Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [112] [113] [114] [115] [116] [117] [118] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông, Thứ ba, 02 Tháng 8 2011 10:26
Thái Thanh Tâm đã viết:
Ngồi đấy mà mơ !
Nằm Mơ

Chúng nó chẳng ngồi
Chúng nó cũng chẳng mơ.
Chúng nó có kế hoạch,
Khiêu khích, thăm dò, thực hiện...
Nếu ta không lường được trước khi chúng đến
Thì chính ta đang trên chăn, ga, gối, đệm...
Ngậm miệng
Nằm mơ!
Làm thơ!!!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Được ít, mất nhiều



SGTT.VN - Cái mà chị Đặng Thị Lầu cảm nhận được khi quê chị có mỏ mangan mà chị chẳng biết để làm gì, là một tai nạn suýt cướp đi sinh mạng của mình và cướp đi sinh mạng của đứa con mình.

Một ngày chủ nhật giữa năm 2010, hai vợ chồng chị Lầu, dân tộc Dao, đang trên đường từ xã Giáp Trung xuống thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê (Hà Giang) đi chợ phiên, thình lình một tảng đá cỡ năm tấc văng từ bãi khai thác mangan lộ thiên do xí nghiệp xây lắp Hùng Lâm khai thác ngay trên tuyến đường đi vào xã đập vào hông chị. Chiếc xe ngã xuống, đầu chị còn bị đập xuống đường, chảy rất nhiều máu…

Chị Lầu sau đó được chồng và “dưới quặng có hai đứa đi theo”, như chị cho biết, đưa đến bệnh viện siêu âm. Bên công ty lo viện phí và đưa cho chị 1 triệu đồng. Hậu quả là cơn đau đớn kéo dài hai đến ba tuần không làm lụng gì được và ba tháng sau, chị bị sẩy thai.

Con đường đi tới nơi chị Lầu sinh sống, nói như anh Hoàng Văn Tiến, trưởng công an xã Giáp Trung, “ai đi được thì đủ điều kiện để cấp bằng lái xe”. Con đường nhỏ chưa tới 40cm nằm chênh vênh một bên là núi, một bên là vực thẳm. Nó có một độ dốc không theo một quy chuẩn nào…

Kể lại câu chuyện, ánh mắt chị Lầu vẫn chưa hết kinh hoàng. Rồi là niềm thương tiếc đối với đứa con mà chị ngơ ngác không biết kêu ca vào đâu. Chủ tịch xã Giáp Trung Triệu Văn Minh, cho biết “những ca tai nạn như vậy không ít kể từ khi mỏ mangan ở xã được cấp phép khai thác (năm 2006, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lúc bấy giờ là ông Nguyễn Trường Tô đã ký quyết định cấp phép khai thác mỏ mangan Nà Viền – Giáp Trung cho xí nghiệp xây lắp Hùng Lâm – PV)”.

Không chỉ vậy, bên cạnh việc người dân nơi đây không có một đồng đền bù về diện tích canh tác bị thu để mở mỏ khai thác, mà còn được “tặng” lại một dòng suối ô nhiễm do xí nghiệp xây lắp Hùng Lâm, đơn vị khai thác mỏ mangan ở thôn Nà Viền, xã Giáp Trung xả thải, dòng suối mà bao năm nay gắn chặt với đời sống của nhiều hộ gia đình người Dao nơi đây. “Nay chúng tôi không dám dùng nước từ con suối này cho gia súc uống chứ đừng nói là người. Gia đình tôi phải dẫn nước từ một dòng suối khác về dùng làm nước sinh hoạt”, ông Hoàng Văn Vành, bức xúc.

Bên cạnh đó, trái với cam kết là khi đến khai thác, sẽ giúp đỡ các hộ dân nghèo của địa phương, bí thư xã Giáp Trung Nông Trọng Huấn cho biết: “Vận động lắm, tết vừa rồi xí nghiệp Hùng Lâm mới giúp cho các hộ dân nghèo được 500.000 đồng”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=151629
Từ ngày mỏ chì, kẽm Tùng Bá – Na Sơn thuộc xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, đi vào khai thác thì đất đai canh tác của người dân bị thu hẹp do chất thải là một loại cát quá mịn tràn ngập cánh đồng lúa ven suối, thay cho lớp bùn phù sa của thời chưa khai mỏ. Nên sau mỗi mùa mưa lũ, người dân lại phải vét bỏ lớp “phù sa” công nghiệp hoá mà ai giàu đâu không thấy còn họ phải gánh hậu quả thì mới cấy được. Khi cày bừa xong cũng phải chọt lỗ cấy ngay chứ không đất đông cứng lại rất nhanh.



Đất canh tác vốn đã ít còn ít thêm
Phần lớn người dân sống ở xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang là người dân tộc Dao. Họ ở trong những ngôi nhà sàn thô sơ nằm lưng chừng dốc núi đá nhiều hơn đất, để tránh lũ về trên những con suối vào mùa mưa và làm nương rẫy bắp và lúa.

Họ chẳng nhận thức được liệu cái gọi là khoáng sản giàu có trên đất họ đem lại thêm cho họ những gì. Họ chỉ biết, từ ngày phát hiện có mỏ mangan ở xã Giáp Trung thì đời sống người dân đã khó lại thêm khó bởi đất canh tác bị thu hẹp. Đặc biệt là nhiều hộ dân có đất nơi phát hiện điểm mỏ bị trưng thu cũng không được đền bù. Thậm chí tiền đền bù cho cái công khai hoang cũng không có. “Chỉ có hộ ông Nguyễn Văn Báo là được đền bù 600.000 đồng”, ông Nông Trọng Huấn cho hay.

Phù sa chất thải
Hay tại xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, nơi không có sự hiện diện của các điểm mỏ nhưng lại là nơi hội tụ của các dòng suối trước khi đổ ra sông Gâm, đón nhận nước thải từ các mỏ khai thác khác trên đầu nguồn.

Người dân ở đây đa phần là đồng bào dân tộc Tày và sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, bắp. Nhưng từ ngày mỏ chì, kẽm Tùng Bá – Na Sơn thuộc xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, đi vào khai thác thì đất đai của người dân bị thu hẹp do chất thải là một loại cát quá mịn tràn ngập cánh đồng lúa ven suối, thay cho lớp bùn phù sa của thời chưa khai mỏ. Nên sau mỗi mùa mưa lũ, người dân lại phải vét bỏ lớp “phù sa” công nghiệp hoá mà ai giàu đâu không thấy còn họ phải gánh hậu quả thì mới cấy được. Khi cày bừa xong cũng phải chọt lỗ cấy ngay chứ không đất đông cứng lại rất nhanh.

“Sản lượng bị ảnh hưởng khoảng 30%. Xã đã cử đoàn cán bộ qua làm việc với mỏ khai thác này, nhưng rồi đâu lại vào đấy”, ông Nguyễn Thanh Chiển, phó chủ tịch UBND xã Minh Ngọc bức xúc.

Nơi có mỏ khai thác antimon thuộc xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, cách huyện Bắc Mê khoảng 150km, cũng không khá gì hơn. Đa phần người dân ở đây là đồng bào dân tộc Mông, đời sống của họ cũng gắn liền với cây bắp, lúa nương.

Từ ngày mỏ antimon này được cấp phép khai thác thì phần lớn nương rẫy của đồng bào Mông nơi đây bị trưng thu với giá 11.000 đồng/m2. “Ngoài ra, mỗi hộ dân có đất bị trưng thu được một suất vào làm công nhân trong mỏ, nhưng số này cũng rất ít vì điều kiện họ đưa ra là phải có trình độ lớp 12. Thậm chí để được vào làm việc trong mỏ – đối với những hộ dân không có đất bị trưng thu – còn phải bỏ ra một số tiền khoảng trên 30 triệu đồng!”, ông Sình Quán Pao, một cán bộ thôn của xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh cho biết.

Có thể nói, từ khi phát triển công nghiệp mỏ thì cái mà địa phương và người dân “được hưởng lợi” từ tài nguyên khoảng sản trên quê hương họ là cuộc sống bị mất đi đất canh tác, những dòng suối chết, những con đường hư hỏng do xe chở quặng và chất thải quá tải, cũng như sự nguy hiểm rình rập hàng ngày khi đi qua những mỏ khai thác lộ thiên… (còn tiếp)

bài và ảnh: Công Khanh – Đoàn Quý – Việt Đức
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngàn thước lên cao, ngàn thước lún



SGTT.VN - Những cung đường đi qua Hà Giang mở ra những cảnh quan đẹp nhất, mà đáng lý ra chỉ cần khai thác du lịch đúng mức thì có thể để dành các tài nguyên khoáng sản lại cho đến khi Việt Nam có đủ công nghệ tiên tiến để khai thác.

“Băm nát” cung đường phố núi

Thay vì chỉ chở những đoàn môtô phượt tìm đến những ngóc ngách hữu tình của vùng cao mà đường sá thì ngoằn ngoèo nhưng lòng người dân thì ngay thẳng, những con đường Đông Bắc – được đầu tư bằng 100% vốn Nhà nước, không chỗ nào có trạm thu phí – phải nai lưng cõng những chiếc xe chở quặng, chất thải từ quặng, quá tải.

Hậu quả là ở những nơi có điểm khai thác quặng, không con đường nào còn nguyên vẹn, chúng bị lún nặng nề bởi vệt bánh xe và sạt lở. Đặc biệt, làm mất hẳn hình thù ở ngay những đoạn cua hình cánh chỏ. Đưa những góc cua này về thời kỳ mới mở núi làm đường vào thôn, bản, xã vùng cao.

Điển hình như đoạn đường từ thành phố Hà Giang đi Tùng Bá dài khoảng 20km, nơi có điểm mỏ khai thác sắt và chì – kẽm Tùng Bá – Na Sơn bị sụt lún rất nặng nề. Hai bên đường là hai vệt sâu hoắm của bánh xe. Tính đến nay, tuyến đường này đã phải gồng mình gánh những đoàn xe quá tải để chuyên chở trên 50.000 tấn quặng đã qua sơ chế để xuất khẩu qua Trung Quốc, chưa kể số lượng quặng thô.

Chủ tịch UBND xã Tùng Bá có trụ sở do công ty khai thác mỏ chì – kẽm xây tặng, ông Phạm Huy Trà, người duy nhất trong các chủ tịch xã ở Hà Giang mà phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị tiếp xúc, đòi phải có giấy giới thiệu của tỉnh mới trả lời và cung cấp số liệu cho báo chí, nói: “Thực ra, nền đường ở miền núi vốn yếu, nếu xe không lưu thông thì cũng hư lở do mưa…” Hiện tượng yếu nền này, có lẽ chỉ duy nhất có ở xã Tùng Bá.

Thông cáo Kết luận giám sát các dự án khoáng sản, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh của HĐND tỉnh Hà Giang cũng nêu rõ: “Việc triển khai thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, đầu tư xây dựng thuỷ điện đã làm xuống cấp nghiêm trọng một số tuyến đường giao thông như các tuyến đường vào xã Khau Vai (huyện Mèo Vạc), xã Tùng Bá, xã Ngọc Minh (huyện Vị Xuyên), v.v. Do xe chở quặng, thiết bị, máy móc vật liệu xây dựng thuỷ điện có trọng tải lớn đi lại, vượt quá thiết kế của các tuyến đường”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=151859
Xe của công ty Hùng Lâm đang khai thác đất chứa mangan lộ thiên và cày nát con đường vừa làm xong, còn đang trong hạn bảo hành. Ảnh: Trần Việt Đức



Khai thác mỏ lấp đường!
Trong khi đó, tuyến đường giao thông huyết mạch vào xã Giáp Trung (từ thị trấn Yên Phú đi vào xã Giáp Trung chừng 9km), đường mới được làm nhưng đang trong tình trạng xuống cấp. Nhiều đoạn đường phủ đầy đất rơi vãi, và đất mỏ quặng do xí nghiệp cơ khí Hùng Lâm khai thác lộ thiên phía trên sườn núi làm rơi xuống. Cống rãnh dẫn nước bằng bêtông hoàn toàn bị vỡ hỏng, thay vào đó là những đoạn cống rãnh khoét đất, dã chiến.

“Nguy hiểm nhất là khi trời mưa, đất đá từ mỏ quặng này đổ xuống đường làm giao thông bị tắc nghẽn nhiều giờ đồng hồ. Xã không đủ thẩm quyền để bắt công ty khai thác xây lại như cũ khi khai thác xong. Mọi báo cáo của xã lên cấp trên đều đã gửi, nhưng chưa thấy có hồi báo về hiệu quả”, ông Nông Trọng Huấn, bí thư xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê cho biết.

Ngoài ra, theo ông Triệu Văn Minh, chủ tịch xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, nơi có mỏ mangan lộ thiên: “Đường ở đây mới làm xong năm ngoái, năm nay hỏng hết mặc dầu vẫn còn trong hạn bảo hành”.

Quá nhiều xe Trung Quốc lưu thông vùng biên
Ông Lưu Tùng Giang, phó giám đốc sở Công thương tỉnh, nói: “Chúng tôi đi mới phát hiện ra chỗ nào cũng có xe Trung Quốc. Tôi tự hỏi tại sao xe Trung Quốc lại được vào những khu vực theo tôi nghĩ là không được phép. Ví dụ các vị trí biển treo, biển cấm, khu vực phân chia về an ninh quốc phòng là chắc chắn phải có chứ. Cứ thấy điểm mỏ là thấy xe Trung Quốc, mà không phải xe tải đâu nhé. Xe tải mà chở là thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, nhưng đây là xe của những người tham gia cũng được đi len lỏi trong những điểm khai thác mỏ này mà không ai kiểm soát”.

Sở Công thương đang kiến nghị với tỉnh Hà Giang vấn đề này, đặc biệt đây lại là tỉnh biên giới. Ông Giang giải thích thêm: “Chúng ta nên biết là quyền kiểm soát của chúng ta đối với xe Trung Quốc đến đâu, xem lại quy định là các xe đó có được phép vào hay không, hoặc xe tải thì phải chở theo lộ trình, đường, tuyến nào, hoặc là chở trong nội bộ mỏ thôi”. Ông lại nêu nan đề: “Điểm mỏ nào cũng có xe Trung Quốc vào được là một điều khó hiểu!”

Bảo vệ đường giao thông do vận chuyển sản phẩm, nhất là để hạ giá thành, những chuyến vận chuyển phần lớn là quá tải đối với đường đèo, đối với các khúc cua cánh chỏ, cầu cống, đáng lý phải nằm trong đánh giá tác động môi trường, nhất là các tuyến đường do “cha chung” đầu tư. Nhưng rõ ràng, việc đó đã không được đưa vào mà chỉ mới nằm trong kiến nghị của HĐND trong thông cáo Kết luận giám sát các dự án khoáng sản, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh của HĐND tỉnh Hà Giang vào tháng 5 vừa qua.

Công Khanh – Văn Quý

(còn tiếp)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nghĩ đến Hoàng Sa, lại nhớ đến bài hịch của Hưng Đạo Đại Vương:

“…. Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?…”
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

http://i1231.photobucket.com/albums/ee515/khongcogi2/Kienthuclichsu.jpg
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

{tiếp theo và hết}

Không có chọn lựa nào khác!



SGTT.VN - Hà Giang đặt ra mục tiêu công nghiệp hoá của mình là khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của tỉnh. Ở vùng biên giới nghèo vốn và nghèo công nghệ này, việc hợp tác với Trung Quốc để thủ đắc công nghệ khai khoáng là một chọn lựa tốt nhất và có vẻ như duy nhất vì họ bao tiêu khoáng sản đã qua sơ chế.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=152112
Nhà máy sơ chế mangan ở Giáp Trung, Bắc Mê, Hà Giang giống như lưỡi gươm Damocles trên đầu cư dân thị trấn Yên Phú và xã Giáp Trung vì chất thải đổ xuống các dòng suối chảy ra sông Gâm. Ảnh: Trần Việt Đức



Có nhà máy, không có quặng
Một buổi trưa nắng cháy trên cao nguyên huyện Mèo Vạc, ở ngay lối vào xã Khau Vai, nơi từng có những phiên chợ diễm tình nhất, bảng chỉ báo dẫn vào nhà máy tuyển luyện antimon bằng hai thứ tiếng – Việt và Hoa – hiện ra. Cách đó chừng năm trăm thước là cổng vào nhà máy. Bên trong mọi thứ đều im ắng.

Ở ngay điểm mỏ, trên con đường liên xã đang được mở, theo một cán bộ phòng tài nguyên và môi trường Mèo Vạc, đó là tuyến đường đang được mở để đi Cao Bằng, những chiếc máy cạp của công ty Hoa Cương nằm gục đầu dưới cái nắng cuối tháng 7 và bụi bốc lên mỗi khi có xe đi qua.

Theo sở Công thương tỉnh Hà Giang, ở đây, Trung Quốc đã thăm dò, đánh giá trữ lượng và quyết định xây dựng nhà máy mất khoảng 30 tỉ đồng, đúng tiến độ là tháng 9 năm ngoái đưa vào khai thác sử dụng, nhưng đến bây giờ vẫn đang thất nghiệp.

Phía Trung Quốc thông báo cho sở Công thương tỉnh là nhà máy xây dựng xong thì tuyển quặng không đạt tiêu chuẩn sản phẩm là 99,99% mà chỉ đạt 99,97% là cao nhất và nhất là chỉ tìm thấy quặng ở độ sâu hàng mấy chục mét. Ông Lưu Tùng Giang, phó giám đốc sở Công thương Hà Giang cũng không lý giải được chuyện lạ lùng của việc thăm dò đánh giá và đầu tư này.

Công nhân Trung Quốc chuyên trị khai thác độ sâu
Những khi khai thác ở độ sâu theo kỹ thuật khai thác đường hầm thì các công ty chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc. Nguyên nhân là công nhân Việt Nam không đủ sức để làm. Cụ thể, ba công nhân Trung Quốc một ngày có thể đào được 5m đường hầm, còn ba công nhân Việt Nam một ngày chỉ đào được 1m vì hay cãi nhau.

Thế nhưng đường hầm đó họ đào tới đâu, không ai quản lý, ông Lưu Tùng Giang phân tích. Phía Việt Nam đã yêu cầu đối tác phải vẽ sơ đồ, hệ thống tuyến đường hầm vào thân quặng. Trong bảy doanh nghiệp liên doanh loại này thì ba doanh nghiệp đã đi vào khai thác và đều sử dụng công nhân Trung Quốc đào hầm.

Ông Lưu Tùng Giang đặt vấn đề: “Các doanh nghiệp gọi đây là công nghệ khai thác hầm lò, nhưng quá trình khai thác hầm lò không có kiểm soát. Nếu tuyến hầm lò này chạy vào các điểm quan trọng về an ninh quốc phòng thì sao?”

Liên doanh thua trên sân nhà
Nói về liên doanh, ông Lưu Tùng Giang càng bức xúc hơn: khoáng sản do mình quản lý, địa bàn, đất đai, pháp lý ở đất Hà Giang là của Việt Nam, nhưng chỉ vì không có tiền để đầu tư nhà máy, nhưng lại phải tuân thủ chuyện làm ăn theo luật quốc tế, do đã lỡ ký kết những khoản rất ư sơ hở mà không nhìn thấy ngay từ đầu, nên phải chịu thua trên sân nhà.

Từ đầu tháng 3 vừa qua, sau một đợt kiểm tra, có một số doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc chưa thành lập văn phòng đại diện, cho nên nghĩa vụ và trách nhiệm của họ ở Việt Nam không có gì ràng buộc, trong khi đó thì doanh nghiệp đối tác trong nước lại bao thầu mọi thủ tục.

Ông Lưu Tùng Giang nói: “Chúng tôi đang kiến nghị UBND tỉnh là các doanh nghiệp ở nước ngoài đầu tư tại Hà Giang phải thành lập văn phòng đại diện như công ty hữu hạn khoáng nghiệp Tân Nguyên (Vân Nam, Trung Quốc), công ty hữu hạn công mậu hàng thuỵ An Ninh (Trung Quốc), công ty hữu hạn phát triển khoáng sản luyện kim Tuấn Đạt (Quảng Đông, Trung Quốc), công ty TNHH đầu tư Lucky Star (Hong Kong, Trung Quốc).

Một cái bẫy mà doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào vì tưởng mình lợi hơn: khi ký hợp đồng tỷ lệ góp vốn bên Việt Nam ghi là 30%, còn Trung Quốc 70% và việc hưởng lợi là chia đều 50/50. Điều này theo luật là sai, vì góp như thế nào thì được hưởng lợi như thế đó.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp chỉ nói là góp bằng nhà máy, không biết giá trị nhà máy là bao nhiêu và không có cơ sở khấu hao, do đó sau mười năm thi công thì nhà máy đó vẫn là nhà máy không có khấu hao thì đương nhiên doanh nghiệp nước ngoài đầu tư được hưởng nguyên cái giá trị của nhà máy này.

Trong trường hợp có mâu thuẫn lợi ích phát sinh dẫn đến ra toà, những hợp đồng mơ hồ kiểu này coi như đối tác Việt Nam thua chắc, nhưng dường như doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy hết được vấn đề này.

Công nghệ lạc hậu
Để khai thác triệt để nguồn tài nguyên và kiểm soát tốt nguồn thu thuế, nên quy trình đòi hỏi trước khi khai thác phải kiểm tra trữ lượng, hàm lượng, và lượng chất thải ra.

Rõ ràng công nghệ cũ thì lượng phần trăm kim loại dư ra rất nhiều, thường thì chỉ cho phép lượng kim loại dư ra là 3%, nhưng nếu công nghệ cũ thì tỷ lệ này cao hơn. Việc đánh giá này để buộc các doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ hiện đại, vì chất thải đổ ra thì chắc chắn sẽ có phần trăm lưu huỳnh, carbon và các chất thải khác.

Nhưng qua những đánh giá tác động môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong việc khai thác mangan của hai công ty khác nhau ở huyện Bắc Mê (Hà Giang) thì tuy hội đồng đánh giá toàn là những giáo sư, chuyên gia nặng cân và những bản báo cáo dày hàng trăm trang của các đơn vị tư vấn và làm báo cáo ĐTM này gần như sao chép lẫn nhau.

Ví dụ như báo cáo ĐTM của công ty TNHH Kiên Cường (mỏ mangan Bản Sáp, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê và báo cáo ĐTM của xí nghiệp xây lắp Hùng Lâm (mỏ mangan xã Yên Phú, huyện Bắc Mê) thì đều cam kết bảo vệ môi trường như việc xả thải đúng quy định, kết thúc khai thác sẽ phục hồi môi trường…

Công Khanh – Văn Quý


Lao động Trung Quốc đang làm việc tại các điểm mỏ

- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Đức Sơn (Việt Nam) và công ty hữu hạn khoáng nghiệp Tân Nguyên (Trung Quốc): có 136 lao động, trong đó có 20 lao động người Trung Quốc (mới làm thủ tục cấp phép lao động cho 14 người, còn sáu người chưa được cấp phép lao động).

- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Minh Tiến (Việt Nam) và công ty hữu hạn công mậu hàng thuỵ An Ninh (Trung Quốc): có 15 lao động, trong đó có sáu lao động người Trung Quốc đều chưa làm thủ tục xin cấp phép lao động.

- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Bách (Việt Nam) và công ty hữu hạn phát triển khoáng sản luyện kim Tuấn Đạt (Trung Quốc): có 240 lao động, trong đó có 50 lao động người Trung Quốc.

- Dự án hợp tác giữa công ty TNHH Đường Hồng (Việt Nam) và công ty TNHH đầu tư Lucky Star (Trung Quốc): năm 2010 có sử dụng chín lao động, trong đó có ba lao động người Trung Quốc đã báo cáo cơ quan chức năng.

- Dự án hợp tác giữa công ty cổ phần phát triển khoáng sản quốc tế VCC Hà Giang (Việt Nam) và công ty xuất nhập khẩu Hoa Long (Trung Quốc): đến tháng 6.2010 có 60 lao động, trong đó có bốn lao động người Trung Quốc chưa được cấp phép lao động theo quy định của Việt Nam.

- Dự án hợp tác giữa công ty TNHH Vận Thiên (Việt Nam) và công ty xuất nhập khẩu Hoa Long (Trung Quốc): ký hợp đồng lao động với 32 người Việt Nam, còn 20 lao động người Trung Quốc đang được sử dụng tại mỏ chì kẽm Bản Lý chưa báo cáo và làm thủ tục cấp phép theo quy định của Việt Nam.


Mẫu số chung của các công ty liên doanh Trung Quốc:

- Chưa/không thành lập văn phòng đại diện;

- Chưa thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động;

- Chưa thực hiện đầy đủ các quy định về pháp luật lao động, thủ tục đăng ký lao động nước ngoài;

- Chưa thực hiện các quy định bảo hộ và bảo hiểm cho người lao động;

- Chưa đóng đủ thuế và phí đối với sản lượng đã khai thác thực tế;

- Chưa có kế hoạch lập đầy đủ đánh giá tác động môi trường;

- Gây hư hại đường sá nghiêm trọng.

Nguồn: văn bản số 89/BC-SCT (17.6.2011)
báo cáo kết quả kiểm tra các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có liên doanh, liên kết với nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

THƯ GỬI CHỊ BA SƯƠNG
Nguyễn Thị Hồng Ngát



Mấy năm nay dù có nhiều việc cuốn đi nhưng bên lòng tôi vẫn canh cánh để ý đến vụ án mà người ta mang ra xử đi xử lại về chị Ba Sương (Trần Ngọc Sương) GĐ nông trường Sông Hậu nổi tiếng ngày nào. Chị là người từng được phong Anh hùng lao động và danh hiệu người phụ nữ tiêu biểu của Châu Á do một tổ chức QT trao tặng năm 2002. Tôi cũng không quên ông cụ thân sinh ra chị, bác Năm Hoằng – GĐ trước đây của nông trường sông Hậu anh hùng này. Cả hai cha con chị, tôi đều vinh dự đã được gặp.
Chúng ta chắc chưa quên vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nông trương Sông Hậu nổi lên như một điểm sáng tuyệt vời về cách làm ăn mới, nó là biểu tượng sống động, minh chứng sống động của việc” có sức người sỏi đá cũng thành cơm”( thơ Hoàng Trung Thông). Rất nhiều báo chí đã đưa tin, viết bài, phỏng vấn, mời bác Năm Hoằng ra Hà Nội để TƯ gặp gỡ và bác đã đi “chân đất” ( vì bác không quen mang giày dép) đến nhiều hội nghị nói chuyện, truyền bá kinh nghiệm vì sao từ một cánh đồng sình lầy hoang vu nay sông Hậu trở thành mảnh đất trù phú, người dân no ấm và nhà cửa khang trang, cánh đồng phì nhiêu, chăn nuôi phát triển đến như vậy?Nhà trẻ ,trường học, bệnh xá chăm sóc đời sống cho nông trường viên chu đáo và tận tình làm vậy?

Đến nông trường sông Hậu ngày ấy có cảm giác như chúng ta sắp thành công CNXH đến nơi- và CNCS dường như cũng đang ngấp nghé phía trước mặt. Tôi cũng có chung những cảm giác này bởi vì tôi đã đến nông trường sông Hậu những ngày đó. Thậm chí sau chuyến đi, lòng đầy cảm hứng nên đã thu hoạch nhanh được 1 bài phóng sự gửi đăng trên báo Văn Nghệ của Hội nhà văn VN mà tôi hiện vẫn còn lưu giữ và 1 KB phim tài liệu, nhà văn Nguyễn Hồ khi ấy là GĐ hãng phim TH tpHCM đã “ mua” luôn và cho làm phim phát sóng ngay. Còn có không biết bao nhiêu bài báo, bài thơ ca ngợi nông trường SH nữa. Mọi người đều thấy danh hiệu Anh hùng Nhà nước tặng cho nông trường SH, cho bác Năm Hoằng, cho chị Ba Sương là hoàn toàn xứng đáng. Bởi cả hai cha con họ đều đã cống hiến tất cả sức lực, tất cả cuộc đời mình cho sự lớn mạnh của nông trường Sông Hậu. Chị Ba Sương cho đến nay vẫn là chị Ba không lấy chồng sinh con . Lụi cụi tuổi già một mình. Vậy mà tại sao , vì lý do gì chị Ba Sương sau khi nghỉ hưu bỗng vương vào vòng lao lý?

Và đây là lý do mà người ta đưa ra để xử đi xử lại Anh hùng lao động Ba Sương về việc trong thời gian làm GĐ đã “lập quĩ trái phép “10 tỷ đồng !!.

10 tỷ đồng để đánh sập danh dự của người anh hùng nông trường sông Hậu là quá rẻ đối với một đất nước. 10 tỷ đồng để làm cho một nữ GĐ đầy niềm say mê xưa, nay trở nên xơ xác, phờ phạc đau khổ vì nhân tình thế thái sau khi đã cống hiến cả cuộc đời mình gây dựng nên sự phồn vinh của nông trường sông Hậu như ngày nay cũng là một điều đáng để cho ta suy nghĩ.

Xin hỏi : Nông trường SH là đơn vị độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Vậy, việc lập quĩ đời sống liệu có là một tội nặng đến thế?Tôi đã đọc những con số mà quĩ này đã chi do luật sư của chị Ba Sương đưa ra thấy trong đó có những mục như : hỗ trợ nhà cho người có công với CM, hỗ trợ lương cho những trường hợp vợ đau con yếu, chi phí cho lãnh đạo đi công tác ở trong nước và nước ngoài, chi phí đón tiếp khách đến thăm quan, học hỏi v..v. Và bản thân Ba Sương ( trước khi nghỉ, trước khi bị truy tố đã nộp vào quĩ 1 tỷ rưỡi).

Những con số này, những khoản mục chi này có nói lên điều gì không?

Nếu biết rằng mình sẽ bị truy tố vì những khoản mục này, thử hỏi GĐ nông trường SH ngày ấy có dám mở lòng ra đón tiếp cơ man là các đoàn trong cả nước đến với mình không? Không chỉ cho ăn, ở, đãi đằng chu đáo còn có cả quà tặng lúc thì bằng sản phẩm lúc thì cái phong bì dăm ba trăm ngàn đồng khi khách ra về. Tôi tin là đoàn nào cũng có quà vì tính cách cha con chị Ba Sương cũng là tính cách điển hình của người Nam Bộ vốn rộng rãi và tình cảm.

Nếu biết rằng mình sẽ bị truy tố về những chuyến đi công tác chi phí tốn kém để tìm mối bán sản phẩm của nông trường thì chị Ba chắc chỉ ngồi ru rú ở nhà cho yên thân. Và như thế, chị đâu phải là chị Ba Sương nữa.

Nếu biết rằng việc hỗ trợ tiền nhà cho người có công với CM,cho người tàn tật và hưu trí mà bị truy tố thì chắc chị Ba Sương cũng sẽ không làm. Và, nếu biết rằng...còn rất nhiều điều nếu biết rằng như thế này nữa trong cuộc sống của chúng ta nếu chẻ hoe ra thì chẳng cơ quan, chẳng doanh nghiệp nào lại không vướng phải.

Ví như một chuyện nhỏ thôi, khách đến họp, chi 50 nghìn thù lao chả bõ công đi của khách, chả đủ tiền xăng xe, muốn chi 100, 200 để đỡ bỉ mặt chủ nhà, thì lại phải tìm cách sao cho hợp lý chứng từ...Tài chính chỗ này nhiêu khê nhưng chỗ khác nó lại khác...Nó khác như thế nào ai chả biết. Bao nhiêu lãng phí , bao nhiêu đầu tư kém hiệu quả ở nơi này nơi khác thì chả thấy sao.

Một điều cần lưu ý là nếu chị Ba Sương thức thời hơn, biết nhanh chóng chuyển đổi cơ ngơi nông trường sông Hậu từ một doanh nghiệp Nhà nước thành một doanh nghiệp cổ phần hóa thì với quyền tự chủ tài chính 100% liệu còn ai có thể bắt bẻ chị về những khoản chi cho nội bộ?

Và tôi cũng hy vọng , như luật sư của chị đề nghị , rằng người ta rồi sẽ nghĩ lại, bên cạnh chữ lý còn có chữ tình. Người ta rồi sẽ phải chuyển vụ việc này sang xử lý hành chính thôi, chị ạ. Được vậy hương hồn bác Năm Hoằng cũng được an ủi phần nào và cả chị cũng sẽ nhẹ nhõm hơn, vui hơn khi sống với phần đời còn lại của mình.

Vì thế, chị Ba Sương ơi, chuyện đời nhiều nỗi... Nhưng mọi người vẫn chưa quên đâu những lần chị ra Hà Nội, VTV truyền hình trực tiếp hình ảnh chị súng sính trong bộ áo dài gấm, thêu rồng màu đỏ chạy lên sân khấu để người ta quàng hoa vào cổ, người ta trao chị bằng công nhận chị là Anh hùng. Gương mặt chị mới rạng rỡ làm sao!

Chị Ba ơi, gắng lên, chị nhé. Và hãy tin rằng, cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp.

17.8.2011.
N.T.H.N
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát

Yêu cầu "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'

Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các hoạt động này chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân.

"Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô", thông báo của Hà Nội nêu.

Theo chính quyền, những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã "gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, hình ảnh thủ đô - Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước".

Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Ảnh: Thái Thịnh.

Trong thông báo này Hà Nội cho rằng, có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu tình yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".

Với mục đích "duy trì ổn định an ninh trật tự ở thủ đô", chính quyền Hà Nội yêu cầu: "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".

Cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ".

Từ đầu tháng 6 đến 24/7 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng.

Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

(Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 2/8)

Chính quyền "khuyến khích" người dân tham gia phong trào yêu nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền bằng những hoạt động thiết thực "trong khuôn khổ tổ chức và pháp luật".

Hơn 2 tháng sau khi Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình tự phát đầu tiên phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, đây là lần đầu tiên, chính quyền phát đi một thông điệp chính thức về vấn đề này.

Trước đó, trong cuộc họp chiều 2/8, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: "Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ".

Tiến Dũng

Ôi! Ối!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [112] [113] [114] [115] [116] [117] [118] ... ›Trang sau »Trang cuối