Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Văn Tú. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 5 trang (46 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tạp ngâm kỳ 3 (Nguyễn Du): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Tháng tám thu sang nét đã già,
Bầu trời nửa sáng nửa như nhoà.
Gió xua trúc biếc, rời khua sáo,
Mưa dậy cúc vàng, đất trải hoa.
Núi lạnh, lạnh lây hồn mộng khách,
Đầm trong, trong suốt tấm lòng ta.
Cửa ngoài dạo gót nhìn thu sắc,
Nửa gửi rừng phong ngọn nước xa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đại nhân hí bút (Nguyễn Du): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Nhà ai bến Nhị mọc lô nhô,
Chiếm cả bầu xuân trọn một khu.
Tả hữu đôi bên lầu gác dựng,
Hán Hồ khác lối áo quần phô.
Giàm vàng ngựa kén mầm rau ngọt,
Lầu ngọc người say thú rượu nho.
Cảnh đẹp năm năm riêng hưởng thú,
Mặc cho Nam hải bụi hay mù.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Giả sơn ngâm (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Hòn non bộ từ đâu đến đó,
Nghe từ đời quan Ngự trước đây.
Đá kia chính tự ông xây,
Cây kia, tuổi trẻ, chính tay ông trồng.
Cây tới độ rễ chồng, lá rủ,
Đá tới kỳ mốc phủ rêu dày.
Tuổi ông vừa chín mươi hai,
Quanh cùng non bộ ngày ngày vui chơi.
Bỗng một sớm phương trời mây hạc,
Đá cùng cây phó mặc cỏ lau.
Ngán thay con cháu ông sau,
Muốn đem non bán, bọn giàu không mua!
Ta về nghỉ vốn ưa non bộ,
Có bể không, không có non bày.
Ngờ đâu non bỗng đến tay,
Đặt vào trông cũng hay hay ưa nhìn.
Lạ thay non bể biến thiên,
Kẻ buông người dỡ là duyên hai già.

Ảnh đại diện

Tiễn môn đệ Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân ký kinh thành chư môn đệ kỳ 2 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Cửa khuyết xa nhau chốc bảy thu,
Gặp anh nhớ lại bạn tòng du.
Quan sơn nào hẹn ngày gần gũi,
Gió bụi đôi nơi cảnh dãi dầu.
Nghiên bút chạnh lòng dường khóc dở,
Non sông trước mắt có vui đâu?
Ai về nhắn nhủ người quen biết:
Huyền Án tiên sinh đã bạc đầu!

Ảnh đại diện

Tiễn môn đệ Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân ký kinh thành chư môn đệ kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Chia tay cửa khuyết bảy năm qua,
Xếp tấm mền xanh lão lại nhà.
Thân thế giấc mơ thành bướm hẳn?
Văn chương thời loạn dáng tiền chưa?
Gió mưa chẳng quản xa xôi đến,
Non nước thêm buồn biến cố xưa.
Mai lại trên đường sông nước cách,
Trời thu tan tác bóng mây thưa!

Ảnh đại diện

Đảo vũ (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Rước thần đến từ ba hôm trước
Trời không mưa lại rước thần về.
Kẻ hầu người hạ đủ bề,
Trước giương tàn lọng, sau kề mâm xôi.
Dân nổi giận ngỏ lời trách móc:
“Thần không dân, lấy cóc ai thờ!
Không mưa sao cứ hững hờ,
Để dân đói khổ biết nhờ cậy ai?”
- “Này dân hỡi! Lại đây ta nhủ:
Mưa hay không ta có biết đâu!
Việc ta ăn uống là đầu,
Làm mưa, nào có quyền nào ở ta?”
Thần nay mà đến thế a?
Trách nào dân khổ còn ngờ nỗi chi?

Ảnh đại diện

Độc La Ngạn Đỗ đình nguyên từ Bắc phiên thư (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Thư đọc, như ngàn lớp sóng dâng,
Thế mà người ghét biết đâu chừng?
Hay, hèn, tốt, xấu, ta chưa quyết,
Tươi, héo, buồn, vui trước đã từng.
Còn có khiếu thiêng, tâm một điểm,
Khôn cầm cuộc thế, lệ ba thưng.
Già này chỉ biết qua như thế,
Chưa chắc vùng Đông có đại bằng.

Ảnh đại diện

Giáp Thân trung thu ngụ Hà Nội hữu cảm ký đồng niên cử nhân Ngô (Kim Cổ nhân) (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Nơi này thu trước, chục năm qua,
Thành quách còn nguyên, cảnh khác xa.
Nến bạch đèn hồng soi lấp loáng,
Dù xanh mũ trắng lẫn Tây ta.
Tô giang sóng dậy hờn sôi sục,
Nùng lĩnh trăng treo bóng lững lờ.
Lệnh cấm đi đêm nghe ngặt lắm,
Nhớ chăng chốn cũ thú đề thơ?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đại mạo sơ (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Khương Hữu Dụng, Nguyễn Văn Tú

Hiếm hoi từ đảo Lý Sơn vào,
Hai chục năm trường vẫn có nhau.
Của báu từ khi về với lão,
Suốt đời thường được đặt lên đầu.
Bụi vàng quang quẻ răng hồ nhụt,
Tóc bạc lồng bồng dạ những âu.
Được tấm lòng bền ai chẳng thích?
Lựa là văn vẻ tựa minh châu!

Ảnh đại diện

Độc thi (Cao Bá Quát): Bản dịch của Nguyễn Văn Tú

Lẩn mình trong đám trần ai
Căn nhà sâu thẳm cổng ngoài cài then
Giữ niềm khờ vụng đã quen
Chiếc thân phóng khoáng nhường quên việc đời
"Thảo huyền" ở rảnh một nơi
Chiếc giường, già vẫn không rời quyển kinh
Nỗi lòng trằn trọc thâu canh
Vẩn vơ nào biết rằng mình tỉnh say?
Kìa thơ "Tang hỗ" mến tài
"Thấp linh" câu vịnh nhớ người hiền nhân
Nghìn năm ai đã nối vần?
Trông gương người trước bội phần ước mơ
Ác chìm bốn mặt như tờ
Trời cao, đêm cũng mịt mờ trôi qua
Dưới thì không ngủ có ta
Trên thì sao sáng lững lờ muốn rơi
Những loài bồ kết tốt tươi
Chồi lan hiu quạnh ai người biết hương?
Ngoài trời ta hãy ngâm vang
Tiếng ngân trong tối liệu chừng ai nghe?

Trang trong tổng số 5 trang (46 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối