Dưới đây là các bài dịch của Lưu Đức Trung. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Chuyện bà mẹ ngồi trên chiếc ghế (Lưu Tiêu Vô): Bản dịch của Lưu Đức Trung

Không thể nào không ngợi ca
Không thể nào không hát mừng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Ngồi trên ghế cũng giết giặc

Con không biết mẹ tên gì?
Nhưng có hề chi!
Khi con biết mẹ: người phụ nữ bình dị
Chiến đấu rất ngoan cường
Dũng cảm và mưu trí
Mẹ ngồi trên chiếc ghế
Vẻ mặt vẫn bình thường
Nhưng lòng rực lửa căm hờn
Vì sự nghiệp Tổ quốc
Vì tương lai dân tộc
Mẹ càng thêm sức mạnh
Vì con cháu mai sau
Mẹ giàu lòng dũng khí
Mẹ ngồi trên chiếc ghế
Như vách núi hùng vĩ
Lệnh mẹ ra khe khẽ:
Im lặng! Im lặng!
Hãy chờ một phút
Hãy đợi một giây
Tất cả nín thở nhắm thẳng về một hướng
Lệnh một tiếng: Bắn!
Hỡi ôi! Một tiếng nói khe khẽ
Mà chấn động cả núi sông
Một câu nói nhè nhẹ
Mà biển động sóng gầm
Một tiếng nói khe khẽ
Trong khoảnh khắc quân thù đã tiêu tan
Mẹ ngồi trên chiếc ghế
Một tiếng nói khe khẽ
Mà cả lớp người không muốn nô lệ
Cầm vũ khí đứng vùng lên
Chẳng sợ lửa đạn cung tên
Xông vào quân Mỹ hung tàn cướp nước
Giết! giết! giết sạch!

Cả trái đất đứng dậy ngợi ca
Cả vũ trụ cất cao tiếng hát
Bà mẹ bị áp bức của loài người
Ngồi trên ghế cũng giết giặc


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Nhà thiên văn (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Lưu Đức Trung

Em hỏi:
“Buổi tối khi trăng tròn
Treo lơ lửng giữa lùm cây,
Có ai ôm được nó không?”.
Thế là anh cười chế nhạo:
“Nhóc ơi, mày là đứa bé,
Ngốc nghếch nhất trần gian,
Mặt trăng xa vời vợi
Làm sao mà với tới!”.

Em nói:
“Anh mới là ngốc nghếch,
Khi mẹ nhìn qua cửa sổ,
Thấy chúng mình nghịch ngợm dưới sân chơi,
Lẽ nào anh cũng bảo mẹ ở xa vời!”.

Anh không nghe, nói rằng:
“Mày thật ngốc,
Tìm đâu ra lưới khổng lồ,
Vợt trăng lên cho được?”

Em bảo:
“Tất nhiên phải lấy đôi bàn tay”.

Anh lại cười:
“Mày là đứa bé
Ngốc nghếch nhất trần gian.
Hãy chờ trăng tới gần,
Biết nó to dường nào!”.

Em cãi:
“Anh ơi! Ở trường, người ta dạy
những điều gì đâu đâu!
Khi mẹ cúi đầu ôm hôn chúng mình,
Mặt mẹ to biết dường nào!”.

Thế nhưng anh ấy vẫn cứ bảo:
“Mày là đứa bé
Ngốc nghếch nhất trần gian!”.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Xứ thần tiên (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Lưu Đức Trung

Nếu mọi người biết được
Cung điện vua của con ở đâu
Chắc nó sẽ tan biến vào trong không trung
Mái cung điện bằng bạc
Có bảy sân chầu
Hoàng hậu sống trong đó
Đeo ngọc quý của bảy vương quốc.
Con mách thầm với mẹ
Cung điện của vua con
Ở ngay sau nhà ta đó
Cạnh những chậu cây cảnh
Nàng công chúa nằm ngủ trên bờ xa
Cách bảy biển khó vượt qua
Nàng đeo vòng cổ tay
Đeo ngọc trai trên tai
Tóc nàng dài chấm đất.
Khi con chạm khẽ chiếc gậy thần,
Nàng tỉnh giấc và nở nụ cười ngà ngọc.
Nhưng hãy để con thầm thì tai mẹ
Nàng ở ngay góc nhà ta đó
Cạnh những chậu cây cảnh.
Khi mẹ ra bờ sông tắm
Mẹ hãy đến dưới mái nhà
Con sẽ ngồi trong góc
Giữa bóng tường gặp nhau
Lúc đó con mèo nhỏ theo con
Vì nó biết bác thợ hớt tóc
Trong câu chuyện con vừa mới kể
Nhưng hãy để con thầm thì với mẹ
Bác thợ hớt tóc trong câu chuyệt đó ở đâu?
Ở ngay góc nhà ta đó
Cạnh những chậu cây cảnh.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Người thuỷ thủ (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Lưu Đức Trung

Thuyền của người Madhu thả neo xuống bến Rajgunj,
chở đầy những cây đay vô dụng,
nằm im lìm biếng lười đã bao ngày.
Nếu ông ấy cho con mượn thuyền,
Còn sẽ làm thêm trăm cái chèo
Và dựng lên năm, sáu hoặc bảy cánh buồm.
Con sẽ không bao giờ chèo thuyền đến những cái chợ ngớ ngẩn,
Con sẽ giong buồm đi khắp
Bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên.
Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng sụt sùi khóc lóc
Trong xó tối cô đơn,
Con cũng không dại vào rừng sâu
biền biệt mười bốn năm trời như chàng Rama,
Con sẽ về trở thành hoàng tử trong truyện kể,
và trên thuyền con sẽ chở đầy những thứ mình yêu thích.
Con sẽ đem bạn Ashu cùng đi,
Chúng con vui sướng giong buồm vượt qua
bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên.
Chúng con sẽ kéo buồm lên trong ánh sáng bình minh.
Buổi trưa lúc mẹ tắm trong ao,
Chúng con sẽ chèo thuyền qua con sông cạn Tirpurni
Và bỏ lại đằng sau hoang mạc Tepântar.
Khi thuyền trở về trời đã xẩm tối,
và con sẽ kể mẹ nghe những điều trông thấy.
Con đã vượt qua bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Mười hai giờ (Tagore Rabindranath): Bản dịch của Lưu Đức Trung

Mẹ ơi, bây giờ con muốn nghỉ học,
Suốt buổi sáng cặm cụi theo bài vở.
Mẹ bảo: "Mới có mười hai giờ",
Cứ nói mãi thế ư!
Mẹ chẳng bao giờ nghĩ rằng trời đã trưa
Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng.
Riêng con có thể tưởng tượng ra,
Mặt trời đã lan tới bờ ruộng
Bà lão dưới thuyền đang hái rau trên bờ,
lo bữa cơm chiều.
Con chỉ cần nhắm mắt,
là bóng tối dày đặc dưới gốc đa,
Và nước hồ lóng lánh màu đen sẫm.
Nếu ban đêm có mười hai giờ,
Cớ sao mười hai giờ không có ban đêm!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]