nữa! Còn với con trai 10 tuổi vừa học xong lớp 3 của bố. Khi mẹ đẻ con ở một Bệnh viện Phụ Sản giữa lòng Hà Nội, bố và bà phải chẳng đặng đừng thả vào nách nã sơ sinh của con mỗi lần 20 nghìn đồng (trị giá tiền tính vào năm 2001, khi con cất tiếng khóc chào đời). Tất cả những người có mặt lúc đó, trước đó, và cả sau này, đều chiêm nghiệm rồi thống nhất: phải có tiền kẹp vào nách các “hòn máu” mới chào đời, thì thiên thần bé của chúng ta mới được y tá nó tắm cho một cách tử tế. Con của bố, chưa nhìn thấy mặt bố đã phải cắp tiền vào nách bay đi đút lót rồi. Chuyện này có lỗi của bố, kẻ không ngăn cản mẹ và bà con đi đưa... hối lộ; nhưng nhiều người trong xã hội làm thế, dường như không làm thế không được, con ạ. Nó là tiền bôi trơn thôi, nhưng nỗi nhục ấy nó cứ bôi lên mặt bố suốt từ ngày con chưa hề biết trên đời có bố của con đến giờ.

Bố lại tiết lộ thêm, hồi con vào lớp 1, em Nguyên ra đời, bố mẹ vui như lên cơn điên. Đêm nằm, thấy con và em Nguyên hai thằng hai bên, các con thiêm thiếp ngủ, quắp ôm bố như “chim liền cánh như chim liền cành”; bố bảo mẹ: đúng là có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Ba bố con mình, gắn với nhau, cộng lại là “ba đầu sáu tay”, đúng như người có phép thuật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Mẹ làm ở Truyền hình Việt Nam, nên quen với các thầy giáo ở trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp. Cái trường mang tên Tây hay tìm cách lăng xê mình trên tivi (có trường còn mang tên trưởng giả lố lăng hơn nữa, trường “VIP”!), Tây đến mức bạn bè cứ tưởng bố “đốc giàu” cho con đi du học từ hồi còn mũi dãi thòng lòng. Bố liên lạc với nhà trường, nín thở cho con đi thi tuyển đầu vào, cảm giác con mình sắp thành Lô-mô-nô-xốp đến nơi, ai dè bố mẹ và hàng chục phụ huynh và giáo viên nhà trường cùng dính quả lừa. Mấy trăm ngày con đi học, thu tiền học phí cắt cổ rồi, cô thu ngân lại bảo chưa thu, cãi nhau..., đến độ nhà trường xin lỗi bố mẹ. Không biết bao nhiêu lần xe đón con bị thủng lốp, giáo viên đưa đường và tài xế bất bình, bởi xe quá cũ, mang biển 33 của tỉnh Hà Tây (cũ). Hội phụ huynh đặt thơ vè “Trường Lô-mô-nô-xốp” là trường... thủng lốp, chú lái xe phải bỏ việc.

Bố đã phải củng cố hồ sơ báo chí (thu thập tư liệu, điều tra) để viết một bài về hiện tượng giáo viên dán băng dính vào mồm học sinh, ở ngay lớp con trai bố, giữa lòng Hà Nội, đến nỗi giáo viên phải xin lỗi các phụ huynh. Giáo viên lần lượt bỏ đi, bởi trường dân lập, thu tiền tấn của học sinh, trả lương giáo viên quá bèo bọt. Đặc biệt, suốt mấy trăm ngày con theo học, chưa bao giờ con bố thôi phải học trường cấp bốn xập xệ, lợp ngói, thuê lại cơ sở vật chất của trường xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm ngày xưa. Nhà vệ sinh thì tạm bợ, lợp phi-bro-xi-măng. Nền lớp học tróc từng mảng gạch vữa, xi măng, các con thi nhau vấp ngã khi lên bục giảng, máu đã chảy, mẹ bạn Minh Tuấn kiến nghị nhiều quá, thì thầy Tâm, phụ trách trường cáu bẳn: cô có giỏi thì cô đến mà lát lại đi.

Bố mẹ là nhà báo, lãnh đạo nhà trường biết tên tuổi tí ti, bố bức xúc lên gặp thầy Cường (một nhà giáo ưu tú) thầy xin lỗi miệt mài rồi hứa. Bố chờ đợi, trường của con cứ xập xệ, giáo viên bỏ đi đến mức, một năm, học trò lớp một phải làm quen rồi lần lượt chia tay với... 3 cô giáo. Có cô con chưa kịp nhớ tên, cô đã “bỏ của chạy lấy người”! Chuyện này trở nên phổ biến ở nhiều lớp trong trường, và đó có lẽ là điều phản nhân văn và phi giáo dục nhất. Trường con xập xệ nằm nép chân dưới toà tháp đôi The Manor (của tập đoàn Bitexco) mang hình đôi thiên nga cao vòi vọi trên bầu trời Thủ đô. Nhưng, con!, bố nhấn mạnh: ngôi trường dân lập mang tên nhà khoa học vĩ đại bên trời Tây (Lô-mô-nô-xốp) ấy lại không tươm tất bằng một cái trường ở Xi Ma Kai, Mù Căng Chải diệu vợi mây núi mà bố từng mang tiền của cơ quan bố lên xây từ thiện cho các cháu miệt rừng; trong phong trào thương mến “miền núi tiến kịp miền xuôi” nay, trên ấy, toàn trường bê tông, cao tầng cả rồi mà - thế mới oái oăm. Lớp của con, các bạn chuyển đi gần hết. Nhà trường không giữ chân nổi giáo viên, phải xin quàng một cô dạy cấp 3 về... phụ trách lớp 1, xin một cô dạy tiếng Anh nói như gió ở trung tâm ngoại ngữ buổi tối nháo nhào về dạy “hello”, “bye bye” cho trẻ vỡ lòng. Bố là người đứng trên bục giảng dăm bảy cái trường Đại học rồi, con à, bố thấy kinh hãi vì lối cẩu thả và sự vô lối trong giáo dục đến mức ấy. Dường như, họ đã làm tất cả những điều đó ở một nơi mà luật pháp và các quy định tử tế bị phớt lờ một cách thê thảm nhất.

Bố lại chuyển con đi trường khác, 3 năm của con là 3 trường học xa tít mù tắp khác nhau. Kèm theo đó là những câu chuyện buồn tê tái làm bố mất ngủ nhiều đêm. Có đêm, mẹ thảng thốt: mình cả đời tử tế, sao con mình ra đời gặp toàn bọn “củ chuối” thế nhỉ, mẹ bảo bố, nếu là nhà báo có lương tâm, thì nên viết cái gì đó để cảnh báo các nhà trường cẩu thả và lừa học sinh như trường Lô-mô-nô-xốp. Để những thiên thần bé khác không mắc phải, vì học quảng cáo rất tinh vi, lời của họ luôn có cánh. Bố không muốn con hiểu bố là người chát chúa, lá mặt lá trái, vừa ngọt nhạt với thầy cô của con, giờ lại quay ra tố cáo. Thầy Tâm hay nói dối, cô Mai mặt bự phấn chanh chua, họ làm người được gọi là Thầy như bố thấy tổn thương lắm.

Cái bố lo sợ, là nếu xã hội cứ chấp nhận thả phong bì vào đũng quần bà đi đẻ, thả tiền vào nách đứa trẻ mặt đầy mũi dãi sơ sinh, không ít giáo viên nhất tề kiếm danh lợi trên sự thơ ngây của học sinh và sự cầu thị cá chuối đắm đuối vì con của phụ huynh như thế này..., thì gay lắm. Thì chúng ta sẽ buộc lòng phải cho “ra lò” những quái thai của xã hội, như chúng ta đã từng gặp ở đâu đó.

Xin thưa, tôi thấy xấu hổ.

Hà Nội, ngày 26/5/2010

Đỗ Doãn Hoàng


ST - Mà sao BỐ lại nói những chuyện này với CON nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Lại 'phát khóc' với những bài văn tốt nghiệp 'kinh dị'


Trong quá trình chấm thi tốt nghiệp THPT 2010, có lẽ giám khảo bộ môn Văn là những người chịu “vất vả, nhọc nhằn” hơn tất cả. Bởi lẽ, số bài thi thể hiện kiến thức chắc chắn, diễn đạt mạch lạc, chưa tới 10%.


Nhiều giám khảo có kinh nghiệm chấm môn Văn lâu năm chia sẻ, phần lớn bài thi của thí sinh năm nay bộc lộ rõ sự hụt hẫng, yếu kém, hạn chế về kiến thức lẫn kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết. Dù không phải là lần đầu tiên bắt gặp những bài văn “cười ra nước mắt”, song trong 5 ngày chấm thi vừa qua, nhiều giám khảo môn Văn vẫn “ngã ngửa người” trước những câu văn ngô nghê, "kinh dị". Có thể liệt kê thành bốn nhóm lỗi:


Nhầm từ Âu sang Á

- Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng".

- Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống.

- Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập truyện Tây bắc.

- Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất. (Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu)

Dùng từ ngữ ngây ngô

- Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá".

- Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu.

- Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm.

- Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc

- Việt rất dũng căm không sợ chết, đối với việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi

- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam.

- Lúc đầu chờ đợi trog sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch.
So sánh, liên tưởng... “siêu hạng”

- Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon.

- Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ, và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xã hội)

- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ.

- Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ.

Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm

- Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ý chí, nghị lực, tình thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không dòm ngó nữa là. (câu 2, nghị luận xã hội)

- Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đình hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đình hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ".


Thầy Trần Đức Vinh, THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) chấm bài thi này nói: “Tôi thật sự bị " sốc vì không hiểu thí sinh này đang viết gì!”.


Zing.vn


ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

'Đỉnh Olympia' lần thứ 10 có phải huỷ kết quả


- Nếu phát âm sai tiếng Anh, thí sinh dự thi đường lên đỉnh Olympia có được điểm và "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 10 có phải hủy kết quả?


Hào hứng cổ vũ trong trường quay, người xem truyền hình đã hồi hộp chứng kiến giây phút mang tính quyết định khi Đức trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Dường như Đức khá lúng túng khi phát âm câu trả lời. Bởi vậy MC Tùng Chi đã phải hỏi đi hỏi lại để Đức phát âm cho chính xác.

VietNamNet đã nhận được rất nhiều hồi âm của độc giả về cách phát âm chữ “plumber”, đáp án được coi là đúng của phần trả lời tiếng Anh của Minh Đức.
Khán giả theo dõi qua truyền hình đã thấy Đức phát âm chữ “plumber” giống như phát âm chữ “plumper”. Một độc giả học chuyên tiếng Anh đã nói nếu phát âm đúng thì “plumber” có chữ “b” câm (nghĩa là phải đọc là pờ lăm mờ).
Dưới đây là phần ghi âm lại đoạn chương trình Minh Đức đã trả lời và đoạn văn bản trích từ băng ghi âm đó:

Câu hỏi tiếng Anh là: “I have a problem with my flat. Water is leaking everywhere. So I have to call somebody to come and fix the water pipe. Who will I have to call? (Tạm dịch: Tôi gặp vấn đề với căn hộ của mình. Nước chảy lênh láng khắp nơi. Tôi phải gọi cho ai đó để đến và sửa ống nước. Tôi sẽ phải gọi ai?)
Bạn Minh Đức bấm chuông trả lời sau khi Tùng trả lời sai (river).

Đức: Câu trả lời của em là “pờ lăm bờ” ạ (chúng tôi tạm phiên âm cách đọc - PV)
MC: Câu trả lời của bạn là gì ạ?
Đức: Pờ lăm pờ.
MC: Bạn có thể đánh vần câu trả lời của bạn được không ạ?
Đức: pi-el-iu-pi-i-a (plumper). (PV: Nghe rất giống chữ “p” nên tạm viết như vậy)
MC: Chậm hơn một chút được không ạ?
Đức: P-L-U-M-P-E-R.
MC: Câu trả lời của bạn Minh Đức là: plumper. Bạn đã hiểu câu hỏi này là như thế nào?
Đức: Thầy giáo trong đoạn băng đã gặp vấn đề với căn hộ của mình. Nước chảy lênh láng khắp nơi, và giờ đây cần gọi một người để sửa, gọi ai ạ?
MC: Và thế là chúng ta phải gọi ai ạ?
Đức: Gọi người sửa ống nước ạ.
MC: Theo tiếng Việt thì chúng ta phải hiểu như vậy. Chúng ta phải gọi thợ sửa ống nước để chữa hiện tượng nước chảy lênh láng trong nhà. Bạn Đức thân mến, nếu như bạn trả lời đúng câu hỏi này thì chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà vô địch Olympia năm thứ 10. Còn nếu trả lời sai, bạn sẽ bị trừ đi 15 điểm và chúng ta sẽ có một phần thi câu hỏi phụ. Chúng tôi đã chuẩn bị câu hỏi phụ cho cuộc thi chung kết ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi sẽ không phải dùng đến nó. Chúc mừng bạn Phan Minh Đức đến từ Trường THPT Hà Nội- Amsterdam.
Như vậy, vấn đề ở đây là nếu tiêu chí của chương trình là câu trả lời tiếng Anh đòi hỏi phải phát âm đúng mới tính điểm thì rõ ràng Minh Đức và MC Tùng Chi đã phát âm không chuẩn. Chữ “plumber” phải đọc chữ “b” câm (tức là “pờ lăm mờ”). Nếu tiêu chí của chương trình chỉ cần đọc ra các chữ cái của từ cần trả lời thì khán giả vẫn thắc mắc về cách đọc âm “b” và “p” của thí sinh và MC.
Một điều thật đáng tiếc, lẽ giám khảo tiếng Anh ngồi ở dưới cần phát hiện và xử lý kịp thời tình huống này, tránh sự tranh cãi không đáng có ở một chương trình quan trọng.
Và đáng nói hơn, đây lại là câu hỏi mang tính quyết định ai thắng, thua trong số 2 thí sinh đang áp sát kết quả. Theo như MC Tùng Chi nói, nếu trả lời sai, Đức sẽ bị trừ 15 điểm. Khi đó, việc chọn ngôi nhất nhì giữa Minh Đức và Đức Hiếu sẽ phải phân định bằng câu hỏi phụ.
Câu trả lời chỉ có thể từ Ban tổ chức.

•Tú Uyên - Văn Chung Câu hỏi về tiếng Anh người sửa ống nước là một câu hỏi rất hay và đánh đố “trình độ phát âm” của người Việt. Nếu học tiếng Anh không kỹ về phát âm thì dễ dàng đọc chữ “plumber” là “pờ lăm bờ”, trong khi đó đọc đúng phải là “pờ lăm mờ”.


  ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@bác letam: Cái bài Bố xấu hổ... em đọc không nổi! Người viết tự xưng là nhà báo mà cách viết thì rất không chuyên nghiệp. Còn tự xưng là phụ huynh viết cho con mà dùng từ ngữ kiểu như thế cũng không chấp nhận được. Cố gắng hài hước một cách vô vọng.
Túm lại là, mặc dù Văn nghệ Trẻ là tờ báo em rất yêu, thì em vẫn giơ tay xin gỡ bài viết ra khỏi... tờ báo giấy :)>
Phê phán, lên án những điều còn bất cập không có nghĩa là viết lách một cách cẩu thả như vậy. Phản cảm!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
@bác letam: Cái bài Bố xấu hổ... em đọc không nổi! Người viết tự xưng là nhà báo mà cách viết thì rất không chuyên nghiệp. Còn tự xưng là phụ huynh viết cho con mà dùng từ ngữ kiểu như thế cũng không chấp nhận được. Cố gắng hài hước một cách vô vọng.
Túm lại là, mặc dù Văn nghệ Trẻ là tờ báo em rất yêu, thì em vẫn giơ tay xin gỡ bài viết ra khỏi... tờ báo giấy :)>
Phê phán, lên án những điều còn bất cập không có nghĩa là viết lách một cách cẩu thả như vậy. Phản cảm!
@ Cứ cho là thực tế như vậy mà viết cho đứa trẻ mới lên lớp 4 đã là không nên rồi. Không nên gieo vào đầu nó những cái xấu của XH. Bây giờ nhiều phụ huynh vẫn thường chê bai GV trước mặt trẻ, mặc dù đây đó có thật. Từ ngữ trong bài đó kể ra cũng khốn nạn thật.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối