Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bình chọn 99 bài thơ lục bát: Còn nhiều lúng túng

Lưu Hà

Báo điện tử Tổ Quốc đang rục rịch kêu gọi độc giả yêu thơ tham gia cuộc thi tuyển chọn 99 bài thơ lục bát hay nhất thế kỷ 20. Cuộc họp báo diễn ra sáng qua, nhưng sau một gần một giờ bị “chất vấn”, chính Ban tổ chức lại tỏ ra rối và do dự về cách thức triển khai kế hoạch “đãi cát tìm vàng” này.

Ban giám khảo gồm có 6 người. Nhà thơ Nguyễn Duy giữ ghế “chánh chủ khảo”, các ủy viên: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà phê bình Chu Văn Sơn, nhà thơ Mai Linh và hai thư ký hội đồng đến từ báo điện tử Tổ Quốc.

100 năm thi ca là một khoảng thời gian dài, 99 bài thơ lại không phải là một con số ít ỏi. Nhưng thể lệ cuộc thi quy định: Độc giả tham gia bình chọn sẽ phải tự tìm 99 bài lục bát theo họ là hay nhất, liệt kê ra và gửi về cho Ban tổ chức. Thời hạn nhận bài thi chỉ vỏn vẹn 6 tháng, từ 15/6 đến 15/12. Phương án này được đánh giá là một “thử thách” đối với tình yêu thơ của độc giả thời nay - thời mà sự gắn bó giữa người đọc và thi ca chỉ còn rất mong manh và lỏng lẻo. Một nhà thơ có mặt tại cuộc họp báo băn khoăn: “Sẽ có bao nhiêu người đủ kiên nhẫn 'nhặt' ra 99 bài thơ để 'săn' giải nhất trị giá 10 triệu đồng?”.




Nhà phê bình Chu Văn Sơn, nhà thơ Nguyễn Duy và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Trong các cuộc bình chọn top 100 bài thơ, tiểu thuyết tại nước ngoài, Ban giám khảo thường là những người làm công việc sơ tuyển. Họ giới thiệu một danh sách tác phẩm rất rộng, và nhiệm vụ của độc giả là chọn ra trong số đó những bài thơ họ yêu thích, hoặc đề xuất những bài không có trong gợi ý. Cách làm này đã được đề xuất tại cuộc họp báo, nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: “Chúng tôi chọn cách khó hơn này vì muốn qua đây, phục hồi khả năng tự đọc và niềm đam mê của độc giả đối với thể thơ lục bát”. Tuy nhiên, ông cũng thú nhận: “Nếu cứ nghe theo mọi ý kiến, chúng tôi cũng không biết rồi cuộc bình chọn này sẽ đi đến đâu. Nhưng Ban tổ chức sẽ nghiên cứu thêm về cách thức triển khai cuộc thi”.

Ngay từ đầu, nhà phê bình Chu Văn Sơn - ủy viên hội đồng ban giám khảo - đã khẳng định: “Chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn này không phải là hành động đính chính lại những gì mà Trung tâm Văn hóa Doanh nhân đã làm mà muốn hướng đến một mục tiêu sâu hơn: tìm về mạch nguồn thi ca Việt”. Nhưng dường như tai tiếng của cuộc bình chọn 100 bài thơ VN hay nhất thế kỷ được tổ chức gần đây đã dấy lên nỗi lo lắng về sự nghiêm túc của các cuộc thi cũng như các giải thưởng tại VN. Nhà thơ Trần Ninh Hồ nói: “Tôi từng chứng kiến những giải thưởng mà trong số 9 thành viên ban giám khảo thì có 6 người dự thi và đoạt giải. Tại VN, có rất nhiều cuộc thi mà giám khảo thường kiêm luôn vai trò người dự thi và sau đó là người nhận giải. Tiện cả đôi ba đường. Theo tôi, đã tổ chức thi cử, phải giữ được uy tín bằng lối làm việc nghiêm túc và trung thực”. Nói vậy, nhưng chính ông khẳng định: “Ban giám khảo cuộc thi này tôi tin là rất sạch”.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tâm sự: “Chúng tôi không thiếu lòng thành thật và sự công bằng. Nhưng lòng thành thật và sự công bằng trong trường hợp này, nhiều khi cũng không chính xác. Bởi có rất nhiều tiêu chí khi bình chọn thơ. Bên cạnh kết quả của độc giả, Ban giám khảo cũng sẽ có sự lựa chọn riêng và đưa ra những lý lẽ bảo vệ cho kết quả của mình”.

Lý giải cho việc giới hạn phạm vi vào thể thơ lục bát, nhà thơ Nguyễn Duy cho biết: “Đây là thể thơ thuần Việt, rất dễ làm, ai cũng có thể làm được đôi câu 6/8. Nhưng làm được thơ lục bát hay là rất khó. Lục bát là di sản tuyệt vời của dân tộc và chúng tôi muốn lưu giữ và tôn vinh di sản quý giá này”.

Kết quả cuộc thi dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 12/2007. Sẽ có 4 giải thưởng dành cho những độc giả có danh sách bình chọn gần giống với kết quả cuối cùng. Một giải nhất trị giá 10 triệu đồng, một giải nhì 5 triệu và 2 giải ba mỗi giải 3 triệu.

Nguồn: http://evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2007/06/3B9AD8B9/
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Thứ Sáu, 14/12/2007, 11:42 (GMT+7)

Khởi động Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6

TTO - Trong văn bản gửi Hội Văn học nghệ thuật các địa phương mới đây, hướng dẫn việc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết thời gian tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 sẽ vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng năm Mậu Tý 2008) - tức ngày 21-2-2008.

Tạo ấn tượng sâu đậm về truyền thống văn học cách mạng, kháng chiến với những tác giả tiêu biểu, các tác phẩm tiêu biểu trong cả nước và các địa phương; đề cao các giá trị cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh cuộc sống tâm hồn và khát vọng thẩm mỹ của con người Việt Nam đang đổi mới... là chủ đề của Ngày thơ Việt Nam năm nay.

THANH TRIỀU

Nguồn: Tuổi trẻ online
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Ba năm trước, ở trường em có tổ chức ngày hội thơ, chủ yêu nói về Truyện Kiều (trường em là trường Nguyễn Du mà). Cũng vui, cũng hay nhưng em còn bé quá, chẳng hứng thú gì lắm, chỉ ấn tượng là ngồi liền 3 tiếng đồng hồ ê hết cả mông.

Năm nay không biết hội thơ có gì vui không?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@PVCT: Hì hì, nghe em nói mà buồn cười quá! Năm nay đi thử xem sao đi. Hay đợi chị về rồi rủ cùng nhau đi cho nó xôm, và nếu ko hay thì cũng đỡ ê mông :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chị thì chưa bao giờ được tham dự một ngày thơ VN nào cả nên cũng chưa có cảm giác gì...Không hiểu sao cứ thấy cái ngày ấy nó không có vẻ gì là...thật!:D. Hay lại bị nhiễm cái " phong độ Gàn" của HPL rùi nhỉ?:P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em còn không biết năm nay trường có tổ chức không nữa?

Em nghĩ cũng chẳng bao nhiêu người biết ngày Rằm tháng giêng là Ngày thơ VN đâu nhỉ?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Chị NT: Hì, em cũng ko rõ nữa, nhưng có thể, nếu mình đi dự, cái không khí của ngày hội sẽ làm mình thấy nó thực hơn. Bao giờ cũng vậy. Ngồi nhà sẽ ko hiểu hết đâu ;)

@PVCT: Đến năm nay đã bắt đầu có nhiều người biết ngày này hơn rồi. Quảng cáo của Thơ hơi kém mà... :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ 6: Diễn, hát, họa và đối thơ




Hà Linh

Hội thơ lớn nhất 2008 sẽ khai cuộc vào 21/2, vẫn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Không có nhiều thay đổi trên sân thơ chính Thái Miếu, nhưng tại sân Thái học, lần đầu tiên Ban tổ chức dành hẳn một không gian cho sức trẻ phô bày với nghệ thuật trình diễn thơ.




Đến hẹn lại lên, nhưng Ngày thơ Việt Nam lần nào cũng được kỳ vọng sẽ có nhiều đổi mới, dù tâm điểm của nó vẫn chỉ là một nhân vật muôn năm cũ - thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: "Không dễ gì để tạo ra được một hình thức hoàn toàn đột phá trong khâu tổ chức. Nhưng dựa trên những nội dung đã có, chúng tôi cố gắng tạo ra một cuộc hội ngộ của những người yêu thơ trong không khí những ngày xuân".

Trên sân Thái Miếu, những chương trình không thể thiếu vẫn là: Thả thơ, giao lưu giữa nhà thơ và độc giả, biểu diễn thư pháp, đọc và bình thơ trào phúng... Người đến xem thơ sẽ có cơ hội được thưởng thức những giọng ca không còn "tròn vành rõ tiếng" của các cụ ca sĩ "tóc muối tiêu" qua phần hát thơ phổ nhạc. Xưa nay, nhiều thi phẩm đã thăng hoa nhờ đôi cánh của giai điệu và tiết tấu. Trong ngày hội này, các ca khúc phổ thơ sẽ được cất lên. Nhưng để khai thác tốt những tài năng "cây nhà lá vườn", phần lớn nhà thơ sẽ tự biểu diễn bài hát được phổ nhạc của mình.


Ngày thơ VN lần 6 chủ trương mời gọi độc giả tham gia nhiệt tình vào 3 phần thi tài: Bình chọn bài thơ được yêu thích nhất, thi câu đối, họa thơ. Năm ngoái, phần thi câu đối đã tạo ra một không khí thực sự hào hứng cho những người yêu thơ khi "đánh vật" với câu chữ Ban tổ chức đưa ra.

Trình diễn thơ không phải là một hình thức mới, nó đã xuất hiện trên sân thơ trẻ 2007. Nhưng năm nay, Ngày thơ VN dành hẳn một sân khấu chỉ để diễn thơ. Ông Vũ Quần Phương nói vui, rằng đó là nơi trộn lẫn mọi loại hình nghệ thuật "từ hát ả đào, ngâm vịnh, múa, nhảy tưng bừng hip hop đến hú hét rock... nhưng đều liên quan đến thơ". Để tạo sự bất ngờ cho độc giả, các chương trình biểu diễn đang được giữ kín, nhưng có thể, Vi Thùy Linh sẽ diễn thơ với một nghệ sĩ kịch câm; Nguyễn Vĩnh Tiến hát chèo thơ với... Xuân Hinh.


Bỏ sân già để sang chơi với đám trẻ, những bậc thi nhân thành danh trên văn đàn như Dương Tường, Hoàng Hưng vẫn bị mê hoặc bởi sự sôi động trên sân Thái học. Nhà thơ Hoàng Hưng tâm sự: "Tôi đã xem trình diễn thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Loại hình này khá mới ở Việt Nam, nên nhiều người cho rằng, trình diễn là cứ phải mang lên sân khấu cái gì đó hơi quái dị, lạ lùng. Thực ra, ở đây, nhà thơ chỉ như là một nghệ sĩ sân khấu, trình bày tác phẩm bằng cách ngâm, đọc, hoặc kết hợp âm nhạc nhằm giúp độc giả thu nhận được ở bài thơ những cảm xúc vượt ra cả ngoài câu chữ". Ông dự kiến mang đến cho độc giả những tác phẩm đã đi vào lòng người của mình.

Với tổng kinh phí trên dưới 40 triệu đồng (trong đó 25 triệu đồng dành cho sân trẻ), các nhà tổ chức phải rất căn cơ để tạo ra một ngày hội tươm tất cho những người yêu thơ. Năm nay, Ngày thơ diễn ra vào đợt rét đậm. Vì tổ chức ngoài trời, nên để che chắn cho người yêu thơ, sân Văn Miếu dự kiến sẽ được căng thêm bạt, làm mái - công việc sẽ ngốn thêm một khoản không nhỏ vào ngân sách vốn không mấy dư dật. Tất nhiên, Ngày thơ cũng nhận được không ít sự quan tâm của các nhà tài trợ. Nhà hát Tuổi Trẻ sẽ hỗ trợ thiết bị và mang cả kỹ thuật viên đến săn sóc phần âm thanh cho ngày hội. Còn công ty truyền thông của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, như thường lệ, vẫn "bao" toàn bộ phần background sân khấu.

Ngày thơ lần 6 sẽ khai mạc vào lúc 8h30 và kéo dài đến hết buổi chiều. Sáng 18/2, tại trụ sở 19 Hàng Buồm, Hội Nhà văn Hà Nội sẽ tổ chức sớm Ngày thơ VN với một hội thảo mang chủ đề "Thơ Việt Nam cách tân và đổi mới".


(Theo evan.com.vn)
http://www.evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2008/02/3B9ADCC8/
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@PVCT: Rất tiếc, chị đã lỗi hẹn rồi. Cứ nghĩ năm nay đã về để rủ em ra xem đêm thơ cùng chị. Năm sau nhé, rất có thể, Thi Viện chúng mình sẽ có một nhóm cùng đi hi hi. Thật là một tương lai tươi sáng! :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nghĩ 15 tháng Giêng Âm lịch mới là hội thơ mà, thế thì thứ năm này mới tới ngày.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối