Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Văn Minh. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (53 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cái chết của Jukov (Joseph Brodsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Tôi đã thấy dòng người đi chết lặng
Chiếc quan tài trên đại bác xe tang
Âm thanh gió không đưa vang đến
Tiếng nhạc buồn, quân đội Nga khóc than
Trong nghi thức quốc tang trang điểm
Jukov vẫn bừng lên cái chết rực hồng

Bao chiến sĩ trước ông từng ngã xuống
Dẫu kiếm gươm không sắc tựa kiếm thù
Nhưng tung hoành trên đồng cỏ Volga
Ngày cuối đời kết thúc
Hệt Velezari hoặc giống Pompei

Bao nhiêu máu lính ông đổ xuống
Nơi đất người? Vâng, đúng rất buồn
Còn nhớ họ không? Khi nằm chết
Trên chiếc giường lính cứu thương
Sẽ phải chăng thất bại hoàn toàn!
“Tôi đã chiến đấu”
Khi gặp họ trong lòng đất hẳn ông sẽ trả lời

Vì chính nghĩa người cầm quân huyền thoại
Sẽ không còn trong chiến trận tham gia
Hãy yên giấc sử nước Nga vẫn đủ
Ghi tên muôn người lính tiến vào Thủ đô các quốc gia
Nhưng trở về Thủ đô mình
Trong hãi hùng nơm nớp
Hỡi Nguyên soái dải băng chói đỏ
Đã che đi ngữ ngôn và ủng của Người
Xin mặc kệ hãy nhận như sự đáng thương hiến vật
Hãy đánh trống lên và quân nhạc cất lên
Như tiếng reo của đội ngựa đua
Nhảy qua rào cản


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Điệu Waltz (Joseph Brodsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Tôi tỉnh dậy cánh tay đã mất
Mà trước đây có đủ năm ngón kia
Tôi hoa mắt những vòng tròn quay đảo
Và tôi lại chìm ngủ thiếp đi

Tôi tỉnh lại tay thứ hai đã mất
Nằm ngủ lâu nguy hiểm quá chừng
Nhưng Chúa nhắc hãy nằm yên nhắm mắt
Và tôi nằm thiêm thiếp giấc tiên

Tôi tỉnh lại đôi chân đã mất
Nước mắt trên ngực chảy nhoà
Tôi tỉnh lại mọi người ôm vòng hoa
Và tôi nhắm mắt

Tôi tỉnh lại và tôi biến mất
Biến mất tăm như chưa có bao giờ
Và như vậy
Từ trời cao chiếc giường mình nhìn xuống
Chỉ có còn cái bụng nằm trơ

Tôi tỉnh lại và tôi ở thiên đường
Ở trong tôi mỗi linh hồn còn lại
Và từ trên đám mây tôi nhìn mãi
Thấy chiến tranh đã qua tự lâu rồi


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bức thư trước trận đánh (Vladimir Vysotsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Nửa tiếng trước giờ xung trận
Nép vội dưới sườn xe tăng
Sắp nghe đạn xé từng tràng
Người ta trao người lính trẻ
Bức thư gửi từ xóm mạc
Gấp hình tam giác màu xanh

Dường như chẳng phải ở đây
Thư vị hôn thê nắn nót
Hay là bố mẹ anh viết
Điều gì khác biệt nữa kia
Rõ ràng chẳng lợi ích gì
Người ta trao anh quá vội
Bức thư trước phút giao tranh

Những dòng thư viết rõ rành
“Xin lỗi vì em im lặng
Em mỏi mệt lắm, đợi chờ”
Chỉ thế suốt cả trang thư
Cuối trang thêm dòng tái bút:
“Em đi xa... có điều gì
Cho em gửi lời xin lỗi
Yên tâm chiến đấu anh nghe”

Người lính kêu lên đau xót
Hoà trong loạt súng vang trời
Người đưa thư ơi, sao nỡ
Chuyển tôi viên đạn giết người
Trong chiếc phong bì tam giác
Đúng khi cái chết kề nơi

Chẳng sợ tên bay đạn lạc
Bất cần sống thác chẳng sao
Ghì súng trên vai bước thẳng
Chẳng cần chi đến chiến hào

Anh ôm chặt lấy mảnh đất
Trận chiến trước thành Xuroi
Chỉ còn phất phơ ngọn gió
Mảnh thư bay liệng dưới trời


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bài ca về chiến tranh kết thúc (Vladimir Vysotsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Đặt giữa sân tấm ván đóng làm bàn
Gõ domino chưa có khăn trải xếp
Ngày tháng năm dài hơn đêm tháng chạp
Giết thời gian mọi việc đã xong rồi

Những ngọn đèn đã sáng lên hết cỡ
Matxcơva nhìn tù binh qua ô cửa treo cao
Ở nơi nào người lính mang trong tim mảnh đạn?
Trinh sát cần bắt địch lấy tin còn ở nơi đâu?

Cờ sắp kéo lên, đội duyệt binh chờ sẵn
Như thảm lót nền nhà, quảng trường sạch như lau
Về hướng Tây các quân đoàn cấp bách
Còn các bà dự đám tang ở tận tuyến sau

Chưa uống thoả thuê làn nước trong nguồn
Cũng chưa kịp sắm sanh cặp nhẫn
Nhân dân đã xoá sạch đi khổ nạn
Đã trôi qua như nước cuốn sạch rồi

Mặt kính cửa cạo đi, vết giấy bồi hệt như thập tự
Bóng tối hẳn không cần, vứt mảnh vải che
Ở đâu đó, lấy bi đông, trước lá cờ mặt trận
Rót rượu xua hãi hùng, giá lạnh, đuổi tà đi

Tượng thánh đã lau giá nến sạch như ly
Tâm và khẩu, dòng thơ, lời cầu nguyện
Cờ đỏ giương cao những quân đoàn thẳng tiến
Theo thông tin có thiệt hại, không nhiều

Các vườn hoa muôn nơi đua nở
Mặt đất đã ấm lên, dòng nước chảy mát lành
Công lao động sắp đơm hoa kết trái
Ngả mình trên gối cỏ tươi xanh

Chẳng lơ lửng khinh khí cầu trên thành phố
Còi báo động ngừng im, kèn chiến thắng sẵn sàng
Các đại đội vẫn cứ ra mặt trận
Có thể ai lại tiếp tục hy sinh

Chiến lợi phẩm phong cầm đâu đó đã ngân lên
Cũng đã nghe lời hẹn thề trăm năm đầu bạc
Ta đã tưởng hoàn toàn không còn quân giặc
Vẫn cứ đi về phía tây tiếp những quân đoàn


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tất cả mọi người đã ra mặt trận (Vladimir Vysotsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Bây giờ đây tất cả đều mãn hạn
Và ở ngay trước cổng ra vào
Bảng chữ thập có ghi dòng chữ
“Tất cả ra mặt trận” treo cao

Mọi người đều tha tội chúng tôi
Dân tộc ta xưa nay đều như vậy
Khi hiểm hoạ cận kề Tổ quốc
Nghĩa là ta tất cả đến chiến trường

Một năm tù bằng ba năm nơi ấy
Chúa giữ cho như sách cổ trại giam
Giờ chúng tôi khác chi người quản giáo
Tất cả ra mặt trận sánh ngang hàng

Trưởng trại giam Beryozkin
Xưa cậy thế ôi chỉ toàn hứa hão
Phải định thần xem dòng biển báo
Lại cùng ra mặt trận lên đường

Tốt hơn là để ông lại hậu phương
Chỉ được cái khi quản tù anh dũng
Toà án binh trao tặng ông phần thưởng
Để tự mình được giải ngũ về quê

Còn chúng tôi đều tỏ ra xứng đáng
Và sau này được khen thưởng tôn vinh
Ai còn sống đeo huy chương lên ngực
Cây thánh giá trên mồ ai ngã xuống hy sinh

Còn những ai khác vẫn tù nhân
Họ hãy đọc ngay trên cổng chính
Biển kỷ niệm bây giờ bọc kính
“Tất cả ra mặt trận” mấy chữ này


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bài ca trái đất (Vladimir Vysotsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Ai bảo rằng tất cả cháy thành tro
Đừng gieo hạt làm gì vào đất nữa
Ai bảo rằng quả đất không còn nữa
Không! Chỉ một thời gian nó tạm lánh mình

Ai tước đi được quyền sống quyền sinh
Cũng như thể biển đố ai tát cạn
Ai tin rằng quả đất đã bị thiêu tiêu tán
Không! Đó chỉ là nỗi bầm dập đau thương

Có hề chi đợi thời đến rất gần
Quả đất chẳng hoá thành phế bỏ
Ai dám nói đất không còn hát nữa
Và lặng câm vĩnh viễn đến muôn đời

Nén tiếng rên và cất cao lời
Từ chính vết thương của tâm hồn lên tiếng
Bởi trái đất là hồn ta hiển hiện
Không thể ai xéo nát dưới gót giày

Ai bảo rằng quả đất chẳng còn đây
Không! Chỉ là một thời gian tạm lánh


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ngày mồng Một tháng Chín năm 1939 (Joseph Brodsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Ngày mồng Một tháng Chín
Là ngày thu học sinh đến tựu trường
Nhưng bọn Đức đã chắn hàng rào có sọc
Tiếng xe tăng gầm rú dọc Ba Lan

Như vuốt nanh liếm thanh sô cô la
Đổ đầy chiếc cốc uống vốt ka
Vuốt trơn tru trên tấm kính mờ
Đứng đầu bảng trong danh sách chết

Như sổ điểm danh, bạch dương ru trước gió
Những chiếc lá như chiếc mũ bình yên
Nằm lặng yên trên nóc nhà mái xám
Ở đó không còn tiếng trẻ em
Mà chỉ còn những đám mây đen
Trườn vô thức qua thành khung cửa sổ


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bà lão người Nga (Yuri Kuznetsov): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Người lính Đức sáng nay ra trận
Mang tất chân bà lão Nga đan
Thật chẳng khác những bà mẹ Đức
Còn nói lên lời chúc tốt lành
Thật chẳng lẽ bà già thật sự
Còn nhận anh người lính, là con?
Anh cũng biết là bà ở goá
Mấy đứa con hy sinh hết chẳng còn

- Hãy cầm đi - giọng bà êm dịu
Sắp mùa đông tới lạnh vô cùng
Nhận đôi tất, nhìn bà sâu trong mắt
Chẳng hiểu sao lệ cứ chảy khôn ngăn

Bao khủng khiếp, suốt năm đằng đẵng
Cũng quên đi mùa đông lạnh kinh người
Chỉ thỉnh thoảng nhớ bà già ấy
Và dòng lệ, không sao hiểu, tuôn rơi


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Trong những ngày phong toả (Yuri Voronov): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Trong những ngày phong toả
Chúng tôi chẳng nhận ra
Tuổi trưởng thành, tuổi thơ
Ở đâu là điểm khác
Năm bốn ba
Được nhận huy chương
Nhưng chỉ đến năm bốn lăm
Mới được trao hộ chiếu

Chẳng đau khổ điều này
Nhưng khi người ta lớn
Sau nhiều năm trôi qua
Bỗng giật mình sợ hãi
Chúng tôi chẳng trưởng thành
Chẳng lấy gì già dặn
So với thời trước đây


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ngày 31 tháng Chạp năm 1941 (Yuri Voronov): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Khắp thành phố Leningrad tử thần lồng lộn như một cơn gió
Khắp mọi nơi
Chúng tôi không đón năm mới ở Leningrad,
năm mới dường như không có
Những ngôi nhà không hơi ấm, không đèn
những đám cháy âm ỉ cạnh bên
kho Bađaevski kẻ thù thiêu huỷ

Và chúng tôi
Vùng đất Bađaevski chẳng có gì ngoài nước
đất với tàn tro
và đất với tàn tro
Những gì để lại từ tháng năm qua
Thời phong toả, khổ đau là vô hạn

Chúng tôi câm lặng dưới tiếng gào bom đạn
Trong chiến tranh
Trên những khuôn mặt chỉ còn lại gò má và hốc mắt
Chúng tôi tránh soi gương để khỏi hãi chính mình

Chẳng có năm mới đâu
Leningrad trong thời phong toả
Ở đây cũng chẳng bói ra được một que diêm
Chúng tôi lấy lửa bằng đá cuội như người tiền sử
Bóng đen của tử thần vẫn theo mỗi người sát gót

Nhưng dù sao
Thành phố chúng tôi
không thể là thời đồ đá
Ai đó có thể đi
Đến nhà máy dưới gió tuyết gầm gào
Chúng tôi
Không đón năm mới
Nhưng sáng mai ra vẫn nói:
Năm mới đến rồi!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 6 trang (53 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối