Dưới đây là các bài dịch của Nại Hàn Đỗ. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Con báo (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Takya Đỗ, Nại Hàn Đỗ

Trong Bách thảo, Paris

Những chấn song chầm chậm lướt qua
Ánh mắt giờ biến thành mệt mỏi.
Chốn ngục tù thế gian không tồn tại
Những hàng song vây bủa nơi nơi.

Vòng xoay nhỏ khoanh đều mềm mại,
Nhịp nhàng trong dáng vẻ kiêu hùng,
Như vũ điệu đại ngàn hoang dại,
Lặng yên rồi khát vọng, nhớ nhung.

Chỉ đôi lúc âm thầm ngước mắt,
Khép đôi mi giữ kín ảnh hình.
Trong huyết quản tiếng gào tịch lặng.
Ngậm ngùi ôi giấc mộng rừng xanh.

Ảnh đại diện

“Vậy hãy để chúng ta nói lời tạ từ như hai tinh cầu...” (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Vậy hãy để chúng ta nói lời tạ từ như hai tinh cầu
bị cắt chia bởi màn đêm vô hạn,
như khăng khít lớn dần bằng xa cách
sẽ nhận ra nhau từ những hợp tan.

Ảnh đại diện

“Tài sản của chúng ta là mất mát...” (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Tài sản của chúng ta là mất mát. Càng mất mát nhiều, càng sẵn lòng
mất mát mát bao nhiêu chúng ta càng giàu có bấy nhiêu.

Ảnh đại diện

Ở đâu đó (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Ở đâu đó đoá hoa giã từ nở rộ và không ngừng rải thứ bụi phấn chúng ta đang hít thở;
ngay giữa làn gió sống động nhất chúng ta cũng thở hơi thở giã từ.

Ảnh đại diện

Phù du (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Cát bụi thời gian. Cả những tổ ấm được ban ơn
cũng lặng lẽ khuất dần.
Đời sống thường phiêu du. Những chân cầu không nhịp
vô ích trơ gan ra đó.

Nhưng tàn phai: có rầu lòng hơn cái đài phun nước
phải trở về làm mặt gương phẳng lặng bụi bặm vương đầy?
Ta cắn chặt trong răng sự đổi thay,
đến đỗi ta bị lột trần trước con mắt tò mò của nó.


Ồ trông kìa các ngươi đang ngấm ngầm mục rữa!
Ai có thể hiểu rằng
các ngươi bẻ lái con thuyền
lại không hề tìm bến đỗ?

Chẳng ai ngờ. Đâu sẽ là nơi
vang lên những bài ngợi ca?
Mọi thứ biến mất tăm và bị nhấn chìm
chen chúc chốn tận cùng đáy nước.

Dòng cuốn kéo chúng ta lăn về bên kia
theo đà con dốc...
chúng ta không đủ thời gian
phản chiếu bóng mình.

Ảnh đại diện

Xuân sớm (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Cái lạnh biến dần. Bỗng nhiên rừng non
chuyển mình bên tấm chăn xám đắp trên đồng cỏ.
Những mạch nước nhỏ nhoi thay đổi tính tình.
Những dịu dàng, hư ảo,

vươn tay nắm lấy địa cầu từ một khoảng không.
Những nẻo đường khoe mình trải sâu nơi thôn dã.
ngươi đã thấy dù không hề chờ đợi
Trên thân cây xơ xác in dáng vẻ hồi sinh.

Ảnh đại diện

Lòng bàn tay (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Lòng bàn tay. Đơn chiếc, giờ chỉ còn đi được
bằng mò mẫm. Lòng bàn tay ấy đang ngửa mặt
và làm tấm gương chứa đựng bóng hình
những con đường trên đỉnh trời đang thả bước
lang thang.
Nó thành thục cách đi trên mặt nước
khi khum chụm.
Lúc vượt qua những suối nguồn
làm sáng rỡ mọi lối mòn.
Khi bước vào những bàn tay khác,
biến những mặt kia của mình,
thành cảnh đẹp:
nó lang thang và đậu lại nơi chúng
và làm chúng đủ đầy khi nó đến.

Ảnh đại diện

Tặng Hans Carossa (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Đến mất mát cũng là của chúng ta; và thậm chí cả niềm quên lãng
nơi vương quốc biến ảo vẫn hiện lên bóng dáng.
Khi một thứ được buông thả, nó lượn vòng, và dẫu ta hoạ hoằn mới là tâm điểm
của quĩ đạo này, nó vẫn vẽ quanh ta một đường cong diệu kỳ không đứt đoạn.

Ảnh đại diện

Với âm nhạc (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Âm nhạc: hơi thở của những pho tượng. Mà có lẽ:
Tịch lặng của những bức tranh. Ngươi ngôn từ nơi mọi ngôn từ
cạn kiệt. Ngươi thời gian
sừng sững trên nẻo đường của những trái tim hữu sinh hữu diệt.

Rung cảm vì ai? Ô ngươi nỗi rung cảm
biến thành gì? thành cảnh sắc trỗi âm giai dìu dặt.
Ngươi người lạ: Âm nhạc. Ngươi trồi lên
từ địa hạt tâm hồn chúng ta. Nơi sâu kín nhất
trong ta dâng lên, trào thoát, –
sự ly khai thần thánh:
khi bản thể trong ta vượt ra ngoài lơ lửng
như khoảng cách xa nhất từng chiêm nghiệm, như mặt ngoài
của không gian:
tinh khiết
vô tận
không còn cư ngụ được.

Ảnh đại diện

“Vẫn không thôi, dù ta đâu lạ gì xứ sở của yêu đương...” (Rainer Maria Rilke): Bản dịch của Nại Hàn Đỗ, Takya Đỗ

Vẫn không thôi, dù ta đâu lạ gì xứ sở của yêu đương,
đâu lạ gì cái nghĩa địa nhỏ nhoi mang những cái tên đang than khóc,
đâu lạ gì cái vực thẳm tàng ẩn hung hiểm nơi bao kẻ khác
đã sảy chân: dẫu vậy hai ta vẫn không thôi sánh bước
dưới những bóng cây xưa, vẫn không thôi nằm xuống
giữa cỏ hoa, ngẩng mặt ngắm thiên đường.

Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối