Dưới đây là các bài dịch của Văn Trực. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Công lý bi (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Chẳng cao cũng chẳng xa,
Không đế cũng không vương;
Một phiến đá nho nhỏ,
Đứng sừng sững bên đường;
Người nhờ anh chỉ lối,
Đi đúng hướng đúng phương;
Anh chỉ cho người biết,
Nào dặm ngắn, dặm trường;
Mọi người nhớ anh mãi,
Công anh chẳng phải thường.

Ảnh đại diện

Giải vãng Vũ Minh (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Đã giải đến Nam Ninh,
Lại giải về Vũ Minh;
Giải đi quanh quẹo mãi,
Kéo dài cả hành trình.
Bất bình!

Ảnh đại diện

Văn thung mễ thanh (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Ảnh đại diện

Lại sang (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Đầy mình đỏ tím như hoa gấm,
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn;
Mặc gấm, bạn tù đều khách quý,
Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm.

Ảnh đại diện

Giải trào (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
Non nước dạo chơi tùy sở thích,
Làm trai như thế cũng hào hùng!

Ảnh đại diện

Trung thu (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Trung thu vành vạnh mảnh gương thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu;
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.

Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

Ảnh đại diện

Học dịch kỳ (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Văn Trực, Văn Phụng

Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi,
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài;
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người.

Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công;
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.

Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh.

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]