銅鼓壇

亂臣遰弟暗欺人,
銅鼓當年入夢神。
牛耳聽來聲藐藐,
居然胡莫歃盟頻。

 

Đồng Cổ đàn

Loạn thần đệ đệ ám khi nhân,
Đồng Cổ đương niên nhập mộng thần.
Ngưu nhĩ thính lai thanh miễu miễu,
Cư nhiên hồ mạc sáp minh tần.

 

Dịch nghĩa

Loạn thần âm mưu lừa dối một cách ám muội,
Thần Đồng Cổ liền báo mộng từ trước.
Tai trâu nghe tiếng thật nhè nhẹ,
Nên ở đây luôn phải uống máu ăn thề.


Nguyên chú: Đàn ở ngoài thành, cách cửa tây hai dặm, bên bờ nam hồ Tây thuộc thôn Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Thuận. Sử chép: Đầu đời Lý Thái Tổ cho lập thái tử, rồi tự thân đi chinh phạt Chiêm Thành. Khi nhà vua trú quân ở đất Đan Nê, mộng thấy thần nhân mặc nhung phục, tiến đến trước mặt mà tâu rằng: “Thần là thần núi Đồng Cổ, xin được theo đi phù trợ thánh công”. Khi dẹp yên Chiêm Thành, nhà vua sai dựng đền thờ ở phía hữu kinh thành, gọi là miếu Đồng Cổ. Khi vua Thái Tổ bệnh nặng, thái tử mộng thấy thần Đồng Cổ bảo rằng: “Lấy võ đức để chinh phạt phía đông. Vả lại, nếu mưu bại lộ thì phải phòng bị cẩn thận.” Thái tử bèn sai Phụng Hiểu đem quân cấm binh đến dẹp yên. Lại sắc phong cho miếu Đồng Cổ là “Thần minh chủ thiên hạ”. Vì thế gọi là Minh Đàn (đàn thề). Sau này, vào tháng cuối hè, quan quân trong triều phải uống máu ăn thề trước thần, đọc lời thề rằng: “Làm con mà bất hiếu, làm thần mà bất trung, thì thần hãy cho xử chết”. Lệ này, từ đời Lý đến đời Lê đều thi hành.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]