Dưới đây là các bài dịch của Seryoshka. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tình yêu tưởng như tình bạn (Robert Burns): Bản dịch của Seryoshka

Đừng nhắc đến tình yêu, làm tớ đau lòng lắm
Bây giờ thì với tớ tình yêu là nghịch thù
Tình yêu trói buộc tớ bằng dây xiềng xích sắt
Rồi thì dìm tớ sâu trong khổ đau muộn phiền.

Nhưng niềm vui tình bạn trong sáng và dài lâu
Tim tớ được thành hình là để minh chứng đấy.
Nơi ấy, cứ chiến thắng, và nhận lấy phần thưởng.
Nhưng xin chớ bao giờ nhắc gì đến tình yêu.

Tình bạn nơi cậu thôi làm tớ hạnh phúc rồi
Nếu vậy thì sao lại phá bỏ hạnh phúc ấy;
Tại sao lại thốt nên lời thỉnh cầu ấy chứ,
Mà chính cậu cũng biết, tớ sẽ từ chối mà?

Trong suy nghĩ của cậu, nếu tình yêu hiện hữu
Hãy che giấu tình yêu trong suy nghĩ ấy đi;
Cũng xin đừng để tớ giằng ra khỏi lòng mình
Ngay người bạn thực sự chính tớ đã tìm kiếm.

Ảnh đại diện

Gánh nặng Người Da Trắng (Joseph Kipling): Bản dịch của Seryoshka

Nhấc lên gánh nặng người da trắng-
Gửi đi hết con cái ưu tú-
Nào, gửi con mình đi biền biệt
Để phục vụ nhu cầu đám tù;
Rồi trông chừng, nặng gánh công việc,
Một đám người hoang dại, rối bời-
Cái đám người mình vừa thu nhận,
Nửa quỉ quái, nửa kia ranh con.

Nhấc lên gánh nặng người da trắng-
Thật kiên nhẫn để mà chịu đựng,
Để che lấp khiếp hãi hinh hoàng
Và ngăn cản dáng vẻ kiêu ngạo;
Bằng diễn thuyết đơn sơ rộng mở,
Phát biểu thẳng thắn một trăm lần,
Để tìm lợi ích cho người khác
Rồi làm luôn ích lợi cho người.

Nhấc lên gánh nặng người da trắng-
Cuộc chiến tàn khốc cho hòa bình-
Mớm cho đầy miệng ăn đói kém,
Rồi bắt bệnh tật ngưng hoành hành;
Và khi lại thật gần đích đến
(Đích đến theo đuổi vì tha nhân)
Lại thấy đám chây lười dốt nát
Làm hy vọng chỉ còn số không.

Nhấc lên gánh nặng người da trắng-
Không phải kỉ luật sắt vua chúa,
Mà là công nô dịch tôi đòi-
Chuyện về hết mọi thứ thường thức.
Hải cảng mình không sao vào được,
Đường sá mình cũng chẳng bước đi.
Nào, cứ sống để mà xây dựng
Rồi chết đi để được ghi công.

Nhấc lên gánh nặng người da trắng,
Gặt hái vụ mùa vẫn như xưa-
Trách cứ từ đám mình cải thiện
Hờn căm từ đám mình gác canh-
Thở than từ đám mình giúp đỡ
(Thật từ từ!) về phía văn minh:-
“Sao đưa chúng tôi khỏi xiềng xích,
Màn đêm Ai Cập thân ái kia?”

Nhấc lên gánh nặng người da trắng-
Chẳng cần chi cúi mình thấp hơn-
Hay phải la lớn vì tự do
Để mà che giấu mình mỏi mệt.
Mặc kệ mình muốn, xì xầm gì,
Mặc kệ mình làm, để lại gì,
Cái đám người ngu ngốc lặng câm
Cứ đè nặng lên cả nhân thần.

Nhấc lên gánh nặng người da trắng!
Đã qua rồi những ngày ấu thơ-
Vòng nguyệt quế ban tặng nhẹ nhàng
Ngợi ca xuôi tai không hiềm thù:
Đến ngay đi, để mà trưởng thành,
Sau chừng ấy năm trời bạc bẽo,
Lạnh, sắc, với hiểu biết đắt giá,
Chỉ trích từ ai ngang hàng mình.


Phân tích của Seryoshka: có thể Kipling nhại ý từ Kinh Thánh khi người Do Thái trách Moishe tại sao lại giải phóng mình ra khỏi Ai Cập vào nơi hoang địa. Ở Ai Cập làm kiếp nô lệ, mà vẫn được ăn uống, nơi hoang địa tự do chẳng có gì bỏ bụng. Tuy nhiên, toàn bộ bài thơ có thể coi như là tác phẩm trào phúng châm biếm chiêu bài "khai hoá" giải thoát người châu Á "man di, mọi rợ" khỏi "nghèo nàn và ngu dốt" (poverty & ignorance) để tiến tới "văn minh hiện đại". Nếu ta biết Kipling viết bài thơ này khi Mỹ sáp nhập quần đảo Phi Luật Tân vào đế quốc Mỹ (tuy còn sơ khai), việc mà tổng thống Mỹ William McKinley gọi là "Đồng hoá thiện chí" (Benevolent assimilation) để biện hộ cho hành động giành giật Phi Luật Tân của y khỏi thực dân Tây Ban Nha và nhập vào đế quốc Mỹ. Sau chiến tranh Phi Luật Tân-Tây Ban Nha với sự "trợ giúp" của Mỹ, Phi Luật Tân độc lập, nhưng sau khi nhận ra mưu đồ đế quốc của Mỹ, người Phi Luật Tân đã tổ chức kháng chiến. Tuy nhiên, kháng chiến thất bại, Phi Luật Tân gần như mất đi hết văn hoá bản địa: tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức thay cho tiếng Tây Ban Nha, người Phi Luật Tân còn chẳng biết tên nước và tên tiếng họ là gì. Quần Đảo Phi Luật Tân (Philippine island) và tiếng Phi Luật Tân (Filipino) đều là theo tên vua Philip II của Tây Ban Nha (Felipe II de España)mà ra cả.
Ảnh đại diện

Người ta là người cho bằng hết thế (Robert Burns): Bản dịch của Seryoshka

Có chăng vì nghèo nàn chân chính
Mà chịu cúi đầu, và bằng hết thế?
Kẻ đòi khúm núm, ta lờ ngoắt qua
Ta dám nghèo đấy cho bằng hết thế
Cho bằng hết thế và bằng hết thế
Công sức ta lu mờ và hết thế
Danh hiệu chỉ là dấu đóng đồng tiền
Người ta là vàng cho bằng hết thế.

Có sao không nào ta dùng bữa nhà
Mặc vải thô xám, và bằng hết thế
Lụa để đám khờ, rượu chúng ba que
Người ta là người cho bằng hết thế
Cho bằng hết thế và bằng hết thế
Dáng vẻ người hào nhoáng và hết thế
Ai người chân chính, nghèo tới chừng nào
Chính là nhân vương cho bằng hết thế.

Thấy ai kia chăng, gọi là quý ngài
Đi khệnh khạng, nhìn chằm chằm, hết thế
Có luôn hàng trăm tung hô lời nói
Quý ngài, trưởng giả, cho bằng hết thế
Cho bằng hết thế và bằng hết thế
Dải đeo, sao đính, và bằng hết thế
Một ai kia người tâm trí độc lập
Nhìn, rồi phá lên cười vào hết thế.

Hoàng thân ban đai bổ nhiệm hiệp sĩ
Phong tước hầu, công, và bằng hết thế
Nhưng ai chân chính còn hơn uy quyền
Thiện tâm, hỡi ai chớ chê bai thế!
Cho bằng hết thế và bằng hết thế
Tước hiệu, chức vụ người và hết thế
Cốt lõi ý nghĩa, kiêu hãnh giá trị
Là thang bậc cao hơn bằng hết thế.

Vậy ta nguyện cầu rồi sẽ đến thôi
Chắc chắn sẽ đến cho bằng hết thế
Rằng ý nghĩa, giá trị, khắp hoàn cầu
Rồi đây ưu việt và bằng hết thế.
Cho bằng hết thế và bằng hết thế
Rồi sẽ đến thôi cho bằng hết thế
Rằng người với người, hết cả thế gian
Sẽ thành huynh đệ cho bằng hết thế.

Ảnh đại diện

Kỉ niệm (Lord Byron): Bản dịch của Seryoshka

Hết rồi!—Lúc mơ màng ta đã thấy
Còn đâu nữa Hy Vọng ánh tương lai
Những ngày hạnh phúc thật ít ỏi thay:
Cóng buốt bởi luồng gió đông bất hạnh,
Bình minh cuộc đời thật ảm đạm sao;
Tình Yêu, Hy Vọng, Niềm Vui, thôi chào tất!
Giá mà ta gộp được luôn Kỉ Niệm vào!

Ảnh đại diện

Ngày xưa có người thiếu nữ (Robert Burns): Bản dịch của Seryoshka

Xưa có người thiếu nữ
Người thiếu nữ đáng yêu
Và nàng yêu thương chàng
Yêu thương chàng tha thiết.

Rồi hồi kèn trận vang
Giằng chàng khỏi tay nàng
Với muôn tiếng than thở
Cùng bao giọt lệ tuôn.

Nơi biển khơi, bờ cát
Pháo đạn nổ ầm ầm
Chàng, tuy người xa lạ,
Nhưng đáng nể sợ thay.

Chẳng gì khuất phục chàng
Hay lay chuyển lòng chàng
Trừ nàng, người thiếu nữ,
Nàng chàng yêu tha thiết.

Ảnh đại diện

Nếu (Joseph Kipling): Bản dịch của Seryoshka

Nếu con vẫn vững tâm khi mọi người xung quanh
Đều mất hết lý trí và đổ thừa cho con,
Nếu con tin chính mình khi mọi người nghi kỵ,
Nhưng vẫn cứ cho phép sự nghi kỵ nơi họ;
Nếu con biết chờ đợi nhưng chẳng chán phải chờ,
Hay bị dèm pha, nhưng chẳng buông lời dối trá,
Hay phải bị ghét bỏ nhưng chẳng chút oán hờn
Và chẳng tỏ ra tốt đẹp, chẳng buồn nói khéo:

Biết mơ ước, nhưng không để giấc mơ làm chủ;
Biết suy nghĩ, nhưng chẳng lấy làm mục đích,
Có thể gặp phải cả Thành Công và Thất Bại
Nhưng vẫn xử hai thứ trá nguỵ ấy như nhau;
Chấp nhận lời thật mình nói bị kẻ ba que
Vặn vẹo thành cạm bẫy cho những ai khờ dại,
Nhìn những thứ mình dành cuộc đời cho, đổ vỡ,
Rồi cúi xuống dựng lại với công cụ hao mòn:

Có thể gộp lại hết mọi thành quả của mình
Và đánh liều tất cả vào một ván sấp ngửa,
Và thua cuộc, và bắt đầu hết lại từ đầu
Nhưng chẳng thở than lời nào về mất mát ấy;
Có thể buộc trái tim, thần kinh, gân cơ mình
Phục vụ bước ngoặt của mình sau cơn mỏi mệt,
Giữ vững như thế khi chẳng còn gì trong mình
Ngoại trừ Ý Chí cứ bảo: “Hãy luôn giữ vững!”

Nói chuyện được với đám đông mà vẫn bảo toàn đức hạnh,
Bước đi cùng Vua Chúa mà chẳng hề khước từ thường dân
Kẻ thù và bạn thân cũng chẳng thể tổn thương mình
Mọi người tin tưởng vào mình, nhưng chẳng có ai quá nhiều
Nếu con có thể tận dụng từng phút giây không khoan nhượng
Với một cuộc hành trình chính xác sáu mươi giây đường xa
Thế giới này, và tất cả trong ấy, là của con đấy.
Hơn thế nữa - con là người lớn rồi, con trai ta!

Ảnh đại diện

Từ nay ta không được cùng nhau (Lord Byron): Bản dịch của Seryoshka

Đôi ta chẳng còn bước sóng đôi
Dạo muộn đến tận đêm hôm nữa
Dù tim còn đập nhịp yêu thương
Và ánh trăng hãy còn tỏa sáng.

Vì lưỡi gươm cắt mòn bao vỏ
Và tâm hồn tổn hao tấm lòng
Và tim tạm dừng lấy nhịp thở
Và Tình Yêu đến hồi nghỉ ngơi.

Dù đêm vẫn là lúc yêu thương
Rồi ngày mai cũng sớm trở lại
Nhưng đôi ta chẳng còn sóng đôi
Cùng dạo bước dưới ánh trăng nữa.

Ảnh đại diện

Đất quê ta, đêm yên lành nhé! (Lord Byron): Bản dịch của Seryoshka

Tạm biệt nhé! Bờ biển quê ta,
Sau làn nước xanh khuất bóng rồi
Gió đêm thổi dồn, sóng gào thét
Và hải âu rít lên rền rĩ
Mặt trời kia đã lặn xuống biển
Ta đã theo hành trình mặt trời
Tạm biệt mặt trời, tạm biệt người
Đất quê ta, đêm yên lành nhé!

Vài giờ nữa, mặt trời lại mọc
Lại sinh thành nên một buổi sáng
Và ta lại mừng đón trời biển
Nhưng chẳng thể chào đất mẹ ta
Thái ấp ấm cúng để trống không
Bếp lò của ta cũng trơ trọi
Cỏ dại bám tụ đầy vách tường
Chó nhà ta tru hoài nơi cửa

‘Đến đây nào, cậu bé hầu cận
Sao em mãi kể lể khóc than?
Em hãi kinh biển sóng khốc nghiệt
Hay rùng mình hoảng sợ gió bão?
Thôi lau khô lệ trong mắt đi
Tàu của ta mạnh và nhanh lắm
Chim ưng mau nhất chẳng thể bay
Song hành tàu ta vui thế đâu.’

‘Gió cứ rền rĩ, sóng cứ cao
Em chẳng sợ gió và sóng đâu
Nhưng đừng ngạc nhiên, ngài Hộ Vệ,
Vì em đang buồn trong lòng đây
Vì em đã phải rời xa cha,
Rời xa mẹ, người em yêu quí
Chằng có bạn bè, chỉ có ngài
Ngài đấy, và Đấng Bề Trên thôi

Cha nhiệt thành chúc phúc cho em
Và chẳng phiền trách làm gì nhiều
Nhưng mẹ mãi đau đáu thở than
Đến khi nào em trở về thôi.’
‘Thôi nào, thôi nào, cậu em nhỏ
Lệ đầy cả mắt em rồi kìa
Nếu có được lòng em chân thật
Mắt anh nào khô ran thế này.’

‘Đến đây, bác cận vệ trung thành
Sao bác xanh xao tái mét vậy?
Bác hãi kinh kẻ thù người Pháp
Hay rùng mình hoảng sợ gió bão?’
‘Bảo tôi run sợ vì mạng sống à?
Ngài Hộ Vệ, tôi nào hèn thế
Nhưng nghĩ đến người vợ xa vắng
Gò má kiên trung tái nhợt rồi.

Vợ con tôi gần thái ấp ngài đấy
Cạnh nơi bờ hồ gần đấy thôi
Nhưng khi lũ con trai đòi cha
Bà ấy biết trả lời làm sao?’
‘Thôi nào, thôi nào, bác cận vệ
Đừng để ai nói vặn nỗi buồn
Nhưng ta, tâm trạng hời hợt hơn
Sẽ cười lên mà bỏ đi thôi.’

Ai lại tin tiếng than bề ngoài
Của vợ hay người yêu kia chứ?
Người khác sẽ lau khô mắt xanh
Mà chúng ta đã thấy ngấn lệ
Ta chẳng tiếc niềm vui đã qua
Hay nguy hiểm đang tụ lại gần
Nỗi buồn lớn nhất là ra đi
Với chẳng gì làm rơi giọt lệ.

Giờ ta một mình thế giới này
Nơi biển rộng, biển rộng mênh mông
Ta có nên tiếc thay cho người
Khi chẳng ai thở than vì ta?
Con chó cứ rền rĩ vô ích
Đến khi được bàn tay lạ nuôi
Rồi khi ta về nơi nó đứng
Nó cũng xé xác ta ra thôi.

Với ngươi, thuyền ta, ta đi nhanh
Vượt ngang biển mặn tung bọt sóng.
Chằng cần biết mang ta đến đâu
Không về nơi ta, cũng thế thôi.
Chào các ngươi, sóng biển xanh thẫm
Khi các ngươi đã khuất tầm mắt
Ta lại chào hoang mạc, hang hốc
Đất quê ta, đêm yên lành nhé!

Ảnh đại diện

Mùa hè đang đến kìa! (Khuyết danh Anh): Bản dịch của Seryoshka

Mùa hè đang đến kìa
Hót vang lên chim cu!
Hạt cây nảy mầm rồi,
Và đồng cỏ mọc xanh,
Hát vang lên chim cu!

Cừu mẹ trả lời con,
Bò mẹ nhường bê con,
Bò mộng lồng quấy phá,
Cừu đực quanh quẩn quanh,
Hát vui lên chim cu!

Chim cu, ơi chim cu!
Chim hót hay lắm cơ!
Hót mãi đừng ngừng nhé!
Nào hót đi, chim cu!
Hót đi, chim cu ơi!

Ảnh đại diện

Cừu non (William Blake): Bản dịch của Seryoshka

Cừu non ơi, ai tạo ra em?
Ai tạo ra em, em biết không?
Cho em cuộc sống và thức ăn đây,
Bên bờ suối và trên cánh đồng;
Cho em áo lông dễ thương thay,
Áo lông mềm nhất, sáng mượt như nhung;
Cho em chất giọng dịu dàng thay,
Làm tất cả thung lũng hân hoan vui mừng?
Cừu non ơi, ai tạo ra em?
Ai tạo ra em, em có biết không?

Cừu non ơi, ta nói em nghe,
Cừu non ơi, ta nói em nghe:
Người được gọi bằng tên của em
Vì người tự gọi mình một bé cừu non
Người thật hiền từ và thật hoà nhã
Người trở thành một cậu bé con
Ta, cậu bé, còn em, cừu non,
Hai ta được gọi theo tên của người
Cừu non ơi, Chúa ban phúc lành cho em!
Cừu non ơi, Chúa ban phúc lành cho em!

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối